Friday, July 19, 2019

Ký Ức Không Quên - Joe Biden - Chôn Vùi Giấc Mộng Clinton - Fake News tinh vi như thế nào ?

 
Đêm khuya dần mà tôi vẫn ngồi trên bàn computer nhỏ, cạnh giường ngủ. Từng hồi chuông đêm của nhà thờ gần đây chập chùng đổ xuống lan dần vào không gian.
Cứ mỗi năm vào tháng tư thường làm tôi mất ngủ. Những ký ức xa xưa trở về. Một ký ức đau thương nhiều phẫn nộ.
Từ tháng 3/1975 trường  Nam Tiểu Học ở Đà nẵng đã là trại tị nạn cho người dân miền Trung chạy vào.. Vòm trời không còn dẫn lối thiên đàng mà bây giờ là không gian của hoảng sợ, lo lắng phân vân trước những sự tấn công của Cộng Quân Bắc Việt vào miền Nam.
Sóng biển Sơn Chà chập chùng vào bờ, chông chênh trên những chiếc phà mà sự sống và cõi chết xa nhau không đầy một gang tấc. 
Trẻ thơ rơi rớt trước cảnh hai chiếc phà chạm vào nhau. Sóng biển tháng ba ngậm ngùi trên nỗi đau thương tang tóc của con dân miền Trung đang mất con, mất người thân nhưng vẫn phải bỏ những tang tóc , bi thương đó trên con đường vượt thoát Cộng sản.

BM
Tháng 4 đau buồn. Người dân bỏ nước ra đi trên những thuyền nan nhỏ bé. Con số người vượt biển chết gần 600,000 người đã làm thế giới bàng hoàng thức giấc. Những tiếng khóc uất nghẹn của người dân khi biết mình còn sống thì mới biết đã xa vợ, mất con, chồng, cha mẹ anh em  đã vùi thây trong lòng biển cả. Trong khi đó VC vào Nam đã làm tan nát gia đình của trên 300,000 Quân Dân Cán Chính của Việt Nam Cộng Hoà, bắt vợ, chồng vào trại tù để vợ con phải tan nát trên cái cảnh bị cướp nhà, cướp đất cướp tài sản.
Người dân trên một thập niên sống trong tăm tối thiếu ăn, thiếu mặc.
Sau 10 năm con dân VN bị Việt Cộng bày bán trên những vỉa hè để ăn xin lòng độ lượng của thế giới hầu chúng vơ vét tiền cứu trợ của thế giới. Kể từ đó cho đến nay con dân Việt Nam đã trở thành nạn nhân của chế độ cộng sản.
Còn những người Việt sau khi vượt thoát tử thần vào miền đất tạm dung, phải chờ đợi xem thử đất nước người có chấp thuận cho vào định cư hay không? Lại một nỗi đau thương khác.
Tại Hoa Kỳ nỗi bật nhật là sự chống đối của Đảng Dân Chủ (Democrats). Những người chống đối mạnh mẽ nhất là ông Jerry Brown và Joe Biden. Đặc biệt nhất là ộng Joe Biden. Trong ngày 24/4/2019 ông Joe Biden vừa tuyên bố ra tranh cử chức Tổng Thống nhiệm kỳ 2020.

BM
Không một người Việt Nam nào lại không quên cái cảnh những người trong đảng Dân Chủ thiên tả ngoài việc cắt viện trợ cho VN trong khi cuộc chiến lên cao độ hầu bức tử VNCH rồi lại còn ra sức ngăn cản không cho người Việt vào tị nạn tại Hoa Kỳ thậm chí cả những trẻ mồ côi.
Năm 1975 đảng Dân chủ đã khiếu nại là những ngưởi Việt tị nạn đang thoát ra khỏi chủ nghĩa cộng sản, với lý do về ý thức hệ mà đảng Dân Chủ nghĩ là không hợp lý. Đứng đầu nổ lực cấm người Việt tị nạn vào  Mỹ là Thống đốc Jerry Brown California. Các đảng viên Dân chủ nổi tiếng khác đang kêu gọi lệnh cấm là Delkn, Thượng nghị sĩ Joe Biden,  ông George McGitas, và Nữ Dân Biểu New York Elizabeth Holtzman.
Dân biểu Joshua Eilberg, Chủ tịch Dân chủ của Tiểu ban Hạ viện về Di trú, Quốc tịch và Luật pháp Quốc tế, đã cáo buộc chính quyền Ford đã hành động một cách vội vã không cần thiết trong việc di tản trẻ mồ côi. Rồi- Thượng nghị sĩ. Joe Biden đã ra sức làm chậm dự luật tị nạn tại Thượng viện, phàn nàn rằng ông ta cần thêm chi tiết về vấn đề người tị nạn  trước khi ông ta hỗ trợ. Joe Biden  nói rằng white house đã không thông báo đầy đủ cho Quốc hội về số người tị nạn, theo Thư viện lịch sử của Quốc hội về luật pháp.

BM
Joe Biden 1975
Joe Biden đã không nhìn hay có nhìn ra thì cũng đã tỏ ý phản đối lý do người VN bỏ nước ra đi vì CS. Trong cơn hỗn loạn người Việt đã phải tìm cái sống trong cái chết mà Joe Biden lại đòi hỏi một con số chính xác.
Tại sao Joe Biden và những Dân biểu Thượng nghị sĩ của đảng Dân Chủ  đã chống đối và ngăn cấm người Việt Tị nạn CS vào Hoa Kỳ vì họ chính là những người đang ủng hộ cho cộng sản.
Chính hành động khước từ đã làm chúng ta tủi thân đó của Joe Biden cho đến hôm nay chúng ta vẫn không bao giờ quên sự ngăn cấm chúng ta vào tị nạn Hoa Kỳ . Hôm nay ông tuyên bố ra tranh cử Tổng Thống Hoa Kỳ vào nhiệm kỳ 2020 với lời tuyên bố sắc bén là Trung Cộng không phải là người xấu và họ không phải là người cạnh tranh với chúng ta.

BM
Nếu trong mai hậu ông ta trúng cử thì VN sẽ không còn hy vọng giữ mảnh sơn hà của ông cha ta gầy dựng mà lại còn đen tối hơn cho dân tộc VN sẽ mất dần trên bản đồ thế giới.
Joe Biden và Bernie Sanders tuy cả hai có ý thức thiên tả nhưng một đàng muốn non nước VN đi vào nơi tăm tối theo sự suy nghĩ của ông Joe Biden và một ông thì biến đất nước Hoa Kỳ theo xã hội chủ nghĩa (Xếp hàng cả ngày, xuống hàng chó ngựa ( mượn chữ của cha Chính)
44 năm sau cái tập thể đã bị đảng Dân Chủ cấm vào tị nạn ở Hoa Kỳ đã lớn mạnh từ thương mại chính trị xã hội và đã đóng góp rất nhiều quyền lợi thuế má cho đất nước này.

BM
Trong Khi đó, cũng trong thời điểm này đảng Dân Chủ lại tỏ ra đạo đức giả với vấn đề tị nạn Caravan. Những người này từ Trung Mỹ được tài trợ để đi đến Hoa Kỳ để gây rối ren cho TT Trump  và đang gây rất nhiều tệ trạng tại biên giới như buôn lậu, ma tuý, buôn bán người vân vân.
Đảng Dân chủ đã ra sức bảo vệ những người Trung Mỹ tị nạn kinh tế này và nhất quyết cản ngăn TT trump trong việc bảo vệ sự an toàn của người dân Mỹ.
Dân tộc Việt Nam đã gắn liền với vận mệnh đất nước của nghìn năm lận đận trên âm mưu của bọn Cộng Sản quốc tế và những con người thiên tả nguỵ trang trên hai chữ tự do. Những kẽ thiếu tình người, thiếu lòng trắc ẩn trước những đau thương khổ ải của một dân tộc nhược tiểu.
Những người đã từ chối chúng ta hiện nay lại ra tranh cử tổng thống Hoa Kỳ như ông Phó TT Joe Biden.
Như đã nói ở trên ông vừa tuyên bố là nước Trung Cộng không phải là người xấu, và họ cũng không phải là người cạnh tranh với chúng ta (nước Mỹ).
Trong khi TC đang dùng mọi âm mưu để xâm chiếm VN, giết dân VN trên những vùng đánh cá một cách thê thảm,  ấy thế mà ông Joe Biden lại cho Trung Cộng không phải là người xấu.

BM
Chỉ chờ cho đến ngày Joe Biden trúng cử thì cũng lại là ngày mà bản đồ VN không còn trên thế giới.
Đất nước VN triền miên đau khổ . Hết nạn đô hộ của Pháp lại đến xâm lược của Trung Cộng. Một đất nước luôn luôn bị quyền lực và tham vọng của ngoại bang gây ra. Dân tộc VN cũng vậy cũng là nạn nhân của tham vọng và quyền lực gây nên từ đời này nối tiếp đến đời sau.
Chính những nguyên nhân đó mà dân tộc ta đáng ra là một dân tộc oai hùng lại triền miên trong đau khổ của chiến tranh.
Chúng ta có thể căn cứ vào đó, một phần để rèn luyện ý chí trong công cuộc giữ gìn đất nước của chúng ta. Một phần khác là vấn đề bản chất của đời sống dân tộc ta, để soi rọi một con đường đi của dân tộc vào tương lai, góp phần vào công cuộc bảo vệ đất tổ trước quyền lực và tham vọng của nước ngoài.
Tôn Nữ Hoàng Hoa

Ai đã chôn vùi giấc mộng của Hillary Clinton?

BM  
Hillary Clinton nay lại thành đề tài bàn luận sôi nổi của truyền thông qua cuốn sách mới xuất bản của bà, Clinton làm sống lại cuộc tranh cử tổng thống ầm ĩ trong năm vừa qua. Sau hơn nửa năm yên lặng để viết hồi ký, nay bà lại đăng đàn diễn thuyết, chỉ trích kết quả cuộc bầu cử là gian dối (Hillary Clinton Says Election Results Could Be Fake). Clinton vẫn cay đắng về sự thất bại năm 2016, không ngớt lời chỉ trích, lên án Donald Trump người mà bà nghĩ là đã đoạt ngôi vị của mình bằng con đường bất chính.
Cách đây hai tháng, vào ngày 27-7-2017, một bản tin trên US Today của Hillel Italie nói Hillary Clinton đặt tên cuốn sách mới là Những Gì Đã Xẩy Ra (Hillary Clinton calling new book ‘What Happened’). Tác giả bài viết kể sơ những lý do (Clinton nêu ra) đã khiến bà thất cử; trước hết do Nga can thiệp; sau do ông giám đốc FBI James Comey.

BM
Và bây giờ bà đã ra mắt sách. Chuyện bầu cử tổng thống tại Mỹ cứ bốn năm một lần, nó y như cơm bữa chẳng có gì lạ. Các ứng cử viên sau khi thất cử thường giữ im lặng cho qua luôn. Riêng Clinton vẫn còn bị nhiều ám ảnh, cay cú, tiếc nuối về sự thất bại của mình nên đã kể lại đầu đuôi cuộc tranh cử đầy tranh cãi ồn ào vừa qua. Nhiều người cho là ông Donald Trump đã kết thúc sự nghiệp chính trị của Clinton. Chính bà cũng tin như vậy.
Nếu nghĩ thế thì thật oan cho ông Trump. Nói cho công bằng chính Barack Obama là người đã chôn vùi giấc mộng nữ tổng thống đầu tiên của bà chứ không phải Donald Trump.
Không nói xa xôi cho nhiều, chỉ tính từ sau thế chiến và cuộc chiến Cao Ly cho tới nay đã 64 năm, mặc dù bốn năm bầu cử tổng thống một lần. Nhưng trên thực tế người dân bầu cho một đảng giữ hành pháp hai nhiệm kỳ. Chỉ trừ một trường hơp đặc biệt Cộng Hòa làm ba nhiệm kỳ dưới thời tổng thống Reagan (1981-1989) và tổng thống Bush cha (1990-1993). Sở dĩ như vậy vì Reagan là một tổng thống (CH) vào hàng ngoại hạng. Không ai có thể sánh được với ông. Và phó tổng thống Bush cha dựa vào uy tín của tổng thống Reagan nên Cộng Hòa được làm thêm một nhiệm kỳ nữa. Nói chung thì Con Lừa ở Tòa Bạch Ốc tám năm rồi tới Con Voi. Hết Cấp Tiến tới Bảo Thủ. Quan phủ đi thì quan tri nhập.

BM  
Một đảng muốn làm ba nhiệm kỳ thật khó lắm. Nó khó hơn trúng số. Sau khi một đảng đã làm hai nhiệm kỳ họ cũng đưa ứng cử viên ra tranh cử tiếp nhưng thật ra chỉ cho vui thôi. Cử tri không bao giờ muốn một đảng cầm quyền quá lâu, họ sợ độc tài. Người dân muốn thay đổi, thường thì một đảng sau khi cầm quyền tám năm không mấy khi đáp ứng trọn vẹn được nguyện vọng của họ. Thưa quí vị, sở dĩ tôi dông dài như vậy vì nó là  yếu tố then chốt của chủ đề tôi trình by ở đây.

Cuộc tranh cử bị lãng quên
Trong bài này tôi sẽ chú trọng nhiều vào cuộc tranh cử sơ bộ tổng thống của Dân Chủ năm 2008 vì nó có ảnh hưởng quyết định tới giấc mộng vàng của Hillary Clinton. Cuộc tranh cử đã thật sôi động ầm ĩ một thời mà ngày nay đã bị cát bụi thời gian phủ kín

BM
Cách đây khoảng 7, 8 năm có một bài viết về những người đàn bà thành công nhất Hoa Kỳ, tác giả kể tên bà Oprah, Nữ hoàng Talk show và có so sánh như sau: Oprah mới là người đàn bà thành công vì bà đi từ đáy xã hội lên, Hillary Clinton không được coi như vậy vì bà dựa vào chồng làm tổng thống mà lên. Thật vậy, nếu ông Bill Clinton không phải là chủ nhân Tòa Bạch Ốc thì sẽ không ai biết đến bà Hillary.
Bill Clinton tranh cử tổng thống và thắng Bush cha ngày 3-11-1992. Suốt hai nhiệm kỳ từ 1993 tới 2000 tổng thống Bill Clinton đã chuẩn bị cho bà vợ ra ứng cử, ông giúp người da đen rất nhiều, nhất là cải thiện trợ cấp (especially welfare reform) để lấy phiếu của họ sau này. Có người cho là ông Bill chẳng mất gì, chỉ lấy của chùa cho miễu. Năm 2015 trong cuộc tranh cử sơ bộ, một người da đen đã dơ cao tấm biển ngữ lớn “chúng tôi nhớ ơn gia đình Clinton mãi mãi “we are forever grateful.” Nữ  văn sĩ da đen Nobel văn chương 1993 Toni Morrison, ca ngợi Bill Clinton: “Ông là tổng thống da đen đầu tiên của chúng tôi,” để nhớ ơn ông. Chuẩn bị kỹ càng như thế tưởng là chắc ăn như bắp, vậy mà vẫn sẩy, nhưng mấy ai học được chữ ngờ.

BM
Năm 2000, phó tổng thống Al Gore tranh cử tổng thống nhưng thua Bush con với tỷ lệ rất sít sao, Cộng Hòa trở lại Tòa Bạch Ốc.
Bà Hillary Clinton ra ứng cử và thành thượng nghị sĩ tiểu bang New York từ 2001 tới 2009 để lấy uy tín ra tranh cử tổng thống năm 2008. Cho tới nay bà đã hai lần tranh cử tổng thống và đã suýt làm nữ tổng thống đầu tiên. Lần thứ nhất năm 2008 Clinton tranh cử nội bộ đảng Dân Chủ với Obama, và năm 2016 tranh cử tổng thống với Donald Trump (CH) như quí vị đều đã biết.
Năm 2008 phía Dân Chủ có 10 ứng cử viên ra tranh cử sơ bộ, sở dĩ họ ra đông như vậy vì thấy thời cơ đã tới. Cộng Hòa đã làm hai nhiệm kỳ, người dân quá chán cuộc chiến Iraq của tổng thống Bush con. Đây là cơ hội tốt để Dân Chủ trở lại Tòa Bạch Ốc. Mười ứng cử viên đa số là thượng nghị sĩ như sau:
1-Thượng nghị sĩ Barack Obama, 2-Joe Biden TNS, 3-Hillary Clinton, TNS, 4-Christopher Dodd, TNS, 5-John Edwards, cựu nghị sĩ, 6-Mike Gravel, cựu TNS, 7-Dennis Kucinich, dân biểu, 8-Bill Richardson, thống đốc, 9-Evan Bayh, cựu thống đốc, 10-Tom Vilsack, cựu thống đốc.

BM
Hai ông Evan Bayh và Tom Vilsack, bỏ tranh cử từ đầu. Còn lại những người ít phiếu rút lui dần dần. Sau cùng chỉ còn hai ứng cử viên kỳ phùng địch thủ Obama và Clinton . Đây là lần đầu tiên trong lịch sử Mỹ một người lai da den (Obama) và một phụ nữ (Clinton) được đảng đưa ra tranh cử tổng thống.
Bà Clinton và Obama tranh cử rất gay go từ đầu năm 2008 cho tới tháng 6 thì kết thúc. Hillary Clinton thua Barack Obama về cử tri đoàn nhưng vẫn chiến đấu dai dẳng đến cùng cho tới khi biết là thua mới chịu bỏ cuộc vào đầu tháng 6. Obama đã quyên góp được khoảng 200 triệu nhiều gấp ba lần quỹ của bà Clinton. Ông lại được giới trẻ ủng hộ mạnh. Tại nhiều nơi Obama chi tiền gấp hai gấp ba lần Clinton, bà ta đuối sức, khi gần tàn cuộc tranh cử đã thiếu tiền và cuối cùng phải thiếu nợ 18 triệu.
Trong bốn ngày đại hội đảng Dân Chủ (25-8 tới 29-8-2006) tổ chức tại Denver Colarado, Hillary Clinton cũng được ghi vào danh sách đề cử. Nhưng cuối cùng Barack Obama đã đươc đảng Dân Chủ chính thức cử làm đại diện trong cuộc tranh cử tổng thống năm 2008.
Obama hơn phiếu Clinton về cử tri đoàn nhưng tương đối thôi. Cả hai không đủ số phiếu đòi hỏi 2,117 để thành ứng cử viên chính thức. Obama ước lượng được 487 phiếu siêu đại biểu thành 2,272 phiếu đủ số phiếu đòi hỏi (2,117) thành ứng cử viên chính thức, Clinton ước lượng được 246 phiếu tổng thống thành 1,978. Về phiếu phổ thông Clinton hơn Obama 270 ngàn (17,857,501 so với 17,584,692) nhưng không được tính tới. (1)

BM
Qui chế tranh cử sơ bộ của Dân Chủ khác Cộng Hòa ở chỗ họ có phiếu siêu đại biểu (superdelegate) của các đảng viên chức sắc, họ muốn bầu cho ai thì bầu. Tổng cộng có 4, 233 phiếu cử tri đoàn tại cuộc bầu cử sơ bộ Dân Chủ, trong số này có dưới 15% là phiếu siêu đại biểu (thí dụ 713 người). Siêu đại biểu có thể lựa ứng cử viên đại diện đảng theo ý mình. Nghĩa là đảng đóng vai chính trong việc lựa chọn ứng cử viên chính thức. Mang danh Dân Chủ nhưng nguyên tắc này của họ lại phản Dân Chủ. Nó cũng  hơi giống kiểu xã hội chủ nghĩa, đảng cử dân bầu.
Cuộc tranh cử sơ bộ đảng Dân Chủ năm 2008 gây bất ngờ, chia rẽ giữa những người ủng hộ. Có lẽ đây là kỳ tranh cử nội bộ sôi nổi và kéo dài nhất từ trước tới nay. Hai bên tranh giành nhau từng tấc đất trong suốt nửa năm trời.

BM
Trước tháng 1 năm 2008, ông Obama chỉ là một người vô danh không ai biết tới. Nay thắng cử vẻ vang trong cuộc chạy đua sơ bộ tạo nhiều ngạc nhiên. Gia đình Clinton giầu có, từ ngày hết làm tổng thống ông đi du thuyết, tham gia các chương trình Talk Show đã thu được nguồn lợi tức lớn hàng trăm triệu (theo lời gia đình Clinton). Bà Clinton có nhiều kinh nghiệm chính trường, 8 năm đệ nhất phu nhân, 8 năm thượng nghị sĩ. Đã chuẩn bị tranh cử suốt 8 năm trời. Cuối cùng thua một ứng cử viên lai da đen nghèo, không có tiếng tăm. Đúng là ký ca ký cóp cho cọp nó xơi!
Dư luận cho là đảng Dân Chủ đã thiên vị Obama, cố tình gạt Clinton ra khỏi cuộc đua. Họ đã yểm trợ, cổ võ cho Obama cật lực. Các chính khách thế lực của đảng như thượng nghị sĩ Ted Kennedy, John Kerry hoặc thống đốc Bill Richardson (New Mexico) đã lên tiếng ủng hộ Obama. Đa số các siêu đại biểu của đảng cũng ủng hộ Obama. Có bình luận cho rằng đảng (Con Lừa) yểm trợ hết mình cho Obama để ngăn cản không cho gia đình Clinton trở lại Tòa Bạch ốc. Họ chỉ nghĩ tới quyền lợi của gia đình chứ không nghĩ tới quyền lợi đảng, đất nước.

BM  
Cuộc tranh cử sơ bộ Dân Chủ Mỹ năm 2008 đã có nhiều biểu hiện thiếu dân chủ, thiên tư thiên vị trắng trợn. Khi tranh cử đã gần tàn, Obama và Clinton đang chạy đua nước rút, nhiều vị chức sắc Dân Chủ, thượng nghị sĩ, thống đốc la làng ép Hillary Clinton phải rút lui.
-Yêu cầu bà chấm dứt vận động và nhường bước cho ông Obama để tránh gây chia rẽ nội bộ.
Thật là khôi hài, và mị dân. Đã là tranh cử dân chủ tự do lại có trò bắt ép ứng cử viên bỏ cuộc nhường bước cho đối thủ. Thế thì tổ chức bầu cử làm gì?
Thái độ bất công con yêu, con ghét của đảng Dân Chủ đã khiến cho những người ủng hộ Clinton vô cùng bất mãn. Ngay người ngoại cuộc cũng phải khó chịu. Ai cũng thấy chướng tai gai mắt. Tổng cộng có khoảng 18 triệu cử tri bất mãn. Họ nói sẽ dồn phiếu cho Cộng Hòa. Đảng phải đứng ra hòa giải thương lượng, Clinton đã  mắc nợ 18 triệu vì mượn tiền tranh cử và đã phải chấp nhận ủng hộ Obama để được ông ta trả dùm cho món nợ này.

BM
Obama thắng cử trong kỳ sơ bộ với Clinton và rồi kỳ tranh cử tổng thống với McCain là do phiếu của người da trắng vì họ chiếm 65% dân số. Obama với khẩu hiệu “Change, Yes We Can” rất ăn khách trong khi người dân đang mong mỏi sự thay đổi. Chính phủ Cộng Hòa của tổng thống Bush con bị coi là đi sai đường (wrong track).
Mặc dù tỉ lệ thất nghiệp dưới thời tổng thống Bush con rất thấp (2) công ăn việc làm dư thừa nhưng bị thất nhân tâm vì sa lầy vào cuộc chiến Iraq. Một cái xui xẻo nữa là đúng khi ngày bầu cử tháng 11 đã gần kề, thị trường địa ốc khủng hoảng khiến cho nhiều ngân hàng, công ty phá sản, thị trường chứng khoán lao xuống đáy vực, Dow Jones mất khoảng 8 ngàn tỷ, thất nghiệp đầy cả ra. Người ta quá sợ Cộng Hòa nên phải dồn phiếu cho Dân Chủ.
Trong cuộc bầu cử tổng thống ngày 4-11-2008, Obama thắng thượng nghị sĩ McCain dễ dàng được 365 phiếu cử tri đoàn so với 173 phiếu của John McCain. Ông cũng hơn McCain gần 10 triệu phiếu phổ thông. Cử tri bầu cho Dân Chủ vì họ quá chán đảng Con Voi cộng thêm với sự ủng hộ toàn diện, sôi nổi ầm ĩ của đa số truyền thông báo chí dành cho gà nhà Obama.

BM
Đó là bất hạnh lớn cho gia đình Clinton. Bao nhiêu năm trời chuẩn bị công phu, thời cơ đã tới, cơm tới miệng mà không ăn được. Tự nhiên có một ứng cử viên lai Châu Phi nhẩy ra khiến cho bao nhiêu phiếu của người da đen tự nhiên không cánh bay đi hết. Sự thực Obama cũng hơn Clinton ở tài diễn thuyết và giỏi tranh cử, có khẩu hiệu hấp dẫn “Change, Yes We Can” trong khi Clinton không có đường hướng, chính sách nào rõ rệt.
Tháng 8 năm 2008, Obama đã chôn vùi giấc mộng nữ tổng thống của Hillary Clinton. Năm 2008 là cơ hội duy nhất cho Clinton có thể thắng cử vì Cộng Hòa đã làm hai nhiệm kỳ, người ta quá sợ Cộng Hòa. Dịp may chỉ đến một lần. Con người ta dẫu khôn đến mấy cũng chẳng ai khôn hơn được ông trời.
Hillary Clinton thở dài trả lời phỏng vấn về tương lai chính trị của bà: “Con đường tranh cử tổng thống đã hết.”
Bà ta nói không hoàn toàn đúng. Phải nói là bà vẫn còn tranh cử tổng thống được nhưng không thể đắc cử.
Giấc mộng Nam Kha

BM
Bà Clinton nói không hy vọng gì ở tương lai. Nhưng thực ra, sau đó bà lại chuẩn bị kỹ càng cho cuộc tranh cử tám năm sau 2016. Một sự trùng hợp, Clinton có kế hoạch giống hệt cái chiến lược “trường kỳ kháng chiến nhất định thành công” của đồng chí Đặng Xuân Khu người làng Hành Thiện. Đúng là Đông, Tây lại gặp nhau.
Clinton nhận làm ngoại trưởng cho Obama năm 2009 và 8 năm nữa lại trôi qua. Nay năm 2016 bà lại tiếp tục cái giấc mơ nữ tổng thống đầu tiên của nước Mỹ. Lần tranh cử 2008 trước đây, Clinton bị Dân Chủ gạt ra rìa để nhường cho Obama làm đại diện đảng. Nay họ ủng hộ bà hết mình, gạt bỏ đối thủ sáng giá Bernie Sanders công khai cũng như lén lút (bất hợp pháp) trong cuộc tranh cử sơ bộ.
Nhưng dù Dân Chủ có đưa ai ra thì cũng không hy vọng thắng. Họ đã làm hai nhiệm kỳ và như đã trình bầy, một đảng muốn được làm ba nhiệm kỳ nó khó hơn trúng số chưa kể hàng tá những khó khăn chông gai khác.
Ngược dòng thời gian Obama nhậm chức đầu năm 2009, tỷ lệ thất nghiệp là 7.8%. Cuối năm đã tăng lên 10.0%. Tới cuối 2010 không giảm mấy vẫn 9.8%. Người dân bất mãn biểu tình ầm ĩ. Tại cuộc bầu cử giữa nhiệm kỳ 2010 họ bầu cho Cộng Hòa thêm 6 ghế thượng viện thành 47 ghế (41+6) và thêm 63 ghế hạ viện thành đa số (242) ghế, Dân Chủ thành thiểu số 193 ghế.

BM
Năm 2012 họ bầu cho Obama tiếp tục nhiệm kỳ hai để hoàn tất chương trình bảo hiểm Affordable Care Act (tức Obamacare).
Sang năm 2014 tình hình không mấy khả quan cho Dân Chủ  về mọi mặt. Tại cuộc bầu cử giữa nhiệm kỳ họ bầu cho Cộng Hòa chiếm thêm 13 ghế hạ viện thành 247 ghế (234+13), chiếm đa số,  Dân Chủ chỉ còn 188 ghế.
Tại thượng viện Cộng Hòa thêm 9 ghế thành đa số 54 ghế (45+9), Dân Chủ mất 9 ghế còn 44 (53-9).
Ngoài ra bầu thống đốc tiểu bang Cộng Hòa thêm 2 ghế thành 31(29+2), Dân Chủ mất 3 ghế, 2 cho Cộng Hòa.
Năm 2014 cử tri đã bầu cho Cộng Hòa giữ đa số tại quốc hội và cả đa số các thống đốc tiểu bang cho thấy họ bất tín nhiệm Dân Chủ rõ rệt.
Vậy mà truyền thông phe tả ca ngợi Hillary Clinton là nữ chính khách lỗi lạc nhất của thời đại. Thăm dò cho thấy bà nắm chắc thắng lợi trong tay với 80% hy vọng. Hơn thế nữa, năm nhà chiêm tinh gia lừng danh thế giới đều đồng thanh cùng tiên đoán bà sẽ là nữ tổng thống Hoa Kỳ đầu tiên và rồi trên thế giới. Nhất là tại Âu châu nhiều người cũng tin như vậy. Họ yên tâm vì chính sách Mỹ sẽ không thay đổi, vẫn thuận lợi cho họ.
Clinton được truyền thông quảng cáo dữ dội, Dân Chủ quyên góp được 1 tỷ 3 trong khi Cộng Hòa chỉ được một nửa khoảng 600 triệu. Các bản tin cho thấy Clinton tung tiền như nước để quảng cáo cho vị trí của bà trên truyền thông, thường là nhiều gấp ba hay bốn lần đối thủ Donald Trump. Đó là một lỗi lầm tai hại vì tranh cử tổng thống nó khác xa với quảng cáo kem dưỡng da hay thuốc cao đơn hoàn tán!

BM
Đối thủ của Clinton đều có những khẩu hiệu hấp dẫn như Obama với “Change, Yes We Can,” hoặc Donald Trump với “Make America Great Again.” Clinton chẳng có chính sách nào hấp dẫn. Không có khẩu hiệu nào ăn khách, chỉ trần xì có câu nữ tổng thống đầu tiên.
Cho dù truyền thông ca ngợi ầm ĩ, dù Con Lừa, tổng thống Obama tận tình ủng hộ Clinton nhưng cũng không cứu vãn nổi tình thế. Gần đây nhà bình luận Edward Isaac Dovere có nói Dân Chủ ngây thơ lạc quan tin tưởng.
Và rồi cái đêm kinh ngạc 8-11-2016 đã đến lúc Clinton còn mang niềm hy vọng chứa chan, khi đếm phiếu xong, trắng đen rõ ràng. Nước Mỹ đã chọn Trump. Lịch sử đã được dở sang trang khác. Cả thế giới bàng hoàng. Truyền thông xin lỗi người dân vì loan tin sai, mà thực ra họ cũng không đáng trách, năm nhà chiêm tinh gia lừng danh của thế giới còn đoán trật huống chi truyền hình, báo chí.

BM
Năm 2008, Cộng Hòa đã tan như xác pháo trong cuộc tranh cử,  mất luôn cả Tòa Bạch Ốc lẫn điện Capitol. Nhưng họ biết thân biết phận vì đã làm mất lòng dân. Năm 2016, 2017, Dân Chủ vẫn còn ngây thơ tin tưởng là mình được mọi người thương yêu rất mực. Thậm chí còn tin là theo thăm dò đa số dân Mỹ muốn ông Obama về làm lại tổng thống thay thế ông Trump! Thật diễu hết chỗ nói.
Gần đây Hillary Clinton nói ông James Comey (cựu giám đốc FBI) là yếu tố chính khiến bà thất cử (Comey.. was the determining factor in her loss). Bà cũng cho là nước Nga đã can thiệp vào cuộc bầu cử để làm lợi cho Cộng Hòa. Từng là ứng cử viên tổng thống sao mà bà có thể dễ tin đến thế? (*)
Trong cuộc bầu cử tổng thống năm 1972, qua thăm dò Richard Nixon cầm chắc sẽ được tái cử nhiệm kỳ hai vì ông đã đem quân về nước gần hết, hòa được Nga,Tàu, sắp mang lại hòa bình. Năm 2016, Hillary Clinton tin là thăm dò của bà đạt tới 80% hy vọng thắng cử. Bà không bao giờ tự hỏi mình đã làm được gì cho nước Mỹ mà đòi 80% hy vọng.
Hillary Clinton và Dân Chủ vẫn còn cay đắng vì thất bại mà không bao giờ tự hỏi mình lấy tư cách gì để đòi làm ba nhiệm kỳ? Ai bầu cho quí vị làm ba nhiệm kỳ?
Cuộc bầu cử 8-11-2016 vừa qua Dân Chủ đã mất trắng tay. Cộng Hòa lấy lại hành pháp. Họ chiếm đa số thượng viện, hạ viện ,và cả thống đốc các tiểu bang (tỷ lệ 35/15). Chứng tỏ người dân muốn thay đổi, cử tri đã chọn Cộng Hòa chứ chẳng có nước nào can thiệp cả.
Hillary Clinton vẫn cho là cuộc bầu cử thiếu công bằng vì bà hơn ông Donald Trump hai triệu phiếu phổ thông. Thực ra số phiếu này hầu hết tại hai tiểu bang đông dân California và New York . Nếu nước Mỹ bầu tổng thống theo lối phổ thông thì chỉ các tiểu bang đông dân như Cali, Texas, New York, mới có người được làm tổng thống. Nhờ bầu theo cử tri đoàn các tiểu bang nhỏ cũng có cơ hội đưa người lên làm tổng thống. Năm 1993 ông Bill Clinton, thống đốc một tiểu bang xa xôi chắc cà đao, tỉnh lẻ Arkansas, đã được bầu làm tổng thống, nhờ đó mà bà Clinton mới nổi như ngày nay.

BM
Clinton còn nhiều mơ tưởng như giấc mộng Nam Kha, ba mươi năm mũ cao áo dài, khi tỉnh dậy thì nồi kê chưa chín. Sau ngày 8-11-2016 người ta tưởng Hillary Clinton đã tỉnh cơn mơ nhưng cho tới nay đã hơn nửa năm qua bà vẫn chìm trong giấc ngủ dài. Bà vẫn không chịu thừa nhận tám năm trước đây 2008, đảng Con Lừa đã ngăn cản không muốn cho gia đình Clinton trở lại Tòa Bạch Ốc và bây giờ, người dân cũng muốn ngăn cản gia đình bà y như vậy.
Lịch sử nước Mỹ đã có hai lần Cha và Con được làm tổng thống: John Adams vị tổng thống thứ hai của Mỹ (1797-1801) và con trai ông John Quincy Adams, tổng thống thứ sáu (1825-1829). Trong mấy thập niên vừa qua Bush cha là tổng thống thứ 41 (1989-1993) và Bush con cũng thành tổng thống thứ 43 (2000-2008) của Hoa Kỳ. Nhưng vợ chồng cùng được làm tổng thống Mỹ thì chưa bao giờ có, và có lẽ sẽ chẳng bao giờ có.  

BM
Nay đức ông chồng Bill Clinton phần vì sức khỏe kém, phần chán nản thế sự đa đoan, mấy năm qua có bản tin nói ông đã thỉnh tượng Phật về nhà, đã tu tập Thiền để quên đi những thăng trầm của cuộc đời sắc sắc không không.
Bà phu nhân Hillary còn “say máu” đầy nhiệt huyết. Người ta cũng để cho bà phân trần một lần cuối trước khi mọi sự sẽ lùi vào dĩ vãng một cách tự nhiên.
Bản tin CNSNEWS cho biết mục sư Billy Graham nói với bà Hillary Clinton trên trang mạng xã hội của ông.

BM
“Bà ơi, cuộc bầu cử đã xong rồi.. Và ai cũng biết là bà thua và tổng thống Donald Trump đã thắng. Hãy quên đi dĩ vãng mà tiến về phía trước để cùng nhau chung tay xây dựng lại đất nước.”
Trọng Đạt
-------------

(*) Sau khi thất bại về tay Donald Trump, bà Clinton luôn than phiền do James Comey và Nga như sau:
“Tôi đang trên đà chiến thắng, cho đến khi Jim Comey đưa ra lá thư ngày 28 tháng 11 cùng việc WikiLeaks đưa ra vụ Nga khiến những người muốn bầu cho tôi nghi ngờ và họ lo sợ nên bỏ chạy. Nếu cuộc bầu cử xảy ra vào ngày 27 tháng 10, thì tôi đã là tổng thống của mấy người.” (“I was on the way to winning until the combination of Jim Comey’s letter on October 28 and Russian WikiLeaks raised doubts in the minds of people who were inclined to vote for me but got scared off. If the election had been on October 27, I would be your president.”)
Trong cuốn hồi ký “What Happened” bà Clinton đổ thừa có 16 nguyên do khiến bà thất cử năm 2016. Ngoài giám đốc FBI James Comey, cùng vụ WikiLeaks của Nga, trong đó bà còn đổ thừa cho:
– Đảng Dân Chủ: “Tôi chẳng thừa hưởng gì từ đảng Dân Chủ cả. Nó đã phá sản. Tôi phải bơm tiền vào để cho nó tiếp tục hoạt động.” (“I inherit nothing from the Democratic Party. It was bankrupt. I had to inject money into it, to keep it going.”)
Người ủng hộ Dân Chủ nên nghe câu lại này của chính Hillary Clinton. Vụ nghị sĩ Bernie Sanders kiện đảng Dân Chủ chèn ép và gian lận để đưa Hillary làm ứng cử viên cho phe Dân Chủ vào tháng 3 năm 2016, đến nay chắc nhiều người đã rõ. Tuy vậy, truyền thông báo chí lúc bấy giờ cố tình ém nhẹm không cho đại chúng biết, để giữ phiếu cho Hillary Clinton. Cũng vì vậy, sau đó nghị sĩ Bernie Sanders tuyên bố tử bỏ Dân Chủ. Đồng thời qua lời này của bà Clinton, cũng nên nhận ra con người của Hillary Clinton đã phản bội lại tổ chức, bè đảng, khi bị thất bại.
– Tổng thống Barack Obama: “Có nhiều lúc tôi suy nghĩ về những gì sẽ xảy ra nếu tổng thống Obama tuyên bố trên tivi với toàn thể quốc dân... báo động rằng nền dân chủ của chúng ta đang bị tấn công.. Có lẽ nhiều người Mỹ sẽ thức tỉnh về mối đe dọa lúc vào bấy giờ.” (“I do wonder sometimes about what would have happened if President Obama had made a televised address to the nation... warning that our democracy was under attack. Maybe more Americans would have woken up to the threat in time.”)
Ý bà muốn nói Obama không công khai lên tiếng yểm trợ bà trước quốc dân. Ngược lại, trong hồi ký, phó tổng thống Joe Biden cho biết tổng thống Barack Obama liên tục ngăn cản không muốn ông phó Joe Biden ra ứng cử cho Dân Chủ năm 2016, để dành vị trí này cho Hillary Clinton. Bởi bình thường, khi tổng thống mãn hai nhiệm kỳ, thì ông phó sẽ là người ra tranh cử kế tiếp. Như trường hợp ông phó George Bush cha ra tranh cử sau khi tổng thống Reagan mãn hai nhiệm kỳ. Điều này khiến phó tổng thống Joe Biden quá bực mình. Và trong một buổi ăn trưa Biden nói thẳng với Obama: “Nghe đây, tổng thống, tôi hiểu nếu ông đã có một cam kết rõ ràng với Hillary và Bill Clinton.” (“Look, Mr President, I understand if you’ve made an explicit commitment to Hillary and to Bill Clinton.”)
– Nghị sĩ Bernie Sanders: “Những tấn công của ông ta đã để lại những tai hại lâu dài, khiến càng khó khăn trong việc hội tụ những thành phần tiến bộ trong cuộc tổng tuyển cử và mở đường cho chiến dịch 'Hillary Lương Lẹo' của Trump.” (“His attacks caused lasting damage, making it harder to unify progressives in the general election and paving the way for Trump's 'Crooked Hillary' campaign.”)
– Truyền thông: “Tôi không trách cử tri. Cử tri chỉ nghe những gì họ nghe.... và nếu họ không có được một căn bản rộng lớn để phán đoán.” (“I don't blame voters. Voters are going to hear what they hear ... and if they don't get a broad base of information to make judgements on.”)
Trong khi đó, ai cũng biết, trong mùa tranh cử năm 2016, ngay từ đầu bà Clinton đã được một lực lượng hùng hậu truyền thông báo chí yểm trợ, tung hô, ca tụng cật lực suốt trong thời gian tranh cử.
Ví dụ, sáng sớm ngày bầu cử, tờ Huffington Post còn cho biết bà Clinton đạt 98%, trong khi ông Trump chỉ có 1.7%.
Fake News ở Mỹ tinh vi như thế nào?

Sunday, May 5, 2019

Fake News ở Mỹ tinh vi như thế nào?

BM

Fake News – Tin giả – không phải là một từ phổ biến gần 2 năm trước, nhưng nay nó được xem là cơn ác mộng của bất kỳ một hãng truyền thông nào. Donald Trump không phải là người “phát minh” ra từ này, nhưng ông đã biến nó trở thành từ vựng hàng ngày của hàng triệu người không chỉ tại Mỹ mà còn toàn thế giới. Vậy Fake News là gì và nó được tạo thành như thế nào?

BM
Bỏ qua những sai sót mang tính kỹ thuật trong quá trình sản xuất tin tức, chẳng hạn phóng viên Brian Russo của ABC News bị đình chỉ vì đưa tin sai về chiến dịch tranh cử của ông Trump, Fake News tại Mỹ được tổ chức rất tinh vi. Đó là một chiến thuật truyền thông của phe tả (vốn đông hơn nhiều) chống lại những người cánh hữu, giữa những người ủng hộ chính sách xã hội chủ nghĩa của Đảng Dân chủ và những người muốn bảo vệ Hiến pháp Hoa Kỳ để duy trì một chính phủ giới hạn, bảo đảm quyền tự do cá nhân của Đảng Cộng hòa bảo thủ, trong đó ông Trump là trung tâm.
Bạn có thể phản đối rằng Fox News cũng là kênh truyền thông cánh hữu và còn trang cực hữu như Breitbart thì sao? Breitbart quá nhỏ và tổng cộng độc giả của các trang cánh tả như ABC, CBS, NBC, MSNBC và CNN lớn hơn tới 10 lần số độc giả của Fox News.

  
Điểm qua một số nhân vật chủ chốt trong các tờ báo chuyên đưa tin chống Trump và đường lối Cộng hòa bảo thủ của ông: Phóng viên trưởng của ABC là cựu phát ngôn viên Nhà Trắng dưới thời Bill Clinton; chủ tịch CBS News David Rhodes, anh em của cựu nhân viên của ông Obama. Công ty Comcast sở hữu NBC được điều hành bởi một nhà quyên góp mạnh tay cho Đảng Dân chủ. Điều tương tự cũng đúng với giới lãnh đạo tại CBS và Time Warner, công ty sở hữu CNN.
Chỉ có 7% phóng viên tại Mỹ nhận là thành viên Đảng Cộng hòa. Trong khi phần lớn trang tin cấm nhân viên của mình ủng hộ tiền cho các ứng viên Tổng thống, 96% những phóng viên, nhà báo có đóng góp đều quyên tiền cho Hillary Clinton, theo thống kê từ Trung tâm Liêm chính Công (Center for Public Integrity).
Những người này nói rằng bất chấp việc họ đều là thành viên Đảng Dân chủ, họ có thể đưa tin khách quan và trung lập. Các nghiên cứu tâm lý cho rằng khi con người thường xuyên tiếp xúc với những người có quan điểm tương đồng với mình, người này sẽ bị ảnh hưởng bởi tâm lý đám đông, sẽ thiên vị và mất khả năng nhìn sự kiện một cách rõ ràng.

BM
  
Không phải nói rằng các nhà báo ủng hộ Đảng Dân chủ đều nói dối, mà sự thiên vị đảng phái của họ khiến việc họ đưa tin và viết bài bị thiên lệch. Nhà văn Andrew Klavan đã phác thảo ba quy tắc mà phần lớn các hãng truyền thông lớn của Mỹ đã bẻ lệch bất kỳ câu chuyện nào để chống lại những người không có cùng quan điểm chính trị với họ.
Bất cứ khi nào một sự kiện xảy ra phù hợp với thiên kiến của những người theo cánh tả, sự kiện đó được coi như đại diện của chân lý. Nhưng nếu sự kiện này trái ngược với những gì cánh tả tin tưởng, nó sẽ chỉ được mô tả là một sự kiện riêng lẻ, và nếu ai đó cố tình hiểu theo nghĩa khác thì sẽ bị coi là kích động thù hằn.

BM
Ví dụ như một cảnh sát da trắng bắn chết một nghi phạm da đen. Vì việc này phù hợp với tuyên truyền về sự phân biệt chủng tộc đang tồn tại ở Mỹ, truyền thông cánh tả lập tức coi đây là đại diện chung cho sự kỳ thị người da đen trong cảnh sát Mỹ. Họ tự làm việc này bất chấp các nghiên cứu thực tế rằng cảnh sát Mỹ bắn chết nghi phạm da trắng nhiều hơn nghi phạm da đen và tỷ lệ tội phạm của những người da đen cao hơn gấp nhiều lần so với người da trắng.
Ngược lại, khi một người Hồi giáo cực đoan đánh bom liều chết và có người đủ dũng cảm để chỉ ra rằng đây là hành động khủng bố Hồi giáo như hàng trăm vụ tấn công xảy ra hàng ngày trên khắp thế giới, người này sẽ bị gán nhãn là kỳ thị tôn giáo và “bài Hồi giáo”.

BM
Tâm lý nạn nhân là một con bài đầy quyền lực mà truyền thông cánh tả sử dụng để đạt được mục tiêu chính trị. Điều tương tự cũng đúng với cộng đồng người Mỹ La-tinh, người thiểu số bản địa, cộng đồng LGBT (chỉ chung những người đồng tính luyến ái nam, nữ, song tính và hoán tính hay còn gọi là người chuyển giới) và đặc biệt là người nghèo.
Khi có một vụ bê bối đối với các chính trị gia cánh hữu, họ đưa tin về câu chuyện bê bối đó.
Nhưng nếu đối tượng là các chính trị gia cánh tả, thì câu chuyện xoay trở lại thành: Ai đã tiết lộ những thông tin này một cách phi pháp?

BM
Ví dụ, khi  truyền thông muốn dấy lên sự nghi ngờ về việc ông Donald Trump thông đồng với Nga, họ tự do trích dẫn các nguồn tin giấu tên từ các quan chức vốn không được pháp luật cho phép tiết lộ. Nhưng khi Nghị sĩ Devin Nunes tuyên bố ông có thông tin rằng chính quyền Obama có thể đã sử dụng cơ quan tình báo sai mục đích nhằm chống lại ông Trump, câu chuyện trên các báo ngay lập tức trở thành: “Ông Nunes đã có được thông tin này như thế nào và ông ta làm vậy có hợp pháp hay không?”
Đưa tin các cuộc bê bối sao cho có lợi cho cánh tả và bất lợi cho cánh hữu, đó là Fake News.

BM
Cường điệu hóa những người cực đoan cánh hữu trong khi bỏ qua sự cực đoan của cánh tả.
Một sự kiện Fake News lớn nhất gần đây là khi truyền thông hùa nhau miệt thị các thành viên Đảng Trà (những người bảo thủ trong Đảng Cộng Hòa) là kỳ thị chủng tộc, trong khi tất cả những gì họ muốn là giảm thuế và giảm chi tiêu chính phủ. Phóng viên đã gán cho những người biểu tình của Đảng Trà những cái tên xấu xa nhất, viết về các cuộc tụ họp đa phần đều ôn hòa của họ là bạo lực, thù hằn và ghét bỏ người nghèo. Khi có thành viên nào đó của Đảng Trà có phát ngôn không chính xác, họ liền chộp lại và nói rằng phong trào này không đáng tin và đã bị vấy bẩn.
Trong khi đó, những phong trào chủ nghĩa xã hội bạo lực, đập phá tài sản nhà nước cũng như của người khác, bài Do Thái được tổ chức dưới cái tên Chiếm Phố Wall thì lại được ca ngợi là một sự phát triển xã hội quan trọng trong thời đại chúng ta. Cho đến khi những người biểu tình này biến mất sạch, để lại hàng đống rác và những mảnh vỡ sau các cuộc đập phá, thì báo chí lại im bặt.

BM
Những thành viên ôn hòa của Đảng Trà muốn chính phủ phải làm theo Hiến pháp, họ được mô tả là những kẻ quá khích; còn những kẻ chiếm phố Wall đòi chính phủ phải mở rộng trợ cấp theo mô hình chủ nghĩa xã hội thì được gọi là anh hùng. Đây là cách truyền thông tạo ra Fake News.

BM
Biên tập viên trang Newsweek Evan Thomas từng bị chỉ trích khi tạp chí của ông kết tội các cầu thủ bóng vợt của Đại học Duke tội hiếp dâm một phụ nữ da đen, một sự việc mà sau đã được chứng minh là sai vì nó không xảy ra. Thomas đã bảo vệ tờ báo của mình rằng, “xu hướng (phụ nữ da đen bị đàn ông da trắng hãm hại) trong câu chuyện là đúng, chỉ có sự kiện là sai”.
Nhiều hãng truyền thông lớn ở Mỹ gần như luôn tìm được cách đưa “xu hướng cánh tả” của họ ra công chúng, bất chấp thực tế có đúng hay không. Điều này gọi là sự xác nhận thiên kiến, là thiên vị và đó là Fake News.