Friday, January 27, 2017

Niềm-Vui Qua Mau

Dân-số Miền-Nam VN trước 1975 khoảng 18 triệu , phân-phối làm 4 vùng, tình-cờ mà rất dễ nhớ, theo thứ-tự từ Bắc vào Nam, vùng 1, 2, 3, 4 : là 3, 4, 5 và 6 triệu người 
Người ta thường nói "Vùng" tức-là "dân-sự-hóa" cách gọi "Quân-Khu", Vùng 1 có-nghĩa là Quân-Khu 1, Vùng 2 = Quân-Khu 2 
      - Vùng 1: gồm 5 tỉnh Trị-Thiên-Nam-Tín-Ngãi (Quảng-Trị, Thừa-Thiên, Quảng-Nam, Quảng-Tín, Quảng-Ngãi) . Sau 1975 Quảng-Tín sát nhập vào Quảng-Nam , Đà-Nẵng tách ra khỏi Quảng-Nam để trở-thành "Thành-phố trực-thuộc trung-ương" 
      - Vùng 2: gồm 12 tỉnh (5 thuộc Trung-Nguyên Trung-Phần, 7 thuộc Cao-Nguyên Trung-Phần) . Sau mấy lần "nhập rồi lại tách" sau năm 1975, ngày nay chỉ còn 10 tỉnh 
      - Vùng 3: 9 tỉnh , nay còn 6
      - Vùng 4: 16 tỉnh, nay là 12 
"Vùng 4" thời VNCH (hay "Miền-Tây" ngày-nay) là cách gọi tắt của "Miền-Tây Nam-Bộ" hay "Đồng-Bằng Châu-Thổ Sông Cửu-Long" vốn là 1 vùng đông dân-cư nhất Miền-Nam mà dân-số lại cũng tăng nhanh nhất nước, ko phải do "nhập cư" (thí-dụ như vùng Cao-Nguyên Trung-Phần: trước 1975 có chưa tới 1 triệu dân, ngày-nay gọi Tây-Nguyên: dân-số khoảng 5 triệu, là do các vùng khác di-cư tới lập-nghiệp)  mà do "sinh-xuất tự-nhiên"
     - Sau khi thống-nhất năm 1975, VN tuyên-bố dân-số toàn-quốc là 45 triệu
    - Thống-kê giữa năm 2014: 90,5 triệu 
Tức-là chưa cần phải chẵn 40 năm, dân-số VN đã tăng gấp đôi (Về phương-diện Dân-Số-Học -Demography- 1 dân-tộc sinh-sản "khá nhất" cũng phải cần ít-nhất 30 năm để có-thể "Double" dân-số) 
      Con-số 6 triệu người "ở Vùng 4 thời VNCH" có-thể là ko chính-xác lắm, vì đó chỉ là "trong vùng mà chính-quyền Miền-Nam tuyên-bố kiểm-soát mà thôi ?" , trên thực-tế ngày-nay dân-số Miền-Tây là gần 20 triệu, 1 trong 2 "cụm dân-cư" đông nhất VN , chỉ thua vùng Trung-Châu Bắc-Việt (mà trung-tâm là Hanoi) 
Và trong tương-lai dân-số "Đồng-Bằng Châu-Thổ Sông Cửu-Long" có thể bắt-kịp, thậm-chí là qua mặt dân-số "Đồng-Bằng Châu-Thổ Sông Hồng-Hà" (cái-nôi của dân-tộc VN từ mấy ngàn năm) 
      Miền-Tây Nam-Bộ từ lâu nổi-tiếng là trù-phú (với đồng-ruộng phì-nhiêu bát-ngát "thẳng cánh cò bay", với "Công-Tử Bạc-Liêu"), nhưng đó chỉ là thời mà kinh-tế chủ-yếu dựa vào Nông-Nghiệp! Ngày nay trái-lại, Miền-Tây là vùng khá nghèo, ít Công-Ty Hãng-Xưởng, ko hầm-mỏ, rừng cây kỹ-nghệ ... nên thanh-niên nam-nữ phải "di-dân" lên Saigon kiếm việc làm khá đông. 
      Saigon, trung-tâm kinh-tế số 1 của cả nước, dân nhập-cư rất nhiều từ đủ các vùng-miền, mà từ Miền-Tây chắc-chắn là đông nhất; Khỏi cần phải thống-kê, trong đủ mọi lãnh-vực ngành-nghề, chúng ta cứ hỏi "Quê Em ở mô" thì biết ngay. 6, 7, 8 muơi % câu trả-lời là "Miền-Tây" !
      Người nhập-cư SG hầu-hết về Quê xum-họp gia-đình dịp Tết theo phong-tục cổ-truyền, thường rất "khổ-sở" vì vé-xe tàu-đò ! Nhưng đó là những người về Quê Miền-Trung, Miền Bắc thôi, chứ với dân Miền-Tây thì tương-đối nhẹ-nhàng hơn vì có-thể chạy xe-máy 1-2 trăm cây-số được. Hàng năm vào mấy ngày giáp Tết tuyến đường SG --> Miền-Tây: là "biển xe-máy" mênh-mông trùng-điệp, đeo, đèo, xách, ôm theo những túi đồ, những gói quà Tết "cồng-kềnh" bọc trong giấy Plastic trong-suốt khoe thấy những hộp-bánh, hộp-trà, những chai-rượu "dởm" ... thấy vừa nhếch-nhác vừa vui-vui mà ... "ngậm-ngùi" ! 
Năm nay Mùng 1 Tết rớt vào Thứ-Bảy 28-01-2017 
Đa-số các Công-ty cho công-nhơn nghỉ sớm 2 ngày, nghĩa là chiều Thứ-Tư 25-01-2017 (28 Tết): sau-khi làm-việc xong, dân nhập-cư Miền-Tây có-thể cưỡi xe-máy "hồi-hương" được rồi ! Và thực-tế là ko mấy ai để đến sáng Thứ-Năm, phí mất 1 buổi-tối quý-giá sum-họp bên Người thân-yêu . 
     Nhưng, đúng lúc "biển xe" đang cuồn-cuộn suôi về Miền Tây thì 1 cơn-mưa trễ cuối-mùa bất-thường và bất-chợt đổ-ập như trút-nước xuống hàng triệu con-người đang hăm-hở về Quê  ... 
     Trời-Phật "ko thương" người-dân lao-động vất-vả cực-khổ, Chúa-Ba-Ngôi Nhơn-Từ cũng chẳng "ban Phép-Lành" !!!? :

Tôi có 1 kỷ-niệm với Miền-Tây, với Tết Miền-Tây, đúng hơn là với "Miền-Tây lúc hết Tết", 1 kỷ-niệm thật buồn, khó quên ! 
      - Chị Ba, người Sóc-Trăng, giúp việc nhà cho Cô-em từ nhiều năm, có thông-lệ là "Chấp-nhận ko về quê trước Tết, mà đến Mùng 6 mới về" thì được thưởng lương tháng 14 (tháng 13 thì đã đương-nhiên rồi). Năm đó 2011 tôi "cao-hứng" theo chị Ba về Sóc-Trăng cho biết "Tết dưới Quê" nó như-thế-nào (còn Tết SG thì đã biết rồi, ko hề "vĩ-đại" 1 tí nào như trong ký-ức mấy chục năm trước !) , mà thực-ra lại là để chứng-kiến cảnh chia-tay buồn thê-thảm của vùng-quê Miền-Tây mấy ngày sau Tết ! 

Nhưng cũng nhờ chuyến đi mới biết được 1 số điều:
      - Chị Ba đăng-ký xe quen, có "Trung-chuyển miễn-phí", tưởng sao chỉ là 1 xe máy tới chở cả 2 người ! Tôi ngồi giữa, chi Ba ngồi sau, trên Guidon xe và trước tài-xế máng, treo, chất đồ tùm-lum rất nhếch-nhác, mà điều đáng lo nhất là sợ bị công-an phạt cái-tội chở 3, nhưng tài-xế trấn-an: "Vô-tư đi, nó ko thổi xe mần-ăn đâu". Mà đúng thật, gặp mấy công-an họ đều "ngó lơ" !? Thì ra luật ở VN rất "giây-thun", chỉ phạt tùy trường-hợp thôi! 
      - Xe về gần tới nhà, chị Ba mới lấy nữ-trang ra đeo vào Tay, Tai và Cổ ! Ko ngờ dân-quê Miền-Tây lại "ái-mộ" mấy thứ này dữ vậy ?  Và khi về tới nhà tôi mới hiểu được cái không-khí thế-nào là "Cô Thắm về làng" ... chắc-chắc còn hơn "VK về SG" rất nhiều, nhất là cái cảnh "hàng-xóm náo-động chạy qua" thì SG thua xa ! 
     - Vùng đó thuộc Sóc-Trăng nhưng lại rất gần thành-phố Bạc-Liêu (Tỉnh-lỵ của tỉnh Bạc-Liêu), thì-ra thành-phố Bạc-Liêu ko nằm ở trung-tâm của Tỉnh nhà mà lại quá lệch về sát tỉnh Sóc-Trăng! Và tôi đã được biết chợ Bạc-Liêu, biết căn-nhà hồi-xưa của Công-Tử Bạc-Liêu. Nghe nói con-cháu của cái tay "đốt tiền" này bi-chừ nghèo "mạt-rệp" ! Với tâm trạng "mộc-mạc" của dân Việt hồi-xưa, tay này nổi-tiếng nhờ "đốt tiền chơi sang" ! Chứ mấy lão Tỷ-phú Trump, Bill Gates và tất-cả các nhà giầu Âu-Mỹ thời-nay chẳng ai "ngố-ngốc" như-rứa , chắc-chắn sẽ ko được ai ngưỡng mộ , mà đó còn là việc "illegal" bất-hợp-pháp 1 cách "ngây-ngô-ngớ-ngẩn", cà-chớn và dở-hơi! 
    - Ông Tư ở sát vách nhà chị Ba, có 2 con-trai 1 con-gái (con trai lớn đã có vợ + 2 con) cả 3 cùng làm ở SG . Sau buổi chia-tay ngậm-ngùi là không-khí lo-lắng bao-phủ cả gia-đình, bởi-vì cả 3 người đều ko biết chữ nên ko đọc được bảng-chỉ-đường ! Chú Tư căn-dặn kỹ các con "Cứ tới chỗ nào đường chẻ nhánh thì phải hỏi 2, 3 người rồi mới lấy nhánh nào nghe hôn !" Tới chiều có tin báo về "đã tới Bình-Chánh rồi" (vào tới Bình-Chánh cửa-ngõ SG thì ko còn có-thể bị lạc được nữa) , 1 không-khí vui-mừng "thở-phào" tạm quên đi nỗi-buồn chia-tay!
     - Nhà Bà Sáu cách vài căn, sửa mái và lát xi-măng cái sân, làm từ hôm trước Tết, đến-nay mới vừa xong. Chị Ba nói tui "Nhờ tiền của 2 cô con-gái làm công-nhơn ở SG mới sửa nhà được đó". Thật tội-nghiệp, đồng-lương công-nhân ít-ỏi, nuôi thân đã khó quá, còn dẻ-sẻn dành-dụm chút-ít mang về giúp gia-đình! Đúng là "Gia bần tri hiếu tử, Quốc loạn thức trung thần" (Nhà nghèo mới biết đứa-con nào có hiếu, nước loạn mới biết ai là trung-thần)
     - Bản-thân chị Ba, có 1 bé-gái 6 tuổi rất dễ-thương (mà cũng giống-như "chuyện rất thông-thường ở VN": chừ chẳng biết "Bố ở mô" , nói chi chuyện "cấp-dưỡng" Child Support ?), nghe Mẹ về Bé nôn-nao chờ-đợi từ sáng và giờ thì rất "chảnh" với các bạn. Bà-Ngoại nói "Giờ con Lan ngó-lơ Ngoại rồi, tới hôm Mẹ sắp đi là nịnh Ngoại lại cho coi!"
Tôi xúc-động và ám-ảnh hoài câu-nói của bà-cụ!
Tuổi-thơ phải sống xa Mẹ là nỗi bất-hạnh lớn!
Hàng-năm, chị Ba về Quê 2 lần: dịp Tết 6 ngày và 1 đám-giỗ 3 ngày . 
Bà-Ngoại đưa bé Lan lên SG 1 lần (Bà ở nơi nhà-trọ với 1 người con khác , còn bé Lan thì Cô-em tôi nói mang về nhà ở luôn với chị Ba cho Mẹ-Con được gần-gũi tối-đa) 
Thế-là suốt cả 1 năm-trời bé Lan chỉ được gặp Mẹ có 3 lần, tổng-cộng ko quá 13, 14 ngày ! Và những ngày dài còn lại là ...  "nịnh Ngoại, nhớ Mẹ" 
Hồi nhỏ chúng ta chỉ mong Tết thôi ... mà sao thấy lâu quá lâu !
Với bé Lan chắc còn thấy lâu hơn rất nhiều vì vừa mong Tết, vừa mong Mẹ !!
Mong mãi, mong hoài ... Mẹ mới về ... nhưng "niềm-vui qua mau" như cơn gió thoảng ... rồi Mẹ lại đi mãi đi hoài ...
Nguyện-cầu Quê-hương bớt khốn-khó, bớt chia-xa, bớt trông-chờ trông-mong ... 

Tối 29 Tết Kỷ-Dậu (26-01-2017)
Sưu tầm trên internet 

No comments:

Post a Comment