Hạ Sĩ Thomas “Cotton” Jones phục vụ trong đơn vị Thủy Quân
Lục Chiến Hoa Kỳ trong trận Đệ Nhị Thế Chiến. Trước khi ông ta tử trận vì đạn bắn
tỉa từ lính Nhật Bản trong khu vực trung tâm Thái Bình Dương, Thomas viết một “thỉnh
nguyện cuối cùng” cho bất cứ ai tìm được quyển nhật ký của ông ta. Ông ta ao ước
quyển nhật ký được trao đến tay Laura Mae Davis, người con gái ông ta yêu.
Bà Laura Mae Davis, được đọc quyển nhật ký, nhưng phải đợi
đến gần 70 năm sau. Cuối cùng, bà được đọc những giòng chữ của người mình yêu năm
xưa trong trong trường hợp đặc biệt, tình cờ. Năm 2013, trong chuyến thăm viếng
viện Bảo Tàng Trận Đệ Nhị Thế Chiến ở New Orleans, bà trông thấy quyển nhật ký
trưng bầy trong tủ kính. Năm đó bà đã 90 tuổi, việc khám phá làm bà chẩy nước mắt.
Không thể nào diễn tả, đoán trước được chuyện này đã xẩy ra qua nhiều thập niên.
Tên chính thức của bà Laura hiện tại là Laura Mae Davis
Burlingame. Bà ta kết hôn với một phi công thuộc Lục Quân Hoa Kỳ năm 1945 (trận
thế chiến chấm dứt). Bà ta đến New Orleans để thăm viếng, tưởng niệm người lính
trẻ TQLC, mối tình của bà lúc còn ở bậc trung học. Hôm đó bà chỉ hy vọng được
thưởng lãm những hình ảnh của ông ta cùng với các bạn đồng ngũ và có thể vài bài
biết về họ. Nhưng bà đứng “chết sững” lặng người đi khi nhìn thấy quyển nhật ký
của người xạ thủ súng đại liên 22 tuổi được trưng bầy trong tủ kính.
Người quản thủ viện bảo tàng Eric Rivet nói rằng, trong
17 năm làm việc trong viện bảo tàng, ông ta chưa từng gặp người nào nói về những
hiện vật hoặc những bài viết trưng bầy. Ông Eric Rivet vui mừng, khuyến khích bà
Laura lại gần, xem xét kỹ hơn. Ông ta còn đưa cho bà bao tay để bảo vệ những
trang giấy quý giá từ mồ hôi đôi bàn tay.
Quyển nhật ký là món qùa từ giã ông Jones tặng cho bà ta
trước khi lên đường nhập ngũ. Hai người quen biết nhau vào năm 1941 nơi trường
trung học Winslow, lúc đó ông Jones chơi môn bóng rổ cho nhà trường, bà Laura
trong toán vũ công ủng hộ (cheerleader). Hai người tình gắn bó trong suốt thời
gian theo học bậc trung học và ông Jones đã tặng bà Laura chiếc nhẫn tốt nghiệp
trong buổi dạ vũ dành cho các học sinh ra trường (prom night).
Ngày đầu tiên được ghi lại trong quyển nhật ký chưa được
một năm lúc ông Jones tử trận, khi ông ta là binh nhì trong căn cứ Elliot ở San
Diego. Trong đó, ông ta ghi lại hình ảnh một ngày phục vụ trong Thủy Quân Lục
Chiến Hoa Kỳ, và tình yêu của ông ta dành cho Laura Mae. Điều đó chứng tỏ ông
ta rất yêu thương người bạn gái. Ông Jones kết thúc quyển nhật ký bằng lời “thỉnh nguyện” cuối cùng… làm ơn
trao lại quyển nhật ký này cho nàng (Laura Mae).
Buồn thay, một viên đạn bắn tỉa giết chết Thomas “Cotton”
Jones ngày 17 tháng Chín năm 1944, ngày thứ ba quân đội Hoa Kỳ tấn công lên đảo
Peleliu ở Palau. Peleliu là nơi người Hoa Kỳ học được bài học đắng cay rằng quân
đội Nhật đã thay đổi chiến thuật. Trận đánh trên đảo này kéo dài hai tháng rưỡi
điạ ngục. Ông Jones là một trong số 1794 quân nhân Hoa Kỳ tử trận trên đảo
Peleliu. Tổng kết Hoa Kỳ có thêm 7302 người bị thương, khoảng 10900 quân Nhật bị
giết và 19 quân nhân, thủy thủ bị bắt làm tù binh. Con số này nói lên mức độ rộng
lớn kinh hoàng của trận đánh trên đảo Peleliu.
Bà Burlingame (Laura Mae) không hiểu lý do tại sao thời
gian quá lâu dài để bà ta nhìn lại được quyển nhật ký. Được biết, người đầu tiên
được trao lại quyển nhật ký là người em gái của ông Jones, người mà bà Laura không
quen biết nhiều. Sau đó một người cháu trai của ông Jones trao tặng những kỷ vật
của ông ta cho viện bảo tàng năm 2001. Người cháu này cho biết, nhận được các kỷ
vật vài năm sau khi ông Jones tử trận, trong đó có quyển nhật ký, nhưng không
trao lại cho bà Laura Mae vì ngại rằng, có thể trở nên “vấn đề” trong hạnh phúc
hôn nhân gia đình bà ta (Laura Mae đã lập gia đình với người khác). (Bà Laura
Mae trả lời rằng, ông Jones và chồng bà là hai người bạn thân, sẽ không có chuyện
gì xẩy ra).
Khi bà Burlingame biết được ông Hunt đang sưu tầm những
hiện vật cho viện bảo tàng, bà đã gửi tặng những bức ảnh của ông Jones và chiếc
nhẫn tốt nghiệp của ông ta, những kỷ niệm bà đã lưu giữ từ bao nhiêu năm qua.
Quyển nhật ký ghi lại ngày cuối cùng 1 tháng Mười Hai năm
1943, ông Jones có nói đến chuyện đánh bạc thắng được 200 đô la, và đã để dành
được số tiền tổng cộng 320 đô la. Ông ta mơ tưởng đến một lễ Giáng Sinh “trọn vẹn”
bên người mình yêu, và đang tìm cách gửi tiền về cho nàng (bà Laura Mae).
Ông Jones sẽ không bao giờ thực hiện được điều mình mong
ước, nhưng bà Burlingame rất cảm động khi ông Jones ghi lại những lần nhận được
thư từ của cha mẹ và bà ta. Viện bảo tàng đã scan (chuyển sang hệ thống số
“digital”) quyển nhật ký và gửi cho bà Laura một bản. Bên trong bìa quyển nhật
ký khổ 4x7 inches gần như bị che khuất bởi tấm ảnh của bà ta với chữ ký “Love
Laurie”.
Ước nguyện cuối cùng của người lính chiến anh dũng TQLC đã
được toại nguyện, mặc dầu thời gian đã trôi qua gần bẩy thập niên (70 năm).
American University of Nigeria
School of Information Technology and Computing
vđh
Woman Finds Diary Of Man She Loved In World War II Museum
Laura Mae Davis did in fact get to read the diary, but it took almost 70 years for her to see it. She was finally able to read her old love’s diary in a most surprising way. In 2013, while she was visiting the National World War II Museum in New Orleans she saw the diary in a display case. She was then 90 years old, and the discovery brought tears to her eyes. There was no way to predict something like this happening after so many decades.
Her name is now Laura Mae Davis Burlingame. She married an Army Air Corps pilot in 1945. She went to the New Orleans museum to see the display that was commemorating the young marine who had been her high school sweetheart. Mrs. Burlingame expected to see pictures of him and his fellow servicemen and maybe even some articles written about them. But she was absolutely stunned to see the 22-year-old machine-gunner’s diary on display.
The curator Eric Rivet said that in 17 years of working at the museum he had never met someone who was actually mentioned in any of the articles or records on display. He happily facilitated Mrs. Burlingame wish to get a closer look. He also provided her with white gloves to protect the old pages from being damaged by the oil from her skin. The diary had been a farewell gift from her to Jones before he left for the war. The two met in 1941 at Winslow High School where he was a basketball player and she was a cheerleader. The two sweethearts dated throughout high school, but were not engaged. However, Jones did give her his class ring and took her to their prom.
The first entry was written less than a year before his death while he was a private at Camp Elliott in San Diego. In it he described the diary as a history of his days in the U.S. Marine Corps, and most of all declared his love for Laura Mae. It is clear from the diary that he was deeply in love with his girl. He closed the entry with what he dubbed as his life’s last request, which was to please return the diary to her.
Sadly, a sniper shot Jones on September 17, 1944, the third day of the U.S. assault on the Pacific island of Peleliu, in Palau. Peleliu was where the Unites States learned the hard way that Japan had changed their tactics. The battle for this island was the beginning of two and a half months of utter hell. Jones was among 1,794 Americans killed on Peleliu. A total of 7,302 Americans were injured, about 10,900 Japanese were killed, and some 19 soldiers and sailors from Japan became prisoners of war. These figures indicate the ferocity of the battle.
Burlingame was not sure why it took so long for her to get the diary. It turns out the diary originally went to one of Jones’s sisters whom she did not know very well. Jones’s nephew, Robert Hunt, who turned Jones’s artifacts over to the museum in 2001, received the diary some years after Jones was killed but did not pass it on to Burlingame because he was concerned it would cause issues with her marriage. (She said Jones and her husband had been good friends and there would have been no issue.) When Mrs. Burlingame heard that Hunt was collecting artifacts for the museum she gave him pictures and Jones’s class ring, which she had saved all those years.
In Jones’s very last entry on December 1, 1943, he mentioned winning $200 in a game of craps and how he had $320 total saved up. He thought about what a nice Christmas he could be having with his love, and contemplated how he could wire the money back home to her. He was never able to do that, but Burlingame said she was touched at how many times Jones mentioned getting letters from his parents and her. The museum scanned the diary and mailed her a copy. The 4-by-7 inch back inside cover was almost completely covered by her picture, and she had signed it “Love Laurie.”
The last wish of this gallant marine had finally been granted, even though it took almost seven decades.
No comments:
Post a Comment