Nhà
báo Mỹ, Joel Brinkley, đang bị cú ném đá tập thể trên mạng vì bài báo
mới đây của ông trên tờ Chicago Tribune. Ông mở đầu như sau: “Chẳng cần ở
Việt Nam lâu bạn cũng có thể nhận thấy một điều bất thường.. Bạn không
nghe thấy tiếng chim hót, không thấy sóc leo trèo trên cây hay chuột
chui rúc trong các đống rác, không thấy chó chạy ngoài đường. Sự thật
là, bạn không nhìn thấy con nào, thú hoang hay thú nuôi. Chúng đi đâu
hết rồi? Bạn sẽ ngạc nhiên khi biết rằng: phần lớn đã bị ăn thịt.”
Gọi
là cuộc ném đá tập thể có quá đáng không khi mà người ta liên tục xỉ
vả, chửi bới ông thay vì viết bài biện luân, phản bác những điều ông
viết. Xa hơn nữa, người ta còn lập những trang web, ký kiến nghị đòi ông
xin lỗi, yêu cầu trường đại học Stanford, nơi ông đang là giáo sư môn
báo chí, sa thải ông vì những nhận xét của ông bị cho là “chủ quan” và
“làm tổn thương một dân tộc.”
Ở
Việt Nam chưa từng có những cuộc nghiên cứu khoa học về cách ăn uống
của người Việt, mà đâu đó thỉnh thoảng chỉ xuất hiện những bài phóng sự
bằng mắt, bằng hình của cánh nhà báo về phong cách ẩm thực của các vùng,
miền, các món ngon vật lạ đó đây, những món ăn bổ dương bổ thận “ông
khỏe bà vui”…
Vì
không có những nghiên cứu khoa học nên không thể dùng luận cứ khoa học
để phán xét nhận định của Joel Brinkley, mà phải dùng con mắt quan sát
như Joel Brinkley đã làm sau chuyến thăm Việt Nam hai tuần. Ông đã ngạc
nhiên thốt lên rằng người ta ăn cả thịt chó và thịt chuột. Chó, chuột là
món ăn “truyền thống” rồi, có gì đâu mà ông hoảng hốt vậy, nếu ở lâu
hơn chút nữa ông sẽ phát khiếp khi phát hiện ra người ta ăn cả voi, cọp,
khỉ, rắn, rít, chim chóc, cóc, nhái, ễnh ương, cào cào, châu chấu,
đuông, nhộng, dòi, bọ… với nhiều cách ăn tàn bạo khác nhau. Nói chung
con gì nhúc nhích được thì cho lên bàn nhậu, kể cả con người, không biết
có xảy ra ở Viêt Nam chưa nhưng ở Trung Quốc đã phát hiện nhiều trường
hợp ăn bào thai hầm thuốc bắc.
Thật
vậy, nếu đi một vòng từ Nam chí Bắc, đâu cũng thấy những nhà hàng, quán
nhậu “đặc sản” mọc lên như nấm. Ở đây không thiếu thịt con gì từ dưới
sông, dưới biển, trên rừng, trên trời, hay dưới lòng đất. Thịt ngon hay
dở khoan bàn, miễn càng hiếm thì càng mắc, càng tươi càng được ưa
chuộng. Vì vậy mà người ta sẵn sàng nhổ lông, vặt cánh, chặt đầu, cắt
cổ, lột da… trước mặt thực khách để chứng minh mức độ tươi sống của
miếng thịt.
Theo báo điện tử Giáo Dục Việt Nam số ra ngày 24/07/2012 trong bài “Những câu chuyện ám ảnh về nạn săn bắt và ăn thịt voọc” có đoạn viết: “Khi mang những con Voọc đem về nhà, tay đao phủ cắt động mạch ở yết hầu con vật cho máu phun xối xả vào hủ, màu rượu từ trắng dần chuyển sang hồng. Sau đó họ sẽ rạch bụng lấy túi mật, moi cả trái tim còn đập thoi thóp của nó chế biến món ngon cho vị thực khách hám mạnh hám sung..”
Mới năm ngoái trong một bài phóng sự trên VNexpress có mô tả cảnh hai thanh niên cầm dao chuẩn bị chặt đầu con voọc thì nó chắp hai tay lạy xin tha mạng nhưng rồi đầu nó vẫn lìa khỏi cổ. Gần đây có người từ Việt Nam qua kể lại rằng: tại một nhà hàng ở Chợ Lớn có tay đầu bếp từ Hong Kong trổ tài điệu nghệ chiên xù con cá, cái mình vàng rươm mà cái đầu còn nhúc nhích với hai mắt mở trừng. Khi đĩa cá chiên dọn lên bàn, thực khách đưa đũa gắp thì cặp mắt cá hãy còn chớp chớp như hỏi rằng: quý ngài xơi thịt của em có thơm không?
Theo báo điện tử Giáo Dục Việt Nam số ra ngày 24/07/2012 trong bài “Những câu chuyện ám ảnh về nạn săn bắt và ăn thịt voọc” có đoạn viết: “Khi mang những con Voọc đem về nhà, tay đao phủ cắt động mạch ở yết hầu con vật cho máu phun xối xả vào hủ, màu rượu từ trắng dần chuyển sang hồng. Sau đó họ sẽ rạch bụng lấy túi mật, moi cả trái tim còn đập thoi thóp của nó chế biến món ngon cho vị thực khách hám mạnh hám sung..”
Mới năm ngoái trong một bài phóng sự trên VNexpress có mô tả cảnh hai thanh niên cầm dao chuẩn bị chặt đầu con voọc thì nó chắp hai tay lạy xin tha mạng nhưng rồi đầu nó vẫn lìa khỏi cổ. Gần đây có người từ Việt Nam qua kể lại rằng: tại một nhà hàng ở Chợ Lớn có tay đầu bếp từ Hong Kong trổ tài điệu nghệ chiên xù con cá, cái mình vàng rươm mà cái đầu còn nhúc nhích với hai mắt mở trừng. Khi đĩa cá chiên dọn lên bàn, thực khách đưa đũa gắp thì cặp mắt cá hãy còn chớp chớp như hỏi rằng: quý ngài xơi thịt của em có thơm không?
Trên
báo điện tử Pháp Luật Xã Hội có bài “Rợn người những món ăn “bổ dương”
của quý ông Việt”, mô tả đầy đủ những món ăn dã man như óc khỉ với những
trích đoạn như sau: “Theo cách suy nghĩ của những người ăn thịt khỉ
“sành điệu” thì ăn óc khỉ còn sống mới là dân nhậu thứ thiệt. Lúc con
khỉ còn sống, họ thường dùng một thanh gỗ đập mạnh vào đầu con vật cho
nó giãy dụa rồi chết hẳn. Sau đó, chỉ cần thêm gia vị vào hộp sọ khỉ và
dùng muỗng múc ăn. Mặc cho sự dã man, họ vẫn quan niệm rằng mọi thứ của
khỉ đều bổ, với thịt khỉ thì “ăn gì bổ nấy”; hay rợn người với món chuột
bao tử: “Nhiều người đồn đại rằng, chuột đồng bao tử (chuột con mới đẻ
còn đỏ hỏn, chưa mở mắt) là món ăn “độc nhất vô nhị”, là vị thuốc bổ
thận có một không hai của Từ Hy Thái hậu ở Trung Quốc. Theo lời đồn này,
nếu mổ bụng con chuột cái đang mang thai, moi chuột con đỏ hỏn bên
trong ra, nhúng qua nước sôi đưa vào miệng ăn tươi nuốt sống thì sẽ mang
đến công dụng kỳ diệu cho đàn ông”; hoặc kinh khủng không kém với bào
thai rắn: “Một món ăn khác được đàn ông Việt săn tìm khiến ai cũng phải
lạnh sống lưng khi nhìn thấy, đó là bào thai rắn. Theo mô tả của một quý
ông đã từng nếm thử thì bào thai rắn thực chất bao gồm một rổ trứng –
rõ ràng là trứng, nhưng hơi nhỏ, lại có màu ngả sang màu xanh nhạt. Bề
ngoài giống trứng cút hoặc trứng chim bồ câu nhưng có giá cắt cổ, mỗi
quả lên đến vài trăm nghìn đồng. Nếu đập vỡ quả trứng ra, sẽ thấy một
con rắn bé tí như đầu đũa ngo ngoe như con giun đất.”
Mấy
năm gần đây trong nước xuất hiện nhiều danh từ mới như “sa tặc”, “cẩu
tặc”, “ngư tặc”…, nay có thêm “cầm tặc” là những tay săn chim bừa bãi
với suy nghĩ chim trời cá nước ai bắt được nấy ăn. Họ lùng sục ngày đêm
để bắt từng đàn chim hàng ngàn con mỗi ngày cung cấp cho nhà hàng, quán
nhậu. Những tấm lưới khổng lồ giăng khắp cánh đồng với giàn âm thanh
hiện đại phát ra tiếng chim kêu mà con người còn không phân biệt nổi
thật giả huống chi là loài thú. Từng đàn chim đang soải cánh trên bầu
trời xanh, bỗng nghe tiếng kêu đồng loại bèn sà xuống lao thẳng vào tấm
lưới oan nghiệt, để rồi vẫy vùng trong tuyệt vọng. Nếu ai đó thử vào
google gõ mấy chữ “nạn săn bắt chim ở Việt Nam” thì trong tích tắc sẽ
xuất hiện vô số bài tường thuật hầu hết được đăng tải trên các báo trong
nước. Đơn cử vài bài với những tựa đề như sau: “Vườn chim Bạc Liêu chỉ
còn là dĩ vãng”, “Đồng Tháp Mười: Báo động nạn săn bắt chim cò bằng “câu
trời”, “Hà Nam: Nạn săn bắt “hồn quê”, “Nạn săn bắt chim, cò ở Nghệ An
gia tăng”, “Quảng Nam: Chim rừng đang “khóc” với nạn săn bắn, bẫy! –
CAND”. Với lối săn bắt vô tội vạ như được mô tả trong những bài báo trên
thì Tố Hữu có sống lại cũng chào thua, vì làm gì có “hồn tôi là một
vườn hoa lá, rất đậm hương và rộn tiếng chim”, hay Hoàng Giác phải sửa
lại lời hát bài Ngày Về thành “tung cánh chim tìm về lò nướng”.
Là
người Việt Nam ai không khỏi chạnh lòng khi ông nhà báo nước ngoài phán
một câu dễ đụng chạm tới tự ái dân tộc: “Người Việt Nam ăn nhiều thịt
nên tánh tình nóng nảy hay gây sự.” Trên thế giới chưa có báo cáo khoa
học nào chỉ ra sự liên hệ giữa thức ăn và tính tình của một sắc dân hay
nhóm người, vậy thì lại phải soi xét lập luận này qua con mắt quan sát
và óc phân tích nặng phần tâm lý. Hãy lấy loài vật làm thí dụ: con nào
ăn thịt có chiều hướng hung hăng hơn những con không ăn thịt. Cọp, beo,
sư tử, chó sói chắc chắn hung dữ hơn hơn trâu, bò, ngựa, thỏ.
Điều
này có thể áp dụng với con người hay không còn là câu hỏi lớn mà nhiều
nhà xã hội học và tâm lý học đã và đang nghiên cứu. Có ông bỉnh bút lớn
biện luận rằng, trung bình mỗi người Việt Nam ăn 41 kg thịt mỗi năm
trong khi người Luxembourg ăn 136 kg mỗi năm mà đâu thấy họ hung hăng
gây hấn với nước nào đâu. So sánh như vậy là khập khiễng chăng, vì hai
nước có hai vị trí địa lý khác nhau, kẻ thù khác nhau, môi trường sống
khác nhau, đời sống kinh tế khác nhau, mức độ văn minh khác nhau thì làm
sao mà có cách hành xử như nhau được. Hơn nữa, ăn thịt ít hay nhiều,
nếu có, chỉ là một trong nhiều yếu tố quyết định tính tình nóng nảy của
con người, trong khi cách thức người ta giết con vật để ăn góp phần quan
trong hơn. Ở các xứ văn minh sẽ khó mà tìm ra cảnh đâm trâu, đập đầu
chó, thọc huyết heo, chặt đầu khỉ, lột da rắn… ở nơi công cộng, trong
khi ở xứ ta những hình ảnh ghê rợn này xảy ra hàng ngày khắp mọi nơi,
trước mặt trẻ con, nhất là ở những lễ hội dân gian có hàng ngàn người
tham dự. Có lúc việc tử hình phạm nhân còn được thi hành nơi công cộng
để nâng cao tính răn đe, trong khi lúc ra tòa thì xử kín. Điều không thể
chối cãi là khi con người, nhất là trẻ con tiếp xúc hàng ngày với bạo
lực thì sẽ bị bạo lực chi phối và sẽ có hành vi bạo động.
Văn
hóa Việt Nam, nhất là văn hóa ẩm thực không có chỗ đứng cho lối ăn uống
ghê rợn, tàn sát sinh vật, tiêu diệt môi trường vô tội vạ như đã và
đang diễn ra hiện nay. Đem văn hóa ra làm bình phong để biện minh cho
hành vi thiếu văn minh là mang tội hủy diệt văn hóa. Hiện có hàng ngàn
bài báo cáo, phê bình, cảnh cáo hiện tượng ăn nhậu này mà chưa tác giả
nào bị ném đá như Brinkley. Phải chăng vì ông là người ngoại quốc?
Chuyện ông viết là chuyện ở làng ở huyện ai cũng biết rồi nhưng tại sao
Brinkley lại chịu nhiều búa rìu dư luận như thế? Phải chăng vì ông là
nhà báo nổi tiếng có học vị giáo sư và điều ông viết ra có tầm ảnh hưởng
thế giới? Lòng tự tôn dân tộc nếu đặt không đúng chỗ sẽ làm tổn thương
dân tộc. Người Việt Nam nên coi đây là bài học nhằm thay đổi tật xấu của
mình để hòa hợp với nếp sống văn minh của cộng đồng nhân lọai. Lời thật
dễ mất lòng, mong lắm thay!
No comments:
Post a Comment