Thursday, January 18, 2018

TẤT NIÊN THÂN HỮU BÌNH THUẬN Hội Thân Hữu Bình Thuận trân trọng kính mời Quý Đồng hương và Thân hữu đến dự buổi tiệc Tất niên mừng Xuân Canh Thìn năm 2000

TẤT NIÊN THÂN HỮU BÌNH THUẬN
Hội Thân Hữu Bình Thuận trân trọng kính mời Quý Đồng hương và Thân hữu đến dự buổi tiệc Tất niên mừng Xuân Canh Thìn năm 2000, với chủ đề “Ba Thế Hệ Một Tấm Lòng”, vào ngày Thứ Bảy, 29 tháng 1 năm 2000 tại:
Nhà hàng Emerald Bay, 5015-V West Edinger Avenue, Santa Ana (Góc Euclid và Edinger) Điện thoại: (714) 775-5161
Buổi họp mặt sẽ bắt đầu lúc 10:00 giờ sáng và chấm dứt lúc 3:00 giờ chiều cùng ngày.
Chương trình, bên cạnh các tiết mục vui nhộn, hào hứng, cùng những tập tục cổ truyền của ngày Tết Dân tộc như Chúc thọ, Lì xì, Lô tô, & Xổ số, sẽ có một chương trình Văn nghệ đặc sắc với sự đóng góp của các Ca sĩ nổi tiếng của Bình Thuận và Thân hữu.
Chi phí cho mỗi người lớn là $20.00, và trẻ em là $10.00.
Kính mời quý vị liên lạc và lấy vé trước với:
anh Phạm Mừng - Điện thoại: (323) 465-2937
chị Nguyễn Thu Nhi - Điện thoại: (714) 542-4020, hoac
chị Ngô Đình Minh Khanh - Điện thoại: (714) 778-4482.
Hội Thân Hữu Bình Thuận California, ngay 6 thang 1 nam 2000
P.O. Box 2054.G14
Westminster, CA 92683 USA
Tel.: (714) 542-4020
EMail: binhthuan@hotmail.com
Internet: http://www.ampact.net/binhthuan/

SINH HOẠT CỘNG ĐỒNG “Ngày Bình Thuận Tân Niên Hội Ngộ Mừng Xuân Mậu Tuất” Báo Người Việt

SINH HOẠT CỘNG ĐỒNG
 “Ngày Bình Thuận Tân Niên Hội Ngộ Mừng Xuân Mậu Tuất”
Thời gian: 10AM-3PM, CN, 4 tháng 3
Ðịa điểm: Nhà hàng Diamond Seafood Place, 8058 Lampson Ave., Garden Grove, CA 92841
Liên lạc: (714) 642-9590, (714) 225-9919, (949) 653-8653

Bản Tin Bình Thuận Số 39, tháng 02 năm 2018







Wednesday, January 10, 2018

Đất Sài Gòn Nam thanh Nữ tú

Đất Sài Gòn Nam thanh Nữ tú
Ơi người viễn khách,
Đã có lần nào bạn lên đất Sài Gòn
Đối với dân Nam Kỳ Lục Tỉnh, Sài Gòn luôn luôn là một địa danh được ghi nhớ, được nhắc nhở đời đời, người Tây phương gọi Sài Gòn là “Hòn Ngọc Viễn Đông”. Người dân quê miền Nam, cho dù là quê ở miền Đông đất đỏ hay ở miền Tây muối mặn nước phèn, đều coi Sài Gòn là một chốn phồn hoa đô hội, với đèn màu “ngọn xanh ngọn đỏ”, về phương diện lịch sử, hồi thời Trịnh Nguyễn phân tranh, Sài Gòn đã từng được Lễ Hầu Tài Nguyễn Hữu Cảnh (sử sách chép là Nguyễn Hữu Kính để tránh trùng tên với Đông Cung Thái Tử Nguyễn Phúc Cảnh, con của Thế Tổ Cao Hoàng Đế Gia Long) chọn làm nơi đóng tổng hành dinh khi ông lãnh quân bảo hộ Cao Miên và bảo vệ những người dân Việt di dân sinh sống tại miền Nam.



Sài Gòn là nơi tạm trú đầu tiên của những quan binh di thần nhà Minh, tránh nạn Mãn Thanh , được Hiền Vương Nguyễn Phúc Tần chứa chấp và cho vào Nam sinh sống. Trước khi tỏa ra an cư lạc nghiệp ở vùng Cù Lao Phố, Trấn Biên (Biên Hòa) hay Định Tường, Long Hồ Dinh (Vĩnh Long), các di thần nhà Minh, Dương Ngạn Địch, Trần Thượng Xuyên, Trần An Bình, Hoàng Tiến v.v… đã dừng chân nơi ven sông Sài Gòn, lập nên xóm Đề Ngạn (đề ngạn là con đê bao bờ sông). Xóm nầy không mấy chốc mà trở thành địa điểm buôn bán phồn thịnh tấp nập.

(Theo học giả Vương Hồng Sển, danh từ Sài Gòn có gốc tích từ hai chữ “đề ngạn”. Theo ông, “đề ngạn” phát âm theo giọng Tàu là “thầy nguồn”. Hai chữ “thầy nguồn” nói tới nói lui thét, thành ra “Sài Gòn”).
Trong cuộc nội chiến giữa Nguyễn Vương Phúc Ánh và nhà Nguyễn Tây Sơn, Sài Gòn nhiều lần trở thành nơi chiến địa đẫm máu kinh hoàng. Nhà Tây Sơn vĩnh viễn mất Sài Gòn khi Nguyễn Vương chiếm lại thành nầy lần thứ ba, thời đàng cựu, tức là thời cai trị của nhà Nguyễn, Sài Gòn là nơi đóng đại dinh tổng trấn, cai trị toàn thể Lục Tỉnh Nam Kỳ. Vị tổng trấn đầu tiên là Kinh Môn Quận Công Nguyễn Văn Nhân, tục gọi là quan lớn Sen. Một vị tổng trấn khác là Kiến Xương Quận Công Nguyễn Huỳnh Đức, đã thất lộc khi đang tại chức. Vị tổng trấn nổi tiếng nhất là Tả Quân Lê Văn Duyệt (tức Duyệt Quận Công).

 Trong cuộc nổi dậy chống triều đình, Lê Văn Khôi (con nuôi của Tả Quân Lê Văn Duyệt, giữ chức Chánh Vệ Úy), cùng với các thuộc hạ như ông Hoành, ông Trấm, anh em họ Võ (Vĩnh Tiền, Vĩnh Tái, Vĩnh Lộc), Lê Văn Tha, Lê Văn Bội v.v… chiếm lấy thành Sài Gòn (đã bị triều đình đổi tên là thành Phiên An), và giữ thành nầy suốt ba năm.


Tới thời Pháp thuộc, Sài Gòn được chọn làm nơi đặt dinh thống soái, nơi làm việc của viên thống đốc Nam Kỳ. Kể từ khi hiệp định Genève chia đôi đất nước, Sài Gòn trở thành thủ đô của nước Việt Nam Cộng Hòa. Sau ngày sụp đổ của miền Nam, Sài Gòn bị đổi tên, chỉ còn là một thành phố. Tuy nhiên, đây là một thành phố phồn thịnh nhất về kinh tế trên toàn quốc.
______________________
Bạn thân,

Nói tới Sài Gòn, điều đầu tiên, dân Nam Kỳ Lục Tỉnh không nói tới dinh Thống Soái (sau nầy gọi là dinh Độc Lập), mà là nói tới chợ Sài Gòn. Ngay như ở hải ngoại, nhiều tờ báo vẫn dùng hình ảnh của chợ Sài Gòn như là một biểu tượng của “Hòn Ngọc Viễn Đông”.
Nếu gọi đúng tên, chợ nầy phải là chợ Bến Thành. Nhiều người sẽ thắc mắc rằng bến ở đâu, thành ở đâu, chợ nằm giữa khu thương mại đông đúc, tại sao lại mang tên như vậy?


Cái tên Bến Thành đã có từ lâu lắm rồi, từ thời đàng cựu, khi chợ còn nằm ở vị thế trước bến sau thành.
Ở Sài Gòn, trên đường Hàm Nghi, gần mé sông, có một nơi được gọi là Chợ Cũ. Đó là nơi tọa lạc của chợ Sài Gòn thuở trước. Nên nhớ là cả con đường Hàm Nghi ngày xưa là một con kinh và là một cái bến cho ghe thuyền đậu lại chuyển hàng lên chợ. Thành phố Sài Gòn ngày xưa có tám cửa, từng mang tên là Quy Thành, Phụng Thành rồi Phiên An Thành, tọa lạc gần sông. Trước bến, sau thành, để mang tên Bến Thành là như vậy.


Sau, dưới thời Pháp thuộc, một tay thương buôn khét tiếng, gốc người Hoa, là Hứa Bổn Hòa, tục gọi là chú Hỏa, tên Tây là Hui Bon Hoa, đã xuất tiền ra cất một cái chợ mới để tặng cho nhà nước Bảo Hộ. Cái chợ đó, chính là chợ Sài Gòn bây giờ, không phải tốt lành gì mà chú Hỏa xuất tiền cất nguyên một cái chợ bề thế bực nhứt Nam Kỳ để tặng cho nhà nước. Đây là một cách đầu tư khôn ngoan. Cất chợ, chú Hỏa còn cất bao nhiêu dãy phố lầu chung quanh chợ. Chú vận động cho nhà nước dời chợ Bến Thành về chợ mới. Bao nhiêu căn phố lầu chung quanh chợ do chú làm chủ điều biến thành vàng.
Một câu hát vào thời phải dời chợ đó đã phác họa phần nào hình ảnh của chợ Bến Thành mới:
Chợ Bến Thành mới
Kẻ lui người tới
Xem tứ diện rất xinh
Thấy em tốt dáng tốt hình
Chẳng hay em có chốn duyên tình hay chưa?
Một câu hát khác cho biết rằng những con đường bao chung quanh chợ Sài Gòn đều được cẩn bằng đá hoa cương, chớ không phải được tráng nhựa như ngày nay:
Chợ Sài Gòn cẩn đá
Chợ Rạch Giá cẩn xi mon
Giã từ em ở lại vuông tròn
Anh về xứ sở, không còn ra vô
Sự dời đổi của chợ Bến Thành, đối với người hoài cổ, nhất là đối với những người yêu nước, không phải mang thuần túy là sự dời của một cái chợ, mà là sự dời đổi của lòng người giữa tân trào và cựu trào. Bởi vậy, mới có một câu hát, mượn lời một cô gái nhắn gởi người tình:
Chợ Bến Thành dời đổi
Người sao khỏi hợp tan
Xa gần giữ nghĩa tào khang
Chớ tham nơi quờn quớt, phụ phàng bạn xưa
Lời nhắn nhủ của cô gái đã được người con trai đáp lại:
Sông Sài Gòn sông bao nhiêu nước
Chợ cũ Bến Thành kẻ trược người thanh
Mấy ai cho đặng như anh
Dù ai xao xuyến anh vẫn tín thành với thơ
Vốn đã từ lâu, Sài Gòn đã là nơi tưng bừng náo nhiệt, rực rỡ ánh đèn màu:
Đèn Sài Gòn ngọn xanh ngọn đỏ
Đèn Mỹ Tho ngọn tỏ ngọn lu
Em biểu anh về học lấy chữ nhu
Chín trăng em đợi, mười thu em chờ
Các cô gái quê không phải thắc mắc khi các anh trai làng có dịp lên Sài Gòn:
Xứ nào vui cho bằng xứ Sài Gòn
Người đi như hội, anh còn nhớ em?
Bởi vì Sài Gòn nhộn nhịp lôi cuốn như vậy nên các cô gái quê không khỏi háo hức, muốn rút chưn ra khỏi bùn lầy đồng ruộng, muối mặn nước phèn, để lên chốn phồn hoa đô hội, sống một cuộc đời thảnh thơi. Biết được tâm lý nầy của các cô gái quê, nhiều tay thanh niên Sài Gòn lên tiếng dụ dỗ:
Dõi dõi theo anh
Về nơi châu thành
Coi nam thanh nữ tú
Ở chi đất nầy vượn hú chim kêu
Nhiều chàng thanh niên còn đem cái đời sống an nhàn thảnh thơi, gạo chợ nước máy ra để gợi lên cái lòng háo hức của các cô gái quê:
Gạo Ba Thắc trắng như bông bưởi
Nước phông tên tiền rưởi một đôi
Sài Gòn vui lắm em ơi
Lấy chồng về đó một đời sướng thân
Lời dụ dỗ nghe thiệt đã tai. Nhưng, hởi ơi, ở đời, sự giả, sự thật, rất là khó phân cho tỏ tường. Nhiều cô gái quê mơ cuộc sống Sài Gòn, nghe lời đường mật dụ dỗ của đám sở khanh, một đời sướng thân đâu chẳng thấy, lại bị bán cho mấy mụ tú bà, cuộc đời nhơ bẩn lấm lem.
Các cô gái háo hức đi theo ánh đèn màu, không khỏi làm cho các chàng trai lòng than thân trách phận:
Thành thị chỗ nào
Cũng xí xô xí xào các chú
Em ăn cơm bảy phủ
Em dạo đủ khắc nơi
Bán buôn một vốn ba bốn đồng lời
Chê anh dân ruộng, chưn mốc cời quanh năm
Mặc cho những chàng trai lòng than thân trách phận, các cô gái quê vẫn không từ bỏ giấc mộng chen chưn lên Sài Gòn. Bởi vì trai Sài Gòn thanh lịch quá mà, miệng lưỡi của họ dẽo như kẹo kéo, ngọt như đường Hiệp Hòa:
Cúc mọc dưới sông kêu bằng cúc thủy
Chợ Sài Gòn xa, chợ Mỹ không xa
Gởi thơ thăm hết cả nhà
Trước thăm phụ mẫu, sau là thăm em
Miệng lưỡi như vậy bảo sao các cô không chìu không lụy:
Chợ Sài Gòn xa, chợ Mỹ không xa
Anh đi ngang, phải ghé vô nhà
Nghèo em, em chịu, làm gà đãi anh
==>

Sài Gòn vốn là nơi tụ tập “tứ chiếng giang hồ”. Về hai chữ “tứ chiếng”, có người giải nghĩa trên báo, cho hai chữ nầy có nguồn gốc từ hai chữ “tứ trấn”. Người ta còn giải thích tứ trấn là bốn trấn bao quanh thủ đô Hà Nội, là Sơn Tây, Kinh Bắc, Sơn Nam và Hà Đông (thời Trịnh Nguyễn phân tranh). Thật ra, đối với miền Nam, hai chữ “tứ chiếng” có nguồn gốc từ “tứ chánh” thời đàng cựu. “tứ chánh” có nghĩa là “làm cho ngay”. Số là thời Tả Quân Lê Văn Duyệt (Chánh Tướng Duyệt) ngồi trấn thủ Gia Định, Long Vân Hầu Trương Tấn Bửu làm phó (Phó Tướng Luông). Hai ông có cho tụ tập dân lưu linh lưu địa, sống không có sổ bộ, đưa họ vào cuộc sống hợp pháp. Làm như vậy, gọi là “tứ chánh”. Hai ông cho lập “Tứ Chánh Điếm” cho những người dân bất hợp pháp nầy tạm trú để làm giấy tờ, sau đó, đưa họ đi khẩn hoang lập làng, gọi là “tứ chánh thôn”. Họ không dám nói chữ “chánh” vì kiêng cữ danh gọi ông “Chánh tướng”, bởi vậy, “tứ chánh” mới thành “tứ chiếng”.
Đã gọi là nợ “giang hồ tứ chiếng” thì đôi khi đòn phép giang hồ tung ra không kịp đỡ. Nạn nhân đôi khi là những cô gái nhẹ dạ:


Sài Gòn mũi đỏ
Gia Định xúp lê
Giã hiền thê ở lại lấy chồng
Thoàn anh ra cửa như rồng lên mây
Cái thằng bạc tình lang dụ dỗ con gái nhà người ta, rồi cao bay xa chạy mà mừng như “rồng lên mây” thì thiệt là hết biết. Câu nầy nhắc lại hồi thời Tây đã qua, mũi ghe ở Sài Gòn bao giờ cũng sơn màu đỏ (Sài Gòn mũi đỏ), đò máy ở Sài Gòn, Gia Định đã dùng còi điện để báo hiệu, chớ không còn đánh chuông leng keng (Gia Định xúp lê).
Đã sống thì ai cũng vậy, càng trải qua những trắc trở lọc lừa, càng có nhiều kinh nghiệm. Miệng lưỡi của các chàng trai vẫn ngọt ngào:
Chợ Bến Thành đèn xanh đèn đỏ
Anh nhìn cho tỏ, thấy rõ đèn màu
Lấy em anh đâu kể sang giàu
Rau dưa, mắm muối nơi nào hơn em?
Nhưng, các cô con gái đã không còn nhẹ dạ dễ tin nữa. Họ biết rõ lòng dạ của những kẻ “bãi buôn lỗ miệng”. Họ trả lời thẳng thét.
Trầu Sài Gòn ăn chơi nhả bã
Thuốc xì gà hút đã lại phà hơi
Anh thấy em giàu muốn dựa mà chơi
Chứ đâu phải chỉ dốc chỗ nơi vợ chồng
Nhiều cô gái quê, sau khi đã hiểu rõ những sự thật ở đằng sau những lời dụ dỗ, sau khi đã trải qua những thực tế phũ phàng, đã tỉnh ngộ, quay về với cuộc đời đồng ruộng, tuy khổ cực nhưng không phải xô bồ chen lấn, nhiều khi nhục nhã trăm đường:
Rạng mai hai ngã phân chia
Sài Gòn anh ở, em vìa Cà Mau
Ôi người viễn khách,


Sài Gòn khi xưa vốn là nơi yên lành. Thời đô hộ của Tây, Sài Gòn biến thành nơi đèn màu “ngọn xanh ngọn đỏ”. Chính sách cai trị của thực dân, dùng sự trác tang trụy lạc để ru ngủ dân Sài Gòn, biến Sài Gòn thành nơi chốn ăn chơi. Những tay chơi khét tiếng Nam Kỳ như cô Ba Trà, cô Tư Nhị, cô Ba Pho, Bạch Công Tử (Phước George), Hắc Công Tử (Trần Trinh Qui) đều đổ xô về Sài Gòn, ngập chìm trong ánh đèn màu.
Nhưng, Sài Gòn vẫn là nơi hội tụ của những người yêu nước không bị chính sách của Tây làm cho lạc hướng. Những Nguyễn An Ninh, Tạ Thu Thâu, Trần Văn Thạch, Hồ Văn Ngà, Phan Văn Hùm, Nguyễn Văn Sâm, Dương Văn Giáo v.v… đã dùng những tinh hoa tự do dân chủ của nền văn minh tây phương để đánh Tây. Sài Gòn đã một lần nổi dậy, khí thế bừng bừng.
Sài Gòn có mặt tốt, có mặt xấu như tất cả các thành phố lấy thương mại bán buôn, phát triển kinh tế làm chính. Nhưng, dù gì đi nữa, hai chữ Sài Gòn vẫn vĩnh viễn ở trong tim của mọi người.
Xin hết.
Tác giả :NGÔ PHỤNG ANH

Gánh Hàng Rong – Nét đặc trưng của người Việt

“Có tiếng rao nghe sao lạc lỏng giữa phố chiều lao xao
Có tiếng rao nghe xơ xác xanh xao khuất sau hàng phố cao…”

Những người đã từng sống ở đất Sài Gòn, dù trong suốt cuộc đời hay chỉ là những giây phút ngắn ngủi đặt chân tới vùng đất này, tiếng rao của những người bán hàng rong là thứ âm thanh khiến họ nhớ và suy ngẫm nhiều nhất. Dù ngày nắng hay mưa, dù là đêm hay ngày, lúc nào khắp Sài Gòn cũng vang lên tiếng rao thân quen ấy, “ai ăn vịt lộn không”, “ bắp luộc, bắp nướng đê..”,khi bình minh còn chưa ló dạng, những gánh hàng rong từ các khu dân cư nghèo đã bắt đầu tỏa đi khắp thành phố, khi bầu trời lung linh những vì sao thì họ mới trở về và lại tất bật chuẩn bị hàng cho ngày mai, cuộc sống của họ cứ thế từ ngày này qua ngày khác, và thật khó để tìm được lối ra khỏi vòng luẩn quẩn đó.


Sáng tinh mơ Sài Gòn đã quen với tiếng rao “bánh mì nóng giòn…”, “báo mới đây…”,. Sau những “thức điểm tâm” đó là một ngày làm việc với: “ve chai, đồ điện hư cũ bán hông…” vào buổi trưa, “bánh bò bánh tiêu bánh cuốn”, “bánh gai, bánh giò đê” vào buổi chiều và kéo dài đến tận đêm khuya. Và khi màn đêm buông xuống, phố Sài Gòn sẽ thật buồn nếu thiếu những tiếng rao, tiếng gõ lóc cóc của những xe hủ tiếu, bắp nướng.


Những gánh hàng rong ở Sài Gòn bán đủ thứ loại đồ ăn, thức uống khác nhau và phần lớn chúng là những món ăn rất bình dân nhưng cũng rất ngon. Ở đâu đó bạn có thể bắt gặp một gánh hàng bún đỏ thơm ngon, chỉ với 5000 đồng là bạn đã được thưởng thức một tô bún thơm ngon không kém (thậm chí có lẽ còn hơn) so với một tô bún giá 15000 đồng ở những quán ăn. Hay đơn giản đó là những chén bành bèo, bánh nậm được làm rất ngon nhưng cũng rất rẻ…
Sở dĩ những gánh ràng rong bán giá rẻ như vậy không phải vì nguyên liệu hay cách chế biến của họ không đảm bảo, mà vì với họ, nguồn thu nhập chính là công sức mà họ bỏ ra cho gánh hàng đó. Như cô Tám, một người đã gắn hơn một nửa cuộc đời với gánh hàng bánh nậm, bánh bèo tâm sự: “Nguyên liệu để làm nên 1 chiếc bánh cũng đã là 900 đồng, nhưng bà chỉ bán với giá 1000đồng thôi, chủ yếu lấy công làm lời mà cháu…”,tôi đã bật khóc khi biết rằng chỉ với những gánh hàng rong ấy, họ phải tất bật để nuôi sống những người thân. Để có được những đồng tiền nhỏ nhoi ấy, họ đã phải bỏ ra biết bao mồ hôi, nước mắt, phái chịu đựng biết bao gian khổ, và đôi khi là cả sự khinh bỉ của cuộc đời… Thế mà họ vẫn ngày đêm rong ruổi mưu sinh mặc cho bao khó khăn, vất vả đang chờ đón.


Giữa không gian ồn ào của đất Sài thành, những tiếng rao của người bán hàng rong dường như trở nên thật nhỏ bé và cô quạnh như chính người chủ của nó. Dù có vật đổi sao dời, dù cho xã hội có văn minh, tiến bộ bao nhiêu thì những gánh hàng rong vẫn là một hình ảnh thật đẹp của Sài Gòn. Những gánh hàng rong gánh luôn cả những khát khao, ước mơ cho một ngày mai tươi sáng hơn.
Xin hết.
Nguồn Blog Saigon Xưa 

Ngã tư Quốc tế

Viết tiếp những gì còn sót lại về khu vực “Ngã tư Quốc tế” ,trong bài viết có vay mượn từ nhiều nguồn.
==>
Hơn 50 năm sống tại Saigon tôi đã lần lượt ngụ ở nhiều nơi như xóm đạo nhà thờ Huyện Sĩ, xóm chiếu Khánh Hội, xóm Bùi Viện, khu thương cảng Tân Thuận, Khu Hồng Thập Tư Lê Văn Duyệt, Khu Cư Xá Lê Đại Hành, Khu Cư Xá Nông Tín Cuộc Trương Minh Giảng gần đường rầy xe lửa, duy có một nơi tôi nhớ nhiều nhất, đó là xóm Bùi Viện, lý do tại vì kỷ niệm thời niên thiếu.

 

Xóm này gần ngã tư quốc tế, sinh hoạt ở đây rất đa dạng, nhiều màu sắc, nhiều mùi vị, nó là Saigon Tạp Pín Lù, như tựa một cuốn sách của cụ Vương Hồng Sển mô tả .. “Saigon thập cẩm, Saigon tào lao, Saigon ba lăng nhăng” ,gồm đủ cả các món ngon mề gà, lòng heo, ruột già, dồi trường, chín hay sống sượng ngốn nghiến chàm ngoàm với rau sống, rượu cay, tôi nhớ Bi da Thanh Tâm .. sát bên có tiệm bán Lade đặc trên đường Đề Thám rạp hát Thành Xương, đình Cái Quan, rạp Đại Nam, hai trường tiểu học tôi đã theo đuổi qua nhiều lớp, đồng thời còn nhớ thêm rạp Nguyễn Văn Hảo nữa ấy chứ.
 

Lớn lớn lên bày đặt sống bụi bụi, tôi đã từng ăn cơm tại quán Anh Vũ, ngấp nghé nhìn cái Dancing có tên là Tháp Ngà (Tour d’ Ivoire), lan man một số phòng khám răng, buôn bán, nhà thuốc tây, hiệu sách Nam Cường, Yiễm Yiễm, Về đêm khu này đèn đuốc sáng trưng cho đến hơn nửa khuya như Ngã Sáu Saigon. Buôn bán tấp nập, vui nhộn. Hàng quà vỉa hè bày chật cả lối đi. Đủ cả: nem nướng, bánh mì thịt, bò bía, bò viên, bò khô đu đủ, chã giò, cháo lòng, cháo huyết, cháo gà, cháo vịt, cháo dứa hột vịt muối, bánh canh, hột vịt lộn, mì, hủ tiếu,… Mùi thức ăn bay cả một góc. Xe mía, xe sinh tố, xe đẩy đồ ngọt của người Tàu có táo soạn, đậu đỏ, đậu đen, bo bo, chí mè phủ (mè đen), hột sen, bạch quả, táo đỏ, phổ tai, nhãn nhục, đá bào..,

Buổi sáng cũng nhộn nhịp không kém. Cái lạ là các tiệm ăn bên đường chẳng phiền hà gì với các hàng gánh bán rong lưu động. Miễn là có kêu một ly cà phê rồi tự ý kêu món ăn sáng trong tiệm hay ngoài tiệm. Bánh cuốn, bánh xèo, xôi vò, xôi rượu nếp, xôi bắp, xôi đậu đen, khoai mì, khoai lang, bánh mì thịt, hủ tiếu Nam Vang, hủ tiếu Mỹ Tho, phở, cơm tấm bì, sữa đậu nành, đậu hủ, bánh khúc…
Chợ ăn sáng này lúi húi kéo dài tới gần trưa mới thưa người.
Nhà tôi ở thụt trong đường hẻm, số 12B. Sau lưng là đường Phạm Ngũ Lão; bên hông là đường Nguyễn Thái Học. Giới nghệ sĩ cải lương, đào kép thượng thặng, quần áo lượt là, sang trọng, ký giả kịch trường và dân anh chị thường tụ năm, tụ ba, ăn uống giải khát ở mấy quán hủ tiếu quanh ngã tư quốc tế. Tôi dọn về địa chỉ này khi học lớp nhì trường nam tiểu học Trương Minh Ký, cạnh rạp Đại Nam. Đối diện bên kia đường là trường nữ tiểu học Tôn Thọ Tường.Chợ Cầu Muối, chợ Cầu Ông Lãnh, Khu Dân Sinh cách đó không bao xa chỉ độ mươi mười lăm phút đi bộ dọc theo đường Nguyễn Thái Học. Ở một chỗ “địa linh anh kiệt” như vậy thì làm sao quên được? Tôi ở đó cho tới hết lớp đệ tứ. Rồi ra Huế học tiếp ở trường Quốc Học (sau ba năm trở lại Saigon). Lúc nào, giờ gíấc nào chúng tôi, lũ con nít trong xóm cũng có nhiều trò chơi hay rũ nhau đi phá phách khu xóm.
Trong các trò chơi, đá banh là trò tôi ham nhất. Sân banh là khúc đường Nguyễn Thái Học bên hông trường Tôn Thọ Tường. Xe cộ chạy thì mặc kệ xe, chúng tôi cứ lừa, cứ đá ngay giữa lộ. Khi nào cảnh sát tới thì ù té chạy; hay tản lên lề làm như mình vô can; chỉ đứng ngó “mấy thằng nhỏ mất dạy làm cản trở lưu thông”.

Nếu hôm nào không tụm năm tụm ba quậy phá thì tôi mò tới mấy sạp báo góc ngã tư Đề Thám Bùi Viện hay ngã năm Bùi Viện, Trần Hưng Đạo, Nguyễn Thái Học hoặc vào tiệm sách Yểm Yểm Thư Trang ở gần đó đọc sách báo cọp. Giờ đọc báo cọp thích hợp nhất là buổi trưa nắng gắt; nóng đổ lửa; nhựa đường cũng phải chảy. Còn đọc sách cọp là lúc tan trường về. Thi vô Petrus Ký rớt nên tôi học trường tư Lê Tấn Thành, nằm trong đường hẽm cạnh tiệm sách.
Khu ngã tư quốc tế vào buổi xế trưa khác hẳn buổi sáng và buổi tối. Quán hàng có vẻ thưa thớt. Sinh hoạt chậm lại, uể oải. Hàng quà vỉa hè dọn đi đâu chỉ còn lại năm ba gánh. Vì hay lẫn quẫn cạnh sạp báo, trước tiệm hủ tiếu và thấy mặt mủi tôi không có vẻ loại đá cá lăn dưa lắm nên bà bán báo nhiều khi nhờ tôi coi hộ. Bà đi đâu cả giờ, giao sạp báo và quầy bán thuốc lẻ cho tôiø. Cái thú ngồi quán nước bên ly cà phê đắng bắt đầu từ đấy.



Mười hai mười ba tuổi đầu làm gì có tiền để ngồi quán, nhưng nhờ hay lân la đọc báo cọp, nên chủ quán quen mặt không xua đuổi khi tôi kéo ghế ngồi xề bên cái bàn kê ở phía bên ngoài tiệm hủ tiếu. Hôm nào có chut tiền còm tôi bắt chước mấy người khách kêu một ly xây chừng (cà phê đen nhỏ). Chỉ là một cái cớ để có thể ngồi trầm ngâm dài lâu, nếu không thì tẻ nhạt, vô duyên. Cũng tại đây, tôi bắt gặp được một cách uống cà phê rất độc đáo của ông Năm Đen, người quen của bà bán báo, cứ vào khoảng một giờ hơn là ông Năm Đen rề rề đẩy chiếc xích lô vào bóng mát; vào quán kêu một ly tài phế (cà phê đen lớn). Một chân co lên ghế, một chân duỗi dài, ông ngồi dựa vào tường nhìn ra lộ….Pha đường, nhấm nháp cái muỗng; đổ cà phê ra dĩa; ông đưa dĩa lên miệng vừa thổi vừa uống. Ông ngồi tư lự một lúc, trả tiền rồi ra lấy chiếc xích lô, chậm rãi đạp chở bà bán báo về hướng chợ Thái Bình, tên cũ là chợ Arras.
Từ thuở ở đường Bùi Viện đến nay có nửa thế kỷ, cái đám nhỏ lau nhau bây giờ ỏ đâu ? Đường đời vạn nẻo, lại thêm lớn lên vào thời đại bác đêm đêm dội về thành phố, thế hệ bất hạnh chúng tôi đã phải rời bỏ Ngã tư Quốc tế, tứ tán khắp năm châu….
Xin hết.
Blog Saigon Xưa

Vòng Hoa và Phân Ưu Thân Phụ CHS/PBC76 Nguyễn Ngọc Mỹ Vân

Nguyễn Văn Tạo
Nguyễn Ngọc Dung
Nguyễn Xuân Thùy
Võ Thị Ý
Trương Sanh và Lai
Nguyễn Thu Vân 
Trần Phi Vân
Quách Tuyết Minh
Võ Mỹ Nhàn.
Nguyễn Bích Thuận
Nguyễn Hồng Thúy
Phạm Hòa  
Đồng Thành Kính Phân Ưu  

Tuesday, January 9, 2018

HNPBC2018 Ghi Danh tính đến ngày 1/5/2018


From: 'TinHoa' via BTC2018 <btc2018@googlegroups.com>
Sent: Friday, January 5, 2018, 2:54:54 PM PST
Subject: Them nguoi ung ho va ghi danh

Đến hôm nay mình đã được 134 người ghi danh, vậy là gần tới target 200 rồi :)).

Danh Sách Mạnh Thường Quân ủng hộ HNPBC2018 San jose
Date
Tên
Tốt Nghiệp
Ủng Hộ ($)
Comments
1/5/2018
Chị Cựu HS 69
PBC 69
100

1/1/2018
Nguyễn Thành Công
PBC 68
100

12/26/2017
Cựu HS
PBC 77
200

11/29/2017
Nguyễn Thanh Dũng
PBC 75
100

11/29/2017
Jennifer Huỳnh Nguyễn
PBC 78
100

11/2/2017
Lê Trương Kiết Hùng
PBC 84
400
from Canada
10/4/2017
Tiếp Sĩ Trường
PBC 69
200

9/15/2017
Huỳnh Xuân-Nhi
Thân hữu PT
100

8/5/2017
Nguyễn Thanh Hùng
PBC 71
300

7/14/2017
Nguyễn Hồng Thúy
PBC 72
100

7/4/2017
Võ Quang Án
PBC 69
100

7/2/2017
Cựu HS
PBC 66
200

7/2/2017
Hội Đồng Hương BT bắc CA

300

7/2/2017
Thầy Nguyễn Thanh Tùng
Hiệu Trưởng
100

7/2/2017
Cô Nguyễn Kim Lệ
Giáo Sư
100

6/29/2017
Nguyễn Tín
PBC 72
100
from Australia
6/24/2017
Cựu HS
PBC 69
500

6/16/2017
Huỳnh văn Nhơn
PBC 69
100

6/10/2017
Mạnh Thường Quân
PBC 66
2000

6/10/2017
Nguyễn Trung Quang
PBC 68
200







Total

5400


Danh Sách ghi danh tham dự HNPB2018
DATE
Tên Họ
Tốt Nghiệp
#́ Người
THU ($)
Ngày Nhận $
State
10/15/2017
Thầy Nguyễn Thanh Tùng
Hiệu Trưởng
1


CA
10/15/2017
Cô Nguyễn Kim Lệ
Giáo Sư
1


CA
11/16/2017
Thầy Lê Khắc Anh Vũ & cô Tâm
Hiệu Trưởng
2
300
11/30/2017
NJ
12/29/2017
Nguyễn Mai Trâm & chồng
PBC 89
2


CA
12/29/2017
Nguyễn Thanh Trúc & vợ và con
PBC 86
3


CA
10/20/2017
Lê Mỹ Linh
PBC 84
1
120

CA
10/20/2017
Trần Kim Phụng
PBC 84
1
120

CA
10/20/2017
Lê Trương Kiết Hùng
PBC 84
1
120
11/2/2017
Canada
10/20/2017
Nguyễn Trần Trang Khánh & thân hữu
PBC 84
2
240

CA
10/26/2017
Nguyễn Vũ Anh
PBC 82
1


CA
11/5/2017
Jennifer Huỳnh Nguyễn
PBC 78
1


CA
10/15/2017
Tạ thị Bạch Vân
PBC 78
1


PA
12/23/2017
Trần t. Hảo
PBC 78
1
120
12/23/2017
Canada
12/23/2017
Lê văn Thành
PBC 78
1
120
12/23/2017
GA
11/15/2017
Châu Lựu & Thân hữu
PBC 77
2
240
12/18/2017
CA
10/26/2017
Bùi Ngân Tiên & Thân Hữu
PBC 77
2


CA
10/20/2017
Võ thị Ý
PBC 75
1


CA
11/5/2017
Nguyễn Thanh Dũng
PBC 75
1


CA
1/3/2018
Nguyễn thị Tố Tâm
PBC 75
1


CA
10/15/2017
Lê Phước Tuấn & Hồng Y
PBC 74
2
240
12/23/2017
CA
11/4/2017
Lê Tiến Huân và thân hữu
PBC 74
2


WA
11/4/2017
Nguyễn thị Trinh
PBC 74
1


CA
11/4/2017
Kiều Ngọc Bảo
PBC 74
1


GA
11/15/2017
Nguyễn thị Thiệt
PBC 74
1


Canada
12/3/2017
Lương Ái Thiện & Thân hữu
PBC 74
2


CA
12/3/2017
Nguyễn Trung Ánh
PBC 74
1


CA
12/3/2017
Huỳnh Thị Liên
PBC 74
1


CA
12/3/2017
Trần Văn Anh
PBC 74
1


CA
10/15/2017
Lê Lợi
PBC 73
1
120
12/23/2017
CA
10/20/2017
Nguyễn Xuân Thùy
PBC 73
1


CA
10/20/2017
Nguyễn thị Thủy
PBC 73
1


CA
1/3/2018
Trần văn Thông
PBC 73
1


CA
10/15/2017
Nguyễn Hồng Thúy
PBC 72
1
120
10/28/2017
CA
10/15/2017
Võ thị Mỹ & anh Vũ Ngô
PBC 72
2
240
11/5/2017
CA
10/15/2017
Phạm Mộng Quyên
PBC 72
1


VN
10/15/2017
Đặng thị Tỵ
PBC 72
1


VN
10/15/2017
Trương Kim Nhung
PBC 72
1


Melbourne
10/15/2017
Đinh thị Vui
PBC 72
1


CA
10/15/2017
Trần Phi Vân & anh Tân Nguyễn
PBC 72
2


CA
10/15/2017
Nguyễn thị Thu Vân
PBC 72
1


CA
10/15/2017
Huỳnh thị Xuân Liên 
PBC 72
1


CA
10/15/2017
Đặng văn Đông
PBC 72
1


CA
10/15/2017
Nguyễn thị Ánh Tuyết
PBC 72
1


CA
10/15/2017
Trần văn Phụng
PBC 72
1


CA
10/15/2017
Trương Đào Hoa & Tín
PBC 72
2


CA
10/26/2017
Lê thị Lộc & Eric
PBC 72
2
240
12/23/2017
CA
10/28/2017
Nguyễn Ngọc Kỳ
PBC 72
1


CA
11/15/2017
Nguyễn thị Thiết
PBC 72
1


Canada
10/15/2017
Nguyễn thị Bốn
PBC 71
1


VN
10/15/2017
Nguyễn văn Rạng
PBC 71
1


Melbourne
10/15/2017
Tôn Thất Kha
PBC 71
1


CA
10/16/2017
Lê Hoàng & chị Quốc Ái
PBC 71
2


CA
10/15/2017
Đặng thị Thảo
PBC 71
1
120
12/23/2017
CA
11/5/2017
Nguyễn Thanh Hùng & Trâm Anh
PBC 71
2
240
11/5/2017
CA
11/6/2017
Lương Thành Tấn & Ngọc Anh
PBC 71
2


CA
11/15/2017
Nguyễn thi Hồng Kông
PBC 71
1


TX
12/28/2017
Võ Như Quốc
PBC 71
1



1/2/2018
Trần thị Tỷ, Hồ Đình Hầu & Diệu Minh
PBC 71
3


CO
10/15/2017
Nguyễn Ngọc Dung
PBC 70
1
120
10/28/2018
CA
10/15/2017
Phạm thị Nho
PBC 70
1


CA
10/15/2017
Ninh Ngọc Đức
PBC 70
1


CA
10/15/2017
Tạ thị Lệ Thanh
PBC 70
1


PA
10/15/2017
Tạ thị Hoàng Bạch
PBC 69
1


PA
10/15/2017
Huỳnh văn Nhơn & chị Phương   
PBC 69
2
240
10/28/2017
IL
10/15/2017
Hoàng Xuân Cường & chị Thủy
PBC 69
2
240
10/28/2017
CA
10/15/2017
Lê Ngọc Thạch & chị Trang
PBC 69
2
240
10/28/2017
CA
10/15/2017
Bùi Quang Huy
PBC 69
1


CA
10/15/2017
Tiếp Sĩ Trường & chị Hoàng Hậu
PBC 69
2


MS
10/15/2017
Lê Ngữ & chị Niệm
PBC 69
2


CA
10/15/2017
Nguyễn văn Ấn
PBC 69
1


FL
10/15/2017
Vương Minh Quốc
PBC 69
1


CA
10/16/2017
Vũ Kim Chung & chị Dung
PBC 69
2


CA
10/16/2017
Nguyễn thị Tập & anh Nguyên
PBC 69
2


VN
10/17/2017
Tôn Thất Hội
PBC 69
1


SC
1/5/2018
Tôn Mộng-Hoa & Thân hữu
PBC 69
2
240
1/5/2018
CA
11/30/2017
Nguyễn  Trung Quang & Phùng T. Huệ
PBC 68
2



11/30/2017
Nguyễn Xuân Quang & Nguyễn Julie
PBC 68
2



11/30/2017
Nguyễn Thanh Ngọc & Lưu T. Ngà
Thân Hữu
2



1/1/2018
Nguyễn Thành Công
PBC 68
1
120
1/1/2018
FL
10/16/2017
Lê thị Tùng
PBC 67
1


CA
10/16/2017
Nguyễn thị Kim Sang
PBC 67
1


CA
10/16/2017
Nguyễn thị Vân
PBC 67
1


OR
10/16/2017
Lại thị Hòa
PBC 67
1


OR
11/30/2017
Nguyễn Văn Mười
PBC 67
1



11/30/2017
Nguyễn T. Tuyết Nhung
PBC 67
1



10/19/2017
Nguyễn thị Chuyên
PBC 67
1



10/24/2017
Trương Kim Ngọc
Thân Hữu
1



10/24/2017
Nguyễn thị Ánh Nguyệt
Thân Hữu
1



10/16/2017
Trần văn Hương
PBC 66
1
120
12/23/2017
CA
10/16/2017
Bùi Hữu Hồng & chị Hương
PBC 66
2


CA
10/16/2017
Phạm văn Ngà & chị Mai
PBC 66
2


CA
10/16/2017
Bùi Hữu Bão & chị Nhuận
PBC 66
2


CA
10/16/2017
Huỳnh thị Kim Yến & anh Xin 
Thân Hữu
2


CA
10/26/2017
Phạm Như Hoa
PBC 65
1



10/26/2017
Bùi Thanh Ngọc Mỹ Hoàn
PBC 65
1



10/26/2017
Võ Ngọc Dung
Thân Hữu
1



10/15/2017
Đinh văn Nguyên & chị Liên
PBC 64
2


CA
10/28/2017
Châu Ngọc Hoa
PBC 64
1


CA
11/30/2017
Trần Hữu Hùng
PBC 64
1


OR









Total
134
4020