Thursday, January 31, 2019
Monday, January 28, 2019
5 con khỉ và 1 nải chuối: Bài học về những nhà lãnh đạo 'vùi dập' và nhân viên 'mù quáng'
Câu chuyện về 5 chú khỉ và 1 nải chuối dưới đây tưởng chừng như đơn giản nhưng nó lại ẩn chứa những bài học, hiện tượng xảy ra trong cuộc sống đôi khi khiến chúng ta phải giật mình
Chuyện kể rằng, có 5 con khỉ bị nhốt trong một căn phòng. Giữa phòng là một cái thang, trên đỉnh thang là nải chuối. Mỗi khi có một con khỉ định trèo lên thang, người ta lại phun nước lạnh vào những con còn lại, làm chúng rất khổ sở.
Sau một thời gian, mỗi khi có một con khỉ định trèo lên thang, những con còn lại, vì không muốn bị phun nước, tóm lấy con kia và đánh cho một trận.
Dần dần, không có con nào trong số 5 con khỉ có ý định trèo lên thang nữa. Người ta bèn bắt ra 1 con và thay bằng con mới. Nhìn thấy nải chuối và cái thang, con khỉ mới thắc mắc không hiểu tại sao các con kia không trèo, và thử leo lên. Tất nhiên bốn con kia xông vào đánh cho một trận. Con khỉ mới không hiểu vì sao bị đánh, tuy nhiên không dám trèo nữa.
Rồi một con nữa trong số 5 con đầu được thay thế. Chú lính mới lại định trèo, và bị cả hội đánh tới tấp. Con khỉ vừa vào trước đó cũng tham gia đánh, đơn giản vì thấy bọn kia làm vậy, còn bản thân vẫn không hiểu vì lí do gì.
Lần lượt 5 chú khỉ ban đầu được thay ra hết.
Bây giờ, 5 con khỉ mới ở trong phòng. Không có con nào từng bị dội nước. Nhưng cũng không con nào dám trèo lên thang. Và cả 5 sẵn sàng đánh nhừ tử bất kỳ con nào khác có ý định đó, mà không hiểu vì lí do gì.
Trong cuộc sống cũng có không ít những chú khỉ như vậy. Một khi từng gặp phải thất bại hoặc khó khăn, những người dạng này thường có xu hướng không muốn nỗ lực nữa, nản chí và mặc định rằng mọi chuyện phía trước đều sẽ diễn biến xấu.
Ngoài ra, câu chuyện này còn cho thấy một thực tế phũ phàng khác trong cuộc sống và môi trường làm việc hiện nay.
Mặc dù các nhà quản lý luôn hô hào cổ vũ về tinh thần phải sáng tạo, đổi mới, hợp tác. Tuy nhiên, những “chú khỉ” trong văn phòng vẫn ngầm bị dội những gáo “nước lạnh” bất cứ khi nào ai đó cố gắng làm những điều mới mẻ. Hoặc, tồi tệ hơn, một số nhân viên thậm chí buộc phải kìm nén sự sáng tạo.
Điều này tạo thành một thói quen xấu, khiến ngay cả những nhân viên sau này dù không bị "dội nước lạnh" nhưng họ vẫn sợ hãi, chấp nhận thực tế và ngại thay đổi vì nghĩ rằng mọi chuyện cũng không thể tốt hơn được.
Ngoài ra, một khi có người muốn nỗ lực lấy nải chuối, tất cả những đối tượng còn lại sẽ hiệp lực cho "chú khỉ" này "ăn đòn". Đứng trên cương vị một nhà quản lý, có thể trong trường hợp này họ muốn các nhân viên của mình tự giám sát nhau trong hệ thống, tự hình thành quy tắc và không ai có thể vượt qua khuôn khổ đó.
Ngay cả trong cuộc sống hay công việc, đôi khi một ý kiến, một lời phát biểu, một đề xuất, một hành vi hay phong cách sống của ai đó lại thường bị rất nhiều người phản đối, bác bỏ, thậm chí là vùi dập không thương tiếc. Trong khi thực tế là họ cũng chẳng biết mình đang làm gì, đơn giản là thấy số đông và quyết định làm theo một cách mù quáng.
Liệu bạn có đang phải là một "chú khỉ" như vậy trong cuộc sống và cả công việc hay không?
ST
TRƯỜNG Y KHOA, LỚP Y KHOA VÀ CHÍNH TRỊ
Bác sĩ nhìn em bác sĩ cười,
Em nhìn bác sĩ thật là vui,
Chúng em y tá yêu nghề thuốc,
Yêu các sinh viên, bác sĩ “thầy”.
Em nhìn bác sĩ thật là vui,
Chúng em y tá yêu nghề thuốc,
Yêu các sinh viên, bác sĩ “thầy”.
Bốn
câu thơ này đã được lưu truyền trong trường y khoa, nhất là trong các
bệnh viện trong những lúc các sinh viên y khoa đi thực tập, giao tiếp
với các y tá hay các nữ hộ sinh quốc gia làm việc trong các khu phòng
tại bệnh viện. Ngày ấy, các y tá thường học các lớp huấn luyện y tá,
điều dưỡng hay các nữ hộ sinh quốc gia học tại bệnh viện Từ Dũ, Hùng
Vương, tức là phải tiếp xúc với các bác sĩ, nhất là các sinh viên y khoa
“ngơ ngác” như nai vàng nhưng lại “có giá” đối với các cô và đã tạo nên
các mối tình sinh viên thời ấy. Nguyên do người ta gọi sinh viên y khoa
là các ông thầy là vì các lớp hộ sinh hay y tá đều do các bác sĩ dậy,
thường họ phải xưng hô là thầy, rồi khi tiếp xúc với các sinh viên y
khoa đi thực tập, họ không biết xưng hô thế nào cho tiện, họ bèn gọi là
các “ông thầy” cho tiện (dĩ nhiên với các vị bác sĩ nữ, sinh viên y khoa
nữ họ gọi là bà thầy).
Tôi
thi vào y khoa mùa nhập học 1964 tại Đại Học Khoa Học (lớp Dự Bị Y Khoa
APM) và thi vào Quân Y kỳ hè năm 1965 sau khi được lên năm thứ I… và
lớp học Dự Bị Y Khoa của tôi đã nổi đình nổi đám ngay từ đó với Phong
Trào Tranh Đấu đòi chuyển ngữ từ tiếng Pháp sang tiếng Việt với các sinh
viên VC Huỳnh Tấn Mẫm, Dương Văn Đầy, Nguyễn Huy Diễm, Vũ Công… Cuộc
biến động y khoa “nổi đình nổi đám” này bùng hổ với các cuộc hội thảo
Thanh Niên Trước Hiện Tình Đất Nước ở ngoài và trong các trường học thì
có tên là Sinh Viên Trước Hiện Tình Đất Nước… Tại Đại Học Văn Khoa (chi
nhánh mới ở đường Cường Để, khu Thành Cộng Hòa sau cuộc Đảo Chánh 02
tháng 11 năm 1963…
Hôm
đó, đầu năm học 1964, tôi lên Phú Nhuận, đến nhà Đặng Trọng Thịnh (bạn
cùng lớp Dự Bị Y Khoa, ỡ Phú Nhuận, em họ của BS Đỗ Thị Nhuận -Trưởng
Khu Ký Sinh Trùng Học Đại Học Y Khoa Saigon lúc bấy giờ) rồi tôi rủ Đặng
Trọng Thịnh ra Saigon chơi, đi qua đường Cường Để, vô tình đi ngang,
thấy có “hội thảo Sinh Viên Trước Hiện Tình Đất Nước”, tôi và Đặng Trọng
Thịnh bèn ghé vào xem, nhưng chỉ ngồi trên thành lan can trước cửa.
Cuộc hội thảo lúc bấy giờ do Ban Đại Diện Sinh Viên Văn Khoa do Đoàn Văn
Toại (bạn cùng học Trung Học Nguyễn Trãi hay Chu văn An với em tôi, BS
Lê Văn Thu) làm Trưởng Ban Tổ Chức. Khởi đầu, Đoàn văn Toại lên cầm
Micro nói đôi lời về hiện tình đất nước lúc bấy giờ, rồi hỏi có ai muốn
phát biểu không thì có một cô gái “có da, có thịt” tức là hơi mập, đeo
kính đen đi lên, trông thấy, tôi giật mình liền vì ban đêm mà cô này đeo
kính râm, với kinh nghiệm sống với VC tại Miền Bắc và Biến Cố Phật Giáo
biểu tình chống và lật đỗ chính quyền Ngô Đình Diệm, tôi bèn nhủ thầm:
“Chết mẹ rồi! Việt Cộng”… Cô gái khá mập ấy lên cầm microphone do Đoàn
Văn Toại trao cho và nói: “Ngày này năm ngoái, chúng ta thành lập Mặt
Trận Giải Phóng Miền Nam…”. Nghe vậy thì Đoàn văn Toại giật mình, vội
đưa tay ra giật lại microphone thì liền có 2 tiếng súng nổ. Tôi và Đặng
Trọng Thịnh nhẩy xuống khỏi lan can và không thấy gì nữa vì bọn VC đã
cúp điện để cho cô gái trốn chạy… nên chẳng trông thấy gì nữa… và cuộc
Hội Thảo đương nhiên tan vỡ… Riêng về cô gái đeo kính đen thì không biết
có phải là đảng viên cộng sản không hay chỉ là người ngây thơ bị VC
chiêu dụ và sai khiến nên khi phát biểu đã phát biểu sai. Mặt Trận Giải
Phong ma của VC đã được thành lập vào tháng 12 năm 1960 ở ngoài Hà Nội
chứ không phải vào ”năm ngoái” như cô ấy nói, tức năm 1963 (so với năm
1964 lúc bấy giờ).
Ngày hôm sau, em tôi Lê Văn Thu về và cho biết Đoàn Văn Toại là bạn học cùng lớp trung học. Sau đó, tại lớp Dự Bị Y Khoa tại Đại Học Khoa Học Saigon, chúng tôi cũng phải đối phó với một cuộc hội thảo như vậy. Bọn VC tuyên bố (lâu ngày tôi quên tên trưởng lớp lúc bấy giờ, hình như Lê Văn Bảo, tên phó là Nguyễn Văn Hưng)… “Sinh Viên chúng ta… có trách nhiệm, trước thời cuộc, trước hiện tình đất nước” (cũng quên câu phát biểu), đa số anh em sinh viên đều ngơ ngác, không biết phản ứng ra sao… Tôi ngó quanh, thấy tình trạng vậy, bèn “xâm mình” lên phát biểu: “Tôi là một người Bắc Di Cư, ở với VC từ nhỏ, biết rõ VC”… Nghe vậy thì hầu hết các bạn sinh viên trong lớp đều vỗ tay hoan hô vang dội… Tức thì, bọn VC, khoảng cỡ 10 tên nhào lên bao vây tôi… Tôi cũng không biêt phản ứng làm sao thì anh em sinh viên quốc gia cũng nhào lên, đông hơn, trong có Đặng Trọng Thịnh, bao vây tụi VC nên tụi chúng phải bỏ chạy xuống, nhờ vậy, tôi thoát được trận đòn hội chợ của VC. Sau đó, GS Dược Sĩ Trần Ngọc Tiếng (vợ là GS môn vạn vật Dương Thị Mai tại Đại Học Khoa Học lúc bấy giờ) tuyên bố cho lớp nghỉ học ngày hôm đó… Trong số sinh viên tổ chức phá rối hôm đó có một học sinh học Đệ Nhất Chu Văn An với tôi). Sau vụ đó thì Lê Văn Bảo và Nguyễn Văn Hưng biến mất khỏi lớp học. sau biến cố này, tôi và Đặng Trọng Thịnh kèo nhau lên báo Thời Luận của cụ Nghiêm Xuân Thiện, gặp ký giả Sao Biển trình bầy vấn đề nhưng ký giả Sao Biển có vẻ nhạt nhẽo, không hỏi han gì, chúng tôi biết gặp một tên “thân cộng” nên bỏ về. Sau năm 1975 (cỡ sau năm 1987), Sao Biển sang Mỹ, ở San Jose, vẫn lập trường lơ mơ, dù đã phải bỏ VC ra đi mà vẫn chẳng có một bài viết chống cộng nào, cộng tác với Hoàng Anh Tuấn, cùng một ruột vậy thôi…
Sau này, Đặng Trọng Thịnh bỏ đi học Khóa 22 Võ Bị Đà Lạt, học làm sĩ quan “hiện dịch” để đánh VC, ra Thiếu Úy, cho đến khi Miền Nam mất vào tay VC, lên tới cấp Đại Úy, bị tù cải tạo, súyt chết, hiện ở Nam California, gần khu nhà BS Đỗ Thị Nhuận…
Tóm lại, vụ tranh đấu chuyển ngữ từ tiếng Pháp sang tiếng Việt khởi đầu từ lớp Dự Bị Y Khoa của chúng tôi từ năm 1964 và lên tới năm thứ nhất Y Khoa. Lúc đầu thì đa số các giáo sư vẫn muốn duy trì chuyển ngữ tiếng Pháp, không chuyển sang tiếng Việt vì sách vở y khoa Việt Nam không có… trong đó có các giáo sư Phạm Biểu Tâm, GS Trần Anh, GS Nguyễn Hữu… Sau cú tranh đấu náo loạn ngày đó, thấy chính trị (cộng sản) xâm nhập vào trường học như vậy, GS Nguyễn Hữu bỏ chạy sang Pháp, vì GS Nguyễn Hữu ngày xưa cũng có thời theo Việt Minh, bỏ kháng chiến mà về, biết rõ chính sách khủng bố giết người của VC. Trong buổi học cuối cùng dậy lớp chúng tôi, GS Nguyễn Hữu đã nói bóng gió về tình hình chính trị nguy hiểm “tranh đấu của VC” và ra đi. Còn GS Trần Anh và Phạm Biểu Tâm vẫn ở lại. Năm 1968, VC tấn công vào nhiều nơi, mà Saigon bị nặng nhất. GS Trần Anh là người chống cộng, ngày đó được mời làm bác sĩ tại Bệnh Viện Quảng Đông, ông thấy thương binh VC bị thương đã được lén lút đưa vào Bệnh Viện Quảng Đông chữa trị, ông bèn cầm điện thoại báo cho cảnh sát (quốc gia) đến bắt. GS Trần Anh không nghĩ ra rằng VC đưa thương binh của chúng vào BV Quảng Đông chữa trị thì trong đó phải là ổ VC và Trung Cộng….
Ngày hôm sau, em tôi Lê Văn Thu về và cho biết Đoàn Văn Toại là bạn học cùng lớp trung học. Sau đó, tại lớp Dự Bị Y Khoa tại Đại Học Khoa Học Saigon, chúng tôi cũng phải đối phó với một cuộc hội thảo như vậy. Bọn VC tuyên bố (lâu ngày tôi quên tên trưởng lớp lúc bấy giờ, hình như Lê Văn Bảo, tên phó là Nguyễn Văn Hưng)… “Sinh Viên chúng ta… có trách nhiệm, trước thời cuộc, trước hiện tình đất nước” (cũng quên câu phát biểu), đa số anh em sinh viên đều ngơ ngác, không biết phản ứng ra sao… Tôi ngó quanh, thấy tình trạng vậy, bèn “xâm mình” lên phát biểu: “Tôi là một người Bắc Di Cư, ở với VC từ nhỏ, biết rõ VC”… Nghe vậy thì hầu hết các bạn sinh viên trong lớp đều vỗ tay hoan hô vang dội… Tức thì, bọn VC, khoảng cỡ 10 tên nhào lên bao vây tôi… Tôi cũng không biêt phản ứng làm sao thì anh em sinh viên quốc gia cũng nhào lên, đông hơn, trong có Đặng Trọng Thịnh, bao vây tụi VC nên tụi chúng phải bỏ chạy xuống, nhờ vậy, tôi thoát được trận đòn hội chợ của VC. Sau đó, GS Dược Sĩ Trần Ngọc Tiếng (vợ là GS môn vạn vật Dương Thị Mai tại Đại Học Khoa Học lúc bấy giờ) tuyên bố cho lớp nghỉ học ngày hôm đó… Trong số sinh viên tổ chức phá rối hôm đó có một học sinh học Đệ Nhất Chu Văn An với tôi). Sau vụ đó thì Lê Văn Bảo và Nguyễn Văn Hưng biến mất khỏi lớp học. sau biến cố này, tôi và Đặng Trọng Thịnh kèo nhau lên báo Thời Luận của cụ Nghiêm Xuân Thiện, gặp ký giả Sao Biển trình bầy vấn đề nhưng ký giả Sao Biển có vẻ nhạt nhẽo, không hỏi han gì, chúng tôi biết gặp một tên “thân cộng” nên bỏ về. Sau năm 1975 (cỡ sau năm 1987), Sao Biển sang Mỹ, ở San Jose, vẫn lập trường lơ mơ, dù đã phải bỏ VC ra đi mà vẫn chẳng có một bài viết chống cộng nào, cộng tác với Hoàng Anh Tuấn, cùng một ruột vậy thôi…
Sau này, Đặng Trọng Thịnh bỏ đi học Khóa 22 Võ Bị Đà Lạt, học làm sĩ quan “hiện dịch” để đánh VC, ra Thiếu Úy, cho đến khi Miền Nam mất vào tay VC, lên tới cấp Đại Úy, bị tù cải tạo, súyt chết, hiện ở Nam California, gần khu nhà BS Đỗ Thị Nhuận…
Tóm lại, vụ tranh đấu chuyển ngữ từ tiếng Pháp sang tiếng Việt khởi đầu từ lớp Dự Bị Y Khoa của chúng tôi từ năm 1964 và lên tới năm thứ nhất Y Khoa. Lúc đầu thì đa số các giáo sư vẫn muốn duy trì chuyển ngữ tiếng Pháp, không chuyển sang tiếng Việt vì sách vở y khoa Việt Nam không có… trong đó có các giáo sư Phạm Biểu Tâm, GS Trần Anh, GS Nguyễn Hữu… Sau cú tranh đấu náo loạn ngày đó, thấy chính trị (cộng sản) xâm nhập vào trường học như vậy, GS Nguyễn Hữu bỏ chạy sang Pháp, vì GS Nguyễn Hữu ngày xưa cũng có thời theo Việt Minh, bỏ kháng chiến mà về, biết rõ chính sách khủng bố giết người của VC. Trong buổi học cuối cùng dậy lớp chúng tôi, GS Nguyễn Hữu đã nói bóng gió về tình hình chính trị nguy hiểm “tranh đấu của VC” và ra đi. Còn GS Trần Anh và Phạm Biểu Tâm vẫn ở lại. Năm 1968, VC tấn công vào nhiều nơi, mà Saigon bị nặng nhất. GS Trần Anh là người chống cộng, ngày đó được mời làm bác sĩ tại Bệnh Viện Quảng Đông, ông thấy thương binh VC bị thương đã được lén lút đưa vào Bệnh Viện Quảng Đông chữa trị, ông bèn cầm điện thoại báo cho cảnh sát (quốc gia) đến bắt. GS Trần Anh không nghĩ ra rằng VC đưa thương binh của chúng vào BV Quảng Đông chữa trị thì trong đó phải là ổ VC và Trung Cộng….
Ngày
đó, tôi không biết gì về vụ này, cứ nghĩ đơn giản là ông chết vì hậu
quả chuyện ông đổi chiều từ chống chuyển ngữ sang ủng hộ chuyển ngữ nên
bị VC giết, ông có tên trong ngũ đầu chế 5 người mà Nguyễn Cao Kỳ chỉ
mặt, chỉ định tham gia Hội Đồng Quản Trị Trường Đại Học Y Khoa sau khi
cất chức GS Phạm Biểu Tâm. Sau gặp BS Đỗ Thị Nhuận, than thở vụ GS Trần
Anh bị ám sát (chỉ sau BS Lê Minh Trí có ít lâu), BS Đỗ Thị Nhuận bảo:
“Ông Trần Anh chết vì ông ấy cầm điện thoại gọi cảnh sát mình đến bắt
thương binh VC được đưa vào chữa trị ở bệnh viện Quảng Đông. Lúc đó tôi
mới biết và theo dư luận, cả BS Đỗ Thị Nhuận, cũng “tin là Dương Văn Đầy
(học cùng lớp y khoa với tôi) đã bắn chết GS Trần Anh… Dương Văn Đầy là
người Miền Nam, nói chuyện rất hay và tính bạo tợn, dám nói, dám làm
nên sau này, Dương Văn Đầy (sau năm, 1975) về làm Phó Chủ Tịch Ủy Ban
Nhân Dân VC quận Nhì Saigon và bị chết. Tôi nghĩ là Dương Văn Đầy đã bị
ám sát chết vì sau khi biết rõ VC là gì, Dương Văn Đầy đã nói ra miệng,
chống đối VC nên bị VC thanh toán chứ không phải chết bệnh vì Dương Văn
Đầy chết, VC chẳng có một lời thương tiếc, tưởng niệm nào… Còn vụ BS Lê
Minh Trí, Tổng Trưởng Giáo Dục bị giết chết là vì ông ra lệnh ngưng
chuyện cho thanh niên du học ngoại quốc (đa số là tìm cách trốn quân
dịch) và dư luận xôn xao và chống đối, chửi rủa dữ dội, nên tôi nghĩ là
BS Lê Minh Trí sẽ khó sống… vì lúc đó Miền Nam chưa biết cộng sản là gì,
hoạt động cho cộng sản nhiều lắm (chợt nhớ câu “ra ngõ là gặp VC”,
không phải “ra ngõ gặp anh hùng” như VC thường nói).
Lớp Y Khoa của tôi gặp rất nhiều sóng gió, tổn thất rất nhiều: Đầu tiên là Lê văn Bảo, Nguyễn Văn Hưng bỏ đi mất tích, còn cô thủ quỹ thì bỏ y khoa, học nha khoa, người chết đầu tiên là Lê Văn Quý, đang chạy xe gắn máy Honda đằng sau trường Y Khoa, thì một bà Tầu từ trên lề bước xuống, không trông trức dòm sau, Lê Văn Quý đụng vào bà, Lê Văn Quý ngã, bị thương bể đầu chết, năm thứ 2 thì có Trần Quốc Chương bị VC giết, ném từ trên lầu Khu Sinh Hóa của BS Bùi Duy Tâm xuống, chết vì bể xương sọ… Sau này, Vũ Thị Manh Nha, học cùng lớp, cháu của BS Hải Quân Phạm Vận, chỉ huy phó rồi chỉ huy trưởng Trường Quân Y của chúng tôi, có lần học trong lớp, Manh Nha ngồi cạnh tôi mới hỏi tôi có biết tại sao anh Trần Quốc Chương bị giết chết không? Tôi bảo không biết, Manh Nha mới kể cho biết vì “Trần Quốc Chương nghe VC tuyên truyền, theo ra khu, sau thấy VC không được, nên bỏ về, không theo VC nữa, nên VC giết để bịt miệng, bảo vệ đường dây liên lạc với VC ngoài khu”… BS Vũ Thị Manh Nha sau này cũng chết sớm, em tôi Lê Văn Thu cho biết và không biết vì lý do gì… Vũ Thị Manh Nha chết rất trẻ, dù trẻ hơn tôi, thua tôi nhiều tuổi… Trần Quốc Chương học lớp tôi, chết khi vào Khu Sinh Hóa có việc gì đó, trước giờ phải vào thi 2 môn Ký Sinh Trùng Học (BS Đỗ Thị Nhuận), Vi Trùng Học (BS Vũ Quí Đài) (giảng đường I). Lúc đó 2 ông bà Đỗ Thị Nhuận, Vũ Quí Đài đang sửa soạn phòng thi. Chuyện mà có người bảo Trần Quốc Chương đang là nội trú bị giết (đổ thừa cho Phái Bộ Viện Trợ Y Khoa Mỹ là sai hoàn toàn). Trần Quốc Chương lúc đó mới học năm thứ II Y Khoa, chưa học đến năm thứ IV, làm sao mà là Nội Trú được... Gia Đình Trần Quốc Chương, tức gia đình ông Trần Thúc Linh (thẩm phán Tối Cao Pháp Viện, thời ông Nguyễn Văn Thiệu và Nguyễn Cao Kỳ). Gia đình ông Trần Thúc Linh có lần đổ thừa cho Nguyễn Cao Kỳ ám sát Trần Quốc Chương là không đúng, và theo lời Vũ Thị Manh Nha là Trần Quốc Chương bị VC dụ ra khu, chán VC, bỏ VC, về, bị VC giết bịt miệng, bảo vệ đường dây liên lạc ra khu của chúng là đúng…
Hôm
Trần Quốc Chương bị ném từ trên lầu Sinh Hóa của BS Bùi Duy Tâm xuống
là đúng, lúc đó, khoảng 8 giờ kém 5 phút, chúng tôi còn phải đứng chờ
ngoài cửa Giảng Đường I vì bên trong 2 vị GS Đỗ Thị Nhuận & Vũ Quí
Đài sửa soạn phòng thi chưa xong, nên chung tôi chưa được vào lớp, vô
tình chứng kiến cảnh Trần Quốc Chương đau đớn, lăn lộn trên nền xi-măng.
Hôm đó, tôi chỉ nghe tiếng huỵch như con vật nào rơi từ trên cao xuống,
bỗng nghe tiếng một bạn gái (tiếng quen lắm, không biết của Đỗ Thị Như
Hồng (hiện ở San Jose) hay Nguyễn Thị Song Song (hiện không biết ở đâu),
bảo anh Chương té rồi. Tôi vội chạy ra xem thì thấy cảnh Trần Quốc
Chương đang lăn lộn đau đớn trên sàn xi măng lối đi, và GS Khoa Trưởng
Đặng Văn Chiếu (bố của BS Đặng Văn Chất, cùng lớp) đang săn sóc cho
Chương (vì GS Chiếu làm khoa trưởng nên phải vào sớm, trước 8 giờ sáng)
nên đã thấy và săn sóc cho Chương. Còn BS Bùi Duy Tâm nguồn gốc thế nào,
tôi không biết, nhưng theo BS Đỗ Thị Nhuận, thì Bùi Duy Tâm quê làng
Hành Thiện, là em họ Trường Chinh Đặng Xuân Khu, con bà cô của Đặng Xuân
Khu… Sau khi sang Mỹ, BS Bùi Duy Tâm mở phòng mạch tại San Francisco,
còn bà vợ mở phòng nha khoa cũng tại San Francisco, có con là nha sĩ Bùi
Duy Thiện, mở phòng mạch Nha Khoa tại San Jose. Bùi Duy Thiện là con rể
của BS Nguyệt Mehlert, là học trò của BS Bùi Duy Tâm, khi ông Bùi Duy
Tâm mở trường Đại Học Y Khoa Tư Thục Minh Đức ở Saigon, mà Nguyệt
Mehlert (ca sĩ Thu Hà, nhóm “3 Trái Táo” ở Saigon ngày đó) là học trò,
cùng khóa BS Trần Quốc Thanh, cả 2 người đến San Jose sau này. Khi BS
Bùi Duy Tâm về Việt Nam, tính mở Đại Học Y Khoa Thăng Long ở Hà Nội, bị
bọn VC bắt đánh què chân, sang Mỹ, họp mặt Hội Y Sĩ Việt Nam Bắc
California, BS Bùi Duy Tâm và bà vợ có đến dự, nhưng không học trò hay
bạn nào dám đến ngồi cùng, tôi vẫn dẫn nhà tôi đến ngồi cùng bàn, ý muốn
nghe ông Bùi Duy Tâm có nói gì không, nhưng ông bà đều im lặng, sau đó,
không thấy bà ấy đi dự họp mặt Hội Y Sĩ Bắc California nữa, rồi nghe
tin bà mất ít lâu sau… Nay thì GS Bùi Duy Tâm đã về Việt Nam mở trường Y
Khoa Thăng Long tại Tiền Giang hay Hậu Giang gì đó. BS Trần Văn Nam có
cho biết nhưng tôi không nhớ chính xác…Lớp Y Khoa của tôi gặp rất nhiều sóng gió, tổn thất rất nhiều: Đầu tiên là Lê văn Bảo, Nguyễn Văn Hưng bỏ đi mất tích, còn cô thủ quỹ thì bỏ y khoa, học nha khoa, người chết đầu tiên là Lê Văn Quý, đang chạy xe gắn máy Honda đằng sau trường Y Khoa, thì một bà Tầu từ trên lề bước xuống, không trông trức dòm sau, Lê Văn Quý đụng vào bà, Lê Văn Quý ngã, bị thương bể đầu chết, năm thứ 2 thì có Trần Quốc Chương bị VC giết, ném từ trên lầu Khu Sinh Hóa của BS Bùi Duy Tâm xuống, chết vì bể xương sọ… Sau này, Vũ Thị Manh Nha, học cùng lớp, cháu của BS Hải Quân Phạm Vận, chỉ huy phó rồi chỉ huy trưởng Trường Quân Y của chúng tôi, có lần học trong lớp, Manh Nha ngồi cạnh tôi mới hỏi tôi có biết tại sao anh Trần Quốc Chương bị giết chết không? Tôi bảo không biết, Manh Nha mới kể cho biết vì “Trần Quốc Chương nghe VC tuyên truyền, theo ra khu, sau thấy VC không được, nên bỏ về, không theo VC nữa, nên VC giết để bịt miệng, bảo vệ đường dây liên lạc với VC ngoài khu”… BS Vũ Thị Manh Nha sau này cũng chết sớm, em tôi Lê Văn Thu cho biết và không biết vì lý do gì… Vũ Thị Manh Nha chết rất trẻ, dù trẻ hơn tôi, thua tôi nhiều tuổi… Trần Quốc Chương học lớp tôi, chết khi vào Khu Sinh Hóa có việc gì đó, trước giờ phải vào thi 2 môn Ký Sinh Trùng Học (BS Đỗ Thị Nhuận), Vi Trùng Học (BS Vũ Quí Đài) (giảng đường I). Lúc đó 2 ông bà Đỗ Thị Nhuận, Vũ Quí Đài đang sửa soạn phòng thi. Chuyện mà có người bảo Trần Quốc Chương đang là nội trú bị giết (đổ thừa cho Phái Bộ Viện Trợ Y Khoa Mỹ là sai hoàn toàn). Trần Quốc Chương lúc đó mới học năm thứ II Y Khoa, chưa học đến năm thứ IV, làm sao mà là Nội Trú được... Gia Đình Trần Quốc Chương, tức gia đình ông Trần Thúc Linh (thẩm phán Tối Cao Pháp Viện, thời ông Nguyễn Văn Thiệu và Nguyễn Cao Kỳ). Gia đình ông Trần Thúc Linh có lần đổ thừa cho Nguyễn Cao Kỳ ám sát Trần Quốc Chương là không đúng, và theo lời Vũ Thị Manh Nha là Trần Quốc Chương bị VC dụ ra khu, chán VC, bỏ VC, về, bị VC giết bịt miệng, bảo vệ đường dây liên lạc ra khu của chúng là đúng…
Có một số người nhầm vụ BS Trần Anh và Trần Quốc Chương là do Phái Bộ Y Tế Hoa Kỳ “tranh chấp lập trường Pháp Mỹ mà giết những người theo Pháp”.
Không! Không phải như vậy, các vị này chỉ nhìn thấy 2 phía Mỹ, Pháp mà quên Việt Cộng, cứ coi như Việt Cộng không có hiện hữu và giết người khủng bố lúc đó…
BS Lê Văn Sắc
Monday, January 21, 2019
‘Tấm thảm chùi chân’ của những ông chủ XHCN - VOA Tiếng Việt
Một trong những “tội” lớn nhất của người dân Lộc Hưng (Tân Bình, TP. HCM) là nghèo! Quá nghèo! “Nghèo thấy thảm!” – như người ta thường nói. Khu đất của họ sẽ được tránh xa nếu họ là thành phần “cán bộ” hoặc những kẻ đủ giàu để “chạy thuốc” nhằm biến những căn biệt thự xây trái phép thành hợp pháp. Người nghèo là vấn đề xã hội không quốc gia nào không đối diện nhưng người nghèo Việt Nam không chỉ là những thân phận thiếu ăn thiếu mặc. Họ còn là tấm thảm để những bàn chân XHCN chùi xuống không thương tiếc cùng với vẻ mặt dối trá ma mãnh hất lên: “Đảng và Nhà nước luôn chăm lo cho người nghèo”!
Chưa bao giờ người dân bị lừa bịp công khai bằng những “thống kê” cho thấy xã hội ngày càng ít người nghèo bằng lúc này. Tại phiên họp thứ 27 ngày 17-9-2018, dưới sự điều hành của Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân, báo cáo kết quả hai năm thực hiện Nghị quyết số 76/2014/QH13 của Quốc hội về đẩy mạnh thực hiện “mục tiêu giảm nghèo bền vững” đến năm 2020 đã được công bố, như một bằng chứng xác nhận thành tích của nhà cầm quyền: tính đến cuối năm 2018, tỷ lệ hộ nghèo cả nước còn dưới 6%. Cụ thể, từ 2015-2017, tỷ lệ hộ nghèo bình quân cả nước giảm 1,59%/năm, đạt vượt so với mục tiêu đề ra là từ 1-1,5%/năm. Thời điểm hiện tại, theo Tạp chí Đảng Cộng sản (14-11-2018), hiện cả nước có hơn 1,9 triệu hộ nghèo (chiếm 8.23% tổng hộ dân toàn quốc) và hơn 1,3 triệu hộ cận nghèo (5.41%)…
Những con số tỷ lệ “thoát nghèo” không nói lên hết thực trạng. Các báo cáo, trung thực hay không, không cho thấy thực tế rằng, khái niệm “nghèo” ở đây đã vượt qua những định nghĩa thông thường về nghèo. Nó không chỉ liên quan cái ăn cái mặc hay những điều kiện cần có để được cơm no áo ấm. Chẳng “hội thảo” về “chiến lược” xóa nghèo “bền vững” nào đề cập đến tình trạng người nghèo đang bị tống dạt tàn nhẫn ra bên lề phát triển, và đặc biệt, người nghèo đang trở thành nhóm đối tượng được nhắm đến để hy sinh cho cái gọi là phát triển.
Chính quyền khoan vội tự hào thành tích xóa đói giảm nghèo, vì chính quyền, trong không ít trường hợp, là thủ phạm tạo ra nghèo đói. Một ví dụ: nhân danh “phát triển”, người ta đã giải tỏa vô số đất đai và cho rằng đó là điều không thể tránh đối với bất kỳ quốc gia nào trên con đường xây dựng đất nước. Điều này được thực hiện không chỉ từ “chủ trương chính sách” mà còn từ sự tùy tiện cùng sự ăn chia của các chính quyền địa phương với lớp nhà giàu mới nổi được hình thành thông qua các quan hệ. Điều đáng ghi nhận là người ta luôn “né” các khu đất nằm dưới “sở hữu” “cán bộ” hoặc thành phần lắm tiền nhiều của, dù “phạm luật” lấn chiếm trái phép hay không. Chẳng cần đi đâu xa, thử đến khu vực quanh sân bay Tân Sơn Nhất, ai cũng có thể thấy điều sờ sờ này. Hơn ai hết, những gia đình nạn nhân bị giải tỏa oan ở Thủ Thiêm có thể kể ra tại sao và từ đâu mà họ trở thành nghèo khổ vô gia cư.
Người nghèo Việt Nam ngày nay không chỉ là những gương mặt khổ cực lam lũ. Hình ảnh đó có thể thấy ở tất cả bức tranh xã hội thế giới. Ở bất kỳ giai đoạn nào Việt Nam cũng có những “chị Dậu”, tuy nhiên, “kiếp nghèo” của “chị Dậu” ngày xưa khác với thân phận của “chị Dậu XHCN” trong thời đại “rực rỡ”. Nếu cảnh nghèo trước khi “cách mạng về” và “đời ta có Đảng” là hình ảnh một xã hội chưa phát triển thì cảnh nghèo ngày nay còn được chồng lên ngổn ngang những dối trá ngụy biện để che đậy và lấp liếm các khiếm khuyết của vô số chính sách bất công biến người nghèo thành nạn nhân trực tiếp và hứng chịu thê thảm nhất trong tất cả các nhóm đối tượng-tầng lớp xã hội. “Trẻ nguy kịch, vẫn phải đóng tiền mới được cấp cứu” (Tuổi Trẻ 29-7-2016) – đó là tựa một bài báo nói lên sự bi đát cùng cực của thân phận người nghèo thời nay.
Chết-không-có-hòm-chôn là một hình ảnh nghèo khổ khốn khó tận cùng. Nhưng sống-không-có-nhà-ở không chỉ là bức tranh của những mảnh đời rách rưới. Nó tố cáo rất rõ những “sai lầm” được thực thi một cách cố tình của các “chính sách phát triển” nói chung. Phát triển gần như luôn đi đôi với sự xuất hiện những nghịch lý nhưng nghịch lý nào mỉa mai cho bằng hình ảnh: từ “tâm thế” những kẻ không có “miếng đất cắm dùi”, như thời “tiền cách mạng”, những ông chủ XHCN ngày nay hăm hở lao vào giành đất “cắm dùi” của những người nghèo “tận cùng bằng số”, và liền ngay sau đó dựng lên tấm băng rôn đỏ chói: “Đảng và Nhà nước luôn chăm lo cho người nghèo”!
Những con số thống kê, những phát biểu “xúc động” và những chiến dịch “nhắn tin ủng hộ người nghèo”, ngoài việc để mị dân, sẽ không mang lại giải pháp nào để xóa bỏ nghịch lý và bất công, nếu không đề cập và không giải đáp được những câu hỏi mà người nghèo nào cũng thấy: nhờ đâu mà “đám chính quyền” trở nên giàu có khủng khiếp đến vậy! Rất khó có thể thuyết phục được rằng chính quyền đang thành công trong các chính sách xóa đói giảm nghèo, một khi quan chức địa phương vẫn đua nhau ăn chặn ngân sách dành cho người nghèo. Càng khó có thể tin “Đảng và Nhà nước” chia sẻ khó khăn với người nghèo trong khi “người” của “Đảng và Nhà nước” là những trường hợp “mẫu mực” của việc làm giàu bằng “buôn chổi đót”.
Người nghèo không chỉ túng thiếu khổ cực. Họ là nạn nhân đầu tiên và trực tiếp của tất cả “cặn bã” lắng xuống của những hào nhoáng giả tạo sinh ra từ một mô hình phát triển, mỉa mai thay, dựa trên lý thuyết “xóa bỏ bất bình đẳng”. “Bắt cả trẻ đang bú đóng tiền xây dựng nông thôn mới” (Zing 1-7-2018) – đây không phải là câu chuyện giới hạn trong phạm vi đói nghèo. Nó là vấn đề liên quan đến thể chế và các chính sách tạo ra những người nghèo theo cách chưa từng có trong lịch sử phát triển xã hội Việt Nam. Người nghèo đang “lãnh đủ” mọi thứ tệ hại nhất và họ hoàn toàn không có “quyền” để chọn lựa. Ai đó có thể chọn siêu thị mua thực phẩm an toàn, chọn trường học tốt cho con, chọn bệnh viện “xịn” thậm chí ở nước ngoài... Trong khi đó, người nghèo chỉ có thể uống ly trà đá mà họ đủ tiền mua; chỉ có thể gửi trẻ vào trường mẫu giáo nơi có thể có cô giáo trấn nước con họ; chỉ có thể vào bệnh viện công nhếch nhác nằm vật vờ trên những hành lang bẩn thỉu. Cầm chén cơm, họ đủ “kiến thức tổng quát” để nói với nhau về nguồn thức ăn nhiễm độc. Họ sợ lắm. Họ không muốn chết sớm vì ung thư trước khi lo cho con vào đại học hoặc trước khi gửi tiền về quê cho bố mẹ sửa nhà. Tuy nhiên, họ vẫn phải nuốt. Họ không có chọn lựa nào khác.
Khoảng cách giàu-nghèo ngày càng giãn rộng đang trở thành vấn đề rất lớn. Dù vậy, những đứa trẻ nằm co quắp ở mái hiên các cao ốc lộng lẫy chưa đủ để nói hết thảm cảnh của khoảng cách giàu nghèo. Bằng thế nào một chữ ký nhoáy trong vài giây có thể mang lại những khoản tiền kếch sù, mà người ta làm cả đời không tích cóp nổi, mới là “nghịch lý giàu nghèo” đang diễn ra trên khắp đất nước này. Người ta đang tung hô những tỷ phú như Phạm Nhật Vượng. Người nghèo không thể so với tỷ phú. Tất nhiên. Người nghèo thậm chí cũng không thể so nổi với tầng lớp thấp hơn “đẳng cấp tỷ phú” nhiều lần. Thật không bình thường khi có những viên chức tép riêu vẫn dư tiền cho con đi du học Mỹ (như một tay Phó Công an phường ở một quận ở TP. HCM mà tôi biết). Có chính sách “xóa đói giảm nghèo” nào có thể giúp người nghèo có nhiều chọn lựa hơn, như tay công an kia?
Có quá nhiều đường nét không bình thường trên bức tranh giàu nghèo hiện nay. Tỷ lệ nghèo đói, được công bố, “đang giảm” nhưng người nghèo có thể thấy mọi nơi, ngày càng nhiều. Người nghèo ở mọi miền, mọi đô thị, mọi tỉnh thành… nhưng họ “ở đâu” trên bản đồ phát triển của đất nước? Họ đang bị hất dạt ra bên lề. Họ là cái bóng đen lặng lẽ bên cạnh những tòa nhà sáng rực. Họ là viên đá lót đường cho những chiếc xe siêu sang của đại gia tư bản Đỏ. Họ là nạn nhân của những chữ ký nguệch ngoạc “chứng nhận” họ bị mất đất và mất nhà. Họ là tấm thảm chùi chân của những ông chủ XHCN, trong lịch sử, vốn xuất thân từ nghèo khổ bần cùng. Trong tất cả những điều không bình thường khi nói về bức tranh giàu nghèo của xã hội ngày nay thì đây là điều không bình thường và mỉa mai bậc nhất!
Mạnh Kim
QUỐC CA VIỆT NAM- Này Công Dân Ơi Đứng Lên đáp lời sông núi
Này Công Dân ơi! Quốc gia đến ngày giải phóng.[4]
Đồng lòng cùng đi hy sinh tiếc gì thân sống.
Vì tương lai Quốc Dân, cùng xông pha khói tên,
Làm sao cho núi sông từ nay luôn vững bền.
Dù cho thây phơi trên gươm giáo,
Thù nước, lấy máu đào đem báo.
Nòi giống lúc biến phải cần giải nguy,
Người Công Dân luôn vững bền tâm trí.
Hùng tráng quyết chiến đấu làm cho khắp nơi
Vang tiếng người nước Nam cho đến muôn đời!
Công Dân ơi! Mau hiến thân dưới cờ!
Công Dân ơi! Mau làm cho cõi bờ
Thoát cơn tàn phá, vẻ vang nòi giống
Xứng danh nghìn năm dòng giống Lạc Hồng!
Đọc báo mạng chúng ta thường bắt gặp một số người, trong cũng như ngoài
nước, thắc mắc là tại sao Việt Nam Cộng Hòa cũng như cộng đồng người
Việt Quốc gia Hải Ngoại lại lấy bài hát của nhạc sĩ Lưu Hữu Phước, một
đảng viên Cộng Sản, làm bài Quốc Ca?Đồng lòng cùng đi hy sinh tiếc gì thân sống.
Vì tương lai Quốc Dân, cùng xông pha khói tên,
Làm sao cho núi sông từ nay luôn vững bền.
Dù cho thây phơi trên gươm giáo,
Thù nước, lấy máu đào đem báo.
Nòi giống lúc biến phải cần giải nguy,
Người Công Dân luôn vững bền tâm trí.
Hùng tráng quyết chiến đấu làm cho khắp nơi
Vang tiếng người nước Nam cho đến muôn đời!
Công Dân ơi! Mau hiến thân dưới cờ!
Công Dân ơi! Mau làm cho cõi bờ
Thoát cơn tàn phá, vẻ vang nòi giống
Xứng danh nghìn năm dòng giống Lạc Hồng!
Để góp phần giải tỏa phần nào các thắc mắc, trước hết, nên tìm hiểu lai lịch khá đặc biệt của bài hát danh tiếng này:
Nửa đầu thế kỷ cả Đông Dương thuộc Pháp (Việt-MIên-Lào) chi có một đại học mang tên ĐẠI HỌC ĐÔNG DƯƠNG (UNIVERSITÉ de L'INDOCHINE) tại Hà Nội. Hồi năm 1940 có khoảng 800 sinh viên theo học ở đây, bao gồm phân nửa là sinh viên Việt Nam, còn lại là các sinh viên Miên-Lào-Pháp có cả một ít sinh viên Tầu và một ít sinh viên Đông Nam Á nữa. Thời đó chỉ có con nhà khá giả mới có tiền lên đại học, nhất là phải đi học xa nhà. Nói chung, hầu hết sinh viên chỉ lo "giật" lấy mảnh bằng để sau này có địa vị và tiền bạc theo nguyện vọng của cha mẹ và gia đình họ. Tuy nhiên vẫn có một số sinh viên biết đặt dân tộc và đất nước lên trên quyền lợi lộc và vật chất và công danh, sự nghiệp bản thân.Do đã lĩnh hội được tư tưởng khai phóng và tinh thần cách mạng Pháp, họ hiểu về quyền lợi căn bản của người dân, như các quyền bình đẳng, tự do ngôn luận, tự do hội họp, tự do đi lại và hiểu thế nào là chế độ thực dân, là áp bức bóc lột, là độc lập, tự do, dân chủ cho nen họ đã đem những kiến thức mới mẻ ấy để nâng nhiệt tình yêu nước của chính mình lên một bước trưởng thành mới; sau đó, họ dùng báo chí, ca, kịch, để khơi dậy lòng ái quốc và thúc dục đồng bào đứng lên chống lại thực dân Pháp, dành lại độc lập cho nước nhà.
Một điều khá thú vị là những sinh viên có hoạt động văn hóa, văn nghệ hăng say đều đặn nhất là những sinh viên từ Miền Nam ra học tại Hà Nội, như Lưu Hữu Phước, Nguyễn Tôn Hoàn, Mai Văn Bộ, Nguyễn Văn Tiểng, Trần Văn Khê, Phan Thanh Hòa, Đặng Ngọc Tốt, Nguyễn Thành Nguyên, Nguyễn Tú Vinh, Nguyễn Văn Thiêm, Hồ Văn Huệ, Nguyễn Mỹ Ca, Phan Thị Bình, Nguyễn Thị Thiều. Xuất sắc nhất trong các sinh viên hoạt động văn nghệ thời đó là sinh viên Lưu Hữu Phước. Một mình sinh viên Lưu Hữu Phước đã sang tác ra nhiều bài hát ái quốc vượt thời gian như Tiếng Gọi Sinh Viên, Người Xưa Đâu Tá, Bạch Đằng Giang (lời Mai Văn Bộ), Ải Chi Lăng (lời Mai Văn Bộ ), Hội Nghị Diên Hồng, Hát Giang Trường Hận (Hồn Sĩ Tử), Xếp Bút Nghiên. Đây là những bài hát có tính cách lich sử làm bừng dậy tình yêu quê hương đất nước.
Bài hát Sinh Viên Hành Khúc (La march des Étudiants) là một bài hát có lich sử rất đặc biệt. Bài được sáng tác năm 1939, nhạc của Lưu Hữu Phước, lời Pháp của Lưu Hữu Phước và Mai Văn Bộ và được chọn là bài hát của Câu Lạc Bộ Học Sinh Petrus Ký (chưa tìm thấy lời tiếng Pháp đầu tiên này). Từ khi ra đời, phần nhạc của bài hát không thay đổi nhưng phần lời được tác giả lần lượt sửa chữa, do các sinh viên và sau này được sửa chữa coi như mới hẳn theo mục tiêu và chính kiến khác nhau của các tập thể chọn lựa bài hát này. Bài hát cũng mang tên khác nhau như là: Sinh Viên Hành Khúc, Tiếng Gọi Sinh Viên, Tiếng Gọi Thanh Niên, Quốc Dân Hành Khúc, Tiếng Gọi Công Dân.
Trước hết, theo Ts Trần Quang Hải và Báo Chuông Việt thi nhạc sĩ Lưu Hữu Phước đã đặt lời tiếng Việt đầu tiên cho bài hát vào năm 1940, hồi còn là học sinh ở Sàigòn với câu mở đầu: "Này anh em ơi! Chúng ta kết đoàn hùng tráng. Đồng lòng cùng nhau, ta đi kiếm nguồn tươi sáng". Khi ra Đại Học Đông Dương Hà Nội, khoảng 1940 - 1941, ông lại sửa chữa đôi chút với câu mở đầu: "Nào anh em ơi! Tiến lên đến ngày giải phóng. Đồng lòng cùng nhau ta đi sá gi thân sống" và đặt tên cho bài hát là "Sinh Viên Hành Khúc" (Nguyễn Vĩnh Tráng). Từ chỗ ít người biết đến, một nhóm sinh viên đem ra hát công khai trong những buổi đi cắm trai hay đi viếng những địa danh lịch sử. Và vì phần lời bằng tiếng Việt lúc đầu còn " thô kệch:, lại bị Sở Mật Thám Pháp làm khó dễ do nội dung thôi thúc sinh viên đứng lên đấu tranh giải phóng đất nước cho nên các bạn sinh viên đã phải sửa chữa lời cho trôi chẩy hơn cũng như "đấu tranh" với cơ quan kiểm duyệt để bài hát trở thành hợp pháp và sau đó họ được Tổng Hội Sinh Viên Đông Dương ( Association Générant Des Étudiants Indochinois, viết tắt là A.G.E.I. ) chọn với danh xưng là "Sinh Viên Hành Khúc" hay "Tiếng Gọi Sinh Viên" mở đầu bằng: "Này sinh viên ơi! Đứng lên đáp lời sông núi. Đồng lòng cùng đi, đi đi mở đường khai lối". Việc các sinh viên thuộc Tổng Hội Sinh Viên phân công soạn ra phần lời cho bài Sinh Viên Hành Khúc được Gs Nguyễn Ngọc Huy thuật lại với khá nhiều chi tiết. Theo ông: chiều ngày 15 tháng 3 năm 1942, Tổng Hội Sinh Viên tại Đại Giảng Đường của Viện Đại Học một buổi hát để lấy tiền giúp các bệnh nhân nghèo tại các bệnh viện được dùng làm nơi thực tập cho các sinh viên Khoa Y Dược. Nhân dịp này Tổng Hội Sinh Viên muốn tung ra một bài hát đặc biệt để làm bài hát chính thức của Tổng Hội. Trương ban âm nhạc của Tổng Hội lúc đó là sinh viên Nguyễn Tôn Hoàn thấy nhạc điệu của bài La March des Étudiants của Sv Lưu Hữu Phước "có tính cách khích động tinh thần đấu tranh hơn hết" nên đã chọn làm phần nhạc của bài hát chính thức của Tổng Hội Sinh Viên lấy tên là "Sinh Viên Hành Khúc" và giao cho một Ủy ban soạn lời cho bản nhạc này. Ủy ban gồm có sinh viên Đặng Ngọc Tốt, Mai Văn Bộ, Nguyễn Văn Tiểng, Nguyễn Thành Nguyên, Phan Thanh Hòa, Hoàng Xuân Nhị. Sau buổi trình diễn chiều ngày 15 tháng 3 năm 1942 thành công mỹ mãn bài Sinh Viên Hành Khúc được công nhận là bài hát chính thức của Tổng Hội Sinh Viên Đại Học Đông Dương. Từ đó các sinh viên trong Ban Âm Nhạc tiếp tục phổ biến cho công chúng Hà Thành trong những buổi trình diễn tại Rạp Olympia qua tiếng hát xuất sắc của hai sinh viên Phan Thị Bình và Nguyễn Thị Thiều, hai sinh viên này cũng từ Miền Nam ra Hà Nội hoc nghành Nữ Hộ Sinh (Écoles des Sage-Femmes) tại Bệnh Viện René Robin.
Nhân ngày Giỗ Tổ Hùng Vương năm 1942, bài hát Sinh Viên Hành Khúc lại được các sinh viên Đại Học Đông Dương ca lên hùng tráng dưới chân núi Nghĩa Lĩnh (Việt Trì, Tỉnh Phú Thọ), nơi tọa lạc Đền Hùng. Sau Hà Nội các sinh viên đã đưa Sinh Viên Hành Khúc trở lại Miền Nam để trinh diễn tại nhà hát lớn Sàigòn và được công chúng hoan nghênh nhiệt liệt.
Sau buổi trình diễn ca nhạc tại Đại Giảng Đường trương đại học ngày 15 tháng 3 năm 1942, mùa Hè năm đó, Tổng hội Sinh Viên lại tổ chức lễ mãn khóa cho các sinh viên tốt nghiệp tại nhà hát lớn Hà Nội có Toàn Quyền Đông Dương Decoux (Le Gouverneur Général de L'Indochine) và nhiều viên chức người Pháp đến dự. Lễ khai mạc bắt đầu, tất cả mọi người đứng lên nghiêm chỉnh, ban nhac Hải Quân Pháp (Orchestra de La Marine) trổi bài Quốc Ca Pháp La Marseillais. Tiếp ngay sau đó, ban nhạc cử bài La March des Étudiants, nhạc tấu hùng tráng, lôi cuốn, hớp hồn khiến Toàn Quyền Pháp và cử tọa vẫn đứng nghiêm như đang chào Quốc Kỳ của một Quốc Gia. Nghi lễ khai mạc trang trọng chấm dứt, chương trình văn nghệ mới bắt đầu.
Bs Nguyễn Lưu Viên, cựu sinh viên của Đại Học Đông Dương, cũng kể về một buổi lễ diễn ra tương tự vào ngày mùng 3 tháng 3 năm 1945, chỉ có 6 ngày chính quyền thực dân Pháp ở Việt Nam bị quân Nhật đảo chính ngày mùng 9 tháng 3 năm 1945 (Bs Nguyễn Lưu Viên, Những Kỷ Niệm với Bài Quốc Ca của Việt Nam Cộng Hòa, tập san Y Si tháng 4 năm 2008). Đến năm 1945, tổ chức Thanh Niên Tiền Phong ra đời ở Miền Nam, họ cũng chọn bài này là là bài hát chính thức của tổ chức và lấy tên là Thanh Niên Hành Khúc hay Tiếng Gọi Thanh Niên. Khi bài hát Thanh Niên Hành Khúc thì thay hai chữ "Sinh Viên" thành Thanh Niên" mà thôi.
Sau khi vua Bảo Đại thoái vị, ngày 30 tháng 8 năm 1945, Hồ Chi Minh có đưa cựu hoàng ra Hà Nội và phong cho ông chức Cố Vấn; nhưng đến ngày 16 tháng 3 năm 1946, ông Hồ "cho" Cựu Hoàng tháp tùng phái đoàn Nghiêm Kế Tố đi du lich Nam Kinh, rồi ông khuyên Cựu Hoàng nên ở lại Tầu. Vì thế Cựu Hoàng mới đi Côn Minh sau đó tới Hồng Kông.
Năm 1947, Pháp muốn dùng con bài Bảo Đại và nhiều cuộc tiếp xúc, nhiều cuộc vận động chính trị diễn rabận rộn suốt năm 1947, trong một cuộc hội nghị tại Hồng Kông do Cựu hoàng Bảo Đại triệu tập, có sự tham dự của một số nhân sĩ và đại diện các tôn giáo, các đảng phái, Bs Nguyễn Tôn Hoàn đã đề nghị lấy bài hát Thanh Niên Hành Khúc của Ns Lưu Hữu Phước làm bài Quốc Ca của Quốc Gia Việt Nam và đổi thành Quốc Dân Hành Khúc hay Tiếng Gọi Công Dân. Hội nghị đã chấp thuận, khi chính phủ Nguyễn Văn Xuân ra đời tại Sàigòn mùng 02 tháng 6 năm 1948, bài Tiếng Gọi Công Dân nghiễm nhiên trở thành bài Quốc Ca.. Đến tời Đệ Nhất Cộng Hòa, Quốc Hội Lập Hiến khai mạc vào tháng 03 năm 1956, một trong những nhiệm vụ của Quốc Hội Lập Hiến là chọn Quốc Kỳ và Quốc Ca. Một số nhạc sĩ đã tham dự thi tuyển Quốc Ca như nhạc sĩ Phạm Duy với Chào Mừng Việt Nam, Hùng Lân với hai bài Nhân Dân Cách Mạng Việt Nam và Việt Nam Minh Châu Trời Đông, Ngô Duy linh với bài Một Trời Sao, Ngọc Bích và Thanh nam vơi bài Suy Tôn Ngô Tổng Thống (xem Biển Nhớ, Quốc Ca Việt Nam ra đời như thế nào. Dactrung.com). Mặc dù bài hát Việt Nam minh Châu Trời Đông của nhạc sĩ Hùng Lân được coi là sáng giá và đã từng được Quốc Dân Đảng dùng lam Đảng Ca năm 1945 nhưng cuối cùng Quốc Hội Lập Hiến lại chọn bài Quốc Ca mà chính phủ Nguyễn Văn Xuân (và cả chính Nguyễn Văn Tâm) đã chọn trước đó mà ra lệnh cho Đài Phát Sàigòn giữ nguyên phần nhạc nhưng phải sửa lời ca cho phù hợp với giai đoạn mới và vận hội mới của đất nước, cũng lấy tên là Tiếng Gọi Công Dân.
Ngày 30 tháng 4 năm 1975, Việt nam Cộng Hòa sụp đổ, người ta lấy lại tên cũ cũng như phần lời của bài Tiếng Gọi Thanh Niên như thời Thanh Niên Tiền Phong 1945. Chẳng riêng gì giới trẻ ngày nay, mà cả những người dân Miền Bắc, nhất các đảng viên Cộng Sản đều không hiểu nổi, tai sao Miền Nam Tự Do có thiếu gì nhạc sĩ tài ba, thiếu gì những bài hát hay với đầy đủ ý nghĩa, mà lại lấy ngay một bài hát của anh Cộng Sản Lưu Hữu Phước để làm Quốc Ca ?
Chính nhạc sĩ Lưu Hữu Phước từ năm 1949 đã viết thư kịch liệt phản đối mạnh mẽ về việc này và sau đó trong thời chiến tranh nhạc sĩ Lưu Hữu Phước từ Hà Nội lên Đài Tiếng Nói Việt Nam (Hà Nội) liên lạc bác bổ, giễu cợt mắng nhiếc về bài hát Sinh Viên Hành Khúc của ông "vẫn cứ bị người bên kia chiến tuyến xử dụng vào một mục đích khác". Lý do đầu tiên khiến cho bài Sinh Viên Hành Khúc (Tiếng Gọi Sinh Viên hay Thanh Niên Hành Khúc, tiếng Gọi Thanh Niên) của nhạc sĩ Lưu Hữu Phước được Quốc Hội Lập Hiến chọn là vì giá trị nổi bật của bài hát đó.
Ai biết bài Quốc Ca Pháp, La Marseillaise, đều thấy bày này mang âm hưởng của Bài Quốc Ca Pháp. Điều đó là tự nhiên, bởi vì, thời đó người Pháp đã ở nước ta xấp xỉ 80 năm, ảnh hưởng văn minh, văn hóa Pháp đã phổ biến khắp nơi, nhất là đối với giới trẻ theo tây học như Lưu Hữu Phước và các bạn đồng trang lứa của ông. Bài La Marseillaise được mọi người coi là mẫu mực của một loại "Hành Khúc Âu Châu", là bài hát đầu tiên trong thể loại này ở Châu Âu. Vì thế, cũng như bài La Maseillaise, nhạc điệu bài Sinh Viên Hành Khúc sáng tác theo thể điệu hành khúc mạnh mẽ, dồn dập; còn lời thì réo gọi, thôi thúc, nhất là điệp khúc uy lực như một quân lệnh thét gọi tiến lên hiến thân diệt thù, cứu nước.
Bất cứ tác phẩm văn nghệ hoặc công trình nghiên cứu nào đã công khai xuất bản đều nhắm vào sự hưởng dụng của mọi người. Như thế, mặc nhiên tác phẩm ấy thuộc về quân chúng và quần chúng có quyền xử dụng, miễn là không tìm cách kinh doanh kiếm lợi một cách trái phép hoặc chủ ý đạo văn, vi phạm tác quyền của tác giả. Từ đó suy luận, Quốc Hội Lập Hiến Việt Nam Cộng Hòa chọn bài hát của nhạc sĩ Lưu Hữu Phước để làm Quốc Ca đó là một vinh dự lớn cho nhạc sĩ, bởi vì bài hát của ông được xử dụng nhằm mục đích chung cao cả, tốt đẹp, thúc dục lòng yêu nước, yêu đồng bào một cách vô vị lợi và luôn luôn nói rõ nhạc si Lưu Hữu Phước là tác giả chứ không phải bất cứ ai khác.
Sưu tầm trên Internet.
Này Công Dân ơi !!! Đứng lên đáp lời sông núi
Đồng lòng cùng đi hy sinh tiếc gì thân sống.
Vì tương lai Quốc Dân, cùng xông pha khói tên,
Làm sao cho núi sông từ nay luôn vững bền.
Dù cho thây phơi trên gươm giáo,
Thù nước, lấy máu đào đem báo.
Nòi giống lúc biến phải cần, giải nguy,
Người Công Dân luôn, vững bền, tâm trí.
Hùng tráng, quyết chiến đấu, làm cho khắp, nơi
Vang tiếng người nước Nam cho đến muôn đời!
Công Dân ơi! Mau hiến thân dưới cờ!
Công Dân ơi! Mau làm cho cõi, bờ
Thoát cơn, tàn phá vẻ vang, nòi giống
Xứng danh, nghìn năm dòng giống Lạc Hồng!
Friday, January 18, 2019
Bộ Quy Tắc Ứng Xử trên (DOC-COC) Biển Đông: Thực Tế Hy Vọng hay Ảo Tưởng Tuyệt Vọng?
Trung Quốc và các nước ASEAN năm 2002 ký Tuyên bố về ứng xử của
các bên ở Biển Đông (DOC), trong đó cam kết tuân thủ các nguyên tắc của
Công ước Liên Hợp Quốc về Luật biển (UNCLOS) nhằm duy trì hòa bình và ổn
định ở Biển Đông. Đến năm 2013, các bên khởi động đàm phán COC và thông
qua thỏa thuận khung vào tháng 8/2017. Tại Hội nghị ngoại trưởng ASEAN
lần thứ 51 (AMM 51) ở Singapore đầu tháng 8/2018, ASEAN và Trung Quốc đã
đạt được dự thảo văn bản đơn nhất về COC. Đây được coi là một tiến
triển ở Biển Đông, hướng tới đàm phán thực chất COC có hiệu lực và ràng
buộc về pháp lý, giúp ngăn chặn tranh chấp leo thang trên Biển
Đông.(Khánh Lynh)
Bộ Quy Tắc Ứng Xử trên (DOC-COC) Biển Đông: Thực Tế Hy Vọng hay Ảo Tưởng Tuyệt Vọng?
Tờ Maritime Issues đã tổ chức một cuộc đối thoại với các chuyên gia ở Đông Nam Á về các vấn đề liên quan tới một bộ quy tắc ứng xử (COC) trên Biển Đông.
Tháng 5 năm 2017, Bộ Ngoại giao Trung Quốc thông báo rằng ASEAN và Trung Quốc đã đạt được thỏa thuận khung về một Bộ quy tắc ứng xử (COC) trên Biển Đông vốn đã được chờ đón từ lâu. Tuy nhiên, chưa một chi tiết nào được công bố [chính thức]. Trong khi các quan chức Trung Quốc bày tỏ lạc quan về tiến trình mà ASEAN và Trung Quốc đã đạt được, các nhà quan sát đã bày tỏ hoài nghi về tiến trình thực chất hướng tới một bản COC có ý nghĩa.
Để hiểu hơn về tiến trình và dự đoán viễn cảnh cho COC trên Biển Đông, tờ Maritime Issues (MI) đã tổ chức một cuộc đối thoại với bốn chuyên gia ở Đông Nam Á trong lĩnh vực này, bao gồm T.S. Hà Anh Tuấn từ Học viện Ngoại giao Việt Nam, Ông Evan A. Laksmana từ Trung tâm Chiến lược và Nghiên cứu Quốc tế (CSIS), G.S. Richard J. Heydarian từ Đại học De La Salle, Philippines, và T.S. Ian Storey từ Viện ISEAS-Yusof Ishak, Singapore.
Trong khung thỏa thuận COC mà Trung Quốc và các nước ASEAN đạt được gần đây có những vấn đề gì? Có thể coi đây là một tiến trình thực chất hướng tới một COC khả thi hay không?
Evan A. Laksmana: Dựa trên tin tức truyền thông và trò chuyện với các quan chức trong khu vực thì khung COC đã thỏa thuận dường như là sự lặp lại các “tuyên bố chung” và các “nguyên tắc” được đưa ra trước đây về Biển Đông kể từ DOC năm 2002. Có vẻ như không có thời hạn chắc chắn nào cho một bản COC, chưa nói đến tính ràng buộc pháp lý, cũng không có mô tả rõ ràng nào về hình thức và cách thực thi COC. Như vậy, theo tôi, khung COC chỉ là nỗ lực đưa ra một ảo tưởng rằng đã có một sự tiến bộ khi trên thực tế chúng ta chưa thể đi đến một bản COC cuối cùng và có tính ràng buộc pháp lý. Diễn biến này đương nhiên sẽ trở nên phiền phức nếu không muốn nói là trớ trêu vì thực tế là ASEAN-Trung Quốc thiết lập DOC-COC như một cơ chế quản lý căng thẳng tạm thời trước khi có những đàm phán về các phân định cuối cùng giữa các bên có yêu sách. Nói cách khác, “khung” thỏa thuận mới nhất chỉ đơn thuần là một nỗ lực nhằm chuyển hướng mục tiêu trong khi vẫn tuyên bố là thành công.
Richard J. Heydarian: Nói một cách thẳng thắn, dựa trên văn bản cuối cùng mà tôi được xem thì đây chỉ là một dàn ý – không phải khung thỏa thuận. Nó chỉ đặt ra một loạt các khái niệm và nguyên tắc đã được phản ánh rất rõ trong các văn kiện hiện có. Phần nào đó, tôi thấy khung thỏa thuận này là một khúc dạo đầu cho một bản sửa đổi Tuyên bố về ứng xử của các Bên ở Biển Đông, do các cơ chế giải quyết tranh chấp và mọi dẫn chiếu đến các điều khoản liên quan của UNCLOS (và phán quyết trọng tài vụ kiện Biển Đông) đều bị loại bỏ. Trong phần “mục tiêu,” khung thỏa thuận nêu: “Nhằm xây dựng một khuôn khổ dựa trên luật lệ bao gồm một bộ chuẩn mực hướng dẫn cách ứng xử của các bên và thúc đẩy hợp tác hàng hải ở Biển Đông.” Từ quan trọng là “chuẩn mực,” thể hiện bản chất thiếu ràng buộc pháp lý. Trong phần “nguyên tắc” nó thể hiện rõ ràng là bản COC cuối cùng sẽ không phải “công cụ để giải quyết các tranh chấp lãnh thổ hoặc phân định biển.”
Ian Storey: Dự thảo khung không có gì thú vị. Nó dài hơn một trang, chứa các điều khoản chung chứ không phải là những điều khoản cụ thể và dùng nhiều lời lẽ rập khuôn. Đáng thất vọng nhưng có lẽ không bất ngờ là cụm từ “ràng buộc pháp lý” đã không xuất hiện do sự phản đối của Trung Quốc – thay vào đó dự thảo chỉ đề cập đến một “khuôn khổ dựa trên luật lệ,” tức là mang ý nghĩa hoàn toàn khác. Đây có phải là tiến bộ không? Đúng là tiến bộ nhưng rất hạn chế và vô cùng đáng thất vọng sau hơn ba năm đàm phán.
Hà Anh Tuấn: Dự thảo khung COC được các bên đồng ý cho đến nay vẫn là văn kiện mật. Tuy nhiên, đây là một văn kiện rất ngắn có chứa các vấn đề cơ bản về COC. Thậm chí nó còn được xem như một dàn ý, tức là không phải tiến bộ rõ nét hướng tới một bản COC khả thi, vì không có gì thực chất và mới trong dự thảo. Mặt khác, từ một góc nhìn lạc quan hơn, đạt được một thỏa thuận vẫn tốt hơn là không có gì. Nó thể hiện sự nỗ lực của tất cả các bên liên quan trong việc đạt được một sự đồng thuận nhất định về vấn đề này.
Đâu là động lực đằng sau bước phát triển này? Tại sao lần này Trung Quốc lại quan tâm đến việc đẩy mạnh tham vấn về COC?
Evan A. Laksmana: Trung Quốc thúc đẩy tham vấn COC không phải là nỗ lực nhằm hoàn thiện COC mà là mánh khóe để “treo củ cà rốt” COC, về mặt chiến thuật sẽ cho phép Bắc Kinh kiểm soát kịch bản chiến lược ASEAN sau phán quyết trọng tài năm 2016, Trump đắc cử, và một tổng thống Duterte rất chuộng Bắc Kinh.
Nếu ASEAN cảm thấy Bắc Kinh “cuối cùng cũng sẵn sàng” đàm phán COC – và “khung” thỏa thuận là “chiến lợi phẩm” ở hiện tại – thì không ngạc nhiên khi các tuyên bố của ASEAN năm qua đã đáp ứng hơn các mong muốn của Bắc Kinh (những dẫn chiếu mềm mỏng, vô nghĩa đến Biển Đông). Với Manila thân Bắc Kinh dưới thời Duterte và tổng thống Trump có vẻ sẵn sàng “chơi đẹp” với Trung Quốc để quản lý Bắc Triều Tiên tốt hơn thì Trung Quốc nhìn thấy một chiến lược mở ra để kiểm soát vấn đề ở Đông Nam Á trong khi vẫn đảm bảo lợi ích của mình trên Biển Đông bằng cách cơ bản là không cho đi gì ngoài một củ cà rốt héo dưới dạng “khung.”
Hà Anh Tuấn: Trung Quốc chắc chắn có vai trò rất quan trọng trong bước phát triển này. Kể từ đầu năm nay, Bắc Kinh đã công khai bày tỏ mong muốn đạt được một thỏa thuận liên quan đến COC với các nước Đông Nam Á vào giữa năm. Việc Trung Quốc tích cực đẩy mạnh đạt được một thỏa thuận với các nước ASEAN về dự thảo khung COC là một phần chiến lược mở rộng gần đây nhằm thúc đẩy các sáng kiến hợp tác trên Biển Đông.
Có hai lý do chính cho hành động này:
Thứ nhất, Trung Quốc về cơ bản đã hoàn thành việc cải tạo đất và xây dựng đảo nhân tạo ở Trường Sa, và sẽ thúc đẩy thảo luận và thống nhất nhằm tới một bản COC theo hướng không thể ngăn cản Trung Quốc mở rộng sự hiện diện vật lý của mình ở khu vực trong tương lai.
Thứ hai, với sự nhất trí về dự thảo khung COC, Bắc Kinh muốn cho thế giới biết rằng Trung Quốc và các nước Đông Nam Á có thể hợp tác để quản lý các tranh chấp hàng hải trên Biển Đông, do đó làm giảm tầm quan trọng của phán quyết trọng tài Biển Đông năm 2016 mà được coi là một thất bại lớn đối với Trung Quốc, và giữ các cường quốc ngoài khu vực, đặc biệt là Hoa Kỳ, ra khỏi khu vực.
Richard J. Heydarian: Tôi nghĩ ở Bắc Kinh có một nhận thức rằng họ phải tái tạo một vỏ bọc “can dự ngoại giao” mới để chống lại những chỉ trích trong khu vực và quốc tế đang ngày càng gia tăng về việc nước này tích cực xây và đẩy mạnh quân sự hóa các đảo nhân tạo trên Biển Đông.
Hình ảnh vệ tinh, các bài viết truyền thông và báo chí chính phủ đã phơi bày rõ ràng tham vọng hàng hải và những xu hướng hung hăng của Trung Quốc trong khu vực. Theo quan điểm của Trung Quốc, điều quan trọng là phải hoàn thiện “ngoại giao ngoại biên” bằng cách thể hiện mình là một quốc gia có trách nhiệm, sẵn sàng quản lý một cách hoà bình các tranh chấp với các quốc gia nhỏ hơn.
Thực tế là, vòng đàm phán gần đây nhất về khung COC rất có thể chỉ là một phần chiến lược “nói và làm” có vẻ đã thành công của Trung Quốc, qua đó Trung Quốc liên tục thay đổi các sự kiện trên thực địa, trong khi vẫn tham gia vào các vòng trao đổi ngoại giao mà không có cam kết rõ ràng đối với bất cứ bộ quy tắc ràng buộc nào.
Các cuộc đàm phán COC cũng cho Trung Quốc cái cớ để bảo các cường quốc bên ngoài, đặc biệt là Hoa Kỳ, là hãy “đứng ngoài” các tranh chấp bởi chúng đang được các nước liên quan trực tiếp công khai giải quyết một cách hoà bình.
Ian Storey: Trong nhiều năm, một số thành viên ASEAN đã kêu gọi Trung Quốc đẩy nhanh tiến trình COC. Tuy nhiên, phải đến khi Tòa Trọng tài ra phán quyết vào ngày 12 tháng 7 năm 2016 thì Trung Quốc mới đồng ý làm như vậy. Có lẽ điều này là để làm chệch hướng những chỉ trích xuất phát từ việc Trung Quốc từ chối công nhận hay tuân thủ phán quyết của Tòa. Bằng cách đồng ý đẩy nhanh tiến độ các cuộc đàm phán COC, Trung Quốc đã đem lại ấn tượng là họ đang hợp tác và xây dựng. Tuy nhiên, tôi vẫn tin rằng mục tiêu của Trung Quốc là kéo dài các cuộc đàm phán càng lâu càng tốt và đảm bảo kết quả cuối cùng chắc chắn sẽ không hạn chế sự tự do hành động của Trung Quốc ở Biển Đông.
Tại sao các nước ASEAN, nói chung và nói riêng, lại chấp nhận ý tưởng về khung COC thay vì một văn kiện đầy đủ? Họ nhìn nhận giá trị của khung COC như thế nào?
Richard J. Heydarian: ASEAN vốn chia rẽ trong vấn đề tranh chấp Biển Đông. Chia rẽ nội bộ và áp lực bên ngoài (từ Trung Quốc) là quá mạnh để cho phép có lập trường thống nhất về vấn đề này. Rồi còn có thực tế là các nước như Philippines, nước chủ tịch ASEAN hiện nay, đã đổi hướng hoàn toàn sau khi bầu lên vị tổng thống mới, người đang quyết tâm ưu tiên các lợi ích kinh tế song phương từ Trung Quốc với cái giá là một cách tiếp cận khu vực chặt chẽ, hiệu quả và tương xứng đối với các tranh chấp Biển Đông.
Khung COC cùng lắm là một “câu chuyện có ích,” cho phép Philippines tuyên bố đạt được thành công trong vai trò chủ tịch ASEAN.
Năm nay kỷ niệm 50 năm thành lập ASEAN và tranh chấp Biển Đông đang bước vào một giai đoạn nguy hiểm.
Do đó, “làm được gì đó” là một điều hết sức có ý nghĩa – và khung thỏa thuận là mẫu số chung nhỏ ở thời điểm này, khi mà không ai thực sự mất đi bất cứ điều gì, kể cả Trung Quốc, nhưng ai cũng có được cái gì đó bằng cách tuyên bố đã đạt được điều gì đó, khi trên thực tế họ chỉ đơn giản là cho một cường quốc thêm nhiều không gian để hành động hung hăng hơn trong các vùng biển tranh chấp.
Ian Storey: Các nước ASEAN đã muốn ký kết một bản COC có tính ràng buộc pháp lý và toàn diện từ nhiều năm trước, nhưng không thực hiện được do sự trì hoãn của Trung Quốc. Ngay từ đầu Trung Quốc đã thiết lập tốc độ đàm phán, và tốc độ đó đã chậm đi. Thật không may là các nước ASEAN không làm được gì nhiều để khiến Trung Quốc bước nhanh hơn. Do đó ASEAN đã xem việc Trung Quốc đồng ý đưa ra khung dự thảo COC là một dấu hiệu tiến bộ đáng mừng và là bằng chứng cho thấy rằng những nỗ lực quản lý các tranh chấp với Trung Quốc của họ đang được đền đáp.
Tuy nhiên, một số nước ASEAN, đặc biệt là các quốc gia có yêu sách trên Biển Đông, sẽ rất thất vọng vì sự thiếu thực chất khung COC, và đặc biệt là thiếu đi cụm từ “ràng buộc pháp lý.”
Hà Anh Tuấn: Nhìn lại cách đây một thập niên, các nước ASEAN đã đề xuất đàm phán COC nhằm tạo ra một cơ chế ràng buộc hành vi các nước trong khu vực trên Biển Đông, qua đó giúp duy trì hòa bình và ổn định trong khu vực. Tuy nhiên vào thời điểm đó Bắc Kinh thường tránh thảo luận về một số cơ chế ràng buộc. Vì vậy, khi Trung Quốc thể hiện sẵn sàng thảo luận về COC, các nước ASEAN đã ủng hộ diễn biến mới này. Tuy nhiên, tạo ra một bản COC hoàn chỉnh được các bên ký kết chấp nhận và có giá trị hơn DOC là một nhiệm vụ rất khó khăn. Đó là lý do tại sao các nước ASEAN (và do đó là cả ASEAN) chấp nhận cách tiếp cận từng bước, để đạt được thỏa thuận về dự thảo khung COC.
Như tôi đã nói ở trên, nhiều nhà quan sát không xem việc ký khung COC là cột mốc quan trọng trong hợp tác Trung Quốc-ASEAN trong quản lý tranh chấp hàng hải trên Biển Đông vì nó không mang các điều khoản thay đổi cục diện. Tuy nhiên, nhìn lại lịch sử ASEAN thì sẽ thấy cách tiếp cận từng bước của ASEAN thường đem đến kết quả cụ thể. Tôi không biết các nước ASEAN thực sự nghĩ gì về khung COC , nhưng tôi tin đó là một bước phát triển mới trong hợp tác Trung Quốc-ASEAN để quản lý tranh chấp trên Biển Đông.
Evan A. Laksmana: Với việc Trung Quốc sẽ không bao giờ thực sự có động thái tiến bộ nào và Manila đột ngột chuyển từ thái cực này sang thái cực khác (đệ trình vụ kiện lên tòa nhưng làm ngơ kết quả), bất cứ tiến bộ chung nào – ngay cả vô nghĩa trên thực tế – cũng có thể đáng muốn hoặc không là gì cả. Suy cho cùng, Manila đã không tham vấn đầy đủ với mọi thành viên ASEAN khi họ đệ trình vụ việc lên Toà án của UNCLOS. Hơn nữa, khi ASEAN kỷ niệm 50 năm ngày thành lập, những câu hỏi và tranh luận về sự liên quan và tầm quan trọng chiến lược của nhóm đã trở nên lớn hơn. Còn cách dập tắt chỉ trích nào tốt hơn là đưa ra một “chiến lợi phẩm” tiến bộ trong vấn đề khó khăn nhất? ASEAN rất muốn tiến tới những chuyện khác thay vì vấn đề Biển Đông vốn “bắt nhóm làm con tin” trong những năm qua. Cuối cùng, với việc tập trung cao độ vào Biển Đông, các nước thành viên ASEAN đã “vượt qua” được những thách thức chính trị trong nước – ví dụ như tình hình ở Myanmar, miền Nam Philippines, Thái Lan, hoặc thậm chí là Malaysia.
COC sẽ liên quan đến DOC như thế nào? Tại sao hai tiến trình cần tiến hành đồng thời?
Hà Anh Tuấn: COC chắc chắn sẽ kế thừa các tinh thần và nguyên tắc được đặt ra trong DOC. Đồng thời, COC phải được xem là một bước tiếp theo hướng tới hợp tác thực chất giữa Trung Quốc và các nước ASEAN.
Tuy nhiên, như tôi đã lưu ý, mong đợi một bản COC có tính ràng buộc đầy đủ được hoàn tất trong tương lai gần là không thực tế.
Cho đến lúc đó, việc thúc đẩy việc thực hiện đầy đủ và có hiệu quả DOC sẽ góp phần tạo nên sự ổn định khu vực. Đẩy mạnh DOC cũng sẽ tăng cường sự tin cậy của khu vực và hợp tác hàng hải, ngược lại điều đó đóng một vai trò quan trọng trong việc xây dựng một COC có tính ràng buộc. Điều đó giải thích tại sao hai quá trình đang được tiến hành đồng thời.
Evan A. Laksmana: Các quá trình giữa việc ký DOC vào năm 2002 và bản COC cuối cùng vốn chưa được xác định vẫn chưa được công bố, thảo luận công khai, hay tiết lộ đầy đủ. Do đó, chúng ta không thể nói chắc chắn là chính xác thì khi nào và bằng cách nào DOC dẫn tới bản COC cuối cùng và có tính ràng buộc pháp lý.
Chúng ta biết các quá trình hậu DOC đã được sử dụng để tạo ra thói quen đàm phán và đối thoại, dù nhịp độ rất chậm, giữa ASEAN và Trung Quốc. Do đó, nói một cách nào đó, DOC và COC không “đồng thời,” mà theo trình tự: DOC mở màn cho những cuộc thảo luận để cuối cùng soạn ra COC.
Richard J. Heydarian: Vấn đề DOC đã được giải quyết từ năm 2002. Bước tiếp theo rõ ràng là đàm phán một bản COC có tính ràng buộc pháp lý, vượt qua các cam kết thuần túy. Nhưng sau 10 năm đàm phán, tiến trình hai kênh phức tạp, gây sao nhãng và mệt mỏi này đã không đưa chúng ta đến gần bất cứ giải pháp nào. Thậm chí chúng ta còn bối rối hơn so với khi bắt đầu toàn bộ tiến trình nhằm tìm kiếm một bộ quy tắc chung được thống nhất giữa các nước có yêu sách trên Biển Đông trong những những năm 1990. Tôi thấy toàn bộ màn dạo đầu này là một phần chiến thuật trì hoãn có chủ ý của một quốc gia – một nước khổng lồ đang thống trị toàn bộ khu vực tranh chấp ở Biển Đông. Và ASEAN – quá chia rẽ và yếu đuối và tập trung vào nội bộ – chỉ là đang theo đuổi trò chơi khó khăn này.
Ian Storey: Hiện tại chưa rõ COC sẽ liên quan đến DOC như thế nào. Theo tôi, hai bên nên tập trung mọi nỗ lực vào COC và đưa các yếu tố hữu ích của DOC vào thỏa thuận cuối cùng. Người hoài nghi có thể sẽ nghĩ Trung Quốc muốn tiến hành hai quá trình đó đồng thời để tiết kiệm nguồn lực ngoại giao và kéo dài đàm phán càng lâu càng tốt.
Bước tiếp theo sau khi khung COC đã được hoàn tất là gì? Điều gì cản trở việc hướng tới một COC có tính ràng buộc?
Evan A. Laksmana: Trên lý thuyết, sau khi hoàn tất khung COC, ASEAN và Trung Quốc cần tìm ra cách xây dựng và hoàn thiện một COC có tính ràng buộc pháp lý. Tuy nhiên, tại thời điểm này, nhất là với thái độ do dự của Manila, một bản COC như vậy có thể sẽ không xuất hiện. Trường hợp tốt nhất là gì? Khuôn khổ này trở thành một tuyên bố về các nguyên tắc sẽ cho phép ASEAN và Trung Quốc không thảo luận về Biển Đông trong khi vẫn có thể khai thác một số hình thức hợp tác và phát triển chung giữa các bên có yêu sách một cách song phương thay vì trong khu vực. Trường hợp xấu nhất? Khuôn khổ này trở thành một “tuyên bố về các ý tưởng chuẩn mực” rỗng tuếch trong khi Trung Quốc quân sự hóa hoàn toàn và về cơ bản là kiểm soát toàn bộ Biển Đông đến mức không thể vãn hồi – và bất cứ “đàm phán phân định” nào cũng sẽ bắt đầu với việc Trung Quốc thực hiện quyền chủ quyền trong khi những các nước yêu sách khác phải “xin phép” (giống như bãi cạn Scarborough). Bất kể là trường hợp nào thì hoặc COC trở thành một mục tiêu gây tranh cãi và vô nghĩa, hoặc Trung Quốc chỉ đơn giản từ chối tiến đến nó. Trong cả hai trường hợp, bản thân COC không đem lại lợi ích chiến lược cho ASEAN và các nước Đông Nam Á.
Richard J. Heydarian: Tôi không thấy có trở ngại lớn nào nếu các bên liên quan chỉ đơn giản là mong chờ một bản DOC sắp xếp lại dưới danh nghĩa COC. Kết quả sẽ đủ ôn hòa và vô nghĩa để cả ASEAN và Trung Quốc đều có thể chấp nhận, dù tôi nghĩ sẽ có một hai nước ASEAN rất thất vọng. Thách thức thực sự là nâng cấp khuôn khổ thiếu sót hiện nay thành một văn kiện hoàn chỉnh và có tính ràng buộc pháp lý, tối thiểu buộc được Trung Quốc và các bên khác kiềm chế các hành động cưỡng chế quân sự và bán quân sự, xây dựng đảo nhân tạo quy mô lớn, và triển khai vũ khí quân sự tiên tiến tại các khu vực tranh chấp. Đối với tôi, thách thức của COC đơn giản là: “Được ăn cả ngã về không.” Có vẻ như với các nước đàm phán thì nó là, “Chỉ cần tiếng không cần miếng.” Đây là bi kịch của chính trị quyền lực nhỏ đối với ASEAN, có nguy cơ chìm vào quên lãng trong các tranh chấp Biển Đông.
Ian Storey: Các quan chức ASEAN và Trung Quốc chắc chắn sẽ tiếp tục gặp nhau tại các buổi làm việc nhóm và các quan chức cấp cao sẽ tiếp tục cố gắng đắp da đắp thịt cho khung dự thảo. Tôi cho rằng quá trình này sẽ kéo dài và đầy thất vọng đối với các quan chức ASEAN muốn COC có tính ràng buộc pháp lý và toàn diện được ký càng sớm càng tốt. Các lĩnh vực khó khăn chính trong việc đàm phán COC là liệu COC có ràng buộc về mặt pháp lý hay không, COC sẽ bao trùm những khu vực nào của Biển Đông, những hoạt động nào sẽ bị cấm, thỏa thuận này sẽ được thực hiện và giám sát như thế nào và liệu nó có được thực thi hay không. Quan trọng nhất là ở các chi tiết và có thể phải mất nhiều năm nữa mới đạt được thỏa thuận cuối cùng. Chắc chắn Trung Quốc sẽ không vội vàng.
Hà Anh Tuấn: Khi Trung Quốc và các nước ASEAN đã thống nhất về dự thảo khung của COC, thủ tục thông thường là họ sẽ đi vào các vấn đề về kỹ thuật và thảo luận chi tiết hơn về một bản COC đầy đủ. Có nhiều vấn đề quan trọng mà các bên liên quan vẫn chưa đồng ý. Một thách thức đáng chú ý là phải đồng ý xem khu vực địa lý nào có thể xem là “tranh chấp” hay tiếp tục thể hiện nó mơ hồ như cái tên “Biển Đông.” Tuy nhiên, trong trường hợp đó thì khó mà làm cho COC có tính ràng buộc, vì chúng ta không biết COC sẽ áp dụng ở đâu. Một trở ngại khác là đạt được sự đồng thuận về tác động của COC và làm thế nào để thực thi được COC. Trường hợp Philippines kiện Trung Quốc ở Biển Đông đã cho thấy việc thực thi luật quốc tế là rất khó khăn, đặc biệt là nếu phán quyết chống lại lợi ích của các cường quốc. Còn lại bao gồm những vấn đề về kỹ thuật, chẳng hạn như các nước Đông Nam Á tham gia sẽ được gọi là các quốc gia riêng lẻ hay là các thành viên của ASEAN, và cơ chế giải quyết xung đột nên được thành lập như thế nào trong COC.
Richard Javad Heydarian là một nhà nghiên cứu ở Manila, dạy khoa học chính trị tại Đại học Ateneo De Manila và Đại học De La Salle, Philippines. Ông thường xuyên có bài cho Trung tâm Chiến lược và Nghiên cứu Quốc tế (CSIS) và Hội đồng Quan hệ Đối ngoại (CFR).
Hà Anh Tuấn là Giám đốc Trung tâm Phân tích Chính sách, Viện Biển Đông. Ông có bằng tiến sĩ ngành Chính trị và Quan hệ Quốc tế tại Đại học New South Wales, Úc.
Ian Storey là nghiên cứu viên cao cấp tại Viện ISEAS-Yusof Ishak, Singapore.
Evan A. Laksmana là nghiên cứu cao cấp viên tại Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS) ở Jakarta, Indonesia, và hiện là nghiên cứu viên khách mời tại Cục Nghiên cứu châu Á Quốc gia ở Seattle, Washington.
Vũ Ngọc Trang và Nguyễn Huy Hoàng là cộng tác viên Dự án Đại Sự Ký Biển Đông.
Nguồn bản gốc tiếng Anh: http://www.maritimeissues.com/expert-interview/a-south-china-sea-code-of-conduct-a-hopeful-reality-or-a-hopeless-falsity.html
Bộ Quy Tắc Ứng Xử trên (DOC-COC) Biển Đông: Thực Tế Hy Vọng hay Ảo Tưởng Tuyệt Vọng?
Tờ Maritime Issues đã tổ chức một cuộc đối thoại với các chuyên gia ở Đông Nam Á về các vấn đề liên quan tới một bộ quy tắc ứng xử (COC) trên Biển Đông.
Tháng 5 năm 2017, Bộ Ngoại giao Trung Quốc thông báo rằng ASEAN và Trung Quốc đã đạt được thỏa thuận khung về một Bộ quy tắc ứng xử (COC) trên Biển Đông vốn đã được chờ đón từ lâu. Tuy nhiên, chưa một chi tiết nào được công bố [chính thức]. Trong khi các quan chức Trung Quốc bày tỏ lạc quan về tiến trình mà ASEAN và Trung Quốc đã đạt được, các nhà quan sát đã bày tỏ hoài nghi về tiến trình thực chất hướng tới một bản COC có ý nghĩa.
Để hiểu hơn về tiến trình và dự đoán viễn cảnh cho COC trên Biển Đông, tờ Maritime Issues (MI) đã tổ chức một cuộc đối thoại với bốn chuyên gia ở Đông Nam Á trong lĩnh vực này, bao gồm T.S. Hà Anh Tuấn từ Học viện Ngoại giao Việt Nam, Ông Evan A. Laksmana từ Trung tâm Chiến lược và Nghiên cứu Quốc tế (CSIS), G.S. Richard J. Heydarian từ Đại học De La Salle, Philippines, và T.S. Ian Storey từ Viện ISEAS-Yusof Ishak, Singapore.
Trong khung thỏa thuận COC mà Trung Quốc và các nước ASEAN đạt được gần đây có những vấn đề gì? Có thể coi đây là một tiến trình thực chất hướng tới một COC khả thi hay không?
Evan A. Laksmana: Dựa trên tin tức truyền thông và trò chuyện với các quan chức trong khu vực thì khung COC đã thỏa thuận dường như là sự lặp lại các “tuyên bố chung” và các “nguyên tắc” được đưa ra trước đây về Biển Đông kể từ DOC năm 2002. Có vẻ như không có thời hạn chắc chắn nào cho một bản COC, chưa nói đến tính ràng buộc pháp lý, cũng không có mô tả rõ ràng nào về hình thức và cách thực thi COC. Như vậy, theo tôi, khung COC chỉ là nỗ lực đưa ra một ảo tưởng rằng đã có một sự tiến bộ khi trên thực tế chúng ta chưa thể đi đến một bản COC cuối cùng và có tính ràng buộc pháp lý. Diễn biến này đương nhiên sẽ trở nên phiền phức nếu không muốn nói là trớ trêu vì thực tế là ASEAN-Trung Quốc thiết lập DOC-COC như một cơ chế quản lý căng thẳng tạm thời trước khi có những đàm phán về các phân định cuối cùng giữa các bên có yêu sách. Nói cách khác, “khung” thỏa thuận mới nhất chỉ đơn thuần là một nỗ lực nhằm chuyển hướng mục tiêu trong khi vẫn tuyên bố là thành công.
Richard J. Heydarian: Nói một cách thẳng thắn, dựa trên văn bản cuối cùng mà tôi được xem thì đây chỉ là một dàn ý – không phải khung thỏa thuận. Nó chỉ đặt ra một loạt các khái niệm và nguyên tắc đã được phản ánh rất rõ trong các văn kiện hiện có. Phần nào đó, tôi thấy khung thỏa thuận này là một khúc dạo đầu cho một bản sửa đổi Tuyên bố về ứng xử của các Bên ở Biển Đông, do các cơ chế giải quyết tranh chấp và mọi dẫn chiếu đến các điều khoản liên quan của UNCLOS (và phán quyết trọng tài vụ kiện Biển Đông) đều bị loại bỏ. Trong phần “mục tiêu,” khung thỏa thuận nêu: “Nhằm xây dựng một khuôn khổ dựa trên luật lệ bao gồm một bộ chuẩn mực hướng dẫn cách ứng xử của các bên và thúc đẩy hợp tác hàng hải ở Biển Đông.” Từ quan trọng là “chuẩn mực,” thể hiện bản chất thiếu ràng buộc pháp lý. Trong phần “nguyên tắc” nó thể hiện rõ ràng là bản COC cuối cùng sẽ không phải “công cụ để giải quyết các tranh chấp lãnh thổ hoặc phân định biển.”
Ian Storey: Dự thảo khung không có gì thú vị. Nó dài hơn một trang, chứa các điều khoản chung chứ không phải là những điều khoản cụ thể và dùng nhiều lời lẽ rập khuôn. Đáng thất vọng nhưng có lẽ không bất ngờ là cụm từ “ràng buộc pháp lý” đã không xuất hiện do sự phản đối của Trung Quốc – thay vào đó dự thảo chỉ đề cập đến một “khuôn khổ dựa trên luật lệ,” tức là mang ý nghĩa hoàn toàn khác. Đây có phải là tiến bộ không? Đúng là tiến bộ nhưng rất hạn chế và vô cùng đáng thất vọng sau hơn ba năm đàm phán.
Hà Anh Tuấn: Dự thảo khung COC được các bên đồng ý cho đến nay vẫn là văn kiện mật. Tuy nhiên, đây là một văn kiện rất ngắn có chứa các vấn đề cơ bản về COC. Thậm chí nó còn được xem như một dàn ý, tức là không phải tiến bộ rõ nét hướng tới một bản COC khả thi, vì không có gì thực chất và mới trong dự thảo. Mặt khác, từ một góc nhìn lạc quan hơn, đạt được một thỏa thuận vẫn tốt hơn là không có gì. Nó thể hiện sự nỗ lực của tất cả các bên liên quan trong việc đạt được một sự đồng thuận nhất định về vấn đề này.
Đâu là động lực đằng sau bước phát triển này? Tại sao lần này Trung Quốc lại quan tâm đến việc đẩy mạnh tham vấn về COC?
Evan A. Laksmana: Trung Quốc thúc đẩy tham vấn COC không phải là nỗ lực nhằm hoàn thiện COC mà là mánh khóe để “treo củ cà rốt” COC, về mặt chiến thuật sẽ cho phép Bắc Kinh kiểm soát kịch bản chiến lược ASEAN sau phán quyết trọng tài năm 2016, Trump đắc cử, và một tổng thống Duterte rất chuộng Bắc Kinh.
Nếu ASEAN cảm thấy Bắc Kinh “cuối cùng cũng sẵn sàng” đàm phán COC – và “khung” thỏa thuận là “chiến lợi phẩm” ở hiện tại – thì không ngạc nhiên khi các tuyên bố của ASEAN năm qua đã đáp ứng hơn các mong muốn của Bắc Kinh (những dẫn chiếu mềm mỏng, vô nghĩa đến Biển Đông). Với Manila thân Bắc Kinh dưới thời Duterte và tổng thống Trump có vẻ sẵn sàng “chơi đẹp” với Trung Quốc để quản lý Bắc Triều Tiên tốt hơn thì Trung Quốc nhìn thấy một chiến lược mở ra để kiểm soát vấn đề ở Đông Nam Á trong khi vẫn đảm bảo lợi ích của mình trên Biển Đông bằng cách cơ bản là không cho đi gì ngoài một củ cà rốt héo dưới dạng “khung.”
Hà Anh Tuấn: Trung Quốc chắc chắn có vai trò rất quan trọng trong bước phát triển này. Kể từ đầu năm nay, Bắc Kinh đã công khai bày tỏ mong muốn đạt được một thỏa thuận liên quan đến COC với các nước Đông Nam Á vào giữa năm. Việc Trung Quốc tích cực đẩy mạnh đạt được một thỏa thuận với các nước ASEAN về dự thảo khung COC là một phần chiến lược mở rộng gần đây nhằm thúc đẩy các sáng kiến hợp tác trên Biển Đông.
Có hai lý do chính cho hành động này:
Thứ nhất, Trung Quốc về cơ bản đã hoàn thành việc cải tạo đất và xây dựng đảo nhân tạo ở Trường Sa, và sẽ thúc đẩy thảo luận và thống nhất nhằm tới một bản COC theo hướng không thể ngăn cản Trung Quốc mở rộng sự hiện diện vật lý của mình ở khu vực trong tương lai.
Thứ hai, với sự nhất trí về dự thảo khung COC, Bắc Kinh muốn cho thế giới biết rằng Trung Quốc và các nước Đông Nam Á có thể hợp tác để quản lý các tranh chấp hàng hải trên Biển Đông, do đó làm giảm tầm quan trọng của phán quyết trọng tài Biển Đông năm 2016 mà được coi là một thất bại lớn đối với Trung Quốc, và giữ các cường quốc ngoài khu vực, đặc biệt là Hoa Kỳ, ra khỏi khu vực.
Richard J. Heydarian: Tôi nghĩ ở Bắc Kinh có một nhận thức rằng họ phải tái tạo một vỏ bọc “can dự ngoại giao” mới để chống lại những chỉ trích trong khu vực và quốc tế đang ngày càng gia tăng về việc nước này tích cực xây và đẩy mạnh quân sự hóa các đảo nhân tạo trên Biển Đông.
Hình ảnh vệ tinh, các bài viết truyền thông và báo chí chính phủ đã phơi bày rõ ràng tham vọng hàng hải và những xu hướng hung hăng của Trung Quốc trong khu vực. Theo quan điểm của Trung Quốc, điều quan trọng là phải hoàn thiện “ngoại giao ngoại biên” bằng cách thể hiện mình là một quốc gia có trách nhiệm, sẵn sàng quản lý một cách hoà bình các tranh chấp với các quốc gia nhỏ hơn.
Thực tế là, vòng đàm phán gần đây nhất về khung COC rất có thể chỉ là một phần chiến lược “nói và làm” có vẻ đã thành công của Trung Quốc, qua đó Trung Quốc liên tục thay đổi các sự kiện trên thực địa, trong khi vẫn tham gia vào các vòng trao đổi ngoại giao mà không có cam kết rõ ràng đối với bất cứ bộ quy tắc ràng buộc nào.
Các cuộc đàm phán COC cũng cho Trung Quốc cái cớ để bảo các cường quốc bên ngoài, đặc biệt là Hoa Kỳ, là hãy “đứng ngoài” các tranh chấp bởi chúng đang được các nước liên quan trực tiếp công khai giải quyết một cách hoà bình.
Ian Storey: Trong nhiều năm, một số thành viên ASEAN đã kêu gọi Trung Quốc đẩy nhanh tiến trình COC. Tuy nhiên, phải đến khi Tòa Trọng tài ra phán quyết vào ngày 12 tháng 7 năm 2016 thì Trung Quốc mới đồng ý làm như vậy. Có lẽ điều này là để làm chệch hướng những chỉ trích xuất phát từ việc Trung Quốc từ chối công nhận hay tuân thủ phán quyết của Tòa. Bằng cách đồng ý đẩy nhanh tiến độ các cuộc đàm phán COC, Trung Quốc đã đem lại ấn tượng là họ đang hợp tác và xây dựng. Tuy nhiên, tôi vẫn tin rằng mục tiêu của Trung Quốc là kéo dài các cuộc đàm phán càng lâu càng tốt và đảm bảo kết quả cuối cùng chắc chắn sẽ không hạn chế sự tự do hành động của Trung Quốc ở Biển Đông.
Tại sao các nước ASEAN, nói chung và nói riêng, lại chấp nhận ý tưởng về khung COC thay vì một văn kiện đầy đủ? Họ nhìn nhận giá trị của khung COC như thế nào?
Richard J. Heydarian: ASEAN vốn chia rẽ trong vấn đề tranh chấp Biển Đông. Chia rẽ nội bộ và áp lực bên ngoài (từ Trung Quốc) là quá mạnh để cho phép có lập trường thống nhất về vấn đề này. Rồi còn có thực tế là các nước như Philippines, nước chủ tịch ASEAN hiện nay, đã đổi hướng hoàn toàn sau khi bầu lên vị tổng thống mới, người đang quyết tâm ưu tiên các lợi ích kinh tế song phương từ Trung Quốc với cái giá là một cách tiếp cận khu vực chặt chẽ, hiệu quả và tương xứng đối với các tranh chấp Biển Đông.
Khung COC cùng lắm là một “câu chuyện có ích,” cho phép Philippines tuyên bố đạt được thành công trong vai trò chủ tịch ASEAN.
Năm nay kỷ niệm 50 năm thành lập ASEAN và tranh chấp Biển Đông đang bước vào một giai đoạn nguy hiểm.
Do đó, “làm được gì đó” là một điều hết sức có ý nghĩa – và khung thỏa thuận là mẫu số chung nhỏ ở thời điểm này, khi mà không ai thực sự mất đi bất cứ điều gì, kể cả Trung Quốc, nhưng ai cũng có được cái gì đó bằng cách tuyên bố đã đạt được điều gì đó, khi trên thực tế họ chỉ đơn giản là cho một cường quốc thêm nhiều không gian để hành động hung hăng hơn trong các vùng biển tranh chấp.
Ian Storey: Các nước ASEAN đã muốn ký kết một bản COC có tính ràng buộc pháp lý và toàn diện từ nhiều năm trước, nhưng không thực hiện được do sự trì hoãn của Trung Quốc. Ngay từ đầu Trung Quốc đã thiết lập tốc độ đàm phán, và tốc độ đó đã chậm đi. Thật không may là các nước ASEAN không làm được gì nhiều để khiến Trung Quốc bước nhanh hơn. Do đó ASEAN đã xem việc Trung Quốc đồng ý đưa ra khung dự thảo COC là một dấu hiệu tiến bộ đáng mừng và là bằng chứng cho thấy rằng những nỗ lực quản lý các tranh chấp với Trung Quốc của họ đang được đền đáp.
Tuy nhiên, một số nước ASEAN, đặc biệt là các quốc gia có yêu sách trên Biển Đông, sẽ rất thất vọng vì sự thiếu thực chất khung COC, và đặc biệt là thiếu đi cụm từ “ràng buộc pháp lý.”
Hà Anh Tuấn: Nhìn lại cách đây một thập niên, các nước ASEAN đã đề xuất đàm phán COC nhằm tạo ra một cơ chế ràng buộc hành vi các nước trong khu vực trên Biển Đông, qua đó giúp duy trì hòa bình và ổn định trong khu vực. Tuy nhiên vào thời điểm đó Bắc Kinh thường tránh thảo luận về một số cơ chế ràng buộc. Vì vậy, khi Trung Quốc thể hiện sẵn sàng thảo luận về COC, các nước ASEAN đã ủng hộ diễn biến mới này. Tuy nhiên, tạo ra một bản COC hoàn chỉnh được các bên ký kết chấp nhận và có giá trị hơn DOC là một nhiệm vụ rất khó khăn. Đó là lý do tại sao các nước ASEAN (và do đó là cả ASEAN) chấp nhận cách tiếp cận từng bước, để đạt được thỏa thuận về dự thảo khung COC.
Như tôi đã nói ở trên, nhiều nhà quan sát không xem việc ký khung COC là cột mốc quan trọng trong hợp tác Trung Quốc-ASEAN trong quản lý tranh chấp hàng hải trên Biển Đông vì nó không mang các điều khoản thay đổi cục diện. Tuy nhiên, nhìn lại lịch sử ASEAN thì sẽ thấy cách tiếp cận từng bước của ASEAN thường đem đến kết quả cụ thể. Tôi không biết các nước ASEAN thực sự nghĩ gì về khung COC , nhưng tôi tin đó là một bước phát triển mới trong hợp tác Trung Quốc-ASEAN để quản lý tranh chấp trên Biển Đông.
Evan A. Laksmana: Với việc Trung Quốc sẽ không bao giờ thực sự có động thái tiến bộ nào và Manila đột ngột chuyển từ thái cực này sang thái cực khác (đệ trình vụ kiện lên tòa nhưng làm ngơ kết quả), bất cứ tiến bộ chung nào – ngay cả vô nghĩa trên thực tế – cũng có thể đáng muốn hoặc không là gì cả. Suy cho cùng, Manila đã không tham vấn đầy đủ với mọi thành viên ASEAN khi họ đệ trình vụ việc lên Toà án của UNCLOS. Hơn nữa, khi ASEAN kỷ niệm 50 năm ngày thành lập, những câu hỏi và tranh luận về sự liên quan và tầm quan trọng chiến lược của nhóm đã trở nên lớn hơn. Còn cách dập tắt chỉ trích nào tốt hơn là đưa ra một “chiến lợi phẩm” tiến bộ trong vấn đề khó khăn nhất? ASEAN rất muốn tiến tới những chuyện khác thay vì vấn đề Biển Đông vốn “bắt nhóm làm con tin” trong những năm qua. Cuối cùng, với việc tập trung cao độ vào Biển Đông, các nước thành viên ASEAN đã “vượt qua” được những thách thức chính trị trong nước – ví dụ như tình hình ở Myanmar, miền Nam Philippines, Thái Lan, hoặc thậm chí là Malaysia.
COC sẽ liên quan đến DOC như thế nào? Tại sao hai tiến trình cần tiến hành đồng thời?
Hà Anh Tuấn: COC chắc chắn sẽ kế thừa các tinh thần và nguyên tắc được đặt ra trong DOC. Đồng thời, COC phải được xem là một bước tiếp theo hướng tới hợp tác thực chất giữa Trung Quốc và các nước ASEAN.
Tuy nhiên, như tôi đã lưu ý, mong đợi một bản COC có tính ràng buộc đầy đủ được hoàn tất trong tương lai gần là không thực tế.
Cho đến lúc đó, việc thúc đẩy việc thực hiện đầy đủ và có hiệu quả DOC sẽ góp phần tạo nên sự ổn định khu vực. Đẩy mạnh DOC cũng sẽ tăng cường sự tin cậy của khu vực và hợp tác hàng hải, ngược lại điều đó đóng một vai trò quan trọng trong việc xây dựng một COC có tính ràng buộc. Điều đó giải thích tại sao hai quá trình đang được tiến hành đồng thời.
Evan A. Laksmana: Các quá trình giữa việc ký DOC vào năm 2002 và bản COC cuối cùng vốn chưa được xác định vẫn chưa được công bố, thảo luận công khai, hay tiết lộ đầy đủ. Do đó, chúng ta không thể nói chắc chắn là chính xác thì khi nào và bằng cách nào DOC dẫn tới bản COC cuối cùng và có tính ràng buộc pháp lý.
Chúng ta biết các quá trình hậu DOC đã được sử dụng để tạo ra thói quen đàm phán và đối thoại, dù nhịp độ rất chậm, giữa ASEAN và Trung Quốc. Do đó, nói một cách nào đó, DOC và COC không “đồng thời,” mà theo trình tự: DOC mở màn cho những cuộc thảo luận để cuối cùng soạn ra COC.
Richard J. Heydarian: Vấn đề DOC đã được giải quyết từ năm 2002. Bước tiếp theo rõ ràng là đàm phán một bản COC có tính ràng buộc pháp lý, vượt qua các cam kết thuần túy. Nhưng sau 10 năm đàm phán, tiến trình hai kênh phức tạp, gây sao nhãng và mệt mỏi này đã không đưa chúng ta đến gần bất cứ giải pháp nào. Thậm chí chúng ta còn bối rối hơn so với khi bắt đầu toàn bộ tiến trình nhằm tìm kiếm một bộ quy tắc chung được thống nhất giữa các nước có yêu sách trên Biển Đông trong những những năm 1990. Tôi thấy toàn bộ màn dạo đầu này là một phần chiến thuật trì hoãn có chủ ý của một quốc gia – một nước khổng lồ đang thống trị toàn bộ khu vực tranh chấp ở Biển Đông. Và ASEAN – quá chia rẽ và yếu đuối và tập trung vào nội bộ – chỉ là đang theo đuổi trò chơi khó khăn này.
Ian Storey: Hiện tại chưa rõ COC sẽ liên quan đến DOC như thế nào. Theo tôi, hai bên nên tập trung mọi nỗ lực vào COC và đưa các yếu tố hữu ích của DOC vào thỏa thuận cuối cùng. Người hoài nghi có thể sẽ nghĩ Trung Quốc muốn tiến hành hai quá trình đó đồng thời để tiết kiệm nguồn lực ngoại giao và kéo dài đàm phán càng lâu càng tốt.
Bước tiếp theo sau khi khung COC đã được hoàn tất là gì? Điều gì cản trở việc hướng tới một COC có tính ràng buộc?
Evan A. Laksmana: Trên lý thuyết, sau khi hoàn tất khung COC, ASEAN và Trung Quốc cần tìm ra cách xây dựng và hoàn thiện một COC có tính ràng buộc pháp lý. Tuy nhiên, tại thời điểm này, nhất là với thái độ do dự của Manila, một bản COC như vậy có thể sẽ không xuất hiện. Trường hợp tốt nhất là gì? Khuôn khổ này trở thành một tuyên bố về các nguyên tắc sẽ cho phép ASEAN và Trung Quốc không thảo luận về Biển Đông trong khi vẫn có thể khai thác một số hình thức hợp tác và phát triển chung giữa các bên có yêu sách một cách song phương thay vì trong khu vực. Trường hợp xấu nhất? Khuôn khổ này trở thành một “tuyên bố về các ý tưởng chuẩn mực” rỗng tuếch trong khi Trung Quốc quân sự hóa hoàn toàn và về cơ bản là kiểm soát toàn bộ Biển Đông đến mức không thể vãn hồi – và bất cứ “đàm phán phân định” nào cũng sẽ bắt đầu với việc Trung Quốc thực hiện quyền chủ quyền trong khi những các nước yêu sách khác phải “xin phép” (giống như bãi cạn Scarborough). Bất kể là trường hợp nào thì hoặc COC trở thành một mục tiêu gây tranh cãi và vô nghĩa, hoặc Trung Quốc chỉ đơn giản từ chối tiến đến nó. Trong cả hai trường hợp, bản thân COC không đem lại lợi ích chiến lược cho ASEAN và các nước Đông Nam Á.
Richard J. Heydarian: Tôi không thấy có trở ngại lớn nào nếu các bên liên quan chỉ đơn giản là mong chờ một bản DOC sắp xếp lại dưới danh nghĩa COC. Kết quả sẽ đủ ôn hòa và vô nghĩa để cả ASEAN và Trung Quốc đều có thể chấp nhận, dù tôi nghĩ sẽ có một hai nước ASEAN rất thất vọng. Thách thức thực sự là nâng cấp khuôn khổ thiếu sót hiện nay thành một văn kiện hoàn chỉnh và có tính ràng buộc pháp lý, tối thiểu buộc được Trung Quốc và các bên khác kiềm chế các hành động cưỡng chế quân sự và bán quân sự, xây dựng đảo nhân tạo quy mô lớn, và triển khai vũ khí quân sự tiên tiến tại các khu vực tranh chấp. Đối với tôi, thách thức của COC đơn giản là: “Được ăn cả ngã về không.” Có vẻ như với các nước đàm phán thì nó là, “Chỉ cần tiếng không cần miếng.” Đây là bi kịch của chính trị quyền lực nhỏ đối với ASEAN, có nguy cơ chìm vào quên lãng trong các tranh chấp Biển Đông.
Ian Storey: Các quan chức ASEAN và Trung Quốc chắc chắn sẽ tiếp tục gặp nhau tại các buổi làm việc nhóm và các quan chức cấp cao sẽ tiếp tục cố gắng đắp da đắp thịt cho khung dự thảo. Tôi cho rằng quá trình này sẽ kéo dài và đầy thất vọng đối với các quan chức ASEAN muốn COC có tính ràng buộc pháp lý và toàn diện được ký càng sớm càng tốt. Các lĩnh vực khó khăn chính trong việc đàm phán COC là liệu COC có ràng buộc về mặt pháp lý hay không, COC sẽ bao trùm những khu vực nào của Biển Đông, những hoạt động nào sẽ bị cấm, thỏa thuận này sẽ được thực hiện và giám sát như thế nào và liệu nó có được thực thi hay không. Quan trọng nhất là ở các chi tiết và có thể phải mất nhiều năm nữa mới đạt được thỏa thuận cuối cùng. Chắc chắn Trung Quốc sẽ không vội vàng.
Hà Anh Tuấn: Khi Trung Quốc và các nước ASEAN đã thống nhất về dự thảo khung của COC, thủ tục thông thường là họ sẽ đi vào các vấn đề về kỹ thuật và thảo luận chi tiết hơn về một bản COC đầy đủ. Có nhiều vấn đề quan trọng mà các bên liên quan vẫn chưa đồng ý. Một thách thức đáng chú ý là phải đồng ý xem khu vực địa lý nào có thể xem là “tranh chấp” hay tiếp tục thể hiện nó mơ hồ như cái tên “Biển Đông.” Tuy nhiên, trong trường hợp đó thì khó mà làm cho COC có tính ràng buộc, vì chúng ta không biết COC sẽ áp dụng ở đâu. Một trở ngại khác là đạt được sự đồng thuận về tác động của COC và làm thế nào để thực thi được COC. Trường hợp Philippines kiện Trung Quốc ở Biển Đông đã cho thấy việc thực thi luật quốc tế là rất khó khăn, đặc biệt là nếu phán quyết chống lại lợi ích của các cường quốc. Còn lại bao gồm những vấn đề về kỹ thuật, chẳng hạn như các nước Đông Nam Á tham gia sẽ được gọi là các quốc gia riêng lẻ hay là các thành viên của ASEAN, và cơ chế giải quyết xung đột nên được thành lập như thế nào trong COC.
Richard Javad Heydarian là một nhà nghiên cứu ở Manila, dạy khoa học chính trị tại Đại học Ateneo De Manila và Đại học De La Salle, Philippines. Ông thường xuyên có bài cho Trung tâm Chiến lược và Nghiên cứu Quốc tế (CSIS) và Hội đồng Quan hệ Đối ngoại (CFR).
Hà Anh Tuấn là Giám đốc Trung tâm Phân tích Chính sách, Viện Biển Đông. Ông có bằng tiến sĩ ngành Chính trị và Quan hệ Quốc tế tại Đại học New South Wales, Úc.
Ian Storey là nghiên cứu viên cao cấp tại Viện ISEAS-Yusof Ishak, Singapore.
Evan A. Laksmana là nghiên cứu cao cấp viên tại Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS) ở Jakarta, Indonesia, và hiện là nghiên cứu viên khách mời tại Cục Nghiên cứu châu Á Quốc gia ở Seattle, Washington.
Vũ Ngọc Trang và Nguyễn Huy Hoàng là cộng tác viên Dự án Đại Sự Ký Biển Đông.
Nguồn bản gốc tiếng Anh: http://www.maritimeissues.com/expert-interview/a-south-china-sea-code-of-conduct-a-hopeful-reality-or-a-hopeless-falsity.html
ĐINH XUÂN DŨNG : TIỂU SỬ:
Con Ông Đinh Xuân Thạc: Cựu Sĩ Quan Trường Bộ Binh Thủ Dầu Một khoá đầu tiên 1940 (cùng khoá với qúy ông Phan Tử Lăng, Thái Quang Hoàng, Dương Văn Minh, Nguyễn Văn Vỹ) mất tích ở Lạng Sơn 1945 trong trận đánh độc nhất giửa quân Nhật-Pháp tại Lạng Sơn.
Cháu nội cụ Tham Thọ Linh, Quãng Bình Đinh Xuân Trạc.̣ còn có tên Đinh Xuân Diệu: Cử Nhân Trường Thừa Thiên năm Thành Thái 13 (1901). Án sát Thanh Hoá, dân lập miếu sinh từ khi ông ra đi. Thủ Hiến Bình Thuận 1921. Về hưu Tham Tri Nhị Phẩm.1925.
Cháu ngoại Cụ Thượng Lý Hoà, Bố Trạch Quãng Bình: Đình Nguyên Hoàng Giáp Nguyễn Duy Phiên 1907, Tá Lý. Tham Tri Bộ Lại, truy Thượng Thư Bộ Lễ. Có tên trong Văn Miếu Huế.
Cháu gọi bằng bác ruột: Cụ Đinh Xuân Quãng,(Wikipedia): Luật gia cố vấn cho Quốc Trưởng Bảo Đại, Bộ trưởng nhiều bộ dưới nhiều nội các cuả Quốc Trưởng Bảo Đại,
Người tiền phong cải tổ hành chánh Việt Nam từ Pháp qua Việt và là tác giả chính bản Hiến Pháp Đệ Nhị VNCH. (Q. Chủ Tịch Quốc Hội Lập Hiến).
Em Ký giả tiền phong Đinh Xuân Tiếu (bị chính phủ Nguyễn Văn Xuân ám sát).
Đinh Xuân Dũng:
Bút hiệu Quãng Thuận. (Chánh quán Quãng Bình và nơi cống hiến chính Bình Thuận)
Sinh 1/8/1939 tại Huế, chánh quán Quãng Bình .
Cựu Học Sinh Quốc Học (1950-1958)
Tú tài Toán 1958 Huế.
Nội Trú các bệnh viện Sài Gòn 1964.
Y Sĩ giải phẩu Bệnh Viện Chợ Rẩy 1965.
Tiến Sĩ Y Khoa Quốc Gia 29/7/1966: Thesis: Peutz Jeghers Syndrom. Đăng tịch tại Bộ Giáo Dục 25/5/1972 Viện Đại Học Sài Gòn.
Ra trường dân sự khoá 1965 Đại Học Y Khoa Sài Gòn.
Động viên Trưng Tập khoá 7 Lê Hửu Sanh 1965:
Huấn luyện quân sự hai tháng tại Trường Sĩ quan Bộ Binh Thủ Đức và 6 tháng Hành Chánh Quân y tại Trường Quân Y với cấp bậc Trung Úy Y Sĩ.
1966 phục vụ tại Quân Y Viện Đoàn Mạch Hoạch Phan Thiết : Trưởng Khoa Ngoại, Trưởng Khoa Tai Mủi Họng, Chủ Tịch Hội Đồng Y Khoa QYV Đoàn Mạnh Hoạch .
Tết Mậu Thân 1968: Đặc cách lên Đại Úy và nhận được 2 Anh Dũng bội tinh với Ngôi sao bạc, một từ Sư đoàn 23 Bộ Binh và một từ Cục Quân Y.
Một Y tế Bội Tinh từ Bộ Y tế VNCH.
Việt Nam hoá chiến tranh thăng Thiếu Tá 1970 và là Chỉ Huy Phó QYV Đoàn Mạnh Hoạch. Giải Ngủ 1971 vì:
Đắc cử Dân Biểu VNCH, ghế người kinh mà ông dẫn đầu 28.000 phiếu, đơn vị Bình Thuận Hạ Nghị Viện VNCH Khoá 1971-1975.
Ông thuộc Khối Dân Tộc Xã Hội, trưởng Khối là cố LS Trần Văn Tuyên ..
Sau 75:
Trưởng khoa Ngoại BV Sùng Chính và là Phó Giám Đốc BV này sau đổi thành BV Trần Hưng Đạo, nay là Trung Tâm Chỉnh Hình TP HCM.
Năm 1978 dưới thời TBT Lê Duẩn, lúc còn là BV Phó Trần Hưng Đạo, bất mản với chính sách của VC, bằng xe đạp ông chở con gái đầu lòng nay là BS Đinh Thúy Quỳnh, 12 tuổi vượt biên qua Thái Lan qua ngả Kà Tum, Tây Ninh và bị bắt ở Mimot trong lảnh thổ Campuchia. Tù ở B4 Tây Ninh, Trại Cải Tạo Bàu Cỏ, Khám Chí Hoà.
Được thả 1980 về BV Điện Biên Phủ (Saint Paul củ) dạy lớp Y sĩ Tai Mui Họng và trở thành Chủ Nhiệm Khoa Tai Mủi Họng BV Điện Biện Phủ 6 tháng sau đó,
Chủ Nhiệm Tai Mủi Họng 3 năm và nộp đơn xuất cảnh theo diện ODP đoàn tụ với các con ở Maryland, USA tháng tư 1992 ,
1994 giải phẩu tim triple bypass CABG.
Đi Học Lại ở Mỹ:
I995 Ông hoàn tất ECFMG (Educational Commission for Foreign Medical Graduates) Certificate number 0-506-874-7, Date Issued August 10,1995. Gồm USMLE(United States Medical Licensing Examination) Step 2 (Clinical Science August , 3,1994), Step 1 (Basic Science June 15, 1995 ) và English Examination: March 02-1995.
Hoàn tất Physician Assistant program at Anne Arundel College, (PA). Baltimore,MD..(18/08/ 1999)
May 14 199́́8: Phi Theta Kampa Society .
1999: PA-C ( Fall 1999 PANCE Performance Your Score 666 on minimum Score 350 ) và :
NCCPA Surgery Examination: Your Score 814, minimum Recognition 425.
Your Status: Special Recognition . Certificate Number 042295 issue Date : November 30,1999.
Tái vào đời tại Mỹ lúc 61 tuổi trong tình trang suy tim, tiểu đường cao mở và cao huyết áp trong tình trạng ổn định:
Hành nghề PA-C từ 2000 đến nay tại San Jose, CA., về hưu lúc 71 tuổi và nay còn làm bán thời gian tại Phòng Mạch BS Phan Văn Tuấn San Jose..
Tiếp tục nghề Y mà nay ông xem như thú tiêu khiển cùng tập tểnh thơ văn, đạp xe đạp, cây cảnh .
Hiện đang góp sức cho một Việt Nam hoà hợp tự do hạnh phúc cuối đời ..
Về Gia Đình Đinh xuân Dũng có 3 vợ 4 con và 9 cháu:
1/ Lê Thúy Hồng gốc La Chử Huế: Cử Nhân Luật : Chủ sự Nông Tín Cuộc Sài Gòn, GS Công dân Phan Bội Châu, Phan Thiết, Luật sư TTT Huế từ 1972 qua đời 1978 tại TP HCM vì ung thư máu, Leukemia. thọ 34 tuổi, tôi đã triệt sản (Vasectomy) để cho nàng đở lo lắng trước khi mất. Với Lê Thúy Hồng tôi có 4 con:
a/ Đinh Thúy Quỳnh , Bác sỹ nội thương Maryland 1995, chồng Nguyễn Ngọc Minh Chánh PhD enginereeing có 17 Patents và hai con: Nguyễn ngọc Minh Nhật, Berkely University và Nguyễn Quỳnh Anh. Hiện Gd sống ở Nam Cali.
b/ Đinh Quỳnh Tiên BS Computer Programming Maryland University1996, chồng Andy Lê Anh Vũ, BS engenering Texas University 19̣95 có 3 con:
Lê Huy Đôn, Lê Huy Đạt và Lê Quỳnh Vivian hiện sống ở Houston , Sugarland, Texas.
c/ Đinh Xuân Hùng DDS, Temple University 1998, Dental Doctor, Cựu Đại Úy Air Forces và vợ Trần Mẫn Tiệp DDS Boston University 2000 , hai vợ chồng có 3 con gái: Đinh Emma, Đinh Elyse, và Đinh Ella. Hiện hai vợ chồng hành nghề Nha tại Westminster, CA.
d/ Jeff Đinh Xuân Cường , BA và vợ Đinh Hoàng Giang BMA, businessman có một con gái Elyse hiện sống ở Houston, Texas,
2/ Kế thất có 4 con riêng Khúc Kim Thái gốc Bắc 54, ly dị 1984.
3/ Kế thất 1990 Nguyễn Kim Huê gốc Long an, Cán sự y tế Tai Mủi Họng BV Trưng Vương, không con từ 1990 sống hạnh phúc với tôi cho đến bây giờ tại San Jose.
Nay đã 80 vẫn hành nghề y, tuần hai buổi sáng cho vui và tặng con cháu bài thơ Đường:
Chính Khí:
Nhà có phước lớn con hơn cha,
Nuôi dưỡng con nên cha mẹ già.
Cháu vượt ông bà họ tấn phát,
Trò qua thầy dạy nước thăng hoa.
Nuôi con đòi hỏi nhiều kiên nhẩn,
Giúp trẻ phát huy sáng kiến xa.
Giáo dục ngày nay quan trọng lắm ,
Hưng vong dân khí chính đề là.
Quảng Thuận 1/17/2019.
Đinh Xuân Dũng .
San Jose, CA 1/17/2019..
Subscribe to:
Posts (Atom)