Có ai người Saigon-Cholon xưa thường hay gọi là ‘Nhà Thờ Cha Tam’ và
hay thường đi nhà thờ này không, vào năm 1898, tức là cách nay hơn 100
năm, Đức Cha Jean Dépierre (Đễ, 1895-1899), Giám Mục Sài Gòn, thấy rằng
họ đạo người Hoa mỗi ngày một suy giảm, từ 100 người giảm còn khoảng 40
người, nên đã quyết định cử cha Phanxicô Xaviê Tam Assou (đọc theo tiếng
Hán là Đàm Á Tô), là người Hoa biết đủ loại tiếng Trung Hoa, đang làm
cha phó Nhà Thờ Chánh Tòa Sài Gòn kiêm chức giáo sư trường Tabert, vào
Chợ Lớn với mong mỏi làm hồi sinh lại đời sống đạo của người Hoa.
Cha đã tìm mua được một khu đất rất đẹp, rộng chừng 3 mẫu ở ngay
trung tâm Chợ Lớn và trên đó ngài khởi sự xây dựng một ngôi nhà thờ mới,
tức là ngôi thánh đường mà chúng ta đang có hiện nay. Đức Cha Lucien
Mossard (Mão, 1899-1920) đã cử hành Lễ Đặt Viên Đá Đầu Tiên vào ngày lễ
Thánh Phanxicô Xaviê 03/12/1900 và Lễ Cung Hiến trọng thể vào ngày
10/01/1902, sau khi xây dựng nhà thờ, cha Tam còn xây thêm được một
trường học, một nhà nuôi trẻ, một nhà nội trú và một số nhà ở cho thuê.
=> Nguồn gốc nhà thờ
Thời đó xét thấy ở khu vực Chợ Lớn thuộc giáo xứ Chợ Quán, người Việt
gốc Hoa theo đạo Công giáo không có nơi cầu nguyện, đô đốc Lagrandière
lúc đó đang là Thống đốc Nam Kỳ, đã ra lệnh cho Sở Công trình công cộng
dùng tiền công, để xây dựng một ngôi nhà thờ, được sự hỗ trợ của chính
quyền, Giám mục Dépierre đã cử linh mục Pierre d’ Assou có tên Hoa là
Đàm Á Tố (Tam An Su), đọc sang âm Việt là Cha Tam, đứng ra mua một khu
đất rộng 3 hecta ở xóm Lò Rèn mặt tiền đối diện đường Thủy Binh (Rue des
Marins, nay là đường Trần Hưng Đạo), gần Lệ Châu hội quán (nhà thờ tổ
nghề kim hoàn của Sài Gòn xưa), ngay trung tâm Chợ Lớn để xây dựng, ngày
3 tháng 12 năm 1900, nhân ngày lễ Thánh Phanxicô Xaviê (Saint Francisco
Xavier), vị Giám mục địa phận Sài Gòn Mossard, đã đến làm phép đặt viên
đá đầu tiên xây ngôi thánh đường, và vì thế ngôi thánh đường được mang
tên vị thánh này, hai năm sau, vào ngày 10 tháng 1 năm 1902, lễ cung
hiến thánh đường được tiến hành một cách trọng thể. Tuy nhiên, vì linh
mục Pierre d’ Assou, người đứng ra xây dựng nhà thờ và cũng là vị cha sở
đầu tiên, nên dân gian quen gọi là nhà thờ Cha Tam, sau đó, Cha Tam
cũng đã cho xây dựng thêm ở khu vực nhà thờ một trường học, nhà nuôi
trẻ, một nhà nội trú và một số nhà dành để cho thuê. Vào năm 1990, tháp
chuông nhà thờ được tu sửa lại và cung thánh được tân trang.
=================================
BÊN LỀ
.., ngày 1 tháng 11 năm 1963, cuộc đảo chánh quân sự nổ ra, Tổng thống
Ngô Đình Diệm và người em ruột là Cố vấn Ngô Đình Nhu đã phải tạm lánh
đến ở một nhà người Việt gốc Hoa tên Mã Tuyên ở khu vực Chợ Lớn, sáng
hôm sau, tức ngày 2 tháng 11 năm 1963, hai ông đã đến nhà thờ này cầu
nguyện trước khi bị phe đảo chánh hạ sát ngay trên đường áp tải từ nhà
thờ Cha Tam về Bộ Tổng tham mưu.
No comments:
Post a Comment