Dạo này,
sau vụ Formosa gây ô nhiễm vùng biển ở Vung Áng, thiên hạ xôn xao về an toàn của
nước mắm. Ngay cả nhiều người Việt ở Âu Mỹ còn lo con bò trắng răng...chỉ nhau,
học cách sản xuất nước mắm. Nhưng tại gia kiểu này, nghe nói nước mắm hôi nhà,
cũng chẳng ngon gì.....
Ngán cho cái mũi vô duyên,
Câu thơ thi xã, con thuyền Nghệ An.
Nước
mắm VN ngon ngọt, thơm dịu là
phải từ miền Trung nắng cháy, từ vùng eo
bờ biển làm nơi tụ hội của loài cá cơm. Ít nắng như miền Bắc hoặc xuôi xuôi
hông đùi trôi tuột cả cá
cơm thì ít có mắm
ngon. Nước mắm Nghệ An, Phan Thiết....ngon nhất nước. Phú Quốc hải đảo vớt vát
chặn cuối cũng có mắm ngon hạng nhì?.
Nước mắm cứ
nghĩ là từ Đông Nam Á như VN là chính, thực ra đã có từ lâu, một hoặc hai thế kỷ
trước Công nguyên. VN mình chỉ học lóm cách làm nước mắm từ Thế kỷ thứ 5 không
những bền Bỉ dùng nêm nếm đồ ăn, còn pha nước chấm đến bây giờ. Bầy mâm cúng
gia tiên, thường phải có một chén nước mắm mới long trọng?, lỡ tay làm
sánh đổ...cũng chẳng sao, miễn có đủ thì các cụ mới ngon miệng được?.
Dân Việt
mình có vẻ thủ cựu, mấy nước Đông Nam Á kia đa phần chỉ dùng nước mắm để nêm đồ
ăn. Tầu, Nhật thì vào thế kỷ 15 biết cách ủ
đậu nành
làm nước tương thì chỉ ăn xì dầu mà bỏ nước mắm vì chê hôi?.
Nước mắm bắt
đầu xuất hiện ở vùng Carthage sát biển, đầu mỏm phía Bắc của
Châu Phi, ngày nay là vùng của những nước Tunisia.... Rồi truyền qua những vùng
của Đế quốc Byzantium, Rome. Nước mắm của họ gọi tên là Garum, chế bằng cách lấy
ruột cá lớn, cá nhỏ...trộn muối, rồi ủ vài tháng chắt lấy nước cốt. Giờ bên Âu
Châu lại ít dùng Garum nước mắm nêm nếp đồ ăn, mà thay thế bằng Maggi. Chỉ ít
nơi còn sản xuất nước mắm!.
Giờ nếu lo
nước mắm nhiễm Formosa, thì đặt mua vài chai ở Ý, hoặc ở Nhật... cho chắc ăn?. LVK
Chai nước
mắm ishiru của Nhật
Đế
chế nước mắm Pha
Lê
Nhắc
đến gia vị nêm nếm của Việt Nam nói riêng và của khu vực Đông Nam Á nói chung,
ai cũng nghĩ tới nước mắm. Đa số dân Tây hiện đại nghĩ rằng nước mắm là của
châu Á, người châu Á được thể cũng hay xem nước mắm là phát minh của mình. Tuy
nhiên, nước mắm lại bắt nguồn từ nền văn minh cổ đại ở châu Âu, châu Phi.
Ủ cá ở La Mã
Trước
đây các nhà khảo cổ thường cho rằng nước mắm xuất xứ từ La Mã, nhưng hiện nay họ
nghiêng về giả thuyết nước mắm bắt đầu từ Carthage – một nước cộng hòa cổ, sau
này bị La Mã chiếm mất và hiện đang là một phần của Tunisia, châu Phi. Ghi chép
xưa nhất nhắc đến nước mắm nằm trong tài liệu của Mago – một học giả Carthage
chuyên viết về nông nghiệp – niên đại khoảng Thế kỷ thứ 6 hoặc thứ 5 trước Công
Nguyên (TCN). Nhà sử học Marcus Porcius Cato của La Mã cũng nhắc đến quá trình
giao dịch buôn bán “nước mắm Carthage” vào thế kỷ thứ 2 TCN.
Vị
trí của Carthage trên bản đồ. (Hình từ ancient)
Năm
146 TCN, Carthage chính thưc rơi vào tay đế quốc La Mã, hàng ngàn người
Carthage bị biến thành nô lệ. Theo nhiều giả thuyết hiện đại, kẻ chiến thắng tiện
thể chôm luôn quy trình ủ cá của Carthage và nhiều cơ sở nước mắm bắt đầu nở rộ
khắp châu Âu. Pompeii trở thành vựa nước mắm lớn nhất nhì La Mã thời bấy giờ, dần
dần cách làm nước mắm còn lan xuống các tỉnh thuộc địa như Cartagena và Baelo
Claudia – bây giờ nằm ở Tây Ban Nha. Ngày nay, dấu tích của xưởng ủ nước mắm cổ
cũng như các kiểu bình đựng, chai lọ vẫn còn vắt vẻo tại Ý cũng như vài nước
lân cận, ai đến thăm Ý và ghé thành phố Pompeii chơi sẽ có cơ hội ngắm các bình
gốm đựng nước mắm trong bảo tàng.
Di
tích xưởng nước mắm ở Baelo Claudia, Tây Ban Nha (Hình ở Wiki)
Dân
La Mã có hai tên gọi cho nước mắm: garum, và liquamen, với garum là từ phổ biến
hơn. Ban đầu garum là loại nước lên men thu về sau khi ủ các phần thừa như ruột
cá, mang cá, vậy cá… trong muối. Dần dà người La Mã chơi sang hơn, mon men ủ nước
mắm bằng các mẻ cá nguyên con. Nguyên liệu càng xịn thì nước mắm càng đắt tiền,
và thời ấy nước mắm ở La Mã niêm yết đủ loại giá như rượu bia bây giờ. Garum ủ
bằng ruột rà, vây mang thừa thãi sẽ y như bia rẻ tiền thời nay, chủ yếu dành
cho dân lao động hoặc dùng nuôi nô lệ. Garum từ cá ngon, mực ngon sẽ đắt ngang
rượu vang xịn. Tính theo tiền tệ thời hiện đại, một chai nước mắm tốt dành cho
tầng lớp quý tộc thời ấy sẽ có giá xấp xỉ 500 Đô Mỹ thời nay
Bình
gốm đựng garum, khai quật ở Pompeii
Người
La Mã cổ xưa dùng nước mắm trong đủ món: pha sốt để trộn rau củ, sốt để chấm thịt
nướng, làm gia vị cho món hầm, tạo mặn cho các món đậu, ướp các kiểu heo bò gà.
Các sách nấu ăn còn sót lại từ thời xa xưa còn ghi rằng dân La Mã lấy nước mắm
phết lên bánh mì, hoặc dùng trộn pasta. Họ còn pha garum với các nguyên liệu
khác như chúng ta pha nước chấm. Oxygarum là nước mắm pha với giấm, còn
meligarum là nước mắm pha mật ong.
Từ
từ, garum trở thành món đế chế La Mã đem đi trao đổi buôn bán với các nước
khác. Các nhà khảo cổ tin rằng nhờ giao dịch vận chuyển trên con đường Tơ lụa
mà garum đã đến với châu Á. Cho
đến khi đế chế La Mã sụp đổ.
Muối và tinh thần
chịu khó mày mò Đối
với các nền văn minh cổ xưa ở châu Âu, muối là tiền tệ. Các hoàng đế La Mã có
khác nhau cỡ nào đi nữa, họ đều làm một việc giống nhau: cố gắng bình ổn giá muối.
Lúc cần kíp phải tăng thuế muối họ sẽ tăng, nhưng hầu như trong khoảng thời
gian La Mã làm bá chủ, muối luôn rẻ. Hoàng đế Augustus còn phát muối miễn phí
cho dân khi ông cần họ ủng hộ các kế sách của mình
Tranh vẽ hoàng đế Augustus, Étienne-Jean Delécluze, 1841.
Theo
tiếng Latin xưa, muối có tên là “sal”, nó quan trọng đến nỗi sau này nó đẻ ra một
loạt từ vựng tiếng Anh mà bây giờ chúng ta vẫn dùng. Ngoài chữ salt – nghĩa là
muối trong tiếng Anh – còn có chữ “salary”, nghĩa là “tiền lương”, hoặc từ
“salad”, tức món rau xà-lách trộn. Đó là vì hồi xưa người La Mã trả lương bằng
muối, cũng như dùng nước pha muối để chấm rau ăn
Đến
lúc La Mã suy sụp, chẳng ma nào rỗi hơi ngồi đấy ổn định giá muối nữa, nên muối
bắt đầu thành của đắt. Người châu Âu trong tình trạng khan hiếm muối đã phải vắt
óc cân nhắc, tính toán cách dùng muối sao cho hiệu quả nhất chứ không thể xài
thả dàn như xưa. Đối với họ, lấy muối làm thịt nguội, xúc xích với cá hun khói,
bảo quản rau củ, lên men phó-mát, ướp thực phẩm tươi hoặc sát trùng vết thương…
quan trọng hơn là lấy nó đi ủ nước mắm, nhất là ở cái xứ mùa đông khắc nghiệt,
cần trữ cũng như bảo quản nhiều loại thực phẩm “có thể ăn no”.
Thịt nguội salami của Ý, nếu phải chọn giữa việc dùng muối bảo quản thịt với
dùng muối làm nước mắm, người Ý sẽ chọn bảo quản thịt để mùa đông có cái mà ăn.
Các
nhà khảo cổ phát hiện ra rằng quy trình ủ nước mắm cũng như các xưởng nước mắm ở
châu Á chỉ bắt đầu hình thành từ những năm đầu của thời Trung cổ – tức khoảng
thế kỷ thứ 5 Công Nguyên. Thời điểm đó gần như trùng khớp với thời điểm đế chế
La Mã suy tàn. Theo những chuyên gia này, khi La Mã hết garum để buôn bán, dân
Á Đông chẳng còn cách nào khác ngoài tự mày mò tìm ra cách ủ nước mắm cho mình
đặng còn nấu nướng.
Ủ
nước mắm ở Mũi né .
Mày
mò riết cũng thành công. Một số nhà khoa học có lấy thử vài mẫu nước mắm cổ còn
sót lại ở Pompeii rồi đem nó đi phân tích, so sánh với nước mắm hiện đại. Kết
quả cho thấy các axít-amin, chất ngọt hình thành từ quy trình lên men thịt cá
(glutamate, glycine, alanine)… có trong nước mắm cổ của La Mã cũng có mặt trong
nước mắm ngày nay. Suy luận rằng nếu ủ cá đàng hoàng, không bỏ chất cấm với tùm
lum hóa chất điều vị, nước mắm của chúng ta chẳng có gì khác garum của dân La
Mã cổ xưa hết.
Dư vị, xưa và nay Các
nước châu Á – kể cả Trung Quốc, Nhật Bản – bắt đầu tràn ngập nước mắm sau thế kỷ
thứ 5. Đặc biệt ở mấy vùng có bờ biển dài, nắng nhiều là muối không hề đắt như
bên trời Tây thời xưa. Sống ở xứ có mùa đông lạnh thấu xương và mùa thu chẳng ấm
hơn mấy, sản xuất muối biển theo kiểu cho nước bốc hơi dưới ánh mặt trời coi bộ
khó nhằn. Thành thử sản xuất muối để làm nước mắm ở châu Á, đặc biệt tại vùng
Đông Nam Á hóa ra đỡ căng thẳng hơn ở châu Âu nhiều.
Ruộng muối. (Hình từ trang này)
Thế
là châu Á vui vẻ với nước mắm cho đến tận thế kỷ thứ 14 – thời điểm Trung Quốc
tìm ra cách ủ nước tương. Thấy tương lên men hợp khẩu vị hơn, Trung quốc và Nhật
Bản dần bỏ nước mắm ra khỏi nền ẩm thực của mình. Còn đối với các quốc gia Đông
Nam Á có biển, nắng gió thuận lợi để ủ nước mắm như Thái Lan, Việt Nam… nước mắm
vẫn còn chiếm vị trí quan trọng cho tới tận hôm nay.
Nói
vậy không có nghĩa Nhật hay Ý hiện giờ chẳng dùng nước mắm gì. Colatura di
Alici chính là nước mắm của Ý, hậu duệ của garum. Đây là đặc sản của làng
Cetara – nơi còn giữ cách ủ nước mắm truyền thống dân La Mã để lại từ thời trước
Công Nguyên. Colatura di Alici hiếm và khó tìm, bởi Ý không còn chuộng nước mắm
nữa, tuy nhiên bây giờ dân sành ăn đã bắt đầu đi lùng nó. Thời đại toàn cầu hóa
nên sau khi nếm một số món ăn Thái, món ăn Việt rồi biết rằng nước mắm có gốc ở
La Mã với Carthage, dân Ý mon men tìm lại cội nguồn món ăn của họ, dần dà hăng
say quảng bá colatura di Alici trên khắp nước Ý.
Người
làng Cetara còn lấy nước mắm colatura di Alici để trộn… mỳ pasta. Nghe chuyện mỳ
Ý trộn nước mắm hơi bị tếu, nhưng đây là truyền thống do cà chua thực chất xuất
xứ từ châu Mỹ. Trước khi thế giới khám phá ra châu Mỹ, châu Âu không có cà
chua, nên Ý cũng chẳng có cà chua nấu sốt cho đến tận thế kỷ 16. Bởi vậy đế chế
La Mã cổ đâu có ngại ngùng khi lấy nước mắm pha với tỏi, ngò, các loại giấm,
các loại rau thơm để trộn pasta ăn. Thói quen này dân làng Cetara vẫn còn giữ
nguyên.
Mỳ Ý trộn cà chua, nước mắm, dấm, và rau húng quế Tây.
Ngay
cả Nhật – nơi hiện quá nổi tiếng với nước tương – cũng còn vùng chuyên làm nước
mắm. Thị trấn Noto-cho của tỉnh Ishikawa chào mời hai đặc sản: ishiri (nước mắm
mực) và ishiru (nước mắm cá), ủ bằng kỹ thuật lưu truyền từ thế kỷ thứ 5 cho đến
giờ. Dân làng Noto-cho dùng chúng để nêm lẩu, ướp thịt, nêm canh… chứ nước mắm
không hề biến mất hoàn toàn ở các quốc gia nằm ngoài vùng Đông Nam Á như chúng
ta tưởng bở.
Và
chúng ta nên bớt tưởng bở đi, do người Việt có thói quen chuộng đồ ngoại, nước
mắm cũng là thị trường béo bở để kẻ khác nhảy vào. Không ít người, quen biết lẫn
lạ, từng nhắn tôi hỏi rằng mua nước mắm Nhật như thế nào. Tôi nhíu mày nói Việt
Nam đầy nước mắm đó, không mua à? Nhưng câu trả lời luôn quanh quẩn: loại tốt
phải canh mua rất mệt mỏi, còn loại “đâu cũng thấy” chẳng tin tưởng được. Ba hồi
bị pha loãng, ba hồi báo đăng tin nhiễm chất cấm, có chứa chất gây ung thư, đa
số nước mắm còn ghi thành phần hóa học dài dặc đọc mỏi cả mắt. Trong khi nước mắm
Nhật đề rõ là chỉ có “cá với muối”, đơn giản, ngắn ngọn, không thêm chất lạ hoắc
vào. Nhật nổi tiếng thật thà với kiểm định khắt khe nên cũng tin rằng nó không
pha loãng hay làm bậy. Người Việt nhịn gì chứ khó nhịn nước mắm nên bỏ tiền ra
nhập ishiru của Nhật hay colatura di Alici của Ý về cho chắc ăn. Nổi khổ cất
công mua đồ nhập ấy dễ hiểu, nhưng ngày càng nghi ngờ nước mắm của mình trên
chính đất mình thì thật quá tội cho ẩm thực Việt
Nguồn: Internet
No comments:
Post a Comment