Còn
nhớ cách đây hơn 06 năm, vào ngày 08/6/2012, khi tiếp tổng thống
Philippines là ông Benigno Aquino tại Oval office -Phòng Bầu dục ở Tòa
Bạch Ốc, cả tổng thống Obama và bà ngoại trưởng Hillary Clinton đều bày
tỏ sự ủng hộ đối với nỗ lực của 10 nước thành viên Hiệp hội Các quốc gia
Đông Nam Á - ASEAN trong việc cùng Trung cộng sớm đạt được một Bộ Quy
tắc Ứng xử trên Biển Đông -COC.
Xin
nói về COC một chút, hồi năm 2002, ASEAN và Trung cộng đã thông qua
Tuyên bố về Ứng xử của Các bên tại Biển Đông - DOC. Tuy nhiên, chưa có
nhiều tiến triển suốt từ đó đến nay, khi Trung cộng luôn muốn đàm phán
với từng nước thay vì giải quyết các vấn đề với ASEAN. Đến tháng 8/2018,
các nước ASEAN và Trung cộng tuyên bố họ đã đồng ý về "dự thảo khung"
COC, tuy nhiên thực tiễn vẫn còn những khác biệt căn bản chưa được giải
quyết. Trong bản "dự thảo khung" COC, Trung cộng lại chơi "bài điếm"
bằng 02 đề xuất sau:
1.
Các bên "không được" mời "quốc gia ngoài khu vực" tổ chức tập trận quân
sự chung, ngoại trừ các bên liên quan được thông báo trước hoặc không
phản đối;
2. Các bên không được triển khai với các công ty nước ngoài ngoài khu vực này trong lĩnh vực hợp tác kinh tế biển.
Như
vậy, với 02 đề xuất trên mà Trung cộng đã đưa ra trong "dự thảo khung"
COC, nếu Mỹ và các cường quốc nằm ngoài vùng Biển Đông mà không lên
tiếng phản đối để nó được thông qua trong thời gian 03 năm tới thì xem
như Biển Đông trở thành ao nhà của Trung cộng ngay. Và với mối "quan hệ
đặc biệt" của Kissinger - Obama - Hillary với Trung cộng thì chắc chắn
"dự thảo khung" COC với 02 đề xuất trên của Trung cộng sẽ dễ dàng thông
qua nếu bà Hillary làm tổng thống Mỹ chứ không phải là ông Trump.
Rất
may là trò "chơi bài điếm" của Trung cộng tại Biển Đông thông qua COC
đã không qua mắt được đại bàng Trump. Trong lúc thủ tướng Lý Khắc Cường
của Trung cộng ngày 13/11/2018 đã tuyên bố tại Singapore rằng:
Trung
cộng hy vọng tiến trình đàm phán bộ quy tắc ứng xử trên Biển Đông - COC
sẽ được hoàn thành trong 03 năm tới để góp phần bảo vệ hòa bình và ổn
định ở Biển Đông. Chúng tôi không và sẽ không tìm kiếm quyền bá chủ hay
bành trướng. Đó là điều chúng tôi sẽ không bao giờ làm. Những gì chúng
tôi mong muốn là có một mối quan hệ hài hòa với các nước láng giềng của
mình.
Thì
cũng trong ngày 13/11/2018, Diều hâu John Bolton, Cố vấn An ninh quốc
gia Mỹ cũng tuyên bố trên The Wall Street Journal rằng "Mỹ sẽ cực lực
phản đối bất kỳ một thỏa thuận nào giữa Trung cộng với ASEAN về Biển
Đông mà cản trở tự do hàng hải Quốc tế".
Ngoài
ra, Mỹ còn gửi thông điệp tới các quốc gia có yêu sách trong vùng Biển
Đông đang có ý định đàm phán với Trung cộng về việc khai thác tài nguyên
thiên nhiên ở "khu vực tranh chấp" mà nổi bật là Việt Nam và
Philippines.
Mỹ
luôn hoan nghênh các cuộc đàm phán về COC, nhưng kết quả phải được chấp
nhận không chỉ bởi các bên đàm phán, mà tất cả các nước có quyền tự do
hàng hải hợp pháp ở Biển Đông. Trước đây vài tháng, Mỹ cũng đã tuyên bố
cứng rắn sẽ "không cho phép Trung cộng tự vẽ lại luật pháp tại Biển
Đông".
Đến
giờ phút này nhân dân Việt nam có thể hy vọng, tin tưởng rằng Biển Đông
của chúng ta sẽ không bị rơi vào tay Trung cộng mặc dù tên Hán nô
Nguyễn Phú Trọng quyết tâm dâng hiến khi chấp thuận "hợp tác khai thác
chung với Trung cộng" thông qua trò xảo trá là đưa vào nghị quyết trung
ương "chiến lược phát triển kinh tế biển Việt Nam tầm nhìn đến năm 2030"
sau khi Vương Nghị mang thánh chỉ sang truyền cho Phạm Bình Minh tại
Sài gòn vào ngày 15/9/2018.
Trần Hùng
No comments:
Post a Comment