.....pho
sách bàn luận về chiến lược Hải lực Thế-giới "Conway's All the World's
Fighting Ships 1947-1982" đã đề cao tinh thần kiên quyết của HQVNCH
chống xâm lược. Chủ biên là Robert Gardiner viết rằng: "Không những
chiến hạm Việt Nam đã dũng cảm bắn chìm hai tàu địch (271 và 389), gây
hư-hại nặng cho 2 chiếc khác (274 và 396) của siêu cường Trung Quốc
ngoài Hoàng Sa. Ðổi lại, thiệt hại của HQVNCH rất nhẹ, chỉ có Hộ Tống
Hạm HQ-10 bị chìm.."
SAU 45 NĂM NHÌN LẠI HẢI CHIẾN HOÀNG SA 1974 VỚi NHỮNG ĐIỀU ÍT NGƯỜI BIẾT.
HQ Phạm Quốc Nam biên soạn
Lời giới thiệu
Các bài viết về trận Hải Chiến Hoàng Sa năm 1974 có quá nhiều với những
cách nhìn khác nhau từ tài liệu của nhiều phía và của những nhà bình
luận quân sự, chiến lược quốc tế. Đồng thời không ít những bài viết cá
nhân có tách cách hư cấu hoặc diễn tả câu chuyện có nhiều chi tiết rất
mâu thuẫn, bất hợp lý về diễn biến, số hiệu chiến hạm, thời điểm, chiến
thuật, v.v... gây cho người đọc rơi vào trạng thái lẫn lộn, khó hiểu câu
chuyện và không biết đâu là sự thật.
Đặc biệt bài viết này đồng quan điểm với những youtube với số lượng
người theo dõi rất cao của Viet Media, Vũ Hoàng Lân, Ngô Kỷ, nhằm phản
đối và lên án những livestream từ Texas và Cali (HDH, NPH... NMC v.v...)
qua những luận điệu xuyên tạc sự thật về trận chiến Hoàng Sa 1974 để
bôi nhọ HQVNCH và QLVNCH nói chung.
Mặt khác tác giả mong muốn được thực hiện DVD về Hải Chiến Hoàng Sa,
người viết đã phải nghiên cứu hàng chục tài liệu, bài viết, phim ảnh từ
nhiều nguồn khác nhau và những giải mật mới nhất về trận đánh nhằm hệ
thống lại thời gian, diễn biến, cũng như những đóng góp của Phó Đề đốc
Hồ Văn Kỳ Thoại, HQ Thiếu Tá Trần Bá Hạnh và nhà báo Hải quân P.K, cựu
sĩ quan Ban Báo Chí -BTL-HQVNCH sự kiện theo tuần tự, hợp lý để dàn dựng
thước phim lịch sử
về trận Hải Chiến (sẽ ra mắt một ngày gần đây).
Hy
vọng qua bài viết hay thước phim này, người đọc hay xem phim không bị
lẫn lộn, khó chịu trước những sự kiện không tuần tự và không hợp lý khi
muốn tìm hiểu cặn kẽ về Hải Chiến Hoàng Sa Năm 1974.
Để nội dung bài viết và thước phim mang tính 'sự thật' khi viết về trận
Hải chiến Lịch sử, người viết xin phép sử dụng bài viết hay câu chuyện
tường thuật của những nhân chứng sống từng tham dự trận hải chiến trong
phạm vi trách nhiệm hay trong nhiệm sở của chính họ trên chiến hạm
(PQN)
PHẦN I
Dẫn nhập:
Thiết nghĩ khi đánh giá Hải Chiến Hoàng Sa, chúng ta cần phân biệt hai sự kiện khác biệt về thời điểm:
Trận Hải Chiến Hoàng Sa (19-1-1974) và Sau Trận Hải Chiến (20-1-1974)
- Sự kiện thứ nhất: 'Trận Hải Chiến' ngày 19 tháng 1 năm 1974 kéo dài
khoảng 30 phút. Hải đoàn Đặc nhiệm Hoàng Sa I của Hải quân VNCH gồm
HQ-4, 5, 10 và HQ-16 đã làm tê liệt lực lượng tham chiến của Hải Quân
Trung Cộng gồm các chiến hạm 271, 274, 389, 396, Nam Ngư 407 và 402 ngay
sau mươi phút khai chiến, khi HQVNCH bắn chìm 271, 389 và tiêu diệt
trọn Bộ Chi huy Tham mưu của địch trên Soái hạm 274, làm tử thương một
cấp tướng và nhiều cấp tá cao cấp. Đây là chiến thắng của HQVNCH đối với
'Trận
Hải Chiến Hoàng Sa' khi so sánh về thiệt hại đôi bên.
Nếu cho rằng HQVNCH thảm bại trong trận Hải chiến Hoàng Sa thì đó là cái
nhìn của cá nhân và đúng hơn họ không nắm vững kỹ thuật cấu trúc của
một 'Chiến hạm'.
- Sự kiện thứ hai: 'Hậu trận Hải Chiến' ngày 20 tháng 1 năm 1974: Hải
quân Trung Cộng hay gọi là Hải quân PLAN (Chinese People's Liberation
Army Navy - Hải Quân Quân đội Giải phóng Nhân dân Trung Quốc hay Hải
quân Trung Cộng, kết hợp sử dụng tàu quân đội và tàu của dân sự) xua một
đội quân mạnh gấp chục lần HQVNCH gồm hải, lục, không quân, hỏa tiễn,
tàu ngầm chiếm lấy Hoàng Sa khi HQVNCH rời khỏi Hoàng Sa từ ngày trước.
Những sự thật về Hải Chiến Hoàng Sa:
I. Trận Hải Chiến Lịch sử (ngày 19-1-1974)
- Nhìn trận đánh một cách khách quan, cùng với những tài liệu, bình luận
của giới quân sự quốc tế và sự thừa nhận của Trung Cộng Hải đoàn Đặc
nhiệm I Hoàng Sa của Hải quân Việt Nam Cộng Hoà (HQVNCH) với các chiến
hạm tham chiến: HQ4, 5, 16, và HQ10 đã gây tổn thất nặng nề cho Hải đoàn
của Hải quân PLAN tham chiến gồm các chiếc hạm mang các số 271 và 274
(Lớp: tàu săn tàu ngầm lớp Kronstadt), 389 và 396 (Lớp tàu T-43 quét mìn
010 đại dương) và 2 tàu dân quân, vỏ sắt, trang bị hải pháo 25 ly ngụy
trang tàu đánh cá mang số hiệu Nam Ngư 402 và 407.
- "Trên đảo phía Trung Cộng nổ súng trước và trên biển
HQVNCH nổ súng trước để đánh phủ đầu, chiếm ưu thế và chứng minh cho
Trung cộng biết rằng đây là lãnh hải của VNCH". (Theo Phó Đề Đốc Hồ Văn
Kỳ Thoại, Tư lệnh HQ Vùng 1 Duyên Hải).
HQVNCH nổ súng trước đã bẻ gãy được chiến thuật của hải đoàn Hoàng Sa
Hải quân PLAN khi chúng dùng chiến thuật "cài răng lược" và "dao chém
cạnh sườn" (dùng tàu nhỏ, thấp trên mặt biển tránh né tầm đại pháo, đánh
cận chiến và vận chuyển linh hoạt cắt đội hình của địch. Đây là chiến
thuật dùng tàu nhỏ tấn công tàu lớn của của các nước khối cộng sản nói
chung và của TC nói riêng).
- Viên đạn 127ly của HQ-5 bắn lạc chui lọt vào hầm máy làm HQ-16 nghiêng
20 độ là sự thật. Nhưng việc lạc đạn trong lúc giao chiến đối phó với
chiến thuật "cài răng lược" của địch không thể không xảy ra. Sự thật
không khó để giải thích!
- Theo "The 1974 Paracels Sea Battle: A Campaign Appraisal" của Toshi
Yoshihara - US Naval War College Review Spring 2016, Vol. 69, No. 2:
"Trận hải chiến Hoàng Sa đã nổ ra tại một điểm uốn lịch sử với những
chính sách hỗn loạn của Trung Quốc. Đất nước vẫn còn quay cuồng kể từ
Cách mạng Văn hóa khi cuộc chiến bùng nổ. Phong trào chính trị cực đoan
đã tàn phá sự nhanh nhẹn của quân đội TC đến mức mà hải quân TC gần như
đã trả giá rất đắt cho điều đó, với nổi thất bại ở chiến dịch Hoàng Sa"
(https://cvdvn.files.wordpress.com/2018/03/the-1974-
paracels-sea-battle-a-campaign-appraisal-yoshihara.pdf)
- Cũng theo chuyên gia Toshi Yoshihara (US Naval War College Review) các
thập niên 1950, 1960 và 1970, Hải quân Mỹ thường tân trang chiến hạm cũ
từ Chiến tranh thế giới thứ II rồi viện trợ cho đồng minh ở châu Á như
Đài Loan, Việt Nam Cộng Hòa, Philippines... Vũ khí, hệ thống điện tử, hệ
thống điều khiển của tàu viện trợ đều lỗi thời. Trong khi đó, Liên Xô,
Trung Cộng và một số quốc gia Đông Âu đã trang bị cho hải quân họ theo
quan điểm đổi tiện nghi, trang bị điện tử để lấy ưu thế về tốc độ, vũ
khí và dùng những chiến thuyền nhỏ tấn công các chiến hạm lớn.
Trận chiến Hoàng Sa diễn ra chủ yếu trong lòng của vùng đảo Nguyệt
Thiềm, chiến hạm TC nhỏ, nằm sát mặt nước nên rất khó bắn trúng, đồng
thời dễ dàng nâng cao độ của hải pháo, tạo thế tấn công hữu hiệu. Hải
pháo của chiến hạm VNCH nằm trên cao so với hải pháo TC nên khó xoay trở
ở cự ly gần, vận chuyển chậm.
Hải pháo của chiến hạm Việt Nam Cộng Hòa nằm trên cao so với hải pháo
Trung Quốc nên khó xoay trở ở cự ly gần. Hơn nữa, khi Mỹ chuyển giao các
chiến hạm cho Hải quân Việt Nam Cộng hòa, các trang bị tối tân như pháo
76,2 ly bắn nhanh tự động với hệ thống radar kiểm soát (radar control)
và khóa mục tiêu (lock-on system) đã bị tháo gỡ hoặc không còn sử dụng
được. Khẩu 127 ly trên các tuần dương hạm của Việt Nam Cộng hòa đều phải
điều chỉnh bằng tay nên nhịp bắn rất chậm, chỉ hữu hiệu trong việc yểm
trợ hải pháo.
- Đánh giá đúng đắn về cấu trúc và hỏa lực của các chiến
hạm Mỹ chuyển giao cho HQVNCH vốn là những chiến hạm cũ từ thời Đệ II
Thế chiến, là những loại tàu tuần duyên, hộ tống, yểm trợ, tiếp liệu,
trục lôi của Hoa Kỳ chẳng hạn như các chiếc WHEC khi chuyển cho VNCH trở
thành những các chiến hạm tuần dương như HQ5, HQ16. Những chiến hạm này
không phải là loại tàu có khả năng hải chiến (vì các cơ quan trọng yếu,
phòng hành quân, phòng truyền tin nằm trên mặt nước). HQVNCH có 2 tàu
chiến (DER) có khả năng hải chiến là HQ1 và HQ4 (các cơ quan trọng yếu,
phòng hành quân, phòng truyền tin nằm dưới mặt nước). Nhưng hệ thống bắn
nhanh tự động với hệ thống radar kiểm soát (radar control), khóa mục
tiêu (lock-on system), các giàn phóng phi đạn trên HQ1 và HQ4 đã bị Hoa
Kỳ tháo gỡ hoặc không còn sử dụng được khi chuyển giao cho HQVNCH.
Tuy hải đoàn tham dự trận hải chiến của hải quân Trung Cộng có lực
lượng, cấu trúc của các các chiến hạm tân tiến, có kỹ thuật và hỏa lực
vượt trội hơn các chiến hạm tham chiến của HQVNCH nhưng địch phải thất
bại trước sự dũng cảm và ý chí chống ngoại xâm mãnh liệt của ngưới lính
VNCH.
Đại Tướng Cao Văn Viên, Tổng Tham Mưu Trưởng QLVNCH thời ấy đã viết như
sau: “Hải Quân Việt Nam được trang bị cho nhiệm vụ chính yếu là tuần
tiễu các vùng sông ngòi và ngăn chặn địch quân xâm nhập vào vùng duyên
hải, thực sự không phải là đối thủ của một Hải Quân tân tiến như Hải
Quân Trung Cộng trong một trận Hải chiến tuy ngắn ngủi nhưng ác liệt tại
Hoàng-Sa vào năm 1974”.
- Có nhiều bài viết và sách báo quốc tế đã bênh vực cho lẽ phải chủ
quyền của Việt Nam. Khi bàn luận về Hải lực Thế giới, giới quân sự tin
tưởng ở những báo cáo chính xác của "Conway's All the World's Fighting
Ships 1947-1982" vì uy tín quá lớn của Ban Biên Tập và Nhà Xuất-bản kỳ
cựu hàng mấy thế kỷ qua. Họ tin vào pho sách bàn luận về chiến lược Hải
lực Thế-giới "Conway's All the World's Fighting Ships 1947-1982" đã đề
cao tinh thần kiên quyết của HQVNCH chống xâm lược. Chủ biên là Robert
Gardiner viết rằng: "Không những chiến hạm Việt Nam đã dũng cảm bắn chìm
hai tàu địch (271 và 389), gây hư-hại nặng cho 2 chiếc khác (274 và
396) của siêu cường Trung Quốc ngoài Hoàng Sa. Ðổi lại, thiệt hại của
HQVNCH rất nhẹ, chỉ có Hộ Tống Hạm HQ-10 bị chìm.."
- Trung Cộng có đủ tất cả lực lượng hải, lục, không quân và tiềm thủy
đỉnh (tàu ngầm) túc trực, sẵn sàng tham chiến. VNCH có chiến đấu cơ hiện
đại nhất thời đó là loại F5E. Tuy nhiên chiến đấu cơ F5E có tầm hoạt
động ngắn, đủ nhiên liệu bay ra Hoàng Sa rồi quay về mà không thể ở lại
yểm trợ hoặc chiến đấu và hàng không mẫu hạm USS Enterprise của Ðệ Thất
Hạm Ðội Hoa Kỳ đang có mặt trong vùng gần Hoàng Sa đã từ chối tiếp nhiên
liệu cho phi cơ VNCH.
- Theo tài liệu Hoa Kỳ tiết lộ: Ngày 18/1/1974, Bộ Tư Lệnh Hải Quân VNCH
biết rõ hàng không mẫu hạm USS Enterprise của Ðệ Thất Hạm Ðội Hoa Kỳ
đang có mặt trong vùng gần Hoàng Sa. Phó đề đốc Diệp Quang Thủy, Tham
mưu Trưởng Bộ Tư Lệnh Hải Quân đã hỏi Đại tá Kussan,
tùy viên quân sự Mỹ tại Bộ Tư Lệnh Hải Quân rằng phi cơ chiến đấu của
VNCH khi đi tác chiến tại Hoàng Sa có thể hạ cánh xuống hàng không mẫu
hạm USS Enterprise để xin tiếp tế nhiên liệu được không ? Phó đề đốc
Thủy cho biết Ðà Nẵng cách Hoàng Sa trên 150 hải lý, do đó, phi cơ chiến
đấu sẽ không đủ nhiên liệu để có thể vừa đi vừa về, nếu phải mang theo
hai bình xăng thì không thể tác chiến được.
Sau khi trao đổi với Tòa Ðại Sứ Mỹ ở Sài Gòn, Đại tá Kussan đã trả lời
cho Phó đề đốc Diệp Quang Thủy như sau: Các chiến hạm Mỹ không thể tiếp
tế cho Quân Lực VNCH vì hai lý do sau đây:
Lý do thứ nhất, Hiệp Ðịnh Paris cấm Hoa Kỳ không được tiếp tục dính líu
quân sự hoặc can thiệp vào công việc nội bộ của miền Nam Việt Nam (điều
4).
Lý do thứ hai, Luật War Power Act ngày 2/9/1973 cấm Hoa Kỳ sử dụng lực
lượng quân sự ở Ðông Dương. Vì thế, các chiến hạm Hoa Kỳ không thể tiếp
tế nhiên liệu cho các chiến đấu cơ VNCH được. Các chiến hạm Hoa Kỳ chỉ
có thể cứu giúp quân đội VNCH khi bị các tai nạn mà thôi. Tuy nhiên, đó
phải là các tai nạn bình thường, còn các tai nạn do chiến đấu, các chiến
hạm Hoa Kỳ cũng không thể cứu giúp được.
Tuy nhiên, theo lời kể lại cuộc trao đổi sau này giữa Phó đề đốc Diệp
Quang Thủy và Phó đề đốc Hồ Văn Kỳ Thoại khi gọi điện thoại cho Phó đề
đốc Diệp Quang Thủy, ông Thủy hoàn toàn phủ nhận sự việc đó. Chính Phó
Đề đốc Diệp Quang Thủy nói:" Moa đâu có ngu đễ không biết là phi công
mình đâu có đáp hàng không mẫu hạm được và phi cơ phải trang bị cơ phận
đặc biệt và Hoa kỳ đời nào tham dự vào trận chiến khi đã rút hết quân
khỏi miền Nam!" Tôi vì lịch sự không thu lời nói của Phó Đề đốc Thuỷ lúc
đó nhưng Tú Gàn và tiến sĩ Nguyễn Tiến Hưng cần có bằng chứng hơn là
chỉ nghe theo lời kể của vài sĩ quan KQVNCH..".
Tuy tương quan lực lượng bất cân xứng nhưng các chiến hạm VNCH cũng đã
gây tổn thất nặng nề cho hải quân Trung Cộng khi đánh chìm 2 chiếc 271
& 389, bắn hư hại nặng 2 chiếc 274 & 396 và tiêu diệt trọn Bộ
chỉ huy Tham mưu của hải quân TC trên Soái hạm 274 ngay sau mười phút
khai chiến, gây tử thương cho một Đô Đốc Chính trị viên (Tư lệnh phó
Phương Quang Kinh) và nhiều sĩ quan cao cấp tham mưu trên Soái hạm, gồm
có 7 Đại tá, 10 Trung tá, 2 Thiếu tá, 7 sĩ quan cấp úy tử thương và hàng
trăm binh sĩ chết và bị thương. Đây là chiến thắng oanh liệt của HQVNCH
trong trận Hải Chiến Hoàng Sa.
- Theo Đô đốc Kong Zhaonian, sau đó là Phó tư lệnh Hải quân Trung cộng,
nguyên tắc chiến thuật không bắn phát súng đầu tiên, thể hiện nổi lo sợ
về sự can thiệp của các chiến hạm Hoa Kỳ đang hướng đến quần đảo Hoàng
Sa từ Philippines và sẽ làm phức tạp thêm quan hệ ngoại giao Trung-Mỹ.
Cho nên Trung cộng đã dàn dựng trận chiến như là một “phản công tự vệ"
khi ra lệnh các chiến hạm TC cố tình khiêu khích các chiến hạm HQVNCH.
Bắc Kinh không ngờ thủ đoạn này đã làm Hải đoàn (271, 274, 389 và 396)
của chúng bị tổn thất nặng nề, coi như hải quân Trung cộng
PLAN bại trước hải quân VNCH. Điều này cho thấy Chính trị (quan hệ Ngoại
giao) đã ảnh hưởng đến chiến lược của Trung Cộng trong trận Hải Chiến
Hoàng Sa 1974.
II. Sau trận Hải Chiến (ngày 20-1-1974):
- Dù HQVNCH gây tổn thất nặng nề cho Hải đoàn Hoàng Sa của Hải quân
Trung Cộng PLAN nhưng sau đó được lệnh phải rút lui rời khỏi Hoàng Sa
trước khi hải quân TC xua một lực lượng hải quân hùng hậu mạnh gấp chục
lần HQVNCH gồm hải lục không quân và tàu ngầm xâm chiếm Hoàng Sa. Các
hạm đội của TC kéo đến ngay sau khi trận hải chiến chấm dứt và ngày hôm
sau đã bắn phá lên các đảo và đổ bộ nhiều đại đội dân quân chiếm một số
đảo tại Hoàng Sa (đảo Hữu Nhật, Hoàng Sa và Quang Ánh). Đội tàu đầu tiên
được tập hợp lại trước đảo Hửu Nhật vào sáng 20 tháng Giêng. (tài liệu
của Trung Cộng).
Lực lượng chiếm Hoàng Sa gồm có hạm đội Hải quân Nam Hải với 2 tàu săn
tàu ngầm lớp Hải Nam mang số 281 và 282 thuộc sư đoàn đồn trú ven biển ở
Sán Đầu (Shantou), cách gần 9 km tính từ Hải Nam đã tăng tốc đến Đảo
Phú Lâm, tiếp nhiên liệu trên dọc đường đi ở Trạm Giang (Zhanjiang) và
Ngọc Lâm (Yulin) để nhanh chóng có mặt tại Hoàng Sa và bắn chìm HQ-10
(trước đó chỉ còn một máy) thành bất khiển dụng và đang bốc cháy.
Ngoài hạm đội Nam Hải, còn có tàu ngầm lớp Romeo loại 033, bao gồm 157,
158, và 159 có căn cứ tại Ngọc Lâm, Hạm đội phương Đông tăng cường,
trang bị SY-1 tên lửa
dẫn đường Loại 01 lớp Chengdu và Mao Trạch Đông đích thân ra lệnh cho ba
khu trục hạm từ eo biển Đài Loan đến quần đảo Hoàng Sa.(Theo tài liệu
của Trung Cộng).
- Sau khi thăm dò thấy Hoa Kỳ hoàn toàn không can thiệp vào trận hải chiến, Bắc Kinh liền xua quân tiến chiếm Hoàng Sa.
Quyết tâm chiếm lấy Hoàng Sa vì Bắc Kinh từng nhấn mạnh giá trị chiến
lược của quần đảo Hoàng Sa, với “ngồi chắn ngang tuyến thông tin liên
lạc đường biển quan trọng”.
Theo bộ sách bách khoa toàn thư chính thức của hải quân Trung Cộng PLAN
“Quần đảo Hoàng Sa phục vụ như là tấm bình phong của thiên nhiên bảo vệ
Trung Quốc và cũng là một tiền đồn. Những tuyến đường biển và đường hàng
không hướng tới Singapore và Jakarta từ bờ biển Trung Quốc phải đi qua
khu vực này, tạo cho nó một vị trí vô cùng quan trọng”. Cách đảo Đông Sa
khoảng 660 cây số về phía tây nam , cách bãi ngầm Scarborough 550 km về
phía tây, và cách chừng 700 km về phía tây bắc của quần đảo Trường Sa,
quần đảo có vị trí quan trọng được xem như một bước đệm cần thiết đối
với những hòn đảo khác do Trung quốc tuyên bố chủ quyền trên khắp Biển
Đông, mở đường cho "Đường lưỡi bò" (Từ thời Mao trạch Đông và đang được
tổng thống không ngai Tập Cận Bình tiếp nối).
- Sự chênh lệch về sức mạnh hải quân dường như giới quân sự quốc tế ủng
hộ VNCH đã gây cho các nhà bình luận Trung Quốc ra sức thần thoại hóa
cuộc chiến thắng của
Hải Chiến Hoàng Sa. (Theo "The 1974 Paracels Sea Battle: A Campaign Appraisal" của Toshi Yoshihara)
- Đặc biệt giới quân sự quốc tế quan tâm đến những ký ức khác hẳn những
phiên bản Trung cộng về các sự kiện Hải Chiến Hoàng Sa. Hơn nữa, những
mâu thuẫn cũng đã tồn tại giữa những tường thuật, mô tả khác nhau của
những người lính Trung Cộng từng tham chiến trận đánh đã gây cho giới
bình luận đánh giá thấp tài liệu về Hải Chiến Hoàng Sa năm 1974 của
Trung Quốc.
Hải chiến Hoàng Sa 1974 là cuộc chiến do Bắc Kinh kích động nhằm thăm dò
phản ứng của Washington đối với biển Đông để đặt nền móng 'Đường lưỡi
bò' của Mao Trạch Đông, Đặng Tiểu Bình thi hành và Tập Cận Bình đang
tiếp tục tiến hành mộng bá quyền trên biển Đông.
Washington đứng ngoài Hải Chiến Hoàng Sa năm 1974 đã sai lầm trong chính
sách về biển Đông thời đó, đưa đến sự lấn áp của một nước lớn (Trung
Quốc) đối với các nước nhỏ quanh vùng, dẫn đến những căng thẳng tranh
chấp chủ quyền lãnh hải tại biển Đông ngày nay.
III. Kết luận:
Qua những sự thật về Hải chiến Hoàng Sa 1974 được trình bày ở trên cho
thấy HQVNCH đã chiến thắng trong trận 'Hoàng Sa Hải Chiến' tuy nhiên sau
đó không thể bảo vệ được Hoàng Sa trước lực lượng khổng lồ của hải quân
Trung Cộng đang kéo đến xâm lược Hoàng Sa.
Kịp thời ra lệnh triệt thoái các chiến hạm VNCH đang tham chiến tại
Hoàng Sa về lại Đà Nẵng của Đô Đốc Tư Lệnh HQ Trần Văn Chơn để bảo tồn
lực lượng là một quyết định thật sáng suốt và đúng binh pháp.
PHẦN II
HẢI CHIẾN HOÀNG SA 1974 Đi Vào Lịch Sử Hào Hùng Chống Ngoại Xâm
Như đã trình bày nơi lời tựa Phần I để bài viết mang tính 'sự thật' khi
viết về trận hải chiến, người viết mạn phép sử dụng bài viết hay câu
chuyện tường thuật của những nhân chứng sống từng tham dự trận hải chiến
trong phạm vi trách nhiệm hay trong nhiệm sở của chính họ trên chiến
hạm trong lúc giao tranh như của Cựu Phó Đề Đốc Hồ Văn Kỳ Thoại (sách,
bài phỏng vấn, youtube), HQ Đại úy Lê Văn Thự (Trung tâm Trưởng Trung
Tâm Hành Quân của BTL vùng 1 Duyên Hải), Thiếu Tá Bộ binh Phạm Văn Hồng
(Trưởng toán Công binh của Quân đoàn 1 ra Hoàng Sa), HQ Tr/úy Phạm Ngọc
Roa (HQ4), ThS/ GL Lữ Công Bảy (HQ4), HQ Th/úy Nguyễn Văn Qúy (HQ5), HQ
Th/úy Phạm Công Minh (HQ5), HQ Tr/úy Hà Đăng Ngân (HQ10), HQ Th/úy Phạm
Thế Hùng (HQ10), HQ Tr/úy Nguyễn Đông Mai (HQ10), HQ Th/úy Tất Ngưu
(HQ10), HQ Đặng Quốc Tuấn (GL/HQ16) và Nhật ký Hải hành của HQ10 do một
nhân viên HQ10 đào thoát gửi cho cô Thanh Thảo, con gái của cố HQ Thiếu
tá Hạm Phó Nguyễn Thành Trí (HQ10).
I. Diễn biến khởi đầu trận hải chiến
Mùa hè năm 1973, một loạt sự kiện tranh chấp một số đảo tại quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa giữa VNCH và Trung cộng xảy ra.
Vào tháng Mười, hai tàu đánh cá của Trung cộng (TC), mang số hiệu Nam
Ngư 402 và 407, xuất hiện gần nhóm Lưỡi Liềm (Crescent) và bắt đầu hoạt
độn g ở đó. Các thuyền viên cắm cờ TC trên các đảo mà ở đó VNCH đã kiểm
soát từ nhiều thập niên trước.
Tại quần đảo Hoàng Sa (HS) TC cũng đặt một căn cứ tiếp liệu trên đảo
Quang Hòa (Duncan), nơi mà VNCH đã đuổi họ hơn một thập kỷ trước.
Ngày 10 Tháng 1 năm 1974, thuỷ thủ đoàn của hai tàu đánh cá TC xây dựng
một nhà máy chế biến hải sản trên đảo Hữu Nhật (Robert).
Ngày 11/1/1974, Trung cộng tuyên bố quần đảo Tây Sa và Nam Sa (Hoàng Sa)
và bãi cạn Macclesfield thuộc chủ quyền của TC. Ngay lập tức, Ngoại
trưởng Việt Nam Cộng Hòa (VNCH) Vương Văn Bắc lên tiếng bác bỏ lời tuyên
bố vô căn cứ và lên án hành động gây hấn của TC.
Và sau đó hải quân TC liên tiếp xâm phạm lãnh thổ và lãnh hải Việt Nam
Cộng Hòa (VNCH) khi đổ bộ chiếm đóng các đảo Quang Hòa, Duy Mộng và Cam
Tuyền dẫn đến leo thang căng thẳng tại Hoàng Sa lẫn mặt trận ngoại giao
cho đến khi cuộc hải chiến bùng nổ.
II. Diễn biến những ngày trước trận Hải Chiến
- Ngày 15-1-1974:
Sáng sớm ngày 15-1, Tuần Dương hạm Lý Thường Kiệt HQ-16 (Trung tá Hạm
trưởng Lê Văn Thự) được lệnh rời cảng Tiên Sa - Đà Nẵng đưa phái đoàn
Công Binh của Quân Đoàn I ra HS khảo sát và nghiên cứu xây một phi
trường trên đảo HS (Pattle) cho loại phi cơ vận tải loại nhỏ có thể đáp
và cất cánh như C-130. Trên đảo này có một Trung đội Địa Phương Quân của
Tiểu khu Quảng Nam trấn giữ và nhân viên đài Khí Tượng HS. Phái đoàn
công binh gồm có Thiếu tá Phạm Văn Hồng, Sĩ quan Lãnh Thổ Phòng 3, Quân
đoàn I, làm trưởng phái đoàn, một người Mỹ tên Gerald Kosh, nhân viên
Tổng lãnh sự Hoa Kỳ tại Đà Nẵng, 2 sĩ quan và 2 hạ sĩ quan công binh.
Tổng cộng 6 người.
HQ16 đến Hoàng Sa vào chiều tối ngày 15-1-1974.
Theo "The 1974 Paracels Sea Battle: A Campaign Appraisal, của Toshi
Yoshihara (US Naval War College Review Spring 2016, Vol. 69)" lấy từ tài
liệu của TC cho biết TC đã ngụy tạo nguyên nhân dẫn đến trận hải chiến,
cho rằng: Ngày 15-1, HQ16 tuần tiễu tại nhóm Lưỡi Liềm (Crescent) bắt
gặp các thuyền đánh cá số hiệu 402 và 407 của TC gần đảo Hữu Nhật
(Robert Island), HQ16 ra lệnh cho hai tàu đó rời khỏi khu vực. Sau đó,
HQ16 bắn cảnh cáo họ và nã pháo vào đảo Hữu Nhật, làm nổ tung cờ của TC
cắm ở đó".
- Ngày 16-1-1974:
Sáng sớm sau khi đưa toán Công Binh lên đảo, HQ16 ở
ngoài khơi đi tuần quan sát quanh quần đảo HS, chờ đợi toán công binh
xong công tác sẽ đón họ trở lại tàu quay về Đà Nẵng theo dự trù. (Toán
công binh ở lại trên đảo qua đêm)
Khoảng 10 giờ sáng ngày 18-1, HQ16 phát hiện trên màn ảnh radar 1 vệt
nhỏ đang di chuyển về hướng đảo Quang Hòa (Duncan). HQ16 theo dõi và
phát hiện đó là tàu TC ngụy trang đánh cá, sơn mầu xanh lá cây đậm, vỏ
bằng sắt, trang bị đại bác 25 ly, HQ16 dùng quang hiệu yêu cầu tàu Trung
Cộng rời khỏi lãnh hải VNCH, tàu này không trả lời, HQ16 tiến lại gần
thì tàu cá TC mới rời khỏi hải phận Hoàng Sa, chạy về hướng Đông-Bắc đảo
Quang Hòa. HQ16 quan sát trên đảo Quang Hòa phát hiện đảo này đã bị
chiếm đóng, trên đảo có mấy dãy nhà gỗ, có chòi canh vọng gác cao, cắm
cờ Trung Cộng, rất nhiều người di chuyển qua lại, đang xây cất thêm
doanh trại.
HQ16 báo cáo về Bộ Tư Lệnh Hải quân Vùng 1 Duyên Hải (BTL/HQ/V1ZH) tình
hình tại đảo Quang Hòa như kể trên và nhận được chỉ thị từ BTL/HQ/V1ZH
tiếp tục quan sát các đảo khác trong quần đảo HS, ghi nhận các sự kiện
sau:
- Đảo Vĩnh Lạc (Money) vì có nhiều rừng cây cao nên HQ16 quan sát từ
phía Tây không thấy được suốt bờ phía Đông của đảo, do đó HQ16 phải đi
vòng qua bờ phía Đông của đảo, HQ16 thấy trên đảo cắm nhiều cờ TC.
- Đảo Duy Mộng (Drummond) và Đảo Cam Tuyền (Robert) không có người, nhưng có cắm cờ Trung Cộng. Riêng đảo
Duy Mộng (Drummond) có 2 tàu nhỏ số hiệu Nam Ngư 402 và 407, từ mũi đến
lái có trang bị 3 giàn súng, tất cả được phủ lên bằng lưới đánh cá để
ngụy trang đang bỏ neo sát bờ. Trên tàu đánh cá ngụy trang có nhiều
người mặc áo thun quần đùi và quân phục lính TC. HQ16 dùng đèn quang
hiệu, loa phóng thanh cầm tay và cờ hiệu yêu cầu họ rời khỏi hải phận
của VNCH, chẳng những họ không tuân hành lại có nhiều hành động khiêu
khích.
HQ16 tiếp tục báo cáo về TTHQ/BTL/HQ/V1ZH và xin chỉ thị. Lập tức Phó Đề
Đốc Hồ Văn Kỳ Thoại (Tư lệnh HQ/V1ZH) chỉ thị Khu trục hạm Trần Khánh
Dư HQ4 (Trung tá Hạm Trưởng Vũ Hữu San) đang đi tuần vùng biển Quảng
Ngãi từ Sa Huỳnh đến Cù lao Ré (đảo Lý Sơn) lập tức cho tàu về ngay Đà
Nẵng để đưa toán Biệt hải và Hải kích (người Nhái của Hải Quân) ra Hoàng
Sa, đồng thời HQ-4 tăng cường cho HQ-16.
9h00 tối, HQ4 rời cảng Tiên Sa-Đà Nẵng đi Hoàng Sa.
Cùng ngày 16-1-1974 về mặt ngoại giao Ngoại trưởng Vương Văn Bắc gửi
công hàm cho Chủ tịch Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc để lưu ý tình hình
đang căng thẳng nghiêm trọng có khả năng đe dọa hòa bình và an ninh Việt
Nam cũng như quốc tế, xảy ra bởi lời tuyên bố chủ quyền và hành động
của Trung Quốc đang diễn ra tại Hoàng Sa.
- Ngày 17-1-1974:
Chính phủ VNCH tiếp tục gửi công hàm cho Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc đề nghị ban bố mọi biện pháp thích hợp
để ổn định tình hình.
HQ4 đến Hoàng Sa vào lúc 14h00 ngày 17-1-1974.
15h00 cùng ngày, HQ16 đến đảo Cam Tuyền, án ngữ tại phía Đông Nam để yểm
trợ cho HQ4 đổ bộ 27 biệt hải lên phía Tây đảo Cam Tuyền trong khi hai
tàu Trung Quốc 402 và 407 đang ở phía Nam đảo Cam Tuyền.
* Sau khi nhận được báo cáo từ các tàu số 402 và 407 về các hoạt động
của Hải Quân VNCH, TC bắt đầu xuất kích lực lượng của mình. Ngày 16-1,
hạm đội Nam Hải ra lệnh cho hai tàu săn tàu ngầm lớp Kronstadt số 271 và
274, đến Đảo Phú Lâm càng sớm càng tốt. Hai chiếc tàu này vội vã đến
đích của chúng từ căn cứ hải quân Ngọc lâm (Yulin) trên đảo Hải Nam. Sau
khi đón nhận lực lượng dân quân hàng hải vũ trang, đạn dược, tiếp liệu
tại đảo Phú Lâm. Vào ngày hôm sau, hai tàu số 271 và 274 đến nhóm Lưỡi
Liềm. Có 2 phi cơ chiến đấu J-6 (MiG-19, phiên bản Trung Quốc) yểm trợ.
18h00, HQ4 phát hiện hai tàu Trung Quốc mang số 271 và 274 từ đảo Quang
Hòa tiến về đảo Cam Tuyền. HQ4 dùng quang hiệu yêu cầu các tàu này rời
khỏi lãnh hải VNCH, tàu TC cũng dùng quang hiệu trả lời rằng các đảo này
thuộc chủ quyền của họ và yêu cầu chiến hạm VNCH rút lui. Tiếp đó, các
tàu này chạy quanh và di chuyển chặn đầu HQ4, bất chấp quy tắc hàng hải
quốc tế.
Trước sự ngoan cố và khiêu khích của tàu Trung cộng, HQ4 dùng mũi ủi ngang hông tàu địch ra xa. Thấy sự quyết liệt
của HQ16 & HQ4, tàu địch bỏ chạy về phía Nam của 2 đảo Duy Mộng và Quang Hòa và thả trôi tại đó.
Chiều ngày 17/1/1974, HQ 4 cho đổ bộ 20 chiến sĩ Người Nhái lên đảo Vĩnh
Lạc (Money), thu dọn cờ Trung Cộng, cắm cờ Việt Nam Cộng Hòa.
Tối 17-1 (theo Lời kể của HQ Đặng Quốc Tuần, Giám Lộ Tuần Dương Hạm HQ16):
"HQ16 dùng xuồng đổ bộ 10 nhân viên cơ hữu lên đảo Vĩnh Lạc (đảo Money),
do HQ Trung úy Lâm Trí Liêm chỉ huy để phá hủy và gom góp các chứng cớ
ngụy tạo, nhổ cờ Trung Cộng và cấm lại cờ VNCH, tổ chức phòng thủ trên
đảo. Sau trận hải chiến HQ16, HQ4 và HQ5 nhận được lệnh từ BTL/HQ/V1ZH
rời vùng trở về Đà Nẵng bỏ lại toán công binh của Thiếu tá Bộ Binh Phạm
Văn Hồng tại đảo HS và 10 nhân viên cơ hữu của HQ16 trên đảo Vĩnh
Lạc...."
(Xem lý do vì sao HQ16 bỏ lại 10 nhân viên cơ hữu trên đảo Vịnh Lạc và
cuộc đào thoát 10 ngày đêm gian nguy trên biển trong "Phần 3. Cuộc tấn
công của Phân đoàn 2 gồm HQ16, HQ10 diễn ra ở phía Bắc đảo Quang Hòa"
phía cuối bài viết).
Ngày 16-1, chiến hạm HQ5 Trần Bình Trọng (Trung tá Hạm trưởng Phạm Trọng
Quỳnh) đang ở Vũng Tàu thì được lệnh ra Ðà Nẵng. HQ5 cập cầu quân cảng
Tiên Sa chiều ngày 17-1 và Hạm Trưởng Phạm Trọng Quỳnh lên BTL/HQ/V1ZH
họp hành quân và sau đó Hạm trưởng Quỳnh trở về tàu với lệnh Hành Quân
Trần Hưng Ðạo 47 do HQ Đại tá Hà Văn
Ngạc chỉ huy 2 Hải đoàn Đặc nhiệm và các toán Biệt Hải và Hải Kích của HQVNCH, gồm:
- Hải Ðoàn Ðặc Nhiệm I: HQ4, HQ16, HQ5 và HQ10.
- Hải Ðoàn Ðặc Nhiệm II: HQ1, HQ6, HQ17, HQ11 (ghi chú: Trận hải chiến
xảy ra và kết thúc nhanh chóng trong khi các chiến hạm của ĐN -II còn ở
xa, chưa đến Ðà Nẵng, cho nên Hải đoàn này ít được nhắc đến trong trận
Hải chiến Hoàng Sa [CHHS]).
- Và lực lượng Biệt Hải cùng toán người Nhái Hải quân gồm 49 người do HQ Trung úy Nguyễn Minh Cảnh làm trưởng toán.
Giữa khuya ngày 17-1, HQ10 Nhật Tảo (HQ Thiếu tá Hạm trưởng Ngụy Văn
Thà) và HQ5 Trần Bình Trọng nhận lệnh từ Tư lịnh HQ/V1ZH (Phó Đề Đốc Hồ
Văn Kỳ Thoại) rời quân cảng Tiên Sa đi Hoàng Sa. Trên HQ5 có HQ Đại Tá
Hà Văn Ngạc, HQ5 trở thành Soái hạm. HQ5 ra đến Hoàng Sa vào khoảng 3
giờ chiều ngày 18-1.
* Về phía Trung cộng, 2 tàu săn tàu ngầm K271 và 274 đến nhóm Lưỡi Liềm
vào tối 17-1 và đổ bộ bốn tiểu đội dân quân vũ trang (mỗi tiểu đội mười
thành viên) vào các đảo Quang Hòa, Duy Mộng, và Quang Hòa Tây vào lúc xế
nửa đêm rạn ngày 18 tháng 1. Đồng thời, hai tàu quét mìn xa bờ Loại 010
có căn cứ ở Quảng Châu, số hiệu 389 và 396, chạy đến quần đảo Hoàng Sa
để tăng cường cho 2 chiếc 271 và 274 (Theo tài liệu của TC)
Ngày 18-1
- Sáng 18-1 theo yêu cầu của Đại Tá Ngạc toán công binh trên HQ16 được
chuyển sang HQ5. Đến chiều tối 18-1, toán công binh lại được đưa lên đảo
Hoàng Sa để tránh cuộc hải chiến có thể xảy ra bất cứ lúc nào (Theo
Thiếu tá Phạm văn Hồng, trưởng toán công binh cho biết sự kiện đưa toán
công binh trở lên đảo HS là yêu cầu của Gerald Kosh, nhân viên Sứ quán
người Mỹ? Và khoảng 1 giờ trưa ngày 19-1, toán công binh cùng các nhân
viên đài khí tượng và trung đội Địa Phương quân bị quân Trung cộng bắt
làm tù binh đưa về Quảng Châu. Trong toán bị bắt về có Trung úy Lê văn
Dũng, trưởng toán Hải kích bị bắt trên đảo Cam Tuyền khi đổ bộ từ HQ4
lên đảo. Sau đó chúng chuyển tù binh VNCH về trại tù Thu Dung, huyện
Huyền Hóa tỉnh Quảng Châu...).
- Cùng ngày, sáng ngày 18-1, Tổng Thống VNCH Nguyễn Văn Thiệu viếng thăm
BTL/V1ZH. Ngoài Tổng Thống Thiệu còn có sự hiện diện của Trung tướng
Ngô Quang Trưởng, Tư lệnh Quân Khu I và Trung tướng Lê Nguyên Khang, đại
diện Bộ Tổng Tham Mưu đã được Phó Đề Đốc Hồ Văn Kỳ Thoại TL/V1ZH thuyết
trình khoảng 45 phút về tình hình bất thường tại quần đảo Hoàng Sa: "Sự
xuất hiện tàu TC và dân quân TC trên một số đảo". Trước khi rời
BTL/V1ZH để tiếp tục chương trình thăm viếng Vùng II Chiến Thuật Tổng
thống Thiệu ra lệnh cố gắng ban đầu dùng thái độ ôn hòa yêu cầu các tàu
và người của TC trên các đảo lập tức rời khỏi lãnh hải của VNCH, nếu
cần, có thể dùng cả vũ lực đánh đuổi chúng.
- Lúc 4h30 một trong bốn tàu Trung Quốc rời đảo Quang Hòa tiến về HQ4.
Nhưng sau khi HQ4 tăng tốc tiến đến chặn đầu tàu địch thì tàu này rút
lui về phía đảo Quang Hòa. (Theo tài liệu TC)
- 8h45, HQ16 phát hiện thêm một tàu TC di chuyển phía Đông Nam đảo Duy Mộng. Trên đảo đã thấy cờ Trung Quốc.
Khoảng 10h sáng, 4 chiến hạm TC lại xuất hiện, gồm 2 chiếc Kronstadt 271
và 274 và 2 chiếc khác mang số 389 và 396. Cả 4 chiến hạm TC đều di
chuyển cản đường và chia cắt đội hình vận chuyển của các chiến hạm VNCH.
Hành động khiêu khích này của các tàu TC đã gây ra những va chạm thân
tàu của hai bên:
- HQ16 và K-271 va chạm 2 hông tàu với nhau.
-HQ4 đụng mũi vào hông sau của tàu T-389, làm gãy mấy trụ giây an toàn của tàu này.
Sau sự va chạm các chiến hạm của ta và địch, 4 chiến hạm TC cùng di
chuyển về hướng đảo Quang Hòa (Duncan) và thả trôi ở đó, nơi có 2 tàu cá
ngụy trang NG-402 và 407.
- 10h30, HQ4 hoàn tất đổ bộ toán 15 nhân viên cơ hữu lên tăng cường giữ
đảo Cam Tuyền và rút tất cả toán biệt hải trở về chiến hạm. Trong khi
tàu TC mang số hiệu 407 tiến đến khiêu khích HQ16.
- 15h00 cùng ngày, Đại tá Hà Văn Ngạc và HQ5 đến Hoàng Sa. Sau đó Hải đoàn gồm HQ4, HQ5 và HQ16 tiến về Quang Hòa với hy vọng có thể đổ bộ toán hải kích lên đảo thì gặp hai tàu
K-271 và K-274 tiến tới chặn đường. Hai bên liên lạc quang hiệu, xác
nhận Hoàng Sa là lãnh hải của mình và yêu cầu phía đối phương phải rời
ngay lập tức. Với hành động cố tình khiêu khích, chặn đường có thể gây
nguy hiểm đụng tàu, các chiến hạm VNCH tạm thời lui về phía Nam đảo
Hoàng Sa chờ HQ10 nhập vùng và tiếp tục theo dõi các chiến hạm TC.
- 19h15, HQ5 phát hiện thêm hai chiến hạm TC loại T43 cải biến mang số 389 và 396.
- 20h00, HQ10 Nhật Tảo nhập vùng (HQ10 và HQ5 cùng khởi hành từ cảng
Tiên Sa - Đà Nẵng đi HS vào giữa khuya 17-1. Nhưng HQ10 trong tình trạng
chiến hạm đang chuẩn bị về Saigon sau chuyến công tác dài hạn tại vùng 1
duyên hải và HQ10 chỉ còn một máy chánh (còn một giò) nên tốc độ vận
chuyển rất chậm, phỏng định khoảng 10 knots/g, cho nên HQ10 đến Hoàng Sa
vào lúc 10 giờ tối ngày 18-1.
- 23h00 Đại tá Hà Văn Ngạc nhận lệnh từ trung tâm Hành quân (TTHQ) tái
chiếm đảo Quang Hòa một cách ôn hòa. Đại tá Ngạc liền chia hải đoàn ra
làm hai Phân đoàn đặc nhiệm chuẩn bị hành quân vào sáng 19-1: Phân đoàn 1
gồm HQ4 và HQ5 có mặt tại phía Nam và Tây Nam đảo Quang Hòa để đổ bộ
hai toán hải kích và biệt hải. Phân đoàn 2 gồm HQ10 và HQ16 do HQ Trung
Tá Lê Văn Thự chỉ huy với nhiệm vụ giữ nguyên vị trí trong lòng vùng đảo
Nguyệt Thiềm để yểm trợ cho việc đổ quân của HQ4 và HQ5. Lệnh còn nhấn
mạnh rằng: "Nếu cuộc đổ bộ không thành thì các chiến hạm sẽ dùng hỏa lực tiêu diệt các chiến hạm của địch trước khi đổ bộ thanh toán quân TC trên các đảo". Đêm 18-01-1974 các chiến hạm VNCH nhận lệnh làm tối chiến hạm (darken
ship) chờ sáng sớm hôm sau (19-1) xuất quân. Một đêm trôi qua một cách
yên lặng.
III. Ngày 19-1 - Trận hải chiến bùng nổ
- 1. Tình hình vài giờ trước khi hải chiến bùng nổ:
Khoảng gần sáng có hai lần 2 phi cơ địch (MiG 19, theo tài liệu của TC)
bay ngang vùng HS (Theo HQ Trung úy Nguyễn Đông Mai và HQ Thiếu úy Tất
Ngưu, sĩ quan của HQ10 xác nhận trong bài viết của hai tác giả).
- Sáng ngày 19-1, HQ4 đổ biệt hải và Người Nhái hải quân lên đảo Duy Mộng.
- 7h30 sáng, 30 hải kích trên HQ5 đã đổ bộ lên đảo Quang Hòa và tiến sâu
vào đảo khoảng vài chục mét thì bị lính TC trên đảo dàn ngang chận lại.
Hai bên dằn co gần cả tiếng đồng hồ. Càng lúc lính TC càng đông và đẩy
lùi toán hải kích VNCH trở lui về bờ biển, nơi vừa đổ bộ. Thấy tình hình
gay go trên đảo, Đại tá Ngạc ra lệnh toán Người Nhái của Trung úy Lê
Văn Đơn đổ bộ lên phía bờ Đông của đảo. Toán người Nhái của Trung úy Đơn
đang khó khăn vượt qua cái đầm để tiến vào bãi biển thì lính TC trên
đảo nổ súng làm Trung úy Lê Văn Đơn và Hạ sĩ Nhất người Nhái Đỗ Văn Long
(Long Sandwich) trúng đạn tử thương tại chỗ và 3 Người Nhái khác bị
thương. Đại tá Ngạc thấy tình hình
đổ bộ Biệt hải và người Nhái lên đảo trở thành tấm bia đạn cho lính TC
tác xạ từ trên đảo, cho nên ông báo cáo về TTHQ xin lệnh rút Biệt Hải và
Người Nhái trở về chiến hạm, ngoại trừ xác của hạ sĩ Nhất Đỗ Văn Long
không mang được về tàu. (Theo lời kể của Thượng sĩ Giám lộ Lữ Công Bảy
trên HQ4)
Trong khi từ phía Bắc đảo, lính TQ ồ ạt đổ quân lên đảo, trong khi HQ4 và HQ16 báo cáo không thể đổ bộ quân lên đảo được.
Trên mặt biển đã thấy HQ16 và HQ10 đang tiến về phía Tây Nam đảo Quang
Hòa, theo sau là 4 tàu chiến TC đang tiến vào đội hình chiến hạm của
HQVNCH.
- Khoảng 9h45 hai tàu 271 và 274 tiến đến HQ4. Các nòng súng đại bác 100
ly và nhiều đại bác 37 ly của tàu địch trực thẳng vào HQ4.
Theo tường thuật của HQ Đại úy, Trung tâm Trưởng trung tâm Hành quân BTL/HQ/V1ZH:
"Cũng trong lúc này, từ Đà Lạt Tổng Thống Thiệu gọi điện thoại về TTHQ/HQ/VIDH hỏi :
- Tình hình Hoàng Sa như thế nào?
Tư Lệnh HQ/V1ZH, Phó Đề Đốc Hồ Văn Kỳ Thoại trả lời trực tiếp với Tổng Thống Thiệu:
- Chúng ta đổ bộ lên đảo có quân TC đã bị địch kích trên đảo nổ súng làm cho 2 chiến sĩ Người Nhái tử thương.
Nghe tin xấu này Tổng Thống Thiệu hỏi tiếp:
- Như vậy Hải Quân đã phản ứng gì chưa?
Tổng thống ra lệnh cho Phó Đề Đốc Hồ Văn Kỳ Thoại toàn quyền dùng tất cả
biện pháp cứng rắn thích ứng đối với địch (TC). Nếu cần, dùng cả vũ lực
để chứng minh cho Trung cộng biết rằng đây là lãnh hải của VNCH và nhất
định không để mất một tấc đất vào tay giặc."
Theo Phó Đề Đốc Thoại cho biết với câu hỏi ngắn gọn và lệnh sau cùng của
Tổng Thống Thiệu như trên đã đưa Đề Đốc Thoại đến quyết định khai hỏa,
mặc dù ông nhìn thấy được tương quan bất cân xứng giữa hai lực lượng
tham chiến: phía VNCH chỉ có 4 chiến hạm tham chiến và 4 chiến hạm khác
đang trên đường ra HS tiếp ứng phải đương đầu với lực lượng hùng hậu của
Trung cộng có đủ tất cả lực lượng hải, lục, không quân và tiềm thủy
đỉnh (tàu ngầm) túc trực, sẵn sàng tham chiến của Hạm đội Nam Hải.
Do đó, đúng 10 giờ sáng ngày 19-1-1974 Phó Đề Đốc Hồ Văn Kỳ Thoại ra
lệnh cho Đại Tá Ngạc nổ súng trước để đánh phủ đầu địch, chiếm ưu thế.
(Lệnh này đã đưa đến kết qủa Hải quân VNCH đánh bại 4 chiến hạm TC sau
30 phút giao chiến và kịp thời rút lui trước khi Hạm đội Nam Hải kéo
đến).
Nhận được lệnh khai hỏa từ Tư lịnh Hồ Văn Kỳ Thoại, Đại Tá Ngạc lập tức
khai triển chiến thuật tấn công phủ đầu: HQ 10 sẽ tác xạ lên đảo Quang
Hòa có quân TC để làm hiệu lệnh cho HQ4, 5 và HQ16 tác xạ thẳng vào các
chiến hạm địch.
Đúng 10h25, Đại tá Ngạc ban lệnh khai hỏa. Trận hải chiến bùng nổ ác liệt.....
2. Cuộc tấn công của Phân đoàn 1 gồm HQ5, HQ4 diễn ra ở phía Tây Nam đảo Quang Hòa:
Tàu của VNCH đã tìm cách giữ khoảng cách, nhưng tàu TC nhanh chóng tiến
đến từ vài ngàn mét đến hàng trăm mét. Tàu địch 271 và 274 tập trung hỏa
lực vào HQ-4, trong khi hai chiếc 396 và 389 tấn công HQ-16. Các đơn vị
hải quân TC (PLAN) nhắm vào các thiết bị thông tin liên lạc, radar và
đài chỉ huy nhằm bịt mắt và phá hoại những liên lạc của đối phương.
Trong hỏa lực dử dội bắn lẫn nhau, HQ-4 bắt đầu bốc khói... (Theo tài
liệu TC)
- HQ4 trong khoảnh khắc tử chiến hạm, Hạm trưởng Vũ Hữu San cho tàu vận
chuyển linh hoạt theo hình chữ chi (Z) nên tránh được nhiều loạt hải
pháo của địch. Tuy nhiên có một trái đạn 100 ly của tàu địch bay lọt vào
ống khói nổ tung làm mảnh đạn văng vào đài chỉ huy làm HQ Trung úy Roa
bị thương nơi chân. Các mảnh đạn khác phá sập màn hình radar. Dây liên
lạc các ổ hải pháo bị mảnh đạn cắt đứt, không liên lạc được. (Theo HQ
Nguyễn Đông Mai trên HQ10 tường thuật)
Phía tàu chiến TC cũng bị thiệt hại nặng. Trong làn đạn 76,2 ly của HQ4
và 127 ly của HQ5, chiếc Kronstadt 271 bị trúng đạn bốc cháy dữ dội và
chìm. (Theo tài liệu của Trung cộng)
Sau ít phút giao tranh, hải pháo 76,2 ly của HQ4 ở sân mũi gặp trở ngại
và phải chờ sửa chữa. Tuy vậy, HQ4 vẫn tận dụng hỏa lực còn lại, tiếp
tục bám sát mục tiêu của mình trong tầm đại liên.
- 10h40, khẩu 76,2 ly của HQ4 ở sân lái sau bị hỏng bộ phận tự động nên
phải điều chỉnh bằng tay, bắn từng phát một nặng nề và chậm chạp. Lập
tức Đại tá Ngạc đã ra lệnh cho HQ4 rút lui khỏi vòng chiến để sửa chữa
và chỉ thị HQ5 yểm trợ cho HQ4 rút ra xa. Thấy hoả lực chính của HQ4 bị
trở ngại tác xạ, tàu TC 274 bám theo HQ4 thì bị HQ5 cắt đuôi HQ4 chận
tàu 274 của địch.
Những khối cầu lửa từ mũi HQ 5 bắn ra từ đại bác 127 ly bay thẳng vào
274. Ngoài chiếc 271 đang bốc cháy, đang chìm lại thêm chiếc 274 trúng
đạn sau lái làm 274 loay hoay rồi quay ngang lãnh đủ hàng loạt đạn đại
liên từ HQ4, 274 bốc cháy và dạt vào bờ san hô phía Nam đảo Quang Hòa.
(Theo HQ Lữ Công Bảy, ThS Giám lộ trên HQ4 kể) HQ4 tuy bị trúng nhiều đạn nhưng máy móc chính và hệ thống truyền tin vẫn điều khiển tốt.
Phòng truyền tin của HQ5 bị trúng 2 trái đạn 100 ly làm hư hại máy siêu
tần số không còn liên lạc được và máy truyền tin trên đài chỉ huy cũng
bị trúng đạn bể nát, Đại tá Ngạc phải vào Trung tâm chiến báo (CIC) dùng
máy VRC46 để chỉ huy.
- 11h00, chiếc 274 của TC được chiếc 389 tiếp trợ, hợp lực quay lại tấn công HQ5. Một mình đối đầu với 2 tàu địch (274 và 389), HQ5 bị "thương" nặng, ụ tháp hải pháo 127 ly bị trúng đạn. Tuy
HQ5 bị trúng nhiều đạn nhưng phản công dữ dội khiến tàu địch thiệt hại
nặng phải chùn lại. Soái hạm K- 274 bị hư hại nặng, toàn bộ Bộ Chỉ huy
Mặt trận của TC bị tử thương (Trong đó có Phong Songbai, Tư lệnh phó Mặt
trận, kiêm Chính trị viên thiệt mạng).
Trong khi đó, chiếc 389 sau những đòn bị bắn trúng trực diện, 389 rơi
vào tình trạng nguy ngập. Con tàu bị đánh cho tơi tả, lật nghiêng một
cách nặng nề và thuỷ thủ đoàn của nó không thể dập tắt lửa. Bất chấp
nguy cơ của một vụ nổ, hai tàu đánh cá 402 và 407 với sự yểm trợ hỏa lực
yếu ớt giúp tàu quét thủy lôi 389 bị hư hại nặng ủi vào bãi đảo Vĩnh
Lạc. (Theo tài liệu của Trung cộng)
Nhận được lệnh rút lui từ Trung tâm Hành quân, với tình trạng HQ10 bất
kiển dụng, HQ16 bị nước vào hầm máy, tàu nghiêng, HQ4 và HQ5 trúng nhiều
đạn chỉ còn hỏa lực rất hạn chế, Chỉ huy trưởng Hải đội Đặc nhiệm Đại
tá Ngạc ra lệnh cho HQ5 cùng HQ4 rút về hướng Đông Nam. HQ4 có 2 nhân
viên tử thương: Th/úy Nguyễn Phúc Xá (Trưởng khẩu 20 ly), HS1/VC Bùi
Quốc Danh (Xạ thủ) và Biệt hải Nguyễn Văn Vượng (Xung phong tiếp đạn).
Và HQ5 cũng có 3 nhân viên thương vong: Tr/uy Nguyễn Văn Đồng, ThS/TP
Nguyễn Phú Hào và TS1/TP Vũ Đình Quang.
3. Cuộc tấn công của Phân đoàn 2 gồm HQ16, HQ10 diễn ra ở phía Bắc đảo Quang Hòa:
Đúng 10h25, đại tá Hà Văn Ngạc ra lệnh tấn công các chiến hạm Hải quân TC tại Hoàng Sa. HQ16 và HQ10 đứng yên, mọi ổ súng lớn, nhỏ
từ mũi tàu ra sau lái đều nhắm bắn vào tàu địch. Hải pháo giữa chiến
hạm hai bên nã đạn trực tiếp không ngừng.
Sau một hồi giao tranh, hai chiếc 396 và 389 bỏ chạy khỏi HQ-16 và sau đó quay vào tấn công HQ10.
HQ-16 đối đầu rất ác liệt với tàu địch. Hạm trưởng Thự cho chiến hạm
quay ngang đưa phía hữu mạn của tàu hướng về ba tàu địch để tận dụng tất
cả súng từ mũi ra sau lái. Tuy nhiên bị bất lợi là HQ16 hứng nhiều đạn
của đối phương. Sau một hồi giao tranh ác liệt HQ16 bị trúng đạn ở hầm
đạn 127 ly phía trước mũi nên nước biển tràn vào mỗi khi tàu chúc xuống.
Hỏa lực chính bất khiển dụng. Sau đó từ hầm máy HQ16 báo cáo trúng đạn ở
lườn tàu phía hầm máy bên hữu dưới mặt nước. Nước tràn vào tàu. HQ16 bị
nghiêng 15 độ đến 20 độ. (Do trái đạn 127 ly từ HQ5 bắn lạc xuyên qua
lườn và chui vào hầm máy. May mắn viên đạn không nổ). Từ lúc này, HQ-16
chỉ còn một máy, sức mạnh tác chiến yếu hẳn. Hệ thống vô tuyến cũng tê
liệt vì máy phát điện hư. Nhận thấy HQ16 mất khả năng chiến đấu, Hạm
trưởng Thự cho tàu tạm lùi khỏi lòng chảo với 2 chiến sĩ thương vong:
TS/ĐK Trần Văn Xuân và HS/QK Nguyễn Văn Duyên. HQ16 bi hư hại nặng và nghiêng 20 độ nên không thể tiến vào đảo đón toán
công binh của Thiếu tá Hồng trên đảo Hoàng sa và 10 nhân viên cơ hữu
của HQ16 đổ bộ lên đảo, nên Hạm trưởng HQ16 Lê Văn Thự lên máy truyền
tin PRC- 25 giao toàn quyền quyết định toán nhân viên cơ hữu HQ16 còn kẹt trên đảo cho trưởng toán HQ Trung úy Liêm. Trước hỏa lực qúa
mạnh của tàu địch bắn phá vào đảo để dọn đường cho bộ binh đổ bộ chiếm
đảo, tối ngày 20-1 trung úy Liêm quyết định rời khỏi đảo trên xuồng cao
su. Sau 10 ngày trôi trên biển được ngư phủ người Việt vớt tại Mũi Yến ở
Qui Nhơn đưa vào quân cảng Qui Nhơn và được chuyển đến Quân Y viện Qui
Nhơn cấp cứu. Lúc 3h00 chiều quản kho Nguyễn văn Duyên đã từ trần khi
được ngư phủ Đà Nẵng cứu vớt lên ghe. HQ10 (dựa theo tường thuật của HQ Trung úy Nguyễn Đông Mai và HQ Thiếu úy Tất Ngưu thuộc nhân viên HQ10):
- 3h50 sáng ngày 19-1, nhân viên đã sẵn sàng và đầy đủ ở nhiệm sở tác chiến.
- 4h30 và 5h30 có 2 phi cơ bay ngang vùng ở cao độ và lúc 6h00 lại có 2
phi cơ bay ngang, nhưng lần này bay thật thấp (MiG 19 của TC). Tất cả
các họng súng 76.2ly, bô-pho 40ly, 20ly, đại liên 30 trên HQ10 bám sát 2
phi cơ lạ cho đến khi chúng mất hút ở xa tầm nhìn.
Khoảng thời gian từ 4 giờ khuya đến 6 giờ sáng, chiến hạm vẫn tiến, và
nhân viên vẫn cảnh giác trước phi cơ của địch. Trời chưa sáng hẳn, hải
đoàn của VNCH lập thành đội hình. Bên địch (Trung Cộng) gồm bốn chiến
đỉnh 389, 396, 271, và 274, vẫn chạy đan qua đan lại khiêu khích, có lúc
tàu địch như muốn đâm thẳng vào chiến hạm của VNCH. Sau một thời gian
kèm sát bên nhau, địch và ta dường như đang tìm những vị thế thích hợp
để tấn công nhau.
Sau một loạt đèn hiệu được choé sáng từ xa, các tầu đánh cá ngụy trang
di chuyển về phía Bắc và bốn chiến đỉnh của địch vận chuyển song song để
bảo vệ.
Bấy giờ các ổ súng trên HQ10 nhận được lệnh chuẩn bị tác xạ vào các tàu
địch từ hạm trưởng. Lệnh của hạm trưởng Thà: "Bất kể nơi nào, thấy tàu
địch nào trong tầm thì cứ bắn", mục tiêu chính của HQ10 là chiếc T-396.
Những chiếc hạm của ta và địch tiếp tục quần thảo nhau trong tư thế sẵn
sàng tác xạ.
- 10h24 nhận được lệnh khai hỏa từ Đại Tá Ngạc, Hạm trưởng Ngụy Văn Thà
HQ10 lập tức ra lệnh các ổ súng trên tàu tác xạ tới tấp vào tàu địch.
Những tiếng súng ầm ầm vang dội, những tia sáng thi nhau bay về phía
địch, những đóm lửa lần lượt bao chụp lên chiến hạm địch. Một chiến hạm
của địch bốc cháy.
- HQ16 rút xa ra khơi, chiếc 396 quay trở lại dồn nỗ lực để tấn công
HQ10. Lợi dụng sự bất lợi về vận chuyển và hỏa lực yếu của HQ10, 396 và
389 của TC tấn công tới tấp vào HQ10. Mười phút sau Đài chỉ huy và phòng
lái của HQ10 trúng đạn làm Hạm trưởng Ngụy Văn Thà và hầu hết các sĩ
quan, hạ sĩ quan và nhân viên ngành giám lộ và vận chuyển có mặt trên
đài chỉ huy và phòng lái đều tử trận, ngoại trừ Hạm phó Nguyễn Thành Trí
bị thương nặng nơi mặt, bụng và chân phải (mất một miếng thịt ở chân
phải).
Ngoài đài chỉ huy và phòng lái, hầm máy và kho đạn cũng bị trúng đạn bốc
cháy. Đạn nổ văng tứ tung và khói đen bốc mịt mù khắp con tàu. Từ vị
trí cách HQ 10 khoảng vài trăm mét, không bỏ lỡ cơ hội HQ10 bị "trọng
thương", 389 của TC tiến vào phía sau lái phải của tàu HQ10. Thấy tàu
địch có ý định cặp vào mình, HSI/VC Lê Văn Tây (xạ thủ pháo 20ly) và
HS/VC Ngô Văn Sáu (tiếp đạn) không nao núng, tiếp tục ghì nồng súng 20
ly bắn xối xả vào 389. HQ10 và 389 sát với nhau rơi vào tình trạng cận chiến. Lính TC trên tàu
T-389 ném lựu đạn, bắn tiểu liên cầm tay tới tấp vào HQ10 với mục đích
thanh toán các ổ súng còn lại. Tuy trúng nhiều đạn và thiệt hại nặng nhưng HQ10 không nao núng dùng hải
pháo 20 ly, đại liên, phóng lựu M79 và M16 nã đạn ác liệt vào tàu 389
của địch làm nó bốc cháy, khói đen mù mịt. "Rầm!!!" HQ10 đâm mạnh mũi tàu vào sau lái 389 của tàu địch làm nó loay
hoay dạt ra xa không điều khiển được. Đồng thời bị trúng thêm đạn, 389
bốc cháy, xoay vài vòng rồi dạt vào bãi san hô Tây Bắc đảo Duy Mộng.
HQ10 cũng bị thiệt hại nặng nề, hai máy bất khiển dụng, tàu bốc cháy và
trôi lình bình trên biển...
11h10, HQ16 trong tình trạng nguy kịch được lệnh rời khỏi vùng. Vì tàu
trúng nhiều đạn và tàu nghiêng 20 độ có cơ nguy bị chìm nên không thể
tiếp cứu HQ10 được, đành bỏ lại HQ10. Trong khi hầm máy HQ10 đang bốc
cháy, kho đạn nổ, tàu vô nước sắp chìm. Hạm phó Nguyễn Thành Trí ra lệnh
cho nhân viên đào thoát trước khi hai chiếc 281 và 282 của TC đến từ
hạm đội Hải Nam tấn công HQ10 ba lần cho đến khi HQ10 chìm hẳn vào lúc 3 giờ chiều, mang theo thân xác của Hạm
trưởng Ngụy Văn Thà và 54 chiến sĩ hải quân VNCH chìm vào lòng đại
dương. (28 người đào thoát và sau đó Hạm phó Nguyễn Thành Trí và 8 nhân
viên lần lượt qua đời trên bè đào thoát hoặc trên Tầu Hòa Lan.
Sau 4 ngày 3 đêm nằm bè trôi dạt trên biển được thương thuyền Kopionella
của Hoà Lan cứu vớt và đã thực hiện nghi thức thủy táng Hạm phó Nguyễn
Thành Trí).
* Theo tài liệu TC: Hải quân PLAN - Hải quân của Quân đội Giải phóng
Nhân dân (Hải đoàn đang tham chiến) đã phải cầu viện đến Hạm đội Nam Hải
với hai tàu săn tàu ngầm lớp Hải Nam, số 281 và 282, thuộc sư đoàn đồn
trú ven biển ở Sán Đầu (Shantou), cách gần chín trăm cây số tính từ Hải
Nam. Hai chiến hạm này tăng tốc đến Đảo Phú Lâm, tiếp nhiên liệu trên
dọc đường đi ở Trạm Giang (Zhanjiang) và Ngọc Lâm (Yulin) để nhanh chóng
có mặt tại Hoàng Sa trước khi hạm đội Nam Hải đến sau đó.
* Có bài viết HQ10 đâm vào tàu địch 389 là do Hạm phó Nguyễn Thành Trí,
mặc dù ông đang bị thương nặng nhưng đã cố gượng đứng lên khi đoán được ý
định của giặc muốn tràn lên tàu. Từ phòng lái, Hạm phó Trí đã dùng M16
nhả một loạt đạn vào tàu địch và chờ tàu địch vào đúng vị trí mong muốn,
Hạm Phó Trí cố sức vận chuyển chiến hạm, lấy hết tay lái về bên phải,
hướng mũi tàu HQ10 đâm mạnh vào hông lái của T-389. Quá bất ngờ trước
hành động quyết tử của HQ10, chiếc 389 không kịp phản ứng tránh né nên
bị phần mũi của HQ10 đâm mạnh vào yếu huyệt của chiến hạm là phần sau lái.
Tàu địch T-389 bị HQ10 đâm mạnh làm cho nó ngã nghiêng, cộng thêm những
hư hại do đại pháo của HQ10 bắn trúng trong đợt khai hỏa đầu tiên đã đưa
chiếc 389 lâm vào tình trạng nguy khốn, tàu bất khiển dụng, bốc cháy,
sắp chìm, khiến 396 của địch phải ngưng đối đầu với HQ16 để cấp tốc chạy
đến tiếp cứu 389. Bị hoả lực tập trung của HQ16 và HQ10 đã đưa 396 rơi
vào tình trạng hư hại nặng và bốc cháy. Vì thế 2 tàu đánh cá ngụy trang
Nam Ngư 402 và 407 phía sau bất chấp 389 đang bốc cháy, có thể nổ tung
đã chạy đến tiếp cứu, đưa 389 ủi vào bãi Vĩnh Lạc dưới sự yểm trợ hỏa
lực yếu ớt của 396.
- Theo Hồi ký của Đại úy Lê Văn Thự - Trung tâm Trưởng Hành quân Vùng I Duyên Hải:
"Vào lúc giữa trưa ngày 19-1, Tư Lịnh Hải Quân Đề Đốc Trần Văn Chơn vào
TTHQ/VIZH nghe HQ5 báo cáo kết qủa sơ khởi ngay khi HQ10 bốc cháy. Đồng
thời cũng trong thời gian này, Tòa Tổng Lãnh Sự Hoa Kỳ ở Đà Nẵng gọi qua
TTHQ khuyến cáo nên ra chỉ thị cho các chiến hạm của VNCH trở về Đà
Nẵng lập tức vì hạm đội hải quân của Trung cộng đang kéo đến có cả tàu
ngầm, hỏa tiễn, phi cơ MIG 19 đang cất cánh từ đảo Hải Nam.
Được tin này và để tránh tổn thất vô ích cho HQVNCH Đề Đốc TL/HQ Trần Văn Chơn ra lịnh HQ4, HQ5 và HQ16 rời HS trở về Đà Nẵng".
* Dưới đây là những diễn biến chính của HQ10 được trích
từ bài viết HQ Th/úy Tất Ngưu, Sĩ quan đảm trách 2 khẩu 20ly và súng cối 81ly ở sân sau HQ10:
"Sau khi hai chiếc tàu đụng nhau, tiếng súng lớn dường như im bặt, chỉ
còn nghe những tiếng súng nhỏ. Giai đoạn hải chiến hình như chấm dứt.
Anh em đồng đội chuẩn bị cứu thương lẫn nhau. Hầm máy đang cháy, nhân
viên phòng tai lo cứu hỏa. Một số nhân viên cơ khí chết cháy dưới hầm
máy. Những nhân viên bị thương, sống sót được đưa lên boong tàu.
Tình trạng HQ10 lúc này lâm vào tình trạng vô cùng bi đát, gần 70% nhân
viên đã hy sinh kể cả Hạm trưởng, một số đang bị thương, phòng máy còn
đang cháy, các nhân viên cơ khí bị cháy đen thui trong đó có Trung úy
Thạch cơ khí trưởng của tàu, hai chân hầu như lìa khỏi thân mình, mặt
mày cháy đen, hai máy chính và máy điện cũng như hệ thống liên lạc nội
bộ và máy truyền tin không còn sử dụng được.
Lúc này nhân viên Phòng Tai báo cáo không dập tắt nổi ngọn lửa và nước
đang vào các hầm máy. Trước tình trạng tuyệt vọng của HQ10 Hạm phó Trí
từ đài chỉ huy bò xuống sân tàu ra lệnh cho nhân viên đào thoát. Ông lết
đến từng ụ súng thúc giục nhân viên xuống bè. Khi tất cả nhân viên đã
xuống 5 bè, đại úy Trí với vết thương quá nặng, khắp người nhầy nhụa máu
cương quyết ở lại tàu cùng với những nhân viên khác từ chối đào thoát ở
lại quyết tử với tàu địch. Trong số nhân viên cương quyết ở lại tàu
không chịu đào thoát có HSI/VC Lê Văn Tây (xạ thủ) và HS/VC Ngô Văn Sáu
(tiếp đạn). Hai anh đang ghì hải pháo 20 ly sau lái bắn xối xả vào tàu địch.
Bất chấp từ chối đào thoát của Hạm phó Trí, hai nhân viên là HS/TP Trần
Ngọc Sơn và TT/TX Trương Văn Long nhất định cặp và lôi ông xuống bè.
Tình trạng các bè cũng rất bi thảm, bè nào cũng bị trúng đạn. Riêng bè
của đại úy Trí bị bể một miếng lớn, khi 6 người ngồi lên, bè chìm xuống,
nước ngập tới ngực. Dù bị thương nặng nhưng đại úy Trí vẫn còn tỉnh
táo, ông ra lệnh kết các bè lại với nhau để các bè tựa nhau nổi trên mặt
biển và tránh bị trôi dạt xa nhau. Tổng số nhân viên đào thoát trên 5
chiếc phao có 28 người cho đến khi được tầu Hòa Lan vớt.
Luồng nước và gió từ từ đưa các bè xa dần HQ10. Lúc này tiếng súng đã
ngưng hẵn. Từ bè nhìn lại HQ10 vẫn còn bốc khói mù mịt. Tàu bị trúng đạn
quá nhiều lỗ chỗ như tổ ong. HQ16 cách HQ10 không xa lắm, nhưng HQ16
nghiêng một bên và đang cố gắng vận chuyển thật chậm rời khỏi lòng chảo.
Tình huống nguy ngập của HQ16 khó lòng tiếp cứu HQ10 hay vớt người
được. Về phía Trung cộng, 271 chìm ngay phút đầu nổ súng và 3 chiếc hạm
còn lại cũng đang bốc cháy, hư hại nặng phải ủi bãi.
Gió mùa Đông Bắc đưa các bè trôi theo hướng ra ngoài lòng chảo nhóm
Nguyệt Thiềm và HQ10 cũng đang trôi theo. Khoảng hơn một giờ sau các
thủy thủ trên bè thấy có khói xuất hiện ở cuối chân trời, niềm hy vọng
có tàu bạn đến
cứu nhóm lên, nhưng khi chúng đến gần thì ra là hai tàu chiến TC mang số
281, 282 của TQ tăng viện. Khi 281 và 282 đến nơi thì 271 đã chìm, 3
chiến hạm của TC còn lại đang bốc cháy và vô nước sắp chìm, ủi bãi cạn.
12h12 khi 281 và 282 tiến gần HQ10 thì khẩu hải pháo 20 ly do 2 chiến sĩ
anh hùng Tây và Sáu ở lại tử thủ lại nổ vang, chiến hạm địch vừa tiến
vừa phản pháo bằng đại bác 57 ly và các loại súng khác. Một hồi lâu sau
tiếng đại bác 20 ly của HQ10 im bặt. Có lẽ HS1/VC Lê Văn Tây và HS/VC
Ngô Văn Sáu đã tử thương.
14h52 mặc dù không còn tiếng súng chống trả trên HQ 10 nhưng 281 và 282
vẫn tiếp tục bắn xối xả vào HQ10 đang bốc cháy và trôi lềnh bềnh trên
biển cho đến khi HQ10 chìm hẳn tại địa điểm cách phía Nam bãi đá ngầm
Hải Sâm (Antelope Reef) khoảng 2.5 km.
Bắn chìm HQ 10 xong, hai chiếc 281 và 282 quay lại tiến gần đến các bè đào thoát, chúng chạy quanh các bè 2 vòng rồi bỏ đi.
Càng về đêm gió càng thổi mạnh, sóng dâng to đánh mạnh vào các bè làm
chiếc bè trên đó có đại úy Trí bị đứt dây tách ra khỏi nhóm.
Tiếp theo sau Hạm phó Trí hy sinh, có thêm 8 chiến sĩ lần lượt hy sinh
ngay trên bè vì vết thương quá nặng hoặc đuối sức vì thiếu nước và thực
phẩm trước khi được tàu Hoà Lan cứu. Tất cả đều được đồng đội làm lễ
Thủy táng.
- Ngày 22-1 lúc 6h30 chiều khi các chiến hạm và phi cơ VNCH đang bắt đầu
việc tìm kiếm thì đúng lúc tàu dầu Kopionella của hãng Shell mang quốc
tịch Hòa Lan đã phát hiện các bè đào thoát và vớt tất cả 19 người thuộc
HQ10 còn sống sót lên tàu tại toạ độ 16 độ 10’ N và 110 độ 46’ E cách Đà
Nẵng khoảng 287 km về hướng Đông. (Vì hành động nhân đạo này, vị Thuyền
Trưởng và thủy thủ đoàn đã được chính phủ VNCH trao tặng huy chương
Nhân Dũng Bội Tinh)
Như vậy toán đào thoát đã trôi trên biển 4 ngày 3 đêm và họ đã đón giao
thừa Tết Giáp Dần 1974 trong cơn sốt mê man vì kiệt sức trên thương
thuyền Kopionella của Hoà Lan".
Năm thứ 45, Tưởng Niệm 75 Tử Sĩ Hải Chiến Hoàng Sa,
Portland, ngày 19 tháng 1 năm 2019
No comments:
Post a Comment