Cơm Thố Sài Gòn đã có ai trong page từng thưởng thức món cơm thố này
chưa ta, một trong những món ngon vang bóng một thời của Sài Gòn chúng
ta truớc 76 là cơm thố, có mặt ở Sài Gòn – Chợ Lớn từ hàng trăm năm
trước, trôi theo dòng chảy thời gian, món cơm này tưởng đã đi vào dĩ
vãng.
Nhưng thật may mắn khi một vài quán ăn lâu đời vẫn còn lưu giữ cách
nấu cơm độc đáo này, nhắc đến cơm thố Sài Gòn, nhiều người thường liên
tưởng đến khu chợ Cũ lừng lẫy một thời, rất nhiều món ngon ở khu vực chợ
trên đường Tôn Thất Đạm (quận 01) đã hằn sâu trong ký ức của người Sài
Gòn như hủ tiếu cá, cháo cá (mà học giả Vương Hồng Sển từng nhắc đến
trong đoạn mở đầu của tác phẩm “Sài Gòn Năm Xưa”, 1960, mà nay đã không
còn nữa), cơm thố, hủ tiếu, bánh mì xíu mại…
Xin nói thêm một chút về lịch sử của chợ Cũ.
Theo nhiều tài liệu thì từ đầu thế kỷ thứ 17, khi người Việt đến lập
cư ở vùng đất phương Nam, thì Sài Gòn cũng trở thành nơi phố chợ đông
đúc, náo nhiệt nhất Nam kỳ. Ở khu vực dọc bờ sông Bến Nghé, cạnh thành
Quy đã hình thành một khu chợ nhỏ, nhưng buôn bán rất sầm uất.
Theo sử cũ, khu chợ này ngày xưa là một “phố chợ nhà cửa trù mật ở
dọc theo bến sông. Chỗ đầu bến này có lệ đến đầu mùa xuân gặp ngày tế
mạ, có thao diễn thủy binh, nơi bến có đò ngang chở khách buôn ngoài
biển lên. Đầu phố phía Bắc là ngòi Sa Ngư, có gác cầu ván bắc ngang qua,
hai bên nách cầu có dãy phố ngói, tụ tập trăm thứ hàng hóa, dọc bến
sông ghe buôn lớn nhỏ đến đậu nối liền”.
Có lẽ do nằm cạnh bến sông và thành cổ nên ngay từ đầu, chợ đã được gọi là Bến Thành.
Thời ấy, đất Gia Định là một vùng nông nghiệp trù phú nên chợ Bến
Thành đầy hàng hóa như: gạo, cá khô, tôm khô, cau, đường… bán ra để mua
tơ lụa, quả thô, nhang, quạt, trà, đồ sành sứ, thuốc uống, dược thảo… từ
nước ngoài mang đến. Khu vực chợ Bến Thành càng trở nên đông đúc và
phồn thịnh hơn. Giữa năm 1911, ngôi chợ xuống cấp nặng nề. Người Pháp
phải cho dỡ bỏ, dời về địa điểm gần ga xe lửa Sài Gòn – Mỹ Tho, nay là
bến xe buýt Sài Gòn. Khu chợ xưa kia vì đã mang tên “chợ Cũ”, như để
nhắc nhớ về một thời hưng thịnh.
Cơm thố là làm chín gạo trong cái thố nhỏ bằng đất nung theo lối
chưng cách thủy Sườn xào chua ngọt Khu chợ ngày xưa nằm bên bờ phía Nam
của một con kênh rộng chạy đến trước cửa tòa nhà nay là trụ sở của Ủy
ban Nhân dân thành phố, được gọi là Kinh Lớn. Dọc bờ kênh là một con
đường, người Pháp đặt tên là Charner, người Việt gọi là Quảng Đông, bởi
có nhiều người Quảng Đông làm ăn buôn bán ờ đây. Người Pháp về sau lấp
con kênh này (năm 1887) và đổi tên thành đại lộ Charner, rồi sau đổi
thành đại lộ Nguyễn Huệ như ngày nay. Cũng vì thế mà trong chợ Cũ tập
trung rất nhiều quán ăn ngon của người Hoa. Trong ký ức của nhiều người
Sài Gòn xưa, cơm thố chợ Cũ nổi tiếng vì đa số người Việt thuộc đủ mọi
thành phần xã hội thường lui tới.
Chủ yếu là nhờ gạo ngon, món ăn ta, Tàu lẫn lộn, giá cả bình dân. Ít
tiền thì vào ăn một hơi cả chục thố cơm chỉ với dĩa thịt kho,cơm trộn
hàn quốc ngon dưa cải cũng chỉ vài trăm đồng tiền cũ. Rủng rẻng hơn thì
ngồi nhấm nháp một hai thố cơm với những món cao cấp như cá hấp, gà
nướng, bồ câu quay…
Dãy nhà phố trên đường Charner. Hai con đường dọc theo Kinh Lớn: một
chạy xuống phía bờ sông Sài Gòn, qua phía trước chợ Cũ là Rue Rigault de
Genouilly, đường từ phía sông chạy lên là Rue Charner. Khi Kinh Lớn bị
lấp vào năm 1887 thì hai con đường được nhập lại thành Boulevard Charner
tức là đường Nguyễn Huệ ngày nay. Xe điện chạy qua phía đầu đường
Charner (đường Nguyễn Huệ, quận 01 này nay) Bây giờ, chỉ còn duy nhất
một tiệm cơm thố ở chợ Cũ là Chuyên Ký nằm ở số nhà 67 Tôn Thất Đạm, ẩn
sau những dãy kiosk nên đi ngang qua rất khó nhận biết. Chị Chừng Thúy
Thúy, chủ tiệm bây giờ cho biết mình kế nghiệp bà ngoại là Lý Chuyên,
người gốc Quảng Đông, bán cơm thố nổi tiếng một thời. Tiệm có từ những
năm 1950s, đến nay đã hơn 60 năm tồn tại, là điểm hẹn quen thuộc của
nhiều thực khách Sài Gòn.
Món cơm thố ở Sài Gòn là do người Hoa gốc Quảng Đông đem đến, phát âm
là “chung phàn” (chung là cái thố, phàn là cơm). Cơm thố là làm chín
gạo trong cái thố nhỏ bằng đất nung theo lối chưng cách thủy. Mỗi thố
cơm tương đương gần một chén cơm nhỏ. Đây là cách nấu cơm cầu kỳ theo
truyền thống của người Hoa. Thố cơm ở Chuyên Ký được đặt ở lò gốm từ
những ngày xa xưa, rất xinh xắn và bền, không như những thố ở hầu hết
các hàng quán bây giờ. Chị Thúy Thúy tiếc nuối: nếu những cái thố này bị
vỡ đành phải dùng loại bán sẵn trên thị trường, món ăn hàn quốc vừa
không đẹp bằng mà lại mau vỡ. Trước đây nhà chị đã đặt vài ngàn thố cơm,
nhưng giờ đây kỹ thuật làm gốm này đã thất truyền. Hầm vĩ chưng hột vịt
ăn kèm với dĩa rau sống, dưa leo thì tuyệt vời Gà ác tiềm thuốc Bắc
Thật vậy, thố cơm ở đây rất xinh xắn, có màu trắng ngà, mang lại ít
nhiều vẻ xù xì của đất nung. Gạo bỏ vào từng thố rồi cho nước vào, đặt
trong nồi hấp lớn nhiều tầng. Cơm trong thố sẽ chín bằng hơi nước.
Độc đáo và cầu kỳ như vậy nên cơm rất dẻo và ngon hơn cơm nấu trong
nồi, cũng như giữ ấm cơm rất dễ. Mặc dù đã ít món hơn trước kia nhưng
thực đơn ở tiệm cơm thố Chuyên Ký cũng rất phong phú: bò xào các loại,
dồi trường, cật heo chiên, xào, các món từ thịt gà, cá, tôm, heo, cua,
mực, các món tiềm, canh…
Theo hồi ức của một người Sài Gòn xưa về Chuyên Ký thì “một người vô
tiệm mà “kiu” món “gà ác tiềm” với món “hầm vĩ”, cộng với 4 thố cơm thì
tay này là… Hạ Hầu Đôn trong Tam Quốc diễn nghĩa. Cơm thố ở đây tuyệt
chiêu giống như cơm gà thời phải vô Siu Siu trong Chợ An Đông vậy”. Món
gà ác tiềm thuốc Bắc ở đây có hương vị thơm ngon khác hẳn so với các
quán người Hoa cũng bán món này. Bí quyết chính là cân bằng tỉ lệ các
món thuốc Bắc cho vào chứ không dùng loại thuốc tiềm bán sẵn như thường
thấy. Sườn xào chua ngọt cũng là một món ngon phải thử. Theo chủ quán,
phải luộc sườn cho mềm rồi mới lăn bột năng và chiên, sau đó mới là sốt
chua ngọt. Vị chua, ngọt, mặn của món này rất cân đối nên ăn với cơm thố
trắng quả là tuyệt đỉnh. Nhưng độc đáo nhất phải nói đến món “hầm vĩ
chưng hột vịt” hoặc “hầm vĩ chưng dấm đường”. Tên nghe rất lạ, nhưng
thực ra đây chính là món cá lù đù (hầm vĩ) trộn chung hột vịt rồi hấp
hoặc chưng. Món này bắt cơm số một, ăn kèm với dĩa rau sống, dưa leo là
nhất.
Có rất nhiều món mới du nhập vào Sài Gòn sau này như cơm niêu, cơm
tay cầm, cơm bình dân đủ loại dễ nấu, nên người ta không còn ăn cơm thố
thường xuyên như trước nữa. Nhưng với nhiều người, thưởng thức cơm thố
chợ Cũ cũng là để tìm về những ký ức đẹp của Sài Gòn. Là những hồi ức về
Kinh Lớn, về đường Charner, là nhớ đất Gia Định trù phú một thời.
Trần Minh Hồ
No comments:
Post a Comment