Nhiều năm trước đây, khi tôi sống ở Ấn độ và thực hành thiền tập tại Bồ đề Ðạo tràng, tôi có đi với một người bạn sang Calcutta ở vài hôm. Ðến giờ trở về, chúng tôi mới hay là mình sắp trễ giờ xe lửa. Chỉ có một cách duy nhất để ra ga kịp giờ là tìm một chiếc xe kéo. Xe kéo là một loại xe rất thông dụng ở Ấn độ. Tại những thành phố khác, xe kéo thường được kéo bằng xe đạp hoặc xe gắn máy, nhưng ở Calcutta xe được kéo bằng người chạy bộ. Mặc dù chúng tôi không thích ngồi trên xe để cho một người khác kéo, nhưng vì trễ giờ nên chúng tôi không còn có sự chọn lựa nào khác hơn.
Người
phu kéo xe đưa chúng tôi băng ngang qua những ngõ tắt, xuyên qua các
hẻm vắng tối thui. Ðột nhiên, chợt có một người đàn ông to lớn từ đâu
xuất hiện, tiến đến người phu kéo và chận đứng chiếc xe lại.
Hắn nhìn thấy tôi, nắm lấy tôi và cố lôi tôi ra khỏi xe. Tôi nhìn chung
quanh tìm người cứu giúp. Chung quanh tôi đâu đâu cũng có người, thường
thường ở Ấn độ là vậy, nhưng tôi không thấy được một gương mặt nào là
thân thiện hết.
Tôi
tự nhủ, "Trời ơi, tên này sẽ lôi mình xuống và làm hại mình đây. Sau đó
hắn sẽ giết mình mà không có một ai cứu giúp hết." Nhưng người bạn tôi
ngồi cạnh bên trên xe, giúp tôi xô được tên say rượu ra xa, và kêu người
phu xe chạy đi nhanh. Chúng tôi thoát được
nguy hiểm ấy và đến trạm xe lửa đúng giờ.
Về
đến Bồ đề Ðạo tràng tôi vẫn còn cảm thấy run sợ và tức giận. Tôi kể cho
vị thầy tôi nghe, ngài Munindra, về chuyện đã xảy ra. Ông nhìn tôi và
nói, "Ồ Sharon, với tất cả tâm từ bi của cô, đáng lẽ cô phải
lấy cây dù của cô, dùng hết sức mình mà đập lên đầu hắn mấy cái thật
mạnh!"
Ðôi khi chúng ta nghĩ, khi ta có một tâm bi, có một con tim rộng mở, nghĩa là ta sẽ trở nên thụ động, cho phép kẻ khác lợi dụng mình. Ta lúc nào cũng nở nụ cười và mặc cho người khác muốn làm gì ta cũng được. Nhưng tâm bi không phải là như vậy. Ngược hẳn lại, tâm bi không hề có nghĩa là yếu đuối. Nó là một sức mạnh phát sinh lên khi ta nhìn thấy được tự tánh khổ đau của cuộc đời. Tâm bi cho phép ta nhìn thẳng vào khổ đau, dù trong ta hay trong người khác, không chút sợ hãi. Nó cho phép ta lên án những bất công không chút do dự, và hành xử thích ứng với khả năng của mình. Muốn phát triển tâm bi, tâm thứ hai trong Tứ vô lượng tâm, đức Phật dạy, ta phải biết sống với lòng thương xót đối với tất cả mọi người, mọi loài, không phân biệt.
Ðôi khi chúng ta nghĩ, khi ta có một tâm bi, có một con tim rộng mở, nghĩa là ta sẽ trở nên thụ động, cho phép kẻ khác lợi dụng mình. Ta lúc nào cũng nở nụ cười và mặc cho người khác muốn làm gì ta cũng được. Nhưng tâm bi không phải là như vậy. Ngược hẳn lại, tâm bi không hề có nghĩa là yếu đuối. Nó là một sức mạnh phát sinh lên khi ta nhìn thấy được tự tánh khổ đau của cuộc đời. Tâm bi cho phép ta nhìn thẳng vào khổ đau, dù trong ta hay trong người khác, không chút sợ hãi. Nó cho phép ta lên án những bất công không chút do dự, và hành xử thích ứng với khả năng của mình. Muốn phát triển tâm bi, tâm thứ hai trong Tứ vô lượng tâm, đức Phật dạy, ta phải biết sống với lòng thương xót đối với tất cả mọi người, mọi loài, không phân biệt.
Nhưng
cảm xúc của tâm bi rất dễ bị hiểu lầm. Lần đầu tiên tôi đến dạy thiền
tập ở Nga, tôi đề cập đến tâm bi rất nhiều. Khi những câu của tôi được
thông dịch sang tiếng Nga, tôi chợt có một cảm giác là lời
của tôi đã không được chuyển đạt đúng nghĩa. Cuối cùng, tôi quay sang
hỏi người thông dịch, "Khi tôi nói 'tâm bi' anh dịch sang như thế
nào?" Anh ta đáp, "Ồ, tôi diễn tả một trạng thái bị chiếm ngự bởi nỗi
khổ của kẻ khác, như là bị ai lấy dao đâm vào tim
mình, và ta phải gánh vác cái đau của kẻ khác như là nỗi đau của chính
mình vậy." Tôi ngồi đó và nghĩ thầm, "Thôi chết rồi!"
Nhưng sự lầm lẫn ấy thật ra cũng tự nhiên thôi. Ta rất dễ hiểu lầm rằng tâm bi có nghĩa là chịu đựng khổ đau của kẻ khác.
Khi được dịch từ tiếng Pali và Sanskrit, chữ karuna, tâm bi, có nghĩa là sự run rẩy, rúng động của con tim trước nỗi đau của kẻ khác. Nhưng nó không có một nghĩa yếu đuối và tiêu cực như lối diễn tả của người thông dịch. Khi ta bị chế ngự bởi một nỗi đau, nó có thể đưa đến một sự thất vọng, phiền muộn, chán nãn, và đôi khi là tức giận. Nhưng đó không phải là tâm bi. Ram Dass và Paul Gorman, trong quyển Tôi có thể giúp bằng cách nào? viết: "... mở rộng con tim ra để tiếp xúc là một việc, và để cho con tim mình bị tan vỡ và bị chế ngự lại là một việc khác. Sự khác biệt của khổ đau nằm ở chỗ đó." Nếu như ta cảm thấy con tim mình sẽ bị tan vỡ, ta sẽ bị đè bẹp, ta sẽ không chịu đựng nỗi sự việc xảy ra, thì ta không thể cởi mở ra trước nỗi đau được - thế nhưng đó cũng chính là nền tảng của tâm bi.
Khi được dịch từ tiếng Pali và Sanskrit, chữ karuna, tâm bi, có nghĩa là sự run rẩy, rúng động của con tim trước nỗi đau của kẻ khác. Nhưng nó không có một nghĩa yếu đuối và tiêu cực như lối diễn tả của người thông dịch. Khi ta bị chế ngự bởi một nỗi đau, nó có thể đưa đến một sự thất vọng, phiền muộn, chán nãn, và đôi khi là tức giận. Nhưng đó không phải là tâm bi. Ram Dass và Paul Gorman, trong quyển Tôi có thể giúp bằng cách nào? viết: "... mở rộng con tim ra để tiếp xúc là một việc, và để cho con tim mình bị tan vỡ và bị chế ngự lại là một việc khác. Sự khác biệt của khổ đau nằm ở chỗ đó." Nếu như ta cảm thấy con tim mình sẽ bị tan vỡ, ta sẽ bị đè bẹp, ta sẽ không chịu đựng nỗi sự việc xảy ra, thì ta không thể cởi mở ra trước nỗi đau được - thế nhưng đó cũng chính là nền tảng của tâm bi.
Bước
đầu tiên để phát triển một tâm bi là biết cởi mở và nhận diện được sự
có mặt của khổ đau trong cuộc đời. Ở tất cả mọi nơi, bất cứ ở đâu, bằng
cách này hay cách khác, mọi loài đang khổ đau. Có những khổ
đau to lớn và bi đát, có những khổ đau nhỏ nhoi và thinh lặng.
Giáo
lý này không bắt buộc ta phải biểu hiện tâm bi theo một đường lối nhất
định nào. Bạn có thể cầm cây dù của bạn, với hết cả tâm bi của mình, đập
xuống đầu một người nào đó mấy cái thật mạnh. Hay có thể
bạn từ bỏ hết mọi thế sự và chọn một lối sống xuất gia. Có nhiều sự
chọn lựa khác nhau.
Một
hành động của tâm bi không cần phải là một cái gì vĩ đại, to tát. Những
hành động nhỏ nhặt thôi, bày tỏ tình thương, sự cởi mở, như là tặng
thức ăn cho người đói, chào đón, hỏi thăm một người nào, sự có
mặt của mình - tất cả những cái đó đều là những biểu hiện rất hùng
tráng của tâm bi. Tâm bi giúp ta mở lòng ra và tiếp xúc với nỗi đau, và
tuệ giác chỉ cho ta biết cách hành xử cho thích hợp. Với tâm bi, sự sống
của bạn sẽ là một hiện thân của tình thương
và sự hiểu biết.
Trích trong “Thiền tập về thương yêu”
Nguyễn Duy Nhiên dịch
No comments:
Post a Comment