Friday, September 28, 2018

Tôi sẽ đi chẳng có gì quan trọng - Chánh Trung


Tôi sẽ đi chẳng có gì quan trọng
Lẽ thường tình như lá rụng ngoài hiên
Như hoa rơi trước gió ở bên thềm
Chuyện bé nhỏ giữa dòng đời điên loạn
Giọt bụi đời tử thần về thấp thoáng
Sẽ có người thăm viếng và cầu an
Khi thân xác thoi thóp trút hơi tàn
Nằm hấp hối đợi chờ giờ vĩnh biệt
Khoảnh khắc đó đâu có gì tha thiết
Những tháng ngày lê lết ở trần gian
Dù giàu sang hay danh vọng đầy tràn
Cũng buông bỏ trở về với cát bụi
Chỉ ước nguyện tinh thần luôn thư thới
Với hành trang gọn nhẹ bước đi nhanh
Quên đàng sau những níu kéo giựt dành
Kết thúc cuộc lữ hành trên dương thế…
CHÁNH TRUNG

Thursday, September 27, 2018

‘Hiểu thêm’ về thế hệ người lính VNCH

Những năm gần đây bắt đầu xuất hiện những nhà nghiên cứu trẻ nước ngoài gốc Việt thành danh với các công trình liên quan đến gốc rễ Việt Nam của họ.
Tại Mỹ, nơi tập trung cộng đồng Việt kiều, Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Thanh Việt nhận giải văn học Pulitzer năm 2015 cho tiểu thuyết The Sympathizer. Một người khác cũng ở Mỹ, Tiến sĩ Nguyễn Liên Hằng, được giải Stuart L. Bernath của Hội Sử gia Quan hệ Ngoại giao Hoa Kỳ năm 2013 nhờ cuốn Hanoi's War: An International History of the War for Peace in Vietnam.
Úc, với số người gốc Việt ước tính hơn 233.000 người, cũng chứng kiến sự xuất hiện của một số người lớn lên ở đây nhưng muốn viết về Việt Nam.
Một mảng được họ quan tâm là tiếng nói của thế hệ phi cộng sản trong chiến tranh ở miền Nam Việt Nam.

Trải nghiệm từ cha mẹ

Cuốn sách gần đây, South Vietnamese Soldiers: Memories of the Vietnam War and After (in năm 2016), là một nỗ lực như vậy của Tiến sĩ Nathalie Huynh Chau Nguyen, dạy tại Đại học Monash, Úc.
Cuốn sách bắt đầu từ dự án nghiên cứu của tác giả về các cựu binh Việt Nam Cộng Hòa (VNCH), chủ yếu định cư ở Úc, gồm tổng cộng 54 cuộc phỏng vấn.
Những cựu binh được phỏng vấn, người già nhất sinh năm 1917 và trẻ nhất 1955, kể lại cuộc đời họ.
Như tác giả cho hay, quan niệm của chính bà về cuộc chiến chịu ảnh hưởng từ trải nghiệm của cha mẹ.
Bản thân cha của tác giả, Nguyễn Triệu Đan, là Đại sứ cuối cùng của Việt Nam Cộng Hòa ở Nhật Bản (1974-75). Người cha rời miền Bắc Việt Nam năm 1950, mang theo bộ gia phả chữ Hán do người ông soạn, tiếp tục truyền thống học tập của gia đình.
Lấy bằng tiến sĩ luật ở Pháp, ông Đan trở thành nhà ngoại giao của Việt Nam Cộng Hòa, tham dự phái đoàn VNCH tại Hội Nghị Paris dẵn tới Hiệp định 1973.
Sau ngày 30/4/1975, gia đình tị nạn ở Melbourne, Úc.
Bà Nathalie Nguyễn từng gợi ý để cha viết lại hồi ký, nhưng ông không làm vì cảm thấy chủ đề còn quá đau đớn khi nhắc lại.
Nhưng bà Nathalie Nguyễn, sau khi nhận bằng tiến sĩ ở Đại học Oxford, vẫn băn khoăn khi giới viết sử hầu như bỏ qua trải nghiệm của người lính và thường dân miền Nam trong cuộc chiến kết thúc năm 1975.

Nữ quân nhân

Qua các câu chuyện cá nhân, cuốn South Vietnamese Soldiers như một lược sử về những người lính Việt Nam, bắt đầu từ thời tuổi trẻ đến khi họ tìm đường sang Úc. 

 Bản quyền hình ảnh Stuart Lutz/Gado Image caption Quân nhân Quân lực VNCH trong ảnh chụp năm 1968 
 
Tác giả nhắc lại rằng Nam Việt Nam mất hơn 254.000 người lính trong cuộc chiến, với số người bị thương khoảng hơn 783.000.
Một chương sách dành để nói về Đoàn Nữ Quân Nhân Quân lực VNCH, một đối tượng ít khi được nhắc tới.
Vào lúc kết cuộc năm 1975, có khoảng 6.000 phụ nữ phục vụ trong Đoàn Nữ Quân Nhân. Miền Nam sụp đổ là "vết sẹo" lớn nhất trong cuộc đời nhiều phụ nữ này.
Một người phụ nữ kể về giai đoạn hậu chiến là "thời gian tuyệt vọng". Bà chạy sang Campuchia mang theo con trai, ở đó suốt năm năm để có thể sang trại tị nạn ở Thái Lan rồi sang Úc năm 1990.
Sau này, cũng người phụ nữ này quay về Việt Nam mỗi năm để giúp đỡ những thương phế binh VNCH.
Con trai bà hỏi sao mẹ cứ về Việt Nam, và "hãy quên đi những kỷ niệm đau thương".
Nhưng bà nói: "Nỗi đau mới làm mình biết nhớ."

Úc công nhận cựu binh VNCH

Qua sách, người đọc biết thêm rằng từ 1980, Úc có chế độ công nhận cựu binh của các đồng minh qua việc cấp cho họ lương hưu. Chính sách ra đời từ nhu cầu đáp ứng cho các cựu binh thời Thế chiến Hai, nhưng cũng áp dụng cho các xung đột sau này như Chiến tranh Việt Nam.

Bản quyền hình ảnh Getty Images Image caption Lính Úc tham chiến tại Nam Việt Nam từ 1965 
 
Với nhiều cựu binh VNCH, việc nộp đơn xin chính phủ Úc công nhận là cựu binh đồng minh không chỉ để có tiền hưu, mà quan trọng hơn, để tự hào rằng họ được công nhận trong danh dự.


Image caption Quân lực VNCH trong một lần hành quân - ảnh do ông Hoàng Cơ Lân ở Paris cung cấp
Việc Úc công nhận cựu binh VNCH cũng giúp những người này có chỗ đứng trong lịch sử di dân và chiến tranh của Úc, giúp họ hòa nhập với cộng đồng cựu binh Úc.
Một cựu binh chỉ ra rằng ngay tại Mỹ, không có mức độ công nhận cựu binh VNCH nhiều như tại Úc.

Chính sách của Úc đã cho những người lính VNCH có được diễn đàn, tạo cho họ cơ hội đóng góp và tham gia những dịp Úc kỷ niệm cuộc chiến Việt Nam.
Những nghiên cứu tiếng Anh nổi bật về Việt Nam Cộng Hòa gần đây chủ yếu tập trung vào chính thể Tổng thống Ngô Đình Diệm (1955-63). Một phần lý do là sự mở cửa ngày càng cởi mở của các kho tư liệu về giai đoạn này ở Việt Nam.
Cuốn sách của bà Nathalie Huynh Chau Nguyen là một nỗ lực khác, và bà nói việc người ta cố "xóa sổ VNCH" khỏi cả lịch sử Việt Nam và ngành viết sử về chiến tranh đã là động lực cho nghiên cứu của bà.
BBC Vietnamese

Wednesday, September 26, 2018

MỘT NĂM KỂ TỪ NGÀY TỔNG THỐNG DONALD. J. TRUMP PHÁT BIỂU TRƯỚC ĐẠI HỘI ĐỒNG LHQ. (19/09/2018)


Hãy nhìn lại xem ông đã nói gì để hiểu về suy nghĩ của ông Trump về cncs và mục tiêu mà ông theo đuổi cho hoà bình của nhân loại cũng như hiểu thêm về mục đích sau cùng của chiến tranh thương mại với TQ và các hoạt động của Hoa Kỳ trên khắp Thế giới hiện nay...
" Bất cứ nơi nào mà chủ nghĩa xã hội hay cộng sản thực sự được áp dụng, thì nó chỉ mang đến đau thương, tàn phá và thất bại. Những người thuyết giảng các nguyên lý của những học thuyết không đáng tin cậy này đều chỉ đóng góp thêm vào những đau khổ đang tiếp tục của người dân, những người đang phải sống dưới những hệ thống tàn ác này.
Nước Mỹ đứng bên những người đang phải sống dưới chế độ độc ác. Sự tôn trọng chủ quyền của chúng tôi cũng đồng thời là lời kêu gọi cho hành động.
Tất cả mọi người đều xứng đáng có được một chính phủ quan tâm đến sự an toàn, quyền lợi, hạnh phúc, và cả sự thịnh vượng của họ."

- DONALD JOHN TRUMP -

Cảm nhận từ đường phố Việt Nam TS.Nguyễn Văn Tuấn


https://baomai.blogspot.com/
Nguyễn Văn Tuấn nguyên giảng sư Đại Học Y Khoa New South Wales & University of Technology, Sydney

 
Tôi vừa có một chuyến đi gần 1 tháng ở bên nhà. Đó là một thời gian tương đối dài đối với tôi, một phần là vì công việc, và một phần khác là nghỉ hè. Chính vì hai việc này mà tôi có dịp đi đây đó, và có dịp quan sát quê hương -- không phải từ phòng máy lạnh, mà từ thực địa. Tôi e rằng những quan sát và cảm nhận của tôi hơi bi quan.
Thú thật, tôi không thấy một Việt Nam sẽ "tươi sáng", mà chỉ thấy một đất nước sẽ tiếp tục tụt hậu và lệ thuộc, nhất là trong bối cảnh cộng đồng kinh tế ASEAN

1. Một đất nước trên đà suy thoái.
https://baomai.blogspot.com/ 
Cái ấn tượng chung và bao quát trong chuyến về thăm quê là đất nước này đang trên đà suy thoái hầu như về mọi mặt. Mặc cho những con số thống kê kinh tế màu hồng được tô vẽ bởi Nhà nước, trong thực tế thì cuộc sống của người dân càng ngày càng khó hơn. Hơn 70% dân số là nông dân hay sống ở miệt quê, nên chúng ta thử xem qua cuộc sống của một gia đình nông dân tiêu biểu, gồm vợ, chồng và 2 con. Gia đình này làm ra gạo để các tập đoàn Nhà nước đem đi xuất khẩu lấy ngoại tệ (và chia chác?) nhưng số tiền mà họ để dành thì chẳng bao nhiêu.. Gia đình này có thể có 5 công đất (hoặc cao lắm là 10 công đất), sau một năm quần quật làm việc "bán mặt cho đất, bán lưng cho trời", cả nhà chỉ để dành khoảng 10-15 triệu đồng, có khi còn không bằng một bữa nhậu của các quan chức.
Cuộc sống của người nông dân là nợ triền miên.. Đầu mùa thì vay ngân hàng để mua giống, mua phân, mua thuốc trừ sâu; thu hoạch xong thì phải trả nợ cộng tiền lời cho ngân hàng. Rồi đến mùa vụ kế tiếp thì cái vòng vay - trả nợ lại bắt đầu. Con của người nông dân đi học, thì mỗi đứa phải gánh ít nhất là 10 loại phí khác nhau, có khi lên đến 20 phí! Các trường, các uỷ ban nhân dân, các cơ quan công quyền, v.v. đua nhau sáng chế ra những loại phí để moi móc túi tiền người dân vốn đã quá ít ỏi. Họ không cần biết người dân có tiền hay không, phí là phí, và phải đóng phí. Không ít gia đình không có tiền đóng phí nên cho con nghỉ học. Đã có tình trạng người dân không đủ tiền trả viện phí nên tìm đến con đường tự tử.
Môi trường sống xuống cấp thê thảm. Sự gia tăng dân số gây áp lực vô cùng lớn đến môi sinh. Mật độ dân số tăng nhanh, ngay cả ở vùng nông thôn. Có thể nói rằng hầu hết các con sông ở VN đang chết. Tất tần tật, kể cả heo gà và có khi cả người chết, cũng bị vứt xuống sông.
https://baomai.blogspot.com/ 
Những con sông VN đang chết vì chúng đã biến thành những bãi rác di động khổng lồ. Đó là chưa nói đến sự xâm nhập của nước mặn vào các con sông vùng Đồng bằng sông Cửu Long, một phần là do mấy cái đập lớn Tàu xây trên thượng nguồn của sông. Tôi cho rằng sự suy thoái về môi trường là mối đe doạ lớn nhất đến sự tồn vong của đất nước.
Ở đất nước này, chính quyền đã mắc cái bệnh vô cảm quá lâu, và bệnh đã trở thành mãn tính, rất khó cứu chữa. Cái bệnh vô cảm của chính quyền nó còn lan truyền sang cả xã hội, mà trong đó mọi người dùng mọi phương cách và thủ đoạn để tranh nhau ngoi lên mặt đất mà sống.. Có thể nói cả xã hội đang chạy đua. Cái chữ "chạy" ở VN đã có một ý nghĩa khác... Dân chạy để đưa con cái vào đại học, vào cơ quan Nhà nước để hi vọng đổi đời. Quan chức cũng chạy đua vào các chức vụ trong guồng máy công quyền, và họ chạy bằng tiền. Tiền dĩ nhiên là từ dân. Thành ra, cuối cùng thì người dân lãnh đủ. Sự suy thoái ở VN diễn ra trên mọi mặt, từ kinh tế, môi trường, y tế, giáo dục, đến đạo đức xã hội.

2. Đất nước đang bị "bán"
https://baomai.blogspot.com/ 
Một anh bạn tôi vốn là một doanh nhân (businessman) thành đạt cứ mỗi lần gặp tôi là than thở rằng đất nước này đang bị bán dần cho người nước ngoài. Mà, đúng là như thế thật. Ở khắp nơi, từ Đà Nẵng, đến Nha Trang, tận Phú Quốc, người ta "qui hoạch" đất để bán cho các tập đoàn nước ngoài xây resort, khách sạn, căn hộ cao cấp. Một trong những "ông chủ" mới thừa tiền để mua tất cả của Việt Nam là người Tàu lục địa.
Chẳng những đất đai được bán, các thương hiệu của VN cũng dần dần bị các tập đoàn kinh tế nước ngoài thu tóm và kiểm soát. Chẳng hạn như các tập đoàn Thái Lan đã thu tóm những thương hiệu bán lẻ và hàng điện tử của Việt Nam.. Tuy nhiên, người dân có vẻ "ok" khi người Thái kiểm soát các cửa hàng này, vì dù sao thì người Thái đem hàng của họ sang còn có phẩm chất tốt và đáng tin cậy hơn là hàng hoá độc hại của Tàu cộng.
https://baomai.blogspot.com/ 
Đó là chưa kể một loại buôn bán khác: buôn bán phụ nữ. Phụ nữ Việt Nam được quảng cáo ở các nước như Tàu, Đài Loan, Singapore và Đại Hàn. Chưa bao giờ người Việt Nam chịu nhục khi con gái VN được cho đứng trong lồng kiếng như là những món hàng để người ta qua lại ngắm nghía và trả giá! Thử hỏi, có người Việt Nam nào tự hào được khi đồng hương mình bị đem ra rao bán như thế.. Xin đừng nói đó là những trường hợp cá biệt; đó là tín hiệu cho thấy một đất nước đang bị suy thoái về đạo đức xã hội.

3. Tham nhũng tràn lan
https://baomai.blogspot.com/ 
Không cần phải nhờ đến tổ chức minh bạch quốc tế chúng ta mới biết VN là một trong những nước tham nhũng nhất thế giới. Chỉ cần tiếp xúc với hải quan, hay bất cứ cơ quan công quyền nào, người dân đều có thể nếm "mùi tham nhũng". Tham nhũng từ dưới lên trên, từ bên này sang bên kia, từ cấp thấp đến cấp cao. Có khi tham nhũng công khai, và kẻ vòi tiền mặc cả cái giá mà không hề xấu hổ. Các cơ quan Nhà nước phải hối lộ các cơ quan Nhà nước khác, và họ xem đó là bình thường. Ngay cả những ngành dịch vụ tưởng như là "trí thức" như giáo dục và y tế mà cũng tham nhũng, và vì họ có học nên tham nhũng ở hai ngành này còn "tinh tế" hơn các ngành khác!
Có thể nói là tham nhũng (và hối lộ) đã trở thành một thứ văn hoá. Cái văn hoá này nó ăn sâu vào não trạng của cán bộ Nhà nước. Đã là văn hoá thì nó rất khó xoá bỏ một sớm một chiều. Ngay cả ông tổng Phú Trọng còn thú nhận rằng trạng tham nhũng như "ghẻ ruồi, rất ngứa ngáy, khó chịu", nhưng cho đến nay ông cũng không làm được cái gì để giảm tình trạng này.

4. Xã hội bất an
https://baomai.blogspot.com/ 
Có thể nói không ngoa rằng VN là một xã hội bất an. Đọc báo hàng ngày thấy tin tức về tội phạm dày đặc khắp nơi. Chẳng những sự phổ biến của tội phạm, mà sự manh động của các vụ án càng ngày càng táo tợn. Chưa nơi nào có những vụ giết người vô cớ như ở VN: chỉ một cái nhìn cũng có thể dẫn đến cái chết!
Đáng ngại nhất là tội phạm đã lan tràn về tận vùng quê. Ở quê tôi, nơi mà ngày xưa là một làng êm ả, ngày nay là một cộng đồng bất an vì những vụ chém giết xảy ra hầu như hàng tuần! Người dân dưới quê cảm thấy mệt mỏi, không muốn nuôi trồng gì nữa, vì nạn trộm cắp hoành hành triền miên. Nuôi cá chưa đủ lớn thì đã bị trộm câu mất. Trồng một cây mít, trái chưa chín thì đã có trộm hái dùm. Chưa bao giờ tình trạng trộm cắp phổ biến như hiện nay ở vùng nông thôn.
https://baomai.blogspot.com/ 
Đó là chưa nói đến tai nạn giao thông vốn còn kinh hoàng hơn cả trộm cắp. Ở VN, bước ra đường là chấp nhận rủi ro tai nạn, thậm chí chết vì sự hỗn loạn của hệ thống giao thông. Thật vậy, tai nạn giao thông ở VN đã và đang trở thành nỗi kinh hoàng của không chỉ người dân địa phương mà còn ở du khách.
Một dạng bất an khác là (mất) an toàn thực phẩm. Có thể nói rằng đây là vấn đề làm cho cả dân số quan tâm nhất (theo như kết quả của một cuộc điều tra xã hội chỉ ra). Đi đến đâu, ở bất cứ thời điểm nào, người ta cũng nói đến những loại hàng hoá độc hại được tuồn vào thị trường Việt Nam từ một cái nguồn quen thuộc: Tàu cộng. Ngay cả ở dưới quê tôi, người dân còn không dám mua trái cây có xuất xứ từ Tàu. Không có một nông sản nào của Tàu sản xuất được xem là an toàn.
https://baomai.blogspot.com/ 
Ngày nay, ngay cả các bợm nhậu cũng e dè những món ăn ở nhà hàng, quán nhậu, vì không ai dám chắc đó là hàng hoá của VN hay của Tàu. Nhưng điều đáng buồn nhất là sự tiếp tay của các doanh nghiệp Việt Nam để cho hàng hoá Tàu hoành hành đất nước ta và dân tộc ta. Thật không ngoa khi gọi những doanh nghiệp này là "gian thương". Cũng không ngoa để nói rằng gian thương cấu kết với những cán bộ tham nhũng đang giết chết kinh tế nước nhà và người dân.

5. Trí thức không có tiếng nói, không có phản biện
https://baomai.blogspot.com/ 
Theo dõi báo chí ở VN, dễ dàng thấy sự trống vắng tiếng nói của giới trí thức. Trước một sự kiện tương đối quan trọng như đại hội đảng csvn, mà không hề có bất cứ một bình luận độc lập nào, không hề có một bài phân tích về các nhân vật chóp bu trong đảng, hoàn toàn không có một phát biểu mang tính viễn kiến của bất cứ một nhân vật "lãnh đạo" tương lai nào! Thay vào đó là những tiếng nói của những người mang danh "sư sĩ" nhưng cách họ nói và ngôn ngữ của họ thì chẳng khác sự "cò mồi" là bao nhiêu..
Trước hiện tình đất nước, giới có học nói chung có vẻ lãnh đạm. Họ không quan tâm. Họ thường chạy trốn thực tế bằng cách biện minh rằng "chỉ lo việc chuyên môn".. Thật ra, cũng khó trách họ, vì nếu họ nói ra những ý kiến thì có thể sẽ bị phạt nặng nề, thậm chí tù đày. Ngay cả yêu nước là một tình cảm thiêng liêng mà cũng phải được tổ chức và ... cho phép. Một xã hội đối xử với giới trí thức như thế thì làm sao bền vững được.

6. Guồng máy quản lý bất tài
https://baomai.blogspot.com/ 
Thật ra, sự bất tài của quan chức Nhà nước không còn gì là bí mật. Vì bất tài, nên họ thường "sản xuất" ra những qui định hài hước, và có khi cực kì vô lí và phi khoa học. Chúng ta còn nhớ trước đây, họ cho ra qui định mang danh "ngực nở chân dài"để được lái xe ô-tô, gây ra một trận cười cấp quốc gia. Tưởng như thế đã là hi hữu, ai ngờ họ lạ tái xuất với một qui định "trời ơi": Xe ô-tô 4 bánh phải có bình chữa cháy. Qui định này làm trò cười cho cả thế giới và các hãng sản xuất xe hơi. Tưởng qui định như thế đã là vô lí, họ còn cho ra một qui định "trên trời" như xe trên 10 chỗ ngồi phải có găng tay và khẩu trang lọc độc!(Tất nhiên, không phải ai trong guồng máy Nhà nước là bất tài, vẫn có người tài đó, nhưng cái ấn tượng chung mà người dân có thì đó là một guồng máy gồm những người bất tài, ăn bám nhân dân).

7. Tuy bất tài, nhưng guồng máy đó rất giỏi trong việc hành dân
https://baomai.blogspot.com/ 
Sự hành dân của guồng máy quản lí & hành chính của Việt Nam phải nói là vô song trên thế giới. Đối với người dân, có việc đến cổng công đường là một nỗi sợ, một cơn ác mộng. Hầu như không có một việc gì, từ nhỏ đến lớn, mà trôi chảy lần đầu khi đến gặp các quan chức Nhà nước. Tôi về quê và nghe nhiều câu chuyện hành dân mà nói theo tiếng Anh là "incredible" -- không thể tin được. Chỉ cần cái họ viết sai dấu (như "Nguyển" thay vì "Nguyễn") là cũng bị hành và tốn tiền triệu! Những lỗi sai chính tả đó là của họ (quan chức, cán bộ), nhưng họ vẫn hành dân một cách vô tư.. Họ tìm mọi cách, mọi lúc để "đá" dân từ cơ quan này sang cơ quan khác, và biến dân như những trái banh để họ làm tiền. Thực dân Pháp ngày xưa có lẽ cũng không hành dân như cán bộ Nhà nước ngày nay.
https://baomai.blogspot.com/ 
Năm 2016 này Việt Nam sẽ tham gia Cộng đồng Kinh tế ASEAN (ASEAN Economic Community hay AEC). Mục tiêu là hình thành một cộng đồng kinh tế có khả năng cạnh tranh cao, hàng hoá và dịch vụ, đầu tư sẽ tự do lưu chuyển giữa các nước thành viên. Tôi ghé thăm một đại học lớn ở Thái Lan vào năm 2013, và giới trí thức bên đó đã bàn rất nhiều về viễn cảnh này, họ tư vấn cho chính phủ để chuẩn bị hoà nhập vào AEC. Nhưng ngạc nhiên thay, ở VN rất ít thảo luận về AEC và những tác động của nó đến cuộc sống của người dân! Nhưng với tình trạng suy thoái, đất nước bị "bán", tham nhũng tràn lan, xã hội bất an, trí thức không có tiếng nói, guồng máy quản lý bất tài nhưng giỏi hành dân, thì không nói ra, chúng ta cũng biết là khả năng cạnh tranh của VN không cao trong AEC. Khả năng cạnh tranh không cao rất có thể dẫn đến nguy cơ lệ thuộc.

Tái bút: 
Nhiều người khi đọc những bài và ý kiến như thế này thường hỏi một cách hằn học rằng “ông có phải là người Việt Nam hay không mà phê phán đất nước như thế”, “ông đã làm gì cho đất nước này”, hay "nói thì hay, vậy giải pháp là gì", v.v.
https://baomai.blogspot.com/ 
Tôi nghĩ những câu hỏi đó không tốt mấy, và có phần ... lạc đề. Vấn đề là cái xấu đàng hoành hành đất nước này, chứ đâu phải tôi là ai hay tôi đã làm gì cho đất nước. Chẳng lẽ chỉ có người có công và đóng góp cho đất nước mới được “phép” phê bình sao. Nghĩ như thế thì e rằng quá nhỏ mọn. Mà, muốn biết tôi đã làm gì thì cũng chẳng khó khăn gì trong thời đại google này. Giải pháp nó nằm ngay ở mỗi cá nhân chúng ta. Mỗi người cần phải làm tốt và sống tử tế là giải pháp tốt nhất để đẩy lùi cái ác, cái xấu, cái bất công, cái bất cập trong xã hội.

TS. Nguyễn Văn Tuấn Australia

Sunday, September 23, 2018

Mối tình kỳ lạ của danh ca Bạch Yến

- Làm đám cưới sau… 2 tuần gặp gỡ và hưởng cuộc sống vợ chồng tình tứ trên đất Pháp đến nay đã hơn 30 năm; mối tình “siêu tốc” và kỳ lạ giữa danh ca Bạch Yến và con trai GS Trần Văn Khê, nhạc sĩ Trần Quang Hải khiến không ít người ngưỡng mộ.
Bạch Yến sinh năm 1942, là một trong những danh ca của Sài Gòn trước 1975. Bà được biết đến như một nghệ sĩ thực thụ với những ca khúc tân nhạc Việt Nam và nhạc ngoại quốc từ khi còn là một cô bé.
 
https://blogger.googleusercontent.com/img/proxy/AVvXsEhl2NdcPIO1mUN1lx8LBcy-i_HXllLwu17g9jeXFmgA1DKE-QZI8evQtigMFf7pHwt30HD4DW3ax13nqR608E66vZJBnlZ9gDNW4arV4qXqSfS_PutqsNbHzkAwgI8oi5_Y-Dx3spCBONPqWeDQVe03gBnsiQ45Dy9umvfKVhJQSI8mU1EUkEA=s0-d-e1-ft
Danh ca Bạch Yến (Ảnh NS cung cấp)
10 tuổi, bà giành huy chương vàng cuộc thi tuyển lựa những giọng ca nhi đồng do Đài phát thanh Pháp Á tổ chức và sau đó được mời cộng tác với ban ca nhạc nhi đồng của Đài. Năm 15 tuổi, bà bắt đầu được khán giả chú ý với ca khúc Đêm đông của cố nhạc sĩ Nguyễn Văn Thương.
Năm 21 tuổi, Bạch Yến được mời qua Mỹ biểu diễn và trở thành người Việt Nam đầu tiên và duy nhất xuất hiện trên chương trình truyền hình Mỹ vào đầu năm 1965. Bà là người đại diện cho Việt Nam tham gia Environment Show - chương trình ăn khách nhất của nước Mỹ thời ấy và biểu diễn cùng nhiều danh ca, ban nhạc nổi tiếng như Beatles, Bob Hoge, Bing Crosby, Pat Boone, Rolling Stones… Ngoài tiếng Việt, bà có thể hát tốt các bản nhạc tiếng: Anh, Pháp, Tây Ban Nha, Italy và Do Thái.
Năm 1978, bà lập gia đình với nhạc sĩ Trần Quang Hải, con trai của Giáo sư Trần Văn Khê và định cư tại Pháp. Tình yêu và sự đồng cảm, sẻ chia với chồng đã giúp bà thêm thăng hoa trong âm nhạc. Trong 30 năm qua, bà cùng chồng đi khắp thế giới để giới thiệu âm nhạc dân tộc Việt Nam. Hiện Bạch Yến đang ấp ủ thực hiện một liveshow lớn của vợ chồng bà sau Tết Nhâm Thìn tại Việt Nam.
 
https://blogger.googleusercontent.com/img/proxy/AVvXsEhb70DftnxaYK1pRNrG6n9Yr0m6YKA8tJhajhB_9lC6EX7hiym4g9gThMLrLB8oSA_XjKSLGYOp01KdohIrZy7YFUGEuqCvAhsl6ZYgLoG2dLIJBuql81vcK-QL_FyfWPVf-bDb8QB7rlWj31KrWsumaxUk7BGqioO82q-MVn50vRuqDZieBXA=s0-d-e1-ft
Danh ca Bạch Yến bên chồng, nhạc sĩ kiêm nhà nghiên cứu âm nhạc dân tộc - Giáo sư Trần Quang Hải

Ở cái tuổi thất thập cổ lai hy, giọng ca từng làm mưa làm gió khắp các sân khấu ca nhạc trong và ngoài nước những năm 60 vẫn giữ được sự trẻ trung, tươi tắn và phóng khoáng. Nhấp ly trà chanh trên quán cà fe phố cổ, trong lần về nước biểu diễn dịp cuối đông, danh ca Bạch Yến cười tình tứ khi chia sẻ với phóng viên mối tình lãng mạn, kỳ lạ và cuộc hôn nhân “siêu tốc” với nhạc sĩ kiêm nhà nghiên cứu âm nhạc dân tộc - Giáo sư Trần Quang Hải…

Lần tái ngộ định mệnh tại Paris
Năm 1965, kết thúc khóa học tại Pháp, danh ca Bạch Yến được mời qua Mỹ tham gia chương trình truyền hình The Ed Sullivan show - chương trình ăn khách nhất của Mỹ vào thời ấy. Và bà cũng trở thành người Việt Nam đầu tiên và duy nhất xuất hiện trong chương trình này, biểu diễn cùng nhiều danh ca, ban nhạc nổi tiếng như Beatles, Bob Hoge, Bing Crosby, Pat Boone, Rolling Stones… Hợp đồng của Bạch Yến với chương trình Ed Sullivan chỉ kéo dài trong vòng 12 ngày, song nhiều hoạt động khác đã níu chân cô ca sĩ ở lại Mỹ đến 12 năm (1965-1978).
Sang Mỹ một thời gian, Bạch Yến mất liên lạc với mẹ ở Việt Nam. Sau nhiều lần tìm kiếm mẹ không được, Bạch Yến cảm thấy rất buồn với cuộc sống lưu lạc trên đất Mỹ. Bà thường đi du lịch cho khuây khỏa. Năm 1978, trong lần sang Paris nghỉ Bạch Yến có đến xem chương trình Đại nhạc hội Pháp.
“Lần ấy, tôi muốn tìm gặp một số bạn bè Việt Nam cũ đang sống tại Paris nên cố tình mặc tà áo dài truyền thống, trang điểm thật đẹp, đứng ngay lối cửa đi vào rạp hát để gây sự chú ý. Bỗng nhiên tôi thấy một người đàn ông dắt theo một bé gái nhỏ đi rất nhanh về phía mình rồi chào và ôm hôn hai má. Tôi hết sức ngạc nhiên hỏi: “Anh có biết tôi là ai không?”, người đó trả lời: “Là ca sĩ Bạch Yến chứ ai!”, Bạch Yến bồi hồi nhớ lại. Bà nói may mà người đó nói đúng tên chứ không thì bà sẽ ngó lơ, không tiếp chuyện. Còn về phía Bạch Yến, nhìn khuôn mặt người đó bà đã nhận ra con trai của cụ Trần Văn Khê, nhạc sĩ Trần Quang Hải.
 
https://ci6..googleusercontent.com/proxy/b6oTXd7y8rF290uOQLCFU9l4ybcjcBYFRbrH7pCgS9fVFVig31X5JWWeQSNRY9Y57P19Oj0q0pEbuSSpNoSAgimsA8ucTRY-Qh_rVQXkzbSHGg2TJ3qlrNwpvU7D=s0-d-e1-ft#http://dantri4.vcmedia.vn/WF7a6LT8JiJdVF1l6FZ/File/2011/05/y3_3e280.jpg
Bạch Yến (phải) và nhạc sĩ Trần Văn Trạch, em trai Giáo sư Trần Văn Khê
(Ảnh tư liệu)

Sở dĩ bà nhận ra Trần Quang Hải là vì trong những ngày đầu cùng mẹ đặt chân tới Pháp học cách hát của Tây phương, tình cờ có gặp Giáo sư Trần Văn Khê. Lần đó Giáo sư Trần Văn Khê chỉ tay về phía một thư sinh gầy gò giới thiệu: “Kia là con trai tôi!”. Thời điểm ấy, Trần Quang Hải mới chỉ là cậu thiếu niên 17 tuổi còn Bạch Yến đã là một danh ca nổi tiếng. Khoảng cách giữa họ quá xa và Bạch Yến không có ấn tượng gì về cậu thư sinh ốm nheo nhắt ấy…
Bạch Yến cho rằng cuộc tái ngộ tại Paris là “duyên tiền định”, sau gần 20 năm “người bạn cũ” đầu tiên Bạch Yến tìm thấy lại là Trần Quang Hải. Người đàn ông đứng trước mặt bà không còn vẻ non nớt, trái lại toát lên sự tự tin, hoạt bát và đầy vững chãi. Trần Quang Hải lúc này đã ly dị vợ, sống cùng con gái 5 tuổi còn Bạch Yến ở cái tuổi 36 đang đứng trên đỉnh vinh quang của nghề hát, có nhiều người đàn ông ngưỡng mộ nhưng…vẫn cô đơn.

Ngỏ lời cầu hôn sau…24 giờ gặp gỡ
Bạch Yến thổ lộ cho đến giờ bà vẫn nhớ như in lần gặp gỡ định mệnh tại Paris năm 1978. Sau lần gặp gỡ đó, hai người có cuộc hẹn ăn cơm vì Bạch Yến muốn nhờ Trần Quang Hải dịch giúp vài câu để bà có thể giao lưu với khán giả Pháp trong đêm Đại nhạc hội sắp tới mà bà được mời biểu diễn. Chính cuộc hẹn này đã khiến bà để ý tới người nhạc sĩ không mấy tiếng tăm nhưng kiến thức sâu rộng về âm nhạc dân tộc cũng như khiếu hài hước.
Cả hai đã cười rất nhiều trong cuộc hò hẹn đầu tiên và chưa đầy 24 giờ kể từ khi gặp lại, Bạch Yến đã nhận được…lời cầu hôn của Trần Quang Hải. Tưởng vị nhạc sĩ nói đùa, bà cũng gật đầu: “ok!” Chỉ đến khi ông tự đặt 400 thiếp mời và gửi hết tới bạn bè trong vòng một tuần mới khiến bà bất ngờ, vừa xúc động vừa buồn cười lại cảm thấy khó xử.
 
https://blogger.googleusercontent.com/img/proxy/AVvXsEhL-nZZodQ8vjK3cj62q08AzwnB6M7JNgG4mXxdF_cCshxTlaJRyYrQCDPyk3k8alrKnTGVHfVk5DqYNeKAD96yL5mvZ7LlzEk_nyIXNeqkoUbvJMVAEIMOgEQrJ8WKcVrcuoiv_OioGMMEDh66HRD9hLE4R7LhN9Jdy7qHKbBfw1rPh2GGkds=s0-d-e1-ft
Quyết định làm đám cưới sau 24 giờ gặp gỡ, giờ Bạch Yến và Trần Quang Hải đã ở bên nhau được hơn 30 năm
“Tôi nghĩ cả hai đùa ghẹo nhau thôi, không ngờ ông ấy làm thật khiến tôi “đâm lao rồi phải theo lao”. Ngỏ lời cầu hôn sau 24 giờ và làm đám cưới sau…2 tuần, mọi chuyện thật đường đột”, Bạch Yến cười. Thời trẻ, bà được nhiều người đàn ông theo đuổi, người Việt cũng có mà người ngoại quốc cũng có nhưng đều không đi đến đâu. Nhiều ông chủ ngoại quốc giàu có chạy theo tán tỉnh nhưng bà từ chối vì chỉ thích lấy chồng Việt cùng chung nguồn cuội và tiếng nói. Một vài lần, bà cũng trao trái tim cho người Việt nhưng họ lại làm bà khổ. Bà khước từ vài lời cầu hôn vì sợ người đàn ông đến với mình bởi nhan sắc và ánh hào quang trên sân khấu.
Chính vì trải qua vài lần lỡ dở trong chuyện tình cảm nên trước ứng xử vừa táo bạo vừa thành thật của vị nhạc sĩ nghèo và không mấy tiếng tăm này cũng khiến bà bối rối. Cuối cùng bà tặc lưỡi, sẽ ở lại cùng ông mấy tháng tại Paris sau đó sang Mỹ biểu diễn tiếp theo hợp đồng. Bà tự trấn an, một đám cưới chưa có giấy đăng ký kết hôn thì việc chia tay cũng dễ dàng!
Vậy là tính từ hôm họ gặp nhau sau gần 20 năm đến hôm tổ chức hôn lễ là tròn 15 ngày. Hôm đó, Trần Quang Hải bí mật mượn nhà người bạn chuẩn bị tiệc cưới nhỏ với rượu, ít bánh ngọt và trái cây. Đám cưới quá giản dị nhưng đầm ấm, rộn tiếng cười với sự tham dự của nhiều bạn bè nghệ sĩ. Quà cưới tặng đôi tân lang tân nương cũng đậm giá trị về tinh thần như một bức tranh, một bài hát, vài khúc thơ tình tứ… Nhưng ấn tượng nhất với Bạch Yến là ca khúc Tân hôn dạ khúc, Trần Quang Hải sang tác tặng vợ mới cưới  trong ngày hôn lễ. “Tối hôm nay ngày vui chúng mình/ Hát bên nhau hạnh phúc dạt dào/ Từ nay, từ nay vui sống trăm năm/ Ước mơ nay tình yêu đã thành/ Hứa cho nhau dù bao khổ sầu/ Gần nhau, gần nhau nguyện sống bạc đầu”…
(Dân trí)- Nhìn Bạch Yến với nụ cười rạng rỡ, làn da vẫn hồng hào căng mịn, nếu gặp lần đầu ít ai dám nghĩ bà đã bước sang tuổi 70. Phủ nhận chuyện phẫu thuật thẩm mỹ, nữ danh ca bật mí bí quyết kéo dài tuổi thanh xuân chính là đời sống hôn nhân tình tứ.
“Theo chồng…bỏ cuộc chơi!”
Đám cưới của Bạch Yến và Trần Quang Hải tại Paris không chỉ đường đột với người trong cuộc mà ngay cả với Giáo sư Trần Văn Khê cũng cảm thấy vô cùng ngạc nhiên. Khi con trai thông báo về đám cưới, Giáo sư Trần Văn Khê đang ở TP. Hồ Chí Minh và sau này khi được con dâu hỏi, ông nói thật “ tưởng hai đứa đã có gì với nhau rồi nên mới vội vàng tổ chức đám cưới”.
 
https://ci3..googleusercontent.com/proxy/2Lm7FKW1DtpXBA-wngezp0J0yeH56Y5DYaqG6FEY5awr8GeYSmr9g1qU25LCV7j_Lx2vCz0lrWBNejSwsitLyKKQch9YYDMR4iA9QVVlxk-DdVaSqQN2yqW1Gya29zM=s0-d-e1-ft#http://dantri4.vcmedia.vn/WF7a6LT8JiJdVF1l6FZ/File/2011/05/hai2_fefce.jpg
Bạch Yến được biết đến như một nghệ sĩ thực thụ với những ca khúc tân nhạc Việt Nam và nhạc ngoại quốc từ khi còn là một cô bé

Bạch Yến cũng không ngờ đám cưới “nhắm mắt làm liều” ấy lại làm thay đổi cuộc đời và sự nghiệp của mình đến thế. Vốn là người coi trọng sự nghiệp, không muốn thất hẹn nhưng trước lời lẽ thuyết phục và tình cảm chân thành của Trần Quang Hải, Bạch Yến từ bỏ sự nghiệp ca hát ở đỉnh cao cùng tiền tài danh vọng tại Mỹ để ở lại Pháp cùng ông. Và cũng từ đây, bà chuyển từ một ca sĩ hát nhạc Tây phương sang hát nhạc dân tộc. Để có được sự luyến láy, ngân rung trong làn điệu dân ca, bà phải ngừng hát tân nhạc và khổ luyện nhiều. 5 năm trở lại đây, nữ danh ca mới hát tân nhạc trở lại bởi lẽ theo bà bản than đủ sức mạnh và kinh nghiệm để hát dòng nhạc nào cũng có thể đem lại niềm vui cho khán giả.
 
https://blogger.googleusercontent.com/img/proxy/AVvXsEgcWxjwrlLZhHQ75tXn6dyBLl70OPcZyn0KTG9A-3mCVm2CflqARb2yimzLKF7TVlHD4391_IFOdZ2_Y89tV__8ddl1BVRVRL15O70EFsb1y24ua4hNUxgov8jK6pnabxssxcfWhrRFTCvSUH-LAIa0RfNSP3OmsKcILW9zdanow6sTv9mAufyYiw=s0-d-e1-ft
Mối duyên tình với Trần Quang Hải khiến Bạch Yến chuyển từ một ca sĩ hát nhạc Tây phương sang hát nhạc dân tộc

Nữ danh ca chia sẻ, sau đám cưới càng khám phá tìm hiểu bà càng cảm thấy con người Trần Quang Hải nhiều thú vị và càng say đắm ông hơn. Và đám cưới “siêu tốc” của hai người đã kéo dài hơn 30 năm khiến nhiều bạn bè không khỏi vị nể, ghen tị. Trong quãng thời gian gắn bó, tất nhiên cũng giống như bao cặp vợ chồng khác, Bạch Yến và Trần Quang Hải không tránh khỏi những bất đồng, mâu thuẫn.. Tuy nhiên những cãi cọ nhỏ không đủ làm hôn nhân rạn nứt mà càng tăng thêm dư vị trong tình yêu.
Trong mắt Bạch Yến, Trần Quang Hải vừa là người thầy vừa là người tri kỷ trong âm nhạc. Ở bên ông, bà thấy cuộc sống nhiều niềm vui, lạc quan và đầy lãng mạn. Ông cũng rất quan tâm, tôn trọng vợ. Bạch Yến kể, ông để bà đi thăm bạn cũ một mình mà không bao giờ thể hiện sự ghen tuông khó chịu.
ST