Thực hư thế nào không biết, nhưng tập thể dục mắt vẫn là một điều tốt. Mời đọc.
Bệnh về mắt như giảm thị lực, cận thị, viễn thị, đục thủy tinh thể ngày càng phổ biến. Bí quyết của giáo sư Đông y đơn giản này sẽ giúp bạn bảo vệ tốt đôi mắt quý giá của mình.
Một
trong những kinh nghiệm vô cùng quý giá về phương pháp điều chỉnh thị
lực của giáo sư Hạ Phổ Nhân - một danh y đại sư của Trung Quốc, được Hội
Y học Trung Quốc gọi là "thần châm" (bậc thầy giỏi như thần về châm
cứu) được giới thiệu sau đây có thể là thông tin tham khảo tốt cho người
có bệnh về mắt.
Khoảng
30 năm trước, Giáo sư Nhân có bệnh về mắt, đục thủy tinh thể, gần như
bị mù. Trong bối cảnh thời đó, điều kiện chữa bệnh chưa hiện đại như
ngày nay, ông đã dùng các biện pháp điều trị theo đông y, và mắt sáng rõ
lên theo thời gian.
Áp
dụng những phương pháp tập luyện đơn giản hàng ngày, đến nay, dù giáo
sư Nhân đã 85 tuổi, nhưng ông vẫn có thể đọc sách báo, chơi bài mà không
cần phải đeo kính.
Thị lực của ông khá ổn định và đủ sáng để làm việc bình thường. Điều này quả thực là một sự ngạc nhiên kỳ diệu.
Do xu thế sử dụng công nghệ, thị lực của chúng ta đang giảm đi đáng kể, đặc biệt là trẻ em.
Giáo
sư Nhân rất lo lắng về vấn đề này, ông khuyến khích mọi người nên duy
trì tập luyện cho mắt, vừa không tốn tiền lại hiệu quả lâu dài.
1. Xoay mắt: làm mắt tinh, thông huyết, ngăn ngừa đục thủy tinh thể
Phương
pháp này rất đơn giản, chỉ cần khép mắt nhẹ, thư giãn, xoay tròng mắt
theo chiều kim đồng hồ 36 lần, đổi chiều xoay tiếp 36 lần.
Nếu kiên trì tập phương pháp này, các bệnh về mắt sẽ giảm đi thấy rõ, không chỉ có tác dụng chữa bệnh đục thủy tinh thể, viễn thị, hoa mắt, mà còn có tác dụng phòng chống cận thị hiệu quả.
Giáo
sư Nhân cho biết, đây bài tập được đánh giá cao từ xưa đến nay, giúp
làm máu chạy nhanh hơn, một số chất cặn bã được đào thải nhanh chóng, từ
đó hạn chế được triệu chứng đục thủy tinh thể phát triển.
Y
học hiện đại cũng đã phát hiện ra rằng, khi xoay chuyển mắt có thể có
thể giúp các mao mạch mắt hoạt động, thúc đẩy tuần hoàn máu, do đó cải
thiện sự trao đổi chất trong mắt, giúp kiểm soát sớm và đục thủy tinh
thể.
Khép mắt hờ, xoay tròng mắt vòng tròn 36 lần rồi đổi chiều (Ảnh giáo sư Nhân hướng dẫn)
2. Bấm huyệt thừa khấp: Chống viễn thị, giảm cận thị
Dùng
ngón trỏ bấm vào huyệt thừa khấp. Mắt hướng thẳng về phía trước, tròng
đen nhìn xuống dưới, huyệt thừa khấp nằm ở xương hốc mắt dưới. Dùng ngón
trỏ day bấm nhiều lần.
Kể
từ năm 47 tuổi, giáo sư Nhân đã có dấu hiệu mắt mờ, giảm thị lực, phải
đeo kính nặng độ nhưng mắt vẫn không nhìn rõ. Giáo sư đã nghiên cứu và
áp dụng bài bấm huyệt này vào mỗi buổi sáng thức dậy, coi như là một
giải pháp cung cấp máu cho đôi mắt.
Sau một thời gian kiên trì thực hiện, mắt ông đã cải thiện rõ rệt.
Day bấm huyệt thừa khấp (Ảnh giáo sư Nhân hướng dẫn)
3. Bấm huyệt minh nhãn: Giảm mệt mỏi mắt, nuôi dưỡng mắt sáng
Bằng
một phương pháp mát-xa đơn giản, khi vào giờ nghỉ ngơi, hoặc chờ xe
buýt, hay bất kỳ thời điểm nào trong ngày, bạn nên bấm huyệt minh nhãn,
huyệt phong nhãn để giảm chứng mỏi mắt.
Trước
khi đi ngủ, nếu bạn không phải là người dễ ngủ, khuyến khích việc bấm
huyệt để loại bỏ mệt mỏi mắt, giúp bạn nhanh chóng đi vào giấc ngủ,
phương pháp này cũng có thể ức chế quá trình đục thủy tinh thể do tuổi
già.
Ngoài
ra, bấm huyệt này cũng có thể làm giảm chứng viêm kết mạc cấp tính, tất
cả các triệu chứng liên quan đến mắt. Những người làm việc với máy
tính, công việc cần dùng mắt nhiều, nên bấm huyệt này 2 lần mỗi ngày.
Cách bấm huyệt
Cách bấm huyệt: Dùng
ngón trỏ và ngón cái của tay này, bấm day huyệt cho tay kia rồi đổi
ngược lại. Mỗi lần bấm từ 3-5 phút, cho đến khi cảm thấy hơi đau hoặc
nóng vùng huyệt thì dừng lại. Tiện lợi nhất là bấm vào buổi sáng và tối,
trước và sau khi ngủ dậy.
Giáo
sư Hạ Phổ Nhân, là một quốc y đại sư của Trung Quốc, thành viên Hiệp
hội Khoa học Trung Quốc, cố vấn cao cấp Hiệp hội Châm cứu Trung Quốc,
Hội trưởng Hội châm cứu Bắc Kinh và rất nhiều chức anh uy tín khác, công
tác tại Trung tâm Châm cứu, Bệnh viện Trung y Bắc Kinh, thuộc Đại học
Khoa học y khoa Thủ đô (Trung Quốc).
Giáo sư Hạ Phổ Nhân trực tiếp đào tạo nghề cho các thế hệ kế cận.
No comments:
Post a Comment