Friday, August 31, 2018

Thượng Nghị Sĩ John McCain 1936-2018



From thân hữu Lương Nguyễn (Philadelphia):

Nhớ lại câu nói năm xưa của ông khi đến thăm Hà Nội Hilton (nhà tù Hỏa Lò nơi đã giam giữ ông bao nhiêu năm sau khi máy ông bị bơn rơi) là : "Kẻ xấu đã chiến thắng".
Câu nói như gáo nước lạnh tạt vào mặt bọn cầm quyền Hà Nội. Bọn chúng nó giận ông tím gan nhưng vẫn làm như không nghe thấy, vì ông đã giúp cho chúng nó trở lại bắt tay với kẻ cựu thù và vận động cho Mỹ bỏ cấm vận VN. Từ những năm 85-95 ông làm việc vất vả để giúp vận động dân chủ cho VN bằng bang giao Việt Mỹ. Ông đã từng nói: Cấm vận VN chỉ giúp cho bọn cầm quyền độc tài có cớ để đàn áp và bóc lột người dân nghèo. Bang giao với VN là đưa nước VN ra ánh sáng và giúp cho mọi người dân có cơ hội sống như những người trong đảng cầm quyền.  
Với người tị nạn, những gia đình HO, những tù nhân lương tâm, những người bị kẹt ở các nước Á Châu, ông giúp đem gia đình, người thân họ đoàn tụ trên đất tự do.
Ông là một anh hùng trong thời chiến, một chính trị gia lỗi lạc trong thời bình và một ân nhân vĩ đại của tập thể người Việt tị nạn. 
Vĩnh biệt ông, vĩnh biệt một người bạn của dân tộc Việt. (LN)
2. From nhóm hậu duệ H.O. với 2 tấm banners mà các em sẽ mang theo để dự tang lễ TNS McCain ở Hoa Thịnh Đốn cuối tuần này. 
1. HẬU DUỆ H.O., NGÀN ĐỜI KHÔNG QUÊN ƠN TNS JOHN MCCAIN.
2. THE VIETNAMESE POLITICAL PRISONERS' CHILDREN WILL NEVER FORGET THE MAN WHO SAVED OUR LIVES: SENATOR JOHN MCCAIN.
Notes: Sự hiện diện của các con em trên 21 tuổi của quý vị H.O. được định cư tại Hoa Kỳ là do nỗ lực không ngừng nghỉ của TNS John McCain qua một tu chính án mang tên ông. Tội xin đính kèm để quý anh chị tường. 
3. Sau cùng là một kỷ niệm riêng tư mà tôi và chị Kiều Chinh hân hạnh nhận được vào năm ngoái với chữ ký của ông để giữ làm kỷ niệm ngàn đời. (Lá thư đính kèm).
Cám ơn quý anh chị và các bạn!
Nam Lộc


President Bush Signs the McCain Amendment Restoring Refugee Status to the Families of Re-Education Camp Detainees
by Marc Ellis
On May 30, 2002, President Bush signed a renewal and extension of the McCain Amendment, Public Law 107-185. The law provides derivative refugee status to the adult sons and daughters of Vietnamese re-education camp detainees who meet the following criteria:
  1. They are the adult (over 21 years of age) son or daughter of a national of Vietnam who:
    • was formerly interned in a re-education center or is a widow of a formerly interned re-education camp detainee in Vietnam; OR
    • was accepted for resettlement in the U.S. as a refugee or an immediate relative immigrant under the Orderly Departure Program (ODP) sub-program for re-education camp detainees, or via the U.S. Consulate General in Ho Chi Minh City; AND
      1. is presently maintaining a residence in the United States, or whose surviving spouse is presently maintaining such a residence, or
      2. is awaiting departure formalities from Vietnam or whose surviving spouse is awaiting departure formalities; AND
  2. They were unmarried as of the date of their parent's approval for refugee resettlement in the U.S. or immediate relative immigrant visa issuance. The new amendment will expire on September 30, 2003. As of June 15, 2002, the US Consulate in Ho Chi Minh City (HCM/Saigon), is still awaiting guidance from Washington, before they can begin processing cases. I have enclosed the HCM Consulate Fact Sheet on the McCain Amendment at the end of this article.
Background on the McCain Amendment:
On April 29th and 30th, 1975, an immense tragedy was beginning in Vietnam. After taking Saigon, the victorious North Vietnamese Army began a systematic campaign of vengeance against former members of the South Vietnamese armed forces. In the months that followed, tens of thousands of identified former South Vietnamese soldiers and airmen were executed or sent to re-education camps.
An exodus of refugees in small fishing boats took sail into the South China Sea, rather than lose husbands, fathers, brothers and sons to the communist re-education camps. It is estimated that more than two hundred thousand Vietnamese "Boat People" eventually found their way to the United States through a gauntlet of refugee camps in Thailand, Malaysia, and the Philippines.
Of those who stayed behind, some were able to come to the US as refugees and derivative refugees through the State Department's "Orderly Departure Program", "ODP".
Prior to April, 1995, the unmarried adult sons and daughters of re-education camp detainees had been allowed to process as derivative refugees under ODP, if they were accompanying a refugee parent, or were following to join that parent. But the State Department changed its policy in April, 1995. Perhaps the change was part of an effort to move toward normalization of relations with Vietnam and close the refugee admissions program. Whatever the reason, after April 1995, the unmarried sons and daughters of re-education camp detainees were denied admission to the US as derivative refugees.
In 1997, Senator John McCain (R-Az), sponsored a bill which later became law, that restored derivative refugee status for those affected by this change in policy. However, in implementing the new law, the State Department continued to deny admission to two groups of persons who should have otherwise qualified, the unmarried adult sons and daughters of widows or widowers of re-education camp prisoners, and the unmarried adult sons and daughters of re-education camp detainees who had been processed and settled into the U.S. as immigrants, rather than as refugees.
Senator McCain remarked on the floor of the Senate in June, 1997, that the Department of State had interpreted his amendment "...so as to exclude the very people to whom the provision was targeted...".
In 1998, Congress added language which explicitly included the groups who were being denied admission by the State Department. Former President Clinton signed the law on May 1st, 1998. That law expired September 30th, 1999. Now, President Bush has renewed the program until September 30th, 2003.
Formal notice was required to be given to eligible applicants by the US Consulate in Vietnam. Unfortunately, the Vietnamese government would not allow notice to be given, except through their official channels. All communications between the US Consulate and potentially eligible applicants had to take place using Vietnamese government intermediaries. So many eligible people never learned of the program. Since 1999 however, the Vietnamese Government has agreed to allow publication of notice by DOS in the Vietnamese press.
It is important to note, that the McCain Amendment appears to be unaffected by the August 1998 INS Guidelines on Derivative Refugee status. Eligible beneficiaries are considered refugees of special humanitarian concern, as defined by Section 207 of the I.N.A.
A simplified Fact Sheet provided by the Refugee Section of the HCM Consulate in Vietnam is reprinted below, along with an application form and the actual text of the law itself.
McCain Amendment Processing Fact Sheet
On May 30, 2002, the revised and expanded McCain amendment was signed by President Bush and became Public Law 107-185.
Eligibility
Below is a simplified explanation of the McCain Amendment. All applications are reviewed on a case-by-case basis to determine the applicability of the law. For more detailed information on the law, see the links at the end of this page.
The McCain Amendment provides that certain sons or daughters of former Vietnamese re-education center detainees are to be considered refugees of special humanitarian concern and may be eligible for resettlement in the U.S. if they meet the following criteria:
  1. They are the adult (over 21 years of age) son or daughter of a national of Vietnam who:
    • was formerly interned in a re-education center or is a widow of a formerly interned re-education camp detainee in Vietnam;
    • was accepted for resettlement in the U.S. as a refugee or an immediate relative immigrant under the Orderly Departure Program (ODP) sub-program for re-education camp detainees, or via the U.S. Consulate General in Ho Chi Minh City; and
      1. is presently maintaining a residence in the United States, or whose surviving spouse is presently maintaining such a residence, or
      2. is awaiting departure formalities from Vietnam or whose surviving spouse is awaiting departure formalities; AND
  2. They were unmarried as of the date of their parent's approval for refugee resettlement in the U.S. or immediate relative immigrant visa issuance.
Application procedures
In order to submit an application, please print out and complete the McCain Amendment Program Application Form and mail it to us directly at:
Refugee Resettlement Section (RRS)
US Consulate General - Ho Chi Minh City
51 Nguyen Dinh Chieu, District 3
Ho Chi Minh City, Vietnam
OR
Refugee Resettlement Section (RRS)
US Consulate General - Ho Chi Minh City
Department of State
7160 Ho Chi Minh City Place
Washington, DC 20521 - 7160
Deadline for Processing
The McCain Amendment will expire on September 30, 2003. Processing of all applicants must be completed by that date. To insure sufficient time for processing, we suggest that all requests for consideration under the McCain program be submitted before April 30, 2003. We cannot guarantee that we will be able to process to completion those applicants that contact us after April 30, 2003.
Text of the Law
SECTION 1. ELIGIBILITY FOR REFUGEE STATUS.
  1. ELIGIBILITY FOR IN-COUNTRY REFUGEE PROCESSING IN VIETNAM. -- For purposes of eligibility for in-country refugee processing for nationals of Vietnam during fiscal years 2002 and 2003, an alien described in subsection (b) shall be considered to be a refugee of special humanitarian concern to the United States (within the meaning of section 207 of the Immigration and Nationality Act (8 U.S.C.1157)) and shall be admitted to the United States for resettlement if the alien would be admissible as an immigrant under the Immigration and Nationality Act (except as provided in section 207(c)(3) of that Act).
  2. ALIENS COVERED. -- An alien described in this subsection is an alien who--
    1. is the son or daughter of a qualified national;
    2. is 21 years of age or older; and
    3. was unmarried as of the date of acceptance of the alien's parent for resettlement under the Orderly Departure Program or through the United States Consulate General in Ho Chi Minh City.
  3. QUALIFIED NATIONAL. -- The term 'qualified national' in subsection (b)(1) means a national of Vietnam who--
    1. (A) was formerly interned in a re-education camp in Vietnam by the Government of the Socialist Republic of Vietnam; or
      (B) is the widow or widower of an individual described in subparagraph (A);
    2. (A) qualified for refugee processing under the Orderly Departure Program re-education subprogram; and
      (B) is or was accepted under the Orderly Departure Program or through the United States Consulate General in Ho Chi Minh City--
      1. for resettlement as a refugee; or
      2. for admission to the United States as an immediate relative immigrant; and
    3. (A) is presently maintaining a residence in the United States or whose surviving spouse is presently maintaining such a residence; or
      (B) was approved for refugee resettlement or immigrant visa processing and is awaiting departure formalities from Vietnam or whose surviving spouse is awaiting such departure formalities.
Purpose of the Law
As described in the House of Representatives report on the bill,
The Act extends the time period that the State Department and the Immigration and Naturalization Service (INS) have to process eligible adult, unmarried sons and daughters through fiscal year 2003. It removes the date of April 1, 1995, imposed by the McCain Amendment, so that the cases of sons and daughters processed after April 1, 1995, are adjudicated in the same manner as those cases processed prior to that date. The Act permits the INS to reconsider cases that were previously denied for failure of proof of family relationship, rather than just those cases that were denied based on the issue of co-habitation with the principal alien. Finally, the Act expands eligibility to adult, unmarried sons and daughters whose principal parent has died, but whose surviving parent is maintaining a residence in the United States or is awaiting departure formalities from Vietnam.
For more information and the full text of the report as a .PDF file, click here (you must have Adobe Acrobat Reader).
For the McCain Amendment Program Application Form, click here (you must have Adobe Acrobat Reader).


About The Author
Marc Ellis practices immigration law in New Orleans, LA. He earned his Juris Doctor Degree at the University of Alabama. He is an AILA member and a member in good standing of the Louisiana State Bar Association. He can be reached at ellis@nternet.com.

Thursday, August 30, 2018

Bút, mực, sách vở của ngày xưa. Nguyễn Khôi Việt

Khoảng năm 54-65 học trò cấp Tiểu học miền Nam chép bài ở lớp thường dùng hai loại ngòi viết: lá Mít và lá Tre. Như trong hình "ông" học trò đang viết bằng ngòi bút lá Mít, vì nó lớn, thô hơn ngòi lá Tre, có góc cạnh tam giác hai bên ngòi viết. Ngòi lá Tre nhỏ mảnh, được ưa chuộng hơn ngòi lá Mít vì viết chữ sắc nét, và nét to nhỏ tuỳ theo người viết đè mạnh hay nhẹ trên ngòi bút. Người Bắc gọi là "quản bút" cho cây bút lúc không có ngòi, người Nam gọi là "cán bút". Còn khi đã có cắm ngòi sẵn sàng. Bắc hay Nam gì cũng gọi là cây bút hoặc cái bút. Lúc có tiền mẹ cho, tôi thường đi kiếm mua những cây "quản bút" đẹp ở tiệm sách gần nhà, có cây được quét véc ni với vài bông hoa nhỏ xíu, cây khác được trang điểm bằng sơn xanh đỏ đủ màu. Trong cặp tôi lúc nào cũng có ít nhất là 4 cây quản bút và ngòi bút khác nhau. Để phòng khi bút rơi xuống sàn bị "toè" ngòi là chuyện rất thường xảy ra. Cũng không thể quên được ngòi bút "rông" chỉ dùng để viết đầu bài. Chắc hồi đi học, ai cũng có những thương yêu thân thuộc với những đồ vật lúc tới trường như cặp, sách hoặc tập vở để viết bài, như tập vở có hình Xích lô máy là loại vở viết có phẩm chất rất cao rất được ưa chuộng, nó khác những cuốn sách viết bình thường là được đóng gáy màu đen. Mở cuốn tập ra, nhìn trang giấy trắng muốt và ngửi mùi thơm kỳ lạ bốc lên, là một niềm mê man ngây ngất của tôi lúc có một cuốn vở mới. Vở Olympic có hình Lực sĩ cũng tốt nhưng vẫn xếp hạng hai sau Xích Lô Máy. Vở có hình con Nai cũng tốt nhưng dù sao vẫn tốt hơn bất cứ loại vở nào sau 1975. Bây giờ tôi nghĩ không có tập vở viết nào ở Việt Nam hiện nay có thể qua mặt được phẩm chất của vở viết mang hiệu "Xích lô máy" ngày xưa. Phần thưởng học sinh xuất sắc những năm Tiểu học của hầu hết các trường miền Nam đều là một bảng đen, hộp phấn, một hộp bút chì và khoảng một chục cuốn "Xich Lô máy". Điều cần nói thêm là mọi cuốn vở viết đều có in Bảng Cửu Chương ở bìa sách đằng sau.
Nói về bút xong phải nói bình mực. Hồi ấy học trò đến trường gần như tay chân quần người nào cũng dính mực, vì mở nắp bình mực ra bị dính vào tay, nên cứ chùi vào quần áo, bàn ghế, bất cứ chỗ nào. Thậm chí còn nghịch ngợm chùi vào áo bạn bè, rồi sau đó lúc ra chơi, thế nào cũng đánh nhau.
Bình mực như trong hình đi kèm, dễ bị rò mực ra ngoài, gây lấm lem quần áo và dễ vỡ vì làm bằng thuỷ tinh. Đến năm 60 thì bình mực không đổ hiệu Hondo ra đời, thay thế hoàn toàn bình mực cũ vì làm bằng nhựa plastic nhẹ nhàng, cấu tạo của bình mực tuy rất đơn giản nhưng hợp lý để lỡ có nghiêng, hoặc dốc bình mực xuống cũng không đổ mực ra được. Nhớ không lầm tôi là học sinh đầu tiên của lớp vênh váo cầm bình mực Hondo vào lớp, mở ra và biểu diễn dốc ngược bình mực xuống mà không đổ mực ra, trong những cặp mắt thèm thuồng ganh tị của bạn bè.
Lại phải nói đến mực. Chỉ có hai loại mực xanh và mực tím dùng trong lớp. Được đóng thành viên như viên thuốc. Mua về bỏ vào nước lạnh cho tan ra rồi đổ vào bình thôi. Còn một loại mực tím được các cô, và các các chàng có tâm hồn lãng mạn ưa thích vì màu của nó tím "cả chiều hoang biền biệt". Loại này ở trạng thái giống như cát hoặc đôi khi lục cục như những hạt đậu để trong những túi nilon nhỏ. Và mua nó cũng mắc hơn loại mực viên thông thường.
Sau có mực đen của mực Mỹ hiệu Waterman, nhưng mực này chỉ dùng để hút vào bút máy. Thời gian này đã bước vào trung học rồi. Ít có ai mang bút chấm mực đi học. Bây giờ là thời của bút máy Pilot, Parker. Tôi nhận xét thấy bút Pilot được các cô ưa chuộng vì nó nhỏ ốm thanh thanh thường có màu xanh đậm hay tím. Bút Parker được phái nam ưa thích vì hình dáng của nó mạnh mẽ, hào nhoáng hơn bút Pilot. Ngoài ta còn có bút Kaolo, loại này không thịnh hành mấy vì cây bút to không đẹp, nét bút lớn và thô, chắc tại ngòi nó làm bằng thuỷ tinh. Nhưng loại bút này cũng có cái độc đáo riêng của nó, là khi mở nắp để viết, phải xoay ở cuối cây viết, ngòi của nó sẽ trồi lên, có hình dáng xoáy ốc của một ngọn đuốc. Thứ đến là nó viết rất êm, tuy nét thô cứng nhưng mạnh bạo nghiêm khắc, nên tôi thấy rất nhiều thầy dùng bút đó để ký tên và chấm điểm.
Ngòi bút có ảnh hưởng gì đến chữ viết không? Có chứ, chắc chắn thế. Bất cứ ai trong chúng ta cũng biết điều đó. Cho nên sau này khi loại bút nguyên tử, tức là bút Bic ra đời. Học sinh cấp tiểu học vẫn không được phép dùng, vì nó sẽ làm cho học sinh không thể viết được một dáng chữ đẹp.
Ngày xưa đẹp đẽ ấy, thể chế thanh bình nhân bản ấy, đã lo lắng đào tạo con người từ những góc cạnh căn bản nhỏ bé nhất. Còn bây giờ, cái chế độ man rợ đã làm đủ cách đánh mất chữ "người", để chỉ còn chữ con. Như những trò chơi bẩn thỉu dâm ô mà chúng đưa ra cho đám đoàn viên đi theo, hầu quên mất hết những gì gọi là Luân Lý-Đạo Đức và Quốc Gia-Dân Tộc.

Nguồn từ trang Hoa Van Pham Vũ Hải Collection
Nguyễn Khôi Việt FB

Wednesday, August 29, 2018

Tiễn biệt TNS John McCain: Cộng đồng người Việt tiếc thương, kính trọng và biết ơn

Bà Cindy McCain, phu nhân cố Thượng nghị sĩ John McCain bên linh cữu chồng tại Arizona Capitol, sáng 29 Tháng Tám 2018. (Hình: AP/Photo)
wQuốc Dũng, Thiện Lê & Thịnh Nguyễn/Người Việt
PHOENIX, Arizona (NV) – Tang lễ cố Thượng Nghị Sĩ John McCain bắt đầu lúc 10 giờ sáng 29 Tháng Tám 2018 tại tòa nhà Quốc Hội Aziona (Arizona State Capitol), thành phố Phoenix, thủ phủ tiểu bang Arizona.
Đây là ngày đầu tiên trong 5 ngày tang lễ của cố Thượng Nghị Sĩ John McCain, kéo dài từ 29 Tháng Tám đến 2 Tháng Chín lần lượt ở Arizona, Washington DC và Maryland, nơi thi hài ông được chôn cất.
Ngay từ sáng sớm, một hàng dài người đứng xếp hàng trong cái nóng 100 độ F ngay góc đường 17th và Jefferson, thành phố Phoenix, để chờ đến 1 giờ trưa vào viếng cố Thượng Nghị Sĩ John McCain.
Lúc 9 giờ sáng, trên freeway 10 rẽ vào exit 143B, để chỉ khoảng 1 mile là đến đường Jefferson, đều kẹt cứng. Những ai lỡ vào exit này đành bất lực, vì đường đã đóng bên dưới, buộc phải nhích từng chút để cảnh sát mở đường khác để đi.
Các binh sĩ đưa linh cữu Thượng nghị sĩ John McCain từ xe tang 
vào Tòa nhà quốc hội Arizona 
chuẩn bị lễ truy điệu. (Hình: AP/Matt York)
Mọi ngả đường xung quanh tòa nhà Quốc Hội Arizona đều đóng, ai muốn vào viếng Thượng Nghị Sĩ John McCain phải để xe ở cách xa vài block đường.
Con đường chính Washington dày đặc cảnh sát, xa hơn một chút là những ‘tiệm ăn dã chiến’ phục vụ cư dân đi viếng. Vì trời nóng, các nhân viên phải ngâm hàng trăm chai nước vào thùng lạnh rồi phát cho công chúng.
* John McCain, ‘người đặc biệt’
Nói với phóng viên báo Người Việt, vợ chồng ông bà Randy và Dora See, cư dân Phoenix, cho hay họ có mặt lúc 8 giờ 30 phút sáng. Cả đều nói, ông McCain là một người đặc biệt vì ông đại diện cho người dân, bất kể họ là Cộng Hòa hay Dân Chủ.
Vợ chồng ông bà Randy và Dora See, cư dân Phoenix. 
(Hình: Quốc Dũng/Người Việt)
Bà Aida Underwood, cư dân Los Angeles, cho biết bà đến từ 8 giờ 15 phút sáng. Đối với gia đình bà, ông McCain là một người đáng tôn trọng vì ông giúp các cộng đồng thiểu số rất nhiều và ông đối xử bình đẳng với mọi người. Bà còn cho rằng ông lúc nào cũng lo cho người khác trước bản thân mình và bà nghĩ ông là con người tuyệt vời nhất mà bà từng biết.
Anh Joseph, sinh viên trường đại học The University of Arizona, Tucson, Arizona, cho biết anh kính trọng khí khách dám nói dám làm của ông John McCain nên “Tôi mong chờ ngày hôm nay đến để lần đầu cũng như lần cuối được gặp ông, và mong ông về với Chúa.”
Đến 11 giờ 30 phút trưa, dòng người càng lúc càng thêm đông, ai cũng muốn được chào ông John McCain lần cuối.
Đoàn người xếp hàng chờ được vào viếng cố Thượng Nghị Sĩ John McCain. 
(Hình: Quốc Dũng/Người Việt)
* Tiễn đưa ân nhân của người Việt tị nạn Cộng Sản
Trong ngày 29 Tháng Tám, có hàng trăm người Việt, đa số đến từ Arizona, Little Saigon, Orange County, Nam California và Georgia đến để viếng và tiễn đưa Thượng Nghị Sĩ John McCain.
Người Việt Nam đến viếng TNS John McCain. 
(Hình: Quốc Dzũng/Người Việt)
Đến 12 giờ 15 phút trưa, người Việt Nam đầu tiên đến viếng TNS John McCain là ông Hồ Đắc Dũng, 80 tuổi, cư dân Phoenix.
Ông Dũng xúc động nói: “Tôi rất thương ông McCain. Mình nợ ông rất nhiều. Ông đã giúp đưa chúng tôi qua đây. Khi tôi ra khỏi trại tù cải tạo thì gia đình không còn nữa. Ở trại cải tạo 12 năm, tôi về lại cuộc sống ngày thường phải làm lại từ đầu. Sau đó tôi quen một cô giáo, có được hai đứa con, và được đi qua Mỹ theo diện HO. Khi qua đây đã 54 tuổi, là một người tay trắng, nên phải tự lực thôi. Ông John McCain đã cho tôi và các anh em khác được qua Mỹ, là ân nhân của chúng tôi, nên không gì hơn là hãy quên quá khứ của mình, không nên mặc cảm, không ăn bám, không lợi dụng, chấp nhận khổ để vươn lên.”
Ông bà Alvin Phan Hồ, chủ nhân tiệm ABC Copy ở Fountain Valley, California chia sẻ: “Tôi không đi theo diện HO nhưng gia đình tôi có người thân được đi theo chương trình này, tất cả là nhờ ông McCain. Vì vậy, từ 6 giờ sáng vợ chồng tôi chạy lên Arizona để tiễn một vị ân nhân của các cựu chiến sĩ VNCH. Thực ra đường đi chỉ mất khoảng 6 tiếng mà thôi. Người Việt mình uống nước nhớ nguồn, ăn quả nhớ kẻ trồng cây, ông John McCain có ơn lớn với người Việt Nam mình mà.”
Ông Phan Kỳ Nhơn, cùng phái đoàn người Việt từ Orange County, 
California trả lời
phỏng vấn báo Người Việt khi đến viếng TNS John McCain. 
(Hình: Quốc Dũng/Người Việt)
Đến 12 giờ 45 phút, ông Phan Kỳ Nhơn, chủ tịch Liên Ủy Ban Chống Cộng Sản và Tay Sai, cùng đông đảo đồng hương gốc Việt ở Little Saigon đi trên hai xe bus đến tòa nhà Quốc Hội Arizona.
Ông Phan Kỳ Nhơn nói với phóng viên Người Việt: “Đối với dân tộc Mỹ, Thượng Nghị Sĩ John McCain là một vị anh hùng. Ông là tù binh bị Cộng Sản bắn rơi. Khi cộng sản biết thân thế của gia đình ông McCain nên là muốn thả ông ra, nhưng ông kiên quyết không về với điều kiện phải thả hết mọi người bạn cùng tù với ông. Đó là một hành động anh hùng. Còn đối với người tị nạn cộng sản chúng ta, nếu như không có ông John McCain, chúng ta sẽ không đứng ở đây. Ông ấy là một ân nhân lớn của chúng ta. Việc viếng thăm ông lần cuối là điều cần thiết nên làm.”
Ông Chơn Võ, cư dân Irvine, cùng con gái đến viếng TNS John McCain. Ông cho hay, hai cha con đến đây để tỏ lòng kính trọng cho ông McCain. Ông nói: “Thượng Nghị Sĩ McCain là một ân nhân với gia đình tôi và nhiều người Việt khác vì ông ủng hộ chương trình HO.”

Cộng đồng Người Việt Quốc Gia Arizona đến viếng TNS McCain, 
ông Khương là người đi đầu. 
(Hình: Quốc Dũng/Người Việt)
Lúc 2 giờ 15 phút, Cộng Đồng Người Việt Quốc Gia Arizona do ông Đặng Thế Khương, chủ tịch, dẫn đầu đến viếng cố Thượng Nghị Sĩ John McCain.
Ông Khương cho biết: “Tình cảm của cộng đồng người Việt ở Arizona đối với TNS John McCain không thể miêu tả được. Tất cả mọi người Việt đều mang ơn ông McCain. Nhắc đến ông, không người Việt nào có thể ghét hay hận thù ông được. Vì vậy khi ông ra đi là nỗi đau rất lớn cho chúng ta. Người Việt rất biết ơn ông và luôn hết mình tưởng nhớ ông mãi mãi.”
‘Chúng tôi xúc động khi thấy sự hiện diện của bà con đồng hương từ khắp nơi đổ về để tiễn đưa ông một lần cuối,” cô Trà Mi Nguyễn, chủ tịch Cộng Đồng Người Việt Quốc Gia Hoa Kỳ và Georgia cho biết.
“Ông McCain là một ân nhân lớn đối với cộng đồng hải ngoại, đối với quý cựu tù nhân lương tâm cũng như là chiến binh VNCN và tất cả những người có cơ hội đổi đời. Thế hệ cha ông chúng tôi, thế hệ chúng tôi và thế hệ con en chúng tôi đều được hưởng ân huệ này từ ông.”
Cô Lê Văn Thanh Mai, chủ nhiệm Nguyệt san Viet LifeStyles, giám đốc đài phát thanh TNT Arizona, lại kể về kỷ niệm nhớ nhất đối với ông McCain.
“Khi tôi có dịp phỏng vấn ông. Tôi hỏi món ăn Việt mà ông yêu thích là gì và ông trả lời rằng bánh chưng là món ông thích nhất. Ông kể rằng trong suốt hơn năm năm rưỡi ở trong tù Hỏa Lò, ông không được ăn gì ngon ngoại trừ bánh chưng trong dịp Tết, nên đó là món ăn thịnh soạn nhất đối với ông vì có thịt mỡ.” “Biết ông thích nên tôi gửi tặng ông cặp bánh chưng.” Cô Mai nhớ lại.
Còn ông Nguyễn Ngọc Thạch, hội trưởng Hội Quân Cán Chính VNCH Arizona phát biểu: “Ông John McCain luôn sát cánh bên cạnh chúng tôi. Khi ông bị bắt cầm tù, chúng tôi cũng bị cầm tù. Khi được thả về lại Mỹ, ông McCain tiếp tục con đường chính trị và ông can thiệp, giúp đỡ những anh em cựu quân nhân chúng tôi được qua Mỹ. Tu Chính Án của ông John McCain đã đưa các con em chúng tôi được qua Mỹ, cho dù trên 21 tuổi. Hơn 30 năm trong cuộc đời chính trị, ông McCain giúp đỡ dân tộc Việt Nam, nhất là những người tị nạn. Nếu không có ông, chúng tôi sẽ không có ngày hôm nay.”
Và dòng người vào viếng ông McCain mỗi lúc một dài hơn, để tiễn đưa một chính khách, một ân nhân của biết bao người Việt tị nạn Cộng Sản.
* Nhân vật lịch sử của nước Mỹ
Tại Arizona tang lễ cố Thượng Nghị Sĩ John McCain diễn ra trong hai ngày 29 và 30 Tháng Tám.
Linh cữu ông McCain được để tại tòa nhà Quốc Hội Arizona đúng vào ngày sinh nhật thứ 82 của ông, 29 Tháng Tám.
Trong ngày 29 Tháng Tám, vào lúc 10 giờ sáng, là lễ truy điệu mang tính riêng tư, chỉ có gia đình và thân hữu tham dự. Sau đó, công chúng được vào viếng, từ 2 giờ chiều đến 8 giờ tối.
Ông Rick Davis, phát ngôn viên gia đình ông McCain cho biết, ‘bảo đảm chừng nào còn người vào viếng vị thượng nghị sĩ thì Quốc Hội vẫn mở cửa.’
Linh cữu Thượng nghị sĩ John McCain tại Tòa nhà quốc hội Arizona 
chuẩn bị lễ truy điệu.
 (Hình: AP/Matt York)
Thượng Nghị Sĩ John McCain là người thứ ba mà thi hài được để trong tòa nhà Quốc Hội Arizona trong 40 năm qua. Hai người trước đây là bà Marilyn Jarrett, thượng nghị sĩ tiểu bang, để năm 2006, và vận động viên Jesse Owens, từng đoạt huy chương vàng Thế Vận Hội, và là cư dân Tucson, để năm 1980.
Tại lễ truy điệu sáng Thứ Tư, Thống Đốc Doug Ducey và Thượng Nghị Sĩ Jeff Flake đọc lời chia buồn với gia đình ông McCain.
Ông Ducey mô tả ông McCain là một thượng nghị sĩ được quốc tế biết đến nhiều và cũng là một nhân vật lịch sử của nước Mỹ. Ông nói thêm: “Hãy tưởng tượng, Arizona mà không có McCain thì cũng giống như Arizona không có Grand Canyon.
Trước đó, linh cữu ông McCain được chuyển từ bệnh viện bằng xe tang với hàng chục xe cảnh sát hộ tống đến Arizona State Capitol.
Sáu binh sĩ khiêng linh cữu từ xe tang vào tòa nhà. Hai bên là binh sĩ Vệ Binh Quốc Gia Arizona đứng chào. Khi đến cửa, quan tài được để lên một chiếc xe, và chỉ có hai binh sĩ, một đi trước một đi sau, đẩy quan tài vào vòng tròn ngay dưới mái vòm Rotunda.
Meghan McCain, con gái của TNS John McCain, 
bật khóc bên quan tài cha.
Hình: AP Photo/Jae C. Hong Pool)
Đi theo quan tài là vợ ông McCain, bà Cindy, hai bên có hai binh sĩ đi cùng. Ngoài ra, còn có hai người con trai của ông, Jack và Jimmy, cùng cô con gái Meghan, có mặt tại buổi lễ.
Đây là lần đầu tiên gia đình McCain xuất hiện trước công chúng kể từ khi vị thượng nghị sĩ qua đời hôm 25 Tháng Tám. 
(Quốc Dũng, Thiện Lê & Thịnh Nguyễn)