Intro chapeau...
Ngày xưa Tổng Thống Ronald Reagan chơi đòn thấu cấy tung ra mặt trận Star War hay chương trình SDI (Strategic Defense Initiative), Chiến tranh hành tinh rất tốn kém, nước Nga không chạy theo kịp, Tổng Bí Thư Mikhail Gorbachev bỏ cuộc đua, khiến cho khối Cộng Sản Soviet tan rã. Ngày nay Tổng Thống Donald Trump tung canh bạc "gambling" khi "chú Ba vị Dua mãn kiếp" Tập Cận Bình mơ ước khi cho xây trạm không gian chinh phục vũ trụ, những chuyến bay thám hiểm không gian của con tàu Trường Chinh (*: Long March) không qua mặt được nước Mỹ. Nước Mỹ tung chiến tranh thương mại để "chú Ba" mang bệnh sốt xuất huyết tài chánh, hết tiền, xong ông Trump "nốc ao" "chú Ba" qua chương trình tiêu hao vĩ đại Space Force. Viễn cảnh cho thấy nước Tàu bị nội bộ chia rẽ, xã hội phân hóa, kinh tế suy sụp, và nước Tàu sẽ điêu đứng, vì nước Tàu không mua hàng nước Mỹ, nước Mỹ không chết; Ngược lại, nước Mỹ không mua hàng nước Tàu, nước Tàu sớm hui nhị tì mà thôi. Mặt khác, nước Tàu hù dọa xâm chiếm không gian, trên đấy là quả mìn Claymore mà nước Mỹ sẽ cho nổ banh xác nước Tàu. Kỹ thuật không gian của nước Tàu chỉ là học trò lớp 2 của ông thầy là nước Mỹ.
Tôi sẽ bầu cho Tổng Trump thêm một phùa nữa, chắc chắn hãy móc ngoéo pinky swear, và ngoắc tay thề hứa nhé! Trump 4 the second term! Ta chơi thơ Mỹ tặng sừ Trump... Thơ: Móc ngoéo Pinky swear...
Pinky, pinky bow-bell,
Whoever speaks the truth
Trump will rise up to the top place
And never be down like fate!
Hihihi...
Mình dịch trại dịch đại nhé:
Hãy móc ngoéo ngón tay vào nhau,
Người giỏi giang này như lẽ thật
Trump sẽ vươn lên đỉnh cao
Chẳng bao giờ bị chìm sâu vi mệnh số!
Hihihi....
Việt Hải Los Angeles.
---------------------------------------------------------------------------------
(*): https://www.google.com/search…
Trạm không gian Thiên Cung 1 (Tiangong 1) rơi xuống Trái Đất không nằm ngoài kiểm soát. Một kỹ sư hàng không hàng đầu Trung Quốc cho biết Trạm Không gian Tiangong-1 không nằm ngoài tầm kiểm soát và không gây ra mối đe dọa an toàn, sau khi các báo cáo cho rằng trạm này đang rơi xuống Trái đất. Châu Âu đối mặt với nguy hiểm bởi trạm không gian của Trung Quốc. Tiangong-1, hay "Thiên cung 1", phòng thí nghiệm vũ trụ đầu tiên của Trung Quốc, đã được đưa vào quỹ đạo vào năm 2011 để thực hiện các thí nghiệm gắn kết vào quỹ đạo như là một phần trong chương trình không gian đầy tham vọng của Trung Quốc, nhằm mục đích đặt một trạm cố định lên quỹ đạo vào năm 2023.
Việc thúc đẩy chương trình không gian của Trung Quốc là một ưu tiên của Chủ tịch Tập Cận Bình. Ông kỳ vọng Trung Quốc trở thành một cường quốc không gian toàn cầu với các chuyến bay vũ trụ dân dụng tiên tiến và các khả năng tăng cường an ninh quốc gia. Trung Quốc nhấn mạnh chương trình vũ trụ của họ chỉ nhằm mục đích hoà bình, nhưng Bộ Quốc phòng Mỹ cho rằng chương trình của họ có thể nhằm ngăn chặn các bên chống đối sử dụng tài sản vũ trụ trong thời kỳ khủng hoảng.
Ban đầu, Tiangong-1 dự kiến sẽ ngừng hoạt động vào năm 2013 nhưng Trung Quốc đã nhiều lần gia hạn hoạt động cho nó. Việc trì hoãn đưa trạm này trở lại trái đất, mà Trung Quốc nói sẽ xảy ra vào cuối năm 2017, đã khiến một số chuyên gia cho rằng phòng thí nghiệm vũ trụ này có thể bị nằm ngoài tầm kiểm soát. Tuy nhiên, Zhu Congpeng, kỹ sư hàng đầu của Tập đoàn Khoa học và Công nghệ hàng không vũ trụ Trung Quốc, nói với Science and Technology Daily rằng trạm không gian này không bị va chạm và không gây ra mối đe dọa về an toàn hay môi trường nào.
"Chúng tôi đang liên tục theo dõi Tiangong-1 và dự kiến để nó rơi vào nửa đầu năm nay". "Trạm sẽ bốc cháy khi đi vào khí quyển và những mảnh vỡ còn sót lại sẽ rơi vào một khu vực được chỉ định trên biển, mà không gây nguy hiểm trên đất liền”.
Việc để Thiên Cung 1 trở lại Trái Đất đã được trì hoãn vào tháng 9/2017 để đảm bảo rằng các mảnh vỡ sẽ rơi vào khu vực Nam Thái Bình Dương, nơi các mảnh vỡ từ các trạm vũ trụ Nga và Mỹ đã hạ cánh trước đó.
Theo thông tin từ website của tập đoàn Hàng không vũ trụ California, một tổ chức phi lợi nhuận làm việc cho chính phủ Hoa Kỳ, việc gia nhập vào khí quyển của Tiangong-1 dường như không được kiểm soát nhưng rất có thể sẽ không ảnh hưởng đến người hoặc làm hư hỏng tài sản.
Mặc dù không tuyên bố chính thức, nhưng tập đoàn này nghi ngờ rằng kiểm soát của Tiangong-1 đã bị mất và sẽ không được lấy lại trước khi vào khí quyển. Và có thể có vật liệu nguy hiểm trên boong tàu còn sót lại khi vào khí quyển.
Đào Hiền (Theo RT).
--------------------------------------------
Đảng Cộng sản Trung Quốc chia rẽ vì chiến tranh thương mại Mỹ-Trung
Cuộc chiến tranh thương mại giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc đã gây chia rẽ trong Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ). Một số quan chức cho rằng quan điểm của Bắc Kinh quá dân tộc chủ nghĩa, đây có thể là nguyên nhân khiến Washington trở nên cứng rắn hơn.
Cảm giác bất an này có thể nhận thấy ở cấp cao nhất của chính quyền. Người ta nhấn mạnh, ông Vương Hộ Ninh (Wang Huning), một người thân tín của chủ tịch Tập Cận Bình, là « quân sư » đã đề ra chiến lược và chủ thuyết của ông Tập, đang bị chỉ trích dữ dội.
Vương Hộ Ninh là người vẽ ra « Giấc mơ Trung Hoa » cho Tập gia gia - giấc mơ một đế quốc hùng mạnh và thịnh vượng. Nhưng hình ảnh mang nặng tính dân tộc chủ nghĩa của Trung Quốc là một sự khiêu khích đối với Hoa Kỳ.
Đọc thêm: Giấc mơ Trung Hoa, ác mộng thế giới
Một trong những quan chức Trung Quốc được hãng tin Reuters phỏng vấn đã nhận định : « Vương Hộ Ninh đang gặp khó khăn do quản lý kém việc tuyên truyền, và khua chuông gióng trống ầm ĩ về Trung Quốc ».
Cùng với tình trạng xấu đi trong quan hệ giữa Trung Quốc và Hoa Kỳ - đôi bên thi nhau áp thuế hải quan lên hàng hóa - ngày càng có nhiều nhân vật trong chính quyền Trung Quốc cho rằng tương lai của Trung Quốc « đang u ám đi ». Một cố vấn chính trị của chính quyền không muốn nêu tên cho biết như trên.
Đọc thêm: Chuyên gia Mỹ : Chế độ Trung Quốc của Tập Cận Bình sẽ suy tàn
Cảm tưởng này được nhiều tiếng nói có trọng lượng khác cùng chia sẻ. Một giáo sư đại học thuộc một think tank, cũng yêu cầu giấu tên, nói rằng : « Nhiều nhà kinh tế và trí thức cảm thấy khó chịu với chủ trương chiến tranh thương mại của Trung Quốc. Có một nhận định phổ biến là quan điểm hiện nay của Trung Quốc quá cứng nhắc, và các nhà lãnh đạo rõ ràng đã đánh giá sai tình hình ».
Ẩn mình chờ thời
Cái nhìn này tương phản hẳn với những ý tưởng được các học giả Trung Quốc phát biểu hồi đầu năm, khoe khoang khả năng đối phó của Bắc Kinh trước những cuộc chiến tranh thương mại, mà họ cho rằng tổng thống Mỹ Donald Trump đang ở vào thế yếu tại Hoa Kỳ.
Trung Quốc tin rằng có thể thỏa thuận được với Washington hồi tháng Năm để tránh được một cuộc chiến thương mại. Bắc Kinh đã bị sốc trước việc mà họ coi là một sự quay ngoắt của chính quyền Mỹ.
Vị cố vấn chính trị trên giải thích : « Chuyển biến từ xung đột thương mại thành chiến tranh thương mại đã khiến người ta phải suy xét lại ». Theo ông : « Việc một số định chế và học giả phóng đại sức mạnh của Trung Quốc đã ảnh hưởng đến sự đánh giá của Mỹ, thậm chí đến quan điểm trong nước ».
Theo một quan chức, thông điệp được chính sách tuyên truyền của Trung Quốc đưa ra là không hay ho chút nào. « Trong cuộc chiến thương mại, chủ trương tuyên truyền là nói rằng ông Trump bị điên. Thực tế ông ấy lo sợ là Trung Quốc trở nên quá mạnh ».
Đọc thêm:«Con đường tơ lụa mới» : Toàn cầu hóa theo kiểu Trung Quốc
Dưới thời chủ tịch Tập Cận Bình, những người có trách nhiệm ngày càng có thói quen cao giọng tuyên bố chỗ đứng chính đáng của Trung Quốc phải là lãnh đạo thế giới. Họ đã bỏ xó khuyến cáo của Đặng Tiểu Bình, người đã mở cửa kinh tế Trung Quốc vào cuối thập niên 70, là Trung Quốc « phải chờ đợi thời cơ và giấu đi thế mạnh của mình ».
Sự tự tôn này trở thành đương nhiên với việc đề cao sáng kiến Con đường tơ lụa mới nhằm phát triển những tuyến đường thương mại giữa phương Đông và phương Tây, hoặc khi cứng rắn khẳng định chủ quyền trên Biển Đông và đối với Đài Loan.
Bắc Đới Hà hứa hẹn gay go
Một trong những giọng ténor ca ngợi rằng Trung Quốc đã đạt đến « quyền năng toàn cầu » là Hồ An Cương (Hu Angang), giáo sư kinh tế trường đại học Thanh Hoa và là chuyên gia trong lãnh vực « biệt lệ Trung Quốc ». Quan điểm này được một số nhân vật có chức quyền chia sẻ.
Thế nhưng trong những tuần lễ gần đây, ông Hồ An Cương phải đối mặt với nhiều chỉ trích. Ông bị phê phán là làm cho Hoa Kỳ trở nên nghi ngại đối với Trung Quốc, khi phóng đại quá mức sức mạnh kinh tế, kỹ thuật và quân sự.
Sự rạn nứt trong ĐCSTQ xảy ra vào một thời điểm khó khăn đối với quyền lực Bắc Kinh. Đồng nhân dân tệ và các thị trường chứng khoán đang sa sút, trong khi chính quyền cố gắng hỗ trợ nền kinh tế, để làm giảm nhẹ những hậu quả của cuộc chiến tranh thương mại với Hoa Kỳ. Các ngân hàng được yêu cầu linh hoạt hơn trong việc cấp tín dụng, và biện pháp giảm thuế cũng được nêu ra.
Nhưng tình trạng này dường như không ngăn trở các nhà lãnh đạo hàng đầu duy trì cuộc thảo luận bí mật thường niên tại thành phố biển Bắc Đới Hà. Tập Cận Bình và các quan chức khác đã biến mất trên báo chí chính thức. Theo như những gì diễn ra các năm trước, thì hội nghị này có thể kéo dài hai tuần lễ.
Một nguồn tin thứ ba có liên quan đến ban lãnh đạo nói với Reuters là tình trạng căng thẳng xung quanh Vương Hộ Ninh là từ việc ông này phản đối nạn sùng bái lãnh tụ Tập Cận Bình.
Bài học phải trả giá đắt
Dù sao đi nữa, người đứng đầu cơ quan tuyên truyền vẫn hiện diện trên báo chí Nhà nước. Theo các nhà ngoại giao và giới thân cận chính quyền, khó thể có việc ông này bị tước các chức vụ trong ủy ban thường trực Bộ Chính trị Đảng Cộng sản – cơ quan quyền lực cao nhất của Trung Quốc.
Mặc dù báo chính chính thức trong những ngày gần đây không tiếc lời đả kích Hoa Kỳ và cuộc chiến thương mại, nhưng có một số dấu hiệu cho thấy có sự thay đổi trong thông điệp của Trung Quốc.
Bắc Kinh bắt đầu lắng tiếng về « Made in China 2025 » - kế hoạch chiến lược nhằm phát triển kỹ nghệ, được Nhà nước đề ra từ tháng 5/2015 – nhưng hiện nay đang là trung tâm các vụ kiện của Washington liên quan đến tham vọng công nghệ của Trung Quốc.
Kênh truyền hình tin tức bằng tiếng Anh CGTN phát chủ yếu ra nước ngoài, cũng nhấn mạnh đến khía cạnh giá hàng tiêu dùng do Trung Quốc sản xuất đang rẻ bỗng trở nên đắt hơn sẽ ảnh hưởng đến người dân Mỹ.
Nhưng trong phạm vi riêng tư, các quan chức Trung Quốc cho rằng điều tệ hại đã xảy ra, rằng Trung Quốc đã học được bài học với giá đắt, là tuyên truyền ầm ĩ trong nước nay được nước ngoài « soi » kỹ hơn bao giờ hết.
Một trong những người được Reuters hỏi chuyện nhận định : « Đối với Trung Quốc, không thể chờ đợi thời cơ và giấu đi sức mạnh, nhưng ít nhất chúng tôi có thể kiểm soát được khối lượng tuyên truyền của chính mình, và có những tuyên bố thích hợp hơn ».
Chuyên gia cảnh báo Nhân dân tệ sẽ còn mất giá, dòng vốn tiếp tục rời Trung Quốc
Các yếu tố gây rối trên thị trường tài chính và tranh chấp thương mại với Mỹ có thể ảnh hưởng tiêu cực đến đồng Nhân dân tệ của Trung Quốc, một cựu cố vấn của Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc (PBOC) nhận định..
Ông Yu Yongding, nhà nghiên cứu thuộc Học viện Khoa học Xã hội Trung Quốc và là cựu cố vấn của PBOC, cho biết có “một số yếu tố đáng lo ngại” xuất hiện trên thị trường tài chính Trung Quốc, như làn sóng cho vay ngang hàng, bong bóng bất động sản và suy thoái kinh tế vào nửa cuối năm nay.
Trong một diễn đàn tài chính ở tỉnh Hắc Long Giang vào cuối tuần qua, ông Yu nói rằng cuộc chiến thương mại với Mỹ sẽ có tác động tiêu cực đến nền kinh tế Trung Quốc và tâm lý thị trường. Không chỉ vậy, việc Mỹ tăng lãi suất và khủng hoảng tài chính tại các thị trường mới nổi cũng sẽ có tác động không nhỏ đến nền tài chính của cường quốc châu Á này.
Theo hãng tin SMCP, ông Yu cũng cảnh báo về những rủi ro của cú trượt giá 18% của đồng Lira Thổ Nhĩ Kỳ vào ngày 10/8 sau khi Tổng thống Mỹ Donald Trump tăng gấp đôi thuế thép và nhôm của nước này trong bối cảnh căng thẳng chính trị giữa hai nước leo thang.
Đồng Lira giảm mạnh đã khiến các đồng tiền trên thị trường châu Âu như đồng Euro và đồng Rúp sụt giảm theo.
“Đã có một cuộc thảo luận giữa các ngân hàng đầu tư về việc liệu có xảy ra một cuộc khủng hoảng tài chính châu Á nữa hay không. Nếu có, cái gọi là hiệu ứng bầy đàn giống như cuộc khủng hoảng tài chính châu Á năm 1997 có thể ảnh hưởng tiêu cực đến Trung Quốc”, ông Yu nhận định.
Chuyên gia cảnh báo Nhân dân tệ sẽ còn mất giá, dòng vốn tiếp tục rời Trung Quốc Đồng Nhân dân tệ có thể sẽ giảm mạnh hơn nữa. Cũng với những yếu tố trên, ông Yu cảnh báo đồng Nhân dân tệ “sẽ đối mặt với áp lực giảm giá” vì những dự đoán về việc có thể bị phá giá.
“Tôi nghĩ có lẽ chúng ta nên chuẩn bị cho một đợt thoái vốn mới và sự mất giá của đồng Nhân dân tệ. Điều này có thể không xảy ra nhưng chúng ta nên ngăn chặn mọi hiểm họa trước khi chúng ập đến”, ông Yu chia sẻ.
Ngày 11/8 đánh dấu dịp kỷ niệm năm thứ ba Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc (PBOC) quyết định cho phép đồng Nhân dân tệ biến động tự do hơn so với đồng USD và các đồng tiền khác.
Vào năm 2015, PBOC đã phá giá tới 2% trong vòng 3 ngày liên tiếp kể từ ngày 11/8. Điều đó đã khiến các thị trường hoảng loạn, dẫn đến dòng vốn liên tục chảy ra trong bối cảnh lo ngại kinh tế giảm tốc.
Ông Yu kiến nghị các nhà chức trách kiểm tra “cận thận” bất kỳ loại hình tài chính nào để tránh các luồng vốn lớn chảy ra ngoài cũng như ngăn cản các đồng tiền kỹ thuật số bị lợi dụng như một công cụ cho việc thoái vốn.
Trong báo cáo chính sách tiền tệ hàng quý của PBOC được công bố ngày 10/8, ngân hàng này cho biết Trung Quốc sẽ không áp dụng chính sách đồng Nhân dân tệ yếu làm vũ khí trong cuộc chiến thương mại với Mỹ.
PBOC cũng cảnh báo rằng chiến tranh thương mại sẽ tấn công trực diện vào xuất khẩu, có thể là tâm lý thị trường, khiến sự hỗn loạn trên thị trường tài chính rối hơn.
Đồng Nhân dân tệ đã giảm 5% so với đồng USD trong quý II/2018, sau khi tăng 3,9% trong 3 tháng đầu năm, theo số liệu của PBOC.
Trong bối cảnh căng thẳng thương mại đang leo thang và tăng trưởng kinh tế chậm hơn, đồng nội tệ của Trung Quốc có phiên mất giá mạnh, giao dịch mức 7 Nhân dân tệ/USD.
Tuần trước đó, PBOC đã tăng chi phí đầu cơ ngoại hối trong hợp đồng kỳ hạn nhằm ngăn chặn sự trượt giá của đồng Nhân dân tệ.
Nhưng ông Yu cho rằng mọi người đều bị ám ảnh bởi một con số cụ thể và không có sự khác biệt nào về tỷ giá hối đoái là 7 hay 6,9 Nhân dân tệ/USD.
“Có vẻ như PBOC đã gửi một tín hiệu cho thị trường rằng mục tiêu của họ không phải nhằm vào bảo vệ đồng Nhân dân tệ ở trên mức 7 Nhân dân tệ/USD. Họ sẽ chỉ ra tay khi đồng Nhân dân tệ mất giá quá nhiều”, ông Yu nhận định.
(Kiều Ngọc).
----------------------------------------------------------------------------------
Tổng thống Mỹ ký ngân sách quốc phòng kỷ lục cho năm 2019
Tổng thống Donald Trump giơ cao văn bản luật quốc phòng vừa ký trước các quân nhân Mỹ tại căn cứ Fort Drum, New York, 13/08/2018.REUTERS/Carlos Barria
Hôm qua, 13/08/2018, tổng thống Donald trump đã ký luật ngân sách 2019 dành cho quân đội Mỹ lên tới 716 tỉ đô la. Ngân sách kỷ lục, tăng 7% so với ngân sách năm nay, được dự trù nhằm đáp ứng cho việc thành lập binh chủng mới, Lực lượng Không gian.
Thông tín viên Eric de Salve tại San Francisco cho biết thêm thông tin :
Để ký ngân sách quân sự kỷ lục này, ông Donald Trump đã chăm chút dàn dựng cẩn thận. Dưới chân lá cờ Mỹ lớn trong căn cứ quân sự Fort Drum, tiểu bang New York, tổng thống Mỹ tuyên bố với các binh sĩ : « Hàng ngày, quân đội chiến đấu vì chúng ta. Hôm nay chúng tôi chiến đấu vì các bạn ».
Cho năm 2019, ông Donald Trump đã cho thông qua ngân sách quốc phòng Mỹ lên tới 716 tỉ đô la, tức tăng 7% so với năm 2018. Để so sánh, ngân sách này gần gấp đôi tổng chi tiêu hàng năm của Nhà nước Pháp.
Tổng thống Mỹ tuyên bố tiếp : « Đó là vì sự sống còn của chúng ta, sự sống còn của tự do phụ thuộc vào sức mạnh của quân đội chúng ta. Không một kẻ thù nào trên trái đất có thể sánh với sức mạnh, năng lực và lòng dũng cảm của quân đội Mỹ. »
Trong số 716 tỉ đô la, có 69 tỉ được dành cho các hoạt động bên ngoài, cùng với việc tăng lương 2,6%. Ngân sách 2019 sẽ còn cần thiết cho việc thành lập binh chủng thứ 6 của quân đội Mỹ như Donald Trump mong muốn, đó là Lực lượng Không gian.
Ông Trump nói : « Không gian đã trở thành chiến trường và Mỹ chỉ hiện diện trong không gian là chưa đủ, Mỹ cần phải thống trị trong trong gian ».
Trong lĩãnh vực này, ông Trump cho biết muốn theo kịp đà tiến của Trung Quốc. « Chúng ta hùng hậu nhất, mạnh nhất và khôn khéo nhất », tổng thống Mỹ quả quyết.
Mặt trận Chiến tranh trên không gian
Tổng thống Mỹ Donald Trump hôm 19-6 tuyên bố sẽ thành lập lực lượng quân sự mới tập trung hoạt động trong không gian. Phát biểu trong cuộc họp Hội đồng Không gian quốc gia, Tổng thống Donald Trump cho hay đã ra lệnh cho Bộ Quốc phòng ngay lập tức bắt đầu quá trình cần thiết để thành lập lực lượng không gian - binh chủng thứ 6 của quân đội Mỹ.
Theo ông chủ Bạch Cung, sự hiện diện của Mỹ bên ngoài trái đất không chỉ khẳng định vị thế của Mỹ mà đó còn là vấn đề an ninh quốc gia. Tổng thống Donald Trump tuyên bố: "Sự hiện diện của Mỹ trong không gian vẫn chưa đủ. Mỹ phải chiếm thế thống trị trong không gian. Chúng ta đã có lực lượng không quân và sẽ có lực lượng không gian". Ý tưởng về lực lượng không gian từng được ông Donald Trump đề cập hồi tháng 3 và vấp phải không ít chỉ trích từ các quan chức quân sự cấp cao.
Ông Trump muốn lập lực lượng thống trị không gian. Tổng thống Mỹ tuyên bố sẽ thành lập đơn vị quân sự mới tập trung hoạt động trong không gian. Thời điểm đó, ông Donald Trump đưa ra ý tưởng trong khuôn khổ chiến lược an ninh quốc gia khi cho rằng không gian của sẽ là "chiến trường" như trên mặt đất, trên biển và trên không.
Phát ngôn viên Ngũ Giác Đài Dana White cho biết: "Ủy ban chính sách sẽ bắt đầu làm việc về vấn đề này, có liên quan đến các hoạt động tình báo của không quân, lục quân, thủy quân lục chiến và hải quân. Đây sẽ là vấn đề được bàn bạc kỹ lưỡng tại quốc hội với sự góp ý của nhiều bên liên quan".
Trong phiên điều trần tại quốc hội năm ngoái, Tư lệnh Không quân Mỹ David Goldfein từng cho rằng việc thành lập một lực lượng không gian mới sẽ khiến Mỹ đi sai hướng trong khi không quân đang giám sát hầu hết các hoạt động quân sự liên quan đến vũ trụ. Trong dự thảo Đạo luật Ủy quyền Quốc phòng, Ủy ban Quân vụ Hạ viện Mỹ hồi tháng 6 năm ngoái đề xuất thành lập một đội quân vũ trụ, đơn vị thuộc sự chỉ huy của không quân. Quan hệ của lực lượng mới này với không quân sẽ tương tự như mối liên hệ của thủy quân lục chiến với hải quân. Lực lượng không gian sẽ chịu trách nhiệm một khu vực rộng lớn bên ngoài bầu khí quyển của trái đất.
Tuy nhiên, đề xuất thành lập quân chủng thứ 6 này bị loại khỏi bản cuối cùng của dự luật Ủy quyền Quốc phòng hồi tháng 11 năm ngoái. Quyết định thành lập một lực lượng quân sự mới của Mỹ được xem là lần đầu tiên sau 71 năm. Không quân hiện là lực lượng "trẻ tuổi nhất" nước Mỹ và được thành lập sau Thế chiến thứ hai.
Xuân Mai (Theo CNBC, Reuters).
Mỹ sẽ lập lực lượng chinh phục không gian
Tổng thống Donald Trump đưa cao "Chỉ thị về Chính sách Không gian" sau khi ký tại cuộc họp của Hội đồng Không gian Quốc gia ở Tòa Bạch Ốc ngày 18/6/2018.
Tổng thống Donald Trump đưa cao "Chỉ thị về Chính sách Không gian" sau khi ký tại cuộc họp của Hội đồng Không gian Quốc gia ở Tòa Bạch Ốc ngày 18/6/2018. Tổng thống Mỹ Donald Trump ngày 18/6 cho biết đã ra lệnh thành lập một nhánh quân đội thứ 6, mở đường cho nước Mỹ thống lĩnh không gian.
“Sự hiện diện của Hoa Kỳ trong không gian thôi chưa đủ. Chúng ta phải thống lãnh không gian,” ông Trump nói trước cuộc họp Hội đồng Không gian Quốc gia. “Chúng ta có Không Lực và Chúng ta sắp có Lực lượng Không gian, tách biệt nhưng ngang bằng. Sẽ có. Rất quan trọng,” ông Trump nói tiếp.
Hoa Kỳ là một thành viên của Hiệp ước Ngoài Không gian. Hiệp ước này cấm đặt những vũ khí giết người hàng loạt trong không gian và chỉ cho phép sử dụng mặt trăng và những thực thể vũ trụ khác cho những mục đích hòa bình.
Ông Trump cũng ký một chỉ thị về việc quản trị giao thông và rác trong không gian. Loan báo này là động thái mới nhất của chính quyền đẩy mạnh việc thám hiểm không gian. Hoa Kỳ muốn gởi người máy thám hiểm mặt trăng vào năm tới và đang chuẩn bị gởi phi hành gia trở lại mặt trăng lần đầu tiên kể từ năm 1972, một giới chức NASA nói hôm 18/6.
Cơ quan Quản trị Hàng không và Không gian Quốc gia đang lập kế hoạch về một loạt các phi vụ lên mặt trăng bắt đầu vào năm tới nhằm phát triển khả năng trở lại mặt trăng, bà Cheryl Warner, phát ngôn viên Cục Thám hiểm của Nhân loại thuộc NASA, cho biết. Bà Warner nói NASA sẽ làm việc với các công ty tư, nhưng chưa chọn công ty nào, cho các cuộc thám hiểm mặt trăng.
(tin VOA).
Trump ra lệnh thành lập Quân chủng Vũ trụ Mỹ
Lực lượng tác chiến vũ trụ sẽ trở thành quân chủng riêng biệt, ngang hàng với 5 quân chủng truyền thống của Mỹ. Lực lượng an ninh mạng được quyền tấn công phủ đầu của Mỹ. Tổng Thống Trump thúc đẩy thành lập quân chủng vũ trụ.
"Chúng ta phải làm chủ không gian, vì vậy tôi đã yêu cầu Ngũ Giác Đài ngay lập tức bắt đầu quá trình thành lập quân chủng thứ 6 với vai trò tác chiến trên vũ trụ. Chúng ta đã có không quân và giờ đây sẽ có thêm lực lượng không gian riêng biệt. Đây sẽ là một quân chủng rất quan trọng", Military dẫn lời Tổng thống Mỹ Donald Trump hôm nay phát biểu trong buổi họp với Hội đồng Không gian quốc gia Mỹ.
Tổng thống Mỹ chỉ định tướng Joseph Dunford, chủ tịch Hội đồng tham mưu trưởng liên quân Mỹ, làm người chịu trách nhiệm thành lập Quân chủng Vũ trụ. Mệnh lệnh được Trump đưa ra sau nhiều lần tỏ ý muốn thành lập thêm một quân chủng mới bên cạnh lục quân, hải quân, không quân, thuỷ quân lục chiến và tuần duyên. Ý định này từng vấp phải nhiều ý kiến trái chiều từ Bộ Quốc phòng Mỹ, bởi việc thành lập thêm một quân chủng thứ 6 sẽ tiêu tốn rất nhiều thời gian và ngân sách.
Một số quan chức quốc phòng Mỹ hối thúc không quân nước này đảm nhận việc thành lập lực lượng như Trump mong muốn. Tuy nhiên, Bộ trưởng không quân Mỹ Heather Wilson và Tham mưu trưởng David Goldfein cũng phản đối ý định của Trump, cho rằng không quân hoàn toàn đủ sức thực hiện nhiệm vụ trên không gian.
"Ngân sách của không quân cho phép Mỹ có thể duy trì khả năng và chiến thắng trong vũ trụ", Bộ trưởng Wilson phát biểu chỉ vài ngày sau khi Tổng thống Mỹ tiết lộ ý định thành lập quân chủng thứ 6. Tướng Goldfein đồng tình với quan điểm trên, cho rằng việc thành lập thêm lực lượng mới là không cần thiết bởi không quân Mỹ đã làm tốt nhiệm vụ này từ thập niên 1950.
Ý tưởng thành lập lực lượng tác chiến trên vũ trụ được một số quan chức và nghị sĩ Mỹ ủng hộ, nhằm đối phó với các mối đe doạ từ không gian trong bối cảnh Trung Quốc và Nga đang biên chế nhiều loại vũ khí mới.
Lã Linh.
--------------------------------------------------------------------------------
Nguyễn Xuân Nghĩa : Ngân sách Quốc phòng Hoa Kỳ nhắm vào Trung Cộng: https://www.youtube.com/watch?v=LjjT3BJFs6Y
Ngày xưa Tổng Thống Ronald Reagan chơi đòn thấu cấy tung ra mặt trận Star War hay chương trình SDI (Strategic Defense Initiative), Chiến tranh hành tinh rất tốn kém, nước Nga không chạy theo kịp, Tổng Bí Thư Mikhail Gorbachev bỏ cuộc đua, khiến cho khối Cộng Sản Soviet tan rã. Ngày nay Tổng Thống Donald Trump tung canh bạc "gambling" khi "chú Ba vị Dua mãn kiếp" Tập Cận Bình mơ ước khi cho xây trạm không gian chinh phục vũ trụ, những chuyến bay thám hiểm không gian của con tàu Trường Chinh (*: Long March) không qua mặt được nước Mỹ. Nước Mỹ tung chiến tranh thương mại để "chú Ba" mang bệnh sốt xuất huyết tài chánh, hết tiền, xong ông Trump "nốc ao" "chú Ba" qua chương trình tiêu hao vĩ đại Space Force. Viễn cảnh cho thấy nước Tàu bị nội bộ chia rẽ, xã hội phân hóa, kinh tế suy sụp, và nước Tàu sẽ điêu đứng, vì nước Tàu không mua hàng nước Mỹ, nước Mỹ không chết; Ngược lại, nước Mỹ không mua hàng nước Tàu, nước Tàu sớm hui nhị tì mà thôi. Mặt khác, nước Tàu hù dọa xâm chiếm không gian, trên đấy là quả mìn Claymore mà nước Mỹ sẽ cho nổ banh xác nước Tàu. Kỹ thuật không gian của nước Tàu chỉ là học trò lớp 2 của ông thầy là nước Mỹ.
Tôi sẽ bầu cho Tổng Trump thêm một phùa nữa, chắc chắn hãy móc ngoéo pinky swear, và ngoắc tay thề hứa nhé! Trump 4 the second term! Ta chơi thơ Mỹ tặng sừ Trump... Thơ: Móc ngoéo Pinky swear...
Pinky, pinky bow-bell,
Whoever speaks the truth
Trump will rise up to the top place
And never be down like fate!
Hihihi...
Mình dịch trại dịch đại nhé:
Hãy móc ngoéo ngón tay vào nhau,
Người giỏi giang này như lẽ thật
Trump sẽ vươn lên đỉnh cao
Chẳng bao giờ bị chìm sâu vi mệnh số!
Hihihi....
Việt Hải Los Angeles.
---------------------------------------------------------------------------------
(*): https://www.google.com/search…
Trạm không gian Thiên Cung 1 (Tiangong 1) rơi xuống Trái Đất không nằm ngoài kiểm soát. Một kỹ sư hàng không hàng đầu Trung Quốc cho biết Trạm Không gian Tiangong-1 không nằm ngoài tầm kiểm soát và không gây ra mối đe dọa an toàn, sau khi các báo cáo cho rằng trạm này đang rơi xuống Trái đất. Châu Âu đối mặt với nguy hiểm bởi trạm không gian của Trung Quốc. Tiangong-1, hay "Thiên cung 1", phòng thí nghiệm vũ trụ đầu tiên của Trung Quốc, đã được đưa vào quỹ đạo vào năm 2011 để thực hiện các thí nghiệm gắn kết vào quỹ đạo như là một phần trong chương trình không gian đầy tham vọng của Trung Quốc, nhằm mục đích đặt một trạm cố định lên quỹ đạo vào năm 2023.
Việc thúc đẩy chương trình không gian của Trung Quốc là một ưu tiên của Chủ tịch Tập Cận Bình. Ông kỳ vọng Trung Quốc trở thành một cường quốc không gian toàn cầu với các chuyến bay vũ trụ dân dụng tiên tiến và các khả năng tăng cường an ninh quốc gia. Trung Quốc nhấn mạnh chương trình vũ trụ của họ chỉ nhằm mục đích hoà bình, nhưng Bộ Quốc phòng Mỹ cho rằng chương trình của họ có thể nhằm ngăn chặn các bên chống đối sử dụng tài sản vũ trụ trong thời kỳ khủng hoảng.
Ban đầu, Tiangong-1 dự kiến sẽ ngừng hoạt động vào năm 2013 nhưng Trung Quốc đã nhiều lần gia hạn hoạt động cho nó. Việc trì hoãn đưa trạm này trở lại trái đất, mà Trung Quốc nói sẽ xảy ra vào cuối năm 2017, đã khiến một số chuyên gia cho rằng phòng thí nghiệm vũ trụ này có thể bị nằm ngoài tầm kiểm soát. Tuy nhiên, Zhu Congpeng, kỹ sư hàng đầu của Tập đoàn Khoa học và Công nghệ hàng không vũ trụ Trung Quốc, nói với Science and Technology Daily rằng trạm không gian này không bị va chạm và không gây ra mối đe dọa về an toàn hay môi trường nào.
"Chúng tôi đang liên tục theo dõi Tiangong-1 và dự kiến để nó rơi vào nửa đầu năm nay". "Trạm sẽ bốc cháy khi đi vào khí quyển và những mảnh vỡ còn sót lại sẽ rơi vào một khu vực được chỉ định trên biển, mà không gây nguy hiểm trên đất liền”.
Việc để Thiên Cung 1 trở lại Trái Đất đã được trì hoãn vào tháng 9/2017 để đảm bảo rằng các mảnh vỡ sẽ rơi vào khu vực Nam Thái Bình Dương, nơi các mảnh vỡ từ các trạm vũ trụ Nga và Mỹ đã hạ cánh trước đó.
Theo thông tin từ website của tập đoàn Hàng không vũ trụ California, một tổ chức phi lợi nhuận làm việc cho chính phủ Hoa Kỳ, việc gia nhập vào khí quyển của Tiangong-1 dường như không được kiểm soát nhưng rất có thể sẽ không ảnh hưởng đến người hoặc làm hư hỏng tài sản.
Mặc dù không tuyên bố chính thức, nhưng tập đoàn này nghi ngờ rằng kiểm soát của Tiangong-1 đã bị mất và sẽ không được lấy lại trước khi vào khí quyển. Và có thể có vật liệu nguy hiểm trên boong tàu còn sót lại khi vào khí quyển.
Đào Hiền (Theo RT).
--------------------------------------------
Đảng Cộng sản Trung Quốc chia rẽ vì chiến tranh thương mại Mỹ-Trung
Cuộc chiến tranh thương mại giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc đã gây chia rẽ trong Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ). Một số quan chức cho rằng quan điểm của Bắc Kinh quá dân tộc chủ nghĩa, đây có thể là nguyên nhân khiến Washington trở nên cứng rắn hơn.
Cảm giác bất an này có thể nhận thấy ở cấp cao nhất của chính quyền. Người ta nhấn mạnh, ông Vương Hộ Ninh (Wang Huning), một người thân tín của chủ tịch Tập Cận Bình, là « quân sư » đã đề ra chiến lược và chủ thuyết của ông Tập, đang bị chỉ trích dữ dội.
Vương Hộ Ninh là người vẽ ra « Giấc mơ Trung Hoa » cho Tập gia gia - giấc mơ một đế quốc hùng mạnh và thịnh vượng. Nhưng hình ảnh mang nặng tính dân tộc chủ nghĩa của Trung Quốc là một sự khiêu khích đối với Hoa Kỳ.
Đọc thêm: Giấc mơ Trung Hoa, ác mộng thế giới
Một trong những quan chức Trung Quốc được hãng tin Reuters phỏng vấn đã nhận định : « Vương Hộ Ninh đang gặp khó khăn do quản lý kém việc tuyên truyền, và khua chuông gióng trống ầm ĩ về Trung Quốc ».
Cùng với tình trạng xấu đi trong quan hệ giữa Trung Quốc và Hoa Kỳ - đôi bên thi nhau áp thuế hải quan lên hàng hóa - ngày càng có nhiều nhân vật trong chính quyền Trung Quốc cho rằng tương lai của Trung Quốc « đang u ám đi ». Một cố vấn chính trị của chính quyền không muốn nêu tên cho biết như trên.
Đọc thêm: Chuyên gia Mỹ : Chế độ Trung Quốc của Tập Cận Bình sẽ suy tàn
Cảm tưởng này được nhiều tiếng nói có trọng lượng khác cùng chia sẻ. Một giáo sư đại học thuộc một think tank, cũng yêu cầu giấu tên, nói rằng : « Nhiều nhà kinh tế và trí thức cảm thấy khó chịu với chủ trương chiến tranh thương mại của Trung Quốc. Có một nhận định phổ biến là quan điểm hiện nay của Trung Quốc quá cứng nhắc, và các nhà lãnh đạo rõ ràng đã đánh giá sai tình hình ».
Ẩn mình chờ thời
Cái nhìn này tương phản hẳn với những ý tưởng được các học giả Trung Quốc phát biểu hồi đầu năm, khoe khoang khả năng đối phó của Bắc Kinh trước những cuộc chiến tranh thương mại, mà họ cho rằng tổng thống Mỹ Donald Trump đang ở vào thế yếu tại Hoa Kỳ.
Trung Quốc tin rằng có thể thỏa thuận được với Washington hồi tháng Năm để tránh được một cuộc chiến thương mại. Bắc Kinh đã bị sốc trước việc mà họ coi là một sự quay ngoắt của chính quyền Mỹ.
Vị cố vấn chính trị trên giải thích : « Chuyển biến từ xung đột thương mại thành chiến tranh thương mại đã khiến người ta phải suy xét lại ». Theo ông : « Việc một số định chế và học giả phóng đại sức mạnh của Trung Quốc đã ảnh hưởng đến sự đánh giá của Mỹ, thậm chí đến quan điểm trong nước ».
Theo một quan chức, thông điệp được chính sách tuyên truyền của Trung Quốc đưa ra là không hay ho chút nào. « Trong cuộc chiến thương mại, chủ trương tuyên truyền là nói rằng ông Trump bị điên. Thực tế ông ấy lo sợ là Trung Quốc trở nên quá mạnh ».
Đọc thêm:«Con đường tơ lụa mới» : Toàn cầu hóa theo kiểu Trung Quốc
Dưới thời chủ tịch Tập Cận Bình, những người có trách nhiệm ngày càng có thói quen cao giọng tuyên bố chỗ đứng chính đáng của Trung Quốc phải là lãnh đạo thế giới. Họ đã bỏ xó khuyến cáo của Đặng Tiểu Bình, người đã mở cửa kinh tế Trung Quốc vào cuối thập niên 70, là Trung Quốc « phải chờ đợi thời cơ và giấu đi thế mạnh của mình ».
Sự tự tôn này trở thành đương nhiên với việc đề cao sáng kiến Con đường tơ lụa mới nhằm phát triển những tuyến đường thương mại giữa phương Đông và phương Tây, hoặc khi cứng rắn khẳng định chủ quyền trên Biển Đông và đối với Đài Loan.
Bắc Đới Hà hứa hẹn gay go
Một trong những giọng ténor ca ngợi rằng Trung Quốc đã đạt đến « quyền năng toàn cầu » là Hồ An Cương (Hu Angang), giáo sư kinh tế trường đại học Thanh Hoa và là chuyên gia trong lãnh vực « biệt lệ Trung Quốc ». Quan điểm này được một số nhân vật có chức quyền chia sẻ.
Thế nhưng trong những tuần lễ gần đây, ông Hồ An Cương phải đối mặt với nhiều chỉ trích. Ông bị phê phán là làm cho Hoa Kỳ trở nên nghi ngại đối với Trung Quốc, khi phóng đại quá mức sức mạnh kinh tế, kỹ thuật và quân sự.
Sự rạn nứt trong ĐCSTQ xảy ra vào một thời điểm khó khăn đối với quyền lực Bắc Kinh. Đồng nhân dân tệ và các thị trường chứng khoán đang sa sút, trong khi chính quyền cố gắng hỗ trợ nền kinh tế, để làm giảm nhẹ những hậu quả của cuộc chiến tranh thương mại với Hoa Kỳ. Các ngân hàng được yêu cầu linh hoạt hơn trong việc cấp tín dụng, và biện pháp giảm thuế cũng được nêu ra.
Nhưng tình trạng này dường như không ngăn trở các nhà lãnh đạo hàng đầu duy trì cuộc thảo luận bí mật thường niên tại thành phố biển Bắc Đới Hà. Tập Cận Bình và các quan chức khác đã biến mất trên báo chí chính thức. Theo như những gì diễn ra các năm trước, thì hội nghị này có thể kéo dài hai tuần lễ.
Một nguồn tin thứ ba có liên quan đến ban lãnh đạo nói với Reuters là tình trạng căng thẳng xung quanh Vương Hộ Ninh là từ việc ông này phản đối nạn sùng bái lãnh tụ Tập Cận Bình.
Bài học phải trả giá đắt
Dù sao đi nữa, người đứng đầu cơ quan tuyên truyền vẫn hiện diện trên báo chí Nhà nước. Theo các nhà ngoại giao và giới thân cận chính quyền, khó thể có việc ông này bị tước các chức vụ trong ủy ban thường trực Bộ Chính trị Đảng Cộng sản – cơ quan quyền lực cao nhất của Trung Quốc.
Mặc dù báo chính chính thức trong những ngày gần đây không tiếc lời đả kích Hoa Kỳ và cuộc chiến thương mại, nhưng có một số dấu hiệu cho thấy có sự thay đổi trong thông điệp của Trung Quốc.
Bắc Kinh bắt đầu lắng tiếng về « Made in China 2025 » - kế hoạch chiến lược nhằm phát triển kỹ nghệ, được Nhà nước đề ra từ tháng 5/2015 – nhưng hiện nay đang là trung tâm các vụ kiện của Washington liên quan đến tham vọng công nghệ của Trung Quốc.
Kênh truyền hình tin tức bằng tiếng Anh CGTN phát chủ yếu ra nước ngoài, cũng nhấn mạnh đến khía cạnh giá hàng tiêu dùng do Trung Quốc sản xuất đang rẻ bỗng trở nên đắt hơn sẽ ảnh hưởng đến người dân Mỹ.
Nhưng trong phạm vi riêng tư, các quan chức Trung Quốc cho rằng điều tệ hại đã xảy ra, rằng Trung Quốc đã học được bài học với giá đắt, là tuyên truyền ầm ĩ trong nước nay được nước ngoài « soi » kỹ hơn bao giờ hết.
Một trong những người được Reuters hỏi chuyện nhận định : « Đối với Trung Quốc, không thể chờ đợi thời cơ và giấu đi sức mạnh, nhưng ít nhất chúng tôi có thể kiểm soát được khối lượng tuyên truyền của chính mình, và có những tuyên bố thích hợp hơn ».
Chuyên gia cảnh báo Nhân dân tệ sẽ còn mất giá, dòng vốn tiếp tục rời Trung Quốc
Các yếu tố gây rối trên thị trường tài chính và tranh chấp thương mại với Mỹ có thể ảnh hưởng tiêu cực đến đồng Nhân dân tệ của Trung Quốc, một cựu cố vấn của Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc (PBOC) nhận định..
Ông Yu Yongding, nhà nghiên cứu thuộc Học viện Khoa học Xã hội Trung Quốc và là cựu cố vấn của PBOC, cho biết có “một số yếu tố đáng lo ngại” xuất hiện trên thị trường tài chính Trung Quốc, như làn sóng cho vay ngang hàng, bong bóng bất động sản và suy thoái kinh tế vào nửa cuối năm nay.
Trong một diễn đàn tài chính ở tỉnh Hắc Long Giang vào cuối tuần qua, ông Yu nói rằng cuộc chiến thương mại với Mỹ sẽ có tác động tiêu cực đến nền kinh tế Trung Quốc và tâm lý thị trường. Không chỉ vậy, việc Mỹ tăng lãi suất và khủng hoảng tài chính tại các thị trường mới nổi cũng sẽ có tác động không nhỏ đến nền tài chính của cường quốc châu Á này.
Theo hãng tin SMCP, ông Yu cũng cảnh báo về những rủi ro của cú trượt giá 18% của đồng Lira Thổ Nhĩ Kỳ vào ngày 10/8 sau khi Tổng thống Mỹ Donald Trump tăng gấp đôi thuế thép và nhôm của nước này trong bối cảnh căng thẳng chính trị giữa hai nước leo thang.
Đồng Lira giảm mạnh đã khiến các đồng tiền trên thị trường châu Âu như đồng Euro và đồng Rúp sụt giảm theo.
“Đã có một cuộc thảo luận giữa các ngân hàng đầu tư về việc liệu có xảy ra một cuộc khủng hoảng tài chính châu Á nữa hay không. Nếu có, cái gọi là hiệu ứng bầy đàn giống như cuộc khủng hoảng tài chính châu Á năm 1997 có thể ảnh hưởng tiêu cực đến Trung Quốc”, ông Yu nhận định.
Chuyên gia cảnh báo Nhân dân tệ sẽ còn mất giá, dòng vốn tiếp tục rời Trung Quốc Đồng Nhân dân tệ có thể sẽ giảm mạnh hơn nữa. Cũng với những yếu tố trên, ông Yu cảnh báo đồng Nhân dân tệ “sẽ đối mặt với áp lực giảm giá” vì những dự đoán về việc có thể bị phá giá.
“Tôi nghĩ có lẽ chúng ta nên chuẩn bị cho một đợt thoái vốn mới và sự mất giá của đồng Nhân dân tệ. Điều này có thể không xảy ra nhưng chúng ta nên ngăn chặn mọi hiểm họa trước khi chúng ập đến”, ông Yu chia sẻ.
Ngày 11/8 đánh dấu dịp kỷ niệm năm thứ ba Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc (PBOC) quyết định cho phép đồng Nhân dân tệ biến động tự do hơn so với đồng USD và các đồng tiền khác.
Vào năm 2015, PBOC đã phá giá tới 2% trong vòng 3 ngày liên tiếp kể từ ngày 11/8. Điều đó đã khiến các thị trường hoảng loạn, dẫn đến dòng vốn liên tục chảy ra trong bối cảnh lo ngại kinh tế giảm tốc.
Ông Yu kiến nghị các nhà chức trách kiểm tra “cận thận” bất kỳ loại hình tài chính nào để tránh các luồng vốn lớn chảy ra ngoài cũng như ngăn cản các đồng tiền kỹ thuật số bị lợi dụng như một công cụ cho việc thoái vốn.
Trong báo cáo chính sách tiền tệ hàng quý của PBOC được công bố ngày 10/8, ngân hàng này cho biết Trung Quốc sẽ không áp dụng chính sách đồng Nhân dân tệ yếu làm vũ khí trong cuộc chiến thương mại với Mỹ.
PBOC cũng cảnh báo rằng chiến tranh thương mại sẽ tấn công trực diện vào xuất khẩu, có thể là tâm lý thị trường, khiến sự hỗn loạn trên thị trường tài chính rối hơn.
Đồng Nhân dân tệ đã giảm 5% so với đồng USD trong quý II/2018, sau khi tăng 3,9% trong 3 tháng đầu năm, theo số liệu của PBOC.
Trong bối cảnh căng thẳng thương mại đang leo thang và tăng trưởng kinh tế chậm hơn, đồng nội tệ của Trung Quốc có phiên mất giá mạnh, giao dịch mức 7 Nhân dân tệ/USD.
Tuần trước đó, PBOC đã tăng chi phí đầu cơ ngoại hối trong hợp đồng kỳ hạn nhằm ngăn chặn sự trượt giá của đồng Nhân dân tệ.
Nhưng ông Yu cho rằng mọi người đều bị ám ảnh bởi một con số cụ thể và không có sự khác biệt nào về tỷ giá hối đoái là 7 hay 6,9 Nhân dân tệ/USD.
“Có vẻ như PBOC đã gửi một tín hiệu cho thị trường rằng mục tiêu của họ không phải nhằm vào bảo vệ đồng Nhân dân tệ ở trên mức 7 Nhân dân tệ/USD. Họ sẽ chỉ ra tay khi đồng Nhân dân tệ mất giá quá nhiều”, ông Yu nhận định.
(Kiều Ngọc).
----------------------------------------------------------------------------------
Tổng thống Mỹ ký ngân sách quốc phòng kỷ lục cho năm 2019
Tổng thống Donald Trump giơ cao văn bản luật quốc phòng vừa ký trước các quân nhân Mỹ tại căn cứ Fort Drum, New York, 13/08/2018.REUTERS/Carlos Barria
Hôm qua, 13/08/2018, tổng thống Donald trump đã ký luật ngân sách 2019 dành cho quân đội Mỹ lên tới 716 tỉ đô la. Ngân sách kỷ lục, tăng 7% so với ngân sách năm nay, được dự trù nhằm đáp ứng cho việc thành lập binh chủng mới, Lực lượng Không gian.
Thông tín viên Eric de Salve tại San Francisco cho biết thêm thông tin :
Để ký ngân sách quân sự kỷ lục này, ông Donald Trump đã chăm chút dàn dựng cẩn thận. Dưới chân lá cờ Mỹ lớn trong căn cứ quân sự Fort Drum, tiểu bang New York, tổng thống Mỹ tuyên bố với các binh sĩ : « Hàng ngày, quân đội chiến đấu vì chúng ta. Hôm nay chúng tôi chiến đấu vì các bạn ».
Cho năm 2019, ông Donald Trump đã cho thông qua ngân sách quốc phòng Mỹ lên tới 716 tỉ đô la, tức tăng 7% so với năm 2018. Để so sánh, ngân sách này gần gấp đôi tổng chi tiêu hàng năm của Nhà nước Pháp.
Tổng thống Mỹ tuyên bố tiếp : « Đó là vì sự sống còn của chúng ta, sự sống còn của tự do phụ thuộc vào sức mạnh của quân đội chúng ta. Không một kẻ thù nào trên trái đất có thể sánh với sức mạnh, năng lực và lòng dũng cảm của quân đội Mỹ. »
Trong số 716 tỉ đô la, có 69 tỉ được dành cho các hoạt động bên ngoài, cùng với việc tăng lương 2,6%. Ngân sách 2019 sẽ còn cần thiết cho việc thành lập binh chủng thứ 6 của quân đội Mỹ như Donald Trump mong muốn, đó là Lực lượng Không gian.
Ông Trump nói : « Không gian đã trở thành chiến trường và Mỹ chỉ hiện diện trong không gian là chưa đủ, Mỹ cần phải thống trị trong trong gian ».
Trong lĩãnh vực này, ông Trump cho biết muốn theo kịp đà tiến của Trung Quốc. « Chúng ta hùng hậu nhất, mạnh nhất và khôn khéo nhất », tổng thống Mỹ quả quyết.
Mặt trận Chiến tranh trên không gian
Tổng thống Mỹ Donald Trump hôm 19-6 tuyên bố sẽ thành lập lực lượng quân sự mới tập trung hoạt động trong không gian. Phát biểu trong cuộc họp Hội đồng Không gian quốc gia, Tổng thống Donald Trump cho hay đã ra lệnh cho Bộ Quốc phòng ngay lập tức bắt đầu quá trình cần thiết để thành lập lực lượng không gian - binh chủng thứ 6 của quân đội Mỹ.
Theo ông chủ Bạch Cung, sự hiện diện của Mỹ bên ngoài trái đất không chỉ khẳng định vị thế của Mỹ mà đó còn là vấn đề an ninh quốc gia. Tổng thống Donald Trump tuyên bố: "Sự hiện diện của Mỹ trong không gian vẫn chưa đủ. Mỹ phải chiếm thế thống trị trong không gian. Chúng ta đã có lực lượng không quân và sẽ có lực lượng không gian". Ý tưởng về lực lượng không gian từng được ông Donald Trump đề cập hồi tháng 3 và vấp phải không ít chỉ trích từ các quan chức quân sự cấp cao.
Ông Trump muốn lập lực lượng thống trị không gian. Tổng thống Mỹ tuyên bố sẽ thành lập đơn vị quân sự mới tập trung hoạt động trong không gian. Thời điểm đó, ông Donald Trump đưa ra ý tưởng trong khuôn khổ chiến lược an ninh quốc gia khi cho rằng không gian của sẽ là "chiến trường" như trên mặt đất, trên biển và trên không.
Phát ngôn viên Ngũ Giác Đài Dana White cho biết: "Ủy ban chính sách sẽ bắt đầu làm việc về vấn đề này, có liên quan đến các hoạt động tình báo của không quân, lục quân, thủy quân lục chiến và hải quân. Đây sẽ là vấn đề được bàn bạc kỹ lưỡng tại quốc hội với sự góp ý của nhiều bên liên quan".
Trong phiên điều trần tại quốc hội năm ngoái, Tư lệnh Không quân Mỹ David Goldfein từng cho rằng việc thành lập một lực lượng không gian mới sẽ khiến Mỹ đi sai hướng trong khi không quân đang giám sát hầu hết các hoạt động quân sự liên quan đến vũ trụ. Trong dự thảo Đạo luật Ủy quyền Quốc phòng, Ủy ban Quân vụ Hạ viện Mỹ hồi tháng 6 năm ngoái đề xuất thành lập một đội quân vũ trụ, đơn vị thuộc sự chỉ huy của không quân. Quan hệ của lực lượng mới này với không quân sẽ tương tự như mối liên hệ của thủy quân lục chiến với hải quân. Lực lượng không gian sẽ chịu trách nhiệm một khu vực rộng lớn bên ngoài bầu khí quyển của trái đất.
Tuy nhiên, đề xuất thành lập quân chủng thứ 6 này bị loại khỏi bản cuối cùng của dự luật Ủy quyền Quốc phòng hồi tháng 11 năm ngoái. Quyết định thành lập một lực lượng quân sự mới của Mỹ được xem là lần đầu tiên sau 71 năm. Không quân hiện là lực lượng "trẻ tuổi nhất" nước Mỹ và được thành lập sau Thế chiến thứ hai.
Xuân Mai (Theo CNBC, Reuters).
Mỹ sẽ lập lực lượng chinh phục không gian
Tổng thống Donald Trump đưa cao "Chỉ thị về Chính sách Không gian" sau khi ký tại cuộc họp của Hội đồng Không gian Quốc gia ở Tòa Bạch Ốc ngày 18/6/2018.
Tổng thống Donald Trump đưa cao "Chỉ thị về Chính sách Không gian" sau khi ký tại cuộc họp của Hội đồng Không gian Quốc gia ở Tòa Bạch Ốc ngày 18/6/2018. Tổng thống Mỹ Donald Trump ngày 18/6 cho biết đã ra lệnh thành lập một nhánh quân đội thứ 6, mở đường cho nước Mỹ thống lĩnh không gian.
“Sự hiện diện của Hoa Kỳ trong không gian thôi chưa đủ. Chúng ta phải thống lãnh không gian,” ông Trump nói trước cuộc họp Hội đồng Không gian Quốc gia. “Chúng ta có Không Lực và Chúng ta sắp có Lực lượng Không gian, tách biệt nhưng ngang bằng. Sẽ có. Rất quan trọng,” ông Trump nói tiếp.
Hoa Kỳ là một thành viên của Hiệp ước Ngoài Không gian. Hiệp ước này cấm đặt những vũ khí giết người hàng loạt trong không gian và chỉ cho phép sử dụng mặt trăng và những thực thể vũ trụ khác cho những mục đích hòa bình.
Ông Trump cũng ký một chỉ thị về việc quản trị giao thông và rác trong không gian. Loan báo này là động thái mới nhất của chính quyền đẩy mạnh việc thám hiểm không gian. Hoa Kỳ muốn gởi người máy thám hiểm mặt trăng vào năm tới và đang chuẩn bị gởi phi hành gia trở lại mặt trăng lần đầu tiên kể từ năm 1972, một giới chức NASA nói hôm 18/6.
Cơ quan Quản trị Hàng không và Không gian Quốc gia đang lập kế hoạch về một loạt các phi vụ lên mặt trăng bắt đầu vào năm tới nhằm phát triển khả năng trở lại mặt trăng, bà Cheryl Warner, phát ngôn viên Cục Thám hiểm của Nhân loại thuộc NASA, cho biết. Bà Warner nói NASA sẽ làm việc với các công ty tư, nhưng chưa chọn công ty nào, cho các cuộc thám hiểm mặt trăng.
(tin VOA).
Trump ra lệnh thành lập Quân chủng Vũ trụ Mỹ
Lực lượng tác chiến vũ trụ sẽ trở thành quân chủng riêng biệt, ngang hàng với 5 quân chủng truyền thống của Mỹ. Lực lượng an ninh mạng được quyền tấn công phủ đầu của Mỹ. Tổng Thống Trump thúc đẩy thành lập quân chủng vũ trụ.
"Chúng ta phải làm chủ không gian, vì vậy tôi đã yêu cầu Ngũ Giác Đài ngay lập tức bắt đầu quá trình thành lập quân chủng thứ 6 với vai trò tác chiến trên vũ trụ. Chúng ta đã có không quân và giờ đây sẽ có thêm lực lượng không gian riêng biệt. Đây sẽ là một quân chủng rất quan trọng", Military dẫn lời Tổng thống Mỹ Donald Trump hôm nay phát biểu trong buổi họp với Hội đồng Không gian quốc gia Mỹ.
Tổng thống Mỹ chỉ định tướng Joseph Dunford, chủ tịch Hội đồng tham mưu trưởng liên quân Mỹ, làm người chịu trách nhiệm thành lập Quân chủng Vũ trụ. Mệnh lệnh được Trump đưa ra sau nhiều lần tỏ ý muốn thành lập thêm một quân chủng mới bên cạnh lục quân, hải quân, không quân, thuỷ quân lục chiến và tuần duyên. Ý định này từng vấp phải nhiều ý kiến trái chiều từ Bộ Quốc phòng Mỹ, bởi việc thành lập thêm một quân chủng thứ 6 sẽ tiêu tốn rất nhiều thời gian và ngân sách.
Một số quan chức quốc phòng Mỹ hối thúc không quân nước này đảm nhận việc thành lập lực lượng như Trump mong muốn. Tuy nhiên, Bộ trưởng không quân Mỹ Heather Wilson và Tham mưu trưởng David Goldfein cũng phản đối ý định của Trump, cho rằng không quân hoàn toàn đủ sức thực hiện nhiệm vụ trên không gian.
"Ngân sách của không quân cho phép Mỹ có thể duy trì khả năng và chiến thắng trong vũ trụ", Bộ trưởng Wilson phát biểu chỉ vài ngày sau khi Tổng thống Mỹ tiết lộ ý định thành lập quân chủng thứ 6. Tướng Goldfein đồng tình với quan điểm trên, cho rằng việc thành lập thêm lực lượng mới là không cần thiết bởi không quân Mỹ đã làm tốt nhiệm vụ này từ thập niên 1950.
Ý tưởng thành lập lực lượng tác chiến trên vũ trụ được một số quan chức và nghị sĩ Mỹ ủng hộ, nhằm đối phó với các mối đe doạ từ không gian trong bối cảnh Trung Quốc và Nga đang biên chế nhiều loại vũ khí mới.
Lã Linh.
--------------------------------------------------------------------------------
Nguyễn Xuân Nghĩa : Ngân sách Quốc phòng Hoa Kỳ nhắm vào Trung Cộng: https://www.youtube.com/watch?v=LjjT3BJFs6Y
No comments:
Post a Comment