Chúng
ta thử hình dung một ngày nào đó các công ty nước ngoài ùn ùn tháo chạy
khỏi Việt Nam, thì điều gì sẽ đến với các thành phố công nghiệp của
chúng ta, chẳng hạn như TP.HCM?
Chúng
ta sẽ thấy từng đoàn người lũ lượt kéo nhau về quê, bỏ
lại những khu nhà trọ hoang vắng trong thành phố. Các siêu thị, trung
tâm mua sắm, hàng quán sẽ xác xơ từng ngày. Ngoài số người phải về quê,
một tỷ lệ không nhỏ những người dân gốc thành thị đang làm việc trong
các lĩnh vực cung ứng dịch vụ cho người lao
động cũng sẽ lâm vào cảnh mất việc làm. Thành phố mỗi ngày một thưa
vắng người đi đường, vì dân số sẽ giảm dần cho tới lúc chỉ còn một nửa
hoặc thậm chí là một phần ba. Ban đêm đi trong thành phố sẽ có cảm giác
như thời chiến tranh vì nhiều dãy nhà hoang không
có ánh đèn, mặc dầu thành phố không hề có tiếng súng.
Đó chính là bức tranh tưởng tượng ở TP.HCM nhưng mà là bức tranh
có thật đang diễn ra tại tỉnh Quảng Đông, Trung cộng hiện thời.
Quảng
Đông là một trong những cửa ngõ kinh tế của Trung cộng. Tỉnh này có quy
mô dân số xấp xỉ 110 triệu dân, là tỉnh đông dân nhất Trung cộng. Đại đô
thị Quảng Châu, trung tâm kinh tế Thâm Quyến,
siêu đô thị Châu Giang thuộc Quảng Đông là những biểu tượng kiêu hãnh
của nền kinh tế Trung cộng một thời. Tuy nhiên giờ đây theo Đài Á Châu
Tự Do, làn sóng doanh nghiệp nước ngoài ồ ạt rút khỏi Quảng Đông khiến
nhiều nhà máy đóng cửa, người ngoài tỉnh hồi
hương vì không có việc làm, các khu mua sắm hay siêu thị lâm vào cảnh
ảm đạm chợ chiều.
Ông Tập đang thăm một nhà máy ở Quảng Đông vào ngày 23 vừa qua. Phải chăng những nụ cười này chỉ là “bề
ngoài cười nụ bề trong khóc thầm”?
Thất
nghiệp kéo theo sự sụt giảm các ngành kinh doanh ăn uống,
mua sắm hay kinh doanh bất động sản. Đài này dẫn lời các cư dân địa
phương cho biết tình hình bi đát xảy ra ở cả Quảng Châu lẫn Thâm Quyến.
Năm 1987, Panasonic lần đầu tiên đặt chân đến Trung cộng theo lời kêu gọi của ông Đặng Tiểu Bình. Từ đó đến nay Panasonic đã bén rễ bền chặt vào đất nước này với hơn 40 nhà máy chế tạo. Nhưng nay thì Panasonic phải ngậm ngùi dịch chuyển những cơ sở đầu tiên của mình ở Thâm Quyến ra khỏi Trung cộng.
Năm 1987, Panasonic lần đầu tiên đặt chân đến Trung cộng theo lời kêu gọi của ông Đặng Tiểu Bình. Từ đó đến nay Panasonic đã bén rễ bền chặt vào đất nước này với hơn 40 nhà máy chế tạo. Nhưng nay thì Panasonic phải ngậm ngùi dịch chuyển những cơ sở đầu tiên của mình ở Thâm Quyến ra khỏi Trung cộng.
Một
cuộc khảo sát vào hồi đầu tháng 9 cho biết có 1/3 trên tổng số 430 công
ty Mỹ ở Trung cộng đang chuẩn bị chuyển khỏi Trung cộng. Đó là con số
hồi đầu tháng 9 nhưng nay gần cuối tháng 10 thì
sẽ khác rất nhiều và qua đầu năm 2019, khi các gói thuế mới được áp
thêm thì sẽ tồi tệ hơn nữa.
Các công ty Hàn quốc, Nhật, Đài Loan cũng đã, đang và sẽ tháo chạy khỏi
Trung cộng nói chung và Quảng Đông nói riêng, thực sự đem đến những cảm
giác hoảng loạn với người dân địa phương. Có lẽ vì thế mà ông Tập Cận
Bình đã làm một chuyến thị sát đến Quảng Đông
trong ngày 23 vừa qua.
Dù
không tuyên bố gì, nhưng ông Tập có vẻ như muốn gửi một thông
điệp rằng ông luôn luôn có mặt để chia sẻ khó khăn cùng địa phương.
Nhưng thật ra đó chỉ là liệu pháp tâm lý vì trên thực tế đội ngũ cố vấn
cấp cao của ông Tập không thể giải được bài toán này cho Quảng Đông cũng
như cho toàn Trung cộng.
Trần Đình Thu
No comments:
Post a Comment