Chúng tôi đã sống với nhau gần 50 năm hạnh phúc.
Tuổi đời cách xa nhau khá lớn, 9 năm, tôi là người vợ may mắn được cưng chiều và chồng tôi không để tôi thiếu thốn điều gì, từ tình thương đến vật chất. Năm nay tôi bước vào tuổi 70, một người đàn bà còn đủ sức sống, sức khỏe .
Từ ngày hai vợ chồng về hưu, chúng tôi vẫn giữ nếp sống cũ, lui tới với bạn bè, du lịch khắp nơi . Và từ khi các cháu nội ngoại đua nhau ra đời, lại thêm bận rộn chuyện nuôi cháu giúp con.
Trong nhà vang tiếng trẻ cười, nhất là dịp cuối tuần, con cháu về đầy nhà, tôi bận túi bụi, đi chợ nấu ăn lo bữa cơm gia đình.
Tôi cảm thấy hạnh phúc thật đầy đủ ...
Cách đây hơn một năm, các bác sĩ tìm ra nhà tôi bị bệnh Alzheimer ! căn bệnh này xuất hiện từ từ rồi tăng tiến bất ngờ, mau lẹ đến phải lo ngại. Alzheimer, tôi có xa lạ gì với cái tên này đâu ! tôi vẫn thường cười nhạo về sự đãng trí của chồng… quên chìa khóa ... lái xe lạc đường về... để cái này qua chổ khác, rồi loay hoay kiếm tìm...
Và tôi cũng đã nghe đến, biết đến từ lâu. Suốt cả cuộc đời nghề nghiệp của tôi trong 40 năm làm việc ở Canada, săn sóc thuốc men cho các bệnh nhân cao tuổi, thường thường là cuối cùng họ cũng phải chịu số phận dọn vào ở trong các viện dưỡng lão dành cho những ông bà già mắc bệnh Alzheimer.
Điều này khiến tôi đôi khi lo sợ lắm, nhưng rồi cuối cùng chúng tôi cũng phải hồi hộp, đau khổ mà chờ đợi, chuẩn bị chấp nhận một kếtcuộc đau lòng và tệ hại có thể xảy đến.
Khi nhà tôi nhận được kết quả xác định bệnh Alzheimer, chúng tôi đã ôm lấy nhau và khóc vùi... Khi bình tĩnh lại, chúng tôi cùng lau nước mắt cho nhau và bắt đầu đề cập đến những hệ lụy có thể xảy ra... Cả hai chúng tôi đều là chuyên viên trong ngành y tế, nên sự đề cập, bàn luận đến bệnh tình cũng là điều dễ dàng... Chúng tôi cũng hiểu rõ những gì trong tương lai gần chờ đợi chúng tôi... những
ngày sắp tới mà không hoảng hốt, không hoang mang. Chúng tôi cũng chẳng lạ lùng gì với căn bệnh này vì chính trong gia đình, mẹ chồng tôi ngày xưa cũng đã mắc phải căn bệnh này trước khi qua đời vào trước tuổi 90. Phần chồng tôi thì ông không bao giờ muốn nhắc lại những kỷ niệm đau buồn đó.
Từ ngày ấy, chúng tôi vẫn tiếp tục sống bên nhau, giảm bớt dần những giao tế xã hội, bạn bè. Tôi tiếp tục săn sóc chồng cho đến ngày tình thế bắt buộc anh ấy phải nhập viện. Mỗi tuần năm ngày, tôi vào viện thăm chồng, mang theo những thức ăn ngày trước anh ưa thích.... Mặc dầu vậy, anh ăn rất ít và trí nhớ dần dần mất đi... bạn bè thân thiết vào thăm, anh không còn nhớ tên, cũng không thể nhận ra người quen.
Tuy vậy, với những thành viên trong gia đình, anh vẫn nhận biết dễ dàng và gọi tên rõ ràng từng đứa cháu, đứa con, nét vui mừng lộ ra mặt mỗi lần tôi đến thăm.
Chúng tôi càng ngày càng ít chuyện trò với nhau, thay vào đó chúng tôi thường cầm tay nhau. Chúng tôi tay trong tay rất lâu, tôi vuốt ve bàn tay của chồng và hôn nhẹ lên vầng trán rộng...
Mỗi ngày, tôi thường đọc cho anh nghe một trang báo hay cùng đi dạo ngoài vườn vào những hôm nắng đẹp. Ông nhà tôi ngồi vững vàng trên xe lăn, tôi đẩy xe đi nhè nhẹ, ông hài lòng ngắm những luống hoa nở rực rỡ hai bên lối đi, hoặc cùng ngước nhìn bầu trời xanh bát ngát, theo dỏi những cánh chim rộn rã bay về sau nhiều tháng ngày dài trốn tuyết ở tận miền nam...
Có lúc tôi cầm chiếc kéo, cẩn thận cắt xén mái tóc lưa thưa trắng bạc, ông ngồi im lặng, cười rất hiền và lộ vẻ sung sướng, hài lòng...
Nhìn ông, thật khó mà tưởng tượng một ngày kia phải rời xa người chồng, người anh, người bạn đời thân yêu này mãi mãi.
Dòng đời vẫn trôi... những buồn vui nối tiếp, con đường trải dài từ nhà đến viện dưỡng lão, những cuốc xe taxi cố định, không thay đổi hướng đi bên những tàng cây xanh, chuyển vàng vào tiết thu, phủ đầy bụi tuyết trong mùa Giáng Sinh…
Xuân, Hạ, Thu, Đông ...Từng chu kỳ tuyết trắng... và người chồng thân yêu của tôi chìm dần.. chìm dần trong thế giới yên lặng. Còn tôi, một mình chiến đấu với nỗi cô đơn bất lực của chính mình.
Thỉnh thoảng tôi có mặc cảm so sánh, tại sao mình lại còn được sức khỏe hơn chồng ... tiếp tục với cuộc sống đơn độc, ngoài hai buổi đi về thăm viếng, còn được vui với con cháu vây quanh, bạn bè sum họp .
Đôi khi liền sau một cuộc vui tôi cảm thấy mình có lỗi, ích kỷ, chỉ biết vui cho riêng mình mà quên nghĩ đến chồng ...
Tự hỏi như vậy, tôi có hay không đánh mất tình yêu, đạo đức của người vợ, có chồng đau yếu, bệnh hoạn đang chờ đợi từng phút từng giây ở nơi chốn nào đó trong một viện dưỡng lão của thành phố ?
Nhưng mặt khác, với cuộc sống chung quanh không ngừng nghỉ, tôi thầm nhủ, nên trôi theo dòng đời, phải có sự giao tiếp với đời sống còn lại, có như thế, chỉ có cách đó, tôi mới có thể giữ được nụ cười và nguồn năng lượng ít ỏi, cần thiết để tiếp sức sống cho chồng ...
Không muốn, cũng không dám nghĩ xa hơn về những ngày sắp tới...Hiện tại, đối với tôi, cuộc đời không phải là một màu hồng tuyệt đối, nhưng tôi còn có thể chịu đựng được những thăng trầm nhè nhẹ bằng cách chu toàn những nhiệm vụ, bổn phận nho nhỏ mỗi ngày...
Phần riêng cho tôi, thấy cần phải tự chăm sóc mình, giữ sức khỏe tốt và tâm thần thanh thản để vui sống và để đừng làm phiền hà đến những người sống chung quanh mình, nhất là để đủ năng lực chăm sóc người bệnh, người chồng yêu quí của tôi, càng lâu dài càng tốt...
Hy vọng những lời tâm sự này mang lại cho bạn chút vui sống, niềm hy vọng, nếu chẳng may một ngày kia, một người bạn của chúng ta gặp phải chuyện không may như tôi. Xin hãy cố gắng.
Tuổi đời cách xa nhau khá lớn, 9 năm, tôi là người vợ may mắn được cưng chiều và chồng tôi không để tôi thiếu thốn điều gì, từ tình thương đến vật chất. Năm nay tôi bước vào tuổi 70, một người đàn bà còn đủ sức sống, sức khỏe .
Từ ngày hai vợ chồng về hưu, chúng tôi vẫn giữ nếp sống cũ, lui tới với bạn bè, du lịch khắp nơi . Và từ khi các cháu nội ngoại đua nhau ra đời, lại thêm bận rộn chuyện nuôi cháu giúp con.
Trong nhà vang tiếng trẻ cười, nhất là dịp cuối tuần, con cháu về đầy nhà, tôi bận túi bụi, đi chợ nấu ăn lo bữa cơm gia đình.
Tôi cảm thấy hạnh phúc thật đầy đủ ...
Cách đây hơn một năm, các bác sĩ tìm ra nhà tôi bị bệnh Alzheimer ! căn bệnh này xuất hiện từ từ rồi tăng tiến bất ngờ, mau lẹ đến phải lo ngại. Alzheimer, tôi có xa lạ gì với cái tên này đâu ! tôi vẫn thường cười nhạo về sự đãng trí của chồng… quên chìa khóa ... lái xe lạc đường về... để cái này qua chổ khác, rồi loay hoay kiếm tìm...
Và tôi cũng đã nghe đến, biết đến từ lâu. Suốt cả cuộc đời nghề nghiệp của tôi trong 40 năm làm việc ở Canada, săn sóc thuốc men cho các bệnh nhân cao tuổi, thường thường là cuối cùng họ cũng phải chịu số phận dọn vào ở trong các viện dưỡng lão dành cho những ông bà già mắc bệnh Alzheimer.
Điều này khiến tôi đôi khi lo sợ lắm, nhưng rồi cuối cùng chúng tôi cũng phải hồi hộp, đau khổ mà chờ đợi, chuẩn bị chấp nhận một kếtcuộc đau lòng và tệ hại có thể xảy đến.
Khi nhà tôi nhận được kết quả xác định bệnh Alzheimer, chúng tôi đã ôm lấy nhau và khóc vùi... Khi bình tĩnh lại, chúng tôi cùng lau nước mắt cho nhau và bắt đầu đề cập đến những hệ lụy có thể xảy ra... Cả hai chúng tôi đều là chuyên viên trong ngành y tế, nên sự đề cập, bàn luận đến bệnh tình cũng là điều dễ dàng... Chúng tôi cũng hiểu rõ những gì trong tương lai gần chờ đợi chúng tôi... những
ngày sắp tới mà không hoảng hốt, không hoang mang. Chúng tôi cũng chẳng lạ lùng gì với căn bệnh này vì chính trong gia đình, mẹ chồng tôi ngày xưa cũng đã mắc phải căn bệnh này trước khi qua đời vào trước tuổi 90. Phần chồng tôi thì ông không bao giờ muốn nhắc lại những kỷ niệm đau buồn đó.
Từ ngày ấy, chúng tôi vẫn tiếp tục sống bên nhau, giảm bớt dần những giao tế xã hội, bạn bè. Tôi tiếp tục săn sóc chồng cho đến ngày tình thế bắt buộc anh ấy phải nhập viện. Mỗi tuần năm ngày, tôi vào viện thăm chồng, mang theo những thức ăn ngày trước anh ưa thích.... Mặc dầu vậy, anh ăn rất ít và trí nhớ dần dần mất đi... bạn bè thân thiết vào thăm, anh không còn nhớ tên, cũng không thể nhận ra người quen.
Tuy vậy, với những thành viên trong gia đình, anh vẫn nhận biết dễ dàng và gọi tên rõ ràng từng đứa cháu, đứa con, nét vui mừng lộ ra mặt mỗi lần tôi đến thăm.
Chúng tôi càng ngày càng ít chuyện trò với nhau, thay vào đó chúng tôi thường cầm tay nhau. Chúng tôi tay trong tay rất lâu, tôi vuốt ve bàn tay của chồng và hôn nhẹ lên vầng trán rộng...
Mỗi ngày, tôi thường đọc cho anh nghe một trang báo hay cùng đi dạo ngoài vườn vào những hôm nắng đẹp. Ông nhà tôi ngồi vững vàng trên xe lăn, tôi đẩy xe đi nhè nhẹ, ông hài lòng ngắm những luống hoa nở rực rỡ hai bên lối đi, hoặc cùng ngước nhìn bầu trời xanh bát ngát, theo dỏi những cánh chim rộn rã bay về sau nhiều tháng ngày dài trốn tuyết ở tận miền nam...
Có lúc tôi cầm chiếc kéo, cẩn thận cắt xén mái tóc lưa thưa trắng bạc, ông ngồi im lặng, cười rất hiền và lộ vẻ sung sướng, hài lòng...
Nhìn ông, thật khó mà tưởng tượng một ngày kia phải rời xa người chồng, người anh, người bạn đời thân yêu này mãi mãi.
Dòng đời vẫn trôi... những buồn vui nối tiếp, con đường trải dài từ nhà đến viện dưỡng lão, những cuốc xe taxi cố định, không thay đổi hướng đi bên những tàng cây xanh, chuyển vàng vào tiết thu, phủ đầy bụi tuyết trong mùa Giáng Sinh…
Xuân, Hạ, Thu, Đông ...Từng chu kỳ tuyết trắng... và người chồng thân yêu của tôi chìm dần.. chìm dần trong thế giới yên lặng. Còn tôi, một mình chiến đấu với nỗi cô đơn bất lực của chính mình.
Thỉnh thoảng tôi có mặc cảm so sánh, tại sao mình lại còn được sức khỏe hơn chồng ... tiếp tục với cuộc sống đơn độc, ngoài hai buổi đi về thăm viếng, còn được vui với con cháu vây quanh, bạn bè sum họp .
Đôi khi liền sau một cuộc vui tôi cảm thấy mình có lỗi, ích kỷ, chỉ biết vui cho riêng mình mà quên nghĩ đến chồng ...
Tự hỏi như vậy, tôi có hay không đánh mất tình yêu, đạo đức của người vợ, có chồng đau yếu, bệnh hoạn đang chờ đợi từng phút từng giây ở nơi chốn nào đó trong một viện dưỡng lão của thành phố ?
Nhưng mặt khác, với cuộc sống chung quanh không ngừng nghỉ, tôi thầm nhủ, nên trôi theo dòng đời, phải có sự giao tiếp với đời sống còn lại, có như thế, chỉ có cách đó, tôi mới có thể giữ được nụ cười và nguồn năng lượng ít ỏi, cần thiết để tiếp sức sống cho chồng ...
Không muốn, cũng không dám nghĩ xa hơn về những ngày sắp tới...Hiện tại, đối với tôi, cuộc đời không phải là một màu hồng tuyệt đối, nhưng tôi còn có thể chịu đựng được những thăng trầm nhè nhẹ bằng cách chu toàn những nhiệm vụ, bổn phận nho nhỏ mỗi ngày...
Phần riêng cho tôi, thấy cần phải tự chăm sóc mình, giữ sức khỏe tốt và tâm thần thanh thản để vui sống và để đừng làm phiền hà đến những người sống chung quanh mình, nhất là để đủ năng lực chăm sóc người bệnh, người chồng yêu quí của tôi, càng lâu dài càng tốt...
Hy vọng những lời tâm sự này mang lại cho bạn chút vui sống, niềm hy vọng, nếu chẳng may một ngày kia, một người bạn của chúng ta gặp phải chuyện không may như tôi. Xin hãy cố gắng.
Cố gắng ....
****************************** ********
Già Hóa Lú?
Bs Vũ Quí Đài, M.D., Ph.D.
Con
cái chăm sóc cha mẹ khi già yếu là bổn phận mà cũng là truyền thống tốt
đẹp của dân ta. Tuy vậy ta cũng thường nghe nhiều câu than thở, như: “Bà già tôi hồi này lẫn nặng rồi, đâu có dám để cụ ở nhà một mình nữa được!”, hay là: “Ông cụ già rồi đâm đốc chứng!”.
Tuổi bắt đầu lú lẫn hay thay tính đổi nết thì tùy người. Có khi chưa tới sáu mươi, có khi ngoài bảy mươi mới phát hiện. Cũng có người sống tới ngoài chín mươi mà không thay đổi là bao. Những chứng lú (dementia) như vậy, ngày trước thì cho là tiến trình tự nhiên của tuổi già, coi như là “hết thuốc chữa”. Nhưng càng ngày càng thấy là có nhiều căn do bệnh tật sinh lú lẫn, và trong nhiều trường hợp, có thể, nếu không chữa được bệnh thì ít ra cũng làm cho bệnh chậm lại.
Tuổi bắt đầu lú lẫn hay thay tính đổi nết thì tùy người. Có khi chưa tới sáu mươi, có khi ngoài bảy mươi mới phát hiện. Cũng có người sống tới ngoài chín mươi mà không thay đổi là bao. Những chứng lú (dementia) như vậy, ngày trước thì cho là tiến trình tự nhiên của tuổi già, coi như là “hết thuốc chữa”. Nhưng càng ngày càng thấy là có nhiều căn do bệnh tật sinh lú lẫn, và trong nhiều trường hợp, có thể, nếu không chữa được bệnh thì ít ra cũng làm cho bệnh chậm lại.
Người già lú lẫn như thế nào?
Để đâu quên đó: Để
chùm chìa khóa nhà đâu đó rồi quên lú đi, thì cũng là thường. Nhưng
người bị bệnh lú, có khi cất chìa khóa vào ngăn kéo đựng vớ, hay là bỏ
kính đeo mắt vào tủ lạnh rồi đi tìm trong hộp đựng giầy, mà vẫn cho là
tự nhiên như không! Đã vậy lại còn nổi quạu nếu con cháu nó có nhắc nhở,
giống như bị chạm tự ái “Thì tao vẫn biết, việc gì phải nói?”.
Quên thời gian, không gian, quên cả người quen: Thường
ta cũng nhiều khi quên không nhớ hôm nay là thứ mấy, có khi quên không
biết là tháng mấy. Nhưng người bị bệnh thì không nhớ luôn cả năm nay là
năm 1999, ở trong nhà mình mà không biết mình đang ở đâu. Người bình
thường, có khi gặp bạn cũ, người ta nhận ra mình, mà mình không thể nào
nhớ ra bạn được. Người bệnh lú thì nặng hơn nhiều. Ôm chầm lấy một người
bà con xa rồi hỏi: “Ông có phải bố tôi không?”, hay là nhìn chăm chăm vào mặt bà vợ mà nói: “Tôi không quen bà này!”.
Tật cầm nhầm: Vào
tiệm mua thứ này thú khác rồi lừng lững đi ra không trả tiền. Con cháu
nó để dành đồng quarter để đi giặt đồ, thì cứ đem lén cất giấu đi, rồi
quên tịt không biết là để ở đâu.
Nói năng lung tung: Đối
thoại khó khăn, vì nhiều khi nói nửa chừng rồi bí. Hoặc là giao tế lộn
xộn. Mời người ta uống nước, người ta đã cầm tách nước trên tay đang
uống, lại đến bên đon đả hỏi: “Bác uống nước không?” Hay là hỏi thăm người bạn: “Các cháu có khỏe không?” Người ta vừa trả lời được vài phút, lại lập lại y hệt câu hỏi trước.
Tật lục lọi: Người
bị bệnh lú lẫn nhiều khi kiếm cớ tìm kiếm vật gì rồi lục lọi lung tung
ngăn bàn ngăn tủ, làm mọi thứ bừa bãi. Lục lọi đồ của mình chưa đủ, có
khi lục lọi cả đồ của người khác nữa.
Ăn mặc lộn xộn: Áo
sơ mi có khi mặc ngược, hay là mặc áo may ô ra ngoài sơ mi. Có khi ở
truồng tồng ngồng ngồi giữa phòng khách. Cũng có người thủ dâm ngay
trước mặt người khác. Nhưng thường thì người mắc bệnh lú lẫn không có
hành vi nào nguy hiểm cho xã hội.
Đi lang thang: Một
bà cụ tự nhiên bỏ một bộ quần áo trong túi xách rồi cứ thế ra cửa từ từ
đi khỏi nhà. Con cháu tìm hết hơi mấy khúc đường mới gặp. Cụ tỉnh như
không, nói là cụ đi về quê. Có người đi từ phòng ngủ vào phòng tắm, rồi
quên phứt không biết mình đang ở đâu, cứ đi loanh quanh tìm đường về
giường ngủ. Nhất là khi dọn nhà mới, người bệnh dễ bị lạc hướng ngay
trong nhà.
Đầu óc mụ đi, hai với hai là bốn cũng không biết: Mất khả năng suy nghĩ trừu tượng. Người có học đàng hoàng, mà làm tính cộng, tính trừ đơn giản cũng không xong
Người bị lú lẫn thay tính đổi nết: Cũng
vì bị quên lú, mà người bệnh cảm thấy mình sống lạc lõng ở một thế giới
xa lạ; người lạ, nơi chốn lạ, những câu đối thoại cũng không hiểu nổi.
Vì vậy sinh ra những thay đổi tính nết như sau:
Lo âu: Đã
lo âu, mà lại lo vô căn cứ, không hiểu tại sao mình lo âu, chỉ có cảm
tưởng như mọi sự bỗng rối bét, mà mình thì lúng túng vô phương giải
quyết.
Bứt rứt bực bội: Mình
lúng túng không làm gì được, mà có ai cất nhắc giúp đỡ, thì lại khó
chịu bực bội, có khi ném đồ ném đạc, hay là quát tháo người khác.
Phiền muộn chán đời: Không
thiết tha cái gì cả, dù là ăn uống ngủ nghê, có khi ngủ li bì. Có người
biết mình bị bệnh có người không, nhưng thường uống thuốc phiền muộn
(antidepressant) thì bớt.
Đa nghi vô lý: Nhìn
đồ ăn không ăn, vì nghi có người đánh thuốc độc. Thấy bà vợ, lại tưởng
người lạ, rồi nghi là người ta vào nhà mình trộm cướp. Nghe còi xe chữa
lửa, tưởng cảnh sát tới bắt. Tiếng người nói nghe không rõ, thì cho là
người ta đang xầm xì nói xấu mình.
Mất tính tự lập: Theo
đeo người thân từng bước, và muốn có người ở bên săn sóc. Ngược lại, có
người chỉ thích ngồi buồn bã một mình, vì thấy chung quanh quá xa lạ.
Bệnh lú ảnh hưởng tới sức khỏe
Vì
hay quên, hay vì những thay đổi tính nết như trên, mà sức khỏe có thể
bị ảnh hưởng. Ngồi lâu quá ở một vị thế sinh trầy da thành loét da khó
lành. Khát nước không nhớ uống nước sẽ bị thiếu nước nguy hiểm như người
say nắng. Ngoài ra, còn có thể bị táo bón, tiêu chảy, sưng phổi trầy
da, có khi gãy xương vì vấp ngã. Tất cả đều là do cái vô ý vô tứ của
ngươi bị bệnh lú lẫn. Ngoài ra còn nhiều người bị tiêu tiểu bừa bãi
không giữ gìn được.
Khám bệnh đều làm gì?
Tuy
rằng chứng lú lẫn thực sự thì không chữa được, nhưng cái lợi của việc
đi khám bệnh là tìm ra những bệnh khác trong người, sinh lú lẫn, mà
những bệnh khác này thì lại trị được. Những bệnh có thể sinh một số tình
trạng giống như lú lẫn, thí dụ như: bệnh bướu cổ thyroid, bệnh nhiễm
trùng, chất điện giải xáo trộn, thiếu sinh tố, bị thuốc làm độc, hay là
bệnh phiền muộn. Thường thì Bác sĩ sẽ hỏi về các chứng của người bệnh,
thuốc men đang dùng, hỏi về gia đình giòng họ, khám tổng quát, chú ý
nhiều đến cao máu, và tiểu đường. Sau đó sẽ thử máu và có thể chụp hình
cắt lớp (CT) hay là cộng hưởng từ (MRI) để loại trừ trường hợp bướu
trong óc. Nếu không phải là những bệnh hay là nguyên do nào sinh lú lẫn
trong nhất thời, thì bấy giờ mới coi là bị bệnh lú lẫn thực sự.
Nguyên nhân của bệnh lú lẫn (thực sự)
Phần
lớn người già bị bệnh lú lẫn là do bệnh Alzheimer. Có một ít trường hợp
Alzheimer có di truyền trong gia đình, nhưng phần đông thì không.
Nguyên do tại sao bị Alzheimer, thì cũng chưa biết rõ. Mổ tử thi thì
thấy có thoái hóa não, và xét nghiệm kính hiển vi thì thấy có hai thứ mô
đặc biệt trong óc, một ở bên trong sợi dây thần kinh, một ở bên ngoài.
Tuy vậy cũng đã có trường hợp người minh mẫn bình thường mà cũng có hai
thứ đó.
Nguyên nhân thứ nhì, là do bị tai biến mạch máu não (stroke, trúng gió) do cao máu, sinh nhiều đốm nhỏ của óc bị hư, gọi là multi-infarct dementia (infarct là chỉ cái đốm não bị hư)
Người đánh “bốc”, bị đập mạnh vào đầu nhiều, cũng có thể bị bệnh lú.
Bệnh AIDS cũng làm hư óc, và sinh lú được.
Hồi gần đây, báo chí có nói tới bệnh “bò điên” ở bên Anh. Có một bệnh tương tự như vậy, tên là bệnh Creutzfeld-Jacobs là một bệnh nhiễm trùng óc, cũng sinh lú lẫn trước khi chết.
Nguyên nhân thứ nhì, là do bị tai biến mạch máu não (stroke, trúng gió) do cao máu, sinh nhiều đốm nhỏ của óc bị hư, gọi là multi-infarct dementia (infarct là chỉ cái đốm não bị hư)
Người đánh “bốc”, bị đập mạnh vào đầu nhiều, cũng có thể bị bệnh lú.
Bệnh AIDS cũng làm hư óc, và sinh lú được.
Hồi gần đây, báo chí có nói tới bệnh “bò điên” ở bên Anh. Có một bệnh tương tự như vậy, tên là bệnh Creutzfeld-Jacobs là một bệnh nhiễm trùng óc, cũng sinh lú lẫn trước khi chết.
Cuộc đời về chiềuTừ
khi thấy hay quên, thấy có những dấu hiệu là lạ trong tính tình, trong
cách sinh hoạt, cho tới khi Bác sĩ định bệnh là bị Alzheimer, hay lú,
thì độ một hai năm. Khoảng thời gian chừng ba, bốn năm sau đó thì người
nhà còn săn sóc được. Đến khi nặng quá, con cháu không cưu mang nổi phải
đưa vào nhà dưỡng lão, thì thường kéo dài thêm được vài năm nữa. Thời
gian hoàng hôn của cuộc đời này, người bệnh đáng được săn sóc chu đáo
với tất cả tình thương, tuy là săn sóc người bị bệnh lú là cả một nhiệm
vụ khó khăn và nặng nề.
Bs Vũ Quí Đài, M.D., Ph.D.
Cựu Giáo Sư Khoa Trưởng Y Khoa Đại Học Sàigòn
Cựu Giáo Sư Khoa Trưởng Y Khoa Đại Học Sàigòn
****************************** ****************************
Half of women will suffer dementia, Parkinson's disease or a stroke during lifetime, new study suggests
Chris Baynes
,
Nearly half of women will develop dementia, be diagnosed with Parkinson’s disease or suffer a stroke in their lifetime, according to new research.
Women
are disproportionately affected by the conditions compared to men,
about a third of whom are likely to be struck down at some point, a
three-decade study of more than 12,000 people found.
But
researchers at Erasmus University Medical Centre Rotterdam, in the
Netherlands, said preventative measures could “substantially” reduce the
burden of the illnesses.
Participants
were all under the age of 45 when the study began in 1990. They each
received thorough a health check every four years until 2016 or until
they died.
During this period, 1,489 were diagnosed with dementia, 263 were diagnosed with Parkinson’s disease, and 1,285 had a stroke.
The
overall risk of a 45-year-old later developing one of the three
conditions was 48 per cent for women and 36 per cent for men,
researchers said.
“The
gender difference was largely driven by women being at heightened risk
of developing dementia before men,” said study author Arfan Ikram, the
centre’s chair of epidemiology.
About
61 per cent of people with dementia in the UK are women, partly because
of their longer life expectancy, previous studies have shown.
Dr Ikram added: “But there were other gender differences in risk.
“While
45-year-olds of both sexes had a similar lifetime risk of stroke, men
were at substantially higher risk of having a stroke at younger ages
than women. And women were twice as likely as men to be diagnosed with
both dementia and stroke during their lifetime.”
Those
diagnosed with one of the three conditions were found to have a higher
prevalence of high blood pressure, abnormal heart rhythm, high
cholesterol and type 2 diabetes at the start of the monitoring period.
“These
findings strengthen the call for prioritising the focus on preventative
interventions at population level which could substantially reduce the
burden of common neurological diseases in the ageing population,”
researchers said.
They
estimated that if onset of dementia, Parkinson’s disease and stroke was
delayed by one to three years, the remaining risk of developing the
conditions could be cut by 20 per cent among 45-year-olds and more than
half in those older than 85.
Carol Routledge, director of research at Alzheimer’s Research UK, said the findings showed it was “crucial” to increase efforts to find a drug which can delay the onset of dementia.
Experts added the findings illustrated the importance of a healthy lifestyle.
Dr
Routledge said: “This large study underscores the enormous impact that
neurological illnesses have across society and how women are
disproportionately affected, particularly when it comes to dementia.
“For
most of us, our individual risk of illnesses like dementia is not set
in stone and there are things we can all do to help maintain a healthy
brain.
“The
best current evidence suggests that eating a balanced diet, controlling
our weight, staying physically active, not smoking, only drinking
within the recommended limits and keeping blood pressure and cholesterol
in check are all associated with better brain health into old age.”
James
Pickett, head of research at Alzheimer’s Society, said: “This study
further highlights the well-established fact that women are at a greater
risk of dementia than men, but shows how taking proactive healthy
lifestyle measures can significantly lessen that dementia risk,
regardless of age.
“As
researchers found that people who had dementia were more likely to have
had high blood pressure or type 2 diabetes, what we can take from this
is that healthy lifestyle choices such as eating a Mediterranean-style
diet, exercising regularly and not smoking can make a real impact on
reducing dementia risk, and it’s never too late to start.
No comments:
Post a Comment