(thay vòng hoa tiễn biệt Hải-Âu Phan Công Minh)
Buổi chiều, mùa hè Bắc Âu thường có những ngày mưa, ảm đạm. Tôi nhận được tin từ Nationwide Viet Radio (NVR) Hoa Thịnh Đốn, báo tin Phan Công Minh vừa mới ra đi, trước đó chừng một tiếng đồng hồ. Lòng tôi chùng xuống, điều mất mát lớn lao ấy đã cho tôi cái cảm giác trống rỗng, mọi thứ chung quanh bỗng dưng đều trở thành vô nghĩa. Ngoài trời dường như gió đã ngưng thổi, một cơn mưa hạ vừa đổ xuống những hàng thông đứng lặng yên như chịu tang. Cơn mưa rào, đến ào ào nhưng dứt sớm. Đứng trên bao lơn nhìn ra phía trước. Cả một vùng không gian tĩnh lặng. Trước mắt tôi chỉ còn một điểm cử động duy nhất: cánh chim. Cánh hải âu lẻ loi, thư thả, nhịp đôi cánh bay về hướng núi rừng mờ xa phía trước, rồi từ từ mất hút giữa không trung. Bất chợt, tôi hình dùng đến Phan Công Minh, một cánh chim Hải Âu (*) vừa bay ngược v ề núi rừng thay vì ra biển.
Đầu mùa đông năm ngoái, khi vừa sang Cali thăm mấy cô con gái và trốn cái lạnh Bắc Âu, nghe tin Minh bị ung thư gan, trong thời kỳ hóa trị, tôi gọi hỏi thăm. Minh sụt cân, chỉ còn khoảng 30 kg. Vậy mà vẫn vui cười sốt sắng:
-Nếu dưới đó anh em gặp nhau, có gì vui, hú một tiếng em sẽ bay xuống ngay.
Tôi cười :
-Minh còn yếu, cần giữ gìn sức khỏe.
Minh bình thản và lễ phép như bản tính ngày nào:
-Em đã qua bao nhiêu năm lăn lộn ngoài chiến trường. Cái chết như đến bất cứ lúc nào. Sống được tới bây giờ là số mạng đã lớn lắm, nên em chẳng màn đến chuyện tử sinh.
Chúng tôi, đám bạn bè cùng đơn vị thường xuyên gọi cho Minh, gởi cho Minh những bài thuốc dân gian về trị bệnh ung thư. Minh cho biết đã dùng lá đu đủ và thấy hiệu quả, nhưng lúc trồi lúc sụt. Có lúc yếu quá, Minh không dùng điện thoại được, nhưng bảo cháu Mẫn, trưởng nam thương quí, gọi chúng tôi, cho biết tình hình. Khỏe lại một chút, Minh lại bắt đầu gởi email thăm hỏi, chuyển những tin tức về các cuộc đấu tranh của những người trẻ ở quê nhà, và tâm sự bao điều với anh em. Hai tuần sau lại im lặng. Một thứ im lặng đáng sợ, như ngày xưa, Minh dắt toán viễn thám nhảy vào vùng địch. “Im lặng vô tuyến” là dấu hiệu địch đang ở rất gần, nguy hiểm. Bỗng mới đây, cháu Mẫn gọi báo:
-Ba cháu đã yếu lắm, chắc không còn nhiều thời gian. Các chú, bác sắp xếp có thể lên gặp ba cháu lần cuối cùng!
Lúc nhận được tin này, vợ chồng tôi đang ở thăm hai người bạn tù tại thành phố Bruxelles, Vương Quốc Bỉ. Tôi điện thoại cho anh Ngô Văn Xuân, ông anh cả khả kính và hết lòng của đơn vị, cùng Mai Xuân Bê, người bạn thân cùng quê, cùng trường thời trung học và cùng đơn vị sau này, thúc dục đi thăm Minh. Tin tức được nhanh chóng chuyển đi đến rất nhiều anh em khác, Nhưng tất cả quyết định không đi nữa, vì Minh đã quá yếu và gia đình đang bận rộn chuẩn bị hậu sự cho Minh. Sự có mặt của bạn bè anh em trong lúc này chỉ gây thêm phiền toái cho gia đình, vợ con Minh. Rồi cũng chỉ ba hôm sau, mọi sự đã kết thúc. Phan Công Minh đã thực sự nhắm mắt, sau khi nhắn nhủ với vợ con và nhắn gởi lời vĩnh biệt anh em, đồng đội cũ. Yêu cầu duy nhất của Minh là muốn bạn bè ở Cali gởi lên một lá cờ VNCH để vợ con phủ trên di thể và hỏa táng theo Minh.
Sinh ra và lớn lên ở Phan Thiết. Trước khi bước chân vào quân trường Thủ Đức, Minh là một học sinh ưu tú của trường trung học Phan Bội Châu. Tốt nghiệp Khóa 27 Thủ Đức, Minh xin được về phục vụ tại Trung Đoàn 44BB, lúc ấy bản doanh đặt tại trại Lý Thường Kiệt Sông Mao, cách Phan Thiết khoảng 60 cây số về hướng Bắc.
Tình nguyện vào Đại Đội 44 Trinh Sát, vào thời kỳ đơn vị này đang nổi danh, tạo nhiều chiến thắng vẻ vang , dưới sự chỉ huy của Trung úy Trần Công Lâm.
Sau khi tốt nghiệp Khóa Viễn Thám tại TTHL/BĐQ Dục Mỹ, Minh về đơn vị nắm trung đội Viễn Thám. Với khả năng bén nhạy và tính gan dạ liều lĩnh, Minh tiếp tục tạo nhiều chiến công, và được cân nhắc lên làm Đại Đội Phó Tác chiến (khi ấy có Đại Đội Phó CTCT do Th/úy Nguyễn văn Lễ, tốt nghiệp Khóa1/ ĐH.CTCT đảm trách). Cùng với trung úy Trần Công Lâm, một đàn anh, xuất thân Khóa 18 Thủ Đức, một đại đội trưởng “ngoại hạng”, đại đội phó Phan Công Minh liên tục tạo thêm nhiều chiến thắng lấy lừng. Chiến lợi phẩm của ĐĐ 44 Trinh Sát đã đưa Trung Đoàn 44 trở thành đơn vị xuất sắc nhất của Quân Đoàn II trong suốt mấy năm liền. Minh đựợc thăng cấp đặc cách và nhận rất nhiều huy chương tưởng thưởng.
Đầu tháng 2/1972, toàn bộ Trung Đoàn di chuyển khẩn cấp lên An Khê để thay thế vị trí của Đơn vị 101 Không Kỵ Hoa Kỳ rút quân về nước, và giải toả một số căn cứ của Sư Đoàn Mãnh Hổ Đại Hàn, dọc theo đèo An Khê trên QL 19, bị Cộng quân tạo nhiều vòng đai vây hảm.
Đến nơi đúng vào chiều mồng một Tết, Đại Đội 44 Trinh Sát được chỉ địch làm lực lượng chính đánh vào sau lưng địch. Chỉ trong hai hôm , tất cả các căn cứ Đại Hàn đều được giải tỏa. Đại Tường Cao Văn Viên, Tổng TMT, và Đại Tướng Tư Lệnh Lực Lượng Đồng Minh Đại Hàn tại VN bay lên An Khê để mừng chiến thắng và ngợi khen các đơn vị tham chiến, đặc biệt là Đại Đội 44 Trinh Sát.
Ngày 24/4/72, căn cứ Tân Cảnh thất thủ khi Bộ Tư Lệnh của Sư Đoàn 22BB bị địch quân tràn ngập và vị Tư Lệnh, Đại Tá Lê Đức Đạt đã vùi thây nơi chiến địa. Ngày 13/5 toàn bộ Trung Đoàn 44BB có lênh di chuyển khẩn cấp lên phi trường Pleiku để được không vận lên Kontum và ngay sau đó đã liên tiếp tạo nhiểu chiền thắng lẫy lừng giữ vững được Kontum trong suốt mùa hè đỏ lửa. Trung Đoàn 44BB trở thành một trong những đơn vị thiện chiến nhất của QLVNCH trong năm 1972 khói lửa. (theo bản xếp hạng của Bộ TTM)
Đại úy Trần Công Lâm được điều sang làm Tiểu Đoàn trưởng TĐ3/44 , bàn giao Đại Đội 44 TS lại cho trung úy Phan Công Minh, người đại đội phó mà anh rất tin tưởng quí mến. Với một chiến trường cam go, mà lực lượng địch gồm những Sư Đoàn Thép 320, Sư Đoàn 2 Sao Vàng, lúc nào cũng có nhiều ưu thế hơn ta từ quân số đến vũ khí, chiến xa, Đại Đội 44 TS dưới tài chỉ huy của Phan Công Minh đã chứng minh rất hùng hồn về khả năng của chính mình cũng như của đơn vị bách chiến bách thắng này.
Đặc biệt, Minh đã chỉ huy Đại Đội đánh một trận thần tốc, chỉ bằng lựu đạn và cận chiến, giải cứu cho một đơn vị BĐQ /BP bị vây trên đỉnh núi ChuPao. Minh bị thương nhưng vẫn tiếp tục điều quân, vừa phá vòng vây cứu nguy cho đơn vị bạn, vừa diệt những cái chốt cuối cùng, khai thông QL 14, để lực lượng chiến xa của Lữ Đoàn II KB lên tăng cường cho mặt trân và hộ tống đoàn xe tiếp tế, lần đầu đến Kontum kể từ khi cuộc chiến khởi đầu. Tướng Trần văn Hai, nguyên Chỉ huy trưởng BĐQ, lúc ấy là TLP/ QĐII đã đến QYV Pleiku ôm lấy người đại đội trưởng trẻ tuổi tài ba gan dạ Phan Công Minh ngay khi vừa mới được tản thương về, và gắn lon đại úy cùng anh dũng bội tinh với nhành dương liễu cho Minh tại đây. Lúc ấy Minh vừa tròn 25 tuổi.
Sau khi xuất viện, Minh được điều động về làm Tiểu Đoàn Phó 3/44 cho Trần Công Lâm. Hai anh em từng sống chết bên nhau ở ĐĐ44TS bây giờ gặp lại nhau ở cấp chỉ huy của một tiểu đoàn thiện chiến. Nhưng “trong chinh chiến có mấy người trở lại”, tháng 12/1973, người “hùng” vang danh một thời Trần Công Lâm đã anh dũng hy sinh trên đỉnh núi Ngok Wang đìu hiu gíó hú. Minh tạm thời XLTV Tiểu Đoàn. Hai tháng sau, Sư Đoàn bổ nhậm một vị thiếu tá từ trung đoàn khác sang làm tiểu đoàn trưởng, nhưng không bao lâu, anh ta bất ngờ được thuyên chuyển đi nơi khác, Tiểu Đoàn Phó Minh lại lên thay, Quyền Tiểu Đoàn Trưởng, tiếp tục chỉ huy đơn vị. Chiến trường ngày càng ác liệt hơn sau khi Hiệp Định Paris vừa ký chưa ráo mực. Bọn CS tráo trở ngang nhiên vi phạm trước sự bất lực của Hoa Kỳ và các quốc gia ký tên trong bản hiệp định bất công, ngu xuẩn. Minh bị thương trong một trận chiến đẫm máu. Sau khi xuất viện, được người anh cả trung đoàn, Trung tá Ngô văn Xuân, người luôn thương yêu quí mến Minh, kéo về làm Trưởng Ban 3 (Hành Quân) cho Trung Đoàn.
Giữa tháng 3/75, thành phố Ban Mê Thuột mất vào tay giặc. Trung Đoàn từ Hàm Rồng – Pleiku, lần lượt được trực thăng vận khẩn cấp xuống Phước An trong kế hoạch tái chiếm thành phố này. Minh theo BCH Trung Đoàn trong đợt đầu tiên. Khi cuộc đổ quân chưa hoàn tất thì Pleiku và Kontum có lệnh di tản. Hơn một nửa đơn vị còn kẹt lại ở Pleiku phải triệt thoái theo con đường ” tử lộ” 7.B. Hai tiểu đoàn gần như bị xóa sổ và hai người bạn tiểu đoàn trưởng đã tự sát không để lọt vào tay giặc.
Khi đại quân với cả trung đoàn xe tăng của Cộng quân từ Ban Mê Thuột tràn xuống Phước An theo QL 21, ông Tân Tư Lệnh SĐ23B mới nhận chức, vừa cất cánh khỏi ngọn đồi Chu Cúc sau một cái bắt tay đầu tiên vội vã với vị Trung Đoàn Trưởng, Cộng quân bao vây và tràn ngập nơi BCH Trung Đoàn được bảo vể chỉ một đại đội trinh sát đang tạm đóng quân chờ lệnh. Với khả năng và kinh nghiệm điều quân cùng sự gan dạ can trường trong bao nhiêu năm binh nghiệp, vị Trung Đoàn trưởng và anh Trưởng Ban 3 chỉ còn khả năng tìm một lối thoát khỏi vòng vây, bảo toàn cho binh sĩ dưới quyền. Đó cũng là thời điểm kết thúc oan nghiệt cho số phận một Trung Đoàn BB thiện chiến và của hai vị Sĩ quan chỉ huy bách chiến bách thắng, chưa hề nghĩ có một ngày phải đành buông súng.
Sang Mỹ theo diện HO, Minh cùng gia đình sống âm thầm ở một thành phố ngoại ô New York, nơi có bãi biển rất đẹp, để mỗi chiều Minh ngồi nhìn ra biến khơi mà tưởng nhớ tới quê nhà, hình dung tới bao nhiêu khuôn mặt anh em đống đội cũ, kẻ chết, người sống, đang trôi dạt muôn phương, nhưng tất cả đều đã từng cùng Minh anh dũng xông pha chiến trận, từng vui đùa yêu thương trên nỗi chết. Minh từng ước ao trở thành cánh chim Hải Âu, bay ra biển khơi tìm về các chiến trường xưa, nghe lại tiếng hò reo chiến thằng của những anh em đồng đội cũ.
Mỗi lần có tin bạn bè ở xa tới, gặp mặt nhau ở một nơi nào đó trên nước Mỹ là Minh đều có mặt. Vẫn trầm ngâm, ít nói, uống rượu không biết say, và luôn kính trên nhường dưới, biết anh biết em như thuở còn trong lính.
Sang Mỹ, Minh làm hai job, thời gian còn lại chưa đủ cho một cơn say, nhiều đêm thức trắng như thuở ngồi trong rừng suốt đêm chờ địch. Lo lắng, sắp xếp cho vợ con có đời sống, học hành ổn định xong, cũng là lúc Minh phải chiến đấu với căn bệnh ung thư quái ác. Và vẫn sống vui vẻ thanh thản cho đến giờ phút từ biệt thế gian này.
Trước khi nhắm mắt, Minh đã cố gắng nở một nụ cười, khi nghĩ là mình sắp trở về chiến trường xưa, gặp lại bao nhiếu bạn bè đồng đội đã hy sinh trong những năm tháng bên nhau cùng chiến đấu.
Từ đây, đám bạn bè còn lại, mỗi lần gặp nhau, dù rượu XO cũng sẽ trở nên nhạt thếch và những nụ cười sẽ không tròn, bởi thiếu Phan Công Minh, một đồng đội, một người bạn, một người anh em mà hai chữ yêu thương , ngưỡng mộ, dường như vẫn chưa đủ để diễn đạt hết lòng mình.
Tạm biệt, và hẹn gặp Minh ở một nơi an bình vĩnh cửu. Không còn có chiến trường, tiếng súng, và không có hận thù giữa những con người.
Phạm Tín An Ninh
London 21/7/2013
Đầu mùa đông năm ngoái, khi vừa sang Cali thăm mấy cô con gái và trốn cái lạnh Bắc Âu, nghe tin Minh bị ung thư gan, trong thời kỳ hóa trị, tôi gọi hỏi thăm. Minh sụt cân, chỉ còn khoảng 30 kg. Vậy mà vẫn vui cười sốt sắng:
-Nếu dưới đó anh em gặp nhau, có gì vui, hú một tiếng em sẽ bay xuống ngay.
Tôi cười :
-Minh còn yếu, cần giữ gìn sức khỏe.
Minh bình thản và lễ phép như bản tính ngày nào:
-Em đã qua bao nhiêu năm lăn lộn ngoài chiến trường. Cái chết như đến bất cứ lúc nào. Sống được tới bây giờ là số mạng đã lớn lắm, nên em chẳng màn đến chuyện tử sinh.
Chúng tôi, đám bạn bè cùng đơn vị thường xuyên gọi cho Minh, gởi cho Minh những bài thuốc dân gian về trị bệnh ung thư. Minh cho biết đã dùng lá đu đủ và thấy hiệu quả, nhưng lúc trồi lúc sụt. Có lúc yếu quá, Minh không dùng điện thoại được, nhưng bảo cháu Mẫn, trưởng nam thương quí, gọi chúng tôi, cho biết tình hình. Khỏe lại một chút, Minh lại bắt đầu gởi email thăm hỏi, chuyển những tin tức về các cuộc đấu tranh của những người trẻ ở quê nhà, và tâm sự bao điều với anh em. Hai tuần sau lại im lặng. Một thứ im lặng đáng sợ, như ngày xưa, Minh dắt toán viễn thám nhảy vào vùng địch. “Im lặng vô tuyến” là dấu hiệu địch đang ở rất gần, nguy hiểm. Bỗng mới đây, cháu Mẫn gọi báo:
-Ba cháu đã yếu lắm, chắc không còn nhiều thời gian. Các chú, bác sắp xếp có thể lên gặp ba cháu lần cuối cùng!
Lúc nhận được tin này, vợ chồng tôi đang ở thăm hai người bạn tù tại thành phố Bruxelles, Vương Quốc Bỉ. Tôi điện thoại cho anh Ngô Văn Xuân, ông anh cả khả kính và hết lòng của đơn vị, cùng Mai Xuân Bê, người bạn thân cùng quê, cùng trường thời trung học và cùng đơn vị sau này, thúc dục đi thăm Minh. Tin tức được nhanh chóng chuyển đi đến rất nhiều anh em khác, Nhưng tất cả quyết định không đi nữa, vì Minh đã quá yếu và gia đình đang bận rộn chuẩn bị hậu sự cho Minh. Sự có mặt của bạn bè anh em trong lúc này chỉ gây thêm phiền toái cho gia đình, vợ con Minh. Rồi cũng chỉ ba hôm sau, mọi sự đã kết thúc. Phan Công Minh đã thực sự nhắm mắt, sau khi nhắn nhủ với vợ con và nhắn gởi lời vĩnh biệt anh em, đồng đội cũ. Yêu cầu duy nhất của Minh là muốn bạn bè ở Cali gởi lên một lá cờ VNCH để vợ con phủ trên di thể và hỏa táng theo Minh.
Sinh ra và lớn lên ở Phan Thiết. Trước khi bước chân vào quân trường Thủ Đức, Minh là một học sinh ưu tú của trường trung học Phan Bội Châu. Tốt nghiệp Khóa 27 Thủ Đức, Minh xin được về phục vụ tại Trung Đoàn 44BB, lúc ấy bản doanh đặt tại trại Lý Thường Kiệt Sông Mao, cách Phan Thiết khoảng 60 cây số về hướng Bắc.
Tình nguyện vào Đại Đội 44 Trinh Sát, vào thời kỳ đơn vị này đang nổi danh, tạo nhiều chiến thắng vẻ vang , dưới sự chỉ huy của Trung úy Trần Công Lâm.
Sau khi tốt nghiệp Khóa Viễn Thám tại TTHL/BĐQ Dục Mỹ, Minh về đơn vị nắm trung đội Viễn Thám. Với khả năng bén nhạy và tính gan dạ liều lĩnh, Minh tiếp tục tạo nhiều chiến công, và được cân nhắc lên làm Đại Đội Phó Tác chiến (khi ấy có Đại Đội Phó CTCT do Th/úy Nguyễn văn Lễ, tốt nghiệp Khóa1/ ĐH.CTCT đảm trách). Cùng với trung úy Trần Công Lâm, một đàn anh, xuất thân Khóa 18 Thủ Đức, một đại đội trưởng “ngoại hạng”, đại đội phó Phan Công Minh liên tục tạo thêm nhiều chiến thắng lấy lừng. Chiến lợi phẩm của ĐĐ 44 Trinh Sát đã đưa Trung Đoàn 44 trở thành đơn vị xuất sắc nhất của Quân Đoàn II trong suốt mấy năm liền. Minh đựợc thăng cấp đặc cách và nhận rất nhiều huy chương tưởng thưởng.
Đầu tháng 2/1972, toàn bộ Trung Đoàn di chuyển khẩn cấp lên An Khê để thay thế vị trí của Đơn vị 101 Không Kỵ Hoa Kỳ rút quân về nước, và giải toả một số căn cứ của Sư Đoàn Mãnh Hổ Đại Hàn, dọc theo đèo An Khê trên QL 19, bị Cộng quân tạo nhiều vòng đai vây hảm.
Đến nơi đúng vào chiều mồng một Tết, Đại Đội 44 Trinh Sát được chỉ địch làm lực lượng chính đánh vào sau lưng địch. Chỉ trong hai hôm , tất cả các căn cứ Đại Hàn đều được giải tỏa. Đại Tường Cao Văn Viên, Tổng TMT, và Đại Tướng Tư Lệnh Lực Lượng Đồng Minh Đại Hàn tại VN bay lên An Khê để mừng chiến thắng và ngợi khen các đơn vị tham chiến, đặc biệt là Đại Đội 44 Trinh Sát.
Ngày 24/4/72, căn cứ Tân Cảnh thất thủ khi Bộ Tư Lệnh của Sư Đoàn 22BB bị địch quân tràn ngập và vị Tư Lệnh, Đại Tá Lê Đức Đạt đã vùi thây nơi chiến địa. Ngày 13/5 toàn bộ Trung Đoàn 44BB có lênh di chuyển khẩn cấp lên phi trường Pleiku để được không vận lên Kontum và ngay sau đó đã liên tiếp tạo nhiểu chiền thắng lẫy lừng giữ vững được Kontum trong suốt mùa hè đỏ lửa. Trung Đoàn 44BB trở thành một trong những đơn vị thiện chiến nhất của QLVNCH trong năm 1972 khói lửa. (theo bản xếp hạng của Bộ TTM)
Đại úy Trần Công Lâm được điều sang làm Tiểu Đoàn trưởng TĐ3/44 , bàn giao Đại Đội 44 TS lại cho trung úy Phan Công Minh, người đại đội phó mà anh rất tin tưởng quí mến. Với một chiến trường cam go, mà lực lượng địch gồm những Sư Đoàn Thép 320, Sư Đoàn 2 Sao Vàng, lúc nào cũng có nhiều ưu thế hơn ta từ quân số đến vũ khí, chiến xa, Đại Đội 44 TS dưới tài chỉ huy của Phan Công Minh đã chứng minh rất hùng hồn về khả năng của chính mình cũng như của đơn vị bách chiến bách thắng này.
Đặc biệt, Minh đã chỉ huy Đại Đội đánh một trận thần tốc, chỉ bằng lựu đạn và cận chiến, giải cứu cho một đơn vị BĐQ /BP bị vây trên đỉnh núi ChuPao. Minh bị thương nhưng vẫn tiếp tục điều quân, vừa phá vòng vây cứu nguy cho đơn vị bạn, vừa diệt những cái chốt cuối cùng, khai thông QL 14, để lực lượng chiến xa của Lữ Đoàn II KB lên tăng cường cho mặt trân và hộ tống đoàn xe tiếp tế, lần đầu đến Kontum kể từ khi cuộc chiến khởi đầu. Tướng Trần văn Hai, nguyên Chỉ huy trưởng BĐQ, lúc ấy là TLP/ QĐII đã đến QYV Pleiku ôm lấy người đại đội trưởng trẻ tuổi tài ba gan dạ Phan Công Minh ngay khi vừa mới được tản thương về, và gắn lon đại úy cùng anh dũng bội tinh với nhành dương liễu cho Minh tại đây. Lúc ấy Minh vừa tròn 25 tuổi.
Sau khi xuất viện, Minh được điều động về làm Tiểu Đoàn Phó 3/44 cho Trần Công Lâm. Hai anh em từng sống chết bên nhau ở ĐĐ44TS bây giờ gặp lại nhau ở cấp chỉ huy của một tiểu đoàn thiện chiến. Nhưng “trong chinh chiến có mấy người trở lại”, tháng 12/1973, người “hùng” vang danh một thời Trần Công Lâm đã anh dũng hy sinh trên đỉnh núi Ngok Wang đìu hiu gíó hú. Minh tạm thời XLTV Tiểu Đoàn. Hai tháng sau, Sư Đoàn bổ nhậm một vị thiếu tá từ trung đoàn khác sang làm tiểu đoàn trưởng, nhưng không bao lâu, anh ta bất ngờ được thuyên chuyển đi nơi khác, Tiểu Đoàn Phó Minh lại lên thay, Quyền Tiểu Đoàn Trưởng, tiếp tục chỉ huy đơn vị. Chiến trường ngày càng ác liệt hơn sau khi Hiệp Định Paris vừa ký chưa ráo mực. Bọn CS tráo trở ngang nhiên vi phạm trước sự bất lực của Hoa Kỳ và các quốc gia ký tên trong bản hiệp định bất công, ngu xuẩn. Minh bị thương trong một trận chiến đẫm máu. Sau khi xuất viện, được người anh cả trung đoàn, Trung tá Ngô văn Xuân, người luôn thương yêu quí mến Minh, kéo về làm Trưởng Ban 3 (Hành Quân) cho Trung Đoàn.
Giữa tháng 3/75, thành phố Ban Mê Thuột mất vào tay giặc. Trung Đoàn từ Hàm Rồng – Pleiku, lần lượt được trực thăng vận khẩn cấp xuống Phước An trong kế hoạch tái chiếm thành phố này. Minh theo BCH Trung Đoàn trong đợt đầu tiên. Khi cuộc đổ quân chưa hoàn tất thì Pleiku và Kontum có lệnh di tản. Hơn một nửa đơn vị còn kẹt lại ở Pleiku phải triệt thoái theo con đường ” tử lộ” 7.B. Hai tiểu đoàn gần như bị xóa sổ và hai người bạn tiểu đoàn trưởng đã tự sát không để lọt vào tay giặc.
Khi đại quân với cả trung đoàn xe tăng của Cộng quân từ Ban Mê Thuột tràn xuống Phước An theo QL 21, ông Tân Tư Lệnh SĐ23B mới nhận chức, vừa cất cánh khỏi ngọn đồi Chu Cúc sau một cái bắt tay đầu tiên vội vã với vị Trung Đoàn Trưởng, Cộng quân bao vây và tràn ngập nơi BCH Trung Đoàn được bảo vể chỉ một đại đội trinh sát đang tạm đóng quân chờ lệnh. Với khả năng và kinh nghiệm điều quân cùng sự gan dạ can trường trong bao nhiêu năm binh nghiệp, vị Trung Đoàn trưởng và anh Trưởng Ban 3 chỉ còn khả năng tìm một lối thoát khỏi vòng vây, bảo toàn cho binh sĩ dưới quyền. Đó cũng là thời điểm kết thúc oan nghiệt cho số phận một Trung Đoàn BB thiện chiến và của hai vị Sĩ quan chỉ huy bách chiến bách thắng, chưa hề nghĩ có một ngày phải đành buông súng.
Sang Mỹ theo diện HO, Minh cùng gia đình sống âm thầm ở một thành phố ngoại ô New York, nơi có bãi biển rất đẹp, để mỗi chiều Minh ngồi nhìn ra biến khơi mà tưởng nhớ tới quê nhà, hình dung tới bao nhiêu khuôn mặt anh em đống đội cũ, kẻ chết, người sống, đang trôi dạt muôn phương, nhưng tất cả đều đã từng cùng Minh anh dũng xông pha chiến trận, từng vui đùa yêu thương trên nỗi chết. Minh từng ước ao trở thành cánh chim Hải Âu, bay ra biển khơi tìm về các chiến trường xưa, nghe lại tiếng hò reo chiến thằng của những anh em đồng đội cũ.
Mỗi lần có tin bạn bè ở xa tới, gặp mặt nhau ở một nơi nào đó trên nước Mỹ là Minh đều có mặt. Vẫn trầm ngâm, ít nói, uống rượu không biết say, và luôn kính trên nhường dưới, biết anh biết em như thuở còn trong lính.
Sang Mỹ, Minh làm hai job, thời gian còn lại chưa đủ cho một cơn say, nhiều đêm thức trắng như thuở ngồi trong rừng suốt đêm chờ địch. Lo lắng, sắp xếp cho vợ con có đời sống, học hành ổn định xong, cũng là lúc Minh phải chiến đấu với căn bệnh ung thư quái ác. Và vẫn sống vui vẻ thanh thản cho đến giờ phút từ biệt thế gian này.
Trước khi nhắm mắt, Minh đã cố gắng nở một nụ cười, khi nghĩ là mình sắp trở về chiến trường xưa, gặp lại bao nhiếu bạn bè đồng đội đã hy sinh trong những năm tháng bên nhau cùng chiến đấu.
Từ đây, đám bạn bè còn lại, mỗi lần gặp nhau, dù rượu XO cũng sẽ trở nên nhạt thếch và những nụ cười sẽ không tròn, bởi thiếu Phan Công Minh, một đồng đội, một người bạn, một người anh em mà hai chữ yêu thương , ngưỡng mộ, dường như vẫn chưa đủ để diễn đạt hết lòng mình.
Tạm biệt, và hẹn gặp Minh ở một nơi an bình vĩnh cửu. Không còn có chiến trường, tiếng súng, và không có hận thù giữa những con người.
Phạm Tín An Ninh
London 21/7/2013
No comments:
Post a Comment