Tuesday, December 4, 2018

Lang thang con đường xưa Quận 4 Saigon - Blog Saigon Xưa


Kính mời quý vị cùng ad đi du lịch về con các đường “Trình Minh Thế – Khánh Hội – Tôn Đản – Đổ Thành Nhơn – Xóm Chiếu ..” qua thước phim này nha  Quận 4 ngày nay đã thay đổi rất nhiều sau 45 năm 
Trở về quá khứ xưa dân Khánh-Hội 
Khánh Hội là vùng đất của sông rạch, hẻm hóc chằng chịt, nhiều tên đường, tên hẻm nổi tiếng ở quận 4 vẫn còn dư âm cho đến tận bây giờ như đường Tôn Đản, đường Đỗ Thành Nhơn, đường Xóm Chiếu, hẻm thì có hẻm 148 Tôn Đản, được hiểu ngầm là nơi hùng cứ của băng nhóm du đãng một thời, hẻm Hãng Phân, hẻm Hiệp Thành, hẻm Nam Tiến đường Bến Vân Đồn và những khu vực nổi tiếng như khu Cầu Dừa, Cầu Chông, Cầu Kiệu… đều có sự tích gắn cùng.
Cách đây khá lâu ad đã từng viết hai chương về con đường Tôn Đản và dân Khánh Hội xưa ,nay rảnh xíu ad tiếp tục viết về lang thang những con đường xưa qua thuớc phim này, ngày xưa cách đây gần 100 năm Khánh Hội là vùng đất của sông rạch, hẻm hóc chằng chịt, nhiều tên đường, tên hẻm nổi tiếng ở quận 4 vẫn còn dư âm cho đến tận bây giờ như đường Tôn Đản, đường Đổ Thành Nhơn, đường Xóm Chiếu, hẻm thì có hẻm 148 Tôn Đản, được hiểu ngầm là nơi hùng cứ của băng nhóm Năm Cam một thời, hẻm Hãng Phân, hẻm Hiệp Thành, hẻm Nam Tiến đường Bến Vân Đồn và những khu vực nổi tiếng như khu Cầu Dừa, Cầu Chông, Cầu Kiệu… đều có sự tích gắn cùng.
Thuở nhỏ, tôi từ quê lên ở hẻm Nam Tiến, đường Bến Vân Đồn quận 4, để trọ học.
Hẻm Nam Tiến có rạp hát Nam Tiến chuyên chiếu phim cao bồi Mỹ, hồi này còn phim câm, đen trắng, máy chiếu phim chạy bằng than, mỗi lần anh chàng cao bồi cưỡi ngựa phi nước đại đuổi theo đối thủ móc súng bên hông ra quay vèo vèo, đám trẻ con đứng bật dậy khỏi ghế cây vỗ tay hoan hô thì những dãy ghế cây bật lên kêu rầm rầm theo mức độ phấn khích của khán giả trẻ con, xem phim đen trắng mà câm đã mệt, thỉnh thoảng lại hiện lên dòng chữ nguệch ngoạc “xin cáo lỗi tạm ngưng ít phút để thay than” thì càng oải hơn, nhưng trẻ con ngày đó không còn phương tiện giải trí nào khác.
Lâu lâu rạp Nam Tiến đổi món, cho những đoàn hát cải lương về diễn thường quảng cáo ảnh đào kép phía mặt tiền rạp sát lề đường Bến Vân Đồn và “tiếp thị” bằng cách phát nhạc đĩa nhựa hai giọng ca nổi tiếng lúc bấy giờ là Ngọc Cẩm – Nguyễn Hữu Thiết với bài Gạo trắng trăng thanh mà tôi nghe riết cũng đã thuộc lòng.
Hẻm Nam Tiến là con hẻm sâu trên đường Bến Vân Đồn gần cầu Ông Lãnh.
Hẻm chia nhiều ngóc ngách chằng chịt quy tụ dân cư tứ xứ tới đây và hầu như gia đình nào cũng ở nhà mướn cất trên kênh rạch.
Kênh rạch nước ra vô mỗi ngày nhưng có những con rạch nước tù đọng, dơ bẩn, bốc mùi hôi thối bất kể mùa nắng hay mưa.
Nhà nào cũng có “cầu tủm” ở phía sau, thải thẳng xuống kênh rạch. Nếu nhà không có cầu tủm riêng thì cả xóm đi cầu tủm công cộng 5 ngăn hoặc 7 ngăn mà người ta gọi đùa là “nhà hàng 5 căn hoặc 7 căn”.
Xóm tôi ở trọ cũng hệt như những xóm lao động khác ở vùng Khánh Hội ngày xưa, đều có cầu tủm công cộng và kênh mương nước tù đọng lăng quăng, trùn chỉ nhiều vô kể.
Tôi thích vớt lăng quăng, trùn chỉ cho cá lia thia ăn vì khỏi phải mua ở cửa hàng bán cá kiểng, chỉ cần một cái vợt nhỏ, làm bằng vải mùng, một cái thau nhựa là tôi thoải mái vớt lăng quăng hoặc trùn chỉ cho đám cá nhà mình, nhưng ấn tượng với tôi nhất về con hẻm Nam Tiến ngày ấy là mùi đặc trưng của nó khi nhà nhà nấu cơm chiều.
Có thể đó là mùi khói than, mùi củi bếp, mùi cá kho, mùi cơm sôi, mùi của hàng cao cây mới sơn, mùi nhang cúng trên các bàn “Ông Thiên” trước cửa nhà trong xóm… và tất cả những thứ mùi ấy, hòa trong mùi bùn sình bốc lên từ các con mương khi nước lớn từ sông rạch tràn vào, trộn lẫn, thành một thứ mùi tổng hợp của con hẻm sâu, toàn dân lao động và công chức mà ở các con hẻm nhỏ khác không có.
________________________________
Diễn biến năm xưa về vụ cháy này như sau: Vào khoảng 4 giờ chiều năm 1963, bắt nguồn từ đầu đường Khánh Hội – Cầu Dừa trong thời điểm trời hanh khô, hẻm Nam Tiến đột nhiên bốc cháy, ngọn lửa phát lên từ một ngôi nhà cấp 4 nào đó trong trùng trùng những ngôi nhà ở xa tít nhưng lan dần tới hẻm Nam Tiến, thế là con hẻm biến mất từ trận hỏa hoạn kinh hoàng đó, và bây giờ và điểm kết thúc là Chùa Giác Nguyên, ngày trước trong vụ cháy này là vùng Vĩnh Hội ,vì có bác của ad từng chứng kiến, vì ngày xưa đầu đường Khánh Hội là phạm vi của hảng nước mắm Liên Thành và có tới 3 giả thuyết về vụ cháy này mà ngày nay vẫn chưa có lời giải đáp.

Trích đoạn lời kể của vài công dân lớn tuổi ngày nay trong thiên đàng xã nghĩa cho biết:
-“Ngày xưa, hồi mày còn chưa ra đời, Sài Gòn đã có chữa cháy bằng máy bay. Cứ có cháy trong phố chật hẹp , là trực thăng lại lạch phạch bay tới, thả gầu múc nước từ Sông Sài Gòn, mang đến đổ ào, đám cháy tắt phụt!”…
==========
1.Do người dân bất cẩn
2.Sự tính toán của chánh quyền Ngô Đình Diệm
3.Do phe Cộng Sản trà trộn vào để phá hoại nền kinh tế của Miền Nam đang bắt đầu tiến triển.
==========
Nhưng cái kết của vụ cháy là 1 phần Quận Tư (4) đã đươc quy hoạch để xây nên 24 lô cư xá Vĩnh Hội ngày nay,hiện nay cư xá này vẫn còn ,nếu ai đang ở Quận 4 sẽ thấy ,đã xuống cấp trầm trọng ….

Ngoài ra Dân Khánh Hội cựu trào chắc không ai quên nhà bảo sanh Lao Động, của bác sĩ Nguyễn Bính Phương, ông là anh của nhà văn An Khê Nguyễn Bính Thinh.
Tháng 6/1954 , thiếu tá Nguyễn Bính Thinh bị thương nặng trong trận phục kích Binh Đoàn 100 của Pháp tại cây số 15, đèo Mang Yang nên viết văn lấy bút hiệu An Khê.
Dù nhà bảo sanh có tên Lao Động, mọi người đều gọi là “Nhà thương Con Cò”, vì lẽ đơn giản phía trước nhà bảo sanh này có gắn hình một con cò đang chắp cánh bay, tháng 4 năm 1955, Bình Xuyên gây hấn ở Đô Thành, không biết vì lý do gì mà Bác sĩ Nguyễn Bính Phương bị mấy ông kẹ “công an xung phong” của Bình Xuyên bắt thủ tiêu!
Thời nay, thời của độc lập tự do hạnh phúc tràn trề, lại có “công an nhân dân” thường xuyên đánh đập người vô tội đến chết trong đồn hoặc ngay giữa công lộ mà vẫn nhởn nhơ, không khác đám công an côn đồ của Bảy Viễn! Người hiểu chuyện nói đó là “sống và làm viêc theo hiến pháp và pháp luật”. Còn người không hiểu “chủ nghĩa của ba ông râu rậm”, thì van vái Lăng Ông Bà Chiểu có linh, vặn họng “tụi nó” bớt….,đi xuống chưa tới 100 mét, gặp ngã ba Tôn Đản – Đỗ Thanh Nhơn, còn gọi ngã ba Cầu Cống. Có sử gia viết tên ông Đỗ Thanh Nhơn thành Đỗ Thanh Nhân, đó là quyền của nhà chép sử. Chớ thật ra, tên thật của người ta thì nên viết cho đúng, hà cớ gì phải đổi? Trong Gia Định tam hùng theo phò vua Gia Long, ngoài Đỗ Thanh Nhơn và Châu Văn Tiếp còn ông Võ Tánh, sau nầy có người dám viết Vũ Tính, đọc thấy không giống con giáp nào!
Đường Đỗ Thanh Nhơn nầy, sau 1975 đổi tên thành đường Đoàn Văn Bơ, nếu có người chơi cắc cớ, hỏi Đoàn Văn Bơ là ai, tôi xin chịu thua, chỉ thấy thời “giải phóng vô”, nhiều tên đường rất có “ý nghĩa cách mạng” đua nhau xuất hiện! Như đường Huỳnh Văn Bánh, Đoàn Văn Bơ, Mai Thị Lựu, Nguyễn Văn Đậu. Toàn là các nhà cách mạng thuộc giai cấp lao động tiên phong tiên tiến, hoặc danh nhân văn hoá gì đó, làm sao dân ngu khu đen biết được. Nhưng cũng có nhiều người rất “tâm đắc”, vì đã có bơ, có đậu, có hột lựu chỉ cần thêm chút đường, tất có bánh ăn. Ăn xong mới biết đó chỉ là bánh vẽ, bèn ngẩn ngơ hỏi nhau: “giải phóng vô” chừng nào “giải phóng ra”?
Ngay đầu ngả ba Tôn Đản – Đỗ Thành Nhơn phía bên trái, có một ngôi chợ nhỏ mang cái tên thật bình dân: chợ Cầu Cống.
Chợ nầy càng về sau càng sung, vì dân số Quận Tư càng ngày càng tăng. Có lẽ Quận Tư bao giờ cũng là đất dung thân cho dân nghèo bốn phương tám hướng. Khói lửa chiến tranh khiến biết bao mảnh đời thôn dã phải bỏ ruộng, bỏ vườn trôi giạt về đây tìm một chỗ nương náu.
Chợ Cầu Cống đặc biệt hơn các chợ khác vùng Khánh Hội, Vĩnh Hội vì người ta gọi nó tới ba tên mà ai cũng hiểu. Chợ Cầu Cống, chợ Cây Bàng hay chợ Cây Keo đều chỉ ngôi chợ nhỏ đó. Từ cuối đường Tôn Đản, vùng Tôn Thất Thuyết muốn đi chợ Cầu Cống mua đồ ăn (viết thức ăn nghe văn chương hơn, còn viết “đồ ăn” e có người “nhạy cảm”, tưởng đồ nọ thành đồ kia thì tai hại bạc triệu) chỉ cần leo lên xe ngựa, tới chợ trả một đồng bạc. Vô chợ mua một xâu lòng bò cột sẵn giá ba đồng gồm lá sách, tim, gan, phổi và một bó cải ngọt một đồng, chị bán hàng cho thêm hai tép hành không tính tiền.
Thế là buổi chiều, cả nhà có bữa cơm ngon miệng, “lòng bò xào cải ngọt” thua gì đi ăn cao lầu Đồng Khánh trong Quận Năm? Đừng chê nha, sau năm 1975 có lúc chỉ có “canh thầy hù” và “cải ngọt xào tóp mỡ” có đâu lòng bò mí lại lòng heo!
Tưởng cũng cần giải thích, tại sao gọi chợ Cầu Cống? Nguyên do là sát bên đó, rạch Cầu Chông từ sông Bến Nghé đâm ngang đường Bến Vân Đồn, sau khi quanh co trong những xóm nghèo, ra tới đường Tôn Đản, băng ngang một cái cống lớn xây bằng xi măng rồi tiếp tục chảy về vùng kho 11. Bên cạnh cống, có cây keo thân lớn xù xì, không biết trồng từ đời nào. Loai keo nầy cho trái màu xanh, lúc chín màu đỏ, ăn có vị ngọt, trẻ em rất thích. Thập niên 50, những chiếc ghe mía từ Cầu Ông Lãnh qua hoặc ghe chở nước uống, neo đậu tại miệng cống, bán hết mía, đổi hết nước mới về.
Ông bà ngày xưa, cứ “thấy mặt đặt tên”, nào là Xóm Gà, chợ Cây Thị, chợ Cây Sa Sà, Xóm Lu rồi Cầu Ba Cẳng, chợ Cầu Cống thật dễ hiểu, dễ nhớ cũng rất thân thương!
Thời gian về sau, dân cư càng ngày càng phát triển đông đúc, nhà sàn lấn dần dòng chảy, rạch Cầu Chông chịu chung số phận với những con kinh nước đen của Sài Gòn và Gia Định. Nhất là sau ngày “phỏng dái” cho tới bây giờ, gần 100% kinh rạch nhỏ biến mất trên thực địa, hay chỉ còn trong ký ức của mấy ông già. Người ta thi nhau san lấp kinh rạch, ao hồ biến nó thành “mặt bằng” tính bằng vàng “cây” và đô la. Sự biến mất nầy cắt nghĩa tại sao thành phố mang tên “bác” năm sau ngập cao hơn năm trước!
>>> Dân Khánh-Hội xưa nếu sau này có dịp về quận 4, đi ngang đường Bến Vân Đồn, chếch phía bên này cầu Ông Lãnh tôi không còn hình dung được đâu là con hẻm xưa nơi tôi ở một thời gian dài, tất cả đều thay đổi. Hẻm Nam Tiến hoàn toàn biến mất, nơi vùng đất Khánh Hội ngày xưa sau 45 năm không còn là vùng đất dữ nữa.
Giờ quận 4 đã thay đổi và phát triển rất nhiều, những khu vực trồng lúa, ao rau muống, kênh rạch, mương nước đọng, sình lầy hôi hám đã biến mất, thay vào đó là những khu phố khang trang, cao ốc, chung cư, công trình phúc lợi đã và đang xây rất hoành tráng, thậm chí những cây cầu, như Cầu Dừa nằm trên đường Bến Vân Đồn nối với cầu Nguyễn Văn Cừ đi quận 8 về quận 1 cũng đã không còn là cầu dừa mà là cầu bê tông, hiện đại, tôi là người dân cố cựu của quận 4 khi vùng đất này còn mang tên Khánh Hội nhưng tôi cũng vẫn bàng hoàng khi mỗi ngày mấy lượt qua sông, qua cầu, đi về trên những con đường mới ,chợt những kỷ niệm một thời lại ùa về.
Ngoài ra Dân Khánh Hội cựu trào chắc không ai quên nhà bảo sanh Lao Động, của bác sĩ Nguyễn Bính Phương, ông là anh của nhà văn An Khê Nguyễn Bính Thinh.
Tháng 6/1954 , thiếu tá Nguyễn Bính Thinh bị thương nặng trong trận phục kích Binh Đoàn 100 của Pháp tại cây số 15, đèo Mang Yang nên viết văn lấy bút hiệu An Khê.
Dù nhà bảo sanh có tên Lao Động, mọi người đều gọi là “Nhà thương Con Cò”, vì lẽ đơn giản phía trước nhà bảo sanh này có gắn hình một con cò đang chắp cánh bay, tháng 4 năm 1955, Bình Xuyên gây hấn ở Đô Thành, không biết vì lý do gì mà Bác sĩ Nguyễn Bính Phương bị mấy ông kẹ “công an xung phong” của Bình Xuyên bắt thủ tiêu!
Thời nay, thời của độc lập tự do hạnh phúc tràn trề, lại có “công an nhân dân” thường xuyên đánh đập người vô tội đến chết trong đồn hoặc ngay giữa công lộ mà vẫn nhởn nhơ, không khác đám công an côn đồ của Bảy Viễn! Người hiểu chuyện nói đó là “sống và làm viêc theo hiến pháp và pháp luật”. Còn người không hiểu “chủ nghĩa của ba ông râu rậm”, thì van vái Lăng Ông Bà Chiểu có linh, vặn họng “tụi nó” bớt….,đi xuống chưa tới 100 mét, gặp ngã ba Tôn Đản – Đỗ Thanh Nhơn, còn gọi ngã ba Cầu Cống. Có sử gia viết tên ông Đỗ Thanh Nhơn thành Đỗ Thanh Nhân, đó là quyền của nhà chép sử. Chớ thật ra, tên thật của người ta thì nên viết cho đúng, hà cớ gì phải đổi? Trong Gia Định tam hùng theo phò vua Gia Long, ngoài Đỗ Thanh Nhơn và Châu Văn Tiếp còn ông Võ Tánh, sau nầy có người dám viết Vũ Tính, đọc thấy không giống con giáp nào!
Đường Đỗ Thanh Nhơn nầy, sau 1975 đổi tên thành đường Đoàn Văn Bơ, nếu có người chơi cắc cớ, hỏi Đoàn Văn Bơ là ai, tôi xin chịu thua, chỉ thấy thời “giải phóng vô”, nhiều tên đường rất có “ý nghĩa cách mạng” đua nhau xuất hiện! Như đường Huỳnh Văn Bánh, Đoàn Văn Bơ, Mai Thị Lựu, Nguyễn Văn Đậu. Toàn là các nhà cách mạng thuộc giai cấp lao động tiên phong tiên tiến, hoặc danh nhân văn hoá gì đó, làm sao dân ngu khu đen biết được. Nhưng cũng có nhiều người rất “tâm đắc”, vì đã có bơ, có đậu, có hột lựu chỉ cần thêm chút đường, tất có bánh ăn. Ăn xong mới biết đó chỉ là bánh vẽ, bèn ngẩn ngơ hỏi nhau: “giải phóng vô” chừng nào “giải phóng ra”?
Ngay đầu ngả ba Tôn Đản – Đỗ Thành Nhơn phía bên trái, có một ngôi chợ nhỏ mang cái tên thật bình dân: chợ Cầu Cống.
Chợ nầy càng về sau càng sung, vì dân số Quận Tư càng ngày càng tăng. Có lẽ Quận Tư bao giờ cũng là đất dung thân cho dân nghèo bốn phương tám hướng. Khói lửa chiến tranh khiến biết bao mảnh đời thôn dã phải bỏ ruộng, bỏ vườn trôi giạt về đây tìm một chỗ nương náu.
Chợ Cầu Cống đặc biệt hơn các chợ khác vùng Khánh Hội, Vĩnh Hội vì người ta gọi nó tới ba tên mà ai cũng hiểu. Chợ Cầu Cống, chợ Cây Bàng hay chợ Cây Keo đều chỉ ngôi chợ nhỏ đó. Từ cuối đường Tôn Đản, vùng Tôn Thất Thuyết muốn đi chợ Cầu Cống mua đồ ăn (viết thức ăn nghe văn chương hơn, còn viết “đồ ăn” e có người “nhạy cảm”, tưởng đồ nọ thành đồ kia thì tai hại bạc triệu) chỉ cần leo lên xe ngựa, tới chợ trả một đồng bạc. Vô chợ mua một xâu lòng bò cột sẵn giá ba đồng gồm lá sách, tim, gan, phổi và một bó cải ngọt một đồng, chị bán hàng cho thêm hai tép hành không tính tiền.
Thế là buổi chiều, cả nhà có bữa cơm ngon miệng, “lòng bò xào cải ngọt” thua gì đi ăn cao lầu Đồng Khánh trong Quận Năm? Đừng chê nha, sau năm 1975 có lúc chỉ có “canh thầy hù” và “cải ngọt xào tóp mỡ” có đâu lòng bò mí lại lòng heo!
Tưởng cũng cần giải thích, tại sao gọi chợ Cầu Cống? Nguyên do là sát bên đó, rạch Cầu Chông từ sông Bến Nghé đâm ngang đường Bến Vân Đồn, sau khi quanh co trong những xóm nghèo, ra tới đường Tôn Đản, băng ngang một cái cống lớn xây bằng xi măng rồi tiếp tục chảy về vùng kho 11. Bên cạnh cống, có cây keo thân lớn xù xì, không biết trồng từ đời nào. Loai keo nầy cho trái màu xanh, lúc chín màu đỏ, ăn có vị ngọt, trẻ em rất thích. Thập niên 50, những chiếc ghe mía từ Cầu Ông Lãnh qua hoặc ghe chở nước uống, neo đậu tại miệng cống, bán hết mía, đổi hết nước mới về.
Ông bà ngày xưa, cứ “thấy mặt đặt tên”, nào là Xóm Gà, chợ Cây Thị, chợ Cây Sa Sà, Xóm Lu rồi Cầu Ba Cẳng, chợ Cầu Cống thật dễ hiểu, dễ nhớ cũng rất thân thương!
Thời gian về sau, dân cư càng ngày càng phát triển đông đúc, nhà sàn lấn dần dòng chảy, rạch Cầu Chông chịu chung số phận với những con kinh nước đen của Sài Gòn và Gia Định. Nhất là sau ngày “phỏng dái” cho tới bây giờ, gần 100% kinh rạch nhỏ biến mất trên thực địa, hay chỉ còn trong ký ức của mấy ông già. Người ta thi nhau san lấp kinh rạch, ao hồ biến nó thành “mặt bằng” tính bằng vàng “cây” và đô la. Sự biến mất nầy cắt nghĩa tại sao thành phố mang tên “bác” năm sau ngập cao hơn năm trước!
>>> Dân Khánh-Hội xưa nếu sau này có dịp về quận 4, đi ngang đường Bến Vân Đồn, chếch phía bên này cầu Ông Lãnh tôi không còn hình dung được đâu là con hẻm xưa nơi tôi ở một thời gian dài, tất cả đều thay đổi. Hẻm Nam Tiến hoàn toàn biến mất, nơi vùng đất Khánh Hội ngày xưa sau 45 năm không còn là vùng đất dữ nữa.
Giờ quận 4 đã thay đổi và phát triển rất nhiều, những khu vực trồng lúa, ao rau muống, kênh rạch, mương nước đọng, sình lầy hôi hám đã biến mất, thay vào đó là những khu phố khang trang, cao ốc, chung cư, công trình phúc lợi đã và đang xây rất hoành tráng, thậm chí những cây cầu, như Cầu Dừa nằm trên đường Bến Vân Đồn nối với cầu Nguyễn Văn Cừ đi quận 8 về quận 1 cũng đã không còn là cầu dừa mà là cầu bê tông, hiện đại, tôi là người dân cố cựu của quận 4 khi vùng đất này còn mang tên Khánh Hội nhưng tôi cũng vẫn bàng hoàng khi mỗi ngày mấy lượt qua sông, qua cầu, đi về trên những con đường mới ,chợt những kỷ niệm một thời lại ùa về.
Xin hết.

No comments:

Post a Comment