Mới nhận được từ Canada , bài viết chi tiết về vụ "Ty nạn tại Canada qua cửa ngỏ Hoa Kỳ."
Đường
Roxham là một con đường nhỏ, một ngõ cụt. Nó chấm dứt khi chỉ còn vài
tấc nữa là đến đường biên giới Mỹ-Canada. Nó thậm chí còn không có cả
một làn phân tuyến. Mặc dù là một con đường ở một vùng nông thôn ít
người
về hướng Bắc của tiểu bang New York, Roxham lại trở thành trung tâm của
một hiện tượng di dân bất thường: Người ta đến Mỹ qua đường du lịch để
rồi từ đó đào thoát sang Canada.
Có
khoảng 50.000 người đã sử dụng đường Roxham để đến Canada trong vòng 3
năm vừa qua. Mặc dù chỉ là một trong số hàng chục con đường chạy thẳng
về biên giới ở quận-hạt Clinton, nhưng đường Roxham lại là nơi có đến
hơn
90% lượng người di dân bất hợp pháp chọn làm nơi khởi điểm để băng vào
Canada kể từ năm 2016, so với toàn bộ những điểm khác trên toàn tuyến
biên giới dài 4.000 dặm, từ Washington cho đến Maine.
Trong
một cuộc viếng thăm, tờ báo Washington Examiner đã được giới hữu trách
biên giới của Hoa Kỳ cho biết rằng những người vượt biên giới KHÔNG PHẢI
LÀ NGƯỜI MỸ. Người ta đến đây, thường là cả gia đình, từ nhiều nơi trên
toàn thế giới. Họ đến Mỹ bằng máy bay với chiếu khán du lịch, sau khi
đáp xuống một phi trường quốc tế nào đó trong khu vực (New York và vùng
xung quanh có nhiều phi trường quốc tế), họ sẽ đón xe bus hoặc taxi để
đến đường Roxham, rồi đi bộ băng qua biên giới,
vì biết trước rất rõ là họ sẽ được chấp thuận quy chế tị nạn tại Canada
nếu đi vào quốc gia này một cách bất hợp pháp và khai rằng mình là
người tị nạn.
(* Với vị trí địa lý đặc biệt của Canada, di dân gần như là không thể nào đột nhập bất hợp pháp theo mọi hướng, ngoại trừ từ Mỹ)
Các
di dân đang nuôi hy vọng nhận được quy chế tị nạn từ Canada, sử dụng
con đường Roxham, đang dựa vào một Thỏa Ước Di Dân của Canada có từ năm
2004. Thỏa Ước này quy định, nếu một người tị nạn không đến Canada bằng
các
cửa ngõ chính thức (phi trường, hải cảng) mà lại đến bằng cửa hậu (biên
giới với Hoa Kỳ), thì họ sẽ được nhận vào ngay lập tức.
Thỏa
Ước Quốc Gia An Toàn Thứ Ba (Safe Third Country), được vận động ký kết
giữa Mỹ và Canada vào năm 2004 quy định rằng người tị nạn phải điền đơn
xin quy chế ngay tại quốc gia đầu tiên mà họ đặt chân đến. Bởi vì tỉ lệ
chấp thuận tị nạn tại Mỹ đã tụt giảm quá nhiều, cho nên những người
vượt biên giới ở đường Roxham đã không nộp đơn xin tị nạn Canada từ Mỹ,
mà thay vào đó, họ sẽ vượt sang Canada bằng cửa hậu, dựa vào các quy
định trong Thỏa Ước của Canada (nếu không vào bằng
cửa chính thức thì sẽ được nhận ngay). Thủ tục đối với "người tị nạn"
vượt biên giới bất hợp pháp vào Canada chỉ là bắt giữ họ rồi thả ngay,
cho phép ở lại Canada để chờ hồ sơ được giải quyết.
Mực
độ giao thông tại đường Roxham tăng vụt kế từ năm 2016, theo thông số
của Cảnh Sát Kỵ Binh Hoàng Gia Canada, cơ quan ngang tầm với Tuần Biên
Hoa Kỳ.
Theo
Norm Lague, nhân viên đảm trách tuần biên của Trạm Tuần Biên Champlain
thuộc tiểu bang New York thì "vùng biên giới hướng về phía Bắc luôn có
các hoạt động xuyên biên giới nhưng hiện giờ thì mọi thứ đều gia tăng và
tập trung vào chỉ con đường này"
Lúc
đầu, Tuần Biên thường cho nhân viên của mình thẩm vấn các khách bộ hành
trên con đường này, phòng hờ chuyện họ là người nhập cư vào Hoa Kỳ trái
phép, nhưng rồi các nhân viên Tuần Biên nhận ra rằng những khách bộ
hành
trên con đường này đều là những du khách đến Mỹ bằng đường hàng không,
một cách hợp pháp, mới ngay trong ngày.
Lague
cho biết: "Hầu hết những người mà chúng tôi thẩm vấn đều có chiếu khán
du lịch và họ đến Mỹ bằng máy bay". Các di dân này khai rằng họ biết
được đường Roxham là nơi có thể băng ngang biên giới, nhờ đọc trên
Facebook
hoặc các nơi khác trên internet.
Họ
thuê xe chở đến đường Roxham, xuống xe và đi bộ đến cuối con đường,
băng xuống một con mương cạn chừng 3 thước rồi leo trở lên bờ mương, vậy
là đã qua tới đất Canada. Thường là họ "vượt biên" với một cái vali
loại lớn.
Du lịch mà.
Các
vụ vượt biên trái phép nở rộ trong năm 2017 với hơn 18.000 người vào
Canada bất hợp pháp chỉ riêng ở khu vực đường Roxham. Trung bình mỗi
ngày có khoảng 150 người. Thỉnh thoảng lên tới 400 người mỗi ngày. Lague
nói
rằng ông phải đối phó bằng cách tái tập trung lại nhân viên của mình và
bắt đầu xuôi Nam, để kiểm tra giấy tờ những kẻ đang Bắc tiến.
Mức
gia tăng đột biến những người vượt biên giới bắt đầu không lâu sau sau
khi Sắc lệnh Hành pháp số 13769 của Tổng Thống Trump ban hành. Sắc lệnh
này ngăn chặn sự dịch chuyển ra vào nước Mỹ của những người bị tình nghi
là có sự ủng hộ hoặc dính líu đến các phần tử khủng bố gốc Hồi giáo từ 7
quốc gia: Iran, Iraq, Libya, Somalia, Sudan, Syria và Yemen. Sắc lệnh
này từng được gán ghép là một sắc lệnh "Cấm người Hồi giáo" và cũng từng
là nguyên nhân dẫn đến chuyện ông Thủ Tướng
Canada, Justin Trudeau, viết trên Twitter một thông điệp chào đón người
Hồi giáo đến với đất nước của ông.
Có
lẽ ông Thủ Tướng đẹp trai của Canada đã quá tự tin vào vị trí địa lý
độc địa của nước mình, có lẽ ông đã cho rằng không ai có thể đến được
Canada một cách dễ dàng (và cũng có lẽ là) ông đã không chịu đọc kỹ các
điều
khoản trong Thỏa Ước Quốc gia An toàn Thứ Ba mà chính nước của ông đã
ký kết, nên ông không nhìn thấy được cái lỗ hổng trong Luật của xứ mình:
"Một người tị nạn không đến Canada bằng các cửa ngõ chính thức (phi
trường, hải cảng) mà lại đến bằng cửa hậu (biên
giới với Hoa Kỳ), thì họ sẽ được nhận vào ngay lập tức". Để rồi giờ
đây, sau khi đã phải bỏ tiền để nuôi 50.000 vị khách không mời mà đến,
ông đã âm thầm cử một chuyên viên chọc cười gốc Việt, đăng đàn vu khống
ông Trump đã hành xử như một bạo chúa, đến độ
50.000 người Mỹ đã phải gồng gánh vượt biên sang tị nạn ở xứ ông chăng?
Lần
tới, ông nên tìm một người có đủ trình độ và kiến thức tối thiểu của
một học sinh tiểu học, để có thể phân biệt sự khác nhau giữa "Người Mỹ"
và những người di dân bất hợp pháp đến Hoa Kỳ bằng chiếu khán du lịch.
Những
vị khách không mời mà tới đó, vốn là những người đã hồ hởi đón nhận
thông điệp "Chào mừng bạn đến với Canada" do chính ông đăng tải trên
Twitter, thưa ông Thủ Tướng và ông thợ chọt cà lét Nguyễn Ngọc Ngạn.
Cảnh
sát Kỵ binh Hoàng Gia Canada đã phải dựng lên những dãy lều màu trắng
để cung cấp chỗ ở tạm cho hàng trăm người mỗi ngày. Số lượng lều không
đủ so với số lượng người đang cần được gom giữ, nuôi ăn và chờ được
phỏng
vấn trước khi họ được chuyển sang cho một cơ quan di trú khác nằm sâu
bên trong nội địa
Đến
mùa xuân năm 2018, với số lượng vượt biên giới vẫn cao ngang với năm
2017, Canada đã phải dựng lên một văn phòng vệ tinh ngay giữa rừng để có
thể tạm dung số di dân. Cảnh sát liên bang cũng phải tích trữ từ thực
phẩm
trẻ em cho đến tả lót và thậm chí là ghế ngồi trong xe hơi cho trẻ để
có cái mà xài khi di chuyển những di dân này ra khỏi khu rừng.
Số
lượng người vượt biên giới vẫn tiếp tục gia tăng. Taxi chở người tới
đường Roxham cả ngày lẫn đêm. Vào giữa cuối hè và đầu thu, đã có khoảng
13.700 người vượt biên giới chỉ riêng tại địa điểm này. Cơ quan chuyên
trách
về biên giới của Canada (Canadian Border Services Agency) cho biết là
họ không biết phải giải quyết tình trạng bằng cách nào.
"Chúng
tôi sẽ không dự đoán về tương lai. Số người xin quy chế tị nạn tại
Canada dao động theo thời gian và tùy vào nhiều yếu tố. Chúng tôi sẽ
tiếp tục theo dõi tình hình và sự biến đổi ở các quốc gia khác rồi mới
có thể
thông báo về kế hoạch của chúng tôi". Phát ngôn nhân của Cơ Quan Dịch
Vụ Biên Giới Canada, bà Judith Gadbois-St-Cyr cho biết qua điện thư.
* Hình của Washington Examiner:
Di dân bất hợp pháp đến đường Roxham bằng taxi và "gồng gánh" vượt biên giới vào Canada