14/07/200500:00:00(Xem: 6888)
Kính tặng Quý Ân Sư và Bạn Bè -- Riêng Mai Minh, Trầm Kha và Nguyễn Minh Đức.
Năm 1991 về thăm lại quê hương Phan Thiết, cái địa danh mà trong suốt ba chục năm chinh chiến luôn, được la làng là thành đồng xã nghĩa, là hậu phương lớn trong hai cuộc chiến tranh chống ngoại xâm, tóm lại phải được tưởng thưởng. Nhưng hởi ơi, tất cả đã trái ngược hoàn toàn cho tới khi đảng đổi mới để cứu nước. Thành ra Bình Thuận, Phan Thiết hầu như đã không còn bạn bè, phố xá, không còn hơi thở và sinh khí của một miền quê hương biển mặn thân thương, đã được tổ tiên xây dựng suốt ba trăm năm qua, bằng máu và nước mắt. Những con đường mơ mộng rợp dưới nắng hoa buổi trước, mang tên những anh hùng, liệt nữ như Nguyễn Hoàng, Lương ngọc Quyến, Trần Cao Vân, Trần quý Cáp, Huyền Trân Công Chúa.. cũng theo giông bão Truờng Sơn mà tan biến trong cõi muôn trùng.
Hai mươi năm quốc cộng chinh chiến triền miên, chẳng những gây nên cảnh nồi da xáo thịt, mà còn tạo nên cảnh đối đầu bi thảm về ý thức hệ, rồi còn chịu thêm nỗi trăn trở của cơn sốt chính trị do bọn loạn tướng, kiêu tăng gây ra, xô đẩy nhiều mái đầu xanh vô tội vào ngỏ cụt, làm tổn thương đến những mái trường thân yêu tại Phan Thiết, khi bị mang tiếng tiếp tay với giặc, phá nát Phan Thành.
Theo tài liệu hiện hành, tính đến năm 2005, trường Trung Học Công Lập Phan Bội Châu, tọa lạc tại đường Nguyễn Hoàng, thành phố Phan Thiết, được công nhận là một trong sáu trường trường trung học công lập phổ thông nổi tiếng nhất trong nước về mọi phương diện, từ trường ốc, việc giãng dạy và trên hết là số học sinh tốt nghiệp bậc trung học , trong đó có nhiều người tài giỏi, đạo đức và thành công lớn khi bước vào đời. Hiệu Trưởng hiện nay là Hoàng công Bình, cũng là một cựu học sinh của trường, niên khoá 1955-1963. Sau ngày 30-4-1975, có nhiều nam nữ giáo sư cũng như cựu học sinh của trường định cư khắp nơi trên thế giới. Tính đến tháng 3-2002 có hơn 50 cựu giáo sư và trên 400 học sinh từ niên khoá 1952 (Trần Thiện Hiệp, Nguyễn Đình Duật) tới niên khoá 2000 (Từ Tâm). Nhắc tới trường Phan Bội Châu, ngoài việc tìm hiểu quá trình hoạt động, những thăng trầm kỷ niệm, cũng không thể nào không nhắc tới những cựu học sinh đã hy sinh cho tổ quốc trong cuộc chiến vừa qua, trên một trang danh sách dài thườn thuợt, mà người nằm xuống đầu tiên là Lê văn Quế và kẻ cuối cùng là Trần thiện Khải. Một hãnh diện lớn lao khác là sự thành danh của các học sinh Phan Bội Châu khi bước vào đời. Họ là những giáo sư trung, đại học, những bác sĩ, kỹ sư, dược nha sĩ, những ca nhạc sĩ nổi danh, những nhà văn nhà báo can trường, những cấp chỉ huy trong quân lực cũng như hành chánh của Việt Nam Cộng Hòa. Tất cả đều là những nụ hồng, mang hương sắc tuyệt diệu cho các thế hệ Phan Bội Châu hôm qua, hôm nay và mãi mãi như tên tuổi của vị anh hùng cách mạng dân tộc Phan Bội Châu, mà trường được vinh hạnh có được.
Từ sĩ số 110 học sinh của hai lớp đệ thất đầu tiên năm 1952, trường đã tăng lên 10 lớp với sĩ số 540 học sinh niên khoá 1956-1957, khi trường đã chính thức dời về ngôi trường mới tại đường Nguyễn Hoàng, trên khu đất của bà Hồ thị Liệt bán cho chính phủ Việt Nam Cộng Hòa vơí một giá rẽ đặc biệt gần như cho không. Cũng trong năm 1956, các học sinh lớp lớn, nhập học từ niên khoá 1952, trong số này hiện còn nhiều người đang ở trong nước cũng như hải ngoại như Trần thiện Hiệp, Pham quang Giai, Trương văn Trọng, Nguyễn đình Tứ, Nguyễn đình Duật, Lê thị Hồ, Võ thị Diệp, Võ đăng Sâm.. lại phải ra đi vì trường không có lớp đệ tứ niên. Từ đó, trường càng lúc càng tăng trưởng về mọi mặt, tới niên khoá 1970-1971 đã có tới 50 lớp vừa đệ nhất và đệ nhị cấp với 2681 học sinh và niên khóa cuối cùng 1974-1975, trường có 72 lớp đệ nhất cấp với 4092 học sinh và 25 lớp đệ nhị cấp có 1337 học sinh, đủ các ban A, B và C, D.
Từ tháng 5-1975 cho tới năm 1993, trường Phan Bội Châu chỉ mở những lớp đệ nhị cấp. Từ niên khóa 1994 trở về sau, trường Phan Bội Châu lại bao gồm các lớp đệ nhất và đệ nhị cấp như cũ, do đó học sinh tăng rất cao. Niên khoá 1995-1996, trường có 73 lớp các cấp với 3412 học sinh, niên khoá 1996-1997 có 80 lớp với 3954 học sinh, niên khóa 1997-1998 có 94 lớp với 4457 học sinh, niên khoá 1999-2000 có 96 lớp với 4475 học sinh, niên khoá 2000-2001 có 97 lớp với 4495 học sinh và niên khoá 2001-2002 có 104 lớp với 4953 học sinh.
Nửa thế kỷ thoáng chốc đã trôi qua vật vờ như mây nổi cuối trời, các vị ân sư và học sinh Phan Bội Châu cũng theo kiếp đời nổi trôi tận tuyệt.
Quê người đã sắp vào thu. Ở đây suốt ngày trời buồn u ám và cây lá cũng xơ xác vì những trận gió biển loạn cuồng. Thời tiết đổi thay, khiến ta bâng khuâng chạnh nhớ tới muà thu năm xưa ở quê nhà. Phan Thiết mỗi độ vào thu, trời hình như không thấy mây trôi bàng bạc và lá cũng chẳng vàng rơi, mà chỉ có những cơn mưa phùn bất chợt. Cùng em đi trong mưa bụi, ta cứ tưởng như đang đi trong mơ, đã khiến cho nhiều buổi tựu trường ở Phan Thiết, thành những ngày ướt lạnh run và những bài thơ yêu cũng theo từng giọt mưa trắng, nở rộ trong mãnh vườn hồn.
Quá khứ từ lâu ẩn ức đâu đây, bỗng dưng cũng cuồn cuộn theo mùa thu trở về. Ngoài khung cửa hẹp, lao xao vang vọng những tiếng cười, nói, hí hửng vô tư của lũ học trò nhỏ đang trên đường tới lớp, như tiếng đàn chim non ríu tít cất lên, ngợi ca ngày học mới. Âm thanh diễm tuyệt, lại dắt ta dò dẫm trở về khung trời xa cũ với hình ảnh quê hương, trường lớp, những thầy cô thân thương và đám bạn bè tinh quái của một thời tuổi học. Nhưng hởi ôi tất cả rồi ra cũng chỉ là ảo vọng, là cố nhân và có còn chăng cũng chỉ là sự tưởng tiếc bâng quơ cùng mớ kỷ niệm rời rạc núp lén đâu đó trong kiếp sống lang thang, trên từng trang sách cũ lạnh lùng hay thỉnh thoảng vật vờ vẫy gọi tự cõi xa mù.
Ngày xưa rất thích, nên mấy chục năm qua vẫn còn thuộc lòng bài 'tôi đi học' của Thanh Tịnh, vì lời văn trong sáng và quá cảm động, dù nội dung chỉ là lời tự sự của một cậu bé nhà quê, ghi lại cảm giác của mình trong buổi học đầu đời ở trường làng. Hồi ức của Thanh Tịnh như còn nguyên nếp, không hề sờn phai vì ông viết khi rời trường mẹ để bước vào đời. Nhưng nhức nhối và làm ta nhói đau hơn khi đọc tác phẩm của nhà văn Pháp Anatole France. Đây mới chính là tâm sự của một tên học trò đã xa xóm học mấy chục năm dài mà không một lần được ghé về thăm. Đến nay tuổi đời chồng chất, ký ức nhạt nhòa, mới chợt nhớ về trường xưa qua ảnh hình mông lung vay mượn. Dù sao chăng nữa, Thanh Tịnh hay Anatole cũng còn có diễm phúc trong lúc tuổi già, để ngồi quan sát bọn học trò nhỏ hằng ngày, rồi hoài niệm trút cạn tim óc, tạo thành đoản văn bất hủ: 'La rentré des classes', trong tác phẩm 'Le Livre De Mon Ami'.. tôi kể cho các bạn nghe những điều đã cho tôi nhớ lại mỗi năm cảnh trời thu mây nổi và những điều trông thấy, khi tôi đi ngang qua vườn Luxembourg vào những ngày đầu tháng mười. Ấy là hình ảnh một cậu bé, hai tay bỏ vào túi, cặp sách quàng lưng, tung tăng nhảy nhót đến trường. Theo dấu chân chim của Anatole, tôi cũng quay về trường xưa lớp cũ, để thu vén đâu đó trong khung cảnh miên man, những kỷ niệm còn sót lại của một thời dấu ái, dưới mái trường TRUNG HỌC PHAN BỘI CHÂU PHAN THIẾT.
Trước tháng 4-1975, thi đổ vào trường Phan Bội Châu là một niềm hãnh diện cũng như mơ ước lớn của học sinh Bình Thuận. Theo kỷ yếu thì trường chào đời vào năm 1952 và năm nay đúng 50 tuổi. Tuy thời gian hiện hữu so với các ngôi trường khác trong nước như Thăng Long, Bưởi, Quốc Học, Cường Để , Petrus Ký, Nguyễn đình Chiểu.. không là bao nhưng trường đã đào tạo rất nhiều thế hệ thành danh và nổi tiếng, với truyền thống tốt đẹp về các phương diện kiến thức, đạo đức, sự tôn sư trọng đạo và ý thức về nhân cách, tình người. Viết về ngôi trường thân thiết của mình, xưa nay đã có nhiều người nói tới với các cảm nghĩ khác nhau. Một số thầy cô thì nói về sinh hoạt và thành quả của trường trong lúc quý vị thi hành bổn phận thiêng liêng. Với các niên trưởng, đàn anh, những người lớn tuổi, được sống và chứng kiến cảnh hổn độn của thời cuộc, họ bày tỏ nhân sinh quan của mình trước biến cố. Riêng chúng tôi lớp người trên 50 tuổi, dược coi là thế hệ thứ tư (1955), thực ra cũng chỉ là một trong những dòng thác lũ của trường, vỏn vẹn chỉ có bảy năm học ngắn ngủi, nên nay muốn hoài niệm về quá khứ của một thời tuổi thơ hạnh phúc, cũng thật miên man vì hành trang khi bước vào đời, cũng chỉ đủ chất trong chiếc ba lô kỷ niệm mà thôi.
Sao có thể quên được những năm tháng êm đềm, mơ mộng dưới mái trường yêu"
Xin hãy ngồi xuống đây hởi quý thầy cô và đám bạn bè còn sót lại qua cuộc đổi đời bi thiết, để cùng gục đầu moi tim nhớ tới đâu đó những hình bóng thân thương, dù hiện tại chúng ta cách xa quê hương muôn trùng. Nhung nhớ, vấn vương,' lối xưa xe ngựa hồn thu thảo, nền cũ lâu đài bóng tịch dương ', chẳng qua cũng chỉ là những đám mây lờ lững, ngọn heo may se sắt và sương khói hoàng hôn vào buổi thu tàn. Nhưng dù thế nào chăng nữa, bao chục năm qua xa cách, trong tôi cũng như bạn bè ngày cũ, được nếp mình dưới mái trường xưa, miên viễn cũng vẫn là một thời thơ ấu, làm đôi lúc giữa tuổi già cằn cỗi của một kiếp người, bất chợt cảm động muốn khóc, khi men theo ngỏ khuất trong trái tim ta, đứng dáo dát tìm về các con đường rợp hoa phượng vỹ, báo hiệu niên học đã hết. Hăm hở đến nghẹn ngào khi bước chân lên con tàu của cuộc đời, mà năm tháng vẫn không nhạt nhòa kỷ niệm. Sau rốt nhắc tơí ngôi trường cũ, với tôi thì các thế hệ đàn anh, bạn hữu kể cả lớp sau.. vẫn luôn là những tấm gương sáng, đầy sự ngưỡng mộ, trang trọng đã theo tôi suốt cuộc hành trình cô lẽ. Và như thế tôi viết về trường Phan Bội Châu, như viết những dòng tâm sự của một tên học trò nhỏ năm nào, đồng thời cũng để thổ lộ tình yêu chân thành đối với cố nhân. Cuối cùng chắc chắn ai cũng phải đồng ý, dù đứng trên quan điểm hay ý thức hệ gì, thì cũng phải công nhận trước ngày 30-4-1975, Phan Bội Châu là một trong những trường công lập nổi tiếng nhất của Việt Nam Cộng Hòa, vì ngôi trường đẹp đẽ khang trang, hằng năm luôn có tỷ số dẫn đầu toàn quốc về học sinh thi đổ trong các kỳ thi Trung Học và Tú Tài cũng như thi tuyển vào các trường Cao Đẳng và Đại Học chuyên nghiệp. Hầu hết các vị hiệu trưởng và giáo sư rất tận tâm và có nhân cách. Nhờ thế học sinh được dạy dỗ chu đáo, không tham gia bừa bãi các cuộc nổi loạn tại địa phương, dưới mọi hình thức trá hình mà ngày nay Cộïng Sản đã xác nhận là do mình điều khiển.
Nhắc tới trường, ngày nay ai cũng hãnh diện lây về thành tích học giõi của Ung văn Đức, Nguyễn văn Tài, Nguyễn văn Thắng, Trần đình Thọ, Ngô hoàng Các, Thân trọng Nguyên, Phan hoàng Đồng.. Sau cuộc đổi đời, học sinh Phan Bội Châu hiện diện khắp nơi trên thế giới với sự thành công vượt bực của nhiều kỹ sư như Nguyễn văn Hưng, Nguyễn văn Sáng, Nguyễn minh Tạo, Tiếp sĩ Trường, Mạc Sum, Lê Tiếng, sánh vai với các bác sĩ, nha, dược sỉ như Phạm Văn Ngà, Bùi hữu Hồng, Châu thị Hoa, Nguyễn thị Kim Cúc, cùng nhiều giáo sư tiến sĩ đang giãng dạy tại các trường Đại Học Hoa Kỳ. Bên cạnh có nhiều nhà văn, thi sĩ, nhà báo, nhạc sĩ, ca sĩ như Hải Triều, Phan Thiết Phạm Đình Thừa, Mai Minh, Quãng Ngôn, Nhật Nguyễn, Mỹ Khê, Trần vấn Lệ, Trần thiện Hiệp, Phạm văn Nhàn, Cát Biển Nguyễn Văn Sáng, Anh Vũ Võ Đình Dược, Võ Thị Điềm Đạm,Lê Văn Thắng, Nguyễn lương Chỉ, Nhật Trường, Anh Khoa, Từ thế Mộng, Dũng Chinh.. cùng nhiều sĩ quan, công chức cao cấp trong chính phủ Việt Nam Cộng Hòa. Nhiều người đã trở nên bất tử trong tâm khảm cựu học sinh Phan Bội Châu như Huỳnh ngọc Ghênh, Lê văn Quế, Lương Cảnh Hùng, Trần thiện Khải.. vì đã hy sinh cho đại nghĩa dân tộc.
Theo sử liệu, năm 1950 Quốc Trưởng Bảo Đại ban huấn dụ thành lập các trường Trung Học trên toàn quốc. Tại Trung Việt, Thủ Hiến Phan văn Giáo cho phép mở trường Trung Học Công Lập tại thị xã Phan Thiết. Tỉnh Trưởng Bình Thuận lúc đó là Nguyễn văn Trác với ngân sách eo hẹp của địa phương, chỉ cho khai giảng niên học đầu tiên vỏn vẹn hai lớp đệ thất với 110 học sinh nam nữ. Vì trường chỉ có tên trên giấy tờ, nên tất cả gần như số không từ giáo sư cho tới trường ốc và ban giám hiệu. Trên đoạn đường lao đao lận đận này, hai lớp đàn anh đàn chị này phải đến tá túc tại trường tiểu học Đức Thắng. Niên học kế 1952-1953 trường lại thêm hai lớp nữa, tất cả bốn lớp thất, lục đều học ké ở trường Đức Thắng và Nam Tiểu Học Phan Thiết.
Qua lời kể của các đàn anh, đàn chị lúc đó như Nguyễn đình Tứ, Lê thị Hồ, Phạm quang Giai, Trương văn Trọng, Võ thị Diệp, Phạm thành Thông.. thì học sinh các lớp đầu rất lộn xộn vì gồm nhiều lứa tuổi khác nhau, có khi chênh lệch rất xa. Đây cũng do hậu quả của chiến tranh. Thông cảm hoàn cảnh khó khăn trên, hiệu trưởng lúc đó là Nguyễn văn Trác, đã cho phép học sinh có gì mặc nấy. Thành ra các học sinh gốc nhà quê hay xóm biển, đi học Trung Học với đầu trần chân đất hay khá hơn thì diện bộ bà ba trắng với đôi guốc gỗ cộc cạch.
Niên khoá 1954-1955, trường lại mở thêm hai lóp mới, nâng lên tổng số sáu lớp (2 thất, 2 lục và 2 ngũ). Lúc này tỉnh đã mướn căn lầu của Hảng nước mắm Hồâng Hưng, tại đường Trần Hưng Đạo làm phòng ốc và trường Trung Học Bình Thuận cũng được đổi tên là trường Phan Bội Châu từ đó. Giáo Sư Nguyễn xuân Tịnh được bổ nhiệm Hiệu Trưởng thay thế Giáo Sư Trần hữu Lượng và Giáo Sư Võ văn Thủy. Lúc này, học sinh tạm thời đi vào nề nếp, mặc đồng phục. Trong năm 1955, ngôi trường mới được xây cất tại đường Nguyễn Hoàng, Giáo Sư Lê Tá từ Nha Trang về thay thế Giáo Sư Nguyễn xuân Tịnh.
Năm 1955 cũng là một niên lịch quan trọng trong dòng việt sử cận đại. Ngày 23-10-1955 là cuộc trưng cầu dân ý, hoan hô đã đảo. Ngày 26-10-1955 Tổng Thống Ngô Đình Diệm tuyên bố thành lập nước Việt Nam Cộng Hòa, chạy từ vĩ tuyến 17 vào tới mũi Cà Mâu, theo tinh thần hiệp định Genève 1954. Đất nuớc chính thức chia đôi từ đó nhưng nhức nhối đau khổ vẫn là sự chia rẽ ý thức hệ trong tâm tư của học sinh, mới ngày nào còn ngồi chung dưới mái trường yêu.Sau đó trở mặt quay lưng rồi cấu xé lẫn nhau, còn ghê gớm hơn kẻ thù ngoại xâm:
'ta với em thuở xưa cùng trường lớp,
chung cô thầy , học đạo nghĩa văn chương
nhưng ý thức thì phân rẽ đôi đường
khiến bè bạn thành người dưng, kẻ lạ..'
Cũng trong năm 1955, một biến cố cực kỳ quan trọng đã đến với học sinh Phan Bội Châu, cũng may Tỉnh Trưởng Thái quang Hoàng đã kịp thời giãi quyết tốt đẹp, nếu không hậu quả chẳng biết đâu mà lường. Đêm đó (23-10-1955), học sinh Phan Thiết được lệnh đốt đuốc đi diễn hành. Trong đoàn, ngoài học sinh các trường Bạch Vân, Tiến Đưc, Bồ Đề.. thì học sinh Phan bội Châu là đông nhất (12 lớp). Chương trình được kết thúc bằng màn trình diễn văn nghệ ngoài trời tại nhà hòa nhạc lục giác, bên trong vườn hoa lớn Phan Thiết bên kia sông. Để làm giới hạn cho sân khấu, ban tổ chức dùng một đường dây neo lớn bao quanh làm hàng rào và do toán lính bảo an của Thiếu uý Nguyễn văn Châu, tục danh "Châu bụng bự", trưởng Quân Vụ Thị Trấn , phụ trách an ninh. Vì số học sinh quá đông, lại thiếu tổ chức, nên mạnh ai nấy đều cố chen lấn để được đứng gần sân khấu, vì vậy phía sau đùn phiá trước và cuối cùng vượt vòng dây giới hạn. Thay vì dùng loa phóng thanh kêu gọi học sinh giữ trật tự hay cố gắng sắp xếp hàng ngủ tại hiện trường, Thiếu úy Châu lại ra lệnh cho lính dùng đuốc mở rộng vòng đai. Kết quả nhiều học sinh nhỏ đứng đầu bị phỏng nặng vì không thể lùi nổi ra phiá sau với rừng người đang bịt kín. Tức giận trước hành động quân phiệt trên, một số học sinh đàn anh của Phan Bội Châu phản đối. Như lửa đổ thêm dầu khi "Châu bụng bự" ra lệnh cho lính đánh học trò, thế là cuộc ẩu đả bắt đầu, đêm văn nghệ tan rã. Một số học sinh bị bắt về nhốt tại Quân Trấn với tội danh phá rối trị an. Các trường Trung Học tại thị xã cũng bị đóng cửa với lý do làm loạn. Do sự chống đối của thân hào nhân sĩ và phụ huynh học sinh, nên vài ngày sau trường mở cửa trở lại, Thiếu úy Châu bị thuyên chuyển đi nơi khác. Việc học hành lại tiếp tục bình thường nhưng các học sinh có tên trong bảng đen thì học bổng bị cúp. Hành động trên vô tình giúp cho giặc, lôi kéo thêm một số học sinh đang phân vân trước thời cuộc, càng tới gần bờ vực thẳm của sự tuyên truyền, làm mất mát một phần tài năng của quốc gia sau này. Cũng may tệ trạng này tại Phan Thiết đã sớm chấm dứt thời gian ngăn sau đó.
Năm 1956 trường chính thức dời về địa điểm mới đường Nguyễn Hoàng gần chợ phuờng Phú Trinh. Cũng kể từ đó, con đường trên trở thành con đường huyền thoại của Phan Thiết, sáng sáng chiều chiều đón đứa vẫy gọi những tà áo trinh nguyên, trên đường vào lớp hay trở về. Hai bên đường có nhiều hoa phượng vỹ, hàng nối hàng tiếp nối, từ đầu cầu sông Mường Mán cho tới tận cổng trường. Những ngày sắp vào hạ, áo trắng học sinh đi giữa rừng hoa phượng đỏ, xác hoa rơi đầy trên tóc, nở rộ trong mắt và mềm giữa những trang lưu bút rất tình. Năm 1956 cũng là cái mốc phân ly đầu tiên của trường vì các lớp đàn anh phải đi Nha Trang hay Sài Gòn dự thi Trung Học Đệ Nhất Cấp và không trở lại vì Phan Bội Châu không có đệ tam và hội đồng thi. Còn gì buồn hơn cảnh chia tay và nổi ấm ức đối với các niên trưởng cũng mang tiếng là Phan Bội Châu nhưng chưa hề bước vào trường lớp mới lần nào.
Cũng kể từ đó, học sinh Phan Bội Châu mất vui vì kỷ luật đã khép chặt. Đây cũng là kỷ nguyên đuổi học và phạt cấm túc. Nhờ thế học sinh nam nữ của trường đều trở nên hiền ngoan, vì ai cũng sợ bị đuổi ra khỏi trường.
Bắt đầu niên khoá 1957-1958, đã phân ban Anh, Pháp. Riêng Hán văn mỗi tuần có một giờ học trong môn Việt văn. Các lớp từ đó cũng pha trộn nam nữ học chung, làm sinh hoạt xáo trộn vì ai cũng phải chưng diện, chải chuốc và ráng chăm học, may ra lọt được vào mắt xanh của người mình mơ mộng. Thời gian này, trường tương đối đầy đủ với các tiện nghi, phòng học khang trang trong dãy nhà lầu hai tầng. Ngoài ra còn có phòng nhạc, phòng thí nghiệm, văn phòng nhà trường, văn phòng ban Giám Hiệu, tư thất Hiệu Trưởng, sân túc cầu, bóng chuyền, bóng rổ.. Hai phòng học mới xây trệt nằm cạnh phòng nhạc cũng sắp hoàn thành và dự án dãy lầu mới phiá sau cũng sắp được thực hiện vì bắt đầu niên khoá 1961 trường mở đệ nhị cấp với đầy đủ các ban A,B,C và D.
Vào học Phan Bội Châu ngoài việc khỏi đóng học phí như các trường tư thục Chánh Tâm (Ngô Đình Khôi), Bồ Đề, Bạch Vân, Tiến Đức hay bán công Phan Chu Trinh, còn có cái vinh hạnh đứng chung trong một đoàn thể đông đảo và quan trọng nhất thị xã Phan Thiết. Thật vậy học sinh Phan Bội Châu luôn dẫn đầu trong các cuộc diễn hành khắp phố phường thị xã khi có lễ hội. Các đội tuyển túc cầu, bóng chuyền, bóng rổ của trường có tài nghệ ngang ngửa với đội tuyển của Ty Cảnh Sát Quốc Gia Bình Thuận và trường Hoa Kiến Anh. Thời gian đi học, ai cũng sợ nhất là sáng thứ hai hằng tuần làm lễ chào cờ. Ngoài việc quần áo phải chỉnh tề và đi học sớm hơn thường lệ.. nếu không đúng mốt hay trể giờ, trai gái đều giống nhau, sẽ bị thầy Hiệu Trưởng Lê Tá phạt vì ông ta luôn luôn hiện diện trước cổng trường vào mỗi sáng thứ hai. Sau này qua đời lính, thấy thấm thía về Quốc Kỳ và màu cờ sắc áo mới thương biết bao các buổi lễ chào cờ đầu tuần khi còn học tại trường.
Thập niên 90 quay về nương đất cũ, thăm lại cố hương Phan Thiết, quê nhà đã như thay đổi hết, không còn bạn bè, không còn người cũ ngay tới cái tên đường Nguyễn Hoàng cũng theo dâu bể và khỉ vượïn rừng xanh mà tan biến vào cát bụi thời gian. Không còn gì cả khi thăm lại ngôi trường thân yêu ngày cũ. Gốc phượng già trước trường thêm cô đơn cằn cổi hơn và dường như cũng theo người, theo đời mà buồn rầu thê thiết. Nhìn cảnh tiêu sơ hoang phế của mãnh đất thân yêu mà ngậm ngùi chua xót về bàn tay tàn phá của giặc, về nỗi mất tên của con đường huyền thoại, và thương tiếc cho công trình xây dựng , tô điểm làm cho ngôi trường càng ngày càng tốt đẹp của các vị Hiệu Trưởng từ năm 1955-1975 như Thầy Lê Tá (1956-1963), Thầy Nguyễn đức Hiển và Thầy Đào Trứ (1963-1966), Thầy Nguyễn tiến Thành (1966-1968), Thầy Nguyễn thanh Tùng (1968-1973) và Thầy Lê khắc Anh Vũ (1973 tới 19-4-1975).
Trong suốt bảy năm học, danh sách các vị ân sư càng lúc càng dài qua từng lớp, từng niên khoá và theo tuổi đời, tình cảm thêm gắn bó kính phục. Như có những giọt nước mắt chân thành rơi xuống từng trang giấy, khi chạnh lòng hồi tưởng tháng ngày qua, giờ thầy cô ai còn ai mất" ai đã bị vùi dập trong lớp sóng phế hưng loạn cuồng, như thân phận của những học trò Phan Bội Châu, qua các thế hệ trước năm 1975. Tôi nhớ các cô Xuân Anh, Huỳnh Yến, Vũ Bột.. những hoa ngọc lan hương sắc đầu tiên của trường, một thời đã dẫn hồn tôi vào lớp học, bàn tay tuy ấp trên sách mà tim bâng khuân. Tôi thương các thầy Long, Tuệ, Ru, Chương, Tiến Thành, Khắc Mão, Bá Đợi, Phụng Tường, Chung, Mậu.. đã dạy dỗ chu đáo, làm cho tôi hiểu biết tường tận, có kiến thức và đạo đức để làm hành trang sau này ngất ngưởng bước vào đại học và cửa đời. Tôi thích các thầy Phan xuân Hường, Nguyễn kỳ Tâm, Vĩnh Giên.. mỗi người một vẽ, tài hoa vẹn vầy nhưng tất cả cũng chỉ có mục đích đưa học trò mình thành kẻ hữu dụng sau này. Sau rốt tôi mê các thầy Vũ Trang, Thế Viên và Hữu Huân, những Giáo Sư Việt Văn, môn học mà tôi ưa thích nhất. Các vị ân sư đã khai tâm và dẫn dắt tôi vào thế giới đam mê của thi ca, kéo tôi càng lúc càng rời xa cuộc đời thơ ngây học trò, càng lúc như muốn cất cánh bay vút vào khung trời sầu thảm không đáy của hệ lụy tình si.
Thật vậy ở tuổi đời 15, 16 tôi biết gì về tình yêu trai gái" Cho dù trong chương trình học có nhiều tiểu thuyết lãng mạng của các nhà văn tiền chiến trong và ngoài Tự Lực Văn Đoàn như Nhất Linh, Khái Hưng, Thạch Lam, Nguyễn Tuân, Lan Khai, Lê văn Trương, Lưu trọng Lư, Đông Hồ, Hoàng ngọc Phách.. Còn tình yêu trong các tác phẩm cổ điển như Truyện Kiều, Cung Oán, Lục văn Tiên, Bích câu, Nhị độ mai.. thì có gì hấp dẫn" Nhưng từ khi được khai tâm, sân trường bỗng rộn rã tiếng chim hót, tôi thích trở thành đám mây trắng lơ lững bay tìm lá xanh, tôi yêu thơ nhạc càng lúc càng sâu đậm và muốn trốn lánh tất cả những lụy phiền. Cũng kể từ đó tôi là người của mộng, của các nhân vật ảo trong Đời Mưa Gió, Thoát Ly, Hồn Bướm Mơ Tiên, Trống Mái, Nữa Chừng Xuân.. tôi ghê sợ khi ngó tới những định lý, phương trình, lượng giác.. Thế giới của tôi lúc đó là thi ca và con đường trước mặt luôn xôn xao mời gọi kẻ đam mê.
Rồi thì ngay trong lớp học, thầy giảng thầy nghe, tôi với hồn tôi rủ nhau lang thang tìm gió và khi sực tỉnh giấc mơ hoa, cũng là lúc thầy Phan xuân Hường, Giáo Sư Toán Lý Hoá cũng là Giáo Sư hướng dẫn lớp, thay thế ông tơ bà nguyệt, ban cho tôi chuổi vòng ngọc thạch dài trong sổ điểm, phạt cấm túc một tuần lễ liên tiếp tại phòng Tổng Giám Thị để rửa óc, khiến tôi chợt tỉnh cơn mê, vì nếu tái phạm sẽ được lang thang suốt ngày nơi phố chợ.
Công bằng khi gợi nhớ tới những dấu ái ngày xưa, lúc đó phần lớn học sinh đều mết thầy Hồ thế Viên, giáo sư Việt Văn các lớp ngũ tứ. Bấy giờ trong trường có rất nhiều thầy trẻ tuổi, đẹp trai, hào hoa phong nhã như các thầy Mậu dạy vẽ, thầy Tâm dạy toán, các thầy Chung, Giên, Long, Chương, Hường.. nhưng nói tới phong cách nghệ sĩ, thì không thầy nào có thể so sánh và hấp dẫn hơn thầy Viên. Dáng người cao ráo, ăn mặc luôn chải chuốt đúng thời trang, vét, cà vạt, giầy da mũi nhọn, lại thêm giọng Huế trầm bổng khi giảng bài, khiến cho một Kiều nguyệt Nga có thể thành Lý lệ Hoa, một Thúy Kiều trở nên minh tinh Thẩm Thuý Hằng và hơn hết là thầy đã dùng thơ của mình để hướng dẫn bài học. Bởi vậy dù đã qua mấy chục năm trầm kha tận tuyệt, nhưng bốn câu thơ trữ tình diễm tuyệt của chính tâm sự thầy với người yêu, được mượïn để giải thích sự oan trái trong cuộc tình giữa Lục văn Tiên và Kiều nguyệt Nga".
'hôm qua đọc hết bài thơ,
của người xứ Huế tôi ngờ chiêm bao
thì ra vẫn chuyện má đào,
thì ra vẫn chuyện lao đao của tình..'
THẾ VIÊN là tên thật cũng là bút hiệu của nhà thơ Thế Viên, sinh ngày 31-10-1935 tại Huế. Năm 1961 đang dạy học thì bị động viên khoá 14 Sĩ Quan Trừ Bị Thủ Đức. Năm 1966 được giải ngủ về dạy tại trường Nguyễn đình Chiểu Mỹ Tho. Năm 1968 lại bị tái ngủ cho tới năm 1975. Đã cộng tác với nhiều tờ báo tại Sài Gòn như Cải Tạo, Đời Mới, Nguồn Sống Mới, Văn Nghệ Mới, Hiện Đại, Văn Học, Vấn Đề, Văn, Bách Khoa.. có chân trong Trung Tâm Văn Bút Việt Nam. Các thi phẩm đã xuất bản gồm Người Yêu Tôi Khóc (1959), Đau Thương (1960), Nỗi Buồn Của Anh (1961), Khuôn Mặt Của Chúng Ta (1965).. Phê bình thơ Thế Viên, nhà biên khảo Uyên Thao trong tác phẩm 'Thơ Việt Hiện Đại' đã gọi Thế Viên là thi sĩ trữ tình trong thời hậu chiến nhưng lại ảnh hưởng nặng bởi Xuân Diệu và Huy Cận, cho nên đôi lúc lạc lõng giữa thi ca mới vì quá gò bó công thức, sáo ngữ. Do đó, thơ Thế Viên chưa đi sâu vào cuộc tình yêu thương lãng mạn, sống vội yêu cuồng của lớp thế hệ thanh niên nam nữ trong thời chiến tranh lửa loạn. Tuy là một thi sĩ nổi tiếng nhưng suốt thời gian dạy Phan Bội Châu, thầy không để lộ thân phận của mình, dẫu vậy học sinh nhìn qua phong cách nghệ sĩ cũng đoán được thầy là nhân vật khác đời.
Cũng không thể không nhắc tới thầy Vĩnh Giên, vì ngoài việc dạy Sử Địa, thầy còn phụ trách môn Hoạt Động Thanh Niên và Thể Thao Thể Dục. Nhờ tài hoạt động của thầy, mà qua bao niên học, năm nào trường cũng tổ chức cắm trại lúc xa lúc gần vào các dịp hè hay Tết Nguyên Đán. Trại xa nhất là Núi Cú, Nước nhĩ Thiện Nghiệp, còn gần hơn là Lầu ông Hoàng, Phú Lâm, Phú Hội hay ngay trên sân banh của trường. Trong tất cả những lần cắm trại, kỷ niệm nhất có lẽ là lần đi núi Cú vào những ngày sắp Tết. Phan Thiết cuối đông trời luôn se sắt lạnh, nhất là vùng núi cao sát biển. Chùa Cú, núi Cú đối với đầu óc non nớt của học trò lúc đó là chốn thiêng liêng bí mật. Bởi vậy trước khi lên đường, mẹ và các chị căn dặn nhiều lần là leo núi, lên chùa chớ có dại dột phá phách hay ăn nói vô lể, nếu không sẽ bị mãng xà vương hay chuá sơn lâm trừng phạt. Bởi mang ấn tượng đó, cho nên trên đường xuyên rừng leo núi, cả bọn lúc nào cũng nơm nớp lo sợ, dù đang đi giữa đàn người đông đảo, cười nói như xé nát núi rừng.
Rồi những mùa hạ mùa đông chợt tới, hằng năm học sinh các lớp thi nhau làm giai phẩm, báo tường, báo Tết. Có lúc cả bọn trai gái kéo nhau đi trong mưa trên đường từ trường về tới nhà của trưởng ban văn nghệ, để hội họp viết bài. Mưa chiều thật lạnh, nhưng được đi bên nhau cũng cảm thấy ấm lòng.
Mùa thi cử lại tới. Bắt đầu niên khóa 1959, Phan Thiết đã có hội đồng thi Trung Học Đệ Nhất Cấp. Dạo đó mùa thi cử đã khiến cho đêm Phan Thiết trở nên hoạt động rộn ràng. Do tình hình an ninh tại điạ phương thật khả quan, nên hầu hết nam sinh đều túa ra đường để học thi. Phường phố Phan thiết sau 10 giờ đêm đã bắt đầu thưa vắng. Những hàng vông gốc bàng trong vườn hoa lớn và tất cả hàng cây phượng vỹ dọc theo đường Nguyễn Hoàng, Hải Thượng, Đề Thám.. cũng bất động trầm ngâm. Dòng sông Mường Mán từ trên cầu giữa nhìn lên, nhìn xuống chỉ còn là một vệt đen im lìm xuôi chảy, thỉnh thoảng mới có một vài bóng đèn leo lét trên các thuyền chài từ bến ra khơi, làm khuấy mặt nước đang ngái ngủ giữa đêm trường.
Mùa thi, ban đêm là thế giới riêng của bọn học trò. Thật vậy hầu hết các nơi chốn công cộng như Đài Chiến Sĩ, các vườn hoa kế nhà ga xe lửa, vườn hoa lớn nhưng đông đảo nhất vẫn là vườn hoa Độc Lập trước nhà sách Vui Vui, các hàng ghế đá hầu như đều bị học sinh chiếm lĩnh. Từng lớp, từng nhóm, học hành bàn cãi sôi nỏi về đủ mọi vấn đề. Cảnh Sát, lính Địa Phương Quân và dân chúng đi đêm, nhìn thấy đều mĩm cười với sự bao dung độ lượng và thán phục. Thông thường học bài thi từ nửa đêm cho tới lúc trời bắt đầu hừng sáng, lúc mà những chiếc xe ngựa, xe lam chở hàng từ mấy cửa ô vào chợ, băng qua hai cây cầu gổ bắc ngang sông, gây tiếng lốc cốc lạch cạch của vó ngựa và bánh xe lăn. Nhưng kỷ niệm nhất vẫn là tiếng rao hàng lãnh lót của bà béo bán xôi trước tiệm nước Hòa Nguyên đầu đường Đinh Tiên Hoàng.. hay mùi thơm ngát của bánh mì nóng tỏa ra từ các lò bánh mì, cũng là lúc bọn học trò học thi tan hàng về nhà ngủ.
Suốt thời gian học, năm nào cũng vậy, ngồi trong lớp học hay đi dọc theo con đường Nguyễn Hoàng bất chợt nhìn thấy hoa phượng chúm chím nở hoa, là lòng lại bồi hồi xúc động và vui đến rớm lệ khi giờ cuối cùng đã hết, học trò lớn nhỏ ai cũng nhắp nhỏm chờ lên tàu, để trở về quê có thầy mẹ đợi em trông, trên đường làng huyết phượng nở thành bông và vườn rộng nhiều trái cây ngon ngọt, như Xuân Tâm đã viết trong bài thơ 'nghỉ hè'. Thật tình mà viết trong những lần Hè của tuổi thơ, tôi rất ganh tỵ với bạn bè vì là dân Phan Thiết, nên đâu được lên ghe, lên tàu để về nghỉ Hè tại các làng quê xa xâm êm đềm mãi tận Long Hương, Phan Rí, Mũi Né, LaGi hay ngoài Phú Quý. Nhưng tuổi thơ vốn ồn ào, buồn đó vui đó trong sự mong đợi rộn ràng qua những kỳ nghỉ Hè, nghỉ Tết, lên lớp, thi đổ để bước vào đời:
' kiểm soát kỹ có khi còn thiếu sót,
rương chật rồi khó nhốt cả niềm riêng..'
Đó là tâm trạng buồn rầu qua những buổi học cuối cùng của đám học trò lớn đã đến giờ phải bỏ trường, lớp, thầy cô cả người tình để mà đi. Mùa Hè đã không còn êm ả và huyên náo như buổi nào, khi mà con tàu tuổi thơ của bọn học trò nhỏ có đi và có trở lại cổng trường. Lần này thì khác hẳn, vì những muà Hè vui vẽ đã ngoa ngoắt quay lưng một cách tàn nhẩn, chạy tít tắp mù khơi vào cảnh xanh lơ quá khứ, mặc cho tên học trò mới hôm qua còn thân thuộc, thì nay bỗng thấy mình sao quá lạ xa, đứng giữa sân lòng một mùa Hè tê tái, ngỡ ngàng. Vâng, đó là những ngày Hạ năm 1962, với những nỗi buồn trong buổi học cuối cùng. Rồi mai dấn thân vào đời mù tăm sương khói, định mệnh, chiến chinh, có mấy ai dám hẹn buổi tao phùng"
Tỉnh lẻ đêm cuối cùng thật buồn, một mình trở lại trường cũ, đi trên những con đường xưa để tạ từ lần cuối cùng như thu vén vào hành trang kỷ niệm học trò. Bỗng nghe như từ cõi mù sương nào đó, vọng lại một tiếng thở dài. Thôi quan hà xin cạn chén, từ đây ta là chiếc én lẻ bầy, nẽo đời đã mở ra trước mắt, không mộng mơ như trong trang sách, mà là cả một thành sầu đợi đón khách sông hồ.
1952-2002, trường chẵn 50 tuổi, nếu tính theo đời người đó là con số ngũ thập chi bất hoặc, nhưng đối với ngôi trường Phan Bội Châu lại là một chuổi dài lịch sử. Nhưng dù gì chăng nửa thì lịch sử cũng vẫn là sự thật, đã bị khép lại từ cuối tháng 4-1975. Trong đó có những điều không ai có thể phủ nhận, là qua thời gian tuy ngắn ngũi nhưng trường cũng đã đào tạo nhiều thế hệ học sinh góp phần gìn giữ và xây dựng đất nước. Ngày nay học sinh Phan Bội Châu trên vạn nẻo đường viễn xứ, nhiều người thành danh làm rạng rở Phan Thiết, Bình Thuận. Năm 2002, cả Phan Thiết lẫn Miền Nam California, Hoa Kỳ, đều có tổ chức Ngày Hội Ngộ thân thương, giữa các thầy cô và nhiều thế hệ Phan Bội Châu. Không biết khi chia tay rồi, có ai còn hận thù ai nữa, vì tất cả đều là Phan Thiết, là học trò của thầy này cô nọ, là niên trưởng hay đàn em,lúc đó hình như đã cùng ôm lấy nhau òa khóc trong nỗi sung sướng tao phùng.
Nhưng thôi ước mơ càng thêm xa sót. Tôi đứa học trò cũ năm nào, dù không công thành danh toại, vẫn có quyền tự hào như tất cả bạn bè rằng chúng ta là học sinh trường Trung Học Phan Bội Châu. Sau rốt, xin chân thành cảm ơn ngôi trường đã cho tôi những ngày đáng sống. Xin cám ơn thầy cô đã dạy cho chúng tôi biết nhớ, biết đến tình người và trên hết là biết tin tưởng vào một tương lai dời đổi rất gần. Ngày mai ta lại về.
Xóm Cồn
Tháng 12-7-2005
MƯỜNG GIANG
Friday, March 3, 2017
Bạn Tôi, Thiếu Úy Huệ
Bạn Tôi, Thiếu Úy Huệ
02/01/201100:00:00(Xem: 148,165)
Bạn Tôi, Thiếu Úy Huệ
Tác giả: Thiếu Uý Phạm Hoà
Bài số 3081-28381-vb8010211
Trước 1975, Thiếu Uý Phạm Hòa là một biệt kích tại Nha Kỹ Thuật/ BTTM/QLVNCH. Hiện nay, ông là một thành viên tận tuỵ của Hội Ái Hữu Biệt Kích tại Hoa Kỳ. Bài viết về nước Mỹ đầu tiên của ông chuyệnvề một một đồng đội cũ.
***
Nó nằm trên giường đôi mắt mở to, bên cạnh hai người đàn ông già. Giường bên phải là một người không biết nói tiếng Anh. Ông ta đi qua lại dơ ngón tay cái lên và nói "very good, very good ". Có lẽ ông ta là người Amernian vì khu vực Glendale phía Bắc của thành phố Los Angeles tập trung rất nhiều di dân Amenian. Người đàn ông bên tay trái là người da trắng địa phương, đôi mắt kính cận giầy cộm nằm im lặng nhắm mắt bất động, có lẽ chẳng còn gì để nói.
Cậu nhỏ mặc bộ đồ y tá màu xanh nước biển người Phi bước vào phòng đi thẳng vào chỗ treo cái đồng hồ trên tường điều chỉnh giờ, để lộ hai cùi chỏ xâm hình màn nhện màu xanh loại mực tàu. Cậu quay lại nhìn người lạ ngồi cạnh và chào, khuôn mặt Á Châu hiền hậu nhưng trước khi vào đây làm, chắc cậu ta cũng một thời sóng gió ngang tàng trong các băng đảng một vùng nào đó của thành phố "Mỹ Lệ Hoa" này. Thấy cậu cứ lui hui tìm cách điều chỉnh giờ của cái đồng hồ treo tường, người đàn ông da trắng mở mắt ra với giọng nói trầm và ồ ề "no battery, come on the clock got no battery can you see " ". Hai ba người đàn ông bên hành lang dừng lại và cùng nói một lúc "that's right no battery ".
Cậu Y tá vẫn tìm cách điều chỉnh giờ, chẳng buồn trả lời. Tối hôm qua đổi giờ vào nửa đêm và bây giờ đã 4 giờ chiều, cậu ta mới đến. Chiếc đồng hồ trên mặt kính có một cửa sổ nhỏ chỉ ngày và tháng. Điều chỉnh xong đồng hồ, cậu quay lại chào mọi người trước khi rời khỏi phòng.
Tôi hỏi nó.
" Mày nhớ hôm nay đúng ba tháng từ ngày mày bị stroke lần đầu tiên không""
Nó gật đầu và đôi mắt liên tưởng nhìn thật xa vời vợi, từ đó đến nay từ nhà thương này đến nhà thương khác rồi bây giờ nó nằm ở cái run down Convalescent Hospital tồi tệ này. Hôm trước Noel, nó nhớ hôm đó ngày 11 tháng 12 cơn stroke đầu tiên đã đến với thân thể nó. Từ Orange County cố gắng lái xe về Monterey Park nơi nó ở, đoạn đưòng bình thưòng chỉ khoảng nửa giờ đồng hồ lái xe trên xa lộ, nhưng hôm nay thật khó khăn vô cùng, toàn thân bên trái tê liệt, may còn cái chân phải để đạp ga và thắng cũng như cái tay phải quậy qua, quậy lại thế mà nó cũng lết vể đến nhà. Chợt nhớ đứa em gái làm Y Tá, nó bèn gọi đến, đầu giây bên kia trả lời:
"Đi nhà thương gấp, anh bị stroke rồi".
Vậy mà nó cũng lết cái xe lộc cộc, cũ nát đến El Monte Community Hospital, không biết họ chữa trị như thế nào . Nó được xuất viện và người ta đề nghị nên đến USC Medical Center ở dưới Los Angeles để tiếp tục điều trị.
Trong cơn mê, nó thấy từng mảnh đời biệt kích trong cuộc chiến xưa chập chờn.
*
Sau đảo chánh ông Diệm vài năm là nó nó tình nguyện vào Biệt Kích thử lửa. Trận nhẩy toán dữ nhất của nó xẩy ra ngay ngày có hiệp định hoà bình Paris.
Hôm đó là ngày 27 tháng giêng năm 1973 nhưng vì Hoa Kỳ đi sau Việt Nam một ngày, Hoa Kỳ vẫn còn ngày 26 và hiệp định vẫn chưa có hiệu lực, các Pháo Đài Bay B52 đã tập trung dành hết mọi phi vụ cho trận không kích cuối cùng này, lúc đó nó phục vụ ở Đoàn Công Tác 68 Sở Công Tác thuộc Nha Kỹ Thuật, khu vực Long Thành và Quân Đoàn 3 cũng như Cam Bốt là vùng trách nhiệm của nó.
Toán nó vào vùng trước đó một ngày sau khi nhận dạng và xác nhận mục tiêu, tọa độ đã được thuyết trình tại khu cấm trước ngày xâm nhập, nó liên lạc và báo cáo với hai lần Tư Tưởng, cho biết chi tiết toạ độ và sinh hoạt trong vùng. Chỉ một thời gian ngắn sau đó từng đợt và từng đợt B52 tới tấp vào mục tiêu, đâu đây nó còn nhớ văng vẳng bên tai trên ống liên hợp của máy PRC-25 zulu zulu zulu. Nó hối hả trả lời "nhận 5". Nó nhét cái ống liên hợp trong cái balô của người truyền tin mang máy và cắm đầu chạy, lúc bom nổ nó nằm dưới đất chống tay theo kiểu hít đất, toàn thể mặt đất rung chuyển và chấn động dội vào khắp mọi nơi trên thân thể. Tai nó ù lên và hơi thở nén lại như vỡ tung lồng ngực, từng đợt liên tục cứ mỗi khoảng cách của oanh tạc. Toán của nó lồm cồm bò dậy chạy thật nhanh ra khỏi vùng đánh bom mà nó chấm tọa độ báo cáo về hai lần Tư Tưởng của nó hôm qua. Cứ chạy rồi nằm, lập đi lập lại không biết bao nhiêu lần và khi Toán nó được Triệt Xuất, mấy người đi đón toán chẳng còn nhận dạng ra tụi nó là ai.
Từ xa cả toán của nó như những bóng ma hiện về áo quần tả tơi trộn lẫn đất và bùn khô xám nghịt miệng há hốc không nói được tiếng nào, không biết là sự mừng rỡ hay những tràng Bom B52 đã xé nát lồng phổi và cuống họng của nó.
Và rồi cuộc chiến đến ngày tàn...
*
Từ những ngày đầu di tản nó đã phụ giúp công việc an ninh di chuyển người Tỵ Nạn tại Subic Bay Philippine, Phi Trường Quân Sự tại đảo Guam, rồi đến đảo Wake nó cũng phụ giúp công việc an ninh tại Phi Trường , ngày nào nó cũng mang về một bịch rác to lớn chứa đựng những thứ cần thiết mà cơ quan An Ninh đã tịch thu ở phi trường, rồi mang cho lại những cụ già: nào là Ống Quấy , trầu, cau, vôi , dầu nhị thiên đường , dầu cù là con cọp, dầu gió xanh Bác Sĩ Tín, đủ loại đồ lặt vặt .
Họ đâu biết đây là những đồ qúy giá nhất thời bấy giờ nhất là những cái ống quấy của các Cụ ăn Trầu, mỗi lần nó xách cái bịch nylon clear màu trắng về, bà con chạy ra reo mừng. Nó giống như những anh hùng vừa mới lập chiến công trở về, được tiếp đón. Ngày nào cũng vậy, thỉnh thoảng nó kéo một số anh em đi Tuần Tiểu quanh đảo Wake với Quân Cảnh Mỹ để bảo vệ An Ninh cho đồng bào tỵ nạn trong suốt mấy tháng ở bên Đảo cho đến ngày đóng cửa, sau đó mới về trại Pendleton của Thủy Quân Lục Chiến Hoa Kỳ. Ở đây, nó cũng đi làm trên Processing Center kiếm từng cái áo, cái quần giầy dép cho anh em, ngày nào cũng vậy nó đi từ sáng sớm đến tối mới về.
Ngày ra trại mỗi đứa một nơi, rãi rác khắp nơi trên Hoa Kỳ, không biết cơ duyên nào đó tất cả lại tập trung tại Los Angeles khu vực người Mễ và Đại Hàn góc đường Vermont và đường số Chín . Anh em lại cùng quây quần bên nhau nơi cái thành phố định mệnh đó.
Hôm thứ hai, một tuần sau ngày stroke, nó nhờ một một bạn đưa vào USC và từ đó đến nay hết nhà thương, đến trung tâm hồi lực rồi về lại nhà thương, qua Trung tâm Hồi lực, cuối cùng nó nằm tại cái bệnh viện tàn tạ dành cho những người già bệnh hoạn cuối đời nầy.
Còn ba ngày nữa đến Noel mà cả tháng nay êm ru không thấy nó gọi. Một hôm, tôi đang đi sửa xe dưới Orange County trời cũng vừa tắt nắng bỗng điện thoại rung lên, bên kia đường giây như mật khẩu thường lệ "Có gì lạ không" ". Nó nói theo cái kiểu nửa Việt, nửa Tàu của nó, " Tao cũng thường, mấy đứa nhỏ học ra trường đi kiếm việc làm trên Oxnard , bị bà già Mỹ đụng xe bung air bags, bể bình nước, xe kéo về Amarillo bỏ trên đó, tao đang đi kiếm cái xe chạy tạm ". "Mầy khỏe không "", tôi hỏi. Nó trả lời thật rõ ràng: "Tao bị stroke nằm nhà thương hai tuần nay, cái điện thoại hết pin, hồi sáng nầy vợ chồng thằng Craig đến thăm, con vợ nó ngồi đây còn thằng chồng chạy xuống phố kiếm cho tao cái đồ charge Pin, nhờ vậy tao mới gọi cho mày được, mày đang ở nhà thương nào ?" Tao cũng không biết , nó nằm gần Los khu của người Mễ Tây Cơ , gần freeway 710 qua khỏi Los.... " Mày có số điện thoại ở đó không" Tao không có, mà hình như nó tên là Rancho Amigo gì đó". Tôi nói: " thôi được tối nay về nhà tao sẽ lên trên net kiếm, thế nào cũng tìm ra, mày nhớ charge điện thoại, ngày mai tao lên sớm, tao sẽ gọi trước khi đi…"
Ngày hôm sau còn hai ngày nữa đến Noel, khi tôi đến nhà thương, nó ngồi trên giường hớt hãi phân trần ngọng nghệu. Tôi nghe mà không thể hiểu, nhìn thấy mâm đồ ăn trên một cái bàn nhỏ loại di chuyển trên giường dành cho bệnh nhân đổ vung vãi một nửa trên giường còn một nửa ở dưới đất. Thức ăn được xoay nhuyễn dành cho những bệnh nhân sau khi stroke để tránh bị sặc khi nuốt, trên tấm ra trãi giường nhàu nhè mùi đồ ăn, mùi phân và nước tiểu lẫn lộn. Khuôn mặt nó thật hãi hùng, vầng mắt thâm sâu, đôi mắt đỏ và lờ đờ, râu lởm chởm. Nó cố gắng phân trần và thuyên giải một điều gì đó, tôi cố gắng nghe, suy đoán theo những tin báo của bạn bè từ tối hôm qua sau khi phổ biến hung tin và số điện thoại, anh em gọi thăm, nó đâu có nói chuyện được vì cái điện thoại cầm tay của nó rớt xuống giường mà không sao lấy lên được. Nó vẫn tiếp tục hớt hãi và phân trần, một lúc sau tôi mới kiếm ra cái điện thoại, trấn an và tìm cách nói chuyện với Y tá nhà thương mới biết tối hôm qua nó vừa bị một cơn stroke lần thứ hai.
Hôm Christmas Eve nhân viên nhà thương le que có mấy người, chẳng thấy bác sĩ hoặc Y Tá, chỉ có mấy người phụ dọn dẹp cho bệnh nhân. Từ sáng đến giờ chẳng thấy nhân viên của nhà thương, chẳng thấy thuốc men, trên giường có một miếng giấy với hàng chữ quen thuộc của một anh bên Lôi Hổ vừa đến thăm, chắc là anh nhận được nhắn tin trên e-mail tối hôm qua, trên bàn một con teddy bear của một người bạn đến thăm hôm qua, bình hoa màu xanh và bao giấy nhôm màu đỏ như nhắc nhở Noel đã đến. Buổi trưa một bác sĩ người Á Đông đến nhưng để thăm ngươì bệnh nhân da màu giường kế bên và ông cho biết bác sĩ của nó sau Noel mới làm việc trở lại. Người đem cơm đến, giúp ngồi dậy và tìm cách đút thức ăn cho nó, những đồ ăn đã được xoay nhuyễn, nhưng nó tìm cách phun ra, vì lưỡi nó không còn điều khiển để nuốt. Mâm đồ ăn còn nguyên vẹn được mang đi, nó vẫn cố gắng nói với những lời ngọng ngệu nhưng không ai hiểu.
"Tao phải về, mày nằm đây nghỉ. Tối nay là Noel mầy biết không ? " Thôi mày nằm nghỉ cho khoẻ ngày mai tao lên sớm."
Nó cố gắng tiếp tục phân trần như muốn giữ lại cho đến khi tôi rời khỏi phòng bệnh.
Bên ngoài trời bắt đầu lạnh, đèn Noel trên các nóc nhà cháy sáng. Tiếng nhạc rền rền dứt khỏang từ chiếc radio cũ kỹ, với cái loa rè rè vì đã rách, bản nhạc "đêm đông lạnh lẽo" từ một đài phát thanh địa phương trổi lên. Điếu thuốc đốt nữa chừng rồi lại quăng đi mùi vị đắng nghét của một gói thuốc cũ lâu ngày, nhạt thếch như cuộc đời đã hết mùi vị của nó.
Năm nay chẳng có cây Noel, chẳng có qùa vặt, ba mươi mốt cái Noel trên xứ Mỹ nầy bao nhiêu cái Noel đã đi qua như cuộc đời nó nằm đây mà tất cả đều trống vắng duy chỉ còn lại với nó là chút hơi thở mong manh cho no biết là nó vẫn còn sống.
Với nó, đã qua ba mươi mốt lần Giáng Sinh trên đất Mỹ với biết bao vui buồn. Năm nay, cũng Giáng Sinh, nó nằm trong bệnh viện, thân thể tê liệt, hơi thở mong manh, cuộc sống dần lụi.. .
Sau Noel một ngày nhà thương sinh hoạt thật tấp nập kẻ đi qua người đi lại nhộn nhịp, nó nằm trên giường sống mũi dán một miếng band-aid , miệng của nó dính máu khô đọng lại. Người ta cho biết từ sáng sớm đã tìm thấy nó nằm úp mặt sòng sượt trên sàn nhào té từ đâu tối hôm trước, không biết vô ý té hay muốn gượng dậy đi đâu. Tay chân bên trái tê liệt do stroke lần đầu tiên, stroke lần thứ hai đã tàn phá phần còn lại của thân thể nó, không biết trong giấc mơ hiện về tối qua những gì đã xảy đến với nó. Bác sĩ của nó gọi bác sĩ chánh của nhà thương và một vài bác sĩ thực tập, tất cả khi nhìn thấy nó đều lắc đầu và ra dấu hiệu chuyển gấp về USC để điều trị, tình trạng sức khoẻ nó sa sút một cách trầm trọng.
Nó được đưa từ phòng hồi sinh thường, cho đến phòng hồi sinh loại nặng. Một tuần đã đi qua, một đêm điện thoại reng Bác sĩ trực của nó muốn nói chuyện riêng với thân nhân, người ta vô cho nó hai bịch máu và không biết nó mất máu chỗ nào" Nhà thương thí USC nơi quy tụ tất cả bác sĩ thực tập, cứ vài ngày là bác sĩ thay đổi và lập lại bệnh trạng từ đầu, Cuộc đời nó cũng vô định như những câu hỏi không bao giờ được trả lời.
Một hôm Trung Tâm hồi lực thông báo, người ta sẽ di chuyển nó đến một viện dưỡng lão nào đó trên vùng Los Angeles. Nó chẳng có bảo hiểm sức khỏe, chẳng nó Medical tất cả chữa trị của nó tương đương với những kẻ vô gia cư hoặc tù nhân của thành phố này. Khi tôi đến đây thăm nó, thấy hồ sơ bệnh nhân trên bàn y tá màu đỏ chói. Nhìn trên tường miếng giấy cấm tiếp xúc với bệnh nhân, sợi giây xích hai chân của người bệnh vào song giường bên cạnh giường của nó. Thỉnh thoảng người cảnh sát vào phòng nhìn vào sợi giây xích rồi đi ra. Bạn tôi, chưa đầy sáu mươi tuổi, một thời oai hùng "nhảy toán" biệt kích, nay nằm như cái xác không hồn, với dáng vóc tiều tụy, với nét mặt hốc hác mất thần.
Nhớ lại, mới đây thôi, bạn tôi trong một buổi ra mắt sách có hàng trăm người đến tham dự. Chiếc xe van chở đầy sách và người ta ùa vào giành giựt nhau mua, chỉ trong vòng vài phút đồng hồ cái xe van trống rỗng và có đến vài trăm người còn lại đứng đầy trong một bãi đậu xe chật hẹp của một ngày chủ nhật. Nó nói thật lớn và người ta cười ồ thật ngộ nghĩnh như tán thành với nó: "Kẻ thắng viết Lịch Sử, Kẻ thua viết Hồi ký, kẻ dại mua hồi ký". Những hồi ký kia rồi cũng nằm gọn một góc phòng hay trong một thùng giấy trong một garage đậu xe như cuộc đời của những anh hùng và là kẻ bại trận sau cuộc chiến dài.
Lúc về Trung Tâm Huấn Luyện Yên Thế hồi xưa gọi là Quyết thắng ,nó ở trong khu cấm, khu vực của Đoàn công tác 68, tường cao cổng kín, những cây ăng ten loại liên lạc tầm xa, tường sơn màu vàng trứng gà màu đậm và tăng thêm vẻ huyền bí của khu vực. Khóa sinh không được vào ra, những chuyến công tác thần sầu quỷ khốc được xuất xuất phát từ khu cấm này những chuyến công tác ngoại biên và xâm nhập miền bắc.
Gần 3 năm trôi qua nó sống bằng ống dẫn thức ăn vào bao tử, ngay giữa ức của nó. Nói là thức ăn chứ đây là hỗn hợp chế biến những gì cần thiết để nuôi sống, một hợp chất màu hồng và đục trong ống nhựa nối liền cái máy lắc lư chuyển dẫn đồ ăn vào cơ thể.
Ngày tháng vẫn bình thản trôi qua, nó vẫn nằm đây. Tuy bán thân bất toại nhưng trí óc nó minh mẫn, đôi khi còn minh mẫn hơn những người đi đứng bình thường. Nó vẫn tiếp nhận, những sinh hoạt trong đời sống, nó vẫn nghe rõ những cuộc đàm thoại của ý tá với bệnh nhân, mắt vẫn theo dõi cái TV giường bên cạnh rĩ rã ngày đêm. Nó nghe tiếng Việt, tiếng Mỹ, tiếng Tàu, Quảng đông, Quan Thoại hoặc Triều châu Phúc Kiến nó nghe rất sỏi nên nó ghi nhận tất cả.
Mày thích CD nghe nhạc không ? tao đem lên cho". Nó lắc đầu.
" Mày muốn có một cái T.V. không ? "" Nó cũng lắc đầu.
"Mày nằm đây có buồn không ?".
Nó im lặng với cái nhìn thật đăm chiêu. Nó nằm đây đã ba năm qua và chịu đựng được sự liệt bại của cơ thể. Nhưng nó còn có cái đầu, nó suy nghĩ những gì chỉ có mình nó biết. Tôi nhớ ngày xưa khi còn chung trong nhóm nhảy Toán, khi thích thú, nó cười lớn tiếng, sằng sặc không dứt. Khi không thích thì nó đưa ngón tay giữa lên. Nó luôn luôn lạc quan, coi thường sanh tử, anh em đã gọi nó với một cái tên gọi mới mà nay, cả bệnh viện ai cũng biết Topper là nặc danh của nó.
Hôm Sinh Nhật nó, ngày cuối của tháng bẩy mưa ngâu, sinh nhật chẳng có đèn cầy, bánh ngọt chẳng rượu vang và bè bạn. Sinh nhật mà có người lên thăm là vui rồi, nó tiếp tục suy nghĩ, những gì đi qua cuộc đời nó, gia đình, chiến hữu tất cả đi xa ngoài tầm tay, chiếc giường ôm bám cuộc đời còn lại và sự sống nó có được mỗi ngày nó cho là hạnh phúc nhỏ, nhỏ của mọi người nhưng rất lớn đối với nó. Đứa em gái vẫn cố gắng đến thăm nó thường xuyên tuy đời sống khó khăn hơn, và một ngưòi bạn nó quen từ cái thời tỵ nạn bên đảo Wake, quen nhau hơn 30 năm rồi vẫn đến thăm đều đặn mỗi lần đến đều chia xẻ những buồn vui.
Thằng Khanh lặn lội từ San Francisco đến thăm thằng Huệ, hai đứa nó cùng Đoàn với nhau và những ngày cuối của cuộc chiến. Lúc mà ai cũng cao bay xa chạy, tụi nó đi hành quân lấy tin tức cho Biệt Khu Thủ Đô. Ngày 21 tháng tư Tổng Thống Thiệu từ chức, vài ngày sau đó Đại tá Giám Đốc của nó cũng đi Đài Loan cùng Tổng Thống, nó vẫn đi hành quân và bị thương ở vòng đai Sài gòn. Rồi toán nó triệt xuất, Toán thằng Thịnh bạn nó vào thay cho nó hành quân tiếp tục. Sáng 28 tháng 4 mới sáng sớm thằng Thịnh bị một mìn đặc biệt và sức tàn phá dữ dội, Thịnh bị mù một mắt, cụt một chân và cơ thể chỗ nào cũng có miểng ghim. Anh Đa Liên Toán trưỏng đi đón Thịnh ở cầu Xa Lộ, Thịnh được đưa lên đủ loại xe, đủ loại người khiêng. Cuối cùng, đến được chân cầu Xa Lộ và đưa tới bệnh viện Cộng Hòa. Hơn hai tuần sau bệnh viện thay chủ, nó bị đuổi ra đường với những vết thương còn lỡ loét, máu mủ. Dân chúng lén lút góp tiền cho, Thịnh về được quê ở miền Trung.
Bây giờ đã hơn 30 năm sau Khanh luôn nhắc Huệ và khâm phục thằng Huệ là dân đi Toán nhà nghề. Lúc mấy sư đoàn Việt Cộng bao vây Sài gòn tụi Việt Cộng điạ phương đều xử dụng M16 và trang phục như phe ta đi đầu để đánh lạc hướng, nhưng không bao giờ lọt qua mắt thần của thằng của Huệ. Nó ra dấu và cho toán bất động khi có địch, thằng Khanh đang phân vân thì bên kia nổ súng trước, lúc đó Khanh mới hiểu ra, muốn biết bạn hay dịch phải nhìn chân mới biết. Thằng Khanh hú hồn, nó nói thằng Huệ nhìn cách di chuyển cũng biết là ta hay địch chứ không cần phải xem dép râu.
Bây giờ nó nằm đây tiếp tục suy nghĩ và lắng nghe tiếp cuộc đời cho những ngày còn lại. Cái hôm điện thoại tới Sở An Sinh Xã Hội để lấy hồ sơ nộp cho bệnh viện này, bên kia đầu giây người phụ trách trả lời: "He never have any documents, He never working in the past 30 years" are you kidding ? "".
Trời ơi là trời! Ba mươi năm nó đi làm không bao giờ khai báo cho sở An Sinh Xã Hội. Nó sống ở đây mà như là sống ở thành Hồ, không có hộ khẩu. Bà ta hỏi tiếp: "Ông ấy có Quốc Tịch Mỹ hay chưa" Tôi cần giấy tờ chứng minh". Không ai biết nó làm gì" Giấy tờ cất ở đâu" có chứ, tôi trả lời, tôi thấy nó có Passport màu xanh dương đàng hoàng. Nó không có một tờ giấy lộn để chứng minh nó là công dân Mỹ để làm thủ tục nhập viện. Cả tuần sau ông anh lớn của nó điện thoại cho biết có tìm được giấy ghi danh đi bầu, thôi có còn hơn không. May là bà già Mỹ này có cảm tình với cựu quân nhân nên O.K. cho nó ngay.
Từ ngày dọn về đây cơ sở này khang trang, người ta cũng lo cho nó chu đáo hơn. Bây giờ mỗi ngày nó được đẩy xe lăn ra phòng ngoài xem ông đi qua, bà đi lại mỗi ngày 4, 5 giờ đồng hồ rồi mới đẩy vào giường. Nó cảm thấy yêu đời hơn, đó là sinh hoạt duy nhất mà nó đang thụ hưởng như mỗi khi lên thăm đút chui cho nó vài muỗng cà rem loại kiêng ăn.
Bạn bè vẫn tới lui thăm nó. Thằng bạn vừa thăm ra về, thì trên mặt nó hiện ra vẻ thoải mái khi tiếng nhạc cất lên từ ngoài hành lang: "Sống trong đời sống, cần có một tấm lòng. ..! Những tấm lòng. Của nó và của bè bạn. Của các nhóm nhảy Toán, những biệt kích anh dũng đã vào sanh ra tử trong cuộc chiến Việt Nam.
Thiếu Uý Phạm Hòa
Nha Kỹ Thuật/ BTTM/QLVNCH
Tác giả: Thiếu Uý Phạm Hoà
Bài số 3081-28381-vb8010211
Trước 1975, Thiếu Uý Phạm Hòa là một biệt kích tại Nha Kỹ Thuật/ BTTM/QLVNCH. Hiện nay, ông là một thành viên tận tuỵ của Hội Ái Hữu Biệt Kích tại Hoa Kỳ. Bài viết về nước Mỹ đầu tiên của ông chuyệnvề một một đồng đội cũ.
***
Nó nằm trên giường đôi mắt mở to, bên cạnh hai người đàn ông già. Giường bên phải là một người không biết nói tiếng Anh. Ông ta đi qua lại dơ ngón tay cái lên và nói "very good, very good ". Có lẽ ông ta là người Amernian vì khu vực Glendale phía Bắc của thành phố Los Angeles tập trung rất nhiều di dân Amenian. Người đàn ông bên tay trái là người da trắng địa phương, đôi mắt kính cận giầy cộm nằm im lặng nhắm mắt bất động, có lẽ chẳng còn gì để nói.
Cậu nhỏ mặc bộ đồ y tá màu xanh nước biển người Phi bước vào phòng đi thẳng vào chỗ treo cái đồng hồ trên tường điều chỉnh giờ, để lộ hai cùi chỏ xâm hình màn nhện màu xanh loại mực tàu. Cậu quay lại nhìn người lạ ngồi cạnh và chào, khuôn mặt Á Châu hiền hậu nhưng trước khi vào đây làm, chắc cậu ta cũng một thời sóng gió ngang tàng trong các băng đảng một vùng nào đó của thành phố "Mỹ Lệ Hoa" này. Thấy cậu cứ lui hui tìm cách điều chỉnh giờ của cái đồng hồ treo tường, người đàn ông da trắng mở mắt ra với giọng nói trầm và ồ ề "no battery, come on the clock got no battery can you see " ". Hai ba người đàn ông bên hành lang dừng lại và cùng nói một lúc "that's right no battery ".
Cậu Y tá vẫn tìm cách điều chỉnh giờ, chẳng buồn trả lời. Tối hôm qua đổi giờ vào nửa đêm và bây giờ đã 4 giờ chiều, cậu ta mới đến. Chiếc đồng hồ trên mặt kính có một cửa sổ nhỏ chỉ ngày và tháng. Điều chỉnh xong đồng hồ, cậu quay lại chào mọi người trước khi rời khỏi phòng.
Tôi hỏi nó.
" Mày nhớ hôm nay đúng ba tháng từ ngày mày bị stroke lần đầu tiên không""
Nó gật đầu và đôi mắt liên tưởng nhìn thật xa vời vợi, từ đó đến nay từ nhà thương này đến nhà thương khác rồi bây giờ nó nằm ở cái run down Convalescent Hospital tồi tệ này. Hôm trước Noel, nó nhớ hôm đó ngày 11 tháng 12 cơn stroke đầu tiên đã đến với thân thể nó. Từ Orange County cố gắng lái xe về Monterey Park nơi nó ở, đoạn đưòng bình thưòng chỉ khoảng nửa giờ đồng hồ lái xe trên xa lộ, nhưng hôm nay thật khó khăn vô cùng, toàn thân bên trái tê liệt, may còn cái chân phải để đạp ga và thắng cũng như cái tay phải quậy qua, quậy lại thế mà nó cũng lết vể đến nhà. Chợt nhớ đứa em gái làm Y Tá, nó bèn gọi đến, đầu giây bên kia trả lời:
"Đi nhà thương gấp, anh bị stroke rồi".
Vậy mà nó cũng lết cái xe lộc cộc, cũ nát đến El Monte Community Hospital, không biết họ chữa trị như thế nào . Nó được xuất viện và người ta đề nghị nên đến USC Medical Center ở dưới Los Angeles để tiếp tục điều trị.
Trong cơn mê, nó thấy từng mảnh đời biệt kích trong cuộc chiến xưa chập chờn.
*
Sau đảo chánh ông Diệm vài năm là nó nó tình nguyện vào Biệt Kích thử lửa. Trận nhẩy toán dữ nhất của nó xẩy ra ngay ngày có hiệp định hoà bình Paris.
Hôm đó là ngày 27 tháng giêng năm 1973 nhưng vì Hoa Kỳ đi sau Việt Nam một ngày, Hoa Kỳ vẫn còn ngày 26 và hiệp định vẫn chưa có hiệu lực, các Pháo Đài Bay B52 đã tập trung dành hết mọi phi vụ cho trận không kích cuối cùng này, lúc đó nó phục vụ ở Đoàn Công Tác 68 Sở Công Tác thuộc Nha Kỹ Thuật, khu vực Long Thành và Quân Đoàn 3 cũng như Cam Bốt là vùng trách nhiệm của nó.
Toán nó vào vùng trước đó một ngày sau khi nhận dạng và xác nhận mục tiêu, tọa độ đã được thuyết trình tại khu cấm trước ngày xâm nhập, nó liên lạc và báo cáo với hai lần Tư Tưởng, cho biết chi tiết toạ độ và sinh hoạt trong vùng. Chỉ một thời gian ngắn sau đó từng đợt và từng đợt B52 tới tấp vào mục tiêu, đâu đây nó còn nhớ văng vẳng bên tai trên ống liên hợp của máy PRC-25 zulu zulu zulu. Nó hối hả trả lời "nhận 5". Nó nhét cái ống liên hợp trong cái balô của người truyền tin mang máy và cắm đầu chạy, lúc bom nổ nó nằm dưới đất chống tay theo kiểu hít đất, toàn thể mặt đất rung chuyển và chấn động dội vào khắp mọi nơi trên thân thể. Tai nó ù lên và hơi thở nén lại như vỡ tung lồng ngực, từng đợt liên tục cứ mỗi khoảng cách của oanh tạc. Toán của nó lồm cồm bò dậy chạy thật nhanh ra khỏi vùng đánh bom mà nó chấm tọa độ báo cáo về hai lần Tư Tưởng của nó hôm qua. Cứ chạy rồi nằm, lập đi lập lại không biết bao nhiêu lần và khi Toán nó được Triệt Xuất, mấy người đi đón toán chẳng còn nhận dạng ra tụi nó là ai.
Từ xa cả toán của nó như những bóng ma hiện về áo quần tả tơi trộn lẫn đất và bùn khô xám nghịt miệng há hốc không nói được tiếng nào, không biết là sự mừng rỡ hay những tràng Bom B52 đã xé nát lồng phổi và cuống họng của nó.
Và rồi cuộc chiến đến ngày tàn...
*
Từ những ngày đầu di tản nó đã phụ giúp công việc an ninh di chuyển người Tỵ Nạn tại Subic Bay Philippine, Phi Trường Quân Sự tại đảo Guam, rồi đến đảo Wake nó cũng phụ giúp công việc an ninh tại Phi Trường , ngày nào nó cũng mang về một bịch rác to lớn chứa đựng những thứ cần thiết mà cơ quan An Ninh đã tịch thu ở phi trường, rồi mang cho lại những cụ già: nào là Ống Quấy , trầu, cau, vôi , dầu nhị thiên đường , dầu cù là con cọp, dầu gió xanh Bác Sĩ Tín, đủ loại đồ lặt vặt .
Họ đâu biết đây là những đồ qúy giá nhất thời bấy giờ nhất là những cái ống quấy của các Cụ ăn Trầu, mỗi lần nó xách cái bịch nylon clear màu trắng về, bà con chạy ra reo mừng. Nó giống như những anh hùng vừa mới lập chiến công trở về, được tiếp đón. Ngày nào cũng vậy, thỉnh thoảng nó kéo một số anh em đi Tuần Tiểu quanh đảo Wake với Quân Cảnh Mỹ để bảo vệ An Ninh cho đồng bào tỵ nạn trong suốt mấy tháng ở bên Đảo cho đến ngày đóng cửa, sau đó mới về trại Pendleton của Thủy Quân Lục Chiến Hoa Kỳ. Ở đây, nó cũng đi làm trên Processing Center kiếm từng cái áo, cái quần giầy dép cho anh em, ngày nào cũng vậy nó đi từ sáng sớm đến tối mới về.
Ngày ra trại mỗi đứa một nơi, rãi rác khắp nơi trên Hoa Kỳ, không biết cơ duyên nào đó tất cả lại tập trung tại Los Angeles khu vực người Mễ và Đại Hàn góc đường Vermont và đường số Chín . Anh em lại cùng quây quần bên nhau nơi cái thành phố định mệnh đó.
Hôm thứ hai, một tuần sau ngày stroke, nó nhờ một một bạn đưa vào USC và từ đó đến nay hết nhà thương, đến trung tâm hồi lực rồi về lại nhà thương, qua Trung tâm Hồi lực, cuối cùng nó nằm tại cái bệnh viện tàn tạ dành cho những người già bệnh hoạn cuối đời nầy.
Còn ba ngày nữa đến Noel mà cả tháng nay êm ru không thấy nó gọi. Một hôm, tôi đang đi sửa xe dưới Orange County trời cũng vừa tắt nắng bỗng điện thoại rung lên, bên kia đường giây như mật khẩu thường lệ "Có gì lạ không" ". Nó nói theo cái kiểu nửa Việt, nửa Tàu của nó, " Tao cũng thường, mấy đứa nhỏ học ra trường đi kiếm việc làm trên Oxnard , bị bà già Mỹ đụng xe bung air bags, bể bình nước, xe kéo về Amarillo bỏ trên đó, tao đang đi kiếm cái xe chạy tạm ". "Mầy khỏe không "", tôi hỏi. Nó trả lời thật rõ ràng: "Tao bị stroke nằm nhà thương hai tuần nay, cái điện thoại hết pin, hồi sáng nầy vợ chồng thằng Craig đến thăm, con vợ nó ngồi đây còn thằng chồng chạy xuống phố kiếm cho tao cái đồ charge Pin, nhờ vậy tao mới gọi cho mày được, mày đang ở nhà thương nào ?" Tao cũng không biết , nó nằm gần Los khu của người Mễ Tây Cơ , gần freeway 710 qua khỏi Los.... " Mày có số điện thoại ở đó không" Tao không có, mà hình như nó tên là Rancho Amigo gì đó". Tôi nói: " thôi được tối nay về nhà tao sẽ lên trên net kiếm, thế nào cũng tìm ra, mày nhớ charge điện thoại, ngày mai tao lên sớm, tao sẽ gọi trước khi đi…"
Ngày hôm sau còn hai ngày nữa đến Noel, khi tôi đến nhà thương, nó ngồi trên giường hớt hãi phân trần ngọng nghệu. Tôi nghe mà không thể hiểu, nhìn thấy mâm đồ ăn trên một cái bàn nhỏ loại di chuyển trên giường dành cho bệnh nhân đổ vung vãi một nửa trên giường còn một nửa ở dưới đất. Thức ăn được xoay nhuyễn dành cho những bệnh nhân sau khi stroke để tránh bị sặc khi nuốt, trên tấm ra trãi giường nhàu nhè mùi đồ ăn, mùi phân và nước tiểu lẫn lộn. Khuôn mặt nó thật hãi hùng, vầng mắt thâm sâu, đôi mắt đỏ và lờ đờ, râu lởm chởm. Nó cố gắng phân trần và thuyên giải một điều gì đó, tôi cố gắng nghe, suy đoán theo những tin báo của bạn bè từ tối hôm qua sau khi phổ biến hung tin và số điện thoại, anh em gọi thăm, nó đâu có nói chuyện được vì cái điện thoại cầm tay của nó rớt xuống giường mà không sao lấy lên được. Nó vẫn tiếp tục hớt hãi và phân trần, một lúc sau tôi mới kiếm ra cái điện thoại, trấn an và tìm cách nói chuyện với Y tá nhà thương mới biết tối hôm qua nó vừa bị một cơn stroke lần thứ hai.
Hôm Christmas Eve nhân viên nhà thương le que có mấy người, chẳng thấy bác sĩ hoặc Y Tá, chỉ có mấy người phụ dọn dẹp cho bệnh nhân. Từ sáng đến giờ chẳng thấy nhân viên của nhà thương, chẳng thấy thuốc men, trên giường có một miếng giấy với hàng chữ quen thuộc của một anh bên Lôi Hổ vừa đến thăm, chắc là anh nhận được nhắn tin trên e-mail tối hôm qua, trên bàn một con teddy bear của một người bạn đến thăm hôm qua, bình hoa màu xanh và bao giấy nhôm màu đỏ như nhắc nhở Noel đã đến. Buổi trưa một bác sĩ người Á Đông đến nhưng để thăm ngươì bệnh nhân da màu giường kế bên và ông cho biết bác sĩ của nó sau Noel mới làm việc trở lại. Người đem cơm đến, giúp ngồi dậy và tìm cách đút thức ăn cho nó, những đồ ăn đã được xoay nhuyễn, nhưng nó tìm cách phun ra, vì lưỡi nó không còn điều khiển để nuốt. Mâm đồ ăn còn nguyên vẹn được mang đi, nó vẫn cố gắng nói với những lời ngọng ngệu nhưng không ai hiểu.
"Tao phải về, mày nằm đây nghỉ. Tối nay là Noel mầy biết không ? " Thôi mày nằm nghỉ cho khoẻ ngày mai tao lên sớm."
Nó cố gắng tiếp tục phân trần như muốn giữ lại cho đến khi tôi rời khỏi phòng bệnh.
Bên ngoài trời bắt đầu lạnh, đèn Noel trên các nóc nhà cháy sáng. Tiếng nhạc rền rền dứt khỏang từ chiếc radio cũ kỹ, với cái loa rè rè vì đã rách, bản nhạc "đêm đông lạnh lẽo" từ một đài phát thanh địa phương trổi lên. Điếu thuốc đốt nữa chừng rồi lại quăng đi mùi vị đắng nghét của một gói thuốc cũ lâu ngày, nhạt thếch như cuộc đời đã hết mùi vị của nó.
Năm nay chẳng có cây Noel, chẳng có qùa vặt, ba mươi mốt cái Noel trên xứ Mỹ nầy bao nhiêu cái Noel đã đi qua như cuộc đời nó nằm đây mà tất cả đều trống vắng duy chỉ còn lại với nó là chút hơi thở mong manh cho no biết là nó vẫn còn sống.
Với nó, đã qua ba mươi mốt lần Giáng Sinh trên đất Mỹ với biết bao vui buồn. Năm nay, cũng Giáng Sinh, nó nằm trong bệnh viện, thân thể tê liệt, hơi thở mong manh, cuộc sống dần lụi.. .
Sau Noel một ngày nhà thương sinh hoạt thật tấp nập kẻ đi qua người đi lại nhộn nhịp, nó nằm trên giường sống mũi dán một miếng band-aid , miệng của nó dính máu khô đọng lại. Người ta cho biết từ sáng sớm đã tìm thấy nó nằm úp mặt sòng sượt trên sàn nhào té từ đâu tối hôm trước, không biết vô ý té hay muốn gượng dậy đi đâu. Tay chân bên trái tê liệt do stroke lần đầu tiên, stroke lần thứ hai đã tàn phá phần còn lại của thân thể nó, không biết trong giấc mơ hiện về tối qua những gì đã xảy đến với nó. Bác sĩ của nó gọi bác sĩ chánh của nhà thương và một vài bác sĩ thực tập, tất cả khi nhìn thấy nó đều lắc đầu và ra dấu hiệu chuyển gấp về USC để điều trị, tình trạng sức khoẻ nó sa sút một cách trầm trọng.
Nó được đưa từ phòng hồi sinh thường, cho đến phòng hồi sinh loại nặng. Một tuần đã đi qua, một đêm điện thoại reng Bác sĩ trực của nó muốn nói chuyện riêng với thân nhân, người ta vô cho nó hai bịch máu và không biết nó mất máu chỗ nào" Nhà thương thí USC nơi quy tụ tất cả bác sĩ thực tập, cứ vài ngày là bác sĩ thay đổi và lập lại bệnh trạng từ đầu, Cuộc đời nó cũng vô định như những câu hỏi không bao giờ được trả lời.
Một hôm Trung Tâm hồi lực thông báo, người ta sẽ di chuyển nó đến một viện dưỡng lão nào đó trên vùng Los Angeles. Nó chẳng có bảo hiểm sức khỏe, chẳng nó Medical tất cả chữa trị của nó tương đương với những kẻ vô gia cư hoặc tù nhân của thành phố này. Khi tôi đến đây thăm nó, thấy hồ sơ bệnh nhân trên bàn y tá màu đỏ chói. Nhìn trên tường miếng giấy cấm tiếp xúc với bệnh nhân, sợi giây xích hai chân của người bệnh vào song giường bên cạnh giường của nó. Thỉnh thoảng người cảnh sát vào phòng nhìn vào sợi giây xích rồi đi ra. Bạn tôi, chưa đầy sáu mươi tuổi, một thời oai hùng "nhảy toán" biệt kích, nay nằm như cái xác không hồn, với dáng vóc tiều tụy, với nét mặt hốc hác mất thần.
Nhớ lại, mới đây thôi, bạn tôi trong một buổi ra mắt sách có hàng trăm người đến tham dự. Chiếc xe van chở đầy sách và người ta ùa vào giành giựt nhau mua, chỉ trong vòng vài phút đồng hồ cái xe van trống rỗng và có đến vài trăm người còn lại đứng đầy trong một bãi đậu xe chật hẹp của một ngày chủ nhật. Nó nói thật lớn và người ta cười ồ thật ngộ nghĩnh như tán thành với nó: "Kẻ thắng viết Lịch Sử, Kẻ thua viết Hồi ký, kẻ dại mua hồi ký". Những hồi ký kia rồi cũng nằm gọn một góc phòng hay trong một thùng giấy trong một garage đậu xe như cuộc đời của những anh hùng và là kẻ bại trận sau cuộc chiến dài.
Lúc về Trung Tâm Huấn Luyện Yên Thế hồi xưa gọi là Quyết thắng ,nó ở trong khu cấm, khu vực của Đoàn công tác 68, tường cao cổng kín, những cây ăng ten loại liên lạc tầm xa, tường sơn màu vàng trứng gà màu đậm và tăng thêm vẻ huyền bí của khu vực. Khóa sinh không được vào ra, những chuyến công tác thần sầu quỷ khốc được xuất xuất phát từ khu cấm này những chuyến công tác ngoại biên và xâm nhập miền bắc.
Gần 3 năm trôi qua nó sống bằng ống dẫn thức ăn vào bao tử, ngay giữa ức của nó. Nói là thức ăn chứ đây là hỗn hợp chế biến những gì cần thiết để nuôi sống, một hợp chất màu hồng và đục trong ống nhựa nối liền cái máy lắc lư chuyển dẫn đồ ăn vào cơ thể.
Ngày tháng vẫn bình thản trôi qua, nó vẫn nằm đây. Tuy bán thân bất toại nhưng trí óc nó minh mẫn, đôi khi còn minh mẫn hơn những người đi đứng bình thường. Nó vẫn tiếp nhận, những sinh hoạt trong đời sống, nó vẫn nghe rõ những cuộc đàm thoại của ý tá với bệnh nhân, mắt vẫn theo dõi cái TV giường bên cạnh rĩ rã ngày đêm. Nó nghe tiếng Việt, tiếng Mỹ, tiếng Tàu, Quảng đông, Quan Thoại hoặc Triều châu Phúc Kiến nó nghe rất sỏi nên nó ghi nhận tất cả.
Mày thích CD nghe nhạc không ? tao đem lên cho". Nó lắc đầu.
" Mày muốn có một cái T.V. không ? "" Nó cũng lắc đầu.
"Mày nằm đây có buồn không ?".
Nó im lặng với cái nhìn thật đăm chiêu. Nó nằm đây đã ba năm qua và chịu đựng được sự liệt bại của cơ thể. Nhưng nó còn có cái đầu, nó suy nghĩ những gì chỉ có mình nó biết. Tôi nhớ ngày xưa khi còn chung trong nhóm nhảy Toán, khi thích thú, nó cười lớn tiếng, sằng sặc không dứt. Khi không thích thì nó đưa ngón tay giữa lên. Nó luôn luôn lạc quan, coi thường sanh tử, anh em đã gọi nó với một cái tên gọi mới mà nay, cả bệnh viện ai cũng biết Topper là nặc danh của nó.
Hôm Sinh Nhật nó, ngày cuối của tháng bẩy mưa ngâu, sinh nhật chẳng có đèn cầy, bánh ngọt chẳng rượu vang và bè bạn. Sinh nhật mà có người lên thăm là vui rồi, nó tiếp tục suy nghĩ, những gì đi qua cuộc đời nó, gia đình, chiến hữu tất cả đi xa ngoài tầm tay, chiếc giường ôm bám cuộc đời còn lại và sự sống nó có được mỗi ngày nó cho là hạnh phúc nhỏ, nhỏ của mọi người nhưng rất lớn đối với nó. Đứa em gái vẫn cố gắng đến thăm nó thường xuyên tuy đời sống khó khăn hơn, và một ngưòi bạn nó quen từ cái thời tỵ nạn bên đảo Wake, quen nhau hơn 30 năm rồi vẫn đến thăm đều đặn mỗi lần đến đều chia xẻ những buồn vui.
Thằng Khanh lặn lội từ San Francisco đến thăm thằng Huệ, hai đứa nó cùng Đoàn với nhau và những ngày cuối của cuộc chiến. Lúc mà ai cũng cao bay xa chạy, tụi nó đi hành quân lấy tin tức cho Biệt Khu Thủ Đô. Ngày 21 tháng tư Tổng Thống Thiệu từ chức, vài ngày sau đó Đại tá Giám Đốc của nó cũng đi Đài Loan cùng Tổng Thống, nó vẫn đi hành quân và bị thương ở vòng đai Sài gòn. Rồi toán nó triệt xuất, Toán thằng Thịnh bạn nó vào thay cho nó hành quân tiếp tục. Sáng 28 tháng 4 mới sáng sớm thằng Thịnh bị một mìn đặc biệt và sức tàn phá dữ dội, Thịnh bị mù một mắt, cụt một chân và cơ thể chỗ nào cũng có miểng ghim. Anh Đa Liên Toán trưỏng đi đón Thịnh ở cầu Xa Lộ, Thịnh được đưa lên đủ loại xe, đủ loại người khiêng. Cuối cùng, đến được chân cầu Xa Lộ và đưa tới bệnh viện Cộng Hòa. Hơn hai tuần sau bệnh viện thay chủ, nó bị đuổi ra đường với những vết thương còn lỡ loét, máu mủ. Dân chúng lén lút góp tiền cho, Thịnh về được quê ở miền Trung.
Bây giờ đã hơn 30 năm sau Khanh luôn nhắc Huệ và khâm phục thằng Huệ là dân đi Toán nhà nghề. Lúc mấy sư đoàn Việt Cộng bao vây Sài gòn tụi Việt Cộng điạ phương đều xử dụng M16 và trang phục như phe ta đi đầu để đánh lạc hướng, nhưng không bao giờ lọt qua mắt thần của thằng của Huệ. Nó ra dấu và cho toán bất động khi có địch, thằng Khanh đang phân vân thì bên kia nổ súng trước, lúc đó Khanh mới hiểu ra, muốn biết bạn hay dịch phải nhìn chân mới biết. Thằng Khanh hú hồn, nó nói thằng Huệ nhìn cách di chuyển cũng biết là ta hay địch chứ không cần phải xem dép râu.
Bây giờ nó nằm đây tiếp tục suy nghĩ và lắng nghe tiếp cuộc đời cho những ngày còn lại. Cái hôm điện thoại tới Sở An Sinh Xã Hội để lấy hồ sơ nộp cho bệnh viện này, bên kia đầu giây người phụ trách trả lời: "He never have any documents, He never working in the past 30 years" are you kidding ? "".
Trời ơi là trời! Ba mươi năm nó đi làm không bao giờ khai báo cho sở An Sinh Xã Hội. Nó sống ở đây mà như là sống ở thành Hồ, không có hộ khẩu. Bà ta hỏi tiếp: "Ông ấy có Quốc Tịch Mỹ hay chưa" Tôi cần giấy tờ chứng minh". Không ai biết nó làm gì" Giấy tờ cất ở đâu" có chứ, tôi trả lời, tôi thấy nó có Passport màu xanh dương đàng hoàng. Nó không có một tờ giấy lộn để chứng minh nó là công dân Mỹ để làm thủ tục nhập viện. Cả tuần sau ông anh lớn của nó điện thoại cho biết có tìm được giấy ghi danh đi bầu, thôi có còn hơn không. May là bà già Mỹ này có cảm tình với cựu quân nhân nên O.K. cho nó ngay.
Từ ngày dọn về đây cơ sở này khang trang, người ta cũng lo cho nó chu đáo hơn. Bây giờ mỗi ngày nó được đẩy xe lăn ra phòng ngoài xem ông đi qua, bà đi lại mỗi ngày 4, 5 giờ đồng hồ rồi mới đẩy vào giường. Nó cảm thấy yêu đời hơn, đó là sinh hoạt duy nhất mà nó đang thụ hưởng như mỗi khi lên thăm đút chui cho nó vài muỗng cà rem loại kiêng ăn.
Bạn bè vẫn tới lui thăm nó. Thằng bạn vừa thăm ra về, thì trên mặt nó hiện ra vẻ thoải mái khi tiếng nhạc cất lên từ ngoài hành lang: "Sống trong đời sống, cần có một tấm lòng. ..! Những tấm lòng. Của nó và của bè bạn. Của các nhóm nhảy Toán, những biệt kích anh dũng đã vào sanh ra tử trong cuộc chiến Việt Nam.
Thiếu Uý Phạm Hòa
Nha Kỹ Thuật/ BTTM/QLVNCH
Ý kiến bạn đọc
21/05/201508:41:27
Thuong Huỳnh
Bài viết thật sống động và xem lại như một cuốn phim quay chậm về cuộc đời của một chiến binh Biệt Kích
07/02/201100:48:40
Tho Nguyen
Toi rat thich doc chuyen ve nhung nguoi chien si VNCH anh hung va qua cam. Cam on tac gia da thuat lai cau chuyen.
Subscribe to:
Posts (Atom)