Tuesday, March 31, 2020

CHIA RẼ NƯỚC MỸ



Hình ảnh TT Trump lần thứ 45 của Hoa Kỳ đã thật sự chạm vào cảm xúc của hàng chục triệu người từ trong nước và quốc tế đang theo dõi nước Mỹ thăng trầm hôm nay.
Cũng như tất cả lãnh đạo khác trên thế giới không ai muốn dân mình phải khổ hoặc quốc gia gặp nạn, ông Trump cũng đã cố gắng khả năng làm những gì có thể. Không ngờ con đường thực hiện nhiệm vụ vì dân của ông thật gian nan, vẫn bị xóc xỉa, chê bai, cười nhạo của những cái tâm hẹp hòi, tham lam đòi hỏi.
Hình ảnh tiều tụy, mệt mỏi, ánh mắt đượm nổi buồn đôi khi, và cùng nhiều nếp nhăn xuất hiện nhanh, khác xa năm đầu mới nhậm chức làm những ai có tâm cảm thấy se lòng.Thương cho ông phải gánh vác trách nhiệm của một người tổng thống nhưng vẫn không thể làm mọi người hài lòng. Lo cho ông nếu không chịu nổi áp lực thì thực sự nguy hiểm, ảnh hưởng sức khỏe và tính mạng bởi điều gì cũng có thể xảy ra trong khi sức người thì chỉ có giới hạn.
Trong một lần nói chuyện, một người bạn của tôi theo Dân chủ nói rằng ông Trump làm chia rẽ nước Mỹ. Người bạn này có bằng tiến sĩ Mỹ. Tôi ngạc nhiên trước câu nói ấy! Lại có người ăn học khác cho rằng nước Mỹ không phải của Trump ! Đúng thật, nhưng nước còn hay mất là nhờ vào khả năng điều hành của tổng thống cùng nội các chính quyền. Chưa kể một số người chống Trump khi được hỏi lý do không thích ông Trump, họ trả lời :" Không biết vì sao tôi không thích ".
Ôi, huề vốn! Chia rẽ là từ đây.

Ông Trump đạt được 50% +1 sự ủng hộ của dân chúng nên ông đắc cử. Và như bất kỳ tổng thống nào, ông cũng muốn sau lưng mình là một khối đoàn kết để hoàn thành trách nhiệm của một tổng thống và những gì đã hứa hẹn khi tranh cử.
Vậy thì có phải ông muốn chia đôi nước Mỹ ? Hay chính là những người chống ông đã và đang từng giờ mới thực sự là muốn chia đôi nước Mỹ, nên xách động mọi người chống ông?
Ai cũng biết là ngay sau khi ông Trump đắc cử, lập tức đảng Dân chủ khai mào cuộc chiến gây chia rẽ, muốn đảo chánh một tổng thống được bầu. Họ lồng lộn điều tra, luận tội đủ mọi cách tốn kém từ ngân sách do dân đóng thuế, nhưng kết quả vô tội. Phần thắng về tổng thống lại làm họ điên tức cay cú.
Trong đó không thiếu những người Việt ở Mỹ và cũng nhiều người Việt tỵ nạn ở các nước khác hùa theo. Chính họ làm chia rẽ nước Mỹ.

Trong cơn đại dịch phát xuất từ Trung cộng này, nước Mỹ và châu Âu đang đứng trước một thảm họa mang tên Viêm phổi Vũ Hán, tất cả các vị Lãnh đạo và chánh quyền các quốc gia mất ăn mất ngủ vì nước, vì dân của mình thì vô số người (Việt) lên facbook, blog công kích, xoi mói, chửi bới TT. Donal Trump và những người ủng hộ ông. Họ mạt sát những người ủng hộ tổng thống gọi là " bọn cuồng Trump "!
Những người Việt ở Úc, ở Anh, Canada, Đức, Pháp này lại không ai đụng tới các ông các bà thủ tướng hay tổng thống các nước châu Âu, dù chính các nước này cũng hoàn toàn tê liệt, bị động trước nạn dịch Vũ Hán như Ý, Tây Ban Nha… Thậm chí Đức, Pháp, Anh.
Những người này không ở Mỹ, không hưởng gì của Mỹ mà lại chống một tổng thống không phải của nước họ cũng thật đáng ghét. Thay vì họ tập trung chống Trung cộng, may ra có thể bỏ qua.
Riêng những người ở Mỹ mà đi chống tổng thống và chánh quyền của mình thì như TT Trump đã nói nếu bạn không thích thì cứ rời đi.

Trong khi không biết bao nhiêu là Y tá, Bác sĩ lao vào trận tuyến chống dịch còn nguy hiểm hơn là lao vào lửa đạn và TT Trump là người hơn ai hết lo cho an nguy của đất nước; không phải chỉ con virus mà còn đời sống cho hơn 300 triệu người, nền kinh tế quốc gia…khiến ông bơ phờ mệt mỏi…thì có một số người Việt ăn nhờ ở đậu trên đất nước này ngày đêm dùng kiểu này kiểu nọ chống Trump.
Rằng thì là ông Trump chậm chạp khi đối phó tình hình, để nước Mỹ bây giờ trở thành đứng nhất thế giới có số người bị nhiễm. Họ kết tội luôn cả chánh quyền liên bang không thống nhất và chặt chẽ. Ông Trump làm việc không ra gì, chỉ tuyên bố ồn ào và bừa bãi.
Họ quên rằng ngày 1 tháng 3 là ngày Hoa Kỳ xác nhận ca tử vong đầu tiên ở nước này do virus corona gây ra ở bang Washington thì Tổng thống Donald Trump cho biết "có khả năng" sẽ có thêm nhiều trường hợp. Mỹ đã chuẩn bị sẵn sàng cho mọi tình huống.
Đợi đến BBC đưa tin 1 tháng 3 , thì Thống đốc bang Washington Jay Inslee mới lập tức tuyên bố tình trạng khẩn cấp để đối phó với các trường hợp mới ở tiểu bang này dù thừa nhận rằng sẽ có thêm nhiều trường hợp bị lây nhiễm.

Cũng theo BBC ngày 1 tháng 3, Phó Tổng thống Mike Pence cũng tuyên bố rằng lệnh cấm du lịch từ Iran sẽ mở rộng để bao gồm thêm bất kỳ công dân nước ngoài nào đến thăm đất nước này trong vòng 14 ngày qua. Iran hiện có số trường hợp tử vong do virus corona nhiều nhất bên ngoài Trung Quốc.
Ông kêu gọi người Mỹ không đến thăm các các khu vực lây lan cao tại những điểm nóng toàn cầu như Ý và Hàn Quốc.

Rồi ngày 5 tháng 3 Thống đốc Cali tuyên bố tình trạng khẩn cấp. Và đến ngày 9 tháng 3 có tới 8 tiểu bang tuyên bố tình trạng khẩn cấp.
Cuối cùng ngày 13 tháng 3 Tổng Thống Donald Trump tuyên bố tình trạng khẩn cấp quốc gia.
Các minh chứng trên cho thấy rằng những người chống TT Trump quên rằng nền hành chánh của Hoa Kỳ mỗi tiểu bang đươc tổ chức như một quốc gia, tùy tình hình địa phương của mình mà thống đốc toàn quyền ra lịnh đối phó cho kịp thời, như tiểu bang WC hay CA đã làm. Không thể đổ lỗi ông Trump chậm hay nhanh. Nguyên nhân nước Mỹ hôm nay bị nhiễm Coronavirus nhiều do Tổng Thống là vô lý. Phía sau ông là một ban cố vấn bao gồm Cộng Hòa và Dân chủ chẳng lẽ bất tài hết cả.
Chừng nào TT tuyên bố tình trạng này hay tình trạng kia thì không phải là ý kiến cá nhân ông, cả một ban tham mưu với những bộ óc thông mình hàng đầu góp ý. Những người chỉ trích tự cho rằng mình giỏi hơn sao không nhảy ra để vào những cơ quan cao cấp kia giúp đời đi mà lại khiêm nhường đi bấm thẻ?!
Cũng trong ngày 1 tháng 3, theo BBC “ Tổng thống Trump đã tìm cách dập tắt nỗi sợ hãi về sự bùng phát này, nói rằng " không có lý do gì để hoảng sợ ".
Đó là một tâm lý dùng lời trấn an cần thiết để an dân của một vị lãnh đạo cũng là cớ để đám người chống cho rằng ông Trump chẳng hiểu biết gì về tình hình.

Chúng ta, những người Việt sống trong sự che chở của nước Mỹ dù tổng thống là Cộng Hòa hay Dân chủ, đều thấy rằng khi có một thảm họa xảy ra cho đất nước, chánh quyền từ trên xuống dưới đều mất ăn mất ngủ, để cho chúng ta những kẻ ăn nhờ ở đậu được ăn no ngủ kỹ thì làm ơn ăn no ngủ kỹ chờ lãnh check $1200/ cá nhân, đừng chỉ trích là như mình tài giỏi hơn.
Nếu vẫn không thích ông Trump thì tháng 11 bầu cho người khác. Dân chủ là phải biết thừa nhận và tôn trọng quyết định của 50%+1 kia. Còn nếu vẫn không thích nữa và không chờ được tới tháng 11 bầu cử thì cứ rời khỏi nước Mỹ.
Là người biết ơn nước Mỹ, chúng ta hãy cùng đồng hành với tổng thống để thế hệ tương lai hiểu được gánh nặng và phước lành của hai chữ Tự do. Tổng thống Trump nhận lãnh nghĩa vụ nơi mà người dân yêu cầu ông đứng thực sự ông phải trả giá quá đắt.
Cầu nguyện cho ông được sức khỏe để nước Mỹ không bị đánh gục bởi giấc mộng Trung Hoa tham vọng làm chủ thế giới. Còn Mỹ thì còn tất cả, mất Mỹ xem như thua toàn tập.
Vậy là quá đủ rồi, xin đừng buông lời cay độc với ông Trump nữa, dù là vị tổng thống cường quốc thế giới nhưng vẫn chỉ là một con người. Hãy thương ông.
ST

China - sự uy hiếp im lặng đáng sợ và là mối nguy cơ tiềm ẩn của toàn thế giới🔶

Đêm qua đọc bài viết tiếng Anh không rõ tác giả là ai nghiệm thấy hay, thức khuya ngồi dịch qua tiếng Việt, hình dung những đồng loại đang bị tê liệt vì nỗi đau, họ đang chết hàng loạt trong cô đơn, họ đang trong hoảng loạn ở khắp mọi nơi trên thế giới; nỗi sợ hãi cho các bác sỹ, y tá ... đang ở đầu chiến tuyến chống giặc dịch; nỗi lo lắng cho những người thân bè bạn mình có khi xui xẻo bất trắc.... Chúng ta cần tỉnh táo, cần sáng suốt, nên làm gì trong & sau dịch bệnh để có thể bước ra khỏi cơn suy thoái kinh tế khủng khiếp này.

🔹Corona Virus đã đi khắp thế giới từ Vũ Hán nhưng tại sao nó đã không đụng đến Bắc Kinh và Thượng Hải ...Ai có thể đưa điều này ra ánh sáng sự thật không?

Theo chân Corona, hãy nghiệm xem có hợp lý không: khi tất cả thị trường chứng khoán trên thế giới Mỹ & Châu Âu sụp đổ ; nhưng Trung cộng đã không sụp đổ như người ta dự đoán.... hiện nó đang tăng dần, phá hủy các thị trường khác và sẵn sàng đánh chiếm chúng bằng mọi cách, chứng khoán thế giới nằm sàn, chúng tung tiền thu mua ...

Câu hỏi trăn trở của Trung cộng: Làm thế nào để thống trị thế giới một cách nhanh chóng vào năm 2025 như quyết sách đưa ra?

🔹GIAI ĐOẠN TỰ SÁT THƯƠNG:
1. Tạo ra virus và thuốc giải độc.
2. Lan truyền virus.
3. Trình diễn kịch bản bị thương vong thật hiệu quả, xây dựng bệnh viện trong 10 ngày. Rốt cuộc, Trung cộng (TC) đã chuẩn bị từ trước, với tất cả các bản vẽ dự án, thiết bị, thuê nhân công, mạng lưới nước và nước thải, vật liệu xây dựng đã đúc sẵn và nguồn dự trữ vật liệu với khối lượng ấn tượng. Tại sao họ có nguồn dự trữ xây dựng sẵn sàng này?
4. Gây ra sự hỗn loạn trên thế giới, bắt đầu từ Châu Âu.
5. Nhanh chóng động tác giả tô điểm viện trợ để giúp đỡ nền kinh tế của hàng chục quốc gia khác như có thiện tâm.
6. Dừng dây chuyền sản xuất tại các nhà máy ở các nước khác để tạo sự khan hiếm hàng địa phương.
7. Thị trường chứng khoán sập và mua lại các công ty trên bờ vực phá sản với giá rẻ mạt.

🔹GIAI ĐOẠN TỰ HỒI PHỤC:
8. Kiểm soát dập dịch bệnh ở TQ một cách nhanh chóng. Rốt cuộc, TQ đã có chuẩn bị từ lâu.
9. Giá hàng hoá thế giới giảm, bao gồm giá dầu, Trung cộng thu mua trên quy mô lớn.
10. Trung cộng trở lại sản xuất trong khi thế giới đứng yên. Mua những gì nước bạn đã đàm phán với giá giảm viện cớ họ đang chìm trong cuộc khủng hoảng dịch bệnh và bán đắt hơn những thứ đang thiếu hụt ở các quốc gia này, làm tê liệt các ngành công nghiệp sản xuất của họ.
(*) Hãy đọc cuốn sách của đại tá Trung cộng Qiao Liang và Wang Xiangsui, từ năm 1999, “Unrestricted Warfare” - tạm dịch là “chiến tranh không biên giới”. Trong đó có nhắc việc Trung cộng lên kế hoạch tối ưu về các loại vũ khí để hạ bệ nước Mỹ (sách có bán trên Amazon).

🔹Hãy thử nghĩ xem:
Làm thế nào mà Nga và Bắc Triều Tiên hoàn toàn không nhiễm virus Wuhan?
Bởi vì họ là đồng minh “trung thành” của Trung cộng, tuyên bố đóng cửa biên giới của họ chỉ là động tác vờ vịt để đáp án cho sự vô nhiễm. Không một trường hợp nhiễm nào được báo cáo từ 2 quốc gia biên giới này. Trong khi Hàn Quốc / Vương quốc Anh / Ý / Tây Ban Nha và khối châu Âu bị ảnh hưởng nghiêm trọng nặng nề.

🔹Làm thế nào Vũ Hán đột nhiên thoát khỏi đại dịch chết người nhanh gọn như vừa sau một cơn mưa rào ? Có ai thắc mắc không?

Trung cộng sẽ nói rằng các biện pháp ban đầu dập dịch nghiêm khắc mà họ đã thực hiện và Vũ Hán đã bị khoá chặt để ngăn chặn sự lây lan sang các khu vực khác. Tôi chắc rằng họ đã sử dụng Anti-virus dưới dạng thuốc thông thường.
Vị bác sĩ tuyên bố virus sớm nhất ra truyền thông trước đó đã bị chính quyền Trung cộng làm cho im lặng và chết nhanh khó hiểu, mang theo bí mật xuống mồ.

🔹Tại sao Bắc Kinh không bị virus đánh gục? Tại sao chỉ có Vũ Hán? Rất thú vị để suy ngẫm .. phải không?
Thì ra ..Wuhan đang là nơi mở cửa kinh tế thế giới. Mỹ và tất cả các quốc gia nêu trên bị tàn phá về tài chính ở đó. Cho nên nền kinh tế Mỹ sẽ sớm sụp đổ theo kế hoạch cuốn chiếu của Trung cộng.

Trung cộng biết rằng họ KHÔNG THỂ đánh bại Mỹ về mặt quân sự đang hùng mạnh nhất trên thế giới. Vì vậy, sử dụng sinh học để làm tê liệt nền kinh tế, làm tê liệt quốc gia và khả năng phòng thủ của nó là thượng sách nhất.

Tôi đoan chắc Nancy Pelosi có góp một phần trong việc này để lật đổ Trump. Gần đây, Tổng thống Trump luôn nhắc về việc nền kinh tế Mỹ TUYỆT VỜI đang cải thiện như thế nào trên tất cả các mặt. Cách duy nhất để phá hủy tầm ngắm của tổng thống Trump về việc làm cho AMERICA GREAT AGAIN là tạo ra một sự tàn phá về kinh tế. Nancy Pelosi đã không thể hạ bệ luận tội Trump, vì vậy hợp tác với Trung cộng để tiêu diệt Trump bằng cách phát tán virus Vũ Hán là khả thi.

🔹Ở đỉnh điểm của đại dịch, tại sao Chủ tịch Trung cộng Tập Cận Bình chỉ đeo khẩu trang đơn giản của RM1 để thăm những khu vực bị ảnh hưởng? Là lãnh đạo tối cao, ông nên được bảo vệ từ đầu đến chân ..... đây không phải là trường hợp bất cẩn, mà là ông ta đã được tiêm phòng để chống lại bất kỳ tác hại nào từ virus này .... điều đó có nghĩa là phương pháp chữa trị đã có được trước khi virus được phát hành ra khắp nơi.

Một số người hỏi .... Bill Gates đã dự đoán sự bùng phát này vào năm 2015 ... vì vậy kế hoạch này của Trung cộng không thể là sự thật.

Câu trả lời là. .. CÓ ... Bill Gates đã dự đoán, nhưng dự đoán đó dựa trên sự bùng phát dịch bệnh thiên tai thực sự.
Bây giờ Trung cộng cũng dựa vào yếu tố cho rằng thiên tai đã được Bill Gates dự đoán rồi để kế hoạch “phát hành mầm bệnh” của Trung cộng phù hợp với dự đoán đó để không ai có thể nghi ngờ.

Tầm nhắm của Trung cộng là kiểm soát nền kinh tế thế giới bằng cách mua hết cổ phiếu từ các quốc gia đang đối mặt với bờ vực kinh tế nghiêm trọng. Kịch bản kế, Trung cộng sẽ thông báo rằng các nhà nghiên cứu y tế của họ đã tìm ra cách chữa trị virus để tạo quyền lực của mình.

🔹Khi Trung cộng có trong tay các cổ phiếu thương hiệu của các quốc gia, họ sẽ buộc lệ thuộc, trở thành cổ đông nô lệ cho chủ nhân chính là Trung cộng.

Cả thế giới cần phản ứng ra sao đây với một Trung cộng thủ đoạn nham hiểm ?
Chúng ta phải hết sức cẩn thận!
(ST)
(Courtesy FB cô Trang Ngo)

TUỔI TRẺ MỸ: GIẢI QUYẾT CẤP BÁCH SỰ THIẾU HỤT CỦA MÁY THỞ

Nếu bóp bóng Ambu bằng tay, nhân viên y tế sẽ phải ngồi trực liên tục bên cạnh họ. Quả bóng cũng cần phải bóp hàng triệu lần, mỗi lần đều phải đúng kỹ thuật và chỉ có các bác sĩ lành nghề mới có thể đảm nhận được công việc này.Nhiệm vụ của nhóm MIT là phải chế tạo ra được một phần cứng cơ học, b

Một trong những vấn đề nghiêm trọng mà các bệnh viện gặp phải trong đại dịch COVID-19, đó là sự thiếu hụt máy thở. Máy thở, hay máy thông khí cơ học, là thiết bị y tế tối cần thiết, giúp giữ cho bệnh nhân suy hô hấp trao đổi oxy và cacbonic khi họ không còn tự hít thở được nữa.
Trên thị trường, mỗi một máy như vậy có thể có giá lên tới 30.000 USD (tương đương 700 triệu VNĐ).
Tuy nhiên, một nhóm các kỹ sư, bác sĩ và nhà khoa học máy tính tại Đại Học Massachusetts (MIT) của Mỹ đang thiết kế một chiếc máy thở giá rẻ, có thể được lắp ráp nhanh chóng trên toàn cầu nhằm giải quyết tình trạng thiếu hụt trong đại dịch COVID-19.

MIT phát hành miễn phí bản thiết kế máy thở giá rẻ, có thể được sao chép tại mọi bệnh viện trên thế giới - Ảnh 1.
Nhóm nghiên cứu có tên E-Vent (viết tắt từ "máy thở khẩn cấp"), được thành lập vào ngày 12 tháng 3. Họ đã tập hợp được một đội ngũ gồm các bác sĩ, kỹ sư, nhà khoa học máy tính để làm sống lại một dự án thực hiện từ năm 2010 nhưng còn đang dang dở.
Trong dự án này, các sinh viên kỹ thuật trong lớp Thiết kế thiết bị y tế 2.75 của MIT đã sáng tạo ra một thiết bị trợ thở đơn giản, có thể được chế tạo với giá dưới 100 USD. Họ đã xuất bản một bài báo khoa học chi tiết về thiết kế và thử nghiệm thiết bị này. Nhưng công việc đã kết thúc trên giấy tại đó, chỉ như một bài tập thực hành dành cho sinh viên.
Tuy nhiên, trong bối cảnh các bệnh viện trên khắp thế giới hiện nay phải đối mặt với nguy cơ thiếu hụt máy thở giữa đại dịch COVID-19, nhóm nghiên cứu MIT tin rằng công trình khoa học sinh viên này đã đến lúc được ứng dụng.
Cỗ máy mà các sinh viên MIT đã thiết kế từ 10 năm trước bao gồm một bóng Ambu, là một quả bóng thở bóp tay thường được các bác sĩ sử dụng trong trường hợp cấp cứu bệnh nhân ở hiện trường tai nạn, nơi máy thở không có sẵn.
Nó cũng có một ống nội khí quản được đưa qua cổ họng bệnh nhân như máy thở cơ học hiện đại. Tuy nhiên, việc bóp bóng đã được ra ngoài khỏi sức người.
Thông thường, một bệnh nhân Covid-19 sẽ cần thở máy khoảng 2 tuần. Nếu bóp bóng Ambu bằng tay, nhân viên y tế sẽ phải ngồi trực liên tục bên cạnh họ. Quả bóng cũng cần phải bóp hàng triệu lần, mỗi lần đều phải đúng kỹ thuật và chỉ có các bác sĩ lành nghề mới có thể đảm nhận được công việc này.
Nhiệm vụ của nhóm MIT là phải chế tạo ra được một dụng cụ điện tử, bắt chước được kỹ thuật bóp bóng của các bác sĩ cấp cứu. Đồng thời, nó cũng phải bảo đảm độ bền của thiết bị.
Bóng Ambu hiện là một trang bị y tế mà bất cứ bệnh viện trên thế giới nào cũng có và có thể tận dụng được. Nhưng nếu những quả bóng bị rách hoặc vỡ giữa chừng quá trình bóp, bệnh nhân sẽ ngay lập tức rơi vào tình trạng nguy hiểm.
Đó là lý do nhóm MIT cần một sự hợp tác toàn diện từ các bác sĩ lành nghề, các kỹ sư cơ khí, điện tử và máy tính để bảo đảm máy hoạt động được tốt nhất.
"Chúng tôi đang liên tục cập nhật và phát hành bản hướng dẫn thiết kế (bao gồm hướng dẫn, cơ học, điện/điều khiển, thử nghiệm)", một thành viên trong nhóm nói. "Chúng tôi khuyến khích các đội kỹ thuật  có năng lực làm việc với các nguồn lực địa phương của họ, trong khi tuân theo các thông số kỹ thuật và an toàn chính này".
Nhóm MIT cho biết họ đã chia sẻ miễn phí toàn bộ các tài liệu, bản thiết kế mà mình sử dụng để tạo ra chiếc máy thở giá rẻ. Tuy nhiên, họ cảnh báo rằng đây không phải một thiết bị mà một người có thể tự làm tại nhà.
Nó đòi hỏi sự hiểu biết chuyên sâu về giao diện kỹ thuật và khả năng thiết kế bám sát các hướng dẫn và thông số mà nhóm MIT đã đưa ra, dựa trên tiêu chuẩn nghiêm ngặt của Cục quản lý dược phẩm và thực phẩm Hoa Kỳ (FDA).
Các thiết bị như vậy "phải được sản xuất theo yêu cầu của FDA và chỉ nên được sử dụng dưới sự giám sát của bác sĩ ", một thành viên trong nhóm MIT cho biết.
"Bộ Y tế và Dịch vụ Nhân sinh Hoa Kỳ đã đưa ra một thông báo nói rằng tất cả các can thiệp y tế liên quan đến Covid-19 không còn phải chịu trách nhiệm pháp lý, nhưng điều đó không làm thay đổi trách nhiệm chăm sóc bệnh nhân của chúng ta".
"Hiện tại, chúng tôi đang chờ phản hồi của FDA về dự án. Cuối cùng, mục đích của chúng tôi là có được sự chấp thuận của FDA. Mặc dù, quá trình đó tất nhiên sẽ mất thời gian". 

MIT phát hành miễn phí bản thiết kế máy thở giá rẻ, có thể được sao chép tại mọi bệnh viện trên thế giới - Ảnh 4.
E-Vent cho biết hiện tại nhóm mình hoạt động hoàn toàn tình nguyện và không có kinh phí. Họ cũng không tiết lộ danh tính chi tiết các thành viên tham gia, bởi đã có quá nhiều người gọi điện đến hỏi thêm thông tin về dự án và các thông số kỹ thuật của máy.
"Chúng tôi thực sự, thực sự muốn tập trung", một người trong nhóm nói. Mọi thông tin về dự án họ đã công bố công khai hoàn toàn trên trang web của E-vent, để bất cứ một đội nhóm nào trên thế giới muốn sao chép cách làm và đối chiếu thông số của  máy đều có thể tải về miễn phí.
"Điều quan trọng cần nghĩ tới là sự an toàn của bệnh nhân. Vì vậy, chúng tôi phải thiết lập những gì chúng tôi gọi là yêu cầu chức năng lâm sàng tối thiểu. Đó là tập hợp các chức năng tối thiểu mà thiết bị cần thực hiện để vừa an toàn vừa có tác dụng với người bệnh", một thành viên trong nhóm, vừa là kỹ sư đồng thời là một bác sĩ cho biết..
Ông nói rằng một trong những công việc mình đang phải thực hiện là dịch các ngôn ngữ chuyên ngành y tế và kỹ thuật, thành những từ và khái niệm mà cả hai nhóm đều hiểu được.
Việc xác định các yêu cầu chức năng tối thiểu được thực hiện bởi một nhóm các bác sĩ có nền tảng rộng, bao gồm cả gây mê và chăm sóc tích cực trong ICU. Cùng lúc đó, nhóm kỹ sư sẽ thiết kế và xây dựng nguyên mẫu máy thở để thử nghiệm.
Nhóm nghiên cứu cho biết họ đã cải tiến ít nhất 2 nguyên mẫu, và liên tục cập nhật chúng trên trang web của mình cho phép các đội nghiên cứu khác theo được tiến độ. Mặc dù cường độ công việc hiện rất lớn, tuy nhiên mọi người đều đang rất cố gắng.
"Tất cả chúng ta đều làm việc cùng nhau, và mục tiêu cuối cùng là để giúp đỡ mọi người, những người [bệnh COVID-19 suy hô hấp nặng] đang bấp bênh giữa sự sống và cái chết", một thành viên trong nhóm E-Vent nói.
Nếu có thể tập hợp một đội ngũ có năng lực để làm ra chiếc máy thở này, bạn có thể truy cập trang web của nhóm MIT tại đây. Còn nếu không, như đã nói  máy này chắc chắn không phù hợp với một người DIY nghiệp dư.
ST

WHAT'S A VENTILATOR? Máy thở là gì mà nước nào trên thế giới cũng đang chạy đua để có càng nhiều càng tốt?


Thứ "khí cụ" hiệu quả nhất để cứu sống bệnh nhân khỏi tay "giặc" Covid-19 thời điểm hiện tại.

Mỹ vừa chính thức trở thành ổ dịch đông bệnh nhân nhất thế giới, nhưng bệnh viện nước này không có đủ máy thở - thiết bị y tế quyết định sự sống của những bệnh nhân đang mang Covid-19 trong người. Báo cáo hồi tháng Hai cho thấy các bệnh viện Hoa Kỳ có khoảng 160.000 máy thở, 8.900 máy đang trong kho trực chờ ngày cấp bách. Nghe thì có vẻ nhiều, nhưng trong tình cảnh cấp bách, nhà cầm quyền tại New York liên tục đưa cảnh báo rằng bang này đang đứng bên bờ vực thiếu thốn vật tư y tế trầm trọng.
Theo phân tích của bác sĩ James Lawler, chuyên gia bệnh truyền nhiễm và sức khỏe cộng đồng tới từ Trung tâm Y khoa thuộc Đại học Nebraska, thì khoảng 1 triệu người Mỹ sẽ cần máy thở trong hoàn cảnh đại dịch Covid-19 bùng phát. Tuy nhiên, phân tích của Lawler không kèm mốc thời gian, nên có thể con số 1 triệu người không có nghĩa rằng họ sẽ cần thở máy cùng một lúc.
Nhân lúc máy thở đang trở thành trọng tâm sản xuất cũng như cứu cánh cho người nhiễm Covid-19, ta hãy tìm hiểu chút về nó.
Đây là cách máy thở hoạt động
Một vài bệnh nhân Covid-19 thở gấp và khó thở, họ phải cần tới sự trợ giúp của máy móc để hô hấp. Máy thở có nhiều hình dáng, nhưng thông thường có hình hộp chữ nhật, với đường ống truyền không khí từ máy vào phổi bệnh nhân. Chúng có thể giúp việc hô hấp dễ dàng hơn.
Về cơ bản, máy thở thổi không khí vào phổi bạn, hỗ trợ hoạt động thở tự nhiên”, bác sĩ Nicholas Hill tới từ Đại học Y Tufts nói.
Máy thở là gì mà nước nào trên thế giới cũng đang chạy đua để có càng nhiều càng tốt? - Ảnh 2.
Người bệnh sẽ mang một trong hai loại suy hô hấp sau đây:
Đầu tiên là suy hô hấp tăng anhydrit cacbonic huyết, là khi không khí không vào phổi đủ và CO2 tích tụ tới mức quá tải. Để giúp bệnh nhân dạng này hô hấp, bác sĩ không cần tới máy thở đưa trực tiếp không khí vào phổi mà chỉ cần mặt nạ là đủ.
Loại thứ hai có tên suy hô hấp giảm oxy huyết; đúng như tên gọi của nó, đó là khi hô hấp khó khăn và máu không nhận được đủ lượng oxy. Loại suy hô hấp này có thể gây ảnh hưởng tới phổi, và con virus SARS-CoV-2 cũng gây nên những tổn thương phổi tương tự.
Khi suy hô hấp diễn ra, phổi sẽ sưng tấy và xuất hiện dịch ứ đọng, khiến phổi khó hoạt động bình thường.
Chúng tôi điều trị những biểu hiện bệnh trên bằng việc đưa thêm oxy vào phổi bệnh nhân”, bác sĩ Hill nói. “Chúng tôi có thể truyền cho bạn 100% oxy để đẩy mức oxy trong máu lên cao, nhưng cũng phải rất cẩn thận vì oxy nguyên chất có thể gây hại”.
Giải quyết tình trạng thiếu thốn máy thở
New York đang là bang có số ca nhiễm Covid-19 cao nhất, số máy thở có tại đây vẫn đủ để duy trì sự sống trong hơn 800 ca nhiễm. Tuy nhiên, theo ước tính của nhà cầm quyền địa phương, bang này sẽ cần tới 30.000 máy thở để sử dụng khi số ca nhiễm virus có thể đạt đỉnh trong vài tuần tới.

Máy thở là gì mà nước nào trên thế giới cũng đang chạy đua để có càng nhiều càng tốt? - Ảnh 3.
Có nơi đề xuất sử dụng một máy thở cho hay bệnh nhân nếu tình hình thiếu hụt tiếp tục diễn ra. Việc này có thể ảnh hưởng tới sức khỏe bệnh nhân, vì máy thở được thiết kế để hỗ trợ hô hấp cho một bệnh nhân duy nhất. Trong trường hợp cấp bách, hai bệnh nhân phải dùng chung một máy thì họ phải có thể tích phổi và kích cỡ cơ thể tương đương thì mới mong hiệu quả được.
Theo lời bác sĩ Hill, việc hai bệnh nhân chung một máy thở rất liều lĩnh, nên cách giải quyết tốt nhất là tập trung sản xuất máy thở để cứu được càng nhiều người càng tốt. Thời điểm hiện tại, một số doanh nghiệp sản xuất ô tô đã tham gia sản xuất máy thở, điển hình là hãng xe điện Tesla của Elon Musk.
Ngoài ra, việc nhập khẩu máy thở từ Trung Quốc cũng là một phương pháp hay. Đất nước tỷ dân đã bắt đầu khống chế được đại dịch, một số đơn vị sản xuất cũng thừa thiết bị y tế, sẵn sàng bán lại cho những nước đang cần. Cũng lại lấy Elon Musk ra làm ví dụ: hôm vừa rồi, ông đã đặt mua 1.255 máy và đã tặng miễn phí 1.000 thiết bị cho các bệnh viện tại tiểu bang California, 255 máy thở còn lại sẽ được lắp cho những nơi cần kíp.
ST

Monday, March 23, 2020

Ðầu Thu qua thăm Phoenix, Arizona (Kỳ 1) Oc 16,2015

Bài và hình: Trịnh Hảo Tâm
Phoenix là thành phố lớn nhất cũng là thủ phủ của tiểu bang Arizona nằm về hướng Ðông và cách Los Angeles 381 miles. Phoenix hiện là một trong những thành phố phát triển nhanh nhất trên nước Mỹ, có diện tích 500 dặm vuông (square mile) rộng hơn thành phố Los Angeles và có dân số 1,445,632 người (thống kê dân số 2010) đứng thứ 6 thành phố đông dân nhất Hoa Kỳ. Thu nhập trung bình của một gia đình là $54,804 một năm. Phoenix có khí hậu sa mạc nên mưa rất ít, một năm có hơn 300 ngày nắng và nhờ địa thế nằm ở sa mạc trống trải không bị núi che chắn nên không khí trong lành bầu trời trong xanh với nhiệt độ bình quân trong năm là 74 độ F, mùa Hè rất nóng thường trên 100 độ F.


Phoenix trong những năm gần đây rất phát triển vì những hãng xưởng từ California do giá nhà cửa đất đai đắt đỏ lại thêm những luật lệ ô nhiễm khắt khe, tuân thủ rất tốn kém nên đã dọn về đây, chọn Arizona làm nơi đầu tư sản xuất trong đó có những hãng điện thoại, vi tính, hàng không nổi tiếng như Motorola, Intel, Honeywell, Boeing đều có mặt tại Phoenix. Vì kỹ nghệ đang phát triển, người ta dọn về đông nên giá nhà ở Phoenix tiếp tục lên giá nhưng vẫn còn rẻ hơn nhiều so với California và một số người Việt chúng ta nhất là trong giới hoạt động dịch vụ thẩm mỹ như săn sóc móng tay, mái tóc, trang điểm; bán nhà ở Cali đem tiền qua Arizona đủ để mua một ngôi nhà mới không cần vay và sang một cơ sở làm ăn. Hiện nay tuy không có con số thống kê chính thức nhưng người ta ước lượng có hơn 25 ngàn người Việt Nam định cư tại Phoenix và hàng tháng người Việt vẫn còn tiếp tục dọn về Phoenix.
Máy bay Boeing 727 cất cánh lúc 7 giờ 15 chiều từ phi trường John Wayne gần Little Saigon thuộc miền Nam California, trên phi cơ không còn một chỗ trống vì cuối tuần thiên hạ đi chơi hay thăm viếng thân nhân rất đông. Ðường bay chỉ một tiếng đồng hồ vừa nhai đậu phọng, uống nước ngọt xong là tới. Arizona quanh năm không đổi giờ và dùng giờ Mountains Time, mùa Ðông đi trước Cali một giờ nhưng Hè thì cả hai tiểu bang đều cùng giờ như nhau.
Trong lúc phi cơ hạ cánh nhìn xuống thành phố Phoenix chi chít ánh đèn và trên xa lộ xe cộ nối đuôi nhau tạo thành sợi dây chuyền hai màu một bên trắng sáng, một bên đỏ đèn đuôi của những chiếc xe. Ra đến quày lấy hành lý thì gặp vợ chồng Nhàn Nguyễn là con trong một gia đình HO, bà con với tôi, qua Mỹ định cư từ năm 1992. Chúng tôi đi bộ ra parking building nhiều tầng để lấy xe. Phi trường quốc tế thành phố Phoenix có tên là Phoenix Sky Harbor cũng rất lớn, rất nhộn nhịp, năm bảy phút là có chuyến bay lên xuống và toàn bộ nhân viên phi trường là 31,000 người nằm cạnh phía Nam của thành phố. Chúng tôi lên xe của Nhàn là chiếc SUV Sequoia 8 máy rất mới của hãng Toyota đi về nhà ở thành phố Gilbert nằm gần đường Higley và Chandler Heights cách trung tâm Phoenix độ 30 miles về hướng Ðông Nam. Ðây là vùng đồng trống trước đây người ta trồng cam, nuôi bò và những năm gần đây nhà cửa lên giá nên các hãng xây cất mua đất xây lên những khu nhà mới. Từ phi trường lấy xa lộ 143 South rồi qua 60 East đi khoảng 25 miles và exit đường Higley đi về hướng Nam thêm 10 miles nữa. Trên con đường Higley những khu nhà mới thì có đèn đường và đường lộ được mở rộng theo tiêu chuẩn của đường Divided Arterial nghĩa là mỗi hướng lưu thông rộng 40 feet và giữa là con lươn trồng cây cỏ rộng 14 feet. Những cột đèn đường ở đây đặc biệt là lên thẳng rồi cong ra để đưa ngọn đèn chiếu xuống giữa lòng đường. Những ngã tư đã gắn hệ thống đèn lưu thông xanh vàng đỏ thì 4 góc đường đã lên nền để xây những khu thương mại, nhiều nhất là hệ thống pharmacy Walgreens và chợ thực phẩm Bashas. Hệ thống chợ Bashas hiện nay ở Arizona đã có 144 chợ do hai anh em có họ Bashas mở chợ đầu tiên ở vùng Phoenix năm 1932.

Những khu nhà mới ở vùng Phoenix, Arizona.
Chúng tôi về đến ngôi nhà của Nhàn trong khu Seville là một khu dân cư có tổ chức theo lối “community association” nghĩa là mỗi tháng phải đóng một khoản tiền để tu bổ các tiện ích công cộng cũng như duy trì vẻ mỹ quan. Khu này tổng cộng khoảng 1,000 căn nhà, có sân golf và câu lạc bộ sang trọng cho hội viên. Căn nhà biệt lập, nhỏ nhất nơi đây là 1,400 sqft và các căn lớn nhất 4,300 sqft xây cạnh sân golf, sân vườn rất rộng có diện tích đất đến 1/3 acre. Thường nhà nơi đây là một tầng, ba bốn kiểu nhà mới có một kiểu nhà lầu vì đất còn trống nhiều và lối xây cũng giống như ở California nhưng kiểu cách, trang trí làm cho đẹp thì trội hơn.
Giá nhà trung bình hiện nay 2015 vùng Phoenix và Tucson là $178,500 trong khi ở Orange County là $590,750 như vậy giá nhà ở Phoenix giá chỉ bằng 1/3 so với Orange County. Kết luận tuy giá nhà có tăng ở Phoenix nhưng vẫn còn quá rẻ so với quận Cam và những ai định dọn đi Arizona cơ hội mua nhà vẫn còn.
Về sân vườn cảnh (landscape) vì khí hậu mùa Hè rất nóng và ít mưa nên sân trước thường không có bãi cỏ mà thay vào đó đổ đá sỏi vàng hay đỏ và trồng những cây không cần nhiều nước như xương rồng, bông giấy. Tuy khí hậu nóng bức nhưng những loại cây này trổ hoa rất đẹp và lá mơn mởn màu xanh. Các bạn nào muốn tìm hiểu về sân cảnh ở Phoenix có thể mua sách nói về các loại cây ít cần nước này và ở Phoenix cũng có hệ thống tiệm Home Depot bán đủ mọi loại cây như ở California nhưng khi chọn cây nên cẩn thận vì có những cây họ bán rất khó trồng ngoài trời với khí hậu nóng như ở Arizona. Bán là bán nhưng trồng cây sống được không là ăn thua nơi mình, họ chỉ bảo đảm 30 ngày. Tốt nhất là quan sát những cây cối, bông hoa nào hàng xóm đang trồng, họ trồng được là mình có thể trồng được.

Nghề nail tại Phoenix
Sáng hôm sau bằng 2 chiếc xe, Nhàn Nguyễn lái xe Sequoia còn tôi thì Nhàn đưa cho chiếc Mazda Van MPV ra tiệm Nail của Nhàn ở trong khu thương mại chợ Albertson góc đường Dobson và Baseline thuộc thành phố Mesa cách nhà Nhàn khoảng 20 miles đi bằng xa lộ 60.

Bên trong tiệm XO Nail ở Mesa kế cận Phoenix.
Tiệm có tên là XO Nails & Spa mà Nhàn sang lại từ một người VN khác. Tiệm mới xây rất khang trang sạch sẽ và máy lạnh bên trong mát mẻ. Tôi hỏi Nhàn về ý nghĩa tên của tiệm, có phải là vì thích rượu Martell XO mà chúng tôi uống đêm qua mà đặt tên cho cửa tiệm thì Nhàn cười gật đầu! XO còn là chữ tắt của“Exellent” có nghĩa là tuyệt vời! Ngoài hai vợ chồng Nhàn trong tiệm còn có 3 người thợ, 2 nữ và 1 nam, những anh chị này cho biết là cũng từ California dọn qua đây. Tiệm mở cửa 6 ngày một tuần và nghỉ ngày Thứ Ba.
Những dịch vụ của tiệm XO Nails & Spa gồm có làm móng tay giả Acrylic Clear Tip trọn bộ là $22, White Tip $25, Pink and White Powder $35, Art Tips (Pre-Design) $35. Ngoài ra còn có dịch vụ spa bàn tay $18, spa bàn chân $30, làm mặt facial 1 giờ $60, massage mặt 45 phút $48 và waxing tẩy lông trên thân mình.
Hầu như bất cứ khu thương mại có chợ búa nào ở Phoenix cũng đều có tiệm nail, thường thì tiệm của người Việt chỉ chuyên về nail còn những tiệm lớn của người Mỹ là những salon thì thêm tóc, trang điểm, dưỡng da, massage v.v… Hiện nay Phoenix đang phát triển xây thêm xa lộ vành đai 202 ở hướng Nam qua các thành phố Chandler, Gilbert và những khu shopping center thường “ăn theo” nằm cạnh xa lộ trên những con đường lớn có lối ra vào xa lộ. Những khu thương mại này có thể mở tiệm nail và những ai muốn mướn chỗ nên gọi ngay cho công ty chủ khu thương mại.
Hiện nay tại Phoenix 90% tiệm nail là do người Việt làm chủ, còn lại là người Mỹ, người Tàu. Dù tiệm nail mở ra nhiều, khu shopping nào cũng có tiệm nhưng khách hàng là phụ nữ Mỹ vẫn đông, lâu lâu lại có đàn ông vào đòi làm… da mặt! Thỉnh thoảng cũng có vài phụ nữ da đen khi xong làm bộ chê đắt để chạy làng, chủ nhân phải gọi cảnh sát và có tiệm còn bị cướp trấn lột mà nạn nhân là chủ tiệm và các cô thợ làm trong tiệm. Do đó nhiều tiệm phải thủ súng và cảnh giác khi có đàn ông lạ mặt vào tiệm.
Con đường đến quang vinh nào cũng có chông gai nhưng với sự cần cù, khéo léo người Việt mình đã và đang thành công trên xứ người điển hình là ở thành phố sa mạc nóng cháy Phoenix này. Dù cho nghề nail trên xứ Mỹ đa số do người Việt làm, nhưng trong cộng đồng người Việt số người hành nghề nail chỉ là một số nhỏ. Ða số người Việt sinh sống trên đất Mỹ có mặt hầu hết trong các nghề mà người Mỹ làm, từ dọn dẹp trong các trường học cho đến giáo sư trong các trường đại học, phi hành gia trong cơ quan không gian Hoa Kỳ. Trong kỹ nghệ, thương trường có rất nhiều người Việt nổi tiếng với số tài sản hàng tỉ đô la.

Ðầu Thu qua thăm Phoenix, Arizona (Kỳ 2)

Bài và hình: Trịnh Hảo Tâm Phoenix là thành phố lớn nhất cũng là thủ phủ của tiểu bang Arizona nằm về hướng Ðông và cách Los Angeles 381 miles. Phoenix có diện tích 500 dặm vuông (square mile) rộng hơn thành phố Los Angeles và có dân số 1.5 triệu người đứng thứ 6 thành phố đông dân nhất Hoa Kỳ. Phoenix có khí hậu sa mạc nên mưa rất ít, một năm có hơn 300 ngày nắng và nhờ địa thế nằm ở sa mạc trống trải không bị núi che chắn nên không khí trong lành bầu trời trong xanh với nhiệt độ bình quân trong năm là 74 độ F, mùa Hè rất nóng thường trên 100 độ F.


Mùa Thu năm nay khi thời tiết bắt đầu mát mẻ, từ miền Nam California chúng tôi sang thăm thành phố Phoenix theo lời mời của Nhàn Nguyễn, con trai út của một gia đình HO qua Mỹ từ năm 1992. Nhớ lại ngày nào vào phi trường Los Angeles đón gia đình cha mẹ Nhàn, “gia tài” mang theo là hai cái rương sắt thời ấy gọi là “Vietnam Samsonite” (từ Việt Nam sang định cư Mỹ bất cứ theo diện gì, ai ai cũng đều sắm loại va ly này). Ngày nay các anh chị em Nhàn đều khá giả, con cái vào đại học, tất cả đều theo nghề “nail,” riêng Nhàn làm chủ hai tiệm “nail.” Theo lời Nhàn nói ở vùng Phoenix này, khi thấy một khu shopping nào đang xây cất, Nhàn tìm hiểu xem dân cư nơi đây như thế nào? Có công ăn việc làm khá không? Khu toàn là nhà mới tức nhiên dân cư phải có việc làm khá, chứ công ty địa ốc nào bán nhà trả góp cho dân thất nghiệp? Có tiệm “nail” nào đang mở gần đó hay không? Nhàn sẽ ký “lease” (thuê dài hạn) một căn. Rồi trang bị bàn làm “nail,” ghế “spa” với bồn ngâm chân, hệ thống ống nước và thoát nước. Trang trí cho thật mát mắt từ hệ thống đèn chiếu hiện đại cho đến tranh tường, chậu hoa mỹ thuật. Thường thường công việc sắp xong là có người Việt Nam tới ngỏ ý muốn sang lại. Những người này từ Cali qua hay những tiểu bang lạnh miền Ðông sang. Nếu có lời khá từ 4, 5 chục ngàn trở lên là sang tiệm rồi đi tìm địa điểm khác mà tiếp tục kiếm tiền. Còn không thì Nhàn đăng báo Người Việt tuyển thợ “nail” tới làm. Có lúc một mình Nhàn làm chủ tới 3, 4 tiệm “nail,” chạy tới chạy lui coi sóc còn hơn ca sĩ trong nước chạy show. Nhàn xuất thân là thợ tiện, bị tai nạn nghề nghiệp đứt ngón tay. Sau khi được bồi thường Nhàn sang Arizona làm “nail,” tuy có bằng “nail” nhưng không khi nào đụng tới cây giũa hay cọ sơn móng tay mà luôn mang Iphone 6, laptop và lái những xe sang trọng đời mới. Học vấn cấp bằng Nhàn cũng không có gì, ở Việt Nam cha phải học cải tạo miền Bắc, mẹ phải buôn tần bán tảo nuôi anh chị của Nhàn. Có một điều là Nhàn nói và hiểu được tiếng Mỹ, không cần những từ ngữ văn chương, khoa học cao xa, chỉ cần đủ hiểu và nói những câu giao dịch hàng ngày.
Hỏi về liệu mở tiệm mới mà không có khách hàng thì sao? Ðược biết Phoenix là thành phố đang phát triển vào hàng bậc nhất nước Mỹ, đất đai sa mạc còn trống bạt ngàn, một năm trời quang mây tạnh 330 ngày, không mưa, không tuyết. Giá đất đai, nhân công xây cất không đắt đỏ như Cali, luật lệ về khí thải ô nhiễm môi sinh không khắt khe ràng buộc như những tiểu bang đông dân khác. Thí dụ như vấn đề xử lý rác ở California rất là tốn kém, phải mang rác chôn trên núi hay sa mạc. Ở đây sa mạc ngay bên ngoài thành phố. Vì những lý do thuận lợi như vậy nên những công ty, tập đoàn tài phiệt tầm cỡ có tiếng thế giới trong các lãnh vực điện thoại, vi tính, hàng không như Motorola, Intel, Honeywell, Boeing đều có xưởng ở Phoenix. Trong vùng hiện nay là tổng hành dinh của 4 hãng lớn như hãng điện tử Avnet, công ty hầm mỏ Freeport-McMoRan, công ty bán lẻ thực phẩm chó mèo Pet Smart và công ty xử lý rác thải Republic Services. Ngoài ra còn là trụ sở chính của U-HAUL, Best Western, Apollo Group và hãng máy bay American Airlines.
Có công ăn việc làm, giá nhà rẻ chỉ bằng 1/3 giá ở Orange County, California người ta dọn về Phoenix ngày càng đông và ngành địa ốc xây cất tiếp tục hoạt động không ngừng nghỉ. Tuy đất còn trống nhiều nhưng những khu gia cư xây lên bao nhiêu lần hồi cũng bán hết. Kỹ thuật xây cất ngày càng tân tiến, kết hợp với tiến bộ của ngành vi tính, vật liệu xây nhà, các trang thiết bị điện, nước ngày càng tinh xảo và đẹp mắt lại rất tiết kiệm điện năng. Như phát minh ra đèn LED rất sáng lại chỉ cần điện một chiều DC như điện phát từ những cục pin. Phát minh ra sóng wifi khiến chủ nhà ở xa vẫn chăm sóc dòm ngó được căn nhà mình qua Iphone và các camera, tắt mở những ngọn đèn trong nhà và hệ thống tưới ngoài sân vườn v.v…
Dân cư ngày càng đông, thu nhập được bảo đảm nên người dân có nhu cầu giải trí thư giãn nghỉ ngơi. Khí hậu khá nóng, không có biển xanh cát trắng, núi cao chơi tuyết nên người dân có những thú như chơi golf, các hộp đêm bar club và nhất là các nhà hàng ăn uống. Phải kể Phoenix không thiếu một loại ẩm thực nào nhất là các thức ăn Á Châu như Tàu, Nhật, Hàn và các món Việt như phở, bánh mì, cơm, bún đều được dân chúng địa phương chiếu cố. Riêng phụ nữ, đã mang tiếng là phái đẹp nên lúc nào cũng muốn đi làm đẹp. Ðó là lý do mà những tiệm “nail” của người Việt lúc nào cũng có khách.
Khu chợ Việt tại Chandler
Những khu dân cư mới đang xây dựng nằm về phía Ðông Nam của Phoenix là các thành phố Mesa, Gilbert và Chandler.

Khu phố Việt ở Chandler, ngoại ô Ðông Nam Phoenix.
Người Việt là dân nhập cư sau nên tập trung trong những thành phố mới này. Ngày Thứ Sáu trong lúc hai vợ chồng Nhàn Nguyễn bận cửa tiệm, chúng tôi lái xe đến khu chợ Lee Lee cũng trên đường Dobson nhưng ở về hướng Nam gần ngã tư Dobson và Warner thuộc thành phố Chandler. Chợ Lee Lee rất lớn cùng cỡ với những chợ ở Bolsa và khi tôi hỏi nhân viên trong chợ thì họ nói chủ nhân là người… Campuchia (?). Giá cả trong chợ chỉ cao hơn ở Little Saigon khoảng từ 10 đến 20% mà thôi và gần 100% hàng hóa là từ Little Saigon chở sang. Tại Phoenix cũng có vài tuần báo tiếng Việt chủ yếu là quảng cáo các cơ sở thương mại VN. Tôi thấy có một ông ngồi đọc báo Người Việt số cũ mấy ngày trước và tôi hỏi ông ta mua ở đâu? Ông ta nói lấy miễn phí ở trong văn phòng của chợ nhưng khi tôi đến đó thì chỉ thấy báo Tàu và báo tiếng Anh của Philippines hay Hồng Kông gì đó. Trong chợ cũng có quày gởi tiền, bán thẻ điện thoại gọi về VN, tiệm thuốc Bắc, tiệm nữ trang và các cửa tiệm phía ngoài chợ là tiệm tóc, bán vé máy bay, tiệm bàn ghế giường tủ bằng gỗ hồng tâm (redwood) của Trung Quốc. Gần đó là nhà hàng Tàu Phoenix Palace, tiệm mì China Magic Noodle House.
Góc Tây Bắc ngã tư Dobson và Warner là một khu thương mại khác trong đó có cơ sở thể dục LA Fitness, Biscuits Café, Jack In The Box, Circle K và cà phê Starbucks. Bên kia đường ở góc Ðông Nam là tiệm bánh mì Lee’s Sandwiches. Còn góc Tây Nam là một khu thương mại rộng lớn có 7-Eleven, Joe’s Auto, nhà hàng Nhật Shimogamo, phòng mạch bác sĩ, v.v…
Trở về tiệm nail để đón vợ chồng Nhàn, chúng tôi cùng đi ăn phở “Nhật,” không phải là phở nấu theo kiểu Nhật Bổn mà tên tiệm phở là “Nhật” cũng ở thành phố Mesa nhưng về hướng Bắc của xa lộ 60. Phở cũng ngon, thịt nhiều, rau ngò giá sống đầy đủ và giá cả như ở Bolsa chứ không lấy lý do “vùng sâu, vùng xa” mà lên giá nhưng mùi gia vị phở không nồng nàn đậm đà như phở Bolsa, có lẽ vì khách ăn là người Mỹ, Ðại Hàn họ không hợp với gia vị cay nồng.
Khu phố Tàu ở Phoenix
Hôm trên đường ra phi trường để về lại Cali tình cờ tôi gặp một khu phố có kiến trúc Tàu với mái ngói cong màu vàng nơi góc đường số 44 và E Cofco Center Blvd. vào phi trường Phoenix. Vào xem mới biết là khu chợ Super L Ranch Market, hỏi thăm mới biết trước kia là chợ 99 Ranch Market. Lúc này là 3 giờ chiều trời nóng 90 độ nên khu China Town của Phoenix này rất vắng người. Nơi đây có tiệm bán tranh tượng, đồ gốm Tàu, kiếng bát quái chiếu yêu, địa bàn phong thủy, bên cạnh là nhà hàng Ðiểm Sắm, một nhà hàng Tàu khác thì đóng cửa nghỉ từ 2 giờ cho đến 5 giờ chiều, thấy có tiệm đề bảng Cafe nhưng cũng lại đóng cửa. Chúng tôi vào chợ mua nước uống rồi lên xe để vào phi trường cho kịp chuyến bay. Ðịa chỉ của khu Phố Tàu Phoenix này là 668 North 44th Street Phoenix, Arizona 85008. 

Theo ước lượng hiện có khoảng 25,000 người Việt sinh sống ở Phoenix và vùng phụ cận, họ hội nhập trong tất cả các ngành nghề của người Mỹ và làm trong các hãng xưởng, văn phòng và cơ sở chính quyền. Về mặt thương mại du khách thấy qua các bảng hiệu trên đường phố, người Việt kinh doanh trong nghề Nail và mở nhà hàng ăn uống, nhiều nhất là lấy tên Phở. Ước tính có trên 25 tiệm Phở của người Việt ở Phoenix trong 43 tiệm ăn có trên mạng vi tính. Người Việt đông nên có tổ chức những hội đoàn văn hóa xã hội tương thân ái hữu như hội cộng đồng người Việt, hội cựu quân nhân, cảnh sát. Về tôn giáo có nhà thờ Việt Nam, chùa Phật Giáo và thánh thất Cao Ðài. Những sinh hoạt lớn như hội Tết, ngày quốc hận 30-4 thường được tổ chức ở tiền đình tòa hành chánh tiểu bang Arizona ngay tại trung tâm thành phố Phoenix.
Người Việt online

Friday, March 20, 2020

Xóm Chài Bình Hưng (Đoản khúc ngợi ca biển)

       Tôi vốn không ưa thích biển vì biển đơn điệu và u buồn quá. Phong cảnh của biển mở toạc nhanh như lật một trang giấy, chẳng chút giấu diếm, chẳng chút thẹn thùng; Nhất là tiếng nói của nó. Tiếng sóng vỗ rì rào không ngừng nghỉ ấy luôn gợi trong tôi những nỗi buồn xa vắng.
       Cái bản nhạc trầm trầm, nghèo nàn cung bậc đó thường làm tôi thấy cô đơn. Tôi vẫn thường ví biển với tình thương của một bà mẹ. Vì mẹ thương con vô bờ bến, tình của mẹ cho hết, chẳng giữ lại cho mình một chút nào cả cũng như biển kia có giấu chúng ta cái gì đâu. Chỉ cần một lần thoáng nhìn chúng ta đã thu nhận được hình ảnh của biển trong ký ức.
       Nếu biển rộng mênh mông thì tình của mẹ cũng vô bờ bến. Nếu biển ru ta bằng tiếng sóng vỗ rì rào buồn muôn thuở thì mẹ cũng vỗ về giấc ngủ của ta bằng giọng à ơi tha thiết. 
       Suy nghĩ cho cùng, tôi không thích biển cũng chỉ vì con người tôi ưa thích sự sống động đó phải bao trùm lên một sự lung linh mờ ảo. Biển có lẽ chỉ thích hợp với những con người trầm mặc, không sôi nổi hoặc những người muốn sự trầm buồn, xa vắng sẽ gậm nhấm dần đi cái nỗi cô đơn của đời mình.
       Biển Thương Chánh nhỏ và buồn hơn bất kỳ bãi biển nào khác. Buổi chiều, những con tàu đánh cá của hợp tác xả bắt đầu ra khơi. Trùng dương xanh thẳm và dịu mát. Từng hàng thông, phi lao buông tiếng thở rì rào như bản tình ca muôn thuở của biển. Ở đây không có những cặp tình nhân nằm sải dài trên bải cát. Cũng không có những cặp trai gái sánh bước bên nhau. Từng lớp sóng bạc đầu lúc nào cũng tỏ ra hung dữ, đe dọa những con tàu bé nhỏ đang cưỡi lên mình nó. Xa xa Lầu Ông Hoàng không biết nằm đó tự bao giờ, trông sao điêu tàn trơ trọi. Tất cả đều vắng vẻ quạnh hiu. Nếu như không có tiếng sóng vỗ rì rào và tiếng thở của những rặng phi lao thì phải nói biển ở đây rất cô đơn rất buồn.
       Cái tình cảm của người đi xa luôn là thế. Sống mãi ở một nơi mà ta bắt đầu cảm thấy tù túng chật chội, thèm khát một nơi thật xa, thật hoang vắng. Càng xa càng yên tịnh bao nhiêu càng thích thú bấy nhiêu. Nhưng một khi đã đặt chân đến nơi mà ta tưởng tượng, thì chính hoang vắng đó lại làm ta thấy cô đơn. Và chính nó lại lôi kéo thúc giục ta quay trở lại nơi mà ta đã sống quen thuộc.
       Tôi thấy nhớ làm sao các bạn bè thân yêu ở Sài Gòn. Những đêm tối tắt cả đèn nến đi mà ca hát, vì chỉ có bóng tối mới chia xẻ được với những bản tình ca ướt ngọt. Chính cái bóng đêm đó làm cho cái "tình" trong con người ta dịu bớt đi, giác quan của chúng ta mở rộng hơn nữa: trái tim ta sẽ đập với một nhịp mạnh, để uống hết cái rung động của lời ca tiếng hát. Giờ đây tôi cũng không thể nào quên được những lúc cùng bạn bè quây quần bên gánh phở rong. Tôi lại còn thèm chết được nếu có giá vẽ và màu ở đây say sưa vẽ một bức tranh của bãi biển này. Tôi biết bức tranh đó sẽ không bao giờ hoàn tất. Nhưng mặc kệ, tôi thèm vẽ, tôi muốn vẽ .....và chỉ có vậy thôi.
       Cái thành phố biển nghèo nàn mà tôi mới đến lần đầu này đã gây cho tôi nhiều cảm giác ái ngại; ái ngại cho những con người và cuộc sống của nó. Và cái tình cảm ngộ nghĩnh đó đã dẫn dắt tôi đến một ý tưởng là khó có thể tìm thấy các cô gái xinh đẹp theo kiểu Dài Gòn ở đây. 

Đào Văn Bình
(còn tiếp)

Lầu Ông Hoàng nhìn từ Phan Thiết (NVT)


Đây là một ký sự của Văn Bình, anh kể lại khoảng thời gian sau khi ra trường năm 1966, về thực tập tại một vùng biển Phan Thiết. Các đoản thiên của Tập truyện chỉ là giả tưởng thì đây chính là những cảm nghĩ, suy tư của chàng về một xóm chài nghèo bên bờ đại dương. Tác giả không ưa thích biển vì nó u buồn, đơn điệu, tiếng sóng vỗ rì rào không ngừng luôn gợi cho ta những nỗi buồn xa vắng:
       Văn Bình ghi nhận:
 “Nếu biển rộng mênh mông thì tình của mẹ cũng vô bờ bến. Nếu biển ru ta bằng tiếng sóng vỗ rì rào buồn muôn thuở thì mẹ cũng vỗ về giấc ngủ của ta bằng giọng à ơi tha thiết.”
       Biển Thương Chánh nhỏ và buồn, một bãi biển nghèo nàn mộc mạc, những hàng thông, phi lao buông tiếng thở rì rào. Quang cảnh thật vắng vẻ quạnh hiu, tình cảm của tác giả trước bãi biển nhỏ và buồn khiến cho anh thấy cô đơn và rồi mâu thuẫn thay. Sống tại nơi mà anh cảm thấy tù túng ao ước một nơi xa hoang vắng và bây giờ nó thúc dục anh trở lại cái nơi mà mình đã sống đã quen, nay lại nhớ các bạn thân yêu ở Sài Gòn quây quần bên gánh phở rong .
       Văn Bình được giám đốc hãng đồ hộp Intraco cho chàng ở một căn phòng nhỏ ở trên gác, có giường và cái bàn nhỏ, một nơi riêng tư không phải nằm chung giường với các anh em trong gia đình như trước. Tự nhiên anh lại trở thành nghệ sĩ thích đứng bên song cửa nhìn biển khơi, ngắm những cánh buồm lô nhô xa tít, đưa mắt nhìn những chiếc thuyền quay vào bến cá.
       Chiều qua đêm tới, những bước chân nhẹ nhàng theo tiếng gió đưa, tiếng sóng vỗ rì rào từ xa vọng lại, ánh đèn của những con thuyền câu mực về đêm như choàng chiếc vương miện sáng rực như sao sa, giống như một thành phố nổi xuất hiện ban đêm rồi biền mất khi bình minh ló rạng. Ban chiều những đoàn thuyền nối đuôi nhau ra biển mang theo những chiếc đèn măng sông sáng, đàn mực tìm tới nơi có ánh sáng để làm mồi cho dân chài, biển đã lột xác thành mỹ nhân.
       Thành phố về đêm thanh tịnh và êm đềm, con đường Bình Hưng chạy ra biển đang nằm ép mình dưới ánh đèn vàng hiu hắt, đám thanh niên ra chợ cá khi choạng vạng tối, trai cũng như gái ăn mặc đẹp la cà ăn nhậu, coi hát hay đi dạo phố. Rồi những lão ngư ông trông giống như những bóng mờ trong đêm tối làm bạn với chai rượu đế để đánh dấu một ngày đã qua, cuộc đời của họ giống như con đường cô đơn dưới ngọn đèn vàng hiu hắt. Văn Bình đứng trên căn gác nhìn đường như muốn thở than trước cảnh hoang vu tịch mịch.
       Tiếng ồn ào máy chạy, tiếng người gọi nhau khiến chàng tỉnh giấc, tiếng dao băm trên thớt vang động khiến anh tưởng như một ngày làm cỗ lớn. Đó là sinh hoạt về đêm của hãng đồ hộp, từng gánh cá được quẩy vào, hôm nay cá về lúc khuya, hàng trăm người đàn bà, con gái sống bằng nghề chặt đầu cá để kịp đưa vô phòng lạnh. Chỉ cần năm nhát dao: chặt đầu, moi bụng, đánh vẩy hai mặt, chặt đuôi thế là xong. Tại đây có cả một em bé mới tám tuổi, Văn Bình tự nhiên chạnh lòng xót thương cho em bé hãy còn quá nhỏ phải lao đầu vào cuộc mưu sinh đêm hôm khuya khoắt trong khi hàng triệu em bé khác đang say sưa giấc ngủ bên nệm ấm, chăn êm, bên vòng tay trìu mến của mẹ hiền
       Hai mươi năm sống ở Sài Gòn chàng đã chứng kiến những trẻ em bươi đống rác tìm kiếm ve chai, dép nhựa... tác giả lại thấy lòng mình xe lại bởi lý do đơn giản, trong khi mọi người ao ước sự giầu sang hạnh phúc mà không làm gì để thay đổi thực trạng ấy. Bất công xã hội thì ai cũng ghét nhưng mọi người đều thích những bất công có lợi cho mình.


       Cuộc sống ở bến chài Bình Hưng bừng lên nhưng nó âm thầm với những người đang mơ màng giấc điệp, nó cũng ẩn chứa sự cay đắng, hy vọng, hồn nhiên, yêu đời. Biển khơi giờ đây chan hòa trong ánh trăng, những giải mây trắng nhẹ nhàng lững lờ bay đã che khuất mảnh trăng lưỡi liềm. Biển và đêm không chết nhưng nó cũng không ngủ mà như vỗ về giải cát đang nằm uốn lượn và ru ngủ cái thành phố nhỏ đang im lìm trong giấc điệp bằng bản tình ca buồn ra riết:
       “Gió ơi, em lạnh cho lòng ta ngây ngất,
         Biển ơi! hãy hát lên đi...”

       Văn Bình trở về căn gác nhỏ hưởng làn gió mát qua song cửa rồi mơ màng tới bóng dáng của Sài Gòn với bạn bè thân yêu với nỗi nhớ nhung bất tận.
        Tác giả kết luận:
        “Tôi nhìn lên trời, ngắm nhìn mảnh trăng vô định. Bây giờ trái tim tôi bỏ ngỏ....Tiếng băm trên thớt vẫn vang đều một nhịp... nhưng căn gác nhỏ bé của tôi trông sao hoang vắng.... bóng dáng của Sài Gòn, của các bạn bè thân yêu chạy qua trong đáy mắt với chút nhớ nhung ... đã ru tôi vào giấc ngủ chập chờn
       Một ký sự nhẹ nhàng, giản dị nhưng cũng diễn tả phong phú cuộc sống lam lũ của một xóm chài nghèo.

ANH CHÀNG HOÀI NGHI Đào Văn Bình

-Đào Văn Bình sinh năm 1942 tại Hải Phòng (Quê cha đất tổ Khúc Thủy, Hà Đông)
-Theo gia đình di cư vào Nam năm 1954
-Tốt nghiệp Cử Nhân Luật Khoa- Đại Học Luật Khoa Sài Gòn năm 1966
-Tốt nghiệp Cao Học Hành Chánh -Học Viện Quốc Gia Hành Chánh năm 1968
- 1973-1975: Phó Tỉnh Trưởng các Tỉnh Quảng Ngãi và Kiến Hòa (Bến Tre)
-Tù cải tạo từ 1975-1984
-1984 vượt biển đến Mã Lai
-Định cư vào San Jose, California từ năm 1985 và 19 năm phục vụ tại Học Khu Oak Grove, San Jose, California

Các tác phẩm đã xuất bản.
- Hồi ký Những Sự Thực Không Thể Chối Bỏ (1987)
- Thơ tuyển và kịch bản Tổ Ấm Cuối Cùng (1987)
- Truyện dài vượt biển Chọn Lựa (1989)
- Đoản văn và truyện ngắn Sóng Bạc Đầu (1991)
- Tuyển tập truyện ngắn Hương Xót Xa (1995)
- Dịch toàn bộ tác phẩm Chuột và Người (Of Mice and Men) của John Steinbeck. Bản dịch được đăng trên Văn Nghệ Tiền Phong năm 1996  và các truyện ngắn nổi tiếng của Saki, Morley Callaghan, Anton Chekhov và kịch kinh dị của Robert F. Carroll. Dịch các tài liệu về thuật ngữ văn chương, cách viết hoa, cách chấm câu của văn chương Hoa Kỳ.
- Ký Sự  15 Năm (2000)
- Thiên Sử Thi của Người Vượt Biển (2002)
- Hồi Ký 20 Năm Viết Văn (2004)
- Sách Đạo Phật: Đất Nước, Cuộc Sống và Tâm Linh (2017) do Ananda Viet Foundation xuất bản .Từ năm 2005 tập trung viết về các đề tài Văn Hóa, Phật Giáo và Chính Trị Thế Giới

Lời Giới Thiệu i
1 Trời Hại Mới Chết 1
2 Chuyện Chẳng Ngờ 14
3 Nỗi Buồn Của Thần Chết  21
4 Anh Chàng Hoài Nghi 31
5 Một Ngày Trong Đời Của Ô. John 50
6 Người Về Từ Thiên Đình 50
7 Câu Chuyện Quan Vân Trường 91
8 Vương Quốc Thành Thật 99
9 Câu Chuyện Về Một Họa Phẩm Đắt Giá 116
10 Khi Mọi NgườiTu Sĩ 138
11 Con Ma Ở Rạp Hát Lido 155
12 Nghề Bẻ Cổ Thiên Hạ 171
13 Chuyện Ông Thần Thô Tục 190
14 Xóm Chài Bình Hưng 200
15 Mê Cung 210


Xóm Chài BÌnh Hưng (Đoản khúc ngợi ca biển):
       Đây là một ký sự của Văn Bình, anh kể lại khoảng thời gian sau khi ra trường năm 1966, về thực tập tại một vùng biển Phan Thiết. Các đoản thiên của Tập truyện chỉ là giả tưởng thì đây chính là những cảm nghĩ, suy tư của chàng về một xóm chài nghèo bên bờ đại dương. Tác giả không ưa thích biển vì nó u buồn, đơn điệu, tiếng sóng vỗ rì rào không ngừng luôn gợi cho ta những nỗi buồn xa vắng:
       Văn Bình ghi nhận:
 “Nếu biển rộng mênh mông thì tình của mẹ cũng vô bờ bến. Nếu biển ru ta bằng tiếng sóng vỗ rì rào buồn muôn thuở thì mẹ cũng vỗ về giấc ngủ của ta bằng giọng à ơi tha thiết.”
       Biển Thương Chánh nhỏ và buồn, một bãi biển nghèo nàn mộc mạc, những hàng thông, phi lao buông tiếng thở rì rào. Quang cảnh thật vắng vẻ quạnh hiu, tình cảm của tác giả trước bãi biển nhỏ và buồn khiến cho anh thấy cô đơn và rồi mâu thuẫn thay. Sống tại nơi mà anh cảm thấy tù túng ao ước một nơi xa hoang vắng và bây giờ nó thúc dục anh trở lại cái nơi mà mình đã sống đã quen, nay lại nhớ các bạn thân yêu ở Sài Gòn quây quần bên gánh phở rong .
       Văn Bình được giám đốc hãng đồ hộp Intraco cho chàng ở một căn phòng nhỏ ở trên gác, có giường và cái bàn nhỏ, một nơi riêng tư không phải nằm chung giường với các anh em trong gia đình như trước. Tự nhiên anh lại trở thành nghệ sĩ thích đứng bên song cửa nhìn biển khơi, ngắm những cánh buồm lô nhô xa tít, đưa mắt nhìn những chiếc thuyền quay vào bến cá.
       Chiều qua đêm tới, những bước chân nhẹ nhàng theo tiếng gió đưa, tiếng sóng vỗ rì rào từ xa vọng lại, ánh đèn của những con thuyền câu mực về đêm như choàng chiếc vương miện sáng rực như sao sa, giống như một thành phố nổi xuất hiện ban đêm rồi biền mất khi bình minh ló rạng. Ban chiều những đoàn thuyền nối đuôi nhau ra biển mang theo những chiếc đèn măng sông sáng, đàn mực tìm tới nơi có ánh sáng để làm mồi cho dân chài, biển đã lột xác thành mỹ nhân.
       Thành phố về đêm thanh tịnh và êm đềm, con đường Bình Hưng chạy ra biển đang nằm ép mình dưới ánh đèn vàng hiu hắt, đám thanh niên ra chợ cá khi choạng vạng tối, trai cũng như gái ăn mặc đẹp la cà ăn nhậu, coi hát hay đi dạo phố. Rồi những lão ngư ông trông giống như những bóng mờ trong đêm tối làm bạn với chai rượu đế để đánh dấu một ngày đã qua, cuộc đời của họ giống như con đường cô đơn dưới ngọn đèn vàng hiu hắt. Văn Bình đứng trên căn gác nhìn đường như muốn thở than trước cảnh hoang vu tịch mịch.
       Tiếng ồn ào máy chạy, tiếng người gọi nhau khiến chàng tỉnh giấc, tiếng dao băm trên thớt vang động khiến anh tưởng như một ngày làm cỗ lớn. Đó là sinh hoạt về đêm của hãng đồ hộp, từng gánh cá được quẩy vào, hôm nay cá về lúc khuya, hàng trăm người đàn bà, con gái sống bằng nghề chặt đầu cá để kịp đưa vô phòng lạnh. Chỉ cần năm nhát dao: chặt đầu, moi bụng, đánh vẩy hai mặt, chặt đuôi thế là xong. Tại đây có cả một em bé mới tám tuổi, Văn Bình tự nhiên chạnh lòng xót thương cho em bé hãy còn quá nhỏ phải lao đầu vào cuộc mưu sinh đêm hôm khuya khoắt trong khi hàng triệu em bé khác đang say sưa giấc ngủ bên nệm ấm, chăn êm, bên vòng tay trìu mến của mẹ hiền
       Hai mươi năm sống ở Sài Gòn chàng đã chứng kiến những trẻ em bươi đống rác tìm kiếm ve chai, dép nhựa... tác giả lại thấy lòng mình xe lại bởi lý do đơn giản, trong khi mọi người ao ước sự giầu sang hạnh phúc mà không làm gì để thay đổi thực trạng ấy. Bất công xã hội thì ai cũng ghét nhưng mọi người đều thích những bất công có lợi cho mình.
       Cuộc sống ở bến chài Bình Hưng bừng lên nhưng nó âm thầm với những người đang mơ màng giấc điệp, nó cũng ẩn chứa sự cay đắng, hy vọng, hồn nhiên, yêu đời. Biển khơi giờ đây chan hòa trong ánh trăng, những giải mây trắng nhẹ nhàng lững lờ bay đã che khuất mảnh trăng lưỡi liềm. Biển và đêm không chết nhưng nó cũng không ngủ mà như vỗ về giải cát đang nằm uốn lượn và ru ngủ cái thành phố nhỏ đang im lìm trong giấc điệp bằng bản tình ca buồn ra riết:
       “Gió ơi, em lạnh cho lòng ta ngây ngất,
         Biển ơi! hãy hát lên đi...”

       Văn Bình trở về căn gác nhỏ hưởng làn gió mát qua song cửa rồi mơ màng tới bóng dáng của Sài Gòn với bạn bè thân yêu với nỗi nhớ nhung bất tận.
        Tác giả kết luận:
        “Tôi nhìn lên trời, ngắm nhìn mảnh trăng vô định. Bây giờ trái tim tôi bỏ ngỏ....Tiếng băm trên thớt vẫn vang đều một nhịp... nhưng căn gác nhỏ bé của tôi trông sao hoang vắng.... bóng dáng của Sài Gòn, của các bạn bè thân yêu chạy qua trong đáy mắt với chút nhớ nhung ... đã ru tôi vào giấc ngủ chập chờn
       Một ký sự nhẹ nhàng, giản dị nhưng cũng diễn tả phong phú cuộc sống lam lũ của một xóm chài nghèo.

Đại Nghi là một kỹ sư trẻ, chuộng khoa học, luận lý lại đọc quá nhiều tư tưởng, triết học Đông-Tây, rồi bị tiêm nhiễm cho nên có tật là hoài nghi tất cả mọi chuyện trên đời. Chẳng hạn đối với người đang hăng say hoạt động thì  anh cho rằng biết đâu đó chỉ là kẻ háo danh, lấy cớ ”phục vụ cộng đồng” để thủ lợi riêng hoặc chuẩn bị ra “ứng cử”. Còn đối với kẻ nhiệt tâm, nhiệt tình quyên góp tiền bạc của đồng bào cho công tác thiện nguyện, dự án này, chiến dịch nọ, thì chàng lại nghi ngờ cho rằng, tiền quyên góp một nửa sẽ chui vào “túi áo khỉ”. Quan niệm của anh chàng là “Thời buổi bây giờ làm gì có thánh nhân. Tất cả đều vì cơm áo, gạo tiền, danh vọng nhưng che dấu bằng những mỹ từ thánh thiện, cao đẹp”.
Đấy là về mặt con người. Còn về mặt tư tưởng, triết lý thì anh cũng có quan niệm thật quái dị. Chẳng hạn đối với kẻ đang bị mọi người căm ghét thì Đại Nghi lại bảo “Chưa chắc. Biết đâu anh ta chẳng là người dễ thương?” Còn đối với kẻ đang được mọi người thán phục, ngưỡng mộ thì Đại Nghi lại cho rằng “Biết đâu vài ba năm nữa thiên hạ chả lại xúm chửi ông ta như tát nước vào mặt ?” Còn đối với chuyện mà cả thế giới cho là đúng thì anh chàng lại bảo “Coi chừng chỉ vài ba năm nữa thôi bà con mới thấy nó trật lấc!” Chẳng hạn như chuyện cả thế giới đều tin chắc Ông Saddam Hussein cất giấu một kho vũ khí hóa học và hủy diệt hàng loạt khiến nhân loại nguy tới nơi rồi. Thế nhưng sau khi Mỹ đem quân tiến vào phá tan tành đất nước Iraq thì chẳng có gì cả.
Với đầu óc hoài nghithái độ “ba phải” như vậy cho nên Đại Nghi chẳng bao giờ thương ai hay ghét ai, chẳng bênh phe này chống phe kia, chẳng lao vào những biến động thương-ghét om sòm cả trời đất và dĩ  nhiên chẳng hại ai, dù làm rụng một sợi lông chân.
Tuy nhiên trong những lúc vắng lặng tâm tư,  Đại Nghi tự hỏi chẳng lẽ trên cõi đời này không có chân lý? Bất cứ chuyện gì trên cõi đời này cũng phải có người đúng người sai chứ? Từ nỗi dằn vặt đó chàng ta quyết tâm tìm cho ra chân lý. Với ý tưởng khá “ngông cuồng” này, Đại Nghi dành dụm một số tiền, xin nghỉ giả hạn không lương một năm rồi trang bị giống như mấy “Ông Tây ba-lô”, lên đường đi tìm chân lý với quyết tâm của một người lên đường “tầm sư học đạo”. Bắt chước Thiện Tài Đồng Tử trong Kinh Hoa Nghiêm, chàng không dám khinh thị một ai mà lần mò, tìm tòi, vấn hỏi tất cả mọi người vì chàng tin rằng chân lý phải nằm ở khắp mọi nơi. Nếu chân lý nằm ở người này mà không nằm ở trong người kia, chỉ nằm ở chỗ này mà không phổ cập ở chỗ kia thì chỉ là “chân lý dỏm”, chân lý phải có tính phổ quát.
Trước tiên chàng tìm đến một ông chủ tịch hội đồng quản trị của một hãng chế tạo vũ khí khổng lồ. Sau khi giới thiệu thân thế và khát vọng của mình, chàng lễ phép hỏi:
-Thưa ông chủ tịch, trên đời này có chân lý không và chân lý nằm ở đâu ạ?
            Ngồi dựa ngửa ra đằng sau chiếc ghế da, ông chủ tịch mỉm cười đáp:
-Chân lý có chứ. Chân lý nằm ở kẻ nào có nhiều hàng không mẫu hạm, khu trục hạm, máy bay không người lái, vũ khí nguyên tử và máy bay ném bom chiến lược tàng hình, chẳng hạn như B-2, B-52. Chính vì muốn nắm giữ chân lý cho nên họ mới tìm đến chúng tôi. Không có chúng tôi thì họ đâu còn chân lý. Cho nên có thể nói các nhà chế tạo vũ khí hay nói nôm na là “các lái súng” sẽ nắm giữ chân lý.
            Nghe trả lời thế, Đại Nghi kinh hãi cảm tạ vị chủ tịch rồi hối hả đáp máy bay qua Nữu Ước để xin gặp một ông tỷ phú nổi tiếng khắp thế giới về chứng khoán, tài chính và địa ốc. Sau hơn một tuần lễ thấy chàng kiên trì chờ đợi, có lẽ thấu hiểu khát vọng của người tuổi trẻ, ông chủ tịch cho gặp mặt. Vừa thương vừa ái ngại, ông nhìn người tuổi trẻ, hỏi:
-Cậu tìm tôi có việc gì?
-Dạ thưa, cháu đi tìm chân lý nhưng không biết chân lý có hay không?
-Chân lý có chứ. Nó nằm ở đây này…
            Nói xong ông chủ tịch vói tay mở chiếc tủ sắt sau lưng. Cánh cửa sắt bật mở, bên trong là những cọc đô-la xếp gọn ghẽ. Mùi tiền mới tỏa ra thơm phức. Lấy một cọc ném lên mặt bàn, ông chủ tịch nhún vai nói:
-Tiền là chân lý! Tiền làm thay đổi tình cảm con người. Tiền có thể phá vỡ mọi giá trị trên cõi đời này. Tiền khiến cha con, anh em, chồng vợ chia lìa. Tiền làm người ta mờ mắt cho nên thấy đúng thành sai, thấy sai thành đúng. Cậu không nghe người ta nói “Tiền vào pháp đình công lý đội nón ra đi” sao? Cả thế giới bây giờ đang bị sai khiến bởi đồng đô-la cho nên có thể nói tiền không những chỉ là chân lý mà nó còn đẻ ra chân lý. Cho nên muốn có chân lý phải có tiền. Không đô-la thì đừng nói tới chân lý.
            Nói xong ông dang hai tay ra phía trước, giơ lên cao rồi nhún vai, một cử chỉ rất phổ thông ở Mỹ để diễn tả câu nói “Nó như vậy đó”.
            Nghe ông tỷ phú nói thế, Đại Nghi rầu rĩ, nói lời cảm ơn rồi lui ra. Nhân tiện ở cùng một thành phố, chàng chợt nảy ra ý định vào tòa nhà Liên Hiệp Quốc để vấn hỏi, chắc chắn sẽ có lời giải đáp. Người mà chàng xin tiếp kiến là ông cựu tổng thư ký. Mặc dầu đã hết nhiệm kỳ nhưng do uy tín, ông này vẫn được trọng dụng và thỉnh thoảng được cử làm đặc sứ để làm “con thoi” trong những trong những vụ khủng hoảng của thế giới. Chàng nồng nàn đặt câu hỏi:
-Thưa ngài, là nơi đưa ra những quyết định trọng đại ảnh hưởng đến sinh mệnh của loài người, phải chăng đây là lương tâm của nhân loại và là biểu tượng của chân lý cho toàn thế giới? Thưa ngài, chân lý có thực không? Nếu có, phải chăng Liên Hiệp Quốc chính là cơ quan thi hànhthể hiện chân lý đó?
            Khẽ thở dài, ông cựu tổng thư ký nói:
-Cậu cũng biết đó, cơ quan này không phải do chúng tôi lập ra, mà do thế giới đóng góp. Nếu mai đây người ta không góp tiền nữa thì Liên Hiệp Quốc đóng cửachúng tôi chỉ còn nước về nhà đuổi gà cho vợ. Vì do thế giới đóng góp cho nên nước nào có nhiều tiền thì tiếng nói của họ mạnh. Khi họ mạnh thì chân lý “nghiêng” về phía họ. Đôi khi Liên Hiệp Quốc cũng đưa ra những quyết định có vẻ như “biểu tượng của chân lý”. Sở dĩ  có được những quyết định như vậy là vì nó phù hợp với quyền lợi của năm ông ủy viên thường trực của Hội Đồng Bảo An. Chỉ cần một ông phủ quyếtchân lý chết, nếu chân lý sống thì cũng chỉ là tiếng kêu trong sa mạc. Nói tóm lại chân lý “có” khi nó phù hợp với quyền lợi của các đại cường. Chân lý là “không” và nhiều khi trở nên nghịch lý khi nó phản lại quyền lợi của các nước lớn. Do đó chân lý không nằm ở đây. Chúng tôi chỉ là phát ngôn viên, nói đúng ra là đào kép trên sân khấu, còn đạo diễn thì đứng sau hậu trường. Khi không có “tuồng” để diễn thì đào kép thất nghiệp. Cậu không thấy Liên Hiệp Quốc nhiều khi im lặng như tờ, nhân viên rảnh rỗi ngồi đọc báo, tán gẫu, xem truyền hình hoặc vào mạng lưới “chat” (1) cho đỡ buồn sao?
            Nghe ông cựu tổng thư ký nói thế Đại Nghi buồn khôn tả. Chàng nói lời từ giã rồi không một chủ định, chàng lang thang trên hè phố rối lạc bước tới Times Square (2) lúc nào không hay. Ngửng đầu lên, chàng thấy tấm bảng hiệu bằng đèn nê-ông của một hãng truyền hình. Đây là một tổ hợp truyền thông khổng lồ, chủ nhân của rất nhiều tờ báo, đài phát thanh, truyền hình địa phương. Tin tức của đài này truyền đi không phải chỉ ở Mỹ mà cả thế giới theo dõi. Có thể nói đây là trung tâm có thể uốn nắn đầu óc, lề thói suy nghĩ của nhân loại. Cũng giống như những lần trước, sau khi điền đơn xin tiếp kiến, chờ đợi cả tuần lễ, chàng được ông tổng biên tập cho gặp mặt. Ông là một nhân vật đầy quyền thế, lương khoảng năm triệu đô-la mỗi năm. Dưới ông có cả chục nhân viên phụ tá, cả trăm “producer” đặc trách chương trình, phụ trách quảng cáo, chuyên viên nghiên cứu, văn khố, thu hình, biên tập viên, phóng viên có mặt hầu như khắp nơi trên thế giới. Ông là linh hồn của tập đoàn. Ông toàn quyền quyết định việc cắt xén tin tức, cái nào cho “đi”, cái nào vứt vào thùng rác, chiến thuật loan tin, hình ảnh nào cần đưa lên… hoàn toàn do ông quyết định. Ngồi dựa ngửa ra đằng sau, hai chân gác cả giầy lên bàn - lối ngồi của các Sheriff (3) trong các phim cao-bồi, của các “tay tổ”  hay của tổng thống Mỹ như Tổng Thống  Obama ngồi trong Tòa Bạch Ốc trong các phiên họp với các cố vấn. Nhìn chàng tuổi trẻ mặt mũi cao ráo, dáng vẻ trí thức nhưng lại có vẻ ngây thơ, ông tổng biên tập hỏi:
- Cậu gặp tôi có chuyện gì?  Xin việc hả?
- Dạ, cháu không xin việc mà muốn đi tìm chân lý. Theo cháu biết nơi đây là kho chất chứa tài liệu, lịch sử, hình ảnh của toàn thế giới. Tiểu sử, thành tích, kể cả các hành vi bê bối của các lãnh tụ, các chính trị gia đều nằm ở đây. Không một chuyện gì mà ông không biết. Không một bí mật nào - dù bí mật quốc phòng, bí mật ở Toà Bạch Ốc mà ông không biết, biết một cách tường tận và cả “bề trái” của nó nữa. Vậy thì theo ông chân lý có không và chân lý nằm ở đâu?
            Sau giây phút ngạc nhiên về người tuổi trẻ, ông phá lên cười ngặt nghẽo, rồi nói:
-Này, nói đùa thôi nhé. Tuổi trẻ không lo xây dựng sự nghiệp, lấy vợ, sinh con đẻ cái mà đi tìm chân lý thì đầu óc hơi có “vấn đề” đấy. Nhưng trông cậu có vẻ thành thật nên tôi thấy cần nói cho cậu rõ. Chân lý là cái gì thì tôi không biết nhưng tất cả mọi Sự Thực, Cái Đúng, Cái Sai, cái gọi là Chính Nghĩa, hoặc Lý Tưởng Cao Cả đều nằm ở ngay đây, ở ngay chúng tôi. Tất cả đều do chúng tôi nhào nặn ra.
            Há hốc miệng vì ngạc nhiên, Đại Nghi hỏi:
-Theo cháu biết cơ quan truyền thông chỉ làm công việc thông tin, có nghĩa là thấy sao nói vậy. Vả lại tôn chỉ của ngài là “Fair and Balance” tức “Công Bằng và Quân Bình” tại sao ngài lại nói ngài có thể bóp méo tin tức và chân lý?
            Sau một hồi cười ngặt nghẽo, ông tổng biên tập nói:
-Cậu ngây thơ quá! Tất cả những cái đó chỉ là quảng cáo. Cứ thử nhìn vào đời mà xem có công ty, ngân hàng, luật sư nào mà không nói “tận tân, tín nhiệm, bảo vệ quyền lợi chủa thân chủ ”. Có ông ứng cử viên tổng thống nào mà không hứa hẹn trăm điều tốt đẹp? Nhưng cuối cùng thì sao? Chẳng lẽ chúng tôi trương bảng hiệu “Thiên Vị và Bên Trọng Bên Khinh”?
            Tới đây thì Đại Nghi ngắt lời ông:
-Thưa ông tổng biên tập. Thế nhưng làm cách nào ngài có thể bóp méo tin tức để nhào nặn chân lý?
-Cái đó dễ lắm. Nó không phải là thủ thuật của riêng chúng tôi mà của bất kỳ cơ quan truyền thông nào khi họ thiên vị. Nguyên tắc là khi chúng tôi bênh ai thì những cái xấu của họ chúng tôi ỉm đi mà chỉ nói về những cái tốt. Nghe tin tức và bình luận mãi như thế quần chúng tin rằng đây là kẻ tốt nhưng sự thực hắn ta là kẻ xấu. Chẳng hạn đối với một cuộc chiến tranh xâm lược, muốn tạo chính nghĩa cho cuộc chiến, chúng tôi tìm cách bôi bẩn kẻ thù, ngụy tạo ra những bằng chứng để rồi cuối cùng quần chúngdư luận thế giới đứng về phía chúng tôi. Khi đó chúng tôi nắm ngọn cờ đại nghĩa “thế thiên hành đạo”. Ngoài ra, cậu tưởng chúng tôi sống vì lý tưởng hả? Xin thưa chúng tôi chỉ là một cơ sở thương mại. Chúng tôi sống vì tiền. Không có tiền thì lấy đâu trả lương cho tôi và mấy trăm nhân viên? Chúng tôi phải tìm đủ mọi cách để kiếm tiền. Cậu thử nhìn lại xem cuộc bầu cử tổng thống vừa rồi hai ứng cử viên quyên góp được khoảng hai tỉ đô-la. Tiền ấy chạy đi đâu? Thưa ngài nó chạy vào túi các cơ quan truyền thông ạ. Hễ ông nào có nhiều tiền thì “mua” được truyền thông. Truyền thông mạnh thì làm tổng thống. Truyền thông yếu thì thua. Ở nước Mỹ này truyền thông là vua. Truyền thông nắm cả cán cân công lý!
            Nghe ông tổng biên tập nói vậy, Đại Nghi choáng váng cả mặt mày. Chàng không ngờ nghề làm truyền thông giống như thằng Mõ của Việt Nam ngày xưa, cầm cái mõ đi quanh làng, gõ lốc cốc để loan báo tin tứcquyền thế ghê gớm như vậy. Chỉ tội nghiệp người dân bị sỏ mũi từ thế hệ này sang thế hệ khác mà không hề hay biết.
Vừa buồn vừa chán nản, Đại Nghi nói lời từ giã. Bước ra ngoài, chàng lang thang trên đường phố rồi lạc bước tới khu Brooklyn lúc nào không hay. Đây là khu của người Da Đen và đủ loại sắc dân thiểu số Âu, Á, Ấn Độ, Phi Châu, Nam Mỹ nghèo nhất Nữu Ước, nổi tiếng với những khu ổ chuột ghetto. Tại thành phố này, hầu như không một bức tường nào, không một xe vận tải nào mà không bị vẽ bậy (4) làm thành phố trở nên nhơ bẩn và xám xịt. Dường như để tô điểm thêm vẻ độc đáo - là hình ảnh của những người vô gia cư lang thang, ngủ gà ngủ gật trên hè phố, các trạm xe điện ngầm mà chính quyển chỉ báo động nhưng không sao giải quyết được. Năm nay ông thị trưởng thông báo số lượng người vô gia cư  tăng thêm 34%.  Theo thống kê, tại New York cứ 2688 người dân  là có một người vô gia cư. Nhìn các ông bà vô gia cư Da Trắng và Da Đen sát bên nhau hoặc mơ màng nhìn trời nhìn đất hoặc nhìn vào cõi hư vô một cách yên bình và bất cần đời…Đại Nghi chợt ”ngộ” ra rằng có lẽ ở tận cùng đáy địa ngục con người dễ dàng cảm thông với nhau và không còn phân biệt màu da, chủng tộc, thân thế. Rồi trong đầu chàng lóe lên một ý tưởng: Phải chăng chỗ nào không còn “phân biệt” thì chỗ ấy chân lý hiển lộ? Và rõ ràng các ông bà vô gia cư kia còn có gì để “phân biệt” nữa đâu? Vậy thì chân lý phải nằm trong họ chứ? Chẳng lẽ chân lý không có hoặc không đến với những người hiện đang sống thừa bên lề xã hội? Nghĩ được như thế chàng nảy ra ý định làm quen với một người vô gia cư để tìm hiểu chân lý. Thế nhưng đến với các ông bà vô gia cư không phải chuyện dễ. Với hình dáng bình thường như thế này, các ông bà đó tưởng mình là cảnh sát chìm hoặc nhân viên xã hội tới điều tra thì họ bỏ đi hoặc ngậm miệng không nói gì. Do đó cần phải cải trang.
Đã tới giờ ăn trưa, Đại Nghi ghé tiệm McDonald mua hai phần ăn, tìm một bãi tập trung rác cũng gần đó. Chàng bới trong mấy thùng và tìm được một chiếc áo áo khoác đã rách nhưng vẫn còn mặc được. Chàng cởi chiếc cáo khoác của mình, gói trọn vào một bao ny-lông rồi khoác chiếc áo đó lên người. Mùi hôi của chiếc áo làm chàng buồn nôn. Bới thùng rác thứ hai, Đại Nghi móc ra được một chiếc mũ nhàu nát và đội lên đầu. Nhìn quần áo và mũ đội thì chàng trông có vẻ như một người vô gia cư nhưng còn bộ mặt và đôi bàn tay sạch sẽ như thế kia thì rõ ràng là một ông vô gia cư giả. Thu hết can đảm, chàng thò tay xuống đất, quét mấy đám bụi đường rồi trét lên mặt và mu bàn tay của mình. Một tay ôm chiếc bọc ny-lông, một tay ôm hai phần ăn trưa, chân cố tình đi lảo đảo, miệng nói năng lảm nhảm, Đại Nghi bước dọc theo Fulton Street là con đường chính của thành phố. Đi một đỗi, chàng thấy trên vỉa hè, chỗ có mái hiên thụt vào bên trong của một cao ốc, có lẽ đã bỏ trống vì làm ăn thua lỗ, một ông vô gia cư đang ngồi đó. Ông ta trông giống như một quái nhân thời cổ hay một thị dân nghèo khổ chui rúc ở những khu ổ chuột của thời Âu Châu bắt đầu công cuộc kỹ nghệ hóa. Râu tóc ông ta để dài và vì không tắm gội, chải chuốt cho nên nhuốm màu đất. Vì khuôn mặt bị phủ khuất bởi mái tóc, qua chòm râu xồm, rất khó đoán tuổi của ông ta. Có thể ông ta ở tuổi bốn mươi, năm mươi, sáu mươi hoặc bảy mươi không biết chừng. Ông ta ngồi dựa vào bức tường dưới mái hiên, tay trái tựa trên chiếc ba-lô nhơ bẩn. Chiếc ba-lô căng phồng, không biết trong đó chất chứa những gì. Tay phải ông ta đặt lên lưng một con chó vàng. Đại Nghi đứng cách ông ta khoảng năm, sáu bước, quan sát một hồi rồi ngồi xuống. Có lẽ ông già vô gia cư cũng chẳng để ý chi đến sự xuất hiện của Đại Nghi nhưng người chú ý trước tiên lại là con chó. Con chó vàng nằm úp mặt xuống vỉa hè, chiếc mõm của nó dài theo mặt đất, đôi tai nó cúp xuống. Nó giương đôi mắt buồn bã nhìn Đại Nghi rồi giống như chủ, nó lại cúi xuống nhìn lòng đường. Thỉnh thoảng nó lại giương đôi mắt nhìn Đại Nghi như thế nhưng không phản ứng gì. Khuôn mặt của nó rất buồn. Hình như nó hiểu được thân phận của nó. Cũng như chủ, nó không có một mái nhà để chạy nhảy vui chơi, để vẫy đuôi mừng khi chủ nó về, được ăn những món ăn ngon mà chủ nó mua từ những siêu thị. Nó chỉ là một con chó vô gia cư. Một con chó vô gia cư cũng biết buồn và biết tủi thân. Ngồi như thế khoảng dăm ba phút, Đại Nghi mạnh dạn nhích lại gần, chỉ còn cách ông ta khoảng một thước. Tới đây thì Đại Nghi phân vân không biết phải khởi đầu như thế nào. Ngôn ngữ của giới vô gia cư chắc chắn phải khác ngôn ngữ của người bình thường. Thô tục, gắt gỏng, cộc lốc hay thế nào đó… chàng hoàn toàn không rõ. Cuối cùng thì Đại Nghi chìa cái hộp đựng đồ ăn về phía người đàn ông rồi lựa chọn một cách nói có vẻ như của kẻ vô gia cư:
-Ăn không?
            Lão già mắt vẫn nhắm nghiền, ngồi bất động, không nói một lời. Lặng ngắm lão già, Đại Nghi nói tiếp với giọng kẻ cả hơn:
-Này, có ăn không thì bảo?
            Giây lát sau, lão già từ từ mở mắt, nhìn Đại Nghi không nói gì, rồi chìa tay trái đỡ lấy hộp đồ ăn. Lão cẩn thận mở hộp ra, bẻ phân nửa chiếc Big Mac cho con chó. Còn lão thì ăn phân nửa còn lại và khoai tây chiên. Con chó được chủ cho ăn, nó mừng rỡ nhỏm dậy. Trong khi nhai, thỉnh thoảng nó ngước mắt nhìn Đại Nghi. Lão già ăn rất từ tốn như không có vẻ đói lắm và cũng chẳng thèm đưa mắt nhìn hay nói năng gì với Đại Nghi. Lúc này Đại Nghi có cơ hội ngắm lão. Khuôn mặt lão xương xương chứ không bì bì như những dân vô gia cư nghiện rượu và tỏa ra một cái gì đó thanh thoát, hiểu biết. Ăn xong lão lấy mấy tờ giấy napkin (5) có sẵn trong chiếc hộp, chùi miệng rồi lấy tay vỗ về con chó. Giây lát sau lão cất tiếng:
-Tại sao cho đồ ăn?
            Đại Nghi vội vã đáp:
-Vì thấy đằng ấy dễ thương.
-Dễ thương sao được? Một thằng homless (6) lang thang trên đường phố thì có gì dễ thương đâu? Nói dóc!
            Để chiều lòng lão già, Đại Nghi nịnh tiếp:
-Đằng ấy trông có vẻ hiền!
            Lão già lại đốp chát:
-Mẹ kiếp! Một thằng vô gia cư không hiền thì dữ với ai?
            Nghe lão già nói thế Đại Nghi bí và không biết nói thêm gì nữa. Nhưng may mắn làm sao, giây phút sau lão nói:
-Tại sao mày lại lang thang như tao?
            Đại Nghi bịa chuyện:
-Tớ bị vợ đá ra khỏi cửa!
            Nghe trả lời thế lão già phá lên cười nhưng tiếng cười vụt tắt rất nhanh. Lão gục đầu xuống một hồi rồi ngửng đầu lên, giọng nghẹn ngào:
-Tao cũng bị vợ đá như mày.
            Tới đây thì dường như hố ngăn cách giữa hai người không còn nữa. Đại Nghi thành thực nói:
-Ông kể cho nghe được không?
            Bằng giọng vừa mỉa mai, bi thương vừa khôi hài, lão nói như trong cơm mơ:
-Tao là quản lý cho một công ty, lương trăm ngàn đô-la một năm. Tao lấy một con vợ mặt mũi cũng khá xinh xắn. Cuộc sống của tao là niềm mơ ước của khá nhiều người. Con vợ tao nói nó yêu tao, nhưng không hiểu sao, có thể do Trời sinh, tính tình nó rất quái dị. Tao làm cái gì nó cũng nói sai, nó làm cái gì cũng đúng. Tao nói cái gì cũng sai, nó nói cái gì cũng đúng. Tao mua cái gì nó cũng chê đắt, nó mua cái gì cũng OK. Quan điểm, sở thích của nó về mọi vấn đề chính trị, văn hóa, xã hội…đều đúng, còn của tao đều bậy. Tao cố nhịn nhục cho yên cửa yên nhà nhưng cuối cùng sức người có hạn, tức quá tao xáng nó một bạt tai. Thế là nó gọi cảnh sát đến còng tay tao rồi nạp đơn xin ly dị. Cuối cùng tao bước ra khỏi nhà với hai bàn tay trắng. Vì chán ngán, vì hận đời tao tìm lãng quên qua những chai rượu và lang thang trên vỉa hè như thế này đây.
Tới đây, lão già ngưng lại rồi nói tiếp với giọng như muốn khóc:
-Cho mày hay. Đàn bà là Ông Trời! Cãi nó là chết. Nhớ nghe con. Đàn bà là chân lý. Đừng bao giờ cãi lại đàn bà nghe con!
            Nghe lão già nói thế, Đại Nghi thất kinh hồn vía. Là người chưa có vợ, chỉ bồ bịch đi chơi, ăn uống, chiều đãi nhau qua lại, Đại Nghi chưa hề biết sức mạnh của người vợ, người đàn bà. Nay nghe lão già nói “đàn bà  là chân lý” chàng chán nản vô cùng. Sau khi đối đáp một vài lời vu vơ, từ giã lão già, chàng tiếp tục lang thang trên hè phố, đầu óc suy nghĩ miên man và rối mù. Cuối cùng chàng suy luận rằng có thể có hai loại chân lý: Chân lý giữa cuộc đời đầy tương tranh đố kỵ, tỵ hiềm này và một thứ chân lý khác vượt lên trên tất cả. Mà vượt lên trên tất cả những thứ ô trược này chỉ có tôn giáo mà thôi. Nghĩ được như thế chàng quyết định mua vé máy bay qua Rome. Do sự giới thiệu của một vị linh mục, chàng được  gặp một Đức Ông quyền cao chức trọng nay đã về hưu đang sống trong viện dưỡng lão của giáo hội. Vì đã về hưu, tối ngày rảnh rỗi, chăm lo cầu nguyện cho nên Đức Ông vui vẻ tiếp chuyện chàng tuổi trẻ. Đức Ông nhẹ nhàng hỏi:
-Con gặp ta có chuyện chi?
-Dạ thưa Đức Ông, con muốn biết trên cõi đời này chân lýthật khôngchân lý nằm ở đâu? Có thể nào chân lý thuộc về đàn bà không?
Chàng vừa nói dứt lời, mở to mắt vì ngạc nhiên, vị Đức Ông nói:
-Sao con lại hỏi thế? Đàn bà tạo ra từ cái xương sườn của đàn ông. Nếu nắm giữ chân lý thì phải là đàn ông chứ sao là đàn bà.
-Thế nhưng ông già vô gia cư nói…
-Cái thằng cha đó uất ức nên nói bậy đó. Chân lý nằm ở Thượng Đế. Thượng Đếchân lý. Thượng Đế sáng tạo ra chân lý. Không có chuyện gì qua khỏi bàn tay của Thượng Đế cả.
-Nhưng…
            Đại Nghi ngắt lời vị Đức Ông và định nói thêm về những thứ chân lý mà quý ông chủ tịch hội đồng quản trị hãng chế tạo vũ khí, ông tỷ phú, ông tổng biên tập tổ hợp truyền thông, ông cựu tổng thư ký Liên Hiệp Quốc vừa “dạy bảo” chàng. Nhưng Đức Ông đã chặn ngay:
-Không “nhưng nhị” gì cả. Con cứ về đọc lại Thánh Kinhcầu nguyện. Cầu nguyệntin tưởng vào Thượng Đế con sẽ thấy đâu là chân lý.
            Đại Nghi hiểu rằng đối với các bậc tu hành trọng vọng như thế này, điều tốt nhất là vâng lời, không nên tranh luận, cãi vã. Chàng mau mắn vái chào vị Đức Ông, nói lời cảm tạ  rồi sau đó đáp máy bay đi Mecca xin diện kiến một giáo sĩ Hồi Giáo. Vị này dành cả cuộc đời để nghiên cứu về Kinh Koran đang là giảng sư của một trường giảng dạy Thánh Kinh cho các giáo sĩ trẻ. Thấy chàng là người gốc Á Châu từ Mỹ tới, vị giáo sĩ vui vẻ tiếp chuyện. Sau khi lắng nghe nguyện vọng của người tuổi trẻ, vị giáo sĩ nghiêm trang nói:
-“No God but Alah”. Không có Thượng Đế gì cả. Chỉ có Đấng Allah! Thánh Kinh Koran là lời của Đấng Allah. Đó là chân lý. Không có một thứ chân lý nào khác ngoài Kinh Koran.
            Nghe trưởng lão nói thế, cũng giống như lần gặp vị Đức Ông trước đây, chàng kính cần vái chào, nói lời cảm tạ rồi từ giã.
Lang thang ở Thánh Địa Mecca một ngày, đầu óc lùng bùng bởi những gì vị Đức Ông và Giáo Trưởng nói, chàng quyết định đáp máy bay tới Thành Phố Allahabad bên bờ Sông Hằng để tìm gặp các vị Lạt Ma Tây Tạng đang sống lưu vong ở bắc Ấn Độ.
            Vào mùa này, khoảng 10 triệu dân Ấn Độ đang quy tụ dọc theo Sông Hằng - con sông linh thiêng - để tắm gội hầu rửa sạch tội lỗi. Nhìn cả rừng người, đông như kiến cỏ, quần áo có, trần truồng có, lao xuống dòng sông với vẻ mặt hân hoan, thánh thiện, Đại Nghi tự hỏi không biết dòng sông này có khả năng gì để rửa những tội mà con người phạm phải như trộm cướp, hiếp dâm, chuyển vận xì ke ma túy, buôn bán nô lệ, tội ác chiến tranh, tội diệt chủng, hủy diệt văn hóa và dân bản địa v.v…Cho dù có rửa được đi nữa thì sử sách nhân loại vẫn còn ghi, làm sao tẩy xóa được? Tại đây có khá đông người dân Tây Tạng cùng các vị Lạt Ma vượt thoát chế độ áp bức của Hoa Lục sinh sống như những người tỵ nạn lưu vong. Sau khi dò hỏi dân địa phương, chàng được tiếp xúc với một vị Lạt Ma. Sau khi nghe xong khát vọng của người tuổi trẻ, vị Lạt Ma không nói gì mà pha một bình trà. Sau tuần trà đầu, dường như thấy sự im lặng đã vừa đủ để những cảm xúc nồng nàn của Đại Nghi lắng xuống, vị Lạt Ma nhẹ nhàng hỏi:
-Con đi tìm chân lý hả?
-Dạ.
Vị Lạt Ma hỏi tiếp:
-Trước khi con người xuất hiệnthế gian này, chân lý có không?
-Dạ không có.
            Vị Lạt Ma lại hỏi:
-Thế sau khi con người biến mất trên cõi đời này, chân lý còn không?
-Dạ, chân lý cũng chết theo.
            Vị Lạt Ma nhấp một ngụm trà rồi nói:
-Vậy thì chân lý không phải là một chủ thể độc lập mà nó cộng sinh với con người, nó từ cuộc sống này đi lên, nó tùy thuộc vào con ngườibiến đổi theo tham-dục của con người
            Chậm rãi châm tuần trà thứ hai, đợi cho chàng tuổi trẻ uống xong, vị Lạt Ma mơ màng nói:
-Con người có thể đạt tới trình độ hiểu biết ngang nhau nhưng khát vọng và tham-dục của con người thì không bao giờ giống nhau. Người ta có thể đồng ý với nhau rằng một kẻ nào đó giết người nhưng tìm cách đối phó với kẻ sát nhân thì hoàn toàn khác biệt. Kẻ thì tôn thờ phong thánh,  gắn huy chương, kẻ thì lên án, kẻ đòi tử hình, kẻ bài bác án tử hình đòi đối xử nhân đạo. Hiện nay kẻ nắm giữ chân lý của loài người chính là kẻ nắm được số đông hoặc có sức mạnh tài chính, quân sự hoặc truyền thông. Thế nhưng thế giới không phải cứ như thế mãi. Khi số đông suy giảm hay một siêu cường thứ hai, thứ ba xuất hiện, chân lý cũng sẽ khác đi, loài người sẽ sống trong một trật tự mới. Đôi khi chân lý là tương quan lực lượng mà kẻ yếu thường cam chịu.
            Nghe vị Lạt Ma nói thế, Hoài Nghi hỏi:
-Thưa Lạt Ma, như vậy chân lý có hay không? Và con phải quan niệm chân lý như thế nào?
            Vị Lạt Ma hiền từ đáp:
-Chân lý có chứ, nhưng nó là trăng đáy nước. Khi nào con nhìn chân lý như nhìn mặt trăng đáy nước thì tâm địa bình ổn và không còn gì thắc mắc. Lát nữa đây, khi con từ giã ta đến một nơi nào khác, lại có một sự biện giải khác về chân lý. Nhưng tất cả đều như trăng đáy nước mà thôi. Chân lý nằm ở tất cả mọi nơi, đầy khắp vũ trụ và nó không thuộc về ai cả. Người nắm giữ chân lý cũng giống như người giữ nắm cát trong tay. Đôi khi kẻ khăng khăng nắm giữ chân lý, không cho ai chia xẻ một chút chân lý khác lại là kẻ làm khổ người ta không biết chừng.
            Nghe vị Lạt Ma nói thế chàng vô cùng ngạc nhiên, nói:
-Là giáo chủ của một tôn giáo vĩ đại mà Đức Phật không nắm giữ chân lý, cũng như không tạo ra một thứ chân lý riêng cho tôn giáo của mình như các vị giáo chủ của các tôn giáo khác sao?
-Đúng vậy. Đức Phật không sáng tạo ra chân lý và cũng không nắm giữ chân lý. Lời dạy của Đức Phật chỉ có mục đích giúp chúng sinh vơi bớt khổ cũng giống như ông bác sĩ chữa bệnh. Ộng bác sĩ không tạo ra bệnh cũng như không “nắm giữ” bệnh. Lời biện giải về chân lý nếu có của Phật giống như lời ông bác sĩ giải thích cho con bệnh biết nguyên do của bệnh và phương pháp chữa trị mà thôi.
            Nghe vị Lạt Ma nói thế, Đại Nghi không hỏi thêm gì nữa. Chàng nhắm mắt lại rồi mở mắt ra và thấy nhẹ nhõm trong người. Chàng vái chào vị Lạt Ma, nói lời cảm tạ rồi bước ra ngoài.
Giờ đây dọc theo bờ Sông Hằng đoàn người đông như kiến cỏ vẫn đang cuồng nhiệt lao xuống dòng sông tắm gội với vẻ hân hoan, thành kính lạ thường. Nhưng khác với khoảnh khắc trước đây, tâm địa chàng trở nên bình ổn. Chàng không còn thắc mắc, không còn hoài nghi , tra vấn về chân lý. Dường như tất cả những gì đang diễn ra trước mắt chàng đều “như thị và như thị” và “như trăng đáy nước”. Chàng đưa tay vẫy tay chào chào đoàn người đông như kiến cỏ đó rồi lặng lẽ bước đi. Ngày mai đây chàng sẽ đáp máy bay về Mỹ và sống một cuộc đời rất bình thường như hằng triệu con người bình thường khác, không còn hoài nghi về bất cứ chuyện gì trên cõi đời này.       
(1) Tán gẫu trên diễn đàn
(2) Khu thương mại, kịch nghệ, giải trí lớn nhất nước Mỹ nằm ở ngã tư Broadway và đường Seventh St. và được coi như ”Ngã Tư Của Thế Giới “ (The Crossroads of the World)
(3) Cảnh sát trưởng Mỹ trong các phim Cao Bồi.
(4) Graffiti : Nạn vẽ bậy lên tường, cửa hiệu, xe cộ đang là thảm họa của các nước văn minh.
(5) Khăn ăn bằng giấy.
(6) Vô gia cư.

Trích:
Mê Cung - Tuyển Tập Ngắn sắp xuất bản: