Friday, July 31, 2015

Cổng Trường Trung Học Phan Bội Châu

San Jose California 2010


 Nam California 2015


Nam California 2012

 
  Washington D.C. 2008


 D.C. 2008



 Nam California 2015


 PBC 72 / 2015 Nam California


Sinh hoạt Liên Lớp 72 VN

 Sinh hoạt LL72 VN


Hoàng, Phạm Ngọc Hỹ, Trần Ngọc Diệp

NT Sơn , TV , TT Dư ( MN ) Phan T Quý.
Trên : NT Tương , K Dân , NT Thảo, kg ro, NT Nở, Lê T Thanh .


 Trần Ngọc Diệp / Hình by Thắng Lê

Tương, KD, Thảo.
Dưới: Quý, Dư.


TV, Kim Dân, Diệp, Chung

Trần Ngọc Diệp và Thu Vân

 Trần Ngọc Diệp


Thắng Lê thăm bạn tại VN

 Nguyễn Thị Năm (đội nón)

 Huỳnh Tiến Đạt đứng kế Kim Dân 

 Từ phải qua :
Nt Sơn,Tt Mòi, Phan t Quý, NT Nở, em gái Nở, Nt Thảo, phía sau Trần Ngọc Diệp, Nt Minh, Nt Anh, Nt Chung, anh Ái phu quân chị Anh, Phạm Ngọc Hỷ,
Con trai Chung, Anh Đào, Thu Vân.






Theo Suốt Con Đường

      Quê tôi ở cuối miền Trung, Mũi Né là vùng đất bên bờ biển xanh rợp mát bóng dừa, với những động cát vàng rực rỡ. Cảnh vật nơi đây thơ mộng, hiền hòa như người dân quê tôi. Buổi sáng từng đoàn thuyền giong buồm ra khơi để chiều trở về với khoang cá đầy, tươi xanh lấp lánh ánh bạc .

     Ngày đầu đi học, ngôi trường làng Khánh Thiện đón bước chân bé bỏng của tôi. Những ngày hè nắng cháy món quà quê Mẹ về chợ là những quả Điều đỏ, vàng mọng nước thơm tho ngọt lịm xen lẫn vị chát đọng trên đầu lưỡi. Quả Điều là thứ giải khát ưa thích trong những ngày oi bức thời ấy. Xứ Mũi Né đất cát, mùa bấc gió thổi cát bay mờ mịt nên cây Điều được trồng phủ xanh những trảng cát để chắn gió. Cây Điều nhiều lá lại rất sai quả. Những quả Điều xanh, đỏ, vàng lủng lẳng trên cây đong đưa trong gió như những quả chuông Noel xinh xắn luôn hấp dẫn lũ trẻ chúng tôi tìm đến hái trộm, bất kể cái nắng như rang. Thời ấy Điều có tên là Đào, lũ trẻ nghịch ngợm quen gọi là "Đào lộn hột", bởi cái hạt của nó lại nằm lộn bên ngoài. Và cái món ưa thích của lũ trẻ lại là cái hạt nằm bên ngoài đó! Cứ vài ba ngày, gom được một rỗ hạt, chờ Mẹ nấu xong bữa cơm chiều, hai chị em tôi cùng lũ bạn trong cái xóm Phố Lầu xúm xít nướng hạt Điều. Sau đó cùng nhấm nháp món hạt vừa thơm vừa béo với tất cả thú vị. Gió chiều đưa mùi hạt Điều nướng lan đi khắp xóm. Cái mùi thơm lạ lùng không lẫn vào đâu ấy đã ấp ủ tuổi thơ tôi, vương vấn mãi tận bây giờ.

     Lớn lên tôi phải đi học xa nhà. Mỗi sáng thứ hai, Mẹ tôi chuẩn bi cơm gói và các món kho như cá nục kho thơm, cá đục kho keo, mắm ruốc kho sả ... tùy theo mùa biển. Mấy mươi năm qua, sao tôi cứ nhớ hoài mùi cá kho thơm lừng của Mẹ ngày ấy, nó cho tôi cảm giác luôn có mẹ kề bên. Tôi nhớ như in những ngày mình dậy thật sớm, đạp xe vượt quãng đường dài hơn hai mươi cây số để học lớp đệ Thất, cái lớp học đầu tiên đầy lạ lẫm của bậc Trung học. Tôi là chị cả, Mẹ dường như ưu ái tôi nhiều hơn khi tôi đậu vào trường PBC danh giá. Mẹ cứ dặn dò bao điều mỗi lần tôi dắt xe ra ngỏ. trí óc trẻ thơ tôi cố nhớ vào đâù trong khi chân cứ vói bàn đạp, đạp thật nhanh mong rút ngắn quãng đường tới chợ Rạng, nơi có cái ao sen rộng nằm khuất sau rặng dừa tơ. Lần nào đi học tôi cũng ghé cái ao một lát chỉ để níu mấy cành sen mọc sát bờ ao, mê mãi ngắm vẻ đẹp tinh khôi rạng rỡ mê hồn , kề mũi hít lấy hít để hương thơm ngọt ngào thanh khiết của đóa hoa sen vừa mới nở .Mùi hoa sen như giúp tôi quên đi đoạn đường bảy cây số cắm cổ đạp xe .Ngọn gió sớm mai mát rượi , đong đưa những đóa sen hồng, sen trắng nổi bật trong cái ao xanh màu ngọc biếc , làm khung cảnh thêm lung linh rực rỡ . Cảnh vật này đối với đứa trẻ hay mơ mộng như tôi , bổng hóa thành cảnh thần tiên cổ tích . Suốt quãng đường dài đến trường , tôi còn được đắm mình trong mùi hoa cau nở rộ hai bên đường . Hương cau nồng nàn quyến rũ lan tỏa trong gió thơm ngát cả không gian .Tôi mãi mê đi , cố hít đầy lồng ngực mùi hương cau ngào ngạt như sợ nó tan biến mất . Nhiều đoạn đường bị cát động tràn lấp , phải hì hục dắt bộ với túm gạo lắc lẻo sau ba ga ,tôi như không hề biết mệt , phải chăng mùi hương hoa dân dã mà vô cùng tinh khiết đã cho tôi cảm giác nhẹ nhàng thanh tịnh, sảng khoái xiết bao.

       Rồi tới một ngày tôi phải rời xa con đường đi học thân thương ấy ! Ba tôi làm công chức, được thuyên chuyển về Tòa Tỉnh ở Phan Thiết. Từ đó Phan Thiết là nơi gia đình tôi gắn bó đến giờ.
   Phan Thiết với những chiếc cầu bắc ngang sông Mường Mán. Con sông như chia thành phố làm hai khoảng trời riêng ! Có cái cũ kỹ của phố chợ lâu đời cùng những lều nước mắm thâm u bí ẩn, những dinh thự cổ kính  kiến trúc cầu kỳ bên hữu ngạn.
Cùng với những xóm làng xanh ngắt bóng cây, Tháp Nước bên này sông vươn cao, như bà Mẹ quê mãi đứng ngóng chờ những đứa con xa...

       Từ biển, quê hương Phan Thiết càng thêm ấm no, trù phú với nghề làm nước mắm, bao đời nổi tiếng khắp nơi. Những lều nước mắm dập dìu từng đoàn người gánh cá nục, cá cơm từ bến thuyền về thâu đêm suốt sáng trong vụ muà tháng năm, tháng sáu. Đèn măng-xông sáng bừng cả làng Đức Thắng, làng nghề với những gia tộc hàm hộ nước mắm nổi tiếng giàu có. Người đông vui như hội, trên bến dưới thuyền rộn rã âm thanh... Và trong cái nhộn nhịp đầy sức sống ấy, mùi cá tươi, mùi biển mặn hòa cùng cái mùi đặc trưng của những lều nước mắm, mỗi sớm mỗi chiều đã trở nên gần gũi thân thương với người Phan Thiết tự lúc nào không ai biết !
      Riêng tôi, đã có những mùi hương đọng lại trong tiềm thức, theo tôi đi suốt quãng đời. Để rồi có hôm tình cờ bắt gặp, bao nhiêu kỷ niệm ùa về làm xao động tâm hồn tôi ...
Mây Mùa Thu

Trần Văn Thân: Người biệt kích dù bất tử


Thiếu Úy Trần Văn Thân
Bravenet Counter Stats
Powered by Bravenet
View Statistics


1974 - 1975 : Những ngày cuối cùng của cuộc chiến Việt Nam trở nên khốc liệt hơn bao giờ hết. Lợi dụng đường mòn Hồ Chí Minh đã bị bỏ ngỏ và những điều khoản bất công phi lý trong bản Hiệp định ngưng bắn do Hoa Kỳ sáng tạo, nên Cộng Sản Bắc Việt đã di chuyển gần hết các Sư đoàn chủ lực vào Miền Nam, uy hiếp các tỉnh địa đầu giới tuyến thuộc Quân Đoàn 1, đồng thời bao vây Cao Nguyên Trung Phần, thuộc lãnh thổ Vùng II Chiến thuật với ý đồ tấn công cưỡng chiếm VNCH, ngay khi Quân đội Hoa Kỳ và Ðồng Minh đã rút hết về nước, phủi tay trước những cam kết của nhiều đời tổng thống Mỹ, đã ký hứa giúp đỡ Miền Nam VN, chống lại cuộc xâm lăng của Cộng Sản Ðệ Tam Quốc Tế, do Bắc Việt đảm nhận suốt cuộc chiến tương tàn, sau khi chia hai VN vào tháng 7-1954.Trước tình hình nguy ngập của đất nước, gần như tính bằng ngày. Thế nhưng QLVNCH vẫn không bỏ cuộc và dù biết đang phải chiến đấu trong cô đơn đầy thiếu thốn, mà mạng sống của người lính ngoài chiến trường, thì mỏng manh hơn bao giờ hết. Vậy mà chẳng ai nghĩ tới chuyện đào ngũ, bỏ trốn ra ngoại quốc, cho dù người Mỹ đã cố tình tiết lộ việc di tản cho một số quan chức có quyền hành tại Sài Gòn. Cao cả và đáng kính trọng khâm phục nhất, cũng vẫn là những người Lính thuộc Binh Chủng Biệt Kích Nha Kỹ Thuật , trong đó bao gồm Các Toán Công Tác Xâm Nhập thuộc các Ðoàn Công Tác và các Ðoàn Liên Lạc của Nha Kỹ Thuật/Bộ TTM/QLVNCH, vẫn tiếp tục tiến hành công tác xâm nhập vào những mục tiêu nguy hiểm nhất, chẳng khác nào nhiệm vụ ám sát toàn quyền Pháp là Merlin, của Liệt Sĩ Phạm Hồng Thái tại Hồng Kông vào năm 1924. Có thể nói được, đây là cuộc đổi mạng của người lính cảm tử NKT giữa chốn ba quân, để mang về cho QLVNCH, những tin tức tình báo chiến lược, được cập nhật hóa tại chỗ đóng quân của giặc. Nhờ đó mọi cấp chỉ huy tại các vùng chiến thuật, mới nắm vững được tình hình và hoạt động của địch, để ta điều nghiên ứng phó.
Ðoàn Công Tác 75 trách nhiệm vùng II Chiến thuật, với những nhiệm vụ đặc biệt kể trên... Quân số của Ðoàn, có 9 Toán Thám Sát, mỗi toán gồm một Sĩ Quan Trưởng toán, năm Hạ Sĩ Quan Chuyên Viên và các toán viên công tác. Quân số này tùy theo nhiệm vụ giao phó, nên số nhân viên công tác tăng hay giảm với nhu cầu. Ít ai biết tới sự hy sinh cao cả nhưng âm thầm của những người Lính NKT trên, chỉ riêng những ngày đen tối 1974-1975, đã có tới bảy trong chín Sĩ Quan Trưởng toán, đã hy sinh tại chiến trường máu lửa, trong chốn ba quân, phần lớn bị banh thây bầm xác vì bom đạn và lòng căm thù tuyệt đỉnh của giặc. Số khác mất tích, bởi không một ai chịu đầu hàng để mà sống nhục. Chết thì chết, những Toán còn lại vẫn tiếp tục bổ sung và tiến hành công tác hiểm nguy cho đến những giây phút cuối cùng, phải rã ngũ vì lệnh đầu hàng VC, do Tổng Thống Dương Văn Minh ban hành vào trưa 30-4-1975.
Cố Trung Úy Trần Văn Thân: Ông sinh năm 1942 tại Phú Trinh Phan Thiết, Tỉnh Bình Thuận, cựu học sinh trung học PBC, Bạch Vân và Bồ Ðề. Nhập ngũ tháng 10-1962, cùng với Ðặng Ken, Cao Minh, Nguyễn văn Nghĩa, Nguyễn Văn Ðại, Trần Khói Hương... Các bạn Minh, Ðại, Nghĩa cùng Thân kẻ trước, người sau đền nợ nước, Trần Khói Hương chết sau khi ra tù CS, chỉ còn Ðặng Ken trước là cận vệ của Tướng Ðặng Văn Quảng Tư Lệnh LLDB... sống già nơi quê hương Phan Thiết. Thân ra trường tháng 3-1963 và về Binh Chủng Lực Lượng Ðặc Biệt, năm đó trú đóng tại Nha Trang. Ông cũng là võ sư cao cấp của Thái Cực Quyền, vì vậy được chọn về Ðơn Vị Quân Cảnh của Bộ Tư Lệnh LLÐB.Sau Tết Mậu Thân 1968, Trần Văn Thân là trưởng toán thám sát thuộc Ðoàn Công tác 75, có nhiệm vụ xâm nhập vào các vị trí đóng quân của Các Ðại Ðơn Vị Cộng Sản Bắc Việt, để thu nhặt cập nhật hóa tin tức tình báo chiến lược. Theo tin tức của những đồng đội hiện còn sống sót tại hải ngoại cho biết Thiếu Úy Trần Văn Thân, đã bị mất tích vào Mùa Hè 1974 vì bị giặc săn đuổi, ông đã bơi qua một con sông nước chảy xiết nên chết mất xác. Những giây phút thảm tuyệt này, đã được một nhân viên mang máy may mắn được sống sót kể lại. Vậy mà từ ấy cho đến nay những người thân trong gia đình, thảm nhất là mẹ ông là bà Ngô Thị Dân ở Phan Thiết, cùng với người vợ trẻ tên Nguyễn Thị Liễu với ba con thơ dại tại Sài Gòn, lúc nào cũng ngong ngóng hy vọng là con và chồng-cha mình, vẫn còn sống trong các trại tù đâu đó, rồi cũng sẽ trở về như nhiều bạn bè của Thân cùng đơn vị và quê Phan Thiết. Cứ chờ đến nỗi mẹ già khóc mù cả hai mắt rồi gục chết vào năm 2000, nhưng vẫn không ngớt gọi tên đứa con thân yêu của mình. Riêng người vợ trẻ thay chông nuôi con, ở vậy cho tới khi tất cả khôn lớn vào đời, còn mình thì cứ ôm ấp hình bóng của người chồng cũ, vẫn sống trong những di ảnh thân thương nguyên vẹn, mà chàng thì biền biệt tận phương nào?
Chuyến công tác cuối cùng của cố Trung Úy Trần Văn ThânThi hành công tác được Bộ Tư Lệnh Quân Ðoàn II giao phó, với nhiệm vụ thâu thập tin tức về các hoạt động của địch quân đang hiện diện trong lãnh thổ, thuộc vùng chiến thuật. Toán Thám Sát do Thiếu Úy Trần Văn Thân làm trưởng toán, nhận lệnh thi hành công tác bí mật tại Ðèo An Khê, nằm trên Quốc Lộ 19, giữa đường từ Bình Khê đi An Túc, thuộc Tỉnh Bình Ðịnh. Lúc đó vùng này, coi như một chiến trường đẫm máu, giữa Sư đoàn 3 Sao Vàng của Cộng Sản Bắc Việt và Sư đoàn 22 Bộ Binh của QLVNCH. Ðịch quân hiện diện cả một vùng rộng lớn trong lãnh thổ các Quận Bình Khê, An Túc, Hoài Ân, An Lão... mà dấu hiệu để lại tại chỗ, là việc cán binh đào xới sạch lán những nương khoai, rẫy mì của đồng bào Bà Na trong vùng, để làm lương thực nuôi quân.Theo tin tức ghi nhận, thì Toán Thám Sát của Thiếu Úy Thân đã chạm địch từ những giây phút đầu, vì lọt vào Bộ Tư Lệnh của Sư Đoàn 3 Sao Vàng CSBV, bên cạnh có một trung đoàn bảo vệ. Tuy vậy họ đã chống trả mãnh liệt trước quân số hàng ngàn của Cộng quân, thêm vào đó còn có cả trời phòng không của Nga Xô và Trung Cộng viện trợ, trong lúc Toán Thám Sát của Thân, vỏn vẹn chỉ có sáu người. Nhưng cuộc đời của người lính VNCH là vậy đó, nhất là những người lính cảm tử NKT. Bởi vậy, các cấp chỉ huy liên hệ, chỉ còn biết nghe đồng đội của mình, qua tiếng báo cáo với đại bàng, là đơn vị đang chạm địch nặng, cùng lúc với tiếng súng lớn nhỏ và lựu đạn nổ, xen lẫn tiếng hô xung phong, vang lên từng đợt trong ống liên hợp. Cùng hòa tấu trong điệu ru nước mắt này, là tiếng đạn phòng không nổ tung tại một vùng xa xôi nào đó, nhưng âm hưởng truyền qua máy, cũng đủ làm rách tai người hiệu thính viên đang trực. Cuối cùng là tiếng thét của Thiếu Úy Trưởng toán Trần Văn Thân 'Zulu - Zulu' Âm thanh càng lúc càng nhỏ dần và tan biến vào trận địa, lúc đó vẫn còn vang tiếng súng ở một góc trời.Vậy mà hơn 34 năm sau, dường như tiếng thét cuối cùng của người Lính Trận: Cố Trung Úy LL Trần Văn Thân, vẫn còn vang vọng đâu đây, bảo sao những người thân của ông, cứ vẫn tin là con, chồng và ba của mình còn sống, nay đang ở nơi nào đó, mai sẽ về...!
Sau khi nhận được tin dữ về Toán Thám Sát của Thiếu Úy Thân, Nha Kỹ Thuật đã phối hợp với không quân, hằng ngày tiếp tục lên vùng tìm kiếm dấu vết của những người sống sót đang ẩn nấp trong rừng sâu, từ ánh sáng của kiếng chiếu rọi lên, hoặc Panô (Panel), hay hỏa châu cấp cứu, cũng như bất cứ tín hiệu truyền tin nào, của Toán thất lạc nhưng tất cả đã ra đi không hẹn ngày về.Ðại Úy Nguyễn Hùng Trâm (hình bên, hiện ở Mỹ), Liên Toán trưởng thuộc Ðoàn 75 Công tác, vô cùng cảm xúc khi đọc bài viết về Cố Trung Úy Trần Văn Thân, vì chính ông là người đã bay thả toán thám sát của Trần Văn Thân tại đèo An Khê, tỉnh Bình Ðịnh. Ðây là thời gian nguy ngập nhất của chiến trường này, nên chỉ vỏn vẹn một tháng ngắn ngủi, mà Ðoàn Công Tác 75 đã mất 3 toán thám Sát LLDB trong khu vực này. Theo báo cáo, thì Toán của Thân đụng độ với một Trung Ðoàn thuộc Sư Đoàn 3 Sao Vàng, ngay khi vừa nhảy xuống, với nhiệm vụ chặn bắt một Bác Sĩ VC ở đầu đường mòn. Tên này sau đó cũng bị toán thám sát của Trung Ðoàn 45 thuộc SD23BB/VNCH , chân ở phía cuối đường đã bắt được, giải giao cho Ðại Tá Trịnh Tiếu, Trưởng Phòng 2 Quân Khu và được trực thăng chở về Pleiku khai thác.
Còn sống sót trong 7 toán thám sát thuộc Ðoàn 75 bị thất lạc, là Thiếu Úy Vũ Văn Quyền cũng xác nhận là Thiếu Úy Trần văn Thấm đã mất tích vào năm 1974. Xin nghiêng mình tri ân những người đã hiến thân cho đất nước và dân tộc Việt. Thảm thương ơi cho thân phận người lính VNCH, một đời vì nước-dân, màu cờ sắc áo, bảo vệ cho đạo pháp tại Miền Nam, thế nhưng nay có còn được bao nhiêu người nhớ tới.
 
Phạm HòaTrưởng Toán 723 / Ðoàn Công Tác 72 Sở Công Tác/Nha Kỹ Thuật/Bộ TTM/QLVNCH

Đôi chim cu đất và mối tình già

Vợ chồng tôi dọn đến Irvine khi các con bắt đầu vào lớp tiểu học. Thành phố mới thành lập được vài thập niên nên tổ chức tiện nghi để con trẻ có thể học hành từ lớp vỡ lòng đến chương trình đại học. Những năm đầu, chúng tôi hạnh phúc nhìn các con đi bộ băng ngang công viên đến trường nhưng rồi thời gian đó đã qua nhanh và ngôi nhà xưa kia đầy đủ năm người hiện nay chỉ còn vợ chồng già lủi thủi bên nhau.
“Chim nhà” đủ lông đủ cánh đã bay đi tìm tương lai ở phương trời xa, chim trời bay ngang mỗi ngày thấy căn nhà vắng vẻ, để ý rồi làm tổ như câu nói “đất lành chim đậu.”

Sống đời hưu trí nên thanh thản, tôi có thói quen uống cà phê khi người vợ trẻ dậy sớm đi làm. Một mình ngồi nhâm nhi mùi thơm vị đắng, tôi sung sướng được dịp quan sát cảnh vật chuyển mình vào lúc trời bừng sáng.

Mùa xuân năm nay, tình cờ tôi có đôi bạn. Vợ chồng Dove đến xây tổ dưới mái nhà. Mourning Dove là tên Mỹ vì tiếng gáy nỉ non như than khóc nhưng thực ra đó là tiếng lòng ỉ ôi của chim đực gọi mái. Chúng sống có đôi, cùng ấp trứng nuôi con theo giờ giấc quy củ, chẳng bao giờ thấy giận hờn, lại thường say đắm tỏ tình. Chỉ vài đặc điểm ấy thôi cũng chứng tỏ chúng là những cặp uyên ương lý tưởng mà xã hội loài người thầm mong ước. Người Việt gọi chúng là chim Cu Đất, Cu Gáy hay chim Cổ Cườm.

Từ cửa sổ, tôi có thể quan sát đôi chim một cách kín đáo sau bức màn che. Nhìn chúng đi lại, dễ phân biệt con trống và con mái vì chồng nó giống tôi, thân hình đẫy đà hơn “my Dove” một chút. Chim Cu Đất có đôi mắt đẹp, nhìn nó tôi thường bị hớp hồn bởi nét thơ ngây thanh tịnh và chất từ bi ở một thế giới hòa bình không thật trên cõi đời này. Yêu nhau, đạp mái xong thì nàng mang thai, ấy cũng là lúc cả hai cùng bay để tìm nơi an cư tạm trú.
Chim mái tình cờ chọn chỗ nằm ở ngay dưới mái nhà của chúng tôi. Chim đực chiều ý vợ, nàng bảo sao chàng nghe vậy, rồi tha về những cành khô để nàng làm tổ.
Xây xong thì nàng đẻ hai trứng, vợ chồng thay phiên ấp ủ sáng chiều, vợ nằm thì chồng kiếm ăn mang về nuôi đến khi hai chim con ra đời, mỗi đứa một việc giống như cảnh “chồng cầy, vợ cấy, con trâu đi bừa.”
Sau đó, chim bố và chim mẹ cùng bay luẩn quẩn gần tổ tìm thêm hạt để mớm cho con. Chúng há miệng to lắm, kêu tíu tít gọi mẹ hoặc bố để dành miếng ăn.

Khoảng năm giờ, khi nắng chiều bớt gay gắt và màu vàng ngọc vẫn còn lung linh trên đầu cây ngọn cỏ, nhiều hôm, tôi thấy vợ chồng chim đứng phơi nắng sát bên nhau trên giàn dậu trước căn phòng bếp, càng nhìn cảnh mặn nồng thiên hướng ấy tôi càng thấy động lòng yêu thương!

Vào giờ này, vợ tôi cũng đã về sau một ngày làm việc, chúng tôi cùng ngắm đôi chim rỉa lông, chùi mỏ, mắt khép mắt mở âu yếm hôn nhau. Chim vợ nhiều hưng phấn, rên rỉ trong cổ tựa như “love me tender, love me sweet, never let me go” rồi rúc đầu vào lông chồng say đắm.
Khoảnh khắc đó, đứng bên cửa phòng, tôi có thể chiêm ngưỡng được cảnh gia đình chim đầm ấm ở cả hai nơi. Giữa tổ, hai chim con no nê thản nhiên nằm ngủ trong lúc bố mẹ đứng sổ lông tỏ tình bên hàng giậu thưa.

Tôi quay lại định khoe thì thấy vợ tôi cũng đang chăm chú nhìn và mỉm cười. Nhưng có lẽ cử chỉ tự nhiên sỗ sàng ấy đã làm nàng ngượng ngùng nên mau chóng quay về với bếp núc, sửa soạn đồ ăn cho bữa cơm chiều.

Khi nắng tắt, không gian nhuộm màu xám đục là lúc mẹ về bên con. Mẹ nằm giữa, hai con hai bên và mỗi đứa ủ một đầu cánh dự trù nhiệt độ ban đêm sẽ xuống thấp. Lạ thay, chim bố không bao giờ nằm chung tổ mà hay một mình trên mái nhà, cứ như thi sĩ tìm cảm hứng, đứng thơ thẩn nhìn hoàng hôn đi. Chẳng tối nào ngủ cùng vợ con nhưng mỗi sớm mai, bình minh vừa lên là đã thấy nó bay vờn quanh tổ để thay vợ ấp trứng từ sáng đến trưa. Khi vợ ấp thì chàng vất vả bay đi bay về kiếm từng hạt cây nuôi nàng cho đến khi mỏi cánh.
Vợ chồng chỉ gần nhau nghỉ ngơi trên hàng dậu vào lúc chiều tàn suốt hai tuần chờ trứng nở ra con.

Nhìn tổ chim kích thước giới hạn, tôi tò mò suy ra chút sự thật. Tổ ấm xây hình tròn, nhỏ đủ cho gia đình chim chỉ một mẹ hai con chứ không có chỗ để chim bố ngủ đêm nhưng tôi thắc mắc chẳng biết chàng sẽ về đâu hằng đêm?
Ngủ vất vưởng một mình dưới cành lá kín hay cũng lập phòng nhì, năm thê bẩy thiếp như các đấng nam nhi loài người? Mỗi chiều khi hoàng hôn dần tắt nắng, chim bố vô tư giữa trời với nét thanh thản, có lẽ chàng tự mãn vì đã lo xong bổn phận một ngày đầy đủ đối với gia đình?

Tôi cố đoán xem chim nghĩ gì sau giây phút ân ái với người tình bên hàng dậu rồi cô đơn đứng trên nóc nhà mà chẳng thể nào hiểu thấu tâm tư nỗi lòng của nó.

Thế rồi một buổi sáng, bình thường như mọi ngày, tôi không còn thấy đôi bạn ấy nữa. Chim con ra ràng đã đủ lông cánh bay xa và bố mẹ chúng cũng giã từ tổ ấm. Gia đình chim bỏ tôi đi không lời từ biệt.
Tôi ngơ ngẩn bắc thang lên thăm và thấy tổ được xây đắp thật công phu thế mà đôi chim cũng chẳng màng, sẵn sàng trả lại trời đất những gì chúng đã vay mượn! Ngắm cái tổ rơm một thời hạnh phúc bây giờ te tua hoang tàn mà lòng buồn mênh mang, tôi đành phá đi và hốt chùi rác rưởi cho ngôi nhà sạch sẽ trở lại. Thế là vợ chồng chim đã tá túc ở đây gần một tháng mùa xuân để chồng nuôi vợ, vợ ấp trứng ra con rồi đường ai nấy đi không chút bận bịu, không cả một tiếng trách móc kêu than. Anh đường anh, em đường em, tình nghĩa đôi ta chỉ thế thôi! Tự do bay đi, tự do bay về khắp bốn phương trời, trước và sau thời gian sum họp.

Chim đi rồi, nhớ vợ chồng chim nên tôi đọc sách tìm hiểu. Hóa ra người đời vẫn thường dễ lầm. Có cái lầm bé nhưng đôi khi cũng “bé cái lầm” nghĩa là lầm lớn, tựa như câu chuyện tình của chim Cu Đất!

Chẳng ai có thể ngờ chúng yêu nhau suốt đời, không tin cũng phải tin. Chung thủy chỉ một vợ một chồng từ lúc trưởng thành cho đến phút biệt ly lìa trần. Ý trời hay ý chim? Dĩ nhiên phải là ý trời và vì sống theo ý trời nên chim “đạo đức” ngay thẳng có sẵn trật tự thiên nhiên, rõ ràng hiệu nghiệm hơn những giáo huấn hay dự luật gia đình của xã hội loài người.
Qua bao thế kỷ, tình người vẫn điêu ngoa, gian dối, ngoại tình, ly dị, “ông ăn chả bà ăn nem,” “vợ cả vợ hai… cả hai đều là vợ cả,” bất chấp phép vua hay lệ làng từ thời cổ đại đến văn minh.

Phải chăng tiếng chim Cu êm ái là tiếng lòng thánh thót nên đẹp và trong sáng? Còn tiếng hát loài người “Yêu ai yêu cả một đời,” vừa nghe xong, chúng ta đã có ý nghĩ xấu vì mang đầy hoài nghi lẫn ngờ vực!
Câu chuyện tình của đôi bạn Dove đến đây vẫn chưa kết thúc bởi vào khoảng đầu xuân năm sau, chúng tôi lại thấy vợ chồng Cu Đất tha cành khô đến làm tổ cũng tại nơi chốn cũ. Biết ngay nàng chim say tình nên bây giờ sắp đến ngày đẻ trứng. Rồi chỉ vài tuần, chim mẹ lại sinh hai con, nuôi nấng trong tiết xuân nên chúng lớn nhanh như thổi.
Bình minh mỗi sáng, tôi may mắn nghe lại tiếng chim “cúc cu” rộn ràng khi ngồi uống cà phê một mình. Buổi chiều, vợ chồng lại nhìn chúng đứng trên hàng dậu âu yếm, chùi mỏ, tỉa lông rúc vào nhau như chuyện mùa xuân cũ năm xưa.

Tôi vui hơn vì có bạn. Hạnh phúc thay gia đình đôi chim Cu! Chúng cư xử với nhau hiền hòa, không thấy cảnh chịu đựng mà chỉ thấy yêu thương, ấp trứng nuôi con và cất tiếng hót “cúc cu” từng ngày.

Đôi khi tôi cảm nhận sự thật để phân bì loài chim với loài người. Mối tình già nào xét ra cũng mang ít nhiều mâu thuẫn chẳng bao giờ được suôn sẻ giống như mối tình của chim Cu Đất. Ai cũng sống một đời, chim cũng thế! Chả lẽ chim lại khôn hơn người hay tất cả đều do bản năng sắp đặt và con người sân si nhiều dục tính chỉ là nạn nhân đáng thương hay đáng tội? Ít ai tâm niệm và đắc ý có thể “Yêu ai yêu cả một đời” như tính năng bẩm sinh của đôi chim Cu Đất trong cõi ta bà ngày nay.

Mỗi độ xuân về, tôi lại có ý chờ. Đôi chim giữ thông lệ, bay đến xây tổ mới dưới nóc nhà, chắc hẳn nàng yêu chồng quá nên lại thai nghén sắp trở dạ?

Vợ chồng tôi mỗi năm mỗi già, sức khỏe yếu dần và theo năm tháng tính tình một ngày một khó, mà nhìn quanh ít thấy ai thân thiết hơn nên vẫn phải cố gắng chịu đựng gắn bó với nhau. Tuy nhiên, chuyện đời ở thế gian này vốn dĩ chẳng lúc nào phẳng lì như mặt nước hồ thu mà ngược lại chất chứa đầy rủi ro, hận thù, đe dọa muôn loài mỗi lúc mỗi nơi!

Hôm ấy, ra phố về nhà vào giữa trưa, tôi bàng hoàng thấy lông chim bay tơi tả và hãi hùng nhận ra vài vết máu loang lổ dính trên giàn dậu. Tim đập mạnh, tôi âu lo vì biết vừa có án mạng xảy ra ở nơi đây. Nhìn lên nóc nhà, hai chim con ngủ gục thỉnh thoảng kêu khẽ có lẽ vì đói lạnh? Bố mẹ chúng vắng tổ nhưng ai đã bị giết khi mỏi cánh nghỉ ngơi ở hàng dậu?
Đợi đến chiều khi vợ tôi về, chúng tôi cùng ra quan sát thì thất vọng nhìn cảnh tượng thảm thương! Hỡi ôi… chỉ nửa ngày mồ côi mà một con đã rớt nằm chết dưới đất, con trong tổ đang quằn quại vì bị kiến cắn. Tôi vội vã leo lên ẵm chim xuống, đưa cho vợ chăm sóc rồi dọn sạch đàn kiến. Chúng manh nha ngửi thấy mùi tử khí nên bắt đầu bu quanh thân xác con vật đáng thương.
Chim con chưa mọc lông nên vợ tôi ủ khăn ấm cho thân trần nó đỡ lạnh rồi để lại vào tổ đợi mẹ hay bố nó bay về.

Quả nhiên, gần chập tối, nhìn từ cửa sổ sau bức màn che, tôi thấy một con đã bay về nằm xòe cánh ấp. Trời chiều nên chẳng rõ chim bố hay mẹ? Không bỏ rơi con nhưng liệu lòng nó có đau khi thấy thiếu mất một?

Suốt bữa cơm muộn buổi tối hôm đó, vợ chồng tôi không ngớt bàn chuyện gia đình chim. Buồn vì đoán chừng diều hâu đã ăn tươi nuốt sống chim bố hoặc mẹ và chim con bất hạnh đã được chúng tôi chôn cất trước nhà. Dù sao, vợ chồng vẫn còn vui khi thấy bố mẹ nó sống sót bay về lo lắng cho con.
Tảng sáng hôm sau, cầm ly cà phê nóng trên tay, tôi bước ra thăm tổ chim thì cảnh đau thương thêm một lần nữa hiện ra trước mặt. Đàn kiến bu đầy thân chim con chết trong tổ một mình, bố hay mẹ đã bay đi, bỏ lại xác con lúc nào không hay! Thế là hai nấm mộ chim sơ sinh được an táng gần nhau.

Kể từ hôm ấy, Dove không bao giờ trở lại nhưng chuyện tình một thời hạnh phúc qua nhiều mùa xuân của đôi chim Cu Đất vẫn mãi mãi nằm trong kỷ niệm của gia đình chúng tôi bởi vì vợ chồng tôi nhận ra rằng… cái tai nạn của gia đình Dove cũng có thể ngày mai xảy đến với bất cứ gia đình nào!

Quả tình, không ai biết trước được tương lai. Bất hạnh chợt đến, chợt đi chẳng bao giờ rung chuông báo động và dĩ nhiên suy diễn thêm thì mỗi sáng rời nhà, người vợ trẻ của tôi chắc gì một ngày như mọi ngày sẽ về ăn chung bữa cơm chiều?
Với tuổi già, chỉ có hôm nay là hệ trọng rồi tự hỏi còn bao lâu nữa sẽ đến ngày giờ vĩnh viễn chia phôi thì hiểu ngay bài toán cuộc đời.
Rất gần, gần đất xa trời! Vậy thì một ngày với tuổi già là quý, “không vui cũng mất một ngày” thế sao vẫn bất lực để những mâu thuẫn xâm chiếm tâm hồn?

Yêu, ghét, hờn giận, hiền hòa, khó khăn, gắn bó, chịu đựng chỉ là những trạng thái tâm lý. Con người dễ dàng sửa đổi tâm trạng nếu có tri thức. Chân lý đi từ chữ “hiểu” vần đến chữ “thương” một cách nhanh chóng với tất cả nồng nàn tha thiết.
Chỉ một tai nạn bất ngờ ập đến đã kéo sập tổ ấm gia đình Dove giống như học thuyết hiệu ứng Domino. Giả sử chàng Dove đã bị tàn sát, tôi cũng không biết nàng Dove hiện nay đã chết theo chồng, tái giá hay còn góa bụa độc thân.

Nhưng chuyện tình hạnh phúc và bất hạnh của đôi bạn Dove chính là những bài học quý giá, chân thành, ngoạn mục cho mối tình già của vợ chồng tôi vào ngả rẽ cuối đường đời.

Bao khó khăn vô nghĩa hầu như tự tan biến ở cả hai phía. Yêu không nghĩa là ôm nhau ngủ hằng đêm, cứ tự do bay nhảy cho tâm hồn sảng khoái nhưng cố giữ tình chung thủy với bổn phận chu toàn.

Yêu là biết quên mình để yêu người, chung tình như Mourning Dove!
Cảm ơn Cu Đất và cảm ơn Em

 Viết tặng một người yêu dấu            
Cao Đc Vinh.


Video Saigon xưa

Thursday, July 30, 2015

Bạn cũ trường xưa LL72 Sưu tầm by Tương Nguyễn, Lê Thắng và các bạn liên lớp 72

Ngoài cùng áo trắng là Mộng Liên, Đặng thị Tỵ, Kim Dân, Bích Phượng, Thanh Tâm, và Bạch Yến


 Đào ngọc Bích Phượng 72

 Thinh?, Xuân méo, Thắng Lê, Tâm Thái, Thắng Hồ, ?, Lê Văn Sơn.


 Nguyễn thị Anh, lớp trưởng, Bich Phượng, Trần thị Phước và 
Nguyễn thị Thiết (L19)
Sorry hình mờ sẵn nên không làm rỏ hơn được, lâu qua mới thấy cầu thang bên hông 


Phạm Hòa


Thu Vân 


Tương Nguyễn




Tương Nguyễn






Hồng Thúy, Mộng Quyên và Châu Minh


Hồng Thúy và Mộng Quyên


Hồng Thúy và Mộng Quyên (Thương Chánh)