Sunday, November 17, 2019

Campaign to recall majority of Westminster’s city council advances with submission of signatures



Westminster Mayor Tri Ta
Westminster Mayor Tri Ta.
(Christina House / Los Angeles Times)

The campaign to recall a majority of the Westminster City Council advanced this week, with organizers claiming to have enough signatures for a ballot measure to unseat Mayor Tri Ta and colleagues Kimberly Ho and Chi Charlie Nguyen.
Opponents of the trio believe that “they are corrupt, they work for themselves and not those they represent, and that their unethical actions are crippling the city,” said David Johnson, an organizer of Westminster United, the group initiating the recall effort.
He said group members submitted nearly 10,900 signatures targeting Ta to Westminster’s city clerk on Monday, along with 10,800 signatures against Ho and 10,700 against Nguyen — all of which must be verified by the Orange County Registrar of Voters.
Westminster United was required to collect a minimum of 8,736 signatures, making up 20% of the city’s registered voters.
“We’re ecstatic,” Johnson said. “With recalls, there’s a lot of big talk, but in the U.S. or in California, to get even 50% to show up on election day is a huge challenge. But we well exceeded our signature goal, and we turned it in very early.”
Ho, Nguyen and Ta have accused organizers of fraud and, through attorney Lan Quoc Nguyen and a group called the Committee Against Recall, issued a statement denouncing the effort.
“Instead of building for a truly united Westminster, recall proponents have caused deep political division and disharmony in the city, forcing the potential expenditure of hundreds of thousands of dollars of taxpayers’ money to deal with this recall, funds that could be used for seniors’ social programs or youth activities,” the statement read.
The statement went on to say that the trio of council members has asked the Orange County district attorney’s office for a “thorough investigation into this entire matter,” including what recall opponents referred to as “the high number of complaints from Westminster residents of alleged deception and fraud in the signature gathering process.”
Anh Đổ LA Times

Thursday, November 7, 2019

Búa rìu dư luận. Giao Chỉ, San Jose.

-1)Tôi viết bài tạp ghi này vì cuộc chiến Quốc Cộng vẫn còn tiếp diễn. Chiến trường ngay tại hải ngoại.                                              
-2)Tôi viết tạp ghi này vì trong nước, Việt Nam theo gương Triều Tiên và Trung Cộng thành lập đơn vị 47 với 10 ngàn nhân viên mở cuộc chiến tranh trên Mạng để chống lại các chỉ dấu đấu tranh trong nước và khuynh đảo hải ngoại.                                   
-3) Tôi viết bài tạp ghi này vì trong cuộc chiến trên Mạng từ nhiều năm qua, đơn vị 47 cộng sản với hàng ngàn dư luận viên đã đóng góp ý kiến trên các đề tài tranh luận tại hải ngoại. Hoan hô hưởng ứng các cuộc đánh phá nội bộ chúng ta. Nhiệt liệt chửi bới phá rối các chương trình xây dựng. Chỉ dấu cụ thể là những bài trên Mạng đánh phá Việt Tân, VNCH, Voice, Cảm ơn Anh, SBTN, Kiện Fomosa thường có hàng trăm dư luận viên hết lòng hưởng ứng, khen ngợi với cả lời lẽ dứt khoát nhân danh đoàn viên cộng sản. Những bài xây dựng của người Việt hải ngoại trên youtube thường bị hàng ngàn lời bình phẩm chửi bới. Các dư luận viên của đơn vị 47 đã làm cho công chúng bình thường sợ hãi và sau cùng một bức tường vô cảm đã được kẻ thù xây lên giữa cộng động Việt Nam hải ngoại.                                                                                       
-4)Tôi viết bài này để trình bày kinh nghiệm cụ thể như sau. Những năm gần đây chúng tôi lên chương trình Chuyện đời thường của Cali Today. Trải qua gần 40 lần nói chuyện có 3 đề tài đáng lưu ý. Năm 2015 bình luận về phim Terror in Little Saigon tôi phê bình phim này đầu voi đuôi chuột. Có 32 ngàn khán giả vào coi Youtube nhưng mới chỉ có 55 lời bình luận. Đa số ý kiến thông thường. 91 người khen và 31 người chê. Hai năm sau 2017 dường như đơn vị 47 lưu ý đến hải ngoại. Tôi trình bày ý kiến về phim Vietnam War đã có 263 ngàn khán giả với 1829 bình luận. Đa số dứt khoát thuộc phe cộng sản toàn chửi bới. Không hề đề cập đến nội dung, Cứ theo giáo điều cộng sản tấn công diễn giả. Con số khen là 662 và số chê là 386. Qua đến năm 2019 với đề tài về Việt Nam Cộng Hòa đã đạt được 845,580 khán giả và lên đến con số 3330 bình luận mạt sát. 2780 lời khen và 1,100 tiếng chê. Những lời chửi bới đông đảo và mãnh liệt đến nỗi phe ta đọc qua rồi hoảng sợ không giám đưa ý kiến. Chỉ cho điểm tốt. Tuy nhiên thực tình mà nói những lời chửi bới của phe cộng sản rất nghèo nàn hoàn toàn thiếu sáng tạo. Lời phê phán trở thành mẫu mực là chửi anh lính già của Ngụy lúc thì đu càng máy bay Mỹ bỏ chạy. Lúc thì tụt quần bỏ chạy . Tuyệt đối không hề có lý luận nào để chúng ta suy ngẫm. Duy có điều đáng ghi nhận là những tin tức và quan điểm của chúng tôi giãi bầy trong năm qua đã có hàng triệu khán thính giả nghe được bên kia đại dương. 
Xin kết luận rằng, trong cuộc chiến tranh chính trị trên Mạng. Khi một đề tài đưa ra tham luận viên cộng sản góp ý kiến khen chê ra sao, độc giả dễ dàng biết ai là thù, ai là bạn.
Thưa các bằng hữu. Đó là lý do tôi mạnh miệng viết rằng: Đánh phá Việt Tân, VNCH, Cảm ơn Anh, Asia, SBTN, hay Voice và mới đây là vụ kiện Formosa đều là Việt Cộng. Hàng ngàn dư luận viên đội mũ sao vàng lên tiếng ủng hộ các bài đánh phá phe ta công khai và họ chơi biển người. Chúng ta không cần chụp mũ thiên hạ. Hà Nội bây giờ không đánh du kích nữa.Họ đánh công khai. Đó là nhận định cá nhân phân trần với công luận. Bây giờ xin trở lại nói chuyện với anh chị em chúng tôi.
Thân gửi các chiến hữu. Dù anh chị em 20 tuổi hay trên 80 tuổi như chúng tôi, nếu ra sinh hoạt phất phơ cho phải phép hay nhiệt thành tìm đường gai góc mà đi, các bạn đều là chiến hữu của tôi. Chiến trường ngay tại Hoa Kỳ, giữa cộng đồng Việt. Trải quả kinh nghiệm sống trên 40 năm trong công tác xã hội di dân, con đường làm việc xã hội chắc chắn không đưa đến sự giàu có vinh quang phú quý. Nếu lang thang làm việc xã hội tại Đông Nam Á thì còn sống là may. Nếu các bạn làm việc cho cơ quan bất vụ lợi địa phương, tiền lương rất giới hạn và tiền hưu không hơn tiền già là bao nhiêu. Trường hợp cụ thể là chính chúng tôi làm cho IRCC và nhà tôi là y tá quốc gia hơn 20 năm làm trưởng phòng tiếp liệu cho ngân hàng máu Hồng Thập Tự Hoa Kỳ Bay Area. Khi về hưu cũng chỉ vừa đủ sống trong mobile home. Dù sao chúng tôi cũng không phải là những người đủ can đảm về nước tìm đường phục quốc. Cũng không đủ gan dạ đi khắp năm châu bốn bể đấu tranh cho nhân quyền và dân chủ tại Việt Nam. Cũng không đủ khả năng và tuổi trẻ để tham dự vào công việc giúp đồng hương bất hạnh trong các trại ty nạn trong 20 năm lịch sử thuyền nhân từ 1975 đến 1995. Tôi cũng không hề biết đến chuyện “Thùng Nhân” khốn khổ như chuyện 39 người chết bên Anh ngay trong thế kỷ thứ 21. Những câu chuyện về Việt Nam City tại Pháp nơi bến đợi tạm dung của những người Việt ra đi tìm cuộc sống mới. Họ đi từ 3 miền quê hương đất nước qua Đông Âu, Tây Âu bằng đủ mọi phương tiện, trải qua đau thương đói khát hãm hiếp, đánh đập bởi mọi sắc dân để rồi đến khu Việt Nam giữa rừng già Pháp quốc. Tại đây được nuôi ăn rất hạn chế để nửa đêm bọn buôn người dẫn đến khu xe tải tìm cách bẻ khóa chui vào đi theo tuyến đường từ Pháp qua Anh Quốc. Cũng như những tay bác sĩ giang hồ ngày xưa trên các con tàu cứu người vượt biển. Rồi đến những tuổi trẻ Voice hay những người tình nguyện giúp Formosa, giữa chiến trường đấu tranh chính trị tại hải ngoại. Giữa cảnh vàng thau hay vàng đỏ lẫn lộn, búa rìu dư luận là chiến thương bội tinh cho các chiến hữu của tôi.   Đã mang lấy nghiệp vào thân, thì đừng có trách trời gần đất xa.
Chúng ta đang sống trong lòng cộng đồng Việt Nam tại hải ngoại. Cuộc đấu tranh không phải chỉ thấy được ở trong nước với những ngón đòn cô lập và tù đầy. Cuộc đấu tranh đã thể hiện trên thế giới Mạng trong và ngoài nước. Kẻ thù biết rõ con đường làm chia rẽ cộng đồng và chúng đã thành công. Dùng búa rìu dư luận làm vũ khí, khai thác triệt để các tin tức tạo nghi ngờ . Với sự tiếp tay vô tình hay cố ý của chính phe ta cộng sản đã xây dựng hoàn tất bức tường vô cảm trong cộng đồng hải ngoại.  Các bạn già bốn phương đã khuyên chúng tôi. Nghỉ đi ông ơi. Dính đến chuyện thiên hạ làm gì. Chúng chửi cho thêm phiền. Tôi đáp lại rằng. Muộn rồi ông ơi. Tôi luôn luôn công khai bày tỏ tấm lòng với thế hệ tương lai dấn thân làm lịch sử. Mỗi lần dư luận chửi bới là lại ghép tên tôi. Nói cho cùng danh sách thế hệ trẻ làm được việc và xây dựng cho lý tưởng tương lai cũng chẳng có bao nhiêu. Anh chị em rất cô đơn đứng ở đầu ngọn gió và đang là biểu tượng hy vọng và trông đợi của các phong trào đấu tranh trong nước. Các bạn cao niên còn sống đến ngày nay, mình biết với nhau rồi. Tội nặng nhất là tội làm mất nước. Bọn phe ta chửi bậy chẳng qua cũng là đàn em, toàn luận tội bậy bạ không nói đến tội anh em ta làm cho nước mất nhà tan. Thôi cho bọn chúng tự do. Chửi nữa đi em.  Chúng tôi sẽ không có hơi sức đâu mà phân trần phải trái với lý lẽ lâu dài. Chỉ cầu mong cho các chiến hữu của thế hệ tương lai chân cứng đá mềm, chí ta ta biết, lòng ta ta hay. Dù cây ngay không chết đứng, nhưng bức tường vô cảm đã được kẻ thù dựng xong giữa lòng cộng đồng hải ngoại. Phía bên này bức tường cuộc chiến chia rẽ hỗn loạn. Phía bên kia anh em chùm chăn ngủ kỹ.  Xem như tình hình hiện nay, kiện Formosa bên Đài Loan hay   kiện Hà Nội ra tòa án quốc tế cũng chỉ là những tiếng vang khẩn thiết của hải ngoại. Làm sao bảo đảm thành công. Đưa người vượt biên từ Thái qua bên kia bờ đại dương. Biết đến bao giờ cho hết. Nhạc hội Cảm ơn anh, biết lúc nào là kỳ cuối cùng. Nhưng anh em đã đi mãi trên con đường gai góc lựa chọn cho cuộc đời. Hãy dấn bước đi tới. Đừng dừng chân và đừng quay lại. Búa rìu dư luận khốn nạn sẽ không làm quẩn chân anh chị em. Hãy đi cho trọn đường trần. Kiếp sau sẽ chẳng làm người. Làm cây thông đứng giữa trời mà reo. Biết đâu bác cháu mình lại gặp nhau ở rừng thông tự do dưới mây trời Đà Lạt.--
Giao Chi San Jose. giaochi12@gmail.com  
(408) 316 8393

Thơ Tình Cuối Mùa Thu - Ở Hai Đầu Nỗi Nhớ

Wednesday, November 6, 2019

Suy Tư Về Quá Khứ - Nguyễn Văn Trần

Năm 1952, ông Nguyễn Tôn Hoàn đã liên kết với một số đoàn thể như Cao Đài, Hòa Hảo, Bình Xuyên và một cố nhân vật chính trị quốc gia như các ông Nguyễn Xuân Chử, Lê Toàn, Ngô Đình Nhu thành lập Phong Trào Đoàn Kết Hòa Bình.
Phong Trào này một mặt đòi Pháp phải trả độc lập cho Việt Nam, một mặt đòi Quốc Trưởng Bảo Đại phải dân chủ hóa chế độ để đi đến một chánh phủ đoàn kết quốc gia chống lại cộng sản.
Với hiệp định Geneva 1954 cắt đôi đất nước, ông Ngô Đình Diệm được đưa về nước làm Thủ Tướng, ông Ngô Đình Nhu thấy cơ hội tốt đến với gia đình ông nên đã không giữ lời cam kết với các đoàn thể và nhân vật khác trong PTĐKHB là phải dân chủ hóa chế độ và thực hiện sự đoàn kết giữa người quốc gia.
Đại Việt QDĐ đã đứng lên chống lại xu hướng độc tài của gia đình họ Ngô. Ông Nguyễn Tôn Hoàn đã xuất ngoại để mở cuộc vận động ngoại giao. Trong khi đó, xứ bộ Trung Việt tổ chức chiến khu Ba Lòng, còn xứ bộ Nam Việt thì hợp tác với anh em Phật Giáo Hòa Hảo tổ chức một chiến khu ở Châu Đốc. Nhưng các chiến khu này đều đã bị tan vỡ trước sự tấn công của Quân Đội Quốc Gia. Ông Hà Thúc Ký xứ trưởng Trung Việt bị bắt cầm tù, một số anh em trong xứ bộ Nam Việt phải trốn sang Căm-bu-chia và Lào. Riêng anh Hùng Nguyên ( Ng. Ngọc Huy ) được gởi sang Pháp để phụ giúp anh Nguyễn Tôn Hoàn trong cuộc hoạt động bên ngoài nước. Các anh em còn lại trong nước đều lặn vào bí mật để hoạt động. Các anh em quân nhân thuộc xứ bộ Nam Việt đã tham dự cuộc đảo chánh bất thành năm 1960 và đã đóng một vai tuồng tích cực trong cuộc đảo chánh lật đỏ chánh quyền Ngô Đình Diệm vào tháng 11 năm 1963.
* * *
"Theo Linh mục Trần văn Kiệm ở Nữu-Ước, sống bên cạnh ông Ngô Đình Diệm suốt thời gian ông Diệm ở Mỹ, cho tới năm 1953, người Mỹ mới bắt đầu biết ông Diệm nhờ sự giới thiệu của Hồng Y Spellman. Khi ông Diệm về nước, ở Miền Nam chẳng có mấy người biết ông Diệm vì ông Diệm chỉ làm quan trong Triều đình ở Huế, chưa bao giờ đứng bên cạnh quần chúng và cùng quần chúng tranh đấu chống thực dân Pháp. Mà ông Diệm làm sao chống thực dân khi Giám mục Ngô Đình Thục kể công với Pháp là phụ thân đã suốt đời phục vụ Pháp, dẹp phiến loạn Phan Đình Phùng:
“ …với tư cách của một Giám mục, của một người An-nam, và với tư cách là người con của một gia đình mà thân phụ tôi đã phục vụ nước Pháp ngay từ khi Pháp mới đến An-nam, và đã nhiều lần đưa mạng sống cho nước Pháp trong các cuộc hành quân mà cha tôi cầm đầu, dưới quyền Nguyễn Thân, chống lại các kẻ nổi loạn do Phan Đình Phùng chỉ huy, tại Nghệ-an và Hà-tĩnh …” (Thư của Giám mục Ngô Đình Thục gởi Toàn Quyền Decoux, 21 – 08 – 1944) ."
"Ngày nay, tất cả đều đã già, rất tiếc chưa thấy có vị nào nói lên tiếng nói của lương tâm! Vẫn còn tiếng nói suy tôn! Thật tội nghiệp."
Ông Ngô Đình Diệm: Chí Sĩ Và Tổng Thống
Nguyễn Văn Trần /DCV
Năm nay, 2011, Cộng đồng Người Việt nam Hải ngoại có nhiều nơi tổ chức lễ tưởng niệm Cố Tổng thống Ngô Đình Diệm và ông Cố vấn Ngô Đình Nhu. Các năm trước, ở Âu châu , chỉ có Paris tổ chức lễ tưởng niệm vì nhờ có Cựu Bộ trưởng Trương Công Cừu (người có thành tích từ giã TT Diệm, đi thụt lùi làm bể chậu kiểng – nhiều người biết chuyện kể lại ), và tiếp theo, Cựu Bộ trưởng Huỳnh Hữu Nghĩa, (người duy nhứt thân cận Cố vần Ngô Đình Nhu nhờ tài tiêm thuốc phiện cho ông Cố vấn – chính ông khoe một cách hãnh diện với nhiều người quen biết, nhứt là ông NVT, người giúp chở ông đi khám bịnh). Những người này đã lần lượt ra đi nên ở Paris, từ mấy năm nay, không còn người thân cận với gia đình Ngô Đình đứng ra tổ chức lễ. Tuy nhiên, ở giáo xứ Paris, tới ngày 1-11, vẫn có lễ cầu hồn cho người quá cố.
Đặc biệt năm nay, Giáo sư Hồ Nam Trân, quê Quảng Bình (dạy Hóa học tại Đại Học Thụy sĩ) dựng tượng Cố Tổng thống Ngô Đình Diệm trong vườn nhà ở Thụy sĩ, cạnh Hòn non bộ, và tổ chức lễ tưởng niệm với lối ba bốn mươi người từ nhiều nơi tới tham dự vào buổi trưa.
Ông Diệm và tượng trong vườn nhà ông Hồ Nam Trân ở Thụy Sĩ
Hằng năm, trước và sau tháng 11, nhiều phát biểu về Cựu Tổng thống Ngô Đình Diệm và ông Cố vấn Ngô Đình Nhu dưới những cái nhìn khác nhau, có khi mâu thuẫn nhau gay gắt tuy sự việc đã xảy ra từ nửa thế kỷ qua.
Hôm nay, nhơn dịp cuối năm, rảnh rang để nhắc lại chuyện xưa, chúng tôi nhắc lại vài chuyện về Cựu Tổng thống Ngô Đình Diệm với ý chí làm Tổng thống, chín năm cai trị Miền nam, không với lòng riêng tư thương ghét. Và cũng không nhằm phản bác những ý kiến suy tôn vì trong những người suy tôn, có khá nhiều những bạn vong niên mà chúng tôi hằng kính trọng.
Ai bao năm từng lê gót …
Việc trao quyền cai trị Việt nam từ Cựu Hoàng Bảo Đại qua ông Ngô Đình Diệm là điều dễ dàng vì áp lực chánh trị của Huê kỳ ở Sài Gòn lúc bấy giờ khá mạnh . Cưụ Hoàng Bảo Đại đã thấy quyền lực quốc gia ngày càng rời khỏi tay ông theo đà Pháp bị mất ảnh hưởng. Nhiều lần, Cựu Hoàng muốn về Sài Gòn nhưng mỗi lần như thế, ông đều bị ngăn cản, có khi ông bị ngăn cản ngay tại phi trường Orly của Paris.
Tình hình việt nam đã biến chuyển sâu xa theo chìêu hướng mới. Sau khi Điện Biên Phủ thất thủ tháng 6/54, TT Eisenhower lên tiếng cảnh giác hiểm họa cộng sản nhuộm đỏ Á châu bằng thuyết ”Domino”. Vatican thấy ngăn chặn Hà Nội với sự ủng hộ hùng mạnh của khối cộng sản quốc tế không có ai bằng Huê kỳ. Ở ngay tại chỗ, Hồng Y Francis Spellman vận động cho ông Kennedy, người công giáo, đắc cử Tổng thống Mỹ và ủng hộ ông Ngô Đình Diệm về cầm quyền ở Việt Nam để giữ Việt Nam không rơi vào tay cộng sản. Hồng Y Spellman chọn ông Ngô Đình Diệm vì ông Diệm là người công giáo, mê say quyền lực và chống cộng quyết liệt để trả thù nhà. Vatican lo sợ mất Việt Nam vào tay cộng sản là mất đi bao nhiêu công lao truyền giáo từ thời Alexandre de Rhode.
Hồng y Mỹ Spellman, người đở đầu và vận động cho ông Diệm tại Mỹ
Ông Ngô Đình Diệm được Hồng Y Spellman chọn cầm quyền ở Việt Nam còn vì một lý do tình cảm sâu xa. Năm 1948, nhân dịp ghé qua Sài gòn trên đường về Mỹ, Hồng Y Spellman được Giám mục người Pháp Cassaigne cùng với Giám mục Ngô Đình Thục đón tiếp niềm nở. Năm 1951, đang ở New York, Lm Trần Văn Kiệm, được điện tín từ Âu châu ra đón Tổng giám mục Ngô Đình Thục và em là Ngô ĐìnhDiệm taị phi trường Idlewild (phi trường Kennedy bây giờ).. Sau đó Hồng Y Spellman gởi ông Diệm ngụ taị nhà dòng các linh mục Maryknoll, New Jersey. Tuy đuợc Hồng Y Spellman bảo trợ, ông Diệm chỉ được Lm Trần văn Kiệm thăm viếng, đài thọ mọi chi phí cá nhơn, từ việc di chuyển, kể cả thuê khách sạn cho ông tiếp khách vì biết ông rất thanh bạch.
Cho đến tháng 6/1953, ông từ giã Hoa Kỳ qua Pháp gặp Cựu Hoàng Bảo Đại nhận lãnh chức vụ Thủ tướng và về Việt Nam lập Chánh phủ thay thế Chánh phủ Bữu Lộc. Ngoài ra, ông Diệm còn là con nuôi của Hồng Y Spellmancùng với hai Linh mục Trần văn Kiệm và Nguyễn Đức Quý.
Lúc bấy giờ, nhiều người Mỹ cho rằng nếu không có Hồng Y Spellman nhiệt tình ủng hộ ông Ngô Đình Diệm thì đã không có chánh phủ Miền nam Việt Nam (John Cooney, The American Pope; The Life and Times of Francis Cardinal Spellman,Times Book, New York 1984).
Về phía Pháp, Tướng Paul Ély, có tiếng là thân Mỹ, sau khi ông Diệm về Sài Gòn, hợp tác với Tướng Lawton Collins của Mỹ yểm trợ ông Diệm tại chức và cả về vật chất. Sự yểm trợ quân sự của Pháp chấm dứt tháng 6/1955. Vậy mà dư luận ở Việt Nam lúc bấy giờ không ngớt công kích “thực dân cấu kết với cộng sản ” chống lại Chánh phủ Quốc gia Việt Nam. Sự công kích này kéo dài dẫn tới cắt đứt bang giao giữa Sài gòn và Paris (Bernard Fall, Les Deux Vietnam, Payot, Paris, 1967, tg.295).
Riêng Cựu Hoàng Bảo Đại chẳng những đề cử ông Diệm làm Thủ tướng với toàn quyền, tức cả về quân sự, điều mà xưa nay Cựu Hoàng chưa từng làm, ông còn chấp thuận yêu cầu của ông Diệm được quyền sử dụng ba Tiểu đoàn ưu tú của Ngự Lâm Quân để thanh toán lực lượng võ trang của “Giáo phái”. Báo chí cũng không ngớt công kích Cựu Hoàng dung túng Giáo phái để có tiền bạc tiêu xài hoang phí và dựa vào đó giữ chiếc ghế Quốc trưởng. Ông chấp thuận lời yêu cầu của ông Diệm bị các công sự viên của ông phản đối, ông giải thích bằng mấy dòng ngắn tự tay viết gởi cho một vị phụ tá: “Tôi không muốn sau này người ta nói Bảo Đại đã chọn quyền lợi riêng tư trước quyền lợi đất nước” (Bernard Fall, sđd, tg 294) .
Tổng thống bằng suy tôn
Các lực lượng võ trang của Giáo phái Miền Nam chống Tây và cộng sản từ 1945, giữ được Miền Đông và Miền Tây yên ổn, nay bị ông Diệm thanh toán bằng giải pháp quân sự thay vì hòa giải như đã thỏa thuận (Cụ Trần văn Ân kể). Ông Ngô Đình Diệm bắt đầu chuẩn bị thế cầm quyền tương lai, tổ chức như một phong trào quần chúng chống Cựu Hoàng Bảo Đại. Ngày 30 – 04 – 1955, một “Ủy Ban Cách mạng” được thành lập tập họp đông đảo Đại biểu của 18 đảng phái và nhiều phe nhóm nhỏ họp Đại hội. Trong số Đại biểu, nổi bật hai TướngCao Đài, Nguyễn Thành Phương và Trình Minh Thế, đưọc chuộc với giá khá đắt, hai cựu cán bộ cộng sản của Mặt trận Việt minh, hai nguời thuộc phe Đệ tam và Đệ tứ và hai người Bắc Quốc gia cực đoan (Le Monde, 4/5/1955, Bernard Fall trich dẫn, sđd, tg 295 – trong 2 ngươi Bắc quốc gia cực đoan, có lẽ 1 người là ông Nguyễn Bảo Toàn, chú thích riêng của NVT). Nhiệm vụ của Ủy Ban rất rõ ràng chỉ nhằm thuyết phục Đại hội truất phế Cựu Hoàng Bảo Đại, đưa ông Ngô Đình Diệm lên thay thế và đuổi Tây rút hết về xứ.
Năm 1945, Hồ Chí Minh yêu cầu Bảo Đại thoái vị với nghi lễ để chấm dứt thật sự chế độ Nhà Nguyễn. Nay ông Ngô Đình Diệm cũng muốn Cựu Hoàng bị truất phế với đầy đủ tính chánh thống, nên ở Huế ông Ngô Đình Cẩn, em của ông Diệm, triệu tập cánh Hoàng thân tuyên bố bất tín nhiệm Cựu hoàng trong vai trò Quốc trưởng ngày 15/06/1955 và đồng thời tuyên bố ông Ngô Đình Diệm mới là người “Thề tranh đấu cho tự do”. Giờ chót có nhắc lại lời hứa giử ngôi Hoàng tử Bảo Long để duy trì nguyên tắc quân chủ nhưng bị bác bỏ mặc dầu đó là lời hứa của Ông Diệm với Bảo Đại trước Thánh giá (G.. NguyễnCao Đức, JJRS 65,Impératrice Nam Phương, Internet).
Con đường dẫn Việt Nam tới một Chánh thể Cộng Hòa như vậy đã được vạch rõ.
Ngày 7/7/1955 kỷ niệm một năm ông Ngô Đình Diệm chấp chánh, Chánh phủ loan báo sẽ tổ chức cuộc trưng cầu dân ý vào ngày 23/10 để toàn dân quyết định số phận Việt nam theo chế độ Quân chủ hay chế độ Cộng hòa.
Trong lúc động viên dân chúng Miền nam tham gia bỏ phiếu trưng cầu dân ý, Cựu Hoàng chẳng những không được có tiếng nói với cử tri mà còn bị bộ máy thông tin tuyên truyền của Chánh phủ cực lực “đấu tố”. Ông Donald Lancaster, Cố vấn Chánh trị của Tòa Đại sứ Anh ở Sài Gòn, phải lên tiếng phê phán “Cuộc vận động trưng cầu dân ý diển ra quá coi thường những nguyên tắc lương thiện và dân chủ đến nỗi Việt Minh còn phải lấy làm khó chịu khi theo dõi ” (Donald Lancaster, Giải phóng Đông Dương Pháp, Oxford University Press, 1961, tg 398). Việt Minh thấy bị “khó chịu” phải chăng vì ông Diệm đã áp dụng rập khuôn phương pháp tuyên truyền áp đảo đối phương của họ để đạt được kết quả như họ?
Kết quả trưng cầu dân ý dĩ nhiên đã biết trước :ông Ngô Đình Diệm nhận được gần như trọn vẹn số phiếu của cử tri, 98,2%, Cựu Hoàng chỉ có 1,1% số phiếu. Miền Nam Việt Nam trở thành Việt Nam Cộng Hòa.
Năm 1946, Chánh phủ Việt Nam Dân chủ Cộng Hòa của ông Hồ Chí Minh tổ chức bầu cử Quốc Hội đầu tiên và ông Hồ chí Minh thắng cử Dân biểu với 98% số phiếu. Cố vần Mỹ, trước khi bỏ phiếu, nghĩ ông Diệm có được 60% số phiếu bầu đã quá đủ để chánh thức xác định tư cách cai trị Miền Nam nhưng ông Diệm không đồng ý, mà muốn phải được 98%. Trong các cuộc bầu cử, kết quả trên 90% thường chỉ có ở chế độ độc tài mà thôi.
Một Chánh phủ được 60 % dân chúng tín nhiệm là Chánh phủ bình thường, Dân chủ vì được bầu hợp pháp, lương thiện. Còn Chánh phủ được bầu với 90% cử tri phải là Chánh phủ “Cách mạng”!
Huy động bộ máy chính quyền để bôi nhọ đối thủ, và bằng gian lận trong thủ tục bầu cử, ông Diệm đã truất phế Bảo Đại và suy tôn mình lên làm Tổng Thống Đệ nhứt Cọng hoà với … 98,2% số phiếu !!!
Nhưng trong quan hệ quốc tế, Chánh phủ có đắc cử với 100% số phiếu cũng không phải là một trở ngại và bị LHQ tẩy chay vì ngay trong tổ chức quốc tế này, có không ít chánh phủ thành viên đắc cử nhờ gian lận không thua Chánh phủ Ngô Đình Diệm. Chỉ có điều, khi nhận lãnh trách nhiệm, ông Ngô ĐìnhDiệm luôn luôn hô hào là người giữ “tiết trực tâm hư” và lấy quốc hiệu là cây trúc! Cái khó là mình phản bội chính con tim của mình. Thế mà con người ta vẫn làm được!
Hoàn thành nhiệm vụ công cụ, “Ủy Ban Cách mạng” được giải tán ngày 15/01/56. Một số lớn thành viên lần lượt bị “vắng mặt”. Một số ít thoát ra được ngoại quốc và tố cáo những bí ẩn của biến cố trong năm 55-56 (Le Monde, 17/01/56 ).
Chánh phủ tổ chức Quốc Hội Lập hiến với 123 vị Dân biểu của 5 “đảng phái” và vài người độc lập. Dĩ nhiên không thể có Dân biểu thật sự đối lập. Ở những đơn vị di cư, các linh mục hướng dẫn cử tri đi bầu và giới thiệu ứng cử viên với cử tri. Sau 75, ở Việt Nam, Việt cộng bắt chước cách hướng dẫn bầu cử này áp dụng thành chánh sách “đảng cử, dân bầu” rất thành công. Bà Ngô Đình Nhu đắc cử trong trường hợp này.
Nhắc lại để nhớ một số ứng cử viên Đại Việt, đắc cử, nhưng sau đó bị loại với lý do “gian lận bầu cử”. Năm 1959, Bác sĩ Phan Quang Đán đắc cử tại Sài Gòn với 35 000 phiều hơn ứng cử viên của Chánh phủ, bị an ninh võ trang kè theo sát ngăn cản không cho ông tới Quốc Hội tham dự lễ khai mạc. Sau đó, ông bị loại và bị truy tố về tội “gian lận bầu cử”.
Giáo sư Nguyễn văn Tương, nguyên Tổng Thư ký Quốc Hội, có nhận xét về Quốc Hội thời Đệ I Cộng Hòa: “Ra phiên họp khoáng đại, Dân biểu ta chia làm hai khối: khối đa số và khối thiểu số, như tiêu biểu cho chế độ lưỡng đảng của Anh quốc. Nhưng đó chỉ là trò ảo thuật của cấp lãnh đạo, vì ở cấp cao còn có vai trò của Đảng Cần lao Nhân vị hoạt động trong vòng bí mật. Người ngoại cuộc nói Quốc Hội lúc ấy là một cửa sổ giả, nghĩa là khi xây nhà, thì cũng phải có cửa cái, cửa sổ cho đủ bộ dễ coi, mặc dầu có những cái không cần thiết. Thay vì chú tâm trang bị cho nước nhà những bộ luật mới thống nhứt và tiến bộ, Quốc Hội chuyên ra các Quyết nghị ủng hộ Ngô Tổng thống …” ( Nguyễn Văn Tương,Nước Non Xa, Huê kỳ, 2000,tg 113) .
Nếu so sánh cách bầu Quốc Hội các khóa 1946, 1960 và 1965 của Miền Bắc với cách bầu Quốc Hội của Chánh phủ Ngô Đình Diệm ở Miền Nam các năm 1956, 1959 và 1963, chúng ta sẽ thấy hiện rõ đặc tính đồng dạng và thuần nhứt.
Về truờng hợp ông Ngô Đình Diệm lên làm Tổng thống thì cũng không gì khác hơn ý nghĩa của đảng cộng sản dựng lên để cầm quyền “đảng cộng sản nắm quyền vì có vai trò lịch sử lãnh đạo cuộc kháng chiến chống Tây, chống Mỹ”, còn ông Ngô Đình Diệm có “công kết thúc chế độ quân chủ lâu đời, khai sanh ra nền Cộng Hòa”.. Nên sau Hiến Ước Tạm thời 26-10-1955 truất phế Cựu Hoàng Bảo Đại, lẽ ra Chánh phủ đã phải tổ chức tổng tuyển cử chọn vị lãnh đạo nền Cộng Hòa mới, Hiến Pháp 26/10/1956 lại ngang nhiên suy tôn ông Ngô Đình Diệm lên làm Tổng thống.
Ngày 15/10/1961, TT Ngô Đình Diệm bằng Sắc luật 209TP, tuyên bố tình trạng khẩn trương trên toàn lãnh thổ, điều này đã không tránh khỏi dẫn Việt Nam Cộng Hòa trở thành một thứ chế độ “độc tài hiến định”.
“Bao công lao hồn sông núi ghi muôn đời”
Tới tháng 12 năm 1960, Chánh phủ Sài Gòn giữ được 216,4 triêu mỹ kim. Người Mỹ cho rằng viện trợ Mỹ quá thặng dư và về phía Chánh phủ Sài Gòn không sử dụng đúng mức viện trợ Mỹ vì các Kế hoặch phát triển, từ Kế hoặch ngũ niên đầu tiên, không có kế hoặch nào hoàn tất. Khối lượng trữ kim lớn như vậy là điều bất thường cho một nước còn kém mở mang, chỉ thuận lợi cho tham nhũng và âm mưu chánh trị đen tối. Tờ Observer ở Luân-đôn có một bài chỉ trích Huê kỳ tại sao để cho Chánh phủ Sài Gòn dành một trữ kim lớn như vậy bằng viện trợ phát triển mà không chịu dùng tiền đó xây trường học, bịnh viện đáp ứng cho nhu cầu học hỏi và sức khỏe khẩn trương của dân chúng? Đại sứ Ngô Đình Luyện, em út của TT Diệm, trả lời ngay trên cùng tờ báo ấy “Chánh phủ của tôi dành ngoại tệ thay vì dùng để mở thêm trường học và bịnh viện. Phải chăng chánh sách của bất kỳ Chánh phủ nào cũng đều lo bảo vệ nền độc lập tiền tệ bằng chính những phương tiện của mình?” (Observer, 8 và 22 – 62, Bernard Fall, trích dẫn, sđd,tg 351) .
Theo Giáo sư Nguyễn Hữu Châu, Bộ trưởng tại Phủ Thủ tướng rồi Phủ Tổng thống cho tới năm 1958 (cũng là chồng cũ của bà Lệ Chi, chị ruột bà Nhu), trong những buổi nói chuyện nhắc lại chuyện xưa tại nhà riêng ở đường Faisanderie, Paris XVI, cho biết Chánh phủ Ngô Đình Diệm giữ tiền riêng là do ý của ông Ngô Đình Nhu để làm quĩ đen nuôi và phát triển lực lượng an ninh nhằm củng cố chế độ. Vì nhiều lần phản đối việc này mà ông Châu đã phải bỏ trốn qua Miên, rồi qua Paris tỵ nạn chánh trị.
Về mặt kinh tế xã hội, tuy không sử dụng đúng mức viện trợ Mỹ cho các Kế hoặch Phát triển, Chánh phủ Ngô Đình Diệm cũng đạt được nhiều thành quả khả quan hơn so với Hà Nội về mặt xây dựng vật chất hạ tầng. Theo những số liệu do Phái bộ Viện trợ Mỹ ở Sài Gòn công bố, vào những năm đầu khi ông Ngô Đình Diệm mới về, tình hình ở Miền Nam hoàn toàn an ninh vì Miền Bắc chưa đứng dậy được sau những nỗ lực chiến tranh kéo dài và nhứt là đất nước tang hoang do hậu quả cải cách ruộng đất, cán bộ gài lại bám trụ trong Nam tìm lại được đời sống an bình, chưa nghĩ tới cầm súng lại. Trong số bám trụ, có nhiều người đi đánh Tây chỉ vì lòng yêu nước thuần túy. Nay đất nước thanh bình, họ an phận hưởng hạnh phúc gia đình. Đó là những năm từ 57 tới 60. Trong thời gian này, Chánh phủ xây đưọc 47 000 m2 Rạp Chiếu bóng và vũ trường, 6500 m2 Bịnh viện, 3500 m2 Nhà máy xay lúa, 56 000 m2 Nhà thờ và Chùa, 86 000 m2 Trường học, nhưng cũng được thêm 425 000 m2 Biệt thự và nhà ở đắt tiền (USOM, số 4, tg 105, do B.Fall trích dẫn, sđd, tg 361)
Những cái chết dưới thời TT. Ngô Đình Diệm
Theo Linh mục Trần văn Kiệm ở Nữu-Ước, sống bên cạnh ông Ngô Đình Diệm suốt thời gian ông Diệm ở Mỹ, cho tới năm 1953, người Mỹ mới bắt đầu biết ông Diệm nhờ sự giới thiệu của Hồng Y Spellman. Khi ông Diệm về nước, ở Miền Nam chẳng có mấy người biết ông Diệm vì ông Diệm chỉ làm quan trong Triều đình ở Huế, chưa bao giờ đứng bên cạnh quần chúng và cùng quần chúng tranh đấu chống thực dân Pháp. Mà ông Diệm làm sao chống thực dân khi Giám mục Ngô Đình Thục kể công với Pháp là phụ thân đã suốt đời phục vụ Pháp, dẹp phiến loạn Phan Đình Phùng:
“ …với tư cách của một Giám mục, của một người An-nam, và với tư cách là người con của một gia đình mà thân phụ tôi đã phục vụ nước Pháp ngay từ khi Pháp mới đến An-nam, và đã nhiều lần đưa mạng sống cho nước Pháp trong các cuộc hành quân mà cha tôi cầm đầu, dưới quyền Nguyễn Thân, chống lại các kẻ nổi loạn do Phan Đình Phùng chỉ huy, tại Nghệ-an và Hà-tĩnh …” (Thư của Giám mục Ngô Đình Thục gởi Toàn Quyền Decoux, 21 – 08 – 1944) .
Thư của Giám mục Ngô Đình Thục gửi Toàn quyền Decoux có đoạn: "...là một giám mục, là một người An Nam, và là một thành viên của một gia đình có cha phục vụ cho Pháp ngay từ khi Pháp đến xứ An Nam, và nhiều lần xả thân liều mạng cho nước Pháp, như trung úy Nguyễn Thân, để chống lại các phiến quân Phan Đình Phùng ở Nghệ An và Hà Tĩnh") (… comme évêque, comme annamite, et comme membre d’une famille dont le père a servi la France dès sa première venue en Annam et a exposé maintes fois sa vie pour elle dans les expéditions memées, comme lieutenant de Nguyễn Thân, contre les rebelles commandés par Phan Đình Phùng à Nghệ An et Hà Tịnh. )
Nhưng những người tranh đấu, đảng phái trong Nam, đã nhiệt tình đón tiếp ông Diệm và hợp tác với ông tổ chức Chánh quyền mới. Nhưng chỉ một thời gian ngắn sau đó, những người từng hợp tác, giúp đỡ ông đều lần lượt bị biến mất, đi ra nước ngoài, vào tù hoặc bị ám sát, … như các ông Nguyễn Bảo Toàn, Nhị Lang, Hồ Hán Sơn, Trần Văn Ân, Nguyễn Long, NguyễnPhan Châu, Vũ Tam Anh… và 18 vị của nhóm Caravelle, …chỉ vì phê phán hoặc đề nghị cải thiện đường lối cai trị một cách hoàn toàn ôn hòa .
Đặc biệt ông Nguyễn Bảo Toàn là một nhà ái quốc đã từng bôn ba tranh đấu thời thực dân Pháp, tuy ông không phải là người địa phương (ông là người Bắc), cũng không phải tín đồ Phật Giáo Hòa Hảo nhưng đã được Giáo chủ Huỳnh Phú Sổ tín nhiệm làm Tổng Bí Thơ đầu tiên của Dân Xã Đảng.
Khi Bảo Đại từ Cannes gởi liên tiếp hai công điện ngày 28-4 và 30-4-1955 để triệu hồi Ngô Đình Diệm, ông Diệm không tuân hành nhờ sự ủng hộ của Hội nghị các Chánh đảng và Nhân sĩ miền Nam ngày 30-4-1955 do Nguyễn Bảo Toàn chủ tọa, đưa đến Quyết định truất phế Cựu Hoàng Bảo Đại, giải tán Chánh phủ do Cựu Hoàng bổ nhiệm, ủy nhiệm ông Ngô Đình Diệm thành lập Chánh phủ Cách mạng, tổ chức bầu cử Quốc Hội, …Chế độ Cộng Hòa ra đời,ông Ngô Đình Diệm lên làm Tổng thống, phần lớn là do Hội nghị này ủng hộ ông Diệm và do Nguyễn Bảo Toàn chủ tọa. Nhưng sau đó chẳng bao lâu, Mật vụ của ông Ngô Đình Nhu bắt cóc ông Nguyễn Bảo Toàn, bỏ vào bao bố cột với trụ xi-măng, liệng xuống sông Nhà Bè thủ tiêu.
Cùng bị thủ tiêu bằng cách này, có ông Nguyễn Phan Châu, tức Tạ Chí Diệp, người từng ủng hộ ông Diệm trong những ngày đầu tiên về nước lập Chánh phủ. Còn ông Vũ Tam Anh, người lúc bấy giờ chỉ có những hoạt động với một nhóm bạn tại tư gia ở đường Cao Thắng, gần Chùa Tam Tông Miếu, trao đổi quan điểm, phê phán đường lối Chánh phủ, hoàn toàn không có hành động bạo động,cũng bị Mật vụ bắt cóc và thủ tiêu mất tích.
Hai ông Tạ Chí Diệp và Nguyễn Bảo Toàn (Photo CourtesyVirtualArchivist.wordp ress.com)
Cũng tại khúc sông Nhà Bè này, vào khoảng tháng 10 năm 1962, các thủ hạ thân tín của ông Ngô Đình Nhu như Đại tá Đào Quang Hiển (bị mù, còn sống tại vùng Hoa-thạnh-đốn?), cũng đã lập lại việc thủ tiêu tàn ác tương tự. Bốn tín đồ chức sắc cao cấp Phật Giáo Hòa Hảo được phái lên Sài Gòn để tham dự một phiên họp. Phái đoàn cùng đi chung trong một xe Ford Vedette số NBI-010 của Đức Ông Huỳnh Công Bộ và đã bị mất tích. Bà dân biểu Hòa Hảo Long Xuyên lúc bấy giờ là Nguyễn Kim Anh đã đến gặp Ngô Đình Nhu để nhờ điều tra tông tích các cán bộ Hòa Hảo mất tích, không đến Sài Gòn họp. Ông Ngô Đình Nhu đã ỡm ờ hứa sẽ chỉ thị cho điều tra sự việc. Bà Kim Anh sau đó đã đến gặp cấp Chỉ huy Tổng Nha Cảnh Sát ở đường Nguyễn Trãi. Nơi đây cũng cho biết là việc điều tra chưa đưa đến kết quả nào. Khi ra về, đứng chờ xe trước cửa Tổng Nha, tình cờ bà chợt nhận dạng ra chiếc xe Vedette của phái đoàn Hòa Hảo đã dùng, đang chở nhân viên cảnh sát ra cổng, có lẽ là để đi ăn trưa! Việc phát giác này về sau đã đưa đến phiên xử trước tòa án Đại hình Sài Gòn các tay sát nhân, sau khi chế độ Đệ I Công Hòa sụp đổ. Các thủ phạm này thú nhận đã thi hành chỉ thị của ông Ngô Đình Nhu. Khưu Văn Hai và các bị can đã khai là Đào Quang Hiển đã ra lịnh cho họ thủ tiêu các cán bộ Hòa Hảo. Họ đã siết cổ, cột xác vào trụ xi măng và quăng giữa sông Nhà Bè. Đại tá Tổng Giám đốc Cảnh sát Nguyễn Văn Y đã vào tù trong vụ án này (Bs Trần Nguơn Phiêu thuật theo nhơn chứng, Bà Nguyễn Kim Anh trong Lê QuangVinh, Loạn Tướng hay Anh Hùng, trên Net)..
Mục tiêu kế tiếp là Tướng Lê QuangVinh, tự Ba Cụt của Lực lượng võ trang Phật Giáo Hòa Hảo. Ông Diệm phải triêu hồi ông Nguyễn Ngọc Thơ đang làm Đại sứ ở Nhựt về nhờ ông Huỳnh Kim Hoành là cậu của Tướng Ba Cụt chiêu dụ Tướng Ba Cụt ra về với Chánh phủ Quốc gia. Nhưng khi ra về, Tướng ba Cụt bị bắt và đưa ra Tòa Đại hình ở Cần Thơ xét xử về tội tống tiền và giết người mà chính ông không hề nhúng tay vào.. Thủ phạm không có, nhưng Tướng Ba Cụt vẫn bị kết án tối đa ở phiên Tòa ngày 11-06-1956 tại Cần thơ.
Tướng Ba Cụt chống án. Ngày 16-06-1956, Chánh phủ cho triêu tập phiên Tòa Đại Hình để xử Tướng Ba Cụt. Tổng thống Ngô Đình Diệm ký Dụ số 33 ngày 14-06-1956 để Tòa được tổ chức ngoài Sài Gòn.. Bản văn chưa kịp đăng lên Công Báo, ông Tổng trưởng Tư Pháp đã sửa đổi thành phần Tòa án nên bị Ls Vương Quang Nhường tuyên bố phiên Tòa bất hợp pháp. Nhưng phiên Tòa vẫn tiến hành và xử y án tử hình cho Tướng Ba Cụt.
Bảy ngày sau, ngày 03-07-1956, Tòa án Quân sự Đặc biệt họp xử tiếp Ba Cụt với tư cách Trung tá trừ bị. Bản án tử hình của Tòa án Quân sự sẽ được thi hành ngay. Ba phiên Tòa liên tiếp nhóm trong vòng chỉ có 23 ngày, dồn dập, gấp rút tuyên hai án tử hình cho một tội nhân, bất chấp những lời phản kháng của các luật sư, đã nói lên chủ tâm của chánh quyền Ngô Đình Diệm muốn giết Ba Cụt càng nhanh càng tốt. Giết thiếu lương thiện.
Vụ xử án Tướng Hòa Hảo Lê Quang Vinh vừa “thiếu lương thiện” vừa “trái với đạo lý Việt Nam”
Tổng thống là người sau cùng có thẩm quyền khoan hồng tha chết cho người bị kết án tử hình. Nhưng đơn xin của Tướng Ba Cụt bị Tổng thống Ngô Đình Diệm bác bằng sắc lịnh số 98 –Tp ngày 08-07-1956. Tướng Ba Cụt là Trung tá trừ bị nên xin được xử bắn nhưng cũng bị ông Tổng thống Diệm từ chối. Sau khi bị chặt đầu, thi thể của Tướng ba Cụt không được trao trả cho thân nhơn chôn cất, mà hình như còn bị chặt ra làm nhiều khúc và đem vứt đi ở nhiều nơi để dân Miền Tây gốc Phật Giáo Hòa Hảo không thể làm lễ tưởng niệm Tướng Ba Cụt.. Một việc làm trái với Đạo lý Việt Nam.
Chí sĩ
Lúc làm Tổng thống, ông Diệm có nói một câu rất thời danh để phát tâm cương quyết chết sống trong sứ mạng “Thề tranh đấu cho tự do” là “Tôi tiến, tiến theo tôi. Tôi lui, giết tôi. Ai giết tôi, hãy trả thù cho tôi”.
Sau khi ông Diêm bị giết trong cuộc đảo chánh ngày 01-11-1963, không thấy những người thân cận với chế độ, có ai có phản ứng để bênh vực chủ và chánh nghĩa của chế độ. Chúng tôi không có ý muốn họ trả thù cho chủ như lời của ông Diệm trong câu nói kia. Trái lại, lần lượt, họ về theo với những người đã đảo chánh làm thiệt mạng chủ của họ.
Ngày nay, những người này đều sanh sống ở các nước Âu Mỹ, tức các nước Dân chủ Tự do. Hơn nữa, trước kia, họ cũng đã từng du học ở các nước này hay theo học chương trình khai phóng nhân bản tại Việt Nam. Tôi tự hỏi nếu tại quốc gia nơi họ đang sanh sống, chánh phủ lên nắm chánh quyền và cai trị như ông Ngô Đình Diệm đã làm ở Việt Nam không biết họ sẽ phản ứng như thế nào? Họ phản đối hay thỏa thuận như đã làm trước kia? Điều thấy rõ là họ đang chống cộng sản Hà Nội quyết liệt vì cộng sản độc tài, cai trị bằng công an chớ không bằng luật pháp, Quốc Hội bù nhìn đảng cử, dân bầu, bắt bỏ tù, tra tấn dã man những người biểu tình ôn hòa vì lòng yêu nước chân chánh, …
Họ nhận thấy vai trò của ông Ngô Đình Nhu có ổn không? Cố vấn của Tổng thống mà hành xử đủ các quyền sanh sát. Ông Ngô Đình Cẩn, Cố vấn Miền Trung, có riêng lực lượng an ninh võ trang với rộng quyền hành pháp và tư pháp. Còn Bà Ngô Đình Nhu, chỉ là Dân biểu, có quyền tham dự Hội đồng Quốc gia và có tiếng nói đầy trọng lượng. Ba hiện tượng này, liệu họ có thể chấp nhận xảy ra ở nước nơi họ đang cư ngụ được không?
Ngày nay, tất cả đều đã già, rất tiếc chưa thấy có vị nào nói lên tiếng nói của lương tâm! Vẫn còn tiếng nói suy tôn! Thật tội nghiệp.
Tưởng niệm là Đạo nghĩa truyền thống Việt Nam. Những người được ơn sủng của Chế độ Tổng thống Diệm có bổn phận tri ơn. Không tưởng niệm, không tri ơn mới là người xấu. Nhưng nếu chọn cách tri ơn, tưởng niệm như trong phạm vi riêng tư, tới ngày 01-11, cùng nhau hát “Ngô Tổng thống muôn năm, Ngô Tổng thống muôn năm” thì chắc chắn quí vị đó sẽ được nhiều người tỏ lòng kính trọng.
Cái chết bi thảm của hai ông Tổng thống và Cố vấn – dù sao vẫn còn có phước hơn Tướng Ba Cụt, ông Nguyễn Bảo Toàn, ông Nguyễn Phan Châu, và nhiều nạn nhơn khác nữa, vì còn xác chết để chôn cất, có mồ mả – do thủ hạ gây ra có đáng lấy làm bài học về lòng Bác ái Thiên Chúa giáo và thuyết nhơn quả của Phật giáo không?
Nguyễn văn Trần

Monday, October 14, 2019

Thanksgiving (Canada) Thứ Hai 14.10.2019

Thanksgiving (Canada)

 Sự khác nhau giữa lễ Tạ Ơn tại Mỹ và Canada

khac-biet-le-ta-on-my-canada

Sự khác nhau giữa lễ Tạ Ơn tại Mỹ và Canada

Lễ Tạ Ơn (ThanksGiving Day) là ngày lễ được tổ chức hàng năm chủ yếu bởi bởi người MỹCanada. Lễ Tạ ơn có ý nghĩa là mừng cho mùa thu hoạch và cảm tạ Chúa Trời ban cho cuộc sống no đủ. Ngày lễ này tại Mỹ và Canada có rất nhiều điểm tương đồng nhưng cũng có những sự khác biệt nhất định.
Bảng so sánh điểm khác biệt giữa lễ Tạ Ơn tại Mỹ và Canada

Lễ Tạ Ơn Tại Canada
Lễ Tạ ơn Tại Mỹ
Thời điểm
Thứ 2 của tuần thứ 2 trong tháng 10
Ngày thứ 5 của tuần thứ tư tháng 11
Thời gian nghỉ
Nghỉ 3 ngày
Nghỉ 4 ngày
Quy mô
Không phải ngày lễ quốc gia, chỉ chính thức tại 1 số bang phía bờ Đại Tây Dương
Cảm ơn Thiên Chúa và sự rộng lượng của người bản địa
Ý nghĩa
Cảm ơn Chúa vì vụ mùa bội thu
Là ngày lễ quốc gia và được tổ chức trên tất cả các tiểu bang
The-First-Thanksgiving-1621-boi-Jean-Leon-Gerome-Ferris
Bức họa “The First Thanksgiving 1621” được vẽ bởi Jean Leon Gerome Ferris

1, Sự khác biệt về thời điểm của ngày lễ

Thanksgiving đã được tổ chức tại Mỹ từ giữa thế kỉ 20 tại nhiều thời điểm khác nhau – tùy thuộc vào các bang khác nhau. Tới 26/12/1941, Tổng thống Franklin D.Roosevelt đã kí sắc lệnh thống nhất ngày lễ Tạ Ơn vào ngày thứ 4 cuối cùng của tháng 11. Cùng với đó là các công dân Mỹ cũng như học sinh quốc tế sẽ được nghỉ 4 ngày.
Điều tương tự cũng xảy ra đối với Canada – ngày Thanksgiving không được thống nhất cho tới năm 1957. Theo quy định của Canada, ngày lễ Tạ Ơn sẽ được tổ chức vào ngày thứ 2 của tuần thứ hai trong tháng 10 hàng năm và kéo dài trong 3 ngày. Tuy nhiên, điểm cần chú ý rằng quy định trên chỉ áp dụng cho một số tiểu bang giáp Đại Tây Dương của Canada chứ khôndg phải là 1 ngày lễ quốc gia như Hoa Kỳ.

2, Sự khác biệt trong thực đơn ngày lễ Phục Sinh

Gà Tây là món ăn truyền thống trong ngày lễ Phục Sinh của người Mỹ. Bữa ăn thường lớn – được tính toán cho 5-10 người bao gồm cả gia đình và bạn bè thân thiết. Khoai tây nhồi và nghiền cùng với nước sốt Nam Việt Quất, Ngô ngọt, các loại rau củ và bánh Bí Đỏ là các món thường thấy khác trong này này.

ga-tay-mon-an-truyen-thong-trong-le-phuc-sinh
Gà Tây – món ăn không thể thiếu trong ngày lễ Phục Sinh
Các điểm khác biệt của món ăn trong ngày lễ giữa Mỹ và Canada có thể kể tới:
Món bánh Bí Đỏ của Canada thường cay hơn bởi có Gừng, Đinh Hương và Quế. Trong khi đó, người Mỹ lại ưa thích vị ngọt hơn và thường cho thêm custard trứng.
Người Canada thường nướng hoặc nghiền Khoai Tây ngọt trong khi người Mỹ thường cho thêm Bơ, Đường và gia vị để làm thành một món hầm ăn kèm với kẹo dẻo.
Người Mỹ tại các tiểu bang phía nam thường dùng bánh mì ngô để nhồi, các tiểu bang phía bắc và phía đông thường dùng gạo giống như người Canada.
Theo truyền thống, bữa ăn tối quan trọng nhất của ngày Tạ Ơn được tổ chức vào tối thứ năm tại Mỹ và tại Canada có thể tổ chức vào Chủ Nhật hoặc Thứ 2.

3, Các hoạt động trong kì nghỉ lễ Phục Sinh tại Mỹ và Canada

Mặc dù có sự khác nhau về thời điểm tổ chức nhưng các hoạt động trong ngày này tại Mỹ và Canada lại có nhiều điểm tương đồng.
– Du lịch cùng gia đình trong kỳì nghỉ lễ là hoạt động phổ biến tại cả hai nơi. Tại Mỹ, khoảng thời gian 4 ngày nghỉ lễ này được coi là một trong những dịp du lịch nhộn nhịp nhất trong cả năm. Người Canada cũng tận dụng 3 ngày lễ ngắn ngủi của mình để du lịch và thoát khỏi công việc – cuộc sống thường nhật.
Mua sắm và săn sale trong mùa lễ Tạ Ơn là hoạt động được mong chờ nhất trong năm. Các cửa hàng thường mở cửa từ sớm trong ngày thứ 6 ngay sau lễ Tạ Ơn với hàng dài người xếp hàng đứng chờ để mua được những sản phẩm giám giá. Do chính sách giảm giá mạnh đồng loạt nên mọi người thường cố gắng hoãn kế hoạch mua sắm chờ sự kiện này. Ngày thứ 6 ngay sau lễ Tạ Ơn này thường được gọi là ngày “Black Friday” bởi chỉ số lợi nhuận của các doanh nghiệp bán lẻ thường đổi từ mầu đỏ (lỗ) sang mầu đen (hòa vốn và bắt đầu sinh lợi). Ngày thứ 2 sau lễ Tạ Ơn được gọi là “Cyber Monday” bởi số lượng khổng lồ khách hàng mua hàng online.


buoi-tuan-hanh--Macy's-Thanksgiving-Day-nam-2016
Buổi tuần hành Macy’s năm 2016
Các buổi diễu hành được tổ chức trên quy mô lớn. Cuộc diễu này nổi tiếng nhất tại Hoa Kỳ có thể kể tới là Macy’s Parade. Tại Canada, các cuộc diễu hành thường có quy mô nhỏ và giới hạn ở mức địa phương. Kitchener-Waterloo Oktoberfest là cuộc diễn hành duy nhất của Canada được lên phát trên truyền hình quốc tế.

Lễ Tạ ơn

Bức tranh The First Thanksgiving at Plymouth (Lễ Tạ ơn đầu tiên tại Plymouth) của Jennie A. Brownscombe năm 1914
Lễ Tạ ơn (tiếng Anh: Thanksgiving) là một ngày lễ hàng năm được tổ chức chủ yếu tại Hoa Kỳ, Canada, một số đảo ở Caribe và Liberia. Có ý nghĩa lúc đầu là mừng thu hoạch được mùa và tạ ơn Thiên Chúa đã cho sống no đủ và an lành. Đây cũng là ngày nghỉ lễ chính thức, cho tất cả người lao động theo luật định tại Mỹ và Canada.
Ngày và nơi diễn ra lễ Tạ ơn đầu tiên là chủ đề của một cuộc tranh cãi nhỏ. Mặc dù lễ Tạ ơn sớm nhất đã được kiểm chứng diễn ra vào ngày 8 tháng 9 năm 1565 tại khu vực ngày nay là Saint Augustine, Florida,[1][2] nhưng "lễ Tạ ơn đầu tiên" theo truyền thống được coi là đã diễn ra tại khu vực thuộc thuộc địa Plymouth vào năm 1621.
Ngày nay, tại Hoa Kỳ, lễ Tạ ơn được tổ chức vào ngày thứ Năm lần thứ tư của tháng 11 vì thế ngày này có thể không phải là ngày thứ năm cuối cùng của tháng 11 như nhiều người lầm tưởng (thí dụ năm 2012, tháng 11 có đến 5 ngày thứ năm). Tại Canada, nơi có cuộc thu hoạch sớm hơn, ngày lễ này được tổ chức vào ngày thứ Hai lần thứ hai của tháng 10.

Lịch sử

Lễ Tạ ơn gắn liền với các lễ hội ngày mùa thường được tổ chức ở châu Âu từ xưa.
Trong truyền thống Anh, ngày tạ ơn và nghi lễ tôn giáo tạ ơn đặc biệt trở nên quan trọng trong quá trình Cải cách Kháng Cách tại Anh trong thời kỳ trị vì của vua Henry VIII.
Tại Bắc Mỹ, lễ hội này đầu tiên được tổ chức tại Newfoundland bởi Martin Frobisher và nhóm Thám hiểm Frobisher năm 1578, để mừng tạ ơn Chúa đã cho sống sót qua cuộc hành trình dài và nhiều bão tố từ Anh.[3] Một lễ hội khác được tổ chức vào ngày 4 tháng 12 năm 1619 khi 38 người khai hoang từ giáo khu Berkeley xuống thuyền tại Virginia và tạ ơn Thượng đế.[4][5]
Tuy nhiên trước đó, cũng có thông tin về một buổi tiệc Tạ ơn tổ chức bởi Francisco Vásquez de Coronado (cùng với nhóm người da đỏ Teya) ngày 23 tháng 5 năm 1541 tại Texas, để ăn mừng việc họ tìm ra lương thực. Một số người cho rằng đây là cuộc tổ chức Tạ ơn thật sự đầu tiên tại Bắc Mỹ. Một sự kiện tương tự xảy ra một phần tư thế kỷ sau, vào ngày 8 tháng 9 năm 1565 tại St. Augustine, Florida khi Pedro Menéndez de Avilés gặp đất liền; ông và những người trên thuyền đã tổ chức một buổi tiệc với người bản xứ.

Sự tích về ngày lễ tạ ơn

Bức tranh The First Thanksgiving của Jean Leon Gerome Ferris, người da trắng mời người da đỏ cùng ăn
Vào khoảng thế kỷ 16-17, một số người theo Công giáoThanh giáo tại Anh bị hoàng đế lúc đó bắt cải đạo để theo tôn giáo của ông ta, trong cuộc Cải cách Tin Lành. Những người này không chấp nhận và bị giam vào tù. Sau khi giam một thời gian vị hoàng đế truyền họ lại và hỏi lần nữa, họ vẫn quyết không cải đạo. Hoàng đế không giam họ vào tù nữa mà nói với họ rằng nếu họ không theo điều kiện của ông ta thì họ phải rời khỏi nước Anh.
Những người này rời khỏi Anh đến Hà Lan sinh sống nhưng họ sớm nhận ra mình không thể hoà nhập ở nơi này và lo sợ con cháu của họ sẽ bị mất gốc, một số nhóm người rời khỏi Hà Lan để đến Tân Thế giới (Châu Mỹ) sinh sống, và sau này thường được gọi là Người hành hương (Pilgrims). Những người này đi trên một con thuyền tên là Mayflower, họ đặt chân đến Thuộc địa Plymouth thuộc vùng Tân Anh (New England) khi đang mùa đông. Đói và lạnh, một nửa trong số họ không qua nổi mùa đông khắc nghiệt. Đến mùa xuân, họ may mắn gặp được những thổ dân da đỏ tốt bụng và cho họ ít lương thực. Người da đỏ dạy họ những cách sinh tồn ở vùng đất này như cách trồng hoa màu, săn bắt,... Khi người Pilgrims đã có thể tự lo cho bản thân được, họ tổ chức một buổi tiệc để tạ ơn Chúa Trời vì đã cho họ có thể sống đến ngày hôm nay, họ mời những người da đỏ và cùng nhau ăn uống vui vẻ. Từ đó về sau, hằng năm con cháu của người Pilgrims luôn tổ chức lễ tạ ơn để cảm ơn cho những gì tốt đẹp đã đến với cuộc sống.[6]
Theo tài liệu, buổi lễ tạ ơn đầu tiên tại Hoa Kỳ, do người Pilgrims tổ chức, là vào năm 1621 tại Thuộc địa Plymouth, ngày nay thuộc Massachusetts, sau một vụ thu hoạch tốt.

Tổ chức truyền thống

Gà tây nướng lò, một món ăn thường thấy trong ngày Lễ Tạ ơn
Bánh Pumpkin (Pumpkin pie) thường dùng trong mùa Lễ Tạ ơn tại Bắc Mỹ
Lễ Tạ ơn thường được tổ chức với một buổi tiệc buổi tối cùng với gia đình và bạn bè với món thịt gà tây. Tại Canada và Hoa Kỳ, nó là một ngày quan trọng để gia đình sum họp với nhau, và người ta thường đi xa để về với gia đình. Người ta thường được nghỉ bốn ngày cuối tuần cho ngày lễ này tại Hoa Kỳ: họ được nghỉ làm hay học vào ngày thứ Năm và thứ Sáu của tuần đó. Lễ Tạ ơn thường được tổ chức tại nhà, khác với ngày Lễ Độc lập Hoa Kỳ hay Giáng Sinh, những ngày lễ mà có nhiều tổ chức công cộng (như đốt pháo hoa hay đi hát dạo). Tại Canada, nó là một cuối tuần ba ngày, người ta thường được nghỉ vào ngày thứ Hai thứ nhì của tháng 10 mỗi năm.
Tại Hoa Kỳ, người ta thường tưởng nhớ đến một bữa ăn tổ chức trong năm 1621 giữa người da đỏ Wampanoag và nhóm Pilgrim đã di cư tại Massachusetts. Lễ Tạ ơn đã được thực hiện chủ yếu bởi các nhà lãnh đạo tôn giáo tại New England cho đến năm 1682, và sau đó bởi cả hai nhà lãnh đạo chính quyền và tôn giáo cho đến sau Cách mạng Hoa Kỳ. Tổng thống Hoa Kỳ George Washington đã công bố lễ tạ ơn toàn quốc đầu tiên ở Mỹ vào ngày 26 tháng 11 năm 1789, "là một ngày tạ ơn công cộng và cầu nguyện bởi sự công nhận với lòng biết ơn sự gia ân và tín hiệu tốt của Thiên Chúa Toàn Năng".[7][8] Nhiều chi tiết của câu chuyện là truyền thuyết được đặt ra trong những năm 1890 và đầu thế kỷ 20 để tạo một biểu hiện sự đoàn kết quốc gia sau Nội chiến Hoa Kỳ cũng như để đồng hóa các người nhập cư.
Tại Canada, Lễ Tạ ơn là một cuối tuần ba ngày. Trong khi ngày Lễ Tạ ơn nằm vào ngày thứ Hai, người Canada có thể ăn buổi tiệc trong bất cứ ngày nào trong ba ngày cuối tuần đó. Việc này thường dẫn đến việc ăn một buổi tiệc với nhóm người này hôm này, rồi với nhóm khác hôm kia.
Diễn hành Lễ Tạ ơn của Macy's tại New York năm 1979
Từ cuối thập niên 1930, mùa mua sắm cho Giáng Sinh tại Hoa Kỳ chính thức bắt đầu khi ngày Lễ Tạ ơn chấm dứt. Tại Thành phố New York, cuộc diễu hành Lễ Tạ ơn của cửa hàng Macy's (Macy's Thanksgiving Day Parade) được tổ chức hằng năm vào ngày này tại Manhattan.[9] Diễn hành thường có nhiều khán đài với nhiều chủ đề, có bong bóng lớn hình các nhân vật trên Truyền hình và các ban nhạc từ những trường trung học. Diễu hành này lúc nào cũng kết thúc với một Ông già Nôen. Có nhiều cuộc diễn hành khác tại nhiều thành phố khác.
Trong khi ngày thứ Sáu (còn gọi là Thứ Sáu Đen) sau ngày Lễ Tạ ơn là ngày mua sắm đông nhất trong năm tại Hoa Kỳ, nhiều cửa hàng đã bắt đầu chào đón khách hàng với các món hàng cho mùa lễ ngay sau Halloween.
Bóng bầu dục (American football) thường là một phần quan trọng trong ngày Lễ Tạ ơn tại Hoa Kỳ cũng như tại Canada. Các đội chuyên nghiệp thường đấu nhau trong ngày này để khán giả có thể xem trên truyền hình. Thêm vào đó, nhiều đội banh trung học hay đại học cũng đấu nhau vào cuối tuần đó, thường với các đối thủ lâu năm.

Tại Hoa Kỳ và Canada

Ăn gà tây trong lễ Tạ ơn ở Mỹ
Hoa Kỳ
Canada
26 tháng 11 năm 2009 12 tháng 10 năm 2009
25 tháng 11 năm 2010 11 tháng 10 năm 2010
24 tháng 11 năm 2011 10 tháng 10 năm 2011
22 tháng 11 năm 2012 8 tháng 10 năm 2012
28 tháng 11 năm 2013 14 tháng 10 năm 2013
27 tháng 11 năm 2014 13 tháng 10 năm 2014
26 tháng 11 năm 2015 12 tháng 10 năm 2015
24 tháng 11 năm 2016 10 tháng 10 năm 2016
23 tháng 11 năm 2017 9 tháng 10 năm 2017
22 tháng 11 năm 2018 8 tháng 10 năm 2018
28 tháng 11 năm 2019 14 tháng 10 năm 2019
26 tháng 11 năm 2020 12 tháng 10 năm 2020

Thanksgiving
Shopping for pumpkins in Ottawa.jpg
Shopping for pumpkins for Thanksgiving in Ottawa's ByWard Market in 1991.
Observed byCanada
TypeCultural
SignificanceA celebration of being thankful for what one has and the bounty of the previous year.
CelebrationsSpending time with family, feasting, religious practice
DateSecond Monday in October
2018 dateOctober 8
2019 dateOctober 14
2020 dateOctober 12
2021 dateOctober 11
FrequencyAnnual
Related toThanksgiving in the United States
Thanksgiving (French: Action de grâce), or Thanksgiving Day (French: Jour de l'Action de grâce), sometimes called Canadian Thanksgiving to distinguish it from the American holiday of the same name, is an annual Canadian holiday, occurring on the second Monday in October, which celebrates the harvest and other blessings of the past year.[1]
Thanksgiving has been officially celebrated as an annual holiday in Canada since November 6, 1879.[2] While the date varied by year and was not fixed, it was commonly the third Monday in October.[2]
On January 31, 1957, the Governor General of Canada Vincent Massey issued a proclamation stating: "A Day of General Thanksgiving to Almighty God for the bountiful harvest with which Canada has been blessed – to be observed on the second Monday in October."[3]

Statutory holiday

Thanksgiving is a statutory holiday in most of Canada, with the exceptions being the Atlantic provinces of Prince Edward Island, Newfoundland and Labrador, Nova Scotia and New Brunswick, where it is an optional holiday.[4][5] Companies that are regulated by the federal government (such as those in the telecommunications and banking sectors) recognize the holiday regardless of its provincial status.[6][7][8][9][10]

Traditional celebration

As a liturgical festival, Thanksgiving corresponds to the British and continental European harvest festival, with churches decorated with cornucopias, pumpkins, corn, wheat sheaves, and other harvest bounty. British and European harvest hymns are sung on the Sunday of Thanksgiving weekend.[citation needed]
While the actual Thanksgiving holiday is on a Monday, Canadians may gather for their Thanksgiving feast on any day during the long weekend; however, Sunday is considered the most common. Foods traditionally served at Thanksgiving include roasted turkey, stuffing, mashed potatoes with gravy, sweet potatoes, cranberry sauce, sweet corn, various autumn vegetables (mainly various kinds of squashes but also Brussels sprouts), and pumpkin pie. Baked ham and apple pie are also fairly common, and various regional dishes and desserts may also be served, including salmon, wild game, Jiggs dinner with split-pea pudding, butter tarts, and Nanaimo bars.[11]
In Canadian football, the Canadian Football League has usually held a nationally televised doubleheader, the Thanksgiving Day Classic. It is one of two weeks in which the league plays on Monday afternoons,[12] the other being the Labour Day Classic.
Kitchener-Waterloo Oktoberfest holds a Thanksgiving parade on the holiday; it is broadcast on CTV on tape-delay. The parade consists of floats, civic figures in the region, local performance troupes and marching bands.[13]
Canadian Thanksgiving coincides with the observance in the United States of Columbus Day and the American Indigenous Peoples' Day. As such, American towns with high levels of Canadian tourism will often hold their fall festivals over Thanksgiving/Columbus Day weekend, in part to draw and accommodate Canadian tourists; the Fall Festival of Ellicottville, New York, has been identified as an "annual pilgrimage" for Canadians.[14] Border towns also often experience an uptick in shoppers at grocery stores, as Canadian shoppers take advantage of lower sales taxes and commodity prices in the United States over the long holiday.[15]

History

Canadian troops attend a Thanksgiving Mass in the bombed-out Cambrai Cathedral, France, October 1918.
According to some historians, the first celebration of Thanksgiving in North America occurred during the 1578 voyage of Martin Frobisher from England, in search of the Northwest Passage.[2] His third voyage, to the Frobisher Bay area of Baffin Island in the present Canadian Territory of Nunavut, set out with the intention of starting a small settlement. His fleet of fifteen ships was outfitted with men, materials, and provisions. However, the loss of one of his ships through contact with ice, along with many of the building materials, was to prevent him from doing so. The expedition was plagued by ice and freak storms, which at times scattered the fleet; on meeting again at their anchorage in Frobisher Bay, "... Mayster Wolfall, a learned man, appointed by Her Majesty's Counsel to be their minister and preacher, made unto them a godly sermon, exhorting them especially to be thankful to God for their strange and miraculous deliverance in those so dangerous places ...". They celebrated Communion and "The celebration of divine mystery was the first sign, scale, and confirmation of Christ's name, death and passion ever known in all these quarters."[16] (The notion of Frobisher's service being first on the continent has come into dispute, as Spaniards conducted similar services in Spanish North America during the mid-16th century, decades before Frobisher's arrival.[17][18])
Years later, French settlers, having crossed the ocean and arrived in Canada with explorer Samuel de Champlain, from 1604, also held feasts of thanks. They formed the Order of Good Cheer and held feasts with their First Nations neighbours, at which food was shared.[citation needed]
After the Seven Years' War ended in 1763, with New France handed over to the British, the citizens of Halifax held a special day of Thanksgiving. Thanksgiving days were observed beginning in 1799 but did not occur every year.[19]
During and after the American Revolution, American refugees who remained loyal to Great Britain moved from the newly independent United States to Canada. They brought the customs and practices of the American Thanksgiving to Canada, such as the turkey, pumpkin, and squash.[20]
Lower Canada and Upper Canada observed Thanksgiving on different dates; for example, in 1816 both celebrated Thanksgiving for the termination of the War of 1812 between France, the U.S. and Great Britain, with Lower Canada marking the day on May 21 and Upper Canada on June 18 (Waterloo Day).[19] In 1838, Lower Canada used Thanksgiving to celebrate the end of the Lower Canada Rebellion.[19] Following the rebellions, the two Canadas were merged into a united Province of Canada, which observed Thanksgiving six times from 1850 to 1865.[19] During this period, Thanksgiving was a solemn, mid-week celebration.[21]
The first Thanksgiving Day after Confederation was observed as a civic holiday on April 5, 1872, to celebrate the recovery of the Prince of Wales (later King Edward VII) from a serious illness.[22]
For many years before it was declared a national holiday in 1879, Thanksgiving was celebrated in either late October or early November. From 1879 onward, Thanksgiving Day has been observed every year, the date initially being a Thursday in November.[23] After World War I, an amendment to the Armistice Day Act established that Armistice Day and Thanksgiving would, starting in 1921, both be celebrated on the Monday of the week in which November 11 occurred.[22] Ten years later, in 1931, the two days became separate holidays, and Armistice Day was renamed Remembrance Day. From 1931 to 1957, the date was set by proclamation, generally falling on the second Monday in October, except for 1935, when it was moved due to a general election.[19][22] In 1957, Parliament fixed Thanksgiving as the second Monday in October.[22] The theme of the Thanksgiving holiday also changed each year to reflect an important event to be thankful for. In its early years it was for an abundant harvest and occasionally for a special anniversary.[19]