Friday, December 30, 2016

Họp mặt hổ trợ Hội Ngộ Phan Bội Châu 2017 tại Washington D.C.

Nhằm  mục đích hổ trợ và cung cấp thêm tin tức cho Hội Ngộ Phan Bội Châu 2017 tại Washington D.C. Nhóm cựu học sinh PBC Nam California thân  mời ACE PBC tham dự buổi họp mặt vào thứ  bảy 21 tháng 1 năm 2017 từ 7 pm - 12 giờ khuya tại nhà anh chị Vũ Mỹ:

Địa chỉ: 

13 Sorborne St.
Westminster, CA 92683
Gate code: 1975


- Cung cấp thêm  tin tức  HN2017 về việc di chuyển, coi hoa anh đào và các địa điểm ăn uống cùng thăm viếng vùng thủ đô Hoa Thịnh Đốn Washington D.C. 
- Chương trình ca nhạc cây nhà lá vườn và giải khát sẽ do nhóm CHS/PBC Nam California đảm trách.
-  Ẩm thực sẽ do ACE tham dự tuỳ nghi  đóng góp (potluck). 


Vì  ngày tổ chức trùng vào ngày 23 tháng chạp, nên khu vực chợ Tết Bolsa rất đông xe parking. ACE nên đậu xe sau lưng  chợ Á Đông hoặc xung quanh khu nhà anh chị Vũ Mỹ.


Đây cũng là buổi sinh hoạt cuối năm, gặp gỡ, hàn huyên và đón mừng xuân mới 2017.

Nhóm thân hữu CHS/PBC Nam California trân trọng kính mời 
Liên Lạc Nguyễn Xuân Thùy PBC73  (714)902-3938

Thursday, December 22, 2016

NHỮNG TẬP TỤC TRONG ÐÊM GIÁNG SINH

 Noel ở Phan Thiết    
      
 Mùa Giáng Sinh được người Ðức gọi là “Weihnachten”, có nghĩa là những đêm Thánh vô cùng. Riêng những danh từ “ Natale “ của Y’, “ Noel “ của Pháp, “ Natividad “ Tây Ban Nha hay “ Christmas của Anh, Mỹ, Canda.. đều có nghĩa là Sinh Nhật Chúa. Ðây là một lễ hội, được gắn liền với nhiều tục lệ cổ truyền, đã có từ ngàn năm trước nhưng tới nay vẫn được chấp nhận. Nhờ đó đã giúp cho lễ Giáng Sinh đầy ý nghĩa và thêm vui nhộn.
          Lễ này bắt đầu từ các lễ hội dân gian truyền thống hằng năm của các dân tộc Âu Châu. Năm 335 sau Tây lịch (STL) Hoàng Ðế La Mã là Constantin khởi xướng, lấy ngày 25-12 làm sinh nhật Chúa Jésus và đã trở thành ngày sinh nhật hằng năm của Ðấng Cứu Thế. Thật ra lý do chọn ngày 25-12 rất hợp lý, nhất là đối với các dân tộc sống bên hai bờ Ðịa Trung Hải như Ai Cập, Syrie, Hy Lap, La Mã.. vì đây cũng là ngày kỷ niệm Vị Thánh Bổn Mạng của Họ, tức là Vị Thần Mặt Trời Chiến Thắng Sol Invictus. Còn đối với các xứ Bắc Âu, sau khi đã trải qua một mùa đông giá băng lạnh cóng, suốt những ngày thu phân cho tới 25-12. Ðây là thời điểm sắp giao mùa, giữa đông sang xuân, ngày dài đêm ngắn mà ai cũng thích, nên họ mở hội ăn mừng. Ngay người Ba Tư tận Nam Á, cũng có phong tục mừng sinh nhật của Thần Ánh Sáng Mithras vào đúng vào ngày 25-12 hằng năm. Nhưng lý so chính, khiến cho Hoàng Ðế La Mã Constantin, cũng như nhân loại, đã hân hoan chọn ngày trên làm ngày sinh nhật Chúa, nguyên do vì năm đó có “ ngôi sao Bethlehem đầu tiên “ đã xuất hiện rực rỡ giữa bầu trời đông băng giá.
          Có một sự lạ lùng mà ít người để ý tới. Ðó là khi những cơn gió mùa đông bắt đầu thổi về lành lạnh, chỉ đủ làm ửng hồng những đôi má đẹp hay làm rạng rỡ thêm mấy chiếc áo len hương ấm. Cũng là lúc có một loài hoa , đang âm thầm chuyển mấy cánh lá noãn , từ xanh ra màu đỏ. Mọi người bảo đó là Hoa Giáng Sinh và ngoài kia Hoa cũng đang rực rỡ , báo hiệu một mùa giáng sinh sắp tới..

1 - Những Tập Tục Trong Ðêm Giáng Sinh :
          Trải qua 200 năm đầu của Tây Lịch, theo sử liệu cho biết các nhà thờ lúc đó đang kiểm soát gắt gao đạo Thiên Chúa, đã không tổ chức Lễ Giáng Sinh. Lý do là lúc đó, không có ai biết được một cách chính xác, ngày sinh của Chúa Jésus, ngay cả trong bốn “ Sách Tin Mừng “, cũng không hề nhắc tới. Do trên các Giáo hôi lúc đó, chỉ để ý tới Cuộc Tử Nạn và Mùa Phục Sinh của Chúa mà thôi.
          Từ sau năm 201, mới bắt đầu có tổ chức mừng sinh nhật Chúa Hài Ðồng. Tuy vậy giữa hai Gíao Hội Ky Tô tại La Mã và Ðông Phương, cũng không thống nhất. Nói chung, các nước lúc đó thường tổ chức Lễ Giáng Sinh vào các ngày 6-1, 25-3 và 25-12.. tùy theo tập quán lễ hội của quốc gia mình. Phải đợi tới giữa thế kỷ thứ 4, năm 335 sau Tây Lịch, cả hai Giáo Hội Thiên Chúa La Mã và Ðông Phương, mới nhất thống, cử hành Lễ Giáng sinh vào đêm 25-12 hằng năm, cho tới bây giờ.

- TỤC KÉO CỦI VÀ ĂN ÐẦU HEO :
          Trong đêm Giáng Sinh, người Bắc Âu sẽ cùng nhau kéo một khúc gỗ sồi , được mang từ rừng về, gây nên cảnh tượng rất vui nhộn khi mọi người gặp nhau đều ngả nón hay cười vui chào hỏi. Tại nhà, khúc củi được đốt lên bằng mồi lửa được giữ từ tro than năm ngoái. Khúc lửa này sẽ được chủ nhân giữ trọn năm, vì mọi người đều tin rằng lửa sẽ giữ được cho ngôi nhà của họ quanh năm được ấm cúng hạnh phúc, tránh được tật bệnh thiên tai từ bên ngoài đem tới.
           Cũng ở Bắc Âu ngày xưa, người ta tin rằng Vị Thần Ðiều Khiển Ngũ Cốc cư ngụ ở trong đầu heo, nên cứ đến ngày lễ Giáng Sinh, lại có tục giết heo làm thịt ăn, với hy vọng mùa màng thêm trúng. Ngày nay vùng này, trong đêm lễ, chiếc đầu heo thật được thay bằng những ổ bánh hình con heo.

- ÔNG GIÀ NOEL VÀ TỤC TẶNG QUÀ GIÁNG SINH :
          Ðó là một người có thật, sau trở thành Thánh Nicholas sống vào thế kỷ thứ 4 sau TL. Ông tên thật là Santa, sinh tại Patara thuộc miền Lycya những sống tại Myra, nay thuộc Thổ Nhỉ Kỳ. Theo sử liệu , ông là người có tính tình vị tha nhân ái, thường lấy tài sản của mình, để phân phối cho người nghèo, trẻ em. Vào mùa lễ giáng sinh, ông thả những túi đựng tiền vàng , xuống ống khói lò sưởi hay ném qua cửa sổ, những bít tất dài trong đó dựng đầy quà, dành cho trẻ em nghèo. Năm 325 ông được phong chức giám mục tại Nicaca nhưng lúc qua đời thì chôn tại nhà thờ Myra và được phong thánh. Cũng từ đó, trong mùa lễ phục sinh, tòa Thánh La Mã đã phối họp mừng chung với thánh Nicholas. Năm 1087, người ta đánh cắp thi hài của ông, đem về chôn tại nhà thờ Bari của nước Ý. Sự kiện trên càng làm tăng thêm mức khả tín của người Âu Châu đối với nhân vật huyền thoại Santa. Do đó ông trở thành vị Thánh bổn mạng của Hy Lạp và Nga. Nhiều thành phố lớn như Fribourg (Thụy Sĩ), Mạc Tư Khoa (Nga).. đều tôn vinh Santa như vị cha già. Uy tín to lớn của ông đến nổi, ngay từ tời Hoàng Ðế La Mã Jutinta 1, trị vì thế kỷ thứ VI, cũng đã cho xây nhà thờ tại Constantinople. Từ đó về sau, khắp thế giới, đã có hằng ngàn nhà thờ lớn nhỏ, mang tên ông .
          Nhưng từ khi đạo Tin Lành ra đời tại Âu Châu, thnh Nicholas bị xem là người của đạo Thiên Chúa, nên không còn được tôn trọng, trừ Hòa Lan. Từ đó, lại có các ông già Noel khác ra đời như Weihnachtsmann (Ðức), Pere Noel (Pháp), Father Christmas (Anh), Santa Claust hay Saint Nick (Hoa Kỳ).. Tuy nhiên dù được mang một tên gì chằng nửa, thì củng chỉ một hình thức biến dạng từ chữ gốc Saint Nicholas mà thành. Tại New York, những người Mỹ gốc Hòa Lan, được coi là dân tộc đầu tiên mang ông già Noel từ Âu Châu vào Bắc Mỹ. Họ gọi thánh Nicholas là San Nicholaas, sau đó là Sant Klaus và cuối cùng trở thành Santa Claus tời ngày nay.
          Ngoài đời ông xuất hiện như một người bình thường. Ðó là ông già béo tốt, râu tóc bạc phơ nhưng đôi má lại đỏ au, luôn mặc bộ quần áo đỏ, tượng trưng cho hạng người vui vẽ, độ lượng và chân thành. Vì xuất phát từ miền bắc cực, đúng vào mùa đông, nên thường ngự trên một chiêc xe tuyết do bốn hay sáu con hươu kéo đưa ông dạo chơi khắp nơi. Ðặc biệt trên vai ông lúc nào cũng vác một chiếc bị lớn đựng quà bánh và đồ chơi cho các trẻ em.
          Cũng liên quan tới ông già Noel, có tục tặng quà trong mùa lễ giáng sinh. Ðây cũng là một tập quán lâu đời của người La Mã cổ, với thói quen hay tặng quà cho nhau, trong các dịp lễ hội hay Tết Dương Lịch. Ngoài ra theo truyền thuyết ghi trong kinh thánh, sau khi Chúa sinh ra đời được 12 ngày, thì ba Vua mới mang lễ vật tới chúc mừng. Vì vậy ngày nay, tại các nước Ý, Tây Ban Nha và nhiều nước theo Ky Tô giáo, trẻ em nhận được quà sau khi giáng sinh , đã qua 12 ngày.
           Tại Hoa Kỳ, năm 1822 thi sĩ Clement Moore đã viết bài thơ “ Ðêm Trước Giáng Sinh “ đưa thêm uy tín của Thánh Nicholas lên đỉnh yêu thương của mọi người, còn họa sĩ nổi tiếng Nast, qua các bức hí họa, làm cho hình ảnh của ông già Noel, càng đi sâu vào tâm hồn của người trần thế.

- BÍ ẨN VỀ NGÔI SAO BETHLEHEM :
           Theo thánh kinh, Bethlehem là ngôi sao lớn và sáng nhất giữa bầu trời, trong đêm Chúa sinh ra đời. Vì vậy qua các tranh ảnh vẽ hình Chùa Jésus, bao giờ cũng có một ngôi sao chiếu sáng rực rỡ . Chính nó đã dẫn đường Ba Vua tìm tới được hang lừa, nơi Chúa ra đời trong một đêm đông lạnh lẽo.
          Ðể tìm hiểu vị trí của ngôi sao Bethlehem, các nhà thiên văn học trên thế giới đã dày công nghiên cứu, hiện tượng Supermova, tức ngôi sao mới sớm nở tối tàn. Ðối với bậc thông thái như Ba Vu, thì họ chẳng cần tới ngôi sao Bethlehem dẫn đường mới tới được Jérusalem, vì họ là những nhà tiên tri biết được chuyện vị lai quá khứ.
          Tháng 5 năm thứ 5 trước TL, thiên văn học Trung Hoa lúc ấy đã ghi nhận được , sự xuất hiện của một ngôi sao chổi đặc biệt , đang quét trên bầu trời Nam Dương, trong suốt 70 ngày. Ðây cũng có thể là thời gian Ba Vua đang trên đường tới hang đá ở Bethlehem ? Tất cả đều là sự bí ẩn, vì không ai biết được chính xác ngày sinh của Chúa Jésus. Nhưng năm 1604, nhà toán học Johannes Keeper, đã tính được vị trí của các hành tinh thời Chúa ra đời. Ngoài ra đối với các tín đồ Thiên Chúa Giáo xưa, thì sao Vệ Nữ còn được gọi là Sao Hôm, mọc trước bình minh, được coi như là một biểu tượng của đấng cứu thế. Có lẽ ngôi sao Bethlehem, chẳng qua chỉ là sự hội ngộ của hai ngôí sao sáng nhất trong Thái dương hệ. Ðây là một giả thuyết hợp lý nhất, chứng minh sự hiện hữu của ngôi sao Bethlehem, chỉ có trong huyền thoại.
          Nhưng dù có hay không, ngôi sao Bethlehem cũng vẫn là hình ảnh đặc biệt, trong dịp lễ giáng sinh. Ðã có nhiều cuộc thi trên thế giới, qua đề tài tìm hiểu về nguồn gốc của ngôi sao trên.Tại Palmerlake ở Tiểu bang Colorado vào năm 1934, đã dựng một ngôi sao Hòa Bình, trên một khu vực rộng tới 500 bộ, trên sườn núi Sandance Deak. Tại thành phố Bethlehem thuộc Tiểu bang Pennsylvania, cũng có dựng một ngôi sao lớn, trên công viên Zinzendorf, từ ngày 4/12 tới 2/1 năm tới, mới bị dẹp.

- BÀI THÁNH CA BẤT HỦ :
           Tiếng Anh gọi các bài hát giáng sinh là Carol, tiếng Pháp là Noels, còn Ý là Pastorelles, người Ðức thì gọi Kristlieder.. Nhưng dù có gọi bằng thứ ngôn ngữ gì chăng nửa, thì nguồn gốc vẫn từ các nhà thờ xưa, nơi thường diễn các vở kịch để nhớ về ngày sinh và cuộc đời Chúa Jésus, có kèm theo những bài hát vui tươi. Ngày nay có rất nhiều Thánh Ca nổi tiếng như The First Nowell, God Red Ye Merry, Gentlemant.. và trong số này, bài “ Silent Night , Holy Night “ muôn đời vẫn được thế giới xưng tụng là bài thánh ca bất hủ.
          Tại Âu Châu ngày nay, đêm giáng sinh ngồi quanh ánh lửa bập bùng chờ lễ. Các cụ thường kể cho con cháu nghe xuất xứ của bài thánh ca nổi tiếng. Trong lúc đó, khắp mọi nơi trên thế giới, từ các miền băng giá tuyết phủ, cho tới những khu rừng nhiệt đới âm u. Từ các đô thành phố thị muôn sắc muôn màu, cho tới hải đảo cô thôn tịch mịch . Ðâu đâu nhân loại qua ngàn vạn ngôn ngữ khác nhau, cũng đều cất cao giọng hát , bài thánh ca bất hủ “ Tille Nacht, Heilige Nacth, Silent Night, Holi Night, Douce Nuit, Sainte Nuit.. hay Ðêm đông lạnh lẽo Chúa ra đời. Lời ca thánh thoát, lôi cuốn kỳ diệu, cuồn cuộn ra muôn vạn ý thơ, không khác gì hoa tuyết đang là bay lã chả, trên những mái nhà củ kỷ, của vùng quê miền Savoice nước Áo, vào mỗi độ giáng sinh về.
           Năm 1818 tại ngôi làng nhỏ Oberndorf, thuộc Tyrol (Áo). Ở đây, quanh năm tuyết phủ trắng xóa. Tại ngôi nhà thờ nhỏ trong làng, đêm giáng sinh năm đó, vì cây đàn duy nhất của nhà thờ bi hư, nên cha Joseph Mohr đã viết bài ca thay thế, bằng sáu câu thơ giản dị. Bài hát được Franz Gruber, một thầy giáo già cùng làng phổ nhạc. Sau đó bài hát được phổ biến quanh vùng, rồi lan khắp nước Áo cùng các xứ lân cận. Tuy nhiên chẳng có ai truy nguyên xuất xứ, vì họ nghĩ rằng, đây chỉ là một bài dân ca xưa.
          Mãi tới năm 1830, bài hát tình cờ lọt vào mắt Vua Nước Saxe. Ngài cũng là một nhạc sĩ tài danh thuở đó, nên sau khi nghe được bản nhạc, đã quyết định lập một Ủy Ban Ðặc Biệt, đi khắp nơi để truy tìm xuất xứ . Vì vậy mới tìm được tác giả trong ngôi làng nhỏ nghèo là Oberndorf.
         
- MÁNG CỎ VÀ HANG ÐÁ :
           Qua bao nhiêu thế kỷ ,mỗi năm cứ vào mùa giáng sinh, các tín đồ đạo Thiên Chúa đều dựng lại khung cảnh Chúa ra đời., trong máng cỏ. Nhưng tuy cùng một tín ngưỡng, người Nhật dựng máng cỏ qua một đám rước, do các Samourai thực hiện, gần giống như người Esquimo ở miền bắc Canada, tạc tượng Chúa Hài Ðồng bằng băng, rồi đặt nằm trên một chiếc xe trượt tuyết. Riêng Giáo Hội Ðông Phương vì ảnh hưởng nghệ thuật Byzantin, nên đặt Chúa nằm trong một hang đá chứ không trong chuồng bò tại Palestine. Ngoài ra tượng Mẹ Maria thì đặt nằm trên một cái nệm, qua trạng thái mệt mỏi yếu duối của một sản phụ, vừa mới sinh xong.
          Theo truyền thuết, Thánh Francois là người đầu tiên, đã sang tạo ra Máng cỏ vào năm 1223 tại làng Greccio vào đêm giáng sinh. Nhưng phải đợi tới thời Vua Charles III của thành Naples, Máng cỏ mới đạt tới thời hoàng kim suốt thế kỷ XVIII. Vì được triều đình chú trong và nâng đỡ, việc làm Máng cỏ trong mùa giang sinh, không những được phổ biến trong cung nội, dinh thự văn võ bá quan, mà còn bành trướng ra ngoài xã hội, từ giới sang giàu trí thực, xuống tận người nghèo bình dân, trở thành một mốt thời thượng cho hạng lắm của nhiều tiền.
          Phong trào dựng Máng cỏ trong đêm giáng sinh, từ đó lan tràn khắp các nước Âu Châu, khién cho dân thành Naples phải kéo nhau đi làm công, khắp các thành phố lơn như Aix En, Provence (Ý), Olot (Tây Ban Nha), Oberammergau (Ðức).. Hằng năm, tại khu vực Canabière, trong thành phố Marseille của Pháp, đều có tổ chức “ Hội Chợ Máng cỏ “, từ tháng chạp tới giàng sinh. Hiện nay trong Viện Bảo Tàng Naples và trên Ðảo Sicile (Ý), Munich (Ðức), còn lưu trữ nhiều bộ sưu tập “ Máng cỏ “ được hình thành qua nhiều thời đại tuyệt đẹp. Thang 12/1996 tại phi trường Orly, danh họa Salvador người Tây Ban Nha, đã triển lãm một máng cỏ giống như tai người khổng lồ, trong đó chứa toàn bộ những nhân vật huyền thoại của già đình Chúa Jésus. Tóm lại dù củ hay mới, hình ảnh máng cỏ cũng gợi cho chúng ta, sự trong sáng của tâm hồn giữa cảnh nhiễu nhương và man trá.
          Năm 1975 có một nhóm thợ lặn ở làng Laveno thuộc miền Bắc Ý, đã đặt một tượng Chúa dưới đáy hồ Majeux, sâu 23m, trong vùng Lombardie, sát biên giới Ý-Thụy Sĩ. Từ đó mỗi năm tới đêm giang sinh, các thợ lặn lại đem thêm tượng Chúa xuống đặt dưới đáy hồ.Năm 1978 cũng nhóm thợ lặn trên, đã đặt dưới đáy hồ sâu 3m gần bờ, một máng cỏ trong đó có ba tượng Joseph, Maria và Chúa Jésus. Tính tới nay, số tượng Chúa dưới đáy ho Majeux đã có 42 tượng và nhiều máng cỏ. Những tượng này được tạc bằng đá trắng Vicence ở Bắc Ý, nặng trên 15 tấn. Lễ hội hằng năm tại dây vào đêm 24 -12, thu hút hằng trăm ngàn du khách và tín đồ. Trong lúc trên bờ tiếng chuông nhà thờ đổ dồn dập, thì dưới làn nước sâu lạnh lẻo, máng cỏ Noel ân hiện chập chờn , lung linh huyền ảo theo từng cơn gió thoảng.

2 - Những Bức Tranh Vô Giá Về Mẹ Maria Và Chúa Jesus :
          Ngoài người Ai Cập, La Mã và Trung Hoa, dân tộc Hy Lạp cũng mang tính nghệ sĩ độc đáo qua mọi thời đại và đã đạt tới đỉnh cao của nghệ thuật ngay từ thế kỷ thứ 5 trước TL. Nhưnng từ khi Ky Tô giáo từ vùng cận đông du nhập vào Âu Châu, đã làm có nhiều thay đổi quan trọng trong nghệ thuật, suót thời trung cổ, kéo dài từ thế kỷ thứ V ố XV sau TL. Ðây cũng là giai đoạn các nhà nghệ sĩ đã chuyển từ chủ nghĩa Duy Nhiên sang vẽ Bích và Minh Họa các vị Thánh, đạt tới mức hoàn mỹ.
          Tuy nhiên vì các đề tài đều do đơn đặt hàng của Tòa Thánh hay nhà thờ, cho nên hầu hết đều mang tính ước lệ , kiểu mẫu từ hình thức cho tới nội dung.
           Sau thời trung cổ, nhờ các họa sư người Ý như Giotto, Leonard de Vinci, Raphael Santi.. đã có công lớn trong việc làm sống đọng nghệ thuật Ky Tô giáo, từ thời phục hưng cho tới ngày nay, qua các họa phẩm về Mẹ Maria, Chúa Jésus,bằng cách mượn ngay hình ảnh của người bình thường, để làm mẫu vẽ. Với Leonard de Vinci, ông đã thành công tuyệt mỹ , qua bức tranh “ Ðức Mẹ Thành Benoir “ , khi mượn hình ảnh hiền dịu khả ái của một thiếu phụ trẻ, đang mỉm cười nhìn cánh hoa đang hé nở trong tay đứa bé. Toàn bộ bức tranh thật linh hoạt sống đọng, qua hình ảnh người thiếu phụ tượng trưng cho mẹ Maria. Nhưng ý nghĩa nhất vẫn là đôi mắt của Chúa Hài Ðồng, lúc chăm chú nhìn vào cánh hoa, đồng thời đưa một ngón tay khẻ chạm vào nó, như sợ vuôt mắt niềm tin quý báu. Bức tranh này về sau được gọi “ Tranh Ðức Mẹ Với Cành Hoa “, khác biệt với những tranh mẫu trước thời phục hưng. Ngoài ra Vinci còn sáng tạo nhiều tuyệt tác phẩm khác như “ Ðức Mẹ Lita, Ðức Mẹ và Thánh Ana “ , tới nay cũng vẫn còn là đỉnh cao của nghệ thuật.
          Ðồng thời với Vinci, còn có họa sư Raphael Santi, cũng là người Ý và cũng sáng tạo chung một đề tài về Ðức Mẹ và Chúa Jésus. Tuy nhiên phong thái của hai người hoàn toàn khac biệt, do tính chất nghệ sĩ cá nhân của mỗi người. Trong lúc Vinci sống nơi phố phường đô hội, trái lại Raphael thì sinh và trưởng thành tại Urbino, một miền quê thơ mộng và xinh đẹp của miền Bắc Ý. Vì vậy sau này dù ở tại các thành phố lớn như Florence hay Rome, ông vẫn lấy khung cảnh đồng quê để hoàn thành các tuyệt tác phẩm như Ðức Mẹ Cadatempi, Ðức Mẹ với Hài Nhi. Cậu Bé Jean Baptist và Người Mẹ Elizabeth. . Bức họa nào cũng tuyệt đẹp và thơ mộng, qua cảnh vườn cây bãi cỏ xanh mượt, chen lẫn giữa muôn hoa. Nhưng nổi bật hơn hết, vẫn là hình ảnh của tháp chuông nhà thờ cao vòi vọi, đứng im lìm soi bóng trên mặt hồ phẳng lặng. Năm 37 tuổi sắp qua đời, ông lại hoàn thành một tác phẩm vĩ đại lưu danh thiên cổ, đó là “ Ðức Mẹ Ở Sixtine “ . Ðây là một nghệ thuật độc đáo, đã dung hòa được tinh thần nhân văn, thời phục hưng và truyền thống cổ.

3 - Hoa Và Cây Giáng Sinh :
- HOA GIÁNG SINH :
           Tại VN người ta gọi nó là hoa Trạng Nguyên, theo truyền thuyết từ một câu chuyện cổ tích diễm tình. Ngày xưa có một sĩ tử trên đường vào kinh đô ứng thí, đã nhìn thấy một giống cây lá xanh, mọc tha thướt bên vệ đường. Khoa đó ông đỗ trạng nguyên và trên đường về vinh quy bái tổ, bất chợt gặp lại cây lá xanh bên đường hôm nào. Nhưng hôm đó nó đã biến đổi một cách kỳ diệu, vì những cánh lá xanh nõn nường trên ngọn, nay trở thành màu đỏ thắm, như đang đồng điệu với thế nhân, chúc người thi đổ. Cảm khái, ông đã không ngần ngại ban cho giống hoa tình nghĩa trên một mỹ danh “ Hoa Trạng Nguyên “ và được lưu giữ tới ngày nay.
          Ðây chính là giống cây mà hằng năm trên thế giới, người ta dùng trang trí trong ngày sinh nhật và họ gọi là Hoa Giáng sinh (Christmas Flower). Ðây là một loại hoa rất đặc biệt, vì hoa cũng là lá và lá cũng là hoa với một cụm lá màu đỏ ở trên đỉnh, được bao quanh bởi đám lá xanh. Ở Ðông phương, giống hoa này cũng rất được yêu thích và được gọi bằng những cái tên khả ái như “ Nhất Phẩm Hồng “ (Trung Hoa) hay “ Tinh Tinh Mộc “ (Nhật Bản ). Nhưng dù mọc ở đâu hay được gọi bằng một cái tên nào chăng nửa, nó vẫn là biểu tượng của sự cao quý, dịu dàng và mộc mạc, rất phù hợp với tâm lý của người đàn bà VN. Có lẽ vậy, nên ở miền quê, hoa này thường được trồng trước ngõ hay trên rào giậu như dâm bụt, với ngụ ý chào mừng khách quý. Là giống cây thân mềm,lá xanh ẻo lã rất giống các thiên kim tiểu thư và chỉ chuyển đổi màu lá từ xanh sang đỏ, trong thời gian nhất định, giữa tuần lễ từ Giáng Sinh tới Tết Nguyên Ðán mà thôi. Ngoài ra, thời tiết càng lạnh lẻo, thì hoa càng có màu sắc rực rỡ.
          Theo truyền thuyết của phương tây, thì hoa này có liên quan với Chúa Jésus,bởi chúng được tạo thành từ những giọt máu cuối cùng của Ngài, khi bị đóng đinh trên cây thập giá. Chính màu máu tươi đã nhuộm màu lá xanh thành đỏ thắm và chính giữa có những nhụy vàng. Cũng do tính chất thần thánh trên, mà hầu hết các thiệp chúc và bánh giáng sinh, gần như đều có in hình cánh hoa truyền thống này.

-  CÂY GIÁNG SINH :
          Trước khi đạo Thiên Chúa vào Âu Châu, thì trong các cuộc lễ hội tại Ý, Tây Ban Nha và nhiều nước khác, người ta dùng hoa để trang hoàng. Nguyên do vì quan niêm của nhà thờ lúc đó, cho rằng thông có liên hệ tới nhiều tôn giáo khác . Còn Thụy Ðiển thì bảo cây thông là biểu tượng của chết chóc và tang tóc. Ngoài ra cũng được coi là cây giáng sinh, còn có cây ô rô cũng thường được dùng để trang trí trong mùa lễ. Sở dĩ nó được chọn như thông, vì những chiếc lá gai gốc của ô rô, rất giống chiếc vòng gai của Ðấng Cứu Thế, còn những quả màu đỏ mọng, lại được coi như những giọt máu tươi chũa Chúa khi bị đóng đinh trên cây thập tự giá.
          Bắt nguồn từ cây Sapin ở Bắc Âu, cây thông đã được người Thủy Ðiển mang vào nước Ðức trong cuôc chiến 30 năm (Gueere de Trente Ans). Theo sử liệu của Ðức, thì cây thông chính thức được nhắc tới năm 1605. Tuy nhiên thực tế trước đó, người Ðúc vùng Elsass và Hắc Lâm, theo đạo Thiên Chúa Cải Cách của Mục Sư Martin Luther (1483-1546), đã dùng cây thông để trang trí trong ngày lễ giáng sinh. Chính Luther là người đầu tiên đặt những ngọn nến lên cây giáng sinh và gọi đó là những biểu tượng của các vì sao trong đêm sinh nhật. Ngoài ra cây thông còn là biểu tượng của dân Ðức chống lại Nã Phá Luân.
          Ðến thế kỷ thứ XIX, thông theo đoàn quân viễn chinh của Phổ, vượt biển Manche vào quần đảo Anh Cát Lợi và Ái Nhĩ Lan. Thông sau đó lại được công chúa nước Anh là Mercklembourg, khi thành hôn với công tước Orléans, đã mang thông vào nước Pháp. Cũng từ đó, thông chính thức được thay thế các loại hoa, để trang trí vào dịp lễ giáng sinh. Cũng theo sử liệu, thì việc trang trí bánh kẹo trên cây giáng sinh tại nước Anh, bắt đầu từ thời Nữ Hoàng Victoria. Năm 1880, hãng Wooworld của Mỹ, lần đầu tiên khởi xướng đầu tiên việc bán các đồ vật treo trên cây giang sinh. Năm 1882 bóng điện được thay nến để trang trí. Tai Mỹ, Calvin Loolidge là vị tổng thống đầu tiên, thắp sáng cây thông trồng phía ngoài Tòa Bạch Ốc vào năm 1923.
          Thông hiện nay là một biểu tượng của mùa giáng sinh, được trưng bày hầu hết mọi nơi, từ công sở, chốn công cộng, các cửa hiệu cho tới trong gia đình. Tại Hoa Kỳ vào dịp lễ giáng sinh,, dân chúng tiêu thụ khoảng 20 triệu cành hay nguyên cây thông. Với chiều cao 67,4m cây thông được coi là cao nhất thế giới, được dựng tại Northgate Shopping Center, thành phố Seatle, Tiểu bang Washington. Ðài Loan và Nam Triều Tiên, hiện là hai quốc gia Á Châu sản xuất nhiều thông giả nhất thế giới, trong khi các Tiểu bang North Carolina, California, Pennsylvania, Wiscosine, Michigan, Oregan.. trồng nhiều thông nhất Liên Bang, để cung cấp cho dân Mỹ trong mùa lễ giáng sinh.
          Thế là giáng sinh sắp đến, ngày mai ta lại trở về quê hương mở hội mừng Chúa ra đời. Ôi giấc mơ chiêm bao mộng mị bao mùa, chưa chi đã làm cho cõi hồn người viễn khách bồi hồi trong ngấn lệ, khi chợt nghĩ tới những trang lưu bút ngày xanh, thơ ngây ngọt ngào, nay chỉ còn lại trong men nồng đắng lệ.
          Tỉnh nhỏ ngày xưa những trận mưa bay cuối thu, làm cho Phan Thiết đêm mù như cõi mộng. Bài thánh ca “ Ðêm Ðông Lạnh Lẽo Chúa Sinh Ra Ðời “, thường được em hay hát nho nhỏ, khi hai đứa đứng núp đưới mái hiên mưa, lặng đếm những cánh hoa sao quay tít ở trên đầu, để rồi thở dài trước một mùa đông đã đến.
           Tất cả bây giờ chỉ còn trong kỷ niệm, của những ngày thân ái bên nhau trong giáo đường. Tôi, một kẻ ngoại đạo nhưng yêu em, nên cũng hát thánh ca và thường quỳ giữa hai hàng nến trắng. Buổi đó, cuộc đời thật thơm ngát , theo những cánh hoa huệ trắng nở rộ ngọt ngào, trong lòng mọi người. Nhưng dòng đời ai biết được, là trong tiếng nhạc Organ cao vút, không phải chỉ có lời thánh thiện lướt bay như sóng cuộn, mà còn có tiếng pha lê rơi vỡ nát của một cuộc tình. Rồi những mùa Giáng Sinh bất chợt, kẻ viễn khách lại tìm tới các Giáo Ðường xa lạ, lắng nghe tiếng chuông đổ xào xạc trên lầu cao, để tưởng như mình đang hứng những giọt nước mắt ngày xưa, của tôi của em, như hai hàng bạch lạp chảy, trong đêm thánh vô cùng.
          Tàn mùa chinh chiến, người lính trận lỡ bước xa nhà, lang thang khắp thôn làng thị trấn nào đó, vào đêm Giáng Sinh mừng Chúa ra đời. Lúc đó chỉ còn có mình ta, bước lẽ loi trong giáo đường xa lạ, nhìn người để thương nhớ cho số phận buồn hiu của cuộc đời, mà phần lớn tuổi trẻ đã đi trên giàn lửa và sống kiếp lang thang mây chiều.
            Hạ Uy Di, mấy hôm nay trời bổng trở lạnh theo mùa đông tới. Sau lễ tạ ơn, cuốn lịch treo tường đã thấy mỏng dần, chỉ lật thêm mấy tờ là tới lễ Giang Sinh và Tết Dương Lịch. Các cửa hàng khắp thành phố đã bắt đầu trang hoàng đủ thứ,nào thông xanh, ông già Noel, đèn nến, hoa sao, cũng như mở nhạc giáng sinh,.làm cho hồn thêm xao xuyến,chạnh nhớ lại những mùa lễ hội tại quê nhà trước năm 1975. Ở đây, cảnh nhộn nhịp chỉ kéo dài tới chiều ngày 24-12 là chấm dứt. Tất cả hàng chợ đều đóng kín, mọi người ai cũng trở về nhà sum họp vơi gia đình, bè bạn, trong những căn nhà ấm cúng, giữa tiệc rượu vui vẽ, hạnh phúc .
          Giáng sinh đang đến gần, tiết trời cũng bớt se lạnh khi trận mưa đông cuối mùa sắp dứt. Nhìn người người nô nức chuẩn bị, khiến lòng hằng mơ ước, mùa yêu thương vĩnh cửu sẽ luôn tới với mọi người, để xin Chúa Hài Ðồng ban bình an thật sự cho nhân loại . Hàng khối quà tặng giữa những tấm thiệp chúc tụng bay như bươm bướm và các tiệc yến linh đình , biến tuần lễ cuối tháng 12 Dương lịch, thành mùa lễ nhộn nhịp và quan trọng nhất trong năm.

 Viết từ Xóm Cồn Hạ Uy Di
Mùa Giáng Sinh 2016
HỒ ÐINH

Wednesday, December 14, 2016

NHỚ NHỮNG MÙA GIÁNG SINH XƯA SÀI GÒN

Mỗi năm khi cơn gió se se lạnh nhè nhẹ thổi về vào tháng 12 là tôi lại nhớ đến những mùa giáng sinh xưa. Ngày xưa cứ bắt đầu vào tháng 12 khi nghe giọng ca quen quen và truyền cảm của cô ca sĩ Giao Linh hát bài “Mùa Sao Sáng” trên Đài Phát Thanh Sài Gòn: “Một mùa sao sáng, đêm Noel chúa sinh ra đời. Người hẹn cùng tôi, ngày về khi đất nước yên vui… . (Mùa Sao Sáng – Nguyễn Văn Đông) ” .
Và các quán cà phê lại bắt đầu trang trí với cây thông nho nhỏ đặt trên quầy caisse, rồi nhạc nổi lên có khi cả tháng là tôi biết mùa Giáng Sinh sắp sửa về. Năm nào cũng vậy mà hình như nó đã thành cái thông lệ của dân Sài Gòn rồi. Cũng giống như khi nghe Terry Jack hát bài Season in the Sun vào năm 1974, là tôi nhớ tới mùa hè vậy.
 
giang-sinh-noel-saigon-xua-16
Những năm còn ngồi học ở Taberd, mỗi đêm Giáng Sinh là tôi đi đến trường tham dự thánh lễ nửa đêm, rồi về nhà với buổi Réveillon đêm thánh vô cùng thật ấm cúng, cùng với món quà của ông già Noel như: Đoàn tàu xe lửa, máy bay, tàu chiến….
Tiệc Réveillon có khi là nồi cháo gà xé phay, nồi cà ri gà hay Ragout bò, cùng với xôi hay chè, thêm một cái bánh kem Buche Noel hình khúc cây có cái tượng ông già Noel ngồi ở trên là thấy no lòng rồi. Cái tuổi thơ của những năm tháng ấy cũng êm đềm và thật đẹp như những điệu nhạc réo rắt và êm êm của bài Đêm Thánh Vô Cùng vang lên trong đêm Noel vậy.
Không hiểu sao mùa Giáng Sinh khi nghe những bản nhạc viết về Giáng Sinh nghe nó buồn não nuột, bài nào cũng thế, cũng yêu nhau rồi lại xa nhau, và cứ mỗi độ Giáng Sinh về là lại nhớ đến nhau, cộng thêm cái không khí se lạnh nữa thì thật ảm đạm, nhất là những người đang yêu nhau:“… Nửa đêm tan lễ, bước anh chơ vơ trở về, chợt nghe nước mắt, rơi ướt trên bờ môi khô, rồi Noel qua, nhưng mộng ước cũng qua rồi, gặp nhau chỉ để thương đau, yêu nhau chi rồi xa nhau” (Hai Mùa Noel – Nguyễn Vũ).
nhatho DucBa thuong-xa-tax-tai-sai-gon-9
Hoặc là những mong mỏi cho đất nước thanh bình thoát khỏi những cơn binh lửa khốc liệt, hay tâm sự của người lính trẻ đứng gác đêm Noel lạnh lẽo và cô đơn nơi tiền đồn xa xôi nào đó nơi rừng xanh núi thẳm, ngóng về Sài Gòn và nhớ người yêu mà mùa Noel trước trong lần về phép hiếm hoi, được tay trong tay đi lễ nửa đêm: “…. Tà áo năm xưa xanh mầu thông Đà lạt,dành đến năm sau khi cùng anh dạo phố,để nhớ Giáng Sinh năm xưa ,kỷ niệm ngày Chúa ra đời,cho em sống lại , màu xanh ái ân (Màu Xanh Noel – Nguyễn Văn Đông)”.
Những ai đã từng thất tình hay phải solo một mình trong đêm Noel thì càng nghe càng thấy thấm thía hơn. Nhất là sau 30/4/75, khi mà những không khí tưng bừng của những ngày lễ hội không còn nữa, cũng như những hình ảnh tráng lệ cùng với ánh đèn màu lung linh trong tiếng nhạc réo rắt của mùa giáng sinh, tất cả đã biến mất và tưởng chừng như chỉ còn trong kỷ niệm. Thì khi nghe những bản nhạc về Giáng Sinh nó làm cho ta phải nhớ quay quắt về cuộc sống vừa mới mất từ hôm nào.
Hạnh phúc thật ngắn ngủi trong thời chiến tranh. Mùa Giáng Sinh với đêm Noel nó cũng ngắn ngủi lắm, rộn ràng cả tháng 12 vậy đó mà chỉ cần qua cái đêm ngày 24/12 là coi như đã qua mùa Noel rồi, cho dù niềm vui còn âm hưởng cho tới cái tết Dương Lịch sau đó vài ngày. Ngày đó cứ mỗi lần Giáng Sinh sắp về là tôi ráo riết kiếm cho được một em,để mà có dịp tặng thiệp, có dịp đưa em đi dạo hè phố Lê Lợi đông đúc trong đêm 24/12, để ngồi mà mơ mộng của cái tuổi vừa mới lớn: “Mùa Noel đó, chúng ta quen bên giáo đường. Mùa Noel đó, anh dắt em vào tình yêu.”
Nhớ lại những buổi hẹn hò đêm Giáng Sinh của cái thuở vừa mới lớn. Suốt cả buổi chiều ngày 24/12 là đã lo chuẩn bị bộ đồ “vía” mới toanh,chẳng cần đợi đến bữa cơm chiều sắp sửa được dọn ra.
Trời vừa chập choạng tối là đã lên đồ và xịt nước hoa thơm lừng khắp người, nếu điệu hơn chút nữa thì bôi nhẹ một ít kem Brillantine lên đầu rồi chải cho mái tóc bóng mượt lên, thế rồi dắt chiếc xe Honda PC vội vã lên đường để đến nơi hẹn với em gái. Hồi ấy, vào đêm Giáng Sinh tất cả các xe không được lưu thông vào các khu vực như đường Lê Lợi, đường Nguyễn Huệ và đường Tự Do.
Những đoạn đường này chỉ dành cho những người đi bộ vui chơi đêm Giáng Sinh. Buổi chiều trên đường Lê Lợi các quán cà phê đều đông đúc giới trẻ ngồi túm tụm lại, vừa uống cà phê vừa ngồi ngắm thiên hạ đi qua đi lại cho tới tối. Rộng, dài và trang trí rực rỡ bên ngoài thật bắt mắt của quán caféteria Rex nằm gần rạp chiếu bóng Rex cũng chật cứng người, và khói thuốc mù mịt trong quán quyện lấy âm thanh nhộn nhịp của bài Jingle Bell.
 
sai-gon1-giaoduc.net.vn
Đi xuống một đoạn là quán cà phê Bố Già với 3 cô con gái thật xinh đẹp cũng không còn chỗ ngồi, quán này luôn có những “cây si” chịu khó ngồi đồng suốt cả ngày cũng chỉ để ngó 3 cô con gái của Bố Già.
Xích xuống một chút là Lữ Quán, nơi đây ngày thường chỉ có dân nghiện hút hay còn gọi là dân Kent ngồi đóng đô thường trực, nhưng tối nay Giáng Sinh thì khỏi ngán, anh nào hút chích thì cứ việc, còn anh nào ngồi chỉ để ngó gái thì cứ ngồi, miễn là đừng đụng chạm tới nhau là được.
Chứ giờ này mà kiếm quán để ngồi, chờ tới giờ “xuống đường” đi dung giăng dung dẻ thì coi bộ hơi khó. Thường thì giờ bắt đầu cho thiên hạ đi dung dăng là từ 8 giờ tối cho đến 11,12 giờ đêm thì vắng người dần, sau đó giới trẻ tìm chỗ đi chơi Overnight cho tới sáng (từ này hồi đó giới trẻ choai choai hay xài có nghĩa là đi suốt đêm luôn).
Mấy rạp chiếu phim cũng đông không kém, trai gái kéo vào xem phim cũng chỉ để kiếm chỗ tâm sự cho kín đáo, chứ ngoài đường thiên hạ đi lại đông như kiến thì còn “làm ăn” gì được nữa. Hay là sau khi dạo phố phường chán chê rồi thì họ mới kéo vào xem buổi chiếu phim cuối cùng trong ngày, gọi là “…rồi anh đưa em đi tìm cảm giác lạ thường…”.
Cũng có năm, cũng áo quần bảnh bao, nước hoa thơm lừng khắp người với cái đầu bóng loáng, bon bon với chiếc Honda PC hớn hở quen thuộc đến chỗ hẹn thì bị em cho… leo lên cây me. Bèn “nuốt hận” chạy đi tìm mấy thằng bạn cũng “vô duyên” như mình, kéo nhau đi chọc gái gọi là “…để trả thù cho duyên kiếp bẽ bàng..”, cho qua đi một đêm Giáng Sinh lạnh lẽo và vô vị, đành phải an ủi thôi thì đợi đến Giáng Sinh năm sau vậy. Đúng là cái thú đau thương vậy.
Đêm hồng ân, đêm an lành, đêm vui mừng.. không hiểu sao từ rất lâu lắm rồi, dân Sài Gòn vẫn có thói quen đi mua thiệp ở gần Nhà Thờ Đức Bà hay những chỗ nào khác, vẫn tay trong tay trong đêm Noel 24/12 kéo về đi bộ trên con đường Lê Lợi, hay tụ tập trước bãi cỏ ở Nhà Thờ Đức Bà, để chờ thánh lễ lúc nửa đêm hay nhìn ngắm cái đèn ngôi sao to tướng, và những dãy đèn màu nhấp nháy từ tuốt trên đỉnh tháp chuông Nhà Thờ Đức Bà chạy dài xuống dưới đất, trẻ em chạy tung tăng sung sướng với cái bong bóng to đùng đủ màu trên tay.
Những nam thanh nữ tú trong bộ diện rất thời trang và rất đẹp, cho dù qua mọi biến chuyển của cuộc sống,cho dù cuộc sống vẫn khó khăn vẫn thiếu thốn. Nhộn nhịp nhất vẫn là hai bên con đường Lê Lợi, với những kios bán thiệp Giáng Sinh, băng nhạc mới ra lò, những cây thông cùng với hang đá và những dây kim tuyến đủ màu lấp lánh, những đồ chơi được bày bán đầy trên vỉa hè, nhất là trên vỉa hè trước cửa Thương Xá Tax, từ đoạn đường Lê Lợi kéo dài sang đường Nguyễn Huệ….
Vui và hồi hộp là thế nhưng vẫn tụ lại chơi cho đến khi chiến tranh lại về, và cuộc sống khó khăn bắt đầu đến. Nhưng đêm Giáng Sinh về vẫn là đêm của Hồng Ân chói sáng, của An Bình êm đềm cho nhân loại, của những lễ hội vui tươi như cái giọng ca rộn rang của ban nhạc Boney M với bài Jingle Bell, hay bài Mary’s Boy Child – Oh My Lord nhộn nhịp quen thuộc của thập niên 80 muôn thuở, hay là vẫn buồn buồn như giọng ca của George Michael trong bài “Last Christmas” ảm đạm và u hoài. Nghe bài này tôi lại chạnh lòng tới mùa Giáng Sinh năm 1974. Ngày ấy quê hương ngập tràn khói lửa khắp nơi nơi, từng đoàn người từ các tỉnh xa xôi tràn về Sài gòn để trốn chạy chiến tranh.
 
giang-sinh-noel-saigon-xua-16
Sài Gòn vốn dĩ đã là thủ đô của sự thịnh vượng,với lối sống náo nhiệt “ngựa xe như nước, áo quần như nêm”, nay với những đoàn người chạy loạn kéo về thì sự náo nhiệt ồn ào của mùa Giáng Sinh 74 càng tăng lên mạnh mẽ. Tuy Sài Gòn không còn những cảnh Giáng Sinh hay Tết Tây đầy màu sắc của những năm quân đội Mỹ còn đóng quân ở miền Nam Việt Nam, năm nay họ đã rút hết về nước nên Giáng Sinh 74 là dân Sài Gòn phải thắt lưng buộc bụng, một phần nữa cũng vì chiến tranh đã đang hồi khốc liệt và gần kề.
Đêm Giáng Sinh 74, không hiểu sao trời đổ cơn mưa thật lớn làm dân trẻ tuổi Sài Gòn ngỡ ngàng, nếu cứ mưa như thế này thì “toi” một đêm Noel hoành tráng và hạnh phúc rồi, mấy quán cà phê gần trung tâm Sài Gòn chật đầy người ngồi trú mưa tán dóc chờ trời tạnh, hơi người hơi khói thuốc thêm mùi nước hoa đủ loại nồng nặc quyện bay vấn vương trong quán, cũng may trời “thương” cái đám trẻ Sài Gòn sống vô tư lự trong chiến tranh nên bèn tạm dừng cơn mưa. Đêm ấy đường xá ướt sũng nước nhưng vẫn không ngăn được dòng người đi bộ ,tay trong tay đang bắt đầu đi lang thang trên con đường Lê Lợi tấp nập người qua lại.
 
SiGnxa
Đêm Giáng Sinh này tôi phải đi với mấy thằng bạn trai chán chết đi được,đực rựa với nhau thì còn tình tứ cái mẹ gì. Lỗi cũng tại tôi, như thường lệ cứ đến gần Giáng Sinh là tôi phải “cua” cho được 2 em, gọi là để sơ-cua thôi, hễ em này cho leo cây thì đi với em kia. Cũng không phải ham hố gì, nhưng trong đêm Giáng Sinh bạn bè thằng nào cũng có đôi có cặp, không lẽ mình thì “lẻ bóng đơn côi”, chúng nó cười chết!
Có thằng còn ghẹo rằng: Nhìn tướng tá coi cũng được mà lại không có đào thì dám thằng này…pê đê lắm nha. Còn bà chị kết nghĩa, sau khi ngắm tới ngắm lui cậu em kết nghĩa bèn lắc đầu ghẹo: Coi cũng được lắm chứ, nhưng .. “không lẽ em lạnh lùng đến thế sao em, tim em tan nát tự bao giờ, giờ đây đã lác càng thêm lác” (bả hát bài Lạnh Lùng để ghẹo cậu em), uổng đời trai lắm nghe em!
Chính vì thế tôi phải ráng cua gái, tự ái ghê gớm lắm chứ. Kẹt một nỗi từ nhỏ tới lớn tôi học ở trường dòng Lasan Taberd toàn con trai, nên còn nhát gái lắm chưa có một mối tình nào vắt ngang vai. Ai đời đứng nói chuyện với gái mà tim đập thình thịch, miệng thì nói lắp bắp như bị cà lăm, có lúc lại ngớ ngẩn gọi bạn gái nhỏ hơn mình bằng chị xưng em nữa mới ghê chứ. Nhát quá có khi lại hay quên mới là tai hại, em vừa cho biết tên em là Hoa ,nói một hồi thì tự nhiên gọi em là Hồng mới chết cha chứ, cũng vì cái quên tai hại này mà một vài em cho tôi lên đường về xứ mẹ.
Có lần đọc ở đâu đó nói rằng: Con gái nói không là có, nói có là không. Thấm ý quá tôi bèn áp dụng với một cô bé mới quen được có 2 tuần. Một bữa hai đứa ngồi tâm sự trong công viên, trời nắng thật đẹp,khung cảnh lãng mạn, vắng người qua lại, tôi bèn thủ thỉ đòi hôn nàng, nàng lắc đầu nói không lia lịa, tôi thầm nghĩ con gái nói không là có, bèn lấy hết can đảm hôn nàng một cái. Ai ngờ nàng xô tôi ra thật mạnh, xém chút nữa té chúi nhũi, rồi nàng cương quyết bỏ đi một mạch để tôi ngồi lại một mình, với tâm trạng hoài nghi và tự nghĩ,tại sao mình áp dụng theo sách mà lại sai bét! Bèn ngửa cổ lên trời nhái thơ rằng:  
Người đi rồi một nửa hồn tôi mất
Còn nửa kia buồn bã đứng… chửi thề.
Đành an ủi một mình: Thôi thì thất bại là mẹ của thành công (lại là sách nói). Thật là ngu ngơ khờ khạo gì đâu. Nhưng khi cái cục tự ái to tổ bố nổi lên rồi thì cái cục nhát gái cũng phải đi chỗ khác chơi. Tôi bắt đầu làm người lớn tập tành yêu đương.
Thường những cuộc tình bắt cá hai tay chỉ ngắn ngủi mà thôi, chỉ sau đêm Noel hay kéo dài tới Tết Tây là coi như người chia tay nhau cuối đường, lại phải hát bài: Nghe Những Tàn Phai của Trịnh Công Sơn thôi. Bởi vì, một đêm Noel không thể cùng lúc đi với hai em, để chắc ăn thì nên kiếm một em con nhà lành, những em này thì chỉ đi từ chập tối tới 9 giờ tối là nằng nặc đòi về vì sợ ba má em la!. Và kiếm một em model và khoái nhẩy đầm thì em này có thể đi chơi từ 9,10 giờ có khi cho tới sáng cũng không sao, vì ba má em cũng lo đi chơi vậy!.
 
giang sinh
Tôi cũng cẩn thận áp dụng kinh nghiệm như vậy vào đêm Giáng Sinh 74, nhưng xui xẻo lại bị tổ trác bất ngờ. Số là chiều hôm 24/12 tôi dẫn em Ngọc Tơ (đặt thêm tên Tơ vì em là con nhà tử tế) đi uống caféteria Rex. Vừa đặt đít xuống chưa kịp nóng ghế thì đã thấy hai cô bé model nhìn thấy dáng quen quen đi vào, chưa kịp làm lơ thì đã nghe tiếng oang oang của em Mai Bebop gọi rồi, thế là hai con bé nhìn nhau bằng bốn đôi mắt có hình viên đạn. Hậu quả là tối hôm đó tôi lại phải đi solo với mấy thằng bạn đực rựa, để cùng tụi nó hát đồng ca: “…Để mặc anh lang thang, ôm giá băng ngỡ thầm người yêu tới… (Mùa Đông Của Anh – Trần Thiện Thanh)”.
Nên cứ mỗi mùa Giáng Sinh qua đi thì tôi cũng lại phải chia tay với một em vừa đi guốc qua đời tôi. Tôi đã từng phải hát cái bài “Thánh Ca Buồn” rất đỗi quen thuộc này mấy lần trong những cuộc tình thoáng qua của thuở mới lớn .Đó cũng là kỷ niệm mùa Giáng Sinh 1974 cuối cùng của Sài Gòn. Vài tháng sau khi Sài Gòn đứt phim cùng với những kỷ niệm một thời của dân Sài Gòn cũ.
Tôi cũng đã có những lần Giáng Sinh thật thơ mộng và êm đềm, cái thuở mới lớn còn ngu ngơ, khi thích mà không dám nói chỉ biết nhờ người gởi cho em cái thiệp Giáng Sinh, mà lòng cứ sợ em nó trả lại và không yêu.
Hồi đó thói quen tặng thiệp Giáng Sinh hay thiệp Tết Nguyên Đán rất hay,người được tặng thiệp đôi khi rất hồi hộp và sung sướng. Ai có nhiều thiệp được tặng thì càng chứng tỏ mình được bạn bè yêu mến hay đào hao rất đắt đào. Tấm thiệp còn là thay lời muốn nói, những lời lẽ không nói ra được,chỉ biết gởi tâm sự nào đó qua tấm thiệp để chuyển đến người mà mình muốn đến.
 
giang sinh
Ngày ấy những tấm thiệp được in rất đẹp và rất phong phú, đa số là được in và nhập từ nước ngoài về, màu sắc và hình ảnh rất đẹp nên giới trẻ Sài Gòn rất thích. Như tôi đã nói, những tấm thiệp là những thông điệp thay lời muốn nói của người tặng thiệp cho người nhận thiệp.
Nếu chỉ là mới quen nhau và đang trong giai đoạn bạn bè thì đã có những lời chúc tốt đẹp đại để như: Mong bạn có một mùa Giáng Sinh an lành và vui vẻ như tình bạn của chúng ta, kèm theo đó là một tấm thiệp có cành hoa cúc trắng hay vàng thật rực rỡ chẳng hạn (chịu khó tốn thêm một tấm thiệp nữa để nói lên cái tâm tư của mình cho nàng hiều, còn nếu nàng không hiểu thì coi như mất toi cả hai tấm thiệp)..
Cái thuở mới lớn còn ngu ngơ và khù khờ của tôi cũng có một kỷ niệm nho nhỏ. Tôi quen với một cô bé cùng tuổi học chung lớp. Quen nhau cũng thân ,nhân dịp gần đến ngày Giáng Sinh tôi lại có ý định tặng cô bé một tấm thiệp tuyệt đẹp mà đi lựa mãi mới tìm được và ưng ý. Về nhà ngồi nặn óc để tìm ra một câu tỏ tình nào đó thật dễ thương để gởi tới cô bé,cũng phải mất mấy ly cà phê ,một bao thuốc lá và một đêm thao thức trắng không ngủ thì tôi mới tìm ra được một câu tán gái đầu đời.
Đại khái là anh xin chúc em một đêm Giáng Sinh không lạnh lẽo như tình của chúng ta!. Rồi lấy hết can đảm tôi trao tận tay cho nàng tấm thiệp kèm với một lời rủ rê mời nàng đi xem lễ đêm Giáng Sinh. Thiệp thì cô bé nhận còn đi chơi thì cô bé lắc đầu vì: Ba Mẹ của em khó lắm.Tôi cũng tự an ủi thôi thì cô bé nhận thiệp và đọc được nỗi lòng của tôi là vui rồi.
Sau mấy bữa hồi hộp và trông ngóng thì tôi cũng nhận được một tấm thiệp của nàng gởi tặng. Phải nói là tâm trạng của gã trai mới lớn lúc đó vui sướng như thế nào, suốt buổi học tôi không dám mở tấm thiệp ra xem thử, mà cứ để hồn lâng lâng chờ cho tiếng chuông tan học reo vang, đã vậy thỉnh thoảng em quay lại liếc nhìn tôi và tủm tỉm cười,tôi lại càng sốt ruột hơn nữa.
Về đến nhà, không kịp thay bộ đồ đi học tôi nóng long hồi hộp mở tấm thiệp ra xem thì thấy có một tấm hình Chúa Giê-su nằm ngủ một mình, trông người đẹp như thiên thần bé nhỏ, và câu nàng chúc tôi như sau: Mong tâm hồn của anh đẹp và hồn nhiên như giấc ngủ của Chúa Hài Đồng. Chỉ một câu ngắn ngủi vậy thôi mà tôi đã muốn bay bổng lên tận trên trời xanh rồi.
Một gã trai mới lớn ngu ngơ và khù khờ như tôi làm sao mà hiểu được câu chúc của nàng,cứ tưởng nàng khen mình đẹp và hồn nhiên!. Mãi về sau khi tôi đã có vợ thì tôi mới “khôn” ra. Thường thì các cô bé bằng tuổi với các cậu bé thì đa số các cô khôn hơn và già đời hơn mấy chú gà trống tơ cùng tuổi (vợ tôi bảo vậy!). Và cái câu chúc của cô bé năm nào của tôi cũng mang ngụ ý rằng: tôi nên sống hồn nhiên và trong sáng đi, đừng có tập tành yêu đương sớm thế, chúng mình còn phải lo học nữa, chưa tới cái tuổi yêu đâu mà mơ màng.
Sợ nhất là quen mấy con bé tuổi mới lớn, có lần tôi quen một cô bé cũng như thế,ở cái tuổi nhỏng nhảnh,hay buồn giận vu vơ, sáng nắng chiều mưa không biết đâu mà mò.Thường thì trước đêm Giáng Sinh một tuần là tôi mua cái thiệp để gởi tặng cô bé mới quen.Nhân tiện tôi cũng rủ cô bé đi chơi với tôi, em mau mắn nhận lời nhưng em không đi một mình mà đi theo em còn có thêm 2 con bạn tính lúc la lúc lắc giống như em.
Tuy hơi thất vọng nhưng tôi tự nhủ chắc lần đầu tiên đi chơi với tôi nên em ngại đó thôi,đi nhiều chắc em dạn dĩ lên cho coi. Sẵn đi ngang qua mấy sạp bán thiệp trên vỉa hè đường Lê Lợi, mấy con bạn của cô bé xà vào lựa thiệp. Năm 1971 ở Sài Gòn đã xuất hiện thiệp có hình ảnh nổi rồi (mãi sau này người ta gọi là ảnh 3 chiều hay 3 D). Lúc đầu chỉ là những phong cảnh hay hoa lá cành,về sau thì phong phú hơn có cả thiệp về Giáng Sinh nhìn rất sinh động, tuy giá cả cũng khá mắc.
Thế là mấy con bạn của cô bé xúm nhau vào lựa mỗi em 1,2 tấm. Tôi bấm bụng thầm nghĩ: Nãy giờ đi chơi uống nước cũng đã bộn tiền rồi, giờ còn gồng thêm mấy tấm thiệp cho mấy em ăn theo này nữa chắc nghèo luôn. Nhưng cố làm mặt vui vẻ để cho buổi đi chơi đầu tiên này được vui vẻ và tốt đẹp (vui cái con khỉ khô gì). Tưởng sao, qua ngày hôm sau cô bé nói tụi bạn cô về nhà coi lại thì thấy thiệp sao xấu quá, thế là con bé nằng nặc bắt tôi mua tặng cho cô bé tấm khác.
Tôi giận quá chỉ biết nhủ thầm: đã ăn theo còn bầy đặt chê với bai, đúng là lũ con gái mới lớn. Vì sợ không có ai đi chơi đêm Giáng Sinh nên tôi cũng lờ đi, coi như chiều em nó một tý cho vui vẻ cả làng ấy mà. Lại cất công chạy đi lựa tấm thiệp khác vậy, nhưng cẩn thận tôi dẫn cô bé đi chọn theo ý của cô luôn, chỉ một mình cô đi với tôi thôi. Lúc mua được tấm thiệp ưng ý trên tay, hai đứa dung dăng dung dẻ trên đường Lê Lợi.
Đang đi thì bất chợt tôi thấy có một em trông xinh quá đang đi ngược hướng với hai đứa tôi, thế là tôi quên béng con bé đang đi bên cạnh nãy giờ nói cái gì mà tôi có nghe đâu. Tôi cứ mê mải nhìn em “trông xinh quá” đi ngang qua và còn cố ngoái đầu ra sau nhìn cái dáng em đi xa dần. Tới chừng con bé đi bên cạnh nhéo tôi một cú đau điếng kèm theo cái nguýt mắt bén như dao cạo tôi mới chợt tỉnh. Hậu quả là tấm thiệp mới mua em giận dỗi xé tan từng mảnh nhỏ và bỏ tôi lại một mình giữa đường,mặc cho tôi chạy theo năn nỉ muốn gãy lưỡi.
Nhờ tôi có cái mặt “chai” (như lời con bé nói) nên sau mấy ngày chầu chực đứng trước nhà con bé, dù trời mưa hay nắng nên cô bé cũng xiêu lòng bỏ qua. Lại phải chạy đi kiếm tấm thiệp thứ 6 để xin nàng “tha lỗi” vì tối nay là đêm Giáng Sinh 24/12 trọng đại rồi. Hai đứa kéo nhau vào quán cà phê ngồi để tôi nói lời xin lỗi và trao tấm thiệp lần thứ 6 cho cô bé.
Ngồi nghe nhạc du dương tôi thấy cô bé ngồi đưa mắt nhìn về phía xa xăm nào đó, rồi cô bé nói mê tiếng hát và vẻ đẹp trai của ca sĩ Pháp Art Sullivan, còn tôi thì mê Christophe hơn, hai đứa nói qua nói lại thì cô bé lại sắp sửa giận dỗi. Sực nghĩ đến buổi đi chơi tối nay nên tôi bèn xuống nước nhịn cô bé cho êm chuyện, không khéo lại tốn tiền mua tấm thiệp thứ 7 nữa thì khổ cho đời trai của tôi quá.
Có những đêm Noel sau ngày Sài Gòn bị đứt phim, dù không có đèn màu hay không khí nhộn nhịp của những vũ trường, Discothèque, phòng trà ấm cúng ngày nào, ngay cả khi không có cả ánh điện Néon của những năm 75,76. Không cây thông với ánh đèn màu nhấp nháy, không tiếng nhạc Noel xập xình trong đêm, chỉ toàn không khí im lặng và buồn chán.
Người Sài Gòn vẫn không quên đổ xuống đường nườm nượp như một thói quen đã có tự thuở nào, cũng chẳng để làm gì cứ dắt tay nhau đi lên đi xuống mặc dù cũng đi bộ rã cẳng và không có gì vui dù chỉ để ngắm nhau,nhưng họ vẫn đi vẫn hân hoan vui vẻ trò chuyện và yêu đời yêu người.
Thỉnh thoảng có tiếng ré lên của một cô gái nào đó, cùng với tiếng cười khả ố của đám thanh niên đang tụ tập trước bùng binh nước gần rạp ciné Rex. Thì ra mấy anh chàng láu cá này cho tiền mấy đứa nhỏ, rồi chờ mấy cô nào mặc váy hay robe đi tới gần đám thanh niên, thì mấy ông nhóc từ đàng sau thò tay vén cái đầm của mấy cô lên cho cái đám thanh niên đứng nhìn. Cuộc sống khốn khó nó làm cho con người trở nên quái đản như thế. Có những tốp cả trai lẫn gái chuyên đi rắc Công-phét-ti đủ màu sắc lên đầu thiên hạ trên đường phố. Trò nghịch ngợm vui vui này cũng có từ lâu lắm rồi ,cùng với cái mặt nạ mắt kiếng cộng với cái mũi lõ và bộ râu,thêm cái kèn giấy mà khi thổi thì nó giãn ra và co vào.
Đó là những năm của mùa Giáng Sinh buồn bã,của sự nghi ngại và buồn chán cho tương lai của lớp trẻ chúng tôi. Chính quyền mới họ cũng không muốn dân tụ tập đông, nhất là thanh niên trẻ ở nơi trung tâm thành phố,họ sợ vì lý do an ninh là chính. Nhưng đây là ngày lễ của Quốc Tế và được công nhận nên họ chỉ hạn chế số giờ tụ tập ngắn lại và tăng cường các nhân viên an ninh trà trộn vào đám đông,hễ có gì lộn xộn là họ can thiệp ngay.
Chính vì thế mà không khí của mùa Giáng Sinh những năm này không nhộn nhịp trọn vẹn. Chạnh lòng nhớ lại những năm trước 30/4, tuổi trẻ thành phố Sài Gòn náo nức và hả hê đón mừng những ngày lễ hội lớn tưng bừng trong năm.Họ đi đứng rất trật tự và với dáng vẻ hân hoan in rõ trên nét mặt mọi người. Họ sống vô tư cho dù chiến tranh đang khốc liệt và lan tràn trên khắp mọi miền đất nước miền Nam.
Sau những cuộc lang thang chán chê là họ tự động đi kiếm một quán cà phê nào đó, để ngồi đồng và đấu láo cho đến tờ mờ sang mới chịu chia tay. Một số khác thì vào các vũ trường hay những chỗ tổ chức “boum” hay Party Famille nho nhỏ do bạn bè tổ chức trong gia đình tha hồ mà quay cuồng và nhảy nhót.
Tôi cũng có những đêm Noel trời thật lạnh, không có một em gái để trò chuyện, để yêu đương, đành tụ tập mấy thằng bạn đi ra bãi cỏ trước Dinh Độc Lập, nhìn quanh đây đó cũng từng tốp nhỏ, cả trai lẫn gái ngồi quây quần bên nhau vừa chuyện trò vừa ngồi mơ mộng, gom lá vàng rơi rụng quanh đây rồi đốt lên những đốm lửa, những đốm lửa nhỏ lập lòe trong cái gió lạnh buốt của đêm Giáng Sinh 1979 thổi qua, chưa bao giờ dân Sài Gòn từng thấy cái lạnh buốt như năm này, ngồi đốt lá trong đêm nhưng ngọn lửa vẫn không đủ sưởi ấm tâm hồn, rồi cùng nhau ngồi ôm cây đàn Guitar mà rên rỉ tiếng hát thì thầm trong đêm:
“Bài thánh ca đó còn nhớ không em? Noel năm nào chúng mình có nhau….Nhớ quá đi thôi giọng hát ai buồn, đêm thánh vô cùng lạnh giá hồn tôi (Bài Thánh Ca Buồn – Nguyễn Vũ )”.
 
9087e0
Bầu trời đêm tháng 12 trăng vẫn sáng, trời trong với những vì sao đêm lung linh trong không gian bao la và tăm tối, ngôi sao Mai vẫn một mình đứng rực sáng trong đêm thâu lạnh lẽo. Sương lạnh xuống ướt đầy vai,ngọn lửa đã tàn. Cả bọn lại lủi thủi đi kiếm một cái quán cà phê nào đó,ngồi gật gà đợi đến sáng rồi mới chia tay. Cho xong một mùa Giáng Sinh buồn, vui lẫn lộn.
Còn có những đêm Giáng Sinh bạn bè lén lút tổ chức họp mặt và mở Bal Famille tại nhà nữa, vào những năm 75,76. Khách mời phải mắt trước mắt sau len lén vào nhà, bởi có lệnh cấm tụ tập đông người và không được tổ chức nhảy đầm tại nhà.
Cũng chỉ khoảng 10 người thôi, nguyên cái sàn nhà lầu một được rắc phấn bột cho nó trơn tru, để đi valse lả lướt, hay chachacha sôi động cùng với Bebop dập dìu và “Te” cho nó đã.Nhạc thì đã có dàn Akai hay Magné mở nho nhỏ rồi thế thì cứ vui chơi. Vậy mà có lúc cũng xính vính,đang hào hứng “lắc mông” dồn dập theo điệu Bebop của bài Papa do Paul Anka hát vừa dứt xong, bỗng đèn đóm được tắt hết chỉ chừa một cái bóng đèn nhỏ lờ mờ, thế rồi một điệu Slow mùi của bài Unchained Melody với giọng trầm ấm và ngọt ngào của Righteous Brothers cất lên.
Dân nhảy đầm khoái mấy cái vụ này lắm, nhất là mấy cặp mới quen nhau, đây cũng là dịp để thử xem tình cảm của mấy em đối với mình như thế nào, hễ mấy em chịu ra sàn để nhảy Slow mùi với anh thì xem như cá đã cắn câu, hay mấy em “kết” mình rồi, nhào vô là chắc ăn như bắp luộc (mấy từ này, dân Sài Gòn hồi đó hay xài).
Thế là từng cặp dìu nhau ra sàn nhảy ôm nhau và “mi” (hôn) mùi mẫn. Đang ngon trớn được một chút xíu, chưa đủ nồng cháy hai tấm thân trong đêm se se lạnh thì bất thình lình phía dưới nhà có tiếng gõ cửa đập mạnh, thế là mọi người ai nấy xanh mặt giãn ra. Đèn đóm tắt tối thui, trong cơn lộn xộn chợt có tiếng một em ré lên nho nhỏ:
- Ê! cha nội nào rờ trúng tui dzậy? bỏ cái tay ra.
- Giờ này mà còn ôm gì nữa hả mấy má.
- Ui da! trời ơi! em nào đạp cái guốc lên chân tui dzậy! Một anh chàng nào đó vừa xuýt xoa vừa rên.
Mấy cái hộp quẹt được bật lên, cái dàn máy được ôm đi cất giấu ngay tức thì, mọi người giãn ra tìm chỗ núp, có người vội chạy lên lầu thượng, người thì chuẩn bị chui vào Toi-let hay kể cả chui vào cái bể nước cạn và to đùng, có người quýnh quíu chui đại vô gầm giường, vì đã có những lần bị bể show và anh em nhẩy đầm chui cũng thưởng hay đối phó như vậy.
May quá lần này thì chẳng có gì vì chỉ là cha tổ trưởng Dân Phố gõ cửa mời đi họp tổ. Thế là đành tan hang thôi, còn hồn vía đâu nữa mà nhảy tiếp. Giống như lúc mới đến, chủ nhà đứng mắt trước mắt sau canh chừng, hễ không có động tịnh gì là từng cặp lấm la lấm lét bước vội ra ngoài đường, y như dân đi ăn trộm vậy. Hú hồn ông bà phù hộ.
Đi nhảy đầm, nếu xui xẻo bị “vịn” (bắt) thì cũng bị vài tháng đi lao động bắt buộc rồi mới được trả về. Hồi ấy nghe tới đi lao động là dân Sài Gòn thấy nóng lạnh. Vừa ăn uống cực khổ,đi đào kinh tối ngày,tắm thì không có nước sạch tắm, toàn tắm nước phèn không nên người lúc nào cũng rít và ngứa kinh khủng, thêm cái đại dịch ghẻ ngứa đang nổi lên “đình đám” ngay lúc ấy.
Sau vài tháng đi “mần” thủy lợi về thành phố, thì đôi chân chắc chắn được gắn đầy “kim cương”, “hột xoàn” (tức là sẹo), tay chân chai sần vì đào mương nên không còn đi được những bước lả lướt nữa, đã vậy cái nhan sắc cũng xuống sắc và tàn phai ghê gớm, thôi thì đành bỏ nghề vậy. Sợ lắm người ơi.
Ai trong đời mình sẽ có một bản nhạc nào đó mà mỗi lần nghe lại là nhớ đến kỷ niệm cùng với bài hát ấy hiện về. Tôi cũng thế, mỗi lần nghe Elvis Phương hát bài: Thánh Ca Buồn cho tới tận bây giờ, tôi lại nghĩ đến một kỷ niệm buồn của đời mình.
Năm 1978, tôi đi vượt biên. Một tuần lễ trước Giáng Sinh năm đó, tôi nằm ẩn mình ở Đồng Nai để chờ Taxi (ghe nhỏ) chở ra ghe lớn. Cả tuần lễ nằm ém mình ở đây buồn thúi ruột lại không có ai quen biết. Đã vậy đêm đêm tôi mở cái radio 3 băng nhỏ xíu đem theo để nghe tin tức ở hải ngoại, tối nào cũng nghe bài Thánh Ca Buồn với giọng hát trầm buồn và não nề của Elvis Phương, trời tháng 12 thì se se lạnh, Noel thì sắp đến, còn tôi thì nằm cô đơn chờ đợi ở nơi lạ. Đã vậy lòng còn nhớ đến cô em mới quen được mấy tháng trước, hồi này ai đi vượt biên cũng đâu dám cho ai hay, bồ bịch hay bạn bè cũng không dám, lỡ sơ xảy đi tù là cái chắc.
Nghe những lời "… Bao nhiêu đêm Chúa xuống dương trần, bấy nhiêu lần anh nhớ người yêu..” tôi đã muốn mềm lòng. Tới đây thì tôi chịu không nổi, trong lòng nghĩ thầm, nằm đợi cả tuần mà vẫn không thấy rục rịch gì, chắc đêm Giáng Sinh cũng thế, thôi đành liều đón xe chiều 24/12 về Sài Gòn chơi đêm giáng Sinh lần chót rồi sáng mai lên đây sớm cũng không muộn.
Thế là bỏ mặc “tương lai” ở sau lưng, chiều 24/12 tôi đáp xe đò về Sài gòn trong sự ngạc nhiên của bố mẹ, tôi chỉ nói tôi nhớ gia đình và về chơi một đêm Giáng Sinh rồi mai đi sớm chỉ dám nói vậy thôi, chứ mà nói nhớ con bồ thì tôi sẽ bị chửi cho tắt bếp luôn. Sau một đêm đi chơi vui vẻ với em, sáng hôm sau tôi đáp xe đò lên Đồng Nai sớm,trong lòng vừa buồn ngủ vừa vẫn còn vương vấn cái không khí vui vẻ của đêm qua.
Tới nơi tôi mới chưng hửng vì người ta cho biết, đêm qua Taxi đã vào đón mọi người ra ghe lớn ,chỉ trừ có tôi. Tôi vừa mới bị lỡ chuyến tàu định mệnh trong cuộc đời của mình,mà sau này nghe nói chuyến đi ấy xuôi chèo mát mái,đến nơi chân trời xa bình yên.
Tôi quen một cô bé ,yêu nhau cũng 4 năm trời, nhưng đành phải chia tay vì ông anh cô bé và gia đình không chấp nhận tôi. Tự ái của tuổi trẻ dâng cao nên cho dù em khóc lóc van nài tôi trở lại, tôi vẫn cứ quay gót. Lần chót tôi gặp mặt em ở một quán cà phê là theo lời yêu cầu của em, gần Giáng Sinh 1980.
 
6479915161_8865001d69_z
Em ấp úng hỏi tôi có muốn đi cùng em và ông anh của em không? nghe tới ông anh của cô bé là tôi từ chối luôn,buồn bã em không nói thêm một lời nào nữa.Hai đứa ngồi lắng nghe bài hát : “..Thôi tình nhân hỡi ta xa nhau rồi,thôi từ đây mãi mất nhau trong đời, cho nhau bài hát cuối,quên đi tình gian dối, quên đi những lần xưa trót giận nhau..(Bài Cuối Cho Người Tình – Nguyễn Vũ )”.
Thế là chia tay nhau ngay lúc đó. Một tháng sau tình cờ tôi gặp một cô bạn gái thân của nàng thì mới được biết, em cùng với anh trai của em đã bỏ mạng lại trên biển Đông vì tàu bị đắm ngay trong đêm Giáng Sinh 1980. Lòng buồn vô hạn và nhớ em mỗi khi nghe bài hát năm xưa. Nhưng cũng tự nhủ: nếu chuyến ấy tôi đi cùng em thì giờ này tôi và em đã ở trên Thiên Đường hạnh phúc rồi .
Lòng buồn bã tôi tự an ủi, thôi đó cũng là số phận của đời mình, ai ở vào hoàn cảnh tuổi trẻ như mình, chắc họ cũng làm thế. Sẽ không có dịp nào nữa đến trong đời của tôi nữa đâu, vì thế mỗi lần Giáng Sinh về, nghe lại hai bản nhạc trên tôi lại nhớ đến kỷ niệm buồn của mình cho tới tận bây giờ, dù đã sắp già.
Viết đến đây tôi lại nghĩ đến những thằng bạn của tôi vì hoàn cảnh lịch sử sang trang nên tụi tôi phải người ở lại kẻ ra đi. Mãi về sau này những người bạn vẫn còn nhớ những mùa Giáng sinh năm xưa khi bôn ba nơi đất khách quê người, họ tâm sự với tôi. Đã có thằng khóc mùi mẫn một mình trong đêm Noel trên các trại tị nạn ở Mã lai, Phi Luật Tân hay Indonesia…
Họ khóc vì quê hương mà mình vừa bỏ lại sau lưng không biết bao giờ mới quay về, khóc vì nhớ gia đình, người yêu hay bạn bè còn ở lại. Khóc cho chính mình vì cô đơn mà không biết tương lai sẽ đi về đâu. Ngay cả khi đã tạm dung trên xứ người cùng với gia đình, hễ cứ mùa đông sắp về trời đổ bông tuyết lạnh giá báo hiệu mùa giáng Sinh sắp đến, họ lại nhớ đến kỷ niệm của những mùa Giáng Sinh Sài Gòn xưa.
Cũng có những người bạn sẽ mãi mãi không còn đón thêm một mùa Giáng Sinh trong đời nữa,họ đã vĩnh viễn nằm đâu đó trên biển Đông dữ dội năm xưa. Hình như càng già thì những kỷ niệm xưa càng lớn dần và quay quắt hơn, điều mà khi còn trẻ người ta không thèm nghĩ đến .Đúng là con người khi trẻ thì hướng về tương lai, khi già thì quay lại quá khứ đã qua.
Những người ở lại như tụi tôi, sống giữa hai chính thể mà tôi hay gọi đùa là “ Dưới Hai Mầu Áo” thì cảm nhận rất rõ nét về cuộc sống hôm qua và ngày nay, cũng như những kỷ niệm trước đây và bây giờ, thật khác nhau hoàn toàn. Cảm nhận để nhớ về những kỷ niệm êm đẹp ngày nào đã mất mà không bao giờ tìm gặp lại một lần nữa. Để bây giờ tuổi đã gần xế chiều rồi ngồi nhớ mông lung và lẩm bẩm hát một mình:“ và cũng đêm nay một người ôm kỷ niệm..”.
Người Sài Gòn cũng đã đón những mùa Giáng Sinh trong cuộc sống khó khăn, của sự chia ly và mất mát của những năm 80 ,81,82. Đời sống khó khăn phải ăn cơm độn ngô, khoai và mì sợi. Điện đóm cúp liên miên cả ngày, chỉ trừ 2,3 tiếng đồng hồ có điện vào buổi tối, để rồi sau đó cúp cho tới tối hôm sau, ngày nào cũng thế.
 
1941366_1929731397166956_1015882142_o
Những đêm Giáng Sinh vào những năm này, người đi dạo trên đường hình như ít đi và thưa thớt hơn một chút. Chiến tranh biên giới Tây Nam với Campuchia, hay phía Bắc với Trung Quốc đã hút một số lớn thanh niên Sài Gòn phải lên đường đi nghĩa vụ quân sự. Diện con lai được đi xuất cảnh chính thức.
Người Hoa cũng được nhà nước cho đi bán chính thức, thời gian này phong trào đi vượt biên cũng nổi lên mạnh mẽ. Tất cả những điều ấy làm cho không khí những đêm Giáng Sinh của những năm đó có phần ảm đạm vì đói kém, tiếc nuối vì bạn bè, người thân chia ly, mất mát vì nhớ lại những kỷ niệm đẹp năm nào, buồn chán vì tương lai mù mịt.
Cũng có những mùa Giáng Sinh buồn như năm nào, nằm co ro lạnh lẽo trong bệnh viện để chăm sóc cho đứa con đầu, bị bệnh nặng và không qua khỏi. Đứng trên hành lang lầu 1 nhìn xuống đường, ngoài đường ồn ào cái không khí của xe cộ tấp nập của những người đi chơi, đi lễ nửa đêm và cả tiếng chuông Nhà Thờ lanh lảnh vang vọng trong đêm thâu, tôi cảm thấy một nỗi cô đơn lạnh lẽo pha trộn với nỗi đau khổ, trong cái đêm Chúa sinh ra đời để rồi sau đó phải chịu chết để cứu rỗi nhân loại.
Hay như tôi có lần bị đột quị gần ngày Giáng Sinh, tỉnh dậy sau cái chết hụt thì cũng vừa tới cái đêm Noel bất hạnh năm ấy. Vừa vượt qua cái chết để thấy đời là vô nghĩa hơn .Thế đấy! nhưng với tôi những mùa Giáng Sinh trong đời cũng vẫn giống như những mùa nắng đẹp vậy. Vẫn không thể nào quên.
Như một định luật của cuộc sống, thế hệ này nối tiếp thế hệ kia qua những kỉ niệm của đêm Giáng Sinh trong đời. Mỗi thế hệ có những kỷ niệm khác nhau của thế hệ ấy.Tôi cũng đã thành một gã trung niên, tóc đã bắt đầu nhuộm muối pha tiêu, những đêm Giáng Sinh năm nào bây giờ chỉ còn là những kỉ niệm xưa êm đẹp, ngồi trông cửa cho lũ con cái chúng đi chơi đêm Giáng Sinh, y như cha mẹ chúng ngày xưa, chỉ khác là mỗi thời, mỗi người đều có những kỉ niệm những cảm xúc khác nhau mà thôi.
Và cũng đêm Giáng Sinh nay, nhìn bầu trời vẫn trong xanh như cái đêm của ngày xưa, vì sao Mai vẫn đứng lặng lẽ và sáng ngời lẻ loi một mình, tiếc là không có tuyết để cho tôi được mơ mộng, được biết cái lạnh lẽo của một mùa đông băng giá, còn lại một mình tôi ngồi ôn lại những kỉ niệm của một thời xa xưa, cho dù mình không còn cái tuổi thần tiên ngày nào, để hồi hộp hẹn hò đây đó mỗi lần Giáng Sinh về.
  
6171728106_3160677f24_z
 Ngồi nghe tiếng hát trầm buồn của Khánh Ly: “Và cũng đêm nay một người ôm kỷ niệm, ngồi đếm sao đêm chép cho xuôi vần thơ, gởi về cho người biên giới chiến đấu xông pha địa đầu, một dư âm mùa Giáng Sinh…” (Dư Âm Mùa Giáng Sinh – Ngân Giang). Trong tôi tất cả chỉ còn là một thời để nhớ hay dư âm của những mùa Giáng Sinh xưa mà thôi.
Ngày nay Sài Gòn rất đẹp rất tráng lệ với những tòa nhà cao ngất ngưỡng. Đêm Giáng Sinh vẫn bừng lên những ánh đèn mầu khắp nơi, từ trên cao đổ xuống như ánh sao trời lung linh đầy mầu sắc lấp lánh từ ngoài đường cho tới những khu giáo dân gần nhà thờ.
Sài Gòn bây giờ đẹp và hoành tráng hơn Sài Gòn khi xưa nhiều lắm. Nhưng không hiểu sao tôi vẫn nhớ một Sài Gòn trong chiến tranh khói lửa năm nào, với những cuộc sống tất bật ngày nào. Và nhớ cả tháng 12 hằng năm khi cái se se lạnh đổ về, với giọng hát Giao Linh quen thuộc vang trong gió: “Lạy Mẹ sầu bi ban ơn,người Việt cùng thương nhau hơn, đất nước này đây, sáng đức tin Chúa trên trời cao”.
Cùng với tiếng chuông nhà thờ vang lên báo hiệu cho mùa An Bình, mùa Hồng Ân. Tôi cứ nhớ mãi khôn nguôi.
Vũ Văn Chính, Sài Gòn mùa Giáng Sinh