Đến nỗi người Mỹ phải thốt lên câu: "What happens in Vegas, Stays in Vegas" nhưng chuyện đêm Chủ nhật lúc 10.08 tối không
còn Stays in Vegas.
Tôi
đã theo dõi tin tức hai ngày liên tục kể từ lúc tôi được biết vào buổi
sáng thứ hai ngày 2 tháng 10 lúc 10.00 sáng,
câu chuyện thảm sát đã làm tôi day dứt và buồn bã khi xem tin tức, đọc
báo chí, thấy hình ảnh và nghe chuyện kể kinh hoàng của những người
thoát qua cơn mưa đạn từ trên trời bay xuống.
Chiến
tranh và bom đạn đã là một phần của cuộc đời người tỵ nạn trước năm
1975 ở Việt Nam, chúng ta đã sinh ra, lớn lên
và trôi theo dòng đời của khói lửa binh đao mỗi ngày nhưng 10 phút mưa
đạn từ trên trời bay xuống với người Mỹ ở một buổi trình diễn âm nhạc
đồng quê cho 22 ngàn người xem là một chuyện thật là kinh hoàng và khủng
khiếp, một chuyện không ai kể cả người không
có mặt ở đó có thể nghĩ đến và tưởng tượng được.
Tôi
không là nhân chứng ở hiện trường, tôi không là người tham dự buổi
trình diễn và tôi không phải là phóng viên để ghi
lại tin tức câu chuyện cho mọi người đọc nhưng tôi là một người yêu quê
hương dung thân đất Mỹ này, một quê hương đã cho tôi biết tình người là
thế nào chẳng cần phải là người da trắng hay da mầu.
Tôi đã lặng người và nước mắt muốn rơi ra khi nghe câu chuyện kể của những người bên cạnh cái chết của bạn bè, của vợ chồng,
của bố mẹ, của anh chị em và kể cả của người xa lạ.
Buổi trình diễn nhạc đang tiếp diễn bỗng nghe có những tiếng nổ như pháo chen lẫn trong tiếng nhạc ca hát ầm ĩ đã làm cho
mọi người bắt đầu để ý nhưng không thấy ánh lửa cháy vụt lên như mỗi khi pháo nổ chung quanh.
Trên
sân khấu, dù ca sĩ dân ca Jason Aldean vẫn còn ca hát ầm ĩ, họ bớt lắng
nghe nhạc bởi các tiếng nổ tiếp tục vang lên
cả tràng lạnh lẽo đã khiến họ để ý nhưng vẫn chưa hiểu chuyện gì xẩy ra
cho đến khi có một vài người đang đứng bỗng tự dung té đụii xuống như
sung rụng và máu me trên đầu hay trên mình đang bắt đầu phun ra.
Mọi người chợt hiểu là không phải tiếng pháo mà là súng bắn.
Hoảng loạn bắt đầu xẩy ra nhưng như bầy cừu ngoan hiền lành, mỗi tràng súng nổ là đám đông nặm bẹp xuống đất và không biết
chạy đi đâu. Mọi người dáo dác tìm xem súng đạn được bắn từ đâu tới.
Một
chàng trai trẻ gan dạ nhốn nháo nghĩ rằng nó từ phía sát sân khâu bắn
ngược lại khán giả đằng sau, cho nên, đã nhẩy
bổ tới phía trước nhưng được vài bước bỗng khám phá ra là hàng trăm
người khác đang tìm cách chạy trốn vào dưới gầm sân khấu. Trong khi đó,
tiếng đạn bay tới đã va vào sân khấu chát chúa làm anh biết mình đã nghĩ
nhầm.
Nó được bắn từ xa tới và ở trên cao nhưng không biết từ hướng nào.
Phippen, ngoài đời là một nhân viên chuyên về cấp cứu và cha cùng đi nghe nhạc. Anh phải nằm sát mặt đất.
Anh
nhìn thấy hàng chục người nằm la liệt chung qunh mình bê bết máu trên
người mà không ai tiếp cứu. Với tình người và
lòng yêu nghề, Phippen đã băng bó vết thương của họ với quần áo sẵn có
đang mặc vì không có cái gì trong tay. Chưa kịp xong một người thì cô
gái nằm gần cạnh anh bị trúng ngay một phát vào đầu.
Anh tiếp tục bò tới cứu một nguời đàn ông khác to lớn bị thương đang nằm xấp, anh lật ngửa ông ta lại để xem vết thương
thế nào.
Khi
nhìn ra thì nạn nhân chính lại là cha mình bị một viên đạn trúng lưng..
Anh tìm cách bịt lỗ đạn với vết thương đang chảy
máu bằng ngón tay của mình và kéo cha ra khỏi chỗ hỗn loạn nhưng cuối
cùng ra khỏi nơi này thì không kịp nữa. Lúc đó, anh mới biết rằng mình
cũng trúng đạn bị thương chảy máu ở tay phải.
Mọi người chạy túa ra mọi hướng ở nơi nào có lối thoát.
Khi cảnh sát ùa đến phía ngoài đường, họ biết có súng nổ nhưng ai bắn và từ đâu? Không rõ.
Theo sách vở, khi gặp người chạy ra, cảnh sát sợ kẻ sát nhận lẫn lộn với người chạy, đã ra lệnh bắt mọi người phải nằm xuống
hết ở vỉa hè mặt đường.
Cho đến khi, thấy mọi người chỉ tay lên hướng tòa nhà khách sạn Mandalay Bay Hotel xa xa vì tiếng súng nổ đã đi kèm với
ánh sáng lấp lóe từ một vật trên đó, lúc đó, họ mới khám phá ra vị trị của tiếng súng và của kẻ sát nhân.
Mọi người chạy trốn đã túa vào nấp ở bất cứ nơi nào họ có thể vào được như đằng sau các xe tải, sau xe cảnh sát, trong hầm
lạnh của hotel, trong thùng lạnh của xe tải hay trong các quán ăn nhà hàng khác.
Còn người bị thương chay ra ngoài bằng đủ mọi cách được xe cứu thương, xe cảnh sát, xe taxi, xe của mình, xe người quen,
xe bạn bè hay xe của bất cứ ai cho lên xe chở đến bệnh viện cấp cứu.
Có
biết đâu rằng ở lại hiện trường, tất cả nạn nhân bị thương nặng hay
chết vẫn đang được một số người trẻ còn sống sót
rất can đảm và đầy tình người đang tìm cách khiêng hay mang họ ra khỏi
chỗ nguy hiểm bằng mảnh hàng rào dùng làm cáng, bằng xe 1 bánh đẩy làm
xe khiêng, bằng tay chân bồng bế cõng vịn để dìu đưa .
Họ vẫn lo và vẫn ở quanh đó để giúp đỡ khiêng người, không bỏ ai lại.
Xe cứu thương và nhân viên cấp cứu chưa xuất hiện kịp vào lúc này.
Tại bệnh viện, nạn nhân bị thương đã tràn ngập quá sức chịu đựng của phòng ốc và nhân viên..
Từ ngoài xe chở tới cho đến hành lang và phòng ốc giường gối đã bê bết máu đỏ ở khắp nơi. Từ phòng trống, phòng riêng biệt
tới phòng cấp cứu hay bất cừ phòng nào ngay cả hành lang bệnh viện, nơi có thể để cái giường là đã được xử dụng tất cả.
Ngoài
nhân viên y tá và bác sĩ ca trực làm việc, họ còn gọi thêm nhân viên
tan sở hết giờ trở lại làm việc vào tăng cường.
Đó là không kể những y tá, nhân viên y tế chuyên môn và bác sĩ ở xa đến
Las Vegas chơi đã xuất hiện và tình nguyện làm việc giúp đỡ với bệnh
viện không điều kiện và không khẩu trang hay dụng cụ chuẩn bị trước.
Bác sĩ chuyên khoa mổ, Dr. Jay Coates, đã bắt tay vào làm việc ngay từ lúc 11.00 giờ đêm. ông đã làm việc mổ liên tục trong
6 tiếng đồng hồ không ngừng đến độ ông nói: " Tôi không biết bệnh nhận tôi mổ là ai vậy"
Nhiều bệnh nhận bị thương, nhiều người đã chảy máu và nhiều bệnh nhân phải mổ, tiếp máu là một vấn đề khẩn cấp cần có tức
thời.
Cần máu là cần người hiến máu. Lời kêu gọi đã được loan ra. Từ lúc loan tin buổi tối, một dòng người đã đáp lại lời kêu
gọi và sẵn sàng ngồi lên ghế cho máu đến độ, bệnh viện không còn đủ bịch máu trống để lấy máu hiến.
Lời kêu gọi đó kéo dài từ nửa đêm cho tới sáng ngày hôm sau đã được đáp ứng bằng một hàng dài người đứng ở ngoài vỉa hè
bệnh viện vẫn còn tiếp diễn nối đuôi nhau để hiến máu.
Họ lặng lẽ bình tâm kiên nhẫn đứng chờ tới phiên mình cho máu dù chưa biết bao lâu .
Không
phải chỉ có bệnh viện, nhân viên y tá, bác sĩ của bệnh viện hay nhân
viên y ta bác sĩ tình nguyện và người hiến máu
có mặt để cứu chữa người bị thương, buổi sáng hôm sau, đã xuất hiện
thêm các xe bán hàng và đồ ăn đến đậu trước bệnh viện để tự nguyện cung
cấp đồ ăn miễn phí cho mọi người từ nhân viên bệnh viện cho tới bệnh
nhân và người hiến máu.
Với tôi, có quá nhiều chuyện không thể kể hết được và cũng không biết phải kể chuyện gi cho mọi người nghe về cái tình người
tôi được nhìn thấy, xem thấy, đọc thấy, hiểu được đã và đang xẩy ra trong gần 2 ngày vừa qua.
Nhưng có lẽ cũng đủ để tôi muốn rơi nước mặt về giọng kể chuyện bên cạnh cái chết của những người đã đi qua. Họ là hai người
trai trẻ và hai cô thiếu nữ.
Họ xúc động kể lại giọng đứt đoạn ngập ngừng và hãi hùng về câu chuyện của chính họ, của bạn bè, của vợ chồng hay người
xa lạ chung quanh.
Họ đã nói trong nước mắt chẳng cần phải kể là người đàn ông hay đàn bà, con trai hay con gái.
Đôi vai họ run lên và tiếng nói của họ lịm đi nhỏ lại khi phải kể những gì họ thấy và những gì họ làm mà trong cuộc đời
của họ, chuyện chưa bao giờ xẩy ra đến độ họ không tìm được chữ để diễn tả.
Trên màn ảnh TV phỏng vấn, bốn người trẻ 2 nam 2 nữ đã phải nắm tay nhau để chia xẻ được nỗi khổ với nhau và để họ có đủ
can đảm vượt qua được nỗi đau này cho dù nó không bị chảy máu nhưng lại là một vết thương của cuộc đời.
Họ đã nắm tay nhau để được tiếp máu cho nhau.
Tất cả câu chuyện dài đó chỉ mới bắt đầu nhưng hình như đã đủ cho tôi thấy được một điều ở cuối đường và tìm được một kết
luận.
Câu chuyện thật rất đơn giản và dễ hiểu. Nó được viết ra không có sửa soạn, không có xếp đặt, không chuẩn bị và không cần
phải có điều kiện.
Nó không cần phải được kêu gọi hay nói trước bởi khi tôi viết đến những dòng chữ cuối cùng của câu chuyện, tôi chỉ nhớ một
hình ảnh nó đã đến với tôi ngay từ đầu và ở lại với tôi vào phút cuối.
Ngày xưa, lúc còn bé được đi học và cho đến lúc ra đời, tôi chưa hề bao giờ được nghe và được biết đến hai chữ Vô Cảm là
gì?
Trong câu chuyện này, tất cả mọi người tôi nhìn thấy đều là những tuổi trẻ của nước Mỹ, những thanh niên và những thiếu
nữ, những người chỉ mới bước chân vào đời nhưng có một trái tim thật đầy tình người.
Và như vậy, họ chắc không bao giờ biết đến và nghe đến chữ Vô Cảm là gì.
Đấy là một kết luận thật hạnh phúc.
CVA Nguyễn Ngọc Phúc
No comments:
Post a Comment