Tuổi trẻ một đi
sẽ không bao giờ trở lại, để không phải trở nên hối tiếc, hãy sống hết
mình, dám yêu thương, biết trân trọng bản thân,… Đấy là những gạch đầu
dòng mà các bạn trẻ cần nhớ để có một tuổi thanh xuân ý nghĩa hơn.
Khi về già, bạn chợt nhận ra rằng mình chẳng còn gì.
Những
người trẻ như chúng ta thường nghĩ rằng thời gian dành cho mình vẫn còn
rất nhiều, nên mỗi ngày vẫn mải mê bôn ba kiếm sống, tiêu tốn thì giờ
cho việc vui chơi giải trí,v.v.
Liệu có
mấy ai thử đặt câu hỏi, rằng nếu một ngày khi ta đã có tuổi, lúc nhìn
lại quãng đời thanh xuân, chúng ta sẽ hối hận điều gì nhất hay không?
Điều thứ nhất: 92% chúng ta sẽ hối tiếc vì khi còn trẻ không đủ nỗ lực, dẫn đến chẳng làm được việc gì ra trò
Người ta
nói: còn trẻ mà không nỗ lực, về già sẽ sống khổ sở, thời thanh xuân
đẹp đẽ bao giờ cũng trôi đi rất nhanh. Trong những năm tháng tuổi trẻ,
chúng ta thường sẽ gặp rất nhiều những sự cám dỗ, thậm chí là cạm bẫy,
khi tỉnh ngộ thì tóc đã bạc trắng, lúc ấy mới nhận ra mình chẳng làm
được việc gì ra trò.
Đa số
chúng ta đều chạy theo tâm lý số đông, người khác học ta cũng học, người
khác làm thì ta cũng làm, người khác giải trí ta cũng giải trí. Đương
nhiên, người khác có thứ gì thì ta sẽ không thể có được nhiều hơn. Nếu
bạn muốn những thứ mà người khác không có, thì phải trả cái giá mà người
ta không muốn trả, đặc biệt là khi bạn còn trẻ. Vì vậy, nhân lúc bạn
vẫn còn thời gian, còn tinh thần, còn sức lực để cố gắng, hãy tranh thủ
lập ra kế hoạch mà mình có thể làm được đi nào. Sau đó cứ theo kế hoạch
đã đặt ra mà từng bước thực hiện, rồi bạn sẽ có được thành công.
Điều thứ hai: 73% trong chúng ta sẽ hối tiếc khi còn trẻ đã chọn sai nghề nghiệp
Có ba
sinh viên đại học kia được phân đến cùng một cơ quan. Một năm sau, một
trong ba người vì không chịu nổi việc cả ngày sống mà phải nhìn sắc mặt
của cấp trên nên đã bỏ sang một xí nghiệp khác. Hai người còn lại không
mảy may quan tâm, vẫn sống những ngày “sáng chín giờ đi làm chiều năm
giờ tan sở” như cũ. Một năm sau nữa, một người khác cũng quyết định từ
chức để bước ra tự lập nghiệp, người còn lại vẫn không hề bận lòng, thậm
chí còn đắc ý với cuộc sống yên ổn của mình.
Nhiều
năm sau, ba người họp mặt, người bạn học ra làm ở xí nghiệp đã trở thành
quản đốc của một công xưởng, người ra mở nhà hàng đã trở thành triệu
phú, còn người ở lại cơ quan vẫn lãng phí “thời gian tuyệt đẹp” của mình
trong tiếng la hét của cấp trên.
Rất
nhiều người khi lựa chọn nghề nghiệp hoặc tự lập nghiệp, yếu tố đầu tiên
mà người ta nghĩ đến chính là thu nhập ổn định và cuộc sống sung túc,
chứ họ không muốn đối mặt với những cơ hội đầy thử thách. Không có áp
lực thì tự nhiên sẽ thiếu đi động lực, mà không có động lực thì cũng sẽ
chôn vùi tiềm năng.
Điều thứ ba: 62% số người hối hận vì giáo dục con cái không đúng đắn
Con cái
là sự nối dõi, là hy vọng của chúng ta, rất nhiều người vì con cái mà có
thể hy sinh mọi thứ mình có, thậm chí nhận lấy tất cả đau thương và uất
ức. Nhưng “mong con thành rồng, đợi con thành phượng” chẳng qua chỉ là
nguyện vọng của riêng cha mẹ; còn đối với con cái, có lẽ chúng chỉ muốn
làm một người bình thường đơn giản, vui vẻ.
Vì thế
rất nhiều bậc phụ huynh đã dùng đến cách cưỡng chế, đốc thúc thậm chí là
vũ lực để ép con cái phát triển theo con đường mà mình đã vẽ sẵn. Nhưng
cuối cùng, đa số họ đều không tránh khỏi thất vọng khi phải đối mặt với
hiện thực, rằng chỉ có một số rất ít những người gọi là “thành công”,
và họ cũng không ngừng xót xa con mình thời gian qua đã sống quá khổ,
không hề hưởng thụ được niềm vui và sự tuyệt vời của những năm tháng
tuổi trẻ.
Điều thứ tư: 57% số người hối tiếc đã không biết trân trọng người bạn đời của mình
Về
phương diện tình cảm, lúc bên nhau mà mãi không biết trân trọng, mất đi
rồi mới biết quý ra sao. Con người vĩnh viễn không thể phát minh được
hai thứ, một là nước xóa ký ức, hai là thuốc hối hận. Khi còn trẻ không
biết trân trọng, tha thứ và thấu hiểu cho nhau, đến khi về già hối tiếc
thì đã muộn.
Lúc trẻ không biết trân trọng, khi về già hối hận cũng đã muộn.
Điều thứ năm: 45% số người hối tiếc vì không quan tâm đến sức khỏe của chính mình
“Sức
khỏe là vốn liếng”, câu nói này mãi mãi không bao giờ lỗi thời. Rất
nhiều người bán sức khỏe để đổi lấy mọi thứ trước tuổi 60, sau đó lại
dùng mọi thứ để đổi lại sức khỏe. Trên thế giới không có thứ gì quan
trọng hơn sức khỏe của bản thân; nếu không có một cơ thể khỏe mạnh, thì
gia sản hàng tỷ cũng chẳng để làm gì?
Sở dĩ
chúng ta ngưỡng mộ tuổi trẻ, là bởi vì khi còn thanh xuân thì có thể hối
hận, có thể thay đổi bất cứ lúc nào. Còn một khi đã già, có rất nhiều
việc không thể thay đổi được nữa. Vì vậy, nhân lúc còn trẻ thì hãy cố
gắng học tập, vui vẻ thật nhiều, đừng để bản thân đến khi già thì mới
thở dài vì mọi việc trôi qua vô ích.
Trí Thức VN Website
No comments:
Post a Comment