Monday, March 25, 2019

ANH TÔI! NGUYỄN THỊ THÁI HOÀ

Sau ngày mất nước người anh còn lại bị bắt đi “cải tạo”.
Anh tôi cũng như ba tôi trước sau đều phục vụ thuộc tại tiểu đoàn 12 Pháo Binh. Tuy là sĩ quan cấp úy, nhưng không hiểu sao anh tôi lại bị đưa ra Bắc.
Đầu năm 1977 gia đình tôi mới nhận được tin và xin giấy đi thăm nuôi. Gia đình đơn chiếc, nên tôi phải thay Mẹ làm “thân cò” lặn lội ra Bắc tìm anh Hai.

Nói là đi tìm vì thực sự tôi chưa biết đích xác là anh tôi đang ở đâu? Sau tháng tư Đen, trong miền Nam cũng như ngoài Bắc nhà tù CS mọc lên như nấm dại. Có những nhà tù chúng nó dựng lên chưa kịp đặt tên thì những người Lính miền Nam “bị gảy súng” đã đầy ắp và người Tù cũng bị di chuyển liên miên.
Tuy rằng khi nhận tin thân nhân mình ở chổ này, nhưng khi ra tới nơi thì họ đã bị chuyển đi nơi khác nên mỗi khi đi thăm nuôi mà gặp ngay được người nhà của mình đúng như lời nhắn thì thật là họa hiếm..
Tôi nghe ngóng, lần mò hỏi thăm mười mấy người lối xóm và theo họ đi ra Bắc tìm thăm thân nhân. Ai cũng tay xách nách mang, trên mặt người nào cũng đầy vẻ lo âu mệt mỏi. Phương tiện di chuyển là xe lửa, xe đò nhưng rất khó khăn nên phải mất hơn mười ngày mới ra tới Hà Nội. Chưa ra tới nơi, chưa kịp gặp thân nhân thì những giỏ quà của chúng tôi bị bọn công an dọc đường tịch thu hơn phân nữa. Có người mất sạch!
Trong đoàn người đi tìm thăm thân nhân này có tôi là trẻ nhất, ốm yếu nhất . Hỏi thăm đủ nơi, đủ chổ, có khi mất thêm đôi ba ngày nữa mới tìm tới được nơi nhốt thân nhân của mình. Cũng là may mắn, một số người đi chung tìm được thân nhân của họ tôi thì tìm được nơi anh tôi bị giam giữ là một vùng đất xa tít tuốt trên Cao Bằng Lạng Sơn.
Tới nơi thì trời đã sẩm tối, đoàn người ngồi chờ trong một cái chòi tranh phía ngoài trại tù .. Đâu chừng một giờ sau, một gã công an xuất hiện. Với cái giọng Nghệ An trọ trẹ nặng như đeo đá, gã gọi từng người, trình đủ thứ giấy tờ, hạch hỏi đủ thứ chuyện, rồi đến cái màn lục xét những giỏ đồ thăm nuôi, và sau cùng mới gọi người tù ra.
Tôi sốt ruột vì ai cũng được gọi gặp thân nhân mà tên của anh tôi thì chẳng nghe . Lo âu, mệt & đói, làm hai mắt hoa lên, đầu óc nặng trỉu, hết đứng lên ngồi xuống, trong lòng như lửa đốt. Thấy những người cùng đoàn đang khóc mừng , tíu tít hỏi thăm thân nhân họ, trong lòng tôi cứ như bị kim châm.
Ngơ ngác chưa biết tìm ai để hỏi. Bổng có một gã công an đến gần tôi ra lệnh :
- Người nhà của cô bị nhốt chổ khác, xách đồ đi theo tôi...
Như có sức mạnh vô hình, tôi quên mệt. Rất nhanh, đứng dậy xách hai giỏ đồ đi theo .
Trời tối như mực. Gã công an mang súng đi trước với cái đèn pin nhỏ Quanh co một đổi quảng chừng năm mười phút cách nhà tù. Tôi hỏi: Thưa ông, gần tới chưa?
Gã không trả lời lầm lủi đi tiếp.
Thêm một đoạn nữa cũng đâu chừng năm phút gã dừng lại, tôi nghe như có tiếng nước chảy của một con suối nhỏ, một tên đứng phía dưới khoát nước lên nói: ê, đừng lại đây đi!
Có tiếng xì xào của vài tên công an nữa đang chờ sẳn ở đó. Chúng nó hỏi gã dẫn đường
Tới rồi à?
Gã công an dẫn đường ra dấu cho tôi đứng lại.
Tôi sốt ruột hỏi :
Dạ thưa ông chừng nào thì tới chổ anh tôi ở?
Chúng nó phá lên cười rồi nói:
Gấp gì, đằng nào cô cũng gặp người nhà mà, ở đây “ủng hộ” chúng tôi một tí đi... đã!
Chúng nó kéo dài chữ “đã” ra và cười hô hố...

Tôi chưa kịp phản ứng gì thì chúng đã xúm lại , giựt hai giỏ xách đồ của tôi liệng ra xa, lột áo quần, đè tôi xuống, hai thằng trong bọn chúng đứng phía trên đầu tôi, mỗi thằng một bên, dùng hai chân đạp mạnh lên hai cánh tay giang thẳng của tôi cho một thằng khác hảm hiếp.
Sau mỗi một thằng, chúng nó bắt tôi xuống con suối nhỏ đó rửa ráy, rồi leo lên cho thằng khác làm tiếp....
Giữa núi đồi hoang vu, giữa đồng mông hiu quạnh, kêu trời, trời chẳng thấu, kêu đất , đất chẳng nghe.
Với bản năng sinh tồn tôi cắn răng mềm người chịu đựng, nước mắt ứa ra nhưng không dám kêu la, không dám kháng cự mặc cho một lũ “đười ươi” sáu, bảy thằng “phóng uế” lên thân xác mình... Lòng thầm mong sao cho chóng qua tấn tuồng bỉ ổi này!
Trước khi kéo nhau đi, chúng vổ vai nhau cười ngả nghiêng, cười thỏa mãn, cười man rợ, giọng cười của lũ ác quỷ hiện hình, một tên trong bọn chúng quay lại hăm dọa:
-Liệu mà câm mồm lại nhá...
Khi chúng bỏ đi, tôi lăn mình xuống suối để rửa cho hết những vết dơ trên người. Mặc lại áo quần, mò mẩm trong bóng tối tìm lại hai giỏ đồ...
Lạnh lẻo, run rẫy, toàn thân tôi đau đớn vô cùng , hai cánh tay tôi như muốn gẩy nát, tôi không đi nổi, tôi lết từng đoạn, nhắm hướng mà lết và không biết bao lâu, khi lết tới được trại tù thì trời cũng gần sáng.
Tôi mong mặt trời lên, mong nhìn thấy được anh Hiệp của tôi mong trao được giỏ quà và để theo kịp đoàn người thăm tù trở về Nam.
Vậy mà chờ cũng gần tới trưa chúng nó mới cho gọi anh Hiệp ra.
Bằng cái giọng rất đểu cáng, một tên công an vờ vịt nạt nộ tôi:
- Đi đâu cả đêm qua bây giờ mới mò tới? Hết giờ thăm nuôi rồi biết chửa?!
Rồi chúng nó bảo là đã qua giờ thăm nuôi, nên tôi chỉ được đứng bên ngoài hàng rào kẻm gai 15 phút và được gởi giỏ đồ ăn lại.
Có gã công an dẫn đường đêm qua đứng gần đó , hai con mắt cú vọ của nó gờm gờm nhìn tôi..
Dù tôi không được nói ra được nhưng nhìn thần sắc thiểu não, nhìn bộ đồ nhầu nát lấm sình đất chưa kịp khô trên người tôi, anh Hiệp cũng đoán được chuyện gì đã xẩy ra cho em gái mình.
Tôi biết đêm qua, khi tấm thân của tôi bị vùi dập bởi loài quỉ đỏ thì lòng dạ anh Hiệp cũng nôn nóng từng giây chờ gặp tôi. Anh Hiệp nhìn tôi, hai mắt đỏ rực, những tia máu trong mắt anh như muốn nổ tung. Anh cắn chặt vành môi . Tay đấm
mạnh vào ngực, rồi nghiến răng, hai con mắt như tóe lửa quay qua nhìn tên công an.
Hai chữ " trời ơi" của anh không thoát ra khỏi cổ họng, mà sao tôi nghe rõ mồn một, như xoáy vào tim óc tôi, nghe như tiếng rên siết của trái tim anh.
Tôi biết anh Hiệp đau khổ đến cùng độ. Anh nhìn tôi với anh mắt đau đớn, thương xót đứa em gái bất hạnh khốn khổ của mình.
Hai anh em chỉ cách nhau có một hàng rào kẻm gai, mà sao như cách xa ngàn dậm không sao vói tới. Một tay anh bấu vào hàng rào kẻm gai đến chảy máu, tay khác cố thò ra ngoài tỏ dấu muốn nắm lấy tay tôi. Đầu anh gục xuống sát hàng dây kẻm gai miệng thì cứ rên siết có một câu : Ti ơi, Ti ơi ...
Tôi không nói được gì hết, chỉ nhìn anh mà khóc.Tiếng khóc uất nghẹn của tôi như một lời xác nhận khiến anh Hiệp càng đau, càng điên thêm. Rồi thì anh té nhào xuống, ngất đi. Bạn Tù khiêng anh vào trong . Tôi đứng chết trân nhìn theo, khóc nghẹn, tôi thấy máu trong lòng bàn tay anh tươm ra. Trời hởi, trời ơi
Bọn công an đuổi tôi về. Tôi không muốn về. Tôi kêu gào, tôi van xin chúng cho tôi được ở lại với anh tôi.
Những người đi chung trong đoàn, thấy hoàn cảnh thê lương của tôi, họ thương hại, họ dỗ dành, an ủi, họ bảo nhau cố nán lại chờ tôi về cùng. Họ xúm lại dìu tôi đi.
Tôi đành phải theo họ ra về mang theo tủi hờn và nét mặt đau đớn của anh Hiệp...
Đó là lần gặp gở sau cùng của anh em tôi.
Trở về nhà, tôi sống trong những ngày tháng đau đớn trên thân xác.. Kinh hoàng trong tâm tưởng. Âm thầm đau khổ. Không dám than thở với ai, kể cả người mẹ thân yêu của mình.
Trời hởi, trong đoàn người cùng đi thăm chồng, thăm cha, thăm anh em của họ, tại sao chỉ có mình tôi trở thành nạn nhân của loài quỉ đỏ? Tại sao lại là tôi? Tại sao lại là tôi chứ? Tại sao tôi phải nhận chịu tai họa ghê tởm đó?
Có ai hiểu thấu tâm trạng của một người đàn bà trẻ yếu đuối sa cơ thất thế, khi rơi vào tay những tên công an độc ác!
Nhưng trong muôn ngàn cay đắng, tôi thầm tạ ơn Trời Đất, vì đã không có một giọt máu nào của loài quỉ dữ thành hình trong tôi. Tôi chỉ biết lấy đó làm điều an ủi...
Và rồi mỗi lần đến kỳ thăm nuôi, trong lòng tôi cứ đắn đo, lo lắng, suy nghĩ. Những đôi mắt cú vọ của những tên công an khốn kiếp, cái cảm giác kinh hoàng cứ lẩn khuất trong tâm tưởng không thôi... Nhưng mà trời hởi, tôi không thể không đi, bởi hình ảnh ghẻ lở ốm đói của những người tù mà tôi được nhìn thấy làm tôi chạnh lòng , tôi đau xót, nghĩ rằng biết đâu anh của mình cũng sẽ như thế nên tôi không nở, nên lại tất tả ngược xuôi mua sắm và chuẩn bị cho lần ra đi tới... Tôi không thể ích kỹ,tôi nhớ tới anh Lộc anh Kính, hai người anh tôi đã chết cho tôi được sống trong tết Mậu Thân 68.
Hai tháng sau cái đêm khốn nạn đó, tôi ra thăm lần nữa thì mới hay anh Hiệp đã bị bắn chết ngay tại hàng rào sau trại chỉ vài hôm sau khi tôi ra về. Về sau bạn tù của anh kể lại : Khi tôi ra về rồi, một lúc sau thì anh Hiệp tỉnh lại. Lầm lì mấy ngày không nói. Trong một buổi "học tập chính trị" anh tôi đã không giữ được bình tỉnh, chửi bới công an khốn kiếp, lợi dụng, hiếp dâm thân nhân của tù cải tạo, thì ngay tối hôm đó anh tôi bị lôi ra khỏi chổ nằm. Không ai biết anh Hiệp bị đưa đi đâu. Đang đêm họ nghe hàng loạt tiếng súng. Họ đoán trước được số phận của anh tôi.
Sáng sớm hôm sau, trước giờ "lao động" Bạn Tù thấy xác anh Hiệp nát bấy bên cạnh hàng rào sau lưng trại tù. Chúng phao tin là anh âm mưu trốn trại nên bị bắn hạ.
Họ được lệnh bó chiếu chôn cất anh...
Vô tình và oái oăm, Bạn Tù chôn anh ngay trên phần đất mà tôi bị hảm hiếp hai tháng trước.
“Anh Hiệp ơi, Anh Hiệp ơi...”
Bạn Tù của anh để mặc tôi kêu gào, rủ rượi bên nấm mồ mới đắp sơ sài của anh. Trước mặt mấy tên công an, họ không dám nói lời an ủi tôi, họ không dám khóc anh.
Hơn một tuần lễ ở lại trong buôn làng của người Nùng , sau mọi thủ tục tiền và vàng lo lót, chúng chịu để yên cho tôi mướn người đào mộ lên, mướn họ đem xác anh tôi đi thiêu .
Có lẽ vì có tính toán trước dùm tôi , nên Bạn Tù chôn anh rất cạn.
Khi thấy xác anh Hiệp được cất lên, tôi có cảm tưởng như anh tôi bị chôn sống như những người trong gia tộc hồi tết Mậu Thân.
Thêm một lần phải chứng kiến cái cảnh nát lòng này.
Trời hởi, những cái chết đau thương vẫn không buông tha những người ruột thịt thân yêu của tôi!
Đêm hôm đó, giữa núi rừng lạnh lẻo, cô đơn ngồi nhìn đống lửa thiêu rụi thi thể anh tôi. Đống lửa cao ngất trời. Lửa hỏa ngục ở trần gian. Lửa thiêu đốt thân xác người anh thân yêu của tôi. Lửa đang đốt cháy trái tim tôi.
Tôi thấy nét mặt anh tôi ẩn hiện trong ngọn lửa.. Nét mặt rạng rở của tuổi thanh niên. Nét mặt sạm nắng của thời lao vào bom đạn. Dáng dấp anh trong bộ đồ lính trận, giọng nói ồ ề mỗi lần về phép. Từ đầu thềm nhà đã lên tiếng gọi : Ti ơi, anh về nè
Anh Hiệp ơi, sao không là Mẹ, là Ba, là ông bà Nội , không là ai khác, mà gọi con Ti đầu tiên?
Trước khi bị bắn gục anh cũng gọi “Ti ơi” có phải không?
Trời ơi, cho tới bây giờ, tôi vẫn không thể nào quên được đôi mắt đỏ ngầu của anh tôi, vẫn không quên được cái âm thanh thê thiết của bốn chữ " Trời ơi, Ti ơi". Cho tới bây giờ tôi vẫn nghe rỏ, rỏ lắm.
Nhưng mà tiếng tôi gọi “Trời ơi, anh Hiệp ơi” thì không ai nghe thấy hết...
Cho đến bây giờ tôi vẫn không thể nào quên được nét mặt đau đớn tột cùng của anh tôi khi biết đứa em gái nhỏ bé của mình bị hảm hiếp....
*** Khi viết lại những dòng chữ này, tôi thương, tôi nhớ vô cùng những người anh thân yêu của tôi. Những người anh cùng chung huyết thống. Những người anh bất hạnh, vắn số của tôi đã chết cho tôi được sống..
Anh tôi bị bắn chết đau đớn, chết không kịp trối trăn chỉ vì lên tiếng phản đối những tên công an quỉ dữ đội lốt người , đã hảm hiếp em gái mình.
Từ Cao Bằng Lạng Sơn, mang tro cốt của anh Hiệp trở lại Huế. Tôi định gởi anh lại trong phần đất hương hỏa của Gia Tộc ở Phủ Cam, để cho anh nằm chung với những người anh khác. Sẽ về Long Khánh nói dối mẹ rằng Anh Hiệp vẫn còn sống. Nhưng không ngờ trên sân ga Huế, lũ công an mọi rợ xét giỏ xách của tôi, chúng đổ tung hai trái bầu khô mà người Nùng cho tôi để đựng tro cốt của Anh Hiệp xuống đất chỉ vì nghi tôi dấu vàng trong đó. Tìm không thấy vàng, chúng nó đá hai trái bầu khô văng xuống đường rầy xe lửa rồi bỏ đi..
Tôi quì, tôi bò xuống thềm ga mong hốt lại được phần nào tro cốt của anh tôi. Nhưng mà xác anh bay trong gió. Xác anh bị lôi theo bước chân của những người qua lại, vô tình.
“Anh Hiệp ơi, đừng đi. Đứng lại đi anh Hiệp...”
Tôi khóc, tôi kêu xin anh tôi.
Nước mắt tôi rơi theo mớ xương tro cốt tung tóe khắp nơi Xác anh lẫn trong tóc, bám trên khuôn mặt đầy nước mắt của tôi. Trong lòng hai bàn tay của tôi chỉ còn được một ít thôi...
Trời hởi, cũng trên sân ga này, tôi đã từng ôm xác của Linh, đứa em khờ dại của tôi. Chỉ chưa đầy một năm sau, tôi lại ôm mớ hài cốt không trọn vẹn của anh Hiệp với một trái tim tan nát…
Bao nhiêu năm tháng qua rồi, nước mắt không bao giờ rửa sạch những nỗi đau trong lòng vì cái chết đau thương của anh Hiệp. Người anh đau khổ, người anh yêu dấu, người anh rất tội nghiệp của tôi.
***Năm năm trời ngược xuôi trên nhiều nẻo đường từ Nam ra Bắc vì thương cha già và những người anh sa cơ thất thế lọt vào tay quỉ dữ, tôi cố gắng làm tròn bổn phận của một đứa con, của một đứa em, mặc dù thân xác tôi chịu nhiều đắng cay tủi nhục. Đau đớn lắm, nhưng tôi không cho phép mình ngã quỵ khi những người thân yêu của tôi đang cần tôi.
Mỗi lần nhìn người mẹ có quá nhiều đau khổ, tôi không dám mở lời, tôi đành câm nín. Tôi tự nhủ phải đứng vững vì mẹ. Tôi không nỡ đễ mẹ bị đọa đày thêm trong nỗi đau khi biết dứa con gái độc nhất mà bà thương yêu trân quí phải hứng chịu những oan khiên khốn khổ...
Giờ đây,tôi tin là các anh của tôi luôn phù hộ cho tôi, đứa em gái bất hạnh, lắm nổi truân chuyên của họ nên tôi mới vượt qua mọi thăng trầm, mọi nổi gian nan mà sống cho đến ngày hôm nay...
Thực tình, tôi không muốn khơi lại những vết đau cũ. Một đoạn đời hơn 35 năm sau ngày mất Nước, không đủ làm tôi nguôi ngoai, những vết đau vẫn còn mưng mủ, vẫn còn làm tâm trí tôi nhức nhối không thôi.
Với tôi, hình ảnh những người thân yêu có thể để ngủ yên trong tâm trí. Nhưng những hành động bỉ ổi man rợ của bè lũ CS& tay sai thì không thể tha thứ và không được quên !
Gia đình tôi, bản thân tôi chỉ là một trong muôn vạn những gia đình nạn nhân khác, nhưng khi viết lại những câu
chuyện đau thương của chính mình, & gia đình tôi như một lời tâm sự, nhắc nhở, tôi mong nó được xem như một lời cảnh báo cho những thế hệ sau tôi về chế độ phi nhân phi nghĩa của CS mà hơn 40 năm trước đã có những lớp người trẻ cùng trang lứa tôi, các anh tôi, vì mù quáng, vì non dại vô tình bị gạt gẩm đã chạy theo chúng ...

Tôi muốn tát vào mặt những người ăn cơm Quốc Gia thờ ma CS. Những người bán rẻ lương tâm mình cho Ác Quỷ . Bởi vì tôi thấy những đau khổ, oan khiên trong quá khứ của tôi vẩn còn dính chặt trên khuôn mặt hắc ám của bè lủ tác tạo ra nó.
Còn một điều khốn nạn nữa là ra tới hải ngoại này mà phải hít thở cùng một bầu không khí với những kẻ cơ hội chủ nghĩa, đón gió trở cờ, phải nhìn thấy những khuôn mặt bẩn thĩu của những người tự xưng là trí thức háo danh , tham lợi, biết CS là độc ác, vô luân mà vẫn chạy theo chúng, làm ngơ trước đau khổ của đồng loại...


Tôi đã trải qua mọi đọa đày, khổ ải, hiểm nguy, thiệt thòi, mất mát từ thể chất tới tinh thần.
Lớn lên trong chiến tranh nên sợ hải bao phủ trọn không gian ,thời gian của tuổi thơ. Mới chín, mười tuổi đầu, tai đã sớm nghe những lời rên siết, than van của ông bà, cha mẹ, đã dược dạy phải tránh né người này, phải xa lánh người kia, mà chẳng hiểu tại sao? Mắt đã sớm nhìn thấy những
xác người cháy đen sau mổi lần xóm làng bị đạn pháo kích mà không hiểu từ đâu? Trái tim non nớt của tôi biết đau rất sớm mà không biết vì nguyên nhân nào? Tâm trí đặc quánh những sợ hải. Đầu óc đã biết phân vân tự hỏi, tại sao người ta lại giết nhau. Không ai giải thích cho trẻ con những việc làm của người lớn!
Tuổi thơ của tôi có rất nhiều đêm thảng thốt, giật mình khi nghe tiếng đại bác vọng về.Tuổi thơ của tôi là giữa đêm khuya ngơ ngác khi bị lôi tuột xuống giường đẩy vào hầm trú ẩn..Tuổi thơ của tôi đã nhìn thấy những chiếc quan tài phủ cờ chở về trong xóm…
Tuổi thanh xuân của tôi gắn liền với hình ảnh những thi thể không trọn vẹn được lôi lên từ những mồ chôn tập thể của tết Mậu Thân. Phải nhìn thấy những xác người bê bết máu, xác trẻ thơ vô tội, xác người sình thúi, lúc nhúc những ruồi bọ trên những con đường mà thường ngày mình đến trường.
Những giấc mơ trong tưổi thanh xuân của tôi là những đôi mắt mở trừng, những con mắt oán hờn, trách móc, của
những người anh bị bắn chết trong nhà của ông bà nội...
Tuổi thanh xuân của tôi đặc kín những lo âu, buồn phiền, sợ hải, nghi ngờ…
Tôi đã sống như con ốc thu mình trong vỏ. Dè dặt với mọi người. Không dám đối diện những người bạn của các anh mình. Những người cùng lớp cùng trường, ăn cùng mâm, ngủ cùng chiếu. Mới hôm qua là bạn , nay là thù, đứng về phía bên kia hàng ngủ của lủ Quỉ Đỏ, quay lại cầm súng sát hại những người anh thân yêu ruột thịt của mình...
Cái chết là lẽ đương nhiên của con người, vì đâu có ai sống hoài.Thân xác nào rồi cũng phải nằm ngay ngắn trong qua tài, dưới ba tấc đất, nhưng nào ai muốn trở thành những thân xác co quắp, không toàn hình hài, bị vùi chung nhau một hầm!
Chỉ có bọn CS ác độc vô luân mới hành xử như thế với đồng loại của mình...
Tâm trí tôi đau đớn theo từng cái chết đau thương của từng người thân trong gia đình. Thân xác tôi là cái giá phải trả để đổi lấy giỏ quà thăm nuôi, từng viên thuốc, cho những người thân yêu trong gia đình đang mang thân tù tội.
Người dù đã chết trong đau đớn tủi nhục, bây giờ thân xác họ cũng đã thoát ra khỏi cảnh đời ô trọc này rồi. Nhưng người còn sống, không sao tự giải thoát mình khỏi những vết thương đã quá ăn sâu trong da thịt, trong tâm hồn… . Nhắc lại chuyện đã qua chỉ thêm đau lòng. Nhưng mà khổ nổi, tôi không thể nguôi ngoai!
Brisbane 
Thái Hòa 

Wednesday, March 20, 2019

Amazing Vintage Photos of NYC!

 Amazing Vintage Photos of NYC! 

These beautiful and educational late 19th and early 20th century photos of New York city were released recently by the NYC municipal archives, along with an astounding 800,000 others. These, however, represent the most beautiful, enriching and interesting photos of the entire number, showing New York at its best - old school.

 Sunlight floods in through windows in the main room
of New York City's Grand Central Terminal. Taken ca. 1935-1941.

Aerial view of New York City, looking north,
on December 16, 1951.
alt

28th Street Looking east from
Second Avenue, on April 4, 1931.
alt

Meeker Avenue Bridge under construction,
looking south, showing Brooklyn, on June 29, 1939.
alt

Shadows are cast beneath the Brooklyn Bridge,
seen from a stable roof, on May 6, 1918.
alt

A worker on the Brooklyn Bridge,
on November 19, 1928.
alt

Markus Mercury Wheel Club, Flushing Race Track,
bicyclists ready to race in June of 1894.
alt

Original City Hall subway station,
IRT Lexington Avenue Line, in 1904. 
alt

Coney Island looking east from Steeplechase Pier
showing Sunday bathers, crowd on beach, on July 30, 1922. 
alt

A two-horse team street cleaner, with sprayer,
squeegee, and roller at rear.
alt

An experimental exposure made on the Queensboro Bridge,
on February 9, 1910.
alt

Italian vegetable sidewalk stand, on Bleeker Street,
near Church of Our Lady of Pompeii, in August of 1937.
alt

Lower Manhattan skyline at night, seen from either the
Staten Island Ferry or Governor's Island, in February of 1938. 
alt

Hayden Planetarium, American Museum of Natural History,
West 81st St, between Columbus Avenue and Central Park West.
alt

Red Hook Swimming Pool, Clinton, Bay & Henry Streets,
Brooklyn. Bathers as far as the eye can see.
alt
Queensboro Bridge under construction, on August 8, 1907.
alt

The Queensboro Bridge, showing reconstruction of tracks looking east,
on November 22, 1929.
alt

A one-legged newspaper boy and other "newsies",
on Delancey Street, on December 26, 1906.
alt

New York Police Department evidence photo, homicide scene.
Joseph Kellner, 404 East 54th Street, murdered in hallway, on January 7, 1916.
alt

Powell House at 195th Street and 58th
Avenue North, Queens, on May 20, 1941 
alt

Times Square theaters by day, in New York City.
The Times Building, Loew's Theatre, Hotel Astor,
Gaiety Theatre and other landmarks are featured in this January, 1938 photo.
alt

An aerial view of the Statue of Liberty
in the New York Harbor, on January 27, 1965. 
alt

A view from the Williamsburg Bridge, looking west,
showing congested traffic in Manhattan, on January 29, 1923.
alt


Painters suspended on cables of the
Brooklyn Bridge, on October 7, 1914 
alt


A Hooverville in Brooklyn, ca. 1930-1932.
 The area is now Red Hook Park in Brooklyn. 
alt


A Subway Road Comes up for air in Brooklyn
- in the background, a view of Manhattan from
subway elevated tracks, 8th Street,
Brooklyn, New York, on March 21, 1938.
alt

Yankee Stadium, Yankees on the field during a game, ca. 1935-1947.
alt

A man reads a newspaper on New York's
6th Ave. and 40th St, with the headline:
"Nazi Army Now 75 Miles From Paris", on May 18, 1940.
alt

Men cut ice from Kissena Lake in Queens, ca. 1860-1900.
alt

 
New York Fire Department demonstration of a
steam pumper converted from horse-drawn to motor-driven,
at 12th Avenue and 56th Street.
alt

 
Children and adults with herd of sheep in the
Sheep Meadow in Central Park, New York City, ca. 1900-1910.
alt

Part of the superstructure of the under construction
Manhattan Bridge rises above Washington Street
in New York, on June 5, 1908.
alt

Manhattan Bridge, under-construction,
seen from the roof of Robert Gair Building,
showing suspenders and saddles, on February 11, 1909.
alt

Aboard a police boat on October 10, 1934,
New York Mayor Fiorello LaGuardia hacks away
at confiscated slot machines about to be destroyed
and dumped into New York harbor. 
alt

A view down an alley, as rows and rows of laundry hang from tenements ca. 1935-1941. Seen looking west from 70 Columbus Avenue or Amsterdam Avenue at 63rd Street.
alt

A crowded street market under New York City Rail Road tracks,
looking south on Park Avenue from 123rd Street in June of 1932.
alt


A night view of Midtown Manhattan,
looking south from Madison Avenue
and the 50's, ca. 1935-1941.
alt

Amid road construction, the Hudson Diner advertises
"Tables for Ladies" on November 20, 1929,
on Marginal Street, looking east from 125th Street.
  alt

Ninth Avenue El trains with passengers on 2 levels of tracks,
66th Street El station in background, in October of 1933.
Photo taken on Columbus Avenue,
northwest of Lincoln Square & 65th Street.
alt

The S.S. Normandie, steaming through upper bay
on its way to a river pier built for it, 
seen from a Staten Island ship. ca. 1935-1941
  alt

A view of the city from the Brooklyn Tower
of the Brooklyn Bridge, on April 24, 1933. 
  alt

 
A view of the city from the New York tower of
George Washington Bridge, 168th Street & Hudson River,
on December 22, 1936.
alt

Fire Boats fight a blaze at Grace Line Pier 57,
West 15th St, near the National Biscuit Co. building.
  alt

Members of the New York Fire Department attend to a fire victim.
  alt

The "Well", US Signal Corps Army Base Terminal,
Port of Embarkation. Ration cases from crate cars
are hoisted to warehouse bins for storage, ca. 1945-1946.
  alt

Water from firefighters' hoses freezes
on the side of adjoining buildings.
  alt

Interior view of the Interborough Rapid Transit Company (IRT)
subway powerhouse, 58th to 59th Street, ca. 1904.
  alt

42nd Street, looking west from 2nd Avenue.
Chrysler Building at top right, "News Tavern" "Goblet Bar" at lower right,
ca. 1935-1941.
  alt

Brooklyn Bridge painters at work high above the city, on December 3, 1915.
  alt

Aftermath of a collision on an elevated rail track. 
  alt

The Queensboro Bridge, leading to Manhattan, seen on May 1, 1912.
  alt

 
A motorman operates a trolley car near Williamsburg Bridge,
on September 25, 1924. Signs advertise almonds,
cold remedies, mustard, and stove polish. 
alt