Ngày Chiến Sĩ Trận Vong nhớ về chuyện... 18 Ông La Hán của Liên Đoàn 81 Biệt Cách Nhảy Dù vào tháng 5 năm 1975!
Trong cuộc chiến tranh giữ nước vừa qua. Anh hùng không chỉ có ngũ đại tướng quân mà còn hàng vạn những chiến binh vô danh đứng rợp trời dọc theo suốt chiều dài của quân lực. Tỷ như cái chết cực kỳ anh dũng của... 18 ông La Hán.
- Thập bát La Hán!
- Phải. Đó là 18 dũng sĩ của Liên Đoàn 81 Biệt Cách Dù. Khi Tướng Dương Văn Minh đọc bản văn đầu hàng thì họ đang múa súng tại rừng Tân Uyên. Khi xe tăng Việt cộng húc đổ cánh cửa Dinh Độc Lập thời họ đang đánh vỡ mặt bọn du kích ở mật khu Biên Hoà.
- Hách thật.
- Sáng ngày 2 tháng 5. Họ rút tới bờ sông Đồng Nai, định bơi qua phía bên kia để chơi một cú chót thì bị bao vây, bị bắt. Trước khí phách ngất trời của những người lính Biệt Cách, trước thần oai lẫm liệt của những ông La Hán thời đại. Kẻ địch vừa sợ toát mồ hôi, vừa phát hoảng dựng tóc gáy. Nên chúng đem xử bắn hết rồi ném xác xuống sông.
- Thảm lắm thay! Thảm lắm thay!
- Đồng bào quanh vùng. Phần vì cảm thương cho số phận những chiến sĩ đã vị quốc vong thân, phần vì ngưỡng mộ phong thái bất khuất của những đại anh hùng nên đã vớt xác anh em và chôn dọc theo bờ sông. Hỡi ơi, khi sống thì đứng trên đầu sóng ngọn gió, khi chết thời chẳng có được một mảnh gổ đề tên. Tựa như những câu thơ:
“Lính Biệt Cách Dù không thích nghĩa trang
Yêu cô đơn nên mến lá thu vàng
Ghét nghi lể nên âm thầm nằm xuống”.
Hoặc:
“Một mai anh chết trong rừng thẳm
Muôn lá vàng rơi niệm xác thân.”
Bao mỗ thở dài:
- Họ thuộc Biệt Đội nào?
Hán tử trợn mắt:
- Mày cũng biết Biệt Cách Dù?
- Bẩm, xưa tại hạ với Liên Đoàn 81 cũng có một chút duyên.
Hán tử nghẹn ngào:
- Họ thuộc về 3 toán Thám Sát. Thứ nhất là Biệt Đội 1 của Trung Uý Trần Bá Long, thứ nhì là Biệt Đội 2 của Trung Uý La Cao, thứ 3 là Biệt Đội 4 của Trung Uý Nguyễn Văn Qúy.
Hán tử chép miệng:
- Đại tá Phan Văn Huấn đương kim gia đình trưởng Biệt Cách Dù đã liên lạc với các chiến hữu ở Việt Nam để bằng đủ mọi cách phải tìm cho ra các nấm mồ của 18 đại dũng sĩ này. Tin giờ chót cho biết rằng đã kiếm được một hố chôn tập thể 8 người, rằng đã truy cứu được tên tuổi, rằng đã thông báo với thân nhân và đang chuẩn bị tìm nơi an táng.
- Cảm động quá! Cảm động quá!
- Than ôi, vật đổi sao dời, thấm thoát mà cũng đã hơn bốn mươi năm. Trong suốt chiều dài của cuộc chiến tranh đã có hàng vạn chiến sĩ ta đã hy sinh cho tổ quốc, trong đó có hàng ngàn tử sĩ mà xác thân còn gửi đâu đó ở hốc núi, xó rừng, ở lau xậy, ở ven suối. Không có được một tấm bia đá, không có được một nén hương thơm. Hỏi sao mà hồn phách được siêu thoát, hỏi sao mà nấm xương khô được nguyên vẹn. Tựa như lời ai điếu: “Anh hùng hữu hận diệp diệp tiêu”, nghĩa là: “Người anh hùng mang nỗi uất hận, trong khi bao lá cây xào xạc rụng xuống”.
Thôi thì, xin được chắp tay cúi đầu trước anh linh của thập bát La Hán.
Trong cuộc chiến tranh giữ nước vừa qua. Anh hùng không chỉ có ngũ đại tướng quân mà còn hàng vạn những chiến binh vô danh đứng rợp trời dọc theo suốt chiều dài của quân lực. Tỷ như cái chết cực kỳ anh dũng của... 18 ông La Hán.
- Thập bát La Hán!
- Phải. Đó là 18 dũng sĩ của Liên Đoàn 81 Biệt Cách Dù. Khi Tướng Dương Văn Minh đọc bản văn đầu hàng thì họ đang múa súng tại rừng Tân Uyên. Khi xe tăng Việt cộng húc đổ cánh cửa Dinh Độc Lập thời họ đang đánh vỡ mặt bọn du kích ở mật khu Biên Hoà.
- Hách thật.
- Sáng ngày 2 tháng 5. Họ rút tới bờ sông Đồng Nai, định bơi qua phía bên kia để chơi một cú chót thì bị bao vây, bị bắt. Trước khí phách ngất trời của những người lính Biệt Cách, trước thần oai lẫm liệt của những ông La Hán thời đại. Kẻ địch vừa sợ toát mồ hôi, vừa phát hoảng dựng tóc gáy. Nên chúng đem xử bắn hết rồi ném xác xuống sông.
- Thảm lắm thay! Thảm lắm thay!
- Đồng bào quanh vùng. Phần vì cảm thương cho số phận những chiến sĩ đã vị quốc vong thân, phần vì ngưỡng mộ phong thái bất khuất của những đại anh hùng nên đã vớt xác anh em và chôn dọc theo bờ sông. Hỡi ơi, khi sống thì đứng trên đầu sóng ngọn gió, khi chết thời chẳng có được một mảnh gổ đề tên. Tựa như những câu thơ:
“Lính Biệt Cách Dù không thích nghĩa trang
Yêu cô đơn nên mến lá thu vàng
Ghét nghi lể nên âm thầm nằm xuống”.
Hoặc:
“Một mai anh chết trong rừng thẳm
Muôn lá vàng rơi niệm xác thân.”
Bao mỗ thở dài:
- Họ thuộc Biệt Đội nào?
Hán tử trợn mắt:
- Mày cũng biết Biệt Cách Dù?
- Bẩm, xưa tại hạ với Liên Đoàn 81 cũng có một chút duyên.
Hán tử nghẹn ngào:
- Họ thuộc về 3 toán Thám Sát. Thứ nhất là Biệt Đội 1 của Trung Uý Trần Bá Long, thứ nhì là Biệt Đội 2 của Trung Uý La Cao, thứ 3 là Biệt Đội 4 của Trung Uý Nguyễn Văn Qúy.
Hán tử chép miệng:
- Đại tá Phan Văn Huấn đương kim gia đình trưởng Biệt Cách Dù đã liên lạc với các chiến hữu ở Việt Nam để bằng đủ mọi cách phải tìm cho ra các nấm mồ của 18 đại dũng sĩ này. Tin giờ chót cho biết rằng đã kiếm được một hố chôn tập thể 8 người, rằng đã truy cứu được tên tuổi, rằng đã thông báo với thân nhân và đang chuẩn bị tìm nơi an táng.
- Cảm động quá! Cảm động quá!
- Than ôi, vật đổi sao dời, thấm thoát mà cũng đã hơn bốn mươi năm. Trong suốt chiều dài của cuộc chiến tranh đã có hàng vạn chiến sĩ ta đã hy sinh cho tổ quốc, trong đó có hàng ngàn tử sĩ mà xác thân còn gửi đâu đó ở hốc núi, xó rừng, ở lau xậy, ở ven suối. Không có được một tấm bia đá, không có được một nén hương thơm. Hỏi sao mà hồn phách được siêu thoát, hỏi sao mà nấm xương khô được nguyên vẹn. Tựa như lời ai điếu: “Anh hùng hữu hận diệp diệp tiêu”, nghĩa là: “Người anh hùng mang nỗi uất hận, trong khi bao lá cây xào xạc rụng xuống”.
Thôi thì, xin được chắp tay cúi đầu trước anh linh của thập bát La Hán.
Bao Bất Đồng
* Xin cám ơn người cựu chiến sĩ Thám Sát của Liên Đoàn 81 Biệt Cách Dù đã gửi tặng tấm hình nơi 18 dũng sĩ đã bị Việt cộng xử bắn.
No comments:
Post a Comment