Hôm
rồi đi dự tiệc Sinh Nhật một người bạn, tình cờ chúng tôi gặp lại vài
người quen từng ở cùng trại Tỵ Nạn hồi xưa tại Nam Dương. Chúng tôi vui
lắm, nhắc lại nhiều chuyện cũ, trao đổi tin ai còn ai mất, ai đã định cư
nơi nào và sinh hoạt, thành công ra sao. Chúng tôi cũng nhắc tới Linh
Mục Dominici, nhắc tới báo quán Tự Do với những cuốn báo, cuốn kỷ yếu
Đoàn Thanh Niên Công Giáo thực hiện vào lúc ấy, cũng như nhớ lại những
bài hát mà đài phát thanh đã cho nghe đến nỗi hầu như ai cũng thuộc
lòng. Riêng có một chi tiết nhỏ ở hòn đảo Kuku gần trại tỵ nạn Galang –
mà tôi vẫn nhớ, nhưng hôm đó tôi mắc cỡ không dám đề cập tới. Hôm nay
tôi kể ra, coi như một dịp để ôn lại đoạn đời tỵ nạn đã qua – hơn 30 năm
rồi còn gì!
Số
là khi vượt biên rời Việt Nam, thuyền chúng tôi may mắn được đưa vào
hòn đảo tạm cư tên là Kuku ở Indonesia. Vừa tìm lại được cảm giác an
toàn khi đến bến bờ tự do, biết mình đã thoát khỏi gông cùm Cộng Sản,
lại nhìn thấy đảo Kuku thật đẹp với biển xanh và những hàng dừa thơ mộng
nên chúng tôi vui lắm. Cả tàu có 56 người, bé nhất là cháu trai gọi tôi
bằng cô, lúc đó chỉ mới được 3 tháng, nhờ nó mà cả tàu được cứu vớt.
Trên chuyến hải trình, sau khi bị công an Việt Nam cướp của rồi thả đi
chứ không bắt về bỏ tù, chúng tôi trôi dạt tới hải phận quốc tế rồi gặp
tàu Tây Đức đi ngang qua. Họ không muốn rắc rối nên chỉ cho thức ăn nước
uống để đi tiếp. May quá một người nhanh trí đã ẵm cháu tôi giơ lên cao
cho người Đức thấy. Có lẽ vì thương trẻ em cùng với con thuyền bé nhỏ
mong manh trên biển cả, họ bảo chúng tôi đục cho tàu ngập nước, rồi gọi
về cho cấp trên nói là chúng tôi đang chết chìm nên phải cứu. Chao ôi là
mừng, và tàu họ chở chúng tôi tới nơi tạm cư. Chúng tôi thật may mắn so
với bao nhiêu đồng bào khác, đã bị cướp bóc, bị cưỡng hiếp, đói khát
hoặc chôn thây trong bão biển.
Kuku vào năm 1981 có khoảng vài ngàn người tị nạn như chúng tôi, ngày ngày nhận cơm do Cao Ủy Tỵ Nạn Liên Hiệp Quốc cung cấp, chờ được đưa tới trại tị nạn chính thức là Galang để học tiếng Anh & huấn nghệ rồi sẽ đi định cư ở nước thứ ba. Cơm Cao Ủy là một bịch ny-lông gồm gạo, đồ hộp phát cho từng người ăn trong nguyên tuần. Tôi đi vượt biên với hai gia đình anh chị, đa số là con gái nên ăn tạm đủ no, chứ nhiều thanh niên ăn thiếu chịu đói rất tội nghiệp.
Kuku vào năm 1981 có khoảng vài ngàn người tị nạn như chúng tôi, ngày ngày nhận cơm do Cao Ủy Tỵ Nạn Liên Hiệp Quốc cung cấp, chờ được đưa tới trại tị nạn chính thức là Galang để học tiếng Anh & huấn nghệ rồi sẽ đi định cư ở nước thứ ba. Cơm Cao Ủy là một bịch ny-lông gồm gạo, đồ hộp phát cho từng người ăn trong nguyên tuần. Tôi đi vượt biên với hai gia đình anh chị, đa số là con gái nên ăn tạm đủ no, chứ nhiều thanh niên ăn thiếu chịu đói rất tội nghiệp.
Ăn cơm và đồ hộp khô khan thiếu rau xanh, ấy thế nhưng việc đi tiêu vẫn
là nhu cầu cần thiết. Trại Kuku chỉ thiết kế sơ sài nên nhà cầu là những
tấm vách làm bằng lá khô ghép lại tại một góc biển, “ấy” xong không cần
giật nước như toilet bây giờ, mà sóng biển sẽ tự động cuốn trôi và giải
quyết “nó” một cách gọn ghẽ. Thế nhưng chuyện lau chùi sau khi xong
việc mới thật là vấn đề, vì lúc ấy Cao Ủy không hề phát giấy vệ sinh!
Giấy báo, giấy viết cũng là xa xỉ phẩm, người rủng rỉnh tiền có thể mua
giấy vệ sinh tại một tiệm nhỏ do người Nam Dương bán, nhưng “con bà
phước” như chúng tôi thì bó tay. Được cái trại được bao bọc bởi nhiều
cây xanh, cây nào cây nấy lá to và mềm mại, nên chỉ cần hái một nắm là
giải quyết chuyện lau chùi tốt đẹp. Công nhận ai là người đầu tiên nghĩ
ra việc dùng lá này thật đáng khen thưởng.
Căn
lều tạm cư của chúng tôi ở cuối con đường mòn, gần nhà vệ sinh công
cộng. Chúng tôi “quởn” lắm vì chưa có việc gì làm, thỉnh thoảng được Cao
Ủy cho vài bộ quần áo to tướng của người ngoại quốc thì đem cắt xén,
sửa lại thành áo nhỏ để mặc. Dì cháu chúng tôi đang là học sinh, sinh
viên có bao giờ may vá đâu, nhất là cả nhà chỉ có một cây kim, bà chị
bảo đứa nào không cẩn thận làm gẫy kim là … nhịn ăn. Chúng tôi cũng
không có kéo, cắt áo bằng con dao rất cùn, ấy thế mà cuối cùng vẫn có áo
mới mặc. Chiều chiều nấu cơm ăn xong dì cháu tôi ngồi hóng gió xây mộng
tương lai, xem ông đi qua bà đi lại, mà đi ngang lều chúng tôi thì chỉ
là để viếng “lăng Bác Hồ”, chứ có lẽ chẳng còn lý do nào khác.
Chúng tôi để ý thấy có một thanh niên trẻ dáng cao, “đôi mắt buồn vời
vợi” hay đi ngang mỗi buổi chiều. Anh chắc trạc tuổi tôi, tức là lúc ấy
khoảng trên hai mươi. Đứa cháu gái đặt cho anh biệt danh là “Lucky Luke”
vì anh có mái tóc dài bờm xờm trước trán trông khá giống nhân vật trong
truyện hoạt họa này. Anh cẩn thận lắm, nhìn quanh quất không thấy ai
rồi mới nhảy thót lên chộp vài cái lá, rồi tiến về phía nhà vệ sinh,
nhưng chúng tôi ngồi trong lều nhìn ra thấy rõ mồn một.
Hôm đó anh đi ngang – một ngày như mọi ngày – tôi giả vờ không thấy nhưng con cháu nhỏ của tôi tự nhiên lên tiếng:
- Chú đi đâu đó, chú vào đây chơi!
Anh ngập ngừng chưa biết trả lời sao thì con bé lại ngây thơ hỏi tiếp:
- Tay chú cầm gì vậy, chú bỏ xuống ăn bánh bột chiên dì Út cháu mới làm!
Trời ơi, tôi xấu hổ không biết chạy đi đâu. Anh đang cầm mấy cái lá xanh mướt dù đã cuộn tròn trong tay nhưng vẫn không dấu hết được. Anh ngượng thì chớ, mà tôi lại càng “quê” hơn, chúng tôi “nhìn nhau mà lệ ứa” không biết phải nói gì, làm gì. Con bé cháu tôi sao lại vô duyên tệ, tự nhiên chặn người ta lại rồi hỏi câu trớ trêu như vậy. Mấy đứa cháu khác bên trong cũng không nhịn được cười khúc khích. Tôi ấp úng nói vài câu vu vơ rồi giả vờ bận rộn bỏ vào trong. Lucky Luke cũng không dám tiến về nhà cầu, quay ngược về khu lều mình và từ đó không thấy đi ngang căn lều tạm cư của chúng tôi nữa.
Một cô cháu lớn suy luận:
- Cả tuần nay không có chuyến nào đi Galang, vậy là ông Lucky Luke vẫn còn ở đây, nhưng không thể táo bón quá lâu như vậy, ông làm sao để giải quyết “vụ việc”?
Đứa cháu khác nhanh nhẩu trả lời:
- Đầu trại bên kia có thêm một nhà cầu khác, vậy là ông ấy chịu đi xa để tránh không gặp dì cháu mình nữa. Tội nghiệp, nếu bất ngờ chột bụng không đi xa được thì làm sao!?
Hôm đó anh đi ngang – một ngày như mọi ngày – tôi giả vờ không thấy nhưng con cháu nhỏ của tôi tự nhiên lên tiếng:
- Chú đi đâu đó, chú vào đây chơi!
Anh ngập ngừng chưa biết trả lời sao thì con bé lại ngây thơ hỏi tiếp:
- Tay chú cầm gì vậy, chú bỏ xuống ăn bánh bột chiên dì Út cháu mới làm!
Trời ơi, tôi xấu hổ không biết chạy đi đâu. Anh đang cầm mấy cái lá xanh mướt dù đã cuộn tròn trong tay nhưng vẫn không dấu hết được. Anh ngượng thì chớ, mà tôi lại càng “quê” hơn, chúng tôi “nhìn nhau mà lệ ứa” không biết phải nói gì, làm gì. Con bé cháu tôi sao lại vô duyên tệ, tự nhiên chặn người ta lại rồi hỏi câu trớ trêu như vậy. Mấy đứa cháu khác bên trong cũng không nhịn được cười khúc khích. Tôi ấp úng nói vài câu vu vơ rồi giả vờ bận rộn bỏ vào trong. Lucky Luke cũng không dám tiến về nhà cầu, quay ngược về khu lều mình và từ đó không thấy đi ngang căn lều tạm cư của chúng tôi nữa.
Một cô cháu lớn suy luận:
- Cả tuần nay không có chuyến nào đi Galang, vậy là ông Lucky Luke vẫn còn ở đây, nhưng không thể táo bón quá lâu như vậy, ông làm sao để giải quyết “vụ việc”?
Đứa cháu khác nhanh nhẩu trả lời:
- Đầu trại bên kia có thêm một nhà cầu khác, vậy là ông ấy chịu đi xa để tránh không gặp dì cháu mình nữa. Tội nghiệp, nếu bất ngờ chột bụng không đi xa được thì làm sao!?
Rồi chúng tôi cũng rời Kuku sau mấy tuần tạm trú, được chuyển sang
Galang để học Anh Văn chuẩn bị đi Mỹ. Ở Galang thì điều kiện tốt hơn, có
nhà cầu dội nước, có trung tâm Youth Center sinh hoạt, có Nhà Thờ và
Chùa, có hàng quán và được mệnh danh là “Ngưỡng Cửa của Tự Do và Tình
Người”. Nơi đây tôi vẫn nhớ lần duy nhất được uống ly Milo sữa đá, mà
sau này ở hải ngoại dù được uống bao nhiêu loại chocolate mắc tiền, vẫn
không sao ngon bằng hương vị tại trại Tỵ nạn.
Sau
đó chúng tôi định cư ở Cali, dù gặp khó khăn, ít nhiều chúng tôi cũng
học hành nên người trên xứ cờ Hoa, nhất là các cháu của tôi. Nhớ ngày
nào còn ở trại Tỵ nạn ốm đói, dòm ngó nhau từng miếng ăn, nay đứa là kỹ
sư, đứa là bác sĩ, con cái đùm đề, không biết có đứa nào còn nhớ chuyện
lá vệ sinh năm xưa. Anh chàng Lucky Luke bây giờ chẳng biết định cư nơi
nao, có thể cũng đã là kỹ sư bác sĩ và cái thời phải dùng lá vệ sinh
chắc cũng đã phai mờ trong tâm trí.
Riêng tôi thì lại thấy không dễ dàng quên được những ngày tháng cơ cực
tại quê nhà, tại trại tỵ nạn ngày nào. Hồi ấy dù không có máy chụp hình,
nhưng trong tâm trí tôi hình ảnh căn nhà gỗ xưa tại Tây Ninh – nơi tôi
sanh ra và lớn lên – hình ảnh Kuku, trại tỵ nạn Galang với những
“barrack” nối dài vẫn rõ như in. Ngày nay dù may mắn có xe có nhà, có Tự
Do tôi vẫn không quên chuyện cũ. Tôi phải luôn nhớ để biết mình là ai,
nguồn gốc từ đâu để biết thương xót những người nghèo khổ, những kẻ
không may mắn vượt thoát được như mình, cũng như quan tâm đến vận mạng
đất nước trước sự tàn hại của nạn Cộng Sản và âm mưu thôn tính của Tàu
Cộng.
Mà nghĩ cho cùng, nếu vì thiếu thốn nên phải xài lá thay vì giấy vệ
sinh, thì đã có gì là xấu. Xấu chăng là những người giàu có sung sướng,
nhưng tư cách không ra gì, tệ hơn nữa là những kẻ bán nước hại dân, sâu
mọt trong xã hội. Nghe nói tại Việt Nam ngày nay có những “Đại gia”
chưng bày giấy vệ sinh giát vàng sang trọng trong phòng tắm, hoặc xài
các loại giấy in màu mè kiểu cọ mắc tiền. Xài giấy đi cầu sang trọng làm
gì trong khi liêm sĩ, nghĩa khí không có, nhiều chuyện nhục nhã xấu xa
biết lấy gì lau chùi che đậy?
Tôi
bỗng chạnh lòng, hiện nay dù sống ở thế kỷ thứ 21, nhưng biết bao triệu
người dân quê tôi vẫn lầm than khổ cực, đói ăn khát uống quần áo không
đủ che thân, vẫn đi vệ sinh trong điều kiện mất vệ sinh thật tồi tệ.
Nhất là những người từng ở trong trại tù “Học tập Cải tạo”, họ đã phải
ăn ở, dùng các phương tiện vệ sinh thấp kém nhất. Nếu dám lên tiếng phản
đối, thắc mắc sẽ bị biệt giam, chịu hành hạ khổ nhục, trong đó có việc
đổ bô, đi làm tạp dịch nhặt phân, hoặc có khi bị đày đọa đến chết … Ngày
nay thì có những tù nhân lương tâm, khi mạnh dạn đấu tranh cho Tự Do
Dân Chủ thì bị trù dập hành hạ, khi ở tù bị bỏ đói, mang đủ thứ bệnh,
nhất là bệnh kiết lỵ, họ phải làm sao? Sự hy sinh của họ biết lấy gì để
bù đắp lại? Tôi thật nghiêng mình cảm phục những vị anh hùng này. May mà
đất nước vẫn có những người con kiên cường bất khuất như vậy, để chúng
ta còn có chút hy vọng một ngày gần đây mọi người sẽ cùng nhau đứng lên
dành lại tự do, dân chủ cho dân tộc Việt Nam.
Tôi cũng nhớ tới những cái lá trong văn chương, trong lịch sử. Ngày xưa
khi Lê Lợi bắt đầu khởi nghĩa chống Tàu, nhờ mưu trí của Nguyễn Trãi mà
cuộc chiến đấu đã thành công. Hồi ấy ông cho lính dùng mật ong viết chữ
Lê trên lá rừng, kiến ăn mật nên đục thủng lá cây theo hình chữ Lê.
Người dân cho là điềm Trời nên hết lòng tin tưởng và nô nức kéo về đầu
quân dưới trướng người anh hùng Áo Vải Lam Sơn, cùng nhau đánh thắng
giặc Minh lấy lại nền độc lập cho dân Việt. Sau khi đánh đuổi được quân
Minh, Lê Lợi lên ngôi lập ra nhà Hậu Lê, lấy hiệu là Lê thái Tổ. Đây là
triều đại lâu dài nhất trong lịch sử nước Việt.
Tích xưa cũng có nhắc tới chuyện ông Châu Trí nhà nghèo đến nỗi phải đốt
lá đa lấy ánh sáng thay đèn để học bài, thế mà ông thành nhân.
Ca dao Việt Nam thì kêu gọi “Lá lành đùm lá rách”, “Ðố ai quét sạch lá rừng, để ta khuyên gió, gió đừng rung cây”. Nhà văn Thế Lữ, trong phần lời tựa cho tác phẩm Đôi Bạn của Nhất Linh có nói về việc “Nhặt lá bàng”, tả cảnh hai chị em nhà nghèo chờ gió thổi để lá bàng rụng nhiều, lượm về bán cho người khác sưởi trong những ngày giá rét. Mặc dầu trời đêm rét buốt, mà áo thì rách hở cả hai vai, đứa em trai vẫn cầu khẩn “Gió lên… lạy Giời gió nữa lên”, nghe sao muốn đứt từng khúc ruột, thương cho cảnh đời nghèo khổ của dân mình.
Ca dao Việt Nam thì kêu gọi “Lá lành đùm lá rách”, “Ðố ai quét sạch lá rừng, để ta khuyên gió, gió đừng rung cây”. Nhà văn Thế Lữ, trong phần lời tựa cho tác phẩm Đôi Bạn của Nhất Linh có nói về việc “Nhặt lá bàng”, tả cảnh hai chị em nhà nghèo chờ gió thổi để lá bàng rụng nhiều, lượm về bán cho người khác sưởi trong những ngày giá rét. Mặc dầu trời đêm rét buốt, mà áo thì rách hở cả hai vai, đứa em trai vẫn cầu khẩn “Gió lên… lạy Giời gió nữa lên”, nghe sao muốn đứt từng khúc ruột, thương cho cảnh đời nghèo khổ của dân mình.
Gần đây thì Mường Mán có viết chuyện “Lá Tương Tư” cho tuổi Ô Mai học trò thật dễ thương.
Bài thơ “Lá Diêu Bông” của Hoàng Cầm được nhiều người biết tới, nhiều nhạc sĩ đã phổ thành nhạc dù cho tới nay vẫn chưa ai hình dung được lá Diêu Bông xanh đỏ tím vàng ra sao, vì lá này không hề có trên đời.
Trong bài thơ “Tống Biệt” do Tản Đà sáng tác, câu thơ “Lá đào rơi rắc lối thiên thai” hầu như ai cũng thuộc, nói lên cảnh thơ mộng thần tiên. Hàn Mặc Tử thì có “lá Trúc che ngang mặt chữ điền” đẹp như trăng rằm.
Bài thơ “Lá Diêu Bông” của Hoàng Cầm được nhiều người biết tới, nhiều nhạc sĩ đã phổ thành nhạc dù cho tới nay vẫn chưa ai hình dung được lá Diêu Bông xanh đỏ tím vàng ra sao, vì lá này không hề có trên đời.
Trong bài thơ “Tống Biệt” do Tản Đà sáng tác, câu thơ “Lá đào rơi rắc lối thiên thai” hầu như ai cũng thuộc, nói lên cảnh thơ mộng thần tiên. Hàn Mặc Tử thì có “lá Trúc che ngang mặt chữ điền” đẹp như trăng rằm.
Bài
hát Trường Làng Tôi của Phạm Trọng Cầu với “Cây xanh lá vây quanh … Đời
tươi như bao lá xanh, lá xanh…” là bài hát thật dễ thương để nhắc nhớ
lúc còn ngây thơ, hàng ngày cắp sách đến trường trên con đường làng quê
yêu dấu. Lá Đổ Muôn Chiều của Đoàn Chuẩn & Từ Linh với câu “Thu đi
cho lá vàng bay, lá rơi cho đám cưới về” thật vừa buồn vừa nên thơ với
dòng nhạc trữ tình êm ái. Tôi cũng nhớ câu chuyện ngắn Chiếc Lá Cuối
Cùng của O’ Henry, nói lên được tình người thật sâu sắc với ý tưởng mới
lạ.
Còn trong cuộc sống thực tế thì có nhiều loại lá dùng trong nhiều mục
đích khác nhau. Các lá rau cải, rau xanh để xào nấu ăn cơm, các loại như
dấp cá, tía tô, kinh giới… để ăn sống cho thơm làm món ăn tăng thêm
khẩu vị. Lá dừa, cỏ tranh để làm vách, lợp nhà. Lá chuối, lá dong, lá
sen dùng trong việc gói bánh, gói thức ăn. Lá cọ, lá cối được chế tạo
thành nón lá che mưa nắng nổi tiếng của Việt Nam. Rồi tới các loại lá
làm ra thuốc lá, thuốc lào để hút. Lá trầu là món ăn chơi đặc biệt của
miền quê xưa, “miếng trầu là đầu câu chuyện”. Lá xiêm-xâm vò nát trong
nước trở thành món uống mát mẻ có vị thuốc. Ngoài ra cũng nên kể tới rất
nhiều loại lá đặc biệt dùng làm thuốc Nam, thuốc Bắc trị nhiều loại
bệnh. Lá dứa, lá cẩm ngoài việc cho màu sắc đẹp trong bánh trái xôi chè,
còn cho hương thơm đặc biệt. Hồi bé chúng tôi thường ngâm lá đa, lá bồ
đề trong nước vo gạo để lá chỉ còn gân trông rất đẹp. Khi cần thì ép vài
nhánh lá Thuộc Bài vào vở để mong mau học thuộc bài, lá cây Trinh nữ
biết thẹn thùng xếp cánh khi có người đụng vào (Cây lá còn biết phản
ứng, mà sao có lúc chính con người khôn ngoan lại vô cảm trơ trơ?) Nhiều
nghệ nhân còn tỉ mỉ khắc hình nọ hình kia trên lá cây rất nghệ thuật.
Đó là những chuyện hay hay về lá, còn chuyện không hay tại Việt Nam thì
có chuyện trường học “Xã Hội Chủ Nghĩa – Đỉnh Cao Trí Tuệ” đã phát huy
sáng kiến, nhằm tránh không cho học sinh xin ra ngoài đi nhà cầu thường
xuyên, các em đã phải làm đơn và nếu đơn xin được “approve” mới được đi,
hậu quả là nhiều em phải “bỉnh” tại chỗ trong khi chờ đơn được cô giáo
cứu xét. Chuyện này làm tôi nhớ tới vấn đề Tự Do Tôn Giáo tại quê nhà.
Nhà nước Việt Cộng tại nhiều nơi, nhất là các vùng xa xôi đã khó dễ bắt
phải làm đơn xin trước cả năm mới được phép cử hành Thánh Lễ, hội họp.
Nếu bất ngờ có người qua đời thì đành chịu chết cô đơn không ai hội họp
cầu nguyện, vì ai biết được giờ chết để làm đơn xin trước!
Rồi tới việc học sinh khi đến trường phải tự mang theo giấy vệ sinh, nếu không có thì đành xé sách vở ra làm việc ấy.
Trong khi hãng Charmin chế tạo cuộn giấy vệ sinh với chiều cao 2,4 mét & đường kính 2,7 mét được ghi vào sách kỷ lục của thế giới, hoặc nhiều hãng giấy Âu Mỹ sáng kiến làm giấy đi cầu được tẩm hương thơm, có thể tự phát sáng để dùng trong đêm tối, tôi cũng đọc được tin tại Việt Nam người ta xài giấy đi cầu của Ba Tàu nên bị nhiễm trùng, chịu ngứa ngáy dị ứng khổ sở.
Trong khi hãng Charmin chế tạo cuộn giấy vệ sinh với chiều cao 2,4 mét & đường kính 2,7 mét được ghi vào sách kỷ lục của thế giới, hoặc nhiều hãng giấy Âu Mỹ sáng kiến làm giấy đi cầu được tẩm hương thơm, có thể tự phát sáng để dùng trong đêm tối, tôi cũng đọc được tin tại Việt Nam người ta xài giấy đi cầu của Ba Tàu nên bị nhiễm trùng, chịu ngứa ngáy dị ứng khổ sở.
Riêng tại nơi tôi đang sống là đất nước Canada xứ lạnh tình nồng này,
Liên Hội Người Việt Canada cũng đang cố gắng từng bước thực hiện một
viện bảo tàng để trưng bày những hình ảnh về Thuyền Nhân cùng với tội ác
của Cộng Sản Việt Nam. Tôi mong cho dự án này được sớm thành công, để
con cháu và người ngoại quốc có thể hiểu thêm về Cộng Sản mà tránh xa.
Trong viện bảo tàng này nếu có trưng bày những chiếc lá tại Kuku, loại
lá đã được đồng bào dùng làm lá vệ sinh, cũng có lý lắm chứ!
Tôi cũng sẽ cố gắng nhắc nhở con cháu về những ngày cơ cực phải dùng lá này, để các cháu thấy mình may mắn hạnh phúc biết bao mà vươn lên góp mặt làm vẻ vang người dân Việt. Nghĩ cũng buồn, các cháu được sinh tại đây đầy đủ tiện nghi sung sướng, đâu hiểu nhiều về sự thiếu thốn nên luôn đòi hỏi chê khen, nào là quần áo giày dép phải là đồ hiệu mắc tiền, nào ăn uống phải món này món kia, không như ý không thèm ăn (Ấy mà đâu phải chỉ các cháu, chính tôi đôi khi cũng thế!). Thật lạ, khi xưa gia đình nghèo khổ thì mọi người luôn gần gũi yêu thương nhau, ngày nay dù đời sống vật chất dư thừa, nhưng ai nấy lại bận rộn không có giờ cho nhau, thậm chí quá căng thẳng về vật chất mà quên đi giá trị tinh thần, nhiều gia đình đã xảy ra chuyện ly dị, con cái bỏ nhà ra đi. Có lẽ chúng ta nên nghĩ lại mà điều hòa cuộc sống cho hợp lý tốt đẹp hơn.
Tôi cũng sẽ cố gắng nhắc nhở con cháu về những ngày cơ cực phải dùng lá này, để các cháu thấy mình may mắn hạnh phúc biết bao mà vươn lên góp mặt làm vẻ vang người dân Việt. Nghĩ cũng buồn, các cháu được sinh tại đây đầy đủ tiện nghi sung sướng, đâu hiểu nhiều về sự thiếu thốn nên luôn đòi hỏi chê khen, nào là quần áo giày dép phải là đồ hiệu mắc tiền, nào ăn uống phải món này món kia, không như ý không thèm ăn (Ấy mà đâu phải chỉ các cháu, chính tôi đôi khi cũng thế!). Thật lạ, khi xưa gia đình nghèo khổ thì mọi người luôn gần gũi yêu thương nhau, ngày nay dù đời sống vật chất dư thừa, nhưng ai nấy lại bận rộn không có giờ cho nhau, thậm chí quá căng thẳng về vật chất mà quên đi giá trị tinh thần, nhiều gia đình đã xảy ra chuyện ly dị, con cái bỏ nhà ra đi. Có lẽ chúng ta nên nghĩ lại mà điều hòa cuộc sống cho hợp lý tốt đẹp hơn.
Ước mong với sự thông minh cần cù và các đức tính tốt thừa hưởng từ
nhiều thế hệ, dân Việt ta sẽ ngày càng phát triển về mọi mặt. Về vật
chất thì ngày càng văn minh tiện nghi hơn, về tinh thần thì luôn đoàn
kết bất khuất đầy Tình Người để cùng nhau xây dựng một đất nước phú
cường, để những chiếc lá mọc trên quê hương mãi mãi là những chiếc lá
xanh tươi đầy tin yêu và hy vọng. Những lá cây ấy cũng sẽ là những chiếc
lá thơ mộng trong thi ca, trong văn học, là những chiếc lá làm thành
rừng xanh trù phú bên cạnh những cánh đồng với ngàn bông lúa chín vàng,
để mọi người được sống trong Thanh Bình No Ấm, và nhất là lá cây không
bao giờ bị sử dụng như lá vệ sinh nữa.
Nguyễn Ngọc Duy Hân
No comments:
Post a Comment