Monday, October 14, 2019

Thanksgiving (Canada) Thứ Hai 14.10.2019

Thanksgiving (Canada)

 Sự khác nhau giữa lễ Tạ Ơn tại Mỹ và Canada

khac-biet-le-ta-on-my-canada

Sự khác nhau giữa lễ Tạ Ơn tại Mỹ và Canada

Lễ Tạ Ơn (ThanksGiving Day) là ngày lễ được tổ chức hàng năm chủ yếu bởi bởi người MỹCanada. Lễ Tạ ơn có ý nghĩa là mừng cho mùa thu hoạch và cảm tạ Chúa Trời ban cho cuộc sống no đủ. Ngày lễ này tại Mỹ và Canada có rất nhiều điểm tương đồng nhưng cũng có những sự khác biệt nhất định.
Bảng so sánh điểm khác biệt giữa lễ Tạ Ơn tại Mỹ và Canada

Lễ Tạ Ơn Tại Canada
Lễ Tạ ơn Tại Mỹ
Thời điểm
Thứ 2 của tuần thứ 2 trong tháng 10
Ngày thứ 5 của tuần thứ tư tháng 11
Thời gian nghỉ
Nghỉ 3 ngày
Nghỉ 4 ngày
Quy mô
Không phải ngày lễ quốc gia, chỉ chính thức tại 1 số bang phía bờ Đại Tây Dương
Cảm ơn Thiên Chúa và sự rộng lượng của người bản địa
Ý nghĩa
Cảm ơn Chúa vì vụ mùa bội thu
Là ngày lễ quốc gia và được tổ chức trên tất cả các tiểu bang
The-First-Thanksgiving-1621-boi-Jean-Leon-Gerome-Ferris
Bức họa “The First Thanksgiving 1621” được vẽ bởi Jean Leon Gerome Ferris

1, Sự khác biệt về thời điểm của ngày lễ

Thanksgiving đã được tổ chức tại Mỹ từ giữa thế kỉ 20 tại nhiều thời điểm khác nhau – tùy thuộc vào các bang khác nhau. Tới 26/12/1941, Tổng thống Franklin D.Roosevelt đã kí sắc lệnh thống nhất ngày lễ Tạ Ơn vào ngày thứ 4 cuối cùng của tháng 11. Cùng với đó là các công dân Mỹ cũng như học sinh quốc tế sẽ được nghỉ 4 ngày.
Điều tương tự cũng xảy ra đối với Canada – ngày Thanksgiving không được thống nhất cho tới năm 1957. Theo quy định của Canada, ngày lễ Tạ Ơn sẽ được tổ chức vào ngày thứ 2 của tuần thứ hai trong tháng 10 hàng năm và kéo dài trong 3 ngày. Tuy nhiên, điểm cần chú ý rằng quy định trên chỉ áp dụng cho một số tiểu bang giáp Đại Tây Dương của Canada chứ khôndg phải là 1 ngày lễ quốc gia như Hoa Kỳ.

2, Sự khác biệt trong thực đơn ngày lễ Phục Sinh

Gà Tây là món ăn truyền thống trong ngày lễ Phục Sinh của người Mỹ. Bữa ăn thường lớn – được tính toán cho 5-10 người bao gồm cả gia đình và bạn bè thân thiết. Khoai tây nhồi và nghiền cùng với nước sốt Nam Việt Quất, Ngô ngọt, các loại rau củ và bánh Bí Đỏ là các món thường thấy khác trong này này.

ga-tay-mon-an-truyen-thong-trong-le-phuc-sinh
Gà Tây – món ăn không thể thiếu trong ngày lễ Phục Sinh
Các điểm khác biệt của món ăn trong ngày lễ giữa Mỹ và Canada có thể kể tới:
Món bánh Bí Đỏ của Canada thường cay hơn bởi có Gừng, Đinh Hương và Quế. Trong khi đó, người Mỹ lại ưa thích vị ngọt hơn và thường cho thêm custard trứng.
Người Canada thường nướng hoặc nghiền Khoai Tây ngọt trong khi người Mỹ thường cho thêm Bơ, Đường và gia vị để làm thành một món hầm ăn kèm với kẹo dẻo.
Người Mỹ tại các tiểu bang phía nam thường dùng bánh mì ngô để nhồi, các tiểu bang phía bắc và phía đông thường dùng gạo giống như người Canada.
Theo truyền thống, bữa ăn tối quan trọng nhất của ngày Tạ Ơn được tổ chức vào tối thứ năm tại Mỹ và tại Canada có thể tổ chức vào Chủ Nhật hoặc Thứ 2.

3, Các hoạt động trong kì nghỉ lễ Phục Sinh tại Mỹ và Canada

Mặc dù có sự khác nhau về thời điểm tổ chức nhưng các hoạt động trong ngày này tại Mỹ và Canada lại có nhiều điểm tương đồng.
– Du lịch cùng gia đình trong kỳì nghỉ lễ là hoạt động phổ biến tại cả hai nơi. Tại Mỹ, khoảng thời gian 4 ngày nghỉ lễ này được coi là một trong những dịp du lịch nhộn nhịp nhất trong cả năm. Người Canada cũng tận dụng 3 ngày lễ ngắn ngủi của mình để du lịch và thoát khỏi công việc – cuộc sống thường nhật.
Mua sắm và săn sale trong mùa lễ Tạ Ơn là hoạt động được mong chờ nhất trong năm. Các cửa hàng thường mở cửa từ sớm trong ngày thứ 6 ngay sau lễ Tạ Ơn với hàng dài người xếp hàng đứng chờ để mua được những sản phẩm giám giá. Do chính sách giảm giá mạnh đồng loạt nên mọi người thường cố gắng hoãn kế hoạch mua sắm chờ sự kiện này. Ngày thứ 6 ngay sau lễ Tạ Ơn này thường được gọi là ngày “Black Friday” bởi chỉ số lợi nhuận của các doanh nghiệp bán lẻ thường đổi từ mầu đỏ (lỗ) sang mầu đen (hòa vốn và bắt đầu sinh lợi). Ngày thứ 2 sau lễ Tạ Ơn được gọi là “Cyber Monday” bởi số lượng khổng lồ khách hàng mua hàng online.


buoi-tuan-hanh--Macy's-Thanksgiving-Day-nam-2016
Buổi tuần hành Macy’s năm 2016
Các buổi diễu hành được tổ chức trên quy mô lớn. Cuộc diễu này nổi tiếng nhất tại Hoa Kỳ có thể kể tới là Macy’s Parade. Tại Canada, các cuộc diễu hành thường có quy mô nhỏ và giới hạn ở mức địa phương. Kitchener-Waterloo Oktoberfest là cuộc diễn hành duy nhất của Canada được lên phát trên truyền hình quốc tế.

Lễ Tạ ơn

Bức tranh The First Thanksgiving at Plymouth (Lễ Tạ ơn đầu tiên tại Plymouth) của Jennie A. Brownscombe năm 1914
Lễ Tạ ơn (tiếng Anh: Thanksgiving) là một ngày lễ hàng năm được tổ chức chủ yếu tại Hoa Kỳ, Canada, một số đảo ở Caribe và Liberia. Có ý nghĩa lúc đầu là mừng thu hoạch được mùa và tạ ơn Thiên Chúa đã cho sống no đủ và an lành. Đây cũng là ngày nghỉ lễ chính thức, cho tất cả người lao động theo luật định tại Mỹ và Canada.
Ngày và nơi diễn ra lễ Tạ ơn đầu tiên là chủ đề của một cuộc tranh cãi nhỏ. Mặc dù lễ Tạ ơn sớm nhất đã được kiểm chứng diễn ra vào ngày 8 tháng 9 năm 1565 tại khu vực ngày nay là Saint Augustine, Florida,[1][2] nhưng "lễ Tạ ơn đầu tiên" theo truyền thống được coi là đã diễn ra tại khu vực thuộc thuộc địa Plymouth vào năm 1621.
Ngày nay, tại Hoa Kỳ, lễ Tạ ơn được tổ chức vào ngày thứ Năm lần thứ tư của tháng 11 vì thế ngày này có thể không phải là ngày thứ năm cuối cùng của tháng 11 như nhiều người lầm tưởng (thí dụ năm 2012, tháng 11 có đến 5 ngày thứ năm). Tại Canada, nơi có cuộc thu hoạch sớm hơn, ngày lễ này được tổ chức vào ngày thứ Hai lần thứ hai của tháng 10.

Lịch sử

Lễ Tạ ơn gắn liền với các lễ hội ngày mùa thường được tổ chức ở châu Âu từ xưa.
Trong truyền thống Anh, ngày tạ ơn và nghi lễ tôn giáo tạ ơn đặc biệt trở nên quan trọng trong quá trình Cải cách Kháng Cách tại Anh trong thời kỳ trị vì của vua Henry VIII.
Tại Bắc Mỹ, lễ hội này đầu tiên được tổ chức tại Newfoundland bởi Martin Frobisher và nhóm Thám hiểm Frobisher năm 1578, để mừng tạ ơn Chúa đã cho sống sót qua cuộc hành trình dài và nhiều bão tố từ Anh.[3] Một lễ hội khác được tổ chức vào ngày 4 tháng 12 năm 1619 khi 38 người khai hoang từ giáo khu Berkeley xuống thuyền tại Virginia và tạ ơn Thượng đế.[4][5]
Tuy nhiên trước đó, cũng có thông tin về một buổi tiệc Tạ ơn tổ chức bởi Francisco Vásquez de Coronado (cùng với nhóm người da đỏ Teya) ngày 23 tháng 5 năm 1541 tại Texas, để ăn mừng việc họ tìm ra lương thực. Một số người cho rằng đây là cuộc tổ chức Tạ ơn thật sự đầu tiên tại Bắc Mỹ. Một sự kiện tương tự xảy ra một phần tư thế kỷ sau, vào ngày 8 tháng 9 năm 1565 tại St. Augustine, Florida khi Pedro Menéndez de Avilés gặp đất liền; ông và những người trên thuyền đã tổ chức một buổi tiệc với người bản xứ.

Sự tích về ngày lễ tạ ơn

Bức tranh The First Thanksgiving của Jean Leon Gerome Ferris, người da trắng mời người da đỏ cùng ăn
Vào khoảng thế kỷ 16-17, một số người theo Công giáoThanh giáo tại Anh bị hoàng đế lúc đó bắt cải đạo để theo tôn giáo của ông ta, trong cuộc Cải cách Tin Lành. Những người này không chấp nhận và bị giam vào tù. Sau khi giam một thời gian vị hoàng đế truyền họ lại và hỏi lần nữa, họ vẫn quyết không cải đạo. Hoàng đế không giam họ vào tù nữa mà nói với họ rằng nếu họ không theo điều kiện của ông ta thì họ phải rời khỏi nước Anh.
Những người này rời khỏi Anh đến Hà Lan sinh sống nhưng họ sớm nhận ra mình không thể hoà nhập ở nơi này và lo sợ con cháu của họ sẽ bị mất gốc, một số nhóm người rời khỏi Hà Lan để đến Tân Thế giới (Châu Mỹ) sinh sống, và sau này thường được gọi là Người hành hương (Pilgrims). Những người này đi trên một con thuyền tên là Mayflower, họ đặt chân đến Thuộc địa Plymouth thuộc vùng Tân Anh (New England) khi đang mùa đông. Đói và lạnh, một nửa trong số họ không qua nổi mùa đông khắc nghiệt. Đến mùa xuân, họ may mắn gặp được những thổ dân da đỏ tốt bụng và cho họ ít lương thực. Người da đỏ dạy họ những cách sinh tồn ở vùng đất này như cách trồng hoa màu, săn bắt,... Khi người Pilgrims đã có thể tự lo cho bản thân được, họ tổ chức một buổi tiệc để tạ ơn Chúa Trời vì đã cho họ có thể sống đến ngày hôm nay, họ mời những người da đỏ và cùng nhau ăn uống vui vẻ. Từ đó về sau, hằng năm con cháu của người Pilgrims luôn tổ chức lễ tạ ơn để cảm ơn cho những gì tốt đẹp đã đến với cuộc sống.[6]
Theo tài liệu, buổi lễ tạ ơn đầu tiên tại Hoa Kỳ, do người Pilgrims tổ chức, là vào năm 1621 tại Thuộc địa Plymouth, ngày nay thuộc Massachusetts, sau một vụ thu hoạch tốt.

Tổ chức truyền thống

Gà tây nướng lò, một món ăn thường thấy trong ngày Lễ Tạ ơn
Bánh Pumpkin (Pumpkin pie) thường dùng trong mùa Lễ Tạ ơn tại Bắc Mỹ
Lễ Tạ ơn thường được tổ chức với một buổi tiệc buổi tối cùng với gia đình và bạn bè với món thịt gà tây. Tại Canada và Hoa Kỳ, nó là một ngày quan trọng để gia đình sum họp với nhau, và người ta thường đi xa để về với gia đình. Người ta thường được nghỉ bốn ngày cuối tuần cho ngày lễ này tại Hoa Kỳ: họ được nghỉ làm hay học vào ngày thứ Năm và thứ Sáu của tuần đó. Lễ Tạ ơn thường được tổ chức tại nhà, khác với ngày Lễ Độc lập Hoa Kỳ hay Giáng Sinh, những ngày lễ mà có nhiều tổ chức công cộng (như đốt pháo hoa hay đi hát dạo). Tại Canada, nó là một cuối tuần ba ngày, người ta thường được nghỉ vào ngày thứ Hai thứ nhì của tháng 10 mỗi năm.
Tại Hoa Kỳ, người ta thường tưởng nhớ đến một bữa ăn tổ chức trong năm 1621 giữa người da đỏ Wampanoag và nhóm Pilgrim đã di cư tại Massachusetts. Lễ Tạ ơn đã được thực hiện chủ yếu bởi các nhà lãnh đạo tôn giáo tại New England cho đến năm 1682, và sau đó bởi cả hai nhà lãnh đạo chính quyền và tôn giáo cho đến sau Cách mạng Hoa Kỳ. Tổng thống Hoa Kỳ George Washington đã công bố lễ tạ ơn toàn quốc đầu tiên ở Mỹ vào ngày 26 tháng 11 năm 1789, "là một ngày tạ ơn công cộng và cầu nguyện bởi sự công nhận với lòng biết ơn sự gia ân và tín hiệu tốt của Thiên Chúa Toàn Năng".[7][8] Nhiều chi tiết của câu chuyện là truyền thuyết được đặt ra trong những năm 1890 và đầu thế kỷ 20 để tạo một biểu hiện sự đoàn kết quốc gia sau Nội chiến Hoa Kỳ cũng như để đồng hóa các người nhập cư.
Tại Canada, Lễ Tạ ơn là một cuối tuần ba ngày. Trong khi ngày Lễ Tạ ơn nằm vào ngày thứ Hai, người Canada có thể ăn buổi tiệc trong bất cứ ngày nào trong ba ngày cuối tuần đó. Việc này thường dẫn đến việc ăn một buổi tiệc với nhóm người này hôm này, rồi với nhóm khác hôm kia.
Diễn hành Lễ Tạ ơn của Macy's tại New York năm 1979
Từ cuối thập niên 1930, mùa mua sắm cho Giáng Sinh tại Hoa Kỳ chính thức bắt đầu khi ngày Lễ Tạ ơn chấm dứt. Tại Thành phố New York, cuộc diễu hành Lễ Tạ ơn của cửa hàng Macy's (Macy's Thanksgiving Day Parade) được tổ chức hằng năm vào ngày này tại Manhattan.[9] Diễn hành thường có nhiều khán đài với nhiều chủ đề, có bong bóng lớn hình các nhân vật trên Truyền hình và các ban nhạc từ những trường trung học. Diễu hành này lúc nào cũng kết thúc với một Ông già Nôen. Có nhiều cuộc diễn hành khác tại nhiều thành phố khác.
Trong khi ngày thứ Sáu (còn gọi là Thứ Sáu Đen) sau ngày Lễ Tạ ơn là ngày mua sắm đông nhất trong năm tại Hoa Kỳ, nhiều cửa hàng đã bắt đầu chào đón khách hàng với các món hàng cho mùa lễ ngay sau Halloween.
Bóng bầu dục (American football) thường là một phần quan trọng trong ngày Lễ Tạ ơn tại Hoa Kỳ cũng như tại Canada. Các đội chuyên nghiệp thường đấu nhau trong ngày này để khán giả có thể xem trên truyền hình. Thêm vào đó, nhiều đội banh trung học hay đại học cũng đấu nhau vào cuối tuần đó, thường với các đối thủ lâu năm.

Tại Hoa Kỳ và Canada

Ăn gà tây trong lễ Tạ ơn ở Mỹ
Hoa Kỳ
Canada
26 tháng 11 năm 2009 12 tháng 10 năm 2009
25 tháng 11 năm 2010 11 tháng 10 năm 2010
24 tháng 11 năm 2011 10 tháng 10 năm 2011
22 tháng 11 năm 2012 8 tháng 10 năm 2012
28 tháng 11 năm 2013 14 tháng 10 năm 2013
27 tháng 11 năm 2014 13 tháng 10 năm 2014
26 tháng 11 năm 2015 12 tháng 10 năm 2015
24 tháng 11 năm 2016 10 tháng 10 năm 2016
23 tháng 11 năm 2017 9 tháng 10 năm 2017
22 tháng 11 năm 2018 8 tháng 10 năm 2018
28 tháng 11 năm 2019 14 tháng 10 năm 2019
26 tháng 11 năm 2020 12 tháng 10 năm 2020

Thanksgiving
Shopping for pumpkins in Ottawa.jpg
Shopping for pumpkins for Thanksgiving in Ottawa's ByWard Market in 1991.
Observed byCanada
TypeCultural
SignificanceA celebration of being thankful for what one has and the bounty of the previous year.
CelebrationsSpending time with family, feasting, religious practice
DateSecond Monday in October
2018 dateOctober 8
2019 dateOctober 14
2020 dateOctober 12
2021 dateOctober 11
FrequencyAnnual
Related toThanksgiving in the United States
Thanksgiving (French: Action de grâce), or Thanksgiving Day (French: Jour de l'Action de grâce), sometimes called Canadian Thanksgiving to distinguish it from the American holiday of the same name, is an annual Canadian holiday, occurring on the second Monday in October, which celebrates the harvest and other blessings of the past year.[1]
Thanksgiving has been officially celebrated as an annual holiday in Canada since November 6, 1879.[2] While the date varied by year and was not fixed, it was commonly the third Monday in October.[2]
On January 31, 1957, the Governor General of Canada Vincent Massey issued a proclamation stating: "A Day of General Thanksgiving to Almighty God for the bountiful harvest with which Canada has been blessed – to be observed on the second Monday in October."[3]

Statutory holiday

Thanksgiving is a statutory holiday in most of Canada, with the exceptions being the Atlantic provinces of Prince Edward Island, Newfoundland and Labrador, Nova Scotia and New Brunswick, where it is an optional holiday.[4][5] Companies that are regulated by the federal government (such as those in the telecommunications and banking sectors) recognize the holiday regardless of its provincial status.[6][7][8][9][10]

Traditional celebration

As a liturgical festival, Thanksgiving corresponds to the British and continental European harvest festival, with churches decorated with cornucopias, pumpkins, corn, wheat sheaves, and other harvest bounty. British and European harvest hymns are sung on the Sunday of Thanksgiving weekend.[citation needed]
While the actual Thanksgiving holiday is on a Monday, Canadians may gather for their Thanksgiving feast on any day during the long weekend; however, Sunday is considered the most common. Foods traditionally served at Thanksgiving include roasted turkey, stuffing, mashed potatoes with gravy, sweet potatoes, cranberry sauce, sweet corn, various autumn vegetables (mainly various kinds of squashes but also Brussels sprouts), and pumpkin pie. Baked ham and apple pie are also fairly common, and various regional dishes and desserts may also be served, including salmon, wild game, Jiggs dinner with split-pea pudding, butter tarts, and Nanaimo bars.[11]
In Canadian football, the Canadian Football League has usually held a nationally televised doubleheader, the Thanksgiving Day Classic. It is one of two weeks in which the league plays on Monday afternoons,[12] the other being the Labour Day Classic.
Kitchener-Waterloo Oktoberfest holds a Thanksgiving parade on the holiday; it is broadcast on CTV on tape-delay. The parade consists of floats, civic figures in the region, local performance troupes and marching bands.[13]
Canadian Thanksgiving coincides with the observance in the United States of Columbus Day and the American Indigenous Peoples' Day. As such, American towns with high levels of Canadian tourism will often hold their fall festivals over Thanksgiving/Columbus Day weekend, in part to draw and accommodate Canadian tourists; the Fall Festival of Ellicottville, New York, has been identified as an "annual pilgrimage" for Canadians.[14] Border towns also often experience an uptick in shoppers at grocery stores, as Canadian shoppers take advantage of lower sales taxes and commodity prices in the United States over the long holiday.[15]

History

Canadian troops attend a Thanksgiving Mass in the bombed-out Cambrai Cathedral, France, October 1918.
According to some historians, the first celebration of Thanksgiving in North America occurred during the 1578 voyage of Martin Frobisher from England, in search of the Northwest Passage.[2] His third voyage, to the Frobisher Bay area of Baffin Island in the present Canadian Territory of Nunavut, set out with the intention of starting a small settlement. His fleet of fifteen ships was outfitted with men, materials, and provisions. However, the loss of one of his ships through contact with ice, along with many of the building materials, was to prevent him from doing so. The expedition was plagued by ice and freak storms, which at times scattered the fleet; on meeting again at their anchorage in Frobisher Bay, "... Mayster Wolfall, a learned man, appointed by Her Majesty's Counsel to be their minister and preacher, made unto them a godly sermon, exhorting them especially to be thankful to God for their strange and miraculous deliverance in those so dangerous places ...". They celebrated Communion and "The celebration of divine mystery was the first sign, scale, and confirmation of Christ's name, death and passion ever known in all these quarters."[16] (The notion of Frobisher's service being first on the continent has come into dispute, as Spaniards conducted similar services in Spanish North America during the mid-16th century, decades before Frobisher's arrival.[17][18])
Years later, French settlers, having crossed the ocean and arrived in Canada with explorer Samuel de Champlain, from 1604, also held feasts of thanks. They formed the Order of Good Cheer and held feasts with their First Nations neighbours, at which food was shared.[citation needed]
After the Seven Years' War ended in 1763, with New France handed over to the British, the citizens of Halifax held a special day of Thanksgiving. Thanksgiving days were observed beginning in 1799 but did not occur every year.[19]
During and after the American Revolution, American refugees who remained loyal to Great Britain moved from the newly independent United States to Canada. They brought the customs and practices of the American Thanksgiving to Canada, such as the turkey, pumpkin, and squash.[20]
Lower Canada and Upper Canada observed Thanksgiving on different dates; for example, in 1816 both celebrated Thanksgiving for the termination of the War of 1812 between France, the U.S. and Great Britain, with Lower Canada marking the day on May 21 and Upper Canada on June 18 (Waterloo Day).[19] In 1838, Lower Canada used Thanksgiving to celebrate the end of the Lower Canada Rebellion.[19] Following the rebellions, the two Canadas were merged into a united Province of Canada, which observed Thanksgiving six times from 1850 to 1865.[19] During this period, Thanksgiving was a solemn, mid-week celebration.[21]
The first Thanksgiving Day after Confederation was observed as a civic holiday on April 5, 1872, to celebrate the recovery of the Prince of Wales (later King Edward VII) from a serious illness.[22]
For many years before it was declared a national holiday in 1879, Thanksgiving was celebrated in either late October or early November. From 1879 onward, Thanksgiving Day has been observed every year, the date initially being a Thursday in November.[23] After World War I, an amendment to the Armistice Day Act established that Armistice Day and Thanksgiving would, starting in 1921, both be celebrated on the Monday of the week in which November 11 occurred.[22] Ten years later, in 1931, the two days became separate holidays, and Armistice Day was renamed Remembrance Day. From 1931 to 1957, the date was set by proclamation, generally falling on the second Monday in October, except for 1935, when it was moved due to a general election.[19][22] In 1957, Parliament fixed Thanksgiving as the second Monday in October.[22] The theme of the Thanksgiving holiday also changed each year to reflect an important event to be thankful for. In its early years it was for an abundant harvest and occasionally for a special anniversary.[19]

Tuesday, October 8, 2019

Thư Anh Nam Lộc

Thưa quý anh chị và các bạn, thưa anh Hoài Nam và anh Hoàng Xuân Sơn,
Qua email của anh Ut Cao (người bạn cùng xứ Kangaroo với Hoài Nam), thì sau đó tôi cũng nhận được một số email khác "hối thúc" tôi và thậm chí còn gởi kèm theo một số chi tiết cùng tài liệu liên quan dến những câu hỏi mà "bạn đọc thắc mắc, xin giải đáp...". trong đó có cả lời giải thích của nhà xuất bản lẫn ca sĩ trình bầy đã được phổ biến trên báo chí mà chính tôi cũng không được biết!!!
Vì thế để dung hòa cũng như thỏa mãn tất cả mọi người tôi xin được trả lời chung qua những lời chia sẻ dưới đây, hy vọng sẽ giải quyết được một số những "thắc mắc của bạn đọc" và của quý anh chị:
-----------------------------------------------------------
Thưa quý anh chị và các bạn,

Thật ra thì những câu chuyện đằng sau mỗi bài hát phần lớn nguyên nhân chính thì ít, mà giả tưởng thì nhiều. Nhạc sĩ Trầm Tử Thiêng khi còn sinh tiền ông thường nói đùa với tôi và Trúc Hồ, thậm chí ngay cả trước mặt mọi người là: “Đừng tin những gì mà mấy ông nhạc sĩ giải thích về các tác phẩm của họ...”. Nghe qua thì cũng hơi “nhột”, mà ngẫm lại thì thấy cũng hơi...đúng! Tôi có hỏi thăm một số nhạc sĩ đàn anh về điều này, thì đa số đều xác nhận là quả thật lời nhận xét này không sai lắm đâu! Nhà văn Nguyễn Đình Toàn từng nói: Đã trở thành tác giả thì cũng dễ có thêm những huyền thoại” ! Vả lại, theo tôi, một trong những cái đáng quý nhất của nghệ thuật là nó có thể chia xẻ từ hạnh phúc đến khổ đau cho mọi người dù nguyên cớ của nó có khi chỉ vì một người mà được làm ra. Bởi vậy, hãy cứ để những câu chuyện đồn đãi và thêu dệt, đôi khi nó lại đẹp, còn hơn là bạch hóa ra tất cả, nhất là đối với những nhà nghiên cứu về âm nhạc, và có công sưu tầm những chi tiết vừa ảo, vừa thực một cách công phu như anh Hoài Nam, cùng các bloggers của những người yêu nhạc.

Trong niềm kính mến đó, nhất là để tôn trọng những nhân vật có liên quan đến các sáng tác về âm nhạc của tôi, kể cả những ca khúc soạn lời Việt từ khi còn ở VN. Hầu hết hiện còn sống và đều biết rõ những chi tiết này, tôi xin tránh nhắc đến những câu chuyện riêng tư và thầm kín, mà chỉ xin được điều chỉnh một số những điều thiếu chính xác liên quan đến vấn đề tài liệu hơn là nội dung của những nhạc phẩm mà quý vị “độc giả thắc mắc”!

1. Ca khúc “Trưng Vương Khung Cửa Mùa Thu” do tôi sáng tác lời Việt hoàn toàn khác hẳn với ý chính của nhạc phẩm “Tell Laura I Love Her”. Tôi không “dịch lại” hay “thoát dịch” như một số tài liệu đã phổ biến. Bài này do nhà xuất bản Khai Sáng mua và phổ biến.   

2. Nhạc phẩm “My Way”, do tôi soạn lời Việt khi còn ở VN, hoàn toàn khác với ý nghĩa của bản nhạc chính. Và như nội dung mà quý anh chị đã phổ biến (mở đầu bằng câu: “Đời tôi, buồn như dòng sông, sầu như mùa đông, không biết đôi môi cười...”), lúc đó tôi đăt tựa là “Đường Đời”, tuy nhiên khi in ra sách nhạc thì có lẽ nhà xuất bản đã tự đổi thành “Giòng Đời”? (chữ “Giòng” viết sai lỗi chính tả)!

Nhiều ca sĩ đã thu thanh bài này trước 1975, kể cả Khánh Hà và Thanh Lan. Sau đó là Ngọc Lan, Don Ho tại hải ngoại. Riêng ca sĩ Lê Toàn cũng từng hát lời của bản cũ này nhưng anh ấy đã ghi sai tựa trong cuốn CD là “Dòng Đời” và để là của nhạc sĩ Phạm Duy! Còn về hai vị “tác giả” nào đó có tên là Nguyễn Đăng Hưng và Lê Ngọc Dũng “viết cho Ngọc Lan hát” thì tôi hy vọng chắc chỉ là một sự “ghi nhầm” chứ không phải “cầm nhầm” đâu ạ, điều này khó xẩy ra lắm, nhất là trong lãnh vực nghệ thuật? (https://www.youtube.com/watch?v=oNgUGAPpTI4)!
(https://www.nhaccuatui.com/bai-hat/dong-doi-don-ho.zV8Ug5FbWPoP.html)

Năm 2005, trung tâm Asia sử dụng lại nhạc phẩm này để thu hình cho bộ DVD Asia #49, “Những Bài Hát Hay Nhất Thế Kỷ”. Thoạt tiên cô Thy Vân (tổng giám đốc của TTAsia) rất thích và muốn dùng lại lời cũ, cô bảo: lời đó đã quen thuộc với người nghe. Nhưng tôi nài nỉ cho tôi cơ hội để được viết lại và lần này sẽ dịch sát nghĩa nhạc phẩm “My Way” theo lyric của Paul Anka, do Frank Sinatra trình bầy mà tôi rất ái mộ từ nội dung đến hình thức. Thoạt tiên cô Thy Vân không chịu, sau nhờ sự “can thiệp” của nhạc sĩ Trúc Hồ (giám đốc nghệ thuật), cô Thy Vân đã đồng ý, từ đó lời thứ 2 do tôi “dịch” được chào đời và do Nguyên Khang trình bầy. Như đã chia xẻ trong thư trước, đây là một trong những ca khúc lời Việt mà tôi ưng ý nhất
Nguyên Khang: (https://www.youtube.com/watch?v=zFBBzw58zBo
 https://youtu.be/zFBBzw58zBo

Riêng về việc một vị giáo sư, quý danh là Nguyễn Đăng Hưng, thì nghe ông hát bài Dòng Đời trong CD “Đường Đời” do ông thực hiện mà chị Đặng Lệ Khánh gởi cho chúng tôi qua link: (https://www.youtube.com/watch?v=IcA1O5uj9Ik). Nghe xong, tôi xin khẳng định, có đến 95% chính là lời dịch của tôi, ngoại trừ 5% còn lại, thì một phần ông sắp đặt sai thứ tự, một phần hát sai lời hoặc tự ý sửa lời của tôi! Tuy nhiến tôi không bận tâm hay thắc mắc, chỉ muốn trình bầy sự thật mà thôi, nhất là buổi ra mắt CD đó lại được diễn ra ở VN, nơi mà cái gì cũng “giả”, chỉ có nói dối là... “thật”!

Dẫu sao cũng xin thành thật cám ơn quý anh chị và các bạn. Tôi là một người không có Facebook, vì thế nếu không được ai chia xẻ thì chẳng bao giờ biết được những tin tức (mình) nói trên!

3. Bài “Mùa Thu Lá Bay” hoàn toàn do tôi “phóng tác” lời Việt theo “đơn đặt hàng” của ông bà nhạc sĩ Ngọc Chánh, là giám đốc nhà xuất bản Khai Sáng ở VN thời bấy giờ (ông bà hiện đang cư ngụ tại Orange County, California và cũng được cc: email này). Sở dĩ tôi dùng chữ “phóng tác” cho nhạc phẩm này vì tôi không thich xem phim Tầu, mặc dù ông bà NC mua 3 lần vé, muốn tôi đi xem cuốn phim “Mùa Thu Lá Bay” được chiếu tại rạp Lệ Thanh để viết lời cho gần với nội dung của câu chuyện tình bi đát này. Nhưng cả 3 lần tôi đều nhờ các cô em gái đi xem và về kể lại cho tôi để soạn lời cho bản nhạc phim nổi tiếng nói trên chứ tôi không dự.

Lý do phải 3 lần mới xong là do phải thay đổi khuynh hướng sáng tác, từ những ý tưởng với lời lẽ trừu tượng và “lãng đãng” mà tôi hay dùng trong ngôn ngữ âm nhạc của mình, thì nay nhà sản xuất muốn tôi viết lời một cách rất chân thật và giản dị. Ông bà Ngọc Chánh đã kiên nhẫn thuyết phục tôi đến lần thứ ba thì tôi mới hoàn tất phần soạn lời cho bài hát này. Nhà xuất bản càng vui bao nhiêu, thì tác giả càng “ấm ức” bấy nhiêu, vì không được viết theo ý mình. Cuối cùng, cả hai bên đồng ý là không để tên Nam Lộc mà thay tên tác giả bằng “Lệ Thanh” (không có chữ Nguyễn Thị) khi phổ biến nhạc phẩm “Mùa Thu Lá Bay”!

Trong một cuộc phỏng vấn dành cho thi sĩ Du Tử Lê được phổ biến trên tờ Người Việt tại Hoa Kỳ vào tháng 6, 2018, Ông Ngọc Chánh đã chia sẻ một số chi tiết như sau (trích): “Nhạc sĩ Ngọc Chánh, con chim đầu đàn của ban nhạc, kiêm chủ nhân trung tâm băng nhạc Shotguns, cũng nhắc lại chuyện, ông chính là người đầu tiên mời ca sĩ Hương Lan, nổi tiếng ở lãnh vực cải lương, làm người đầu tiên thâu âm ca khúc “Mùa Thu Lá Bay” (nhạc Trung Hoa) cho băng Shotguns số 36?  Ca khúc “Mùa Thu Lá Bay” sau biến cố Tháng Tư, 1975, lại nổi đình đám thêm một lần nữa, ở hải ngoại với tiếng hát Kim Anh.
Về nguồn gốc của ca khúc này, nhạc sĩ Ngọc Chánh cho biết, bài hát đó, vốn là nhạc phim của một cuốn phim Trung Hoa, chiếu ở Sài Gòn. Tình cờ nghe được, thấy hay, ông đã nhờ nhạc sĩ Nam Lộc đặt lời Việt. Ông còn cẩn thận đưa tiền trước cho nhạc sĩ Nam Lộc mua vé đi xem phim..., Ông nói: “Tôi không biết có phải Nam Lộc thấy bài ca thuộc loại thấp hay không, mà Nam Lộc tuy vẫn đặt lời Việt cho bài hát, nhưng không ký tên Nam Lộc, mà dùng tên một phụ nữ, bạn của Nam Lộc (?)....”
(https://www.nguoi-viet.com/van-hoc-nghe-thuat/ngoc-chanh-mot-tai-nang-va-nhan-cach-dang-quy/)

Thưa quý anh chị và các bạn, những chi tiết kể trên có rất ít người biết và được giữ kín cho đến khi ra hải ngoại. Nữ ca sĩ Kim Anh là người đã liên tục trình bầy cả hai lời Việt và Trung Hoa của bản “Mùa Thu Lá Bay” và được nhiều người yêu thích. Trong một cuộc phỏng vấn Kim Anh, nhạc sĩ Trường Kỳ đã bật mí chi tiết về tác giả, từ đó Kim Anh rất lịch sự và đi đâu cô cũng đều giới thiệu tên tôi mỗi khi hát bài này trên sân khấu, và đặc biệt qua các DVD cũng những đĩa nhạc của trung tâm Asia và nhiều hãng sản xuất tâm khác. Tôi hãnh diện đón nhận những “diễn biến” này và cảm thấy mình “ngây ngô” với cái “tự ái vặt” của thời tuổi trẻ. Xin anh chị Ngọc Chánh và quý vị khán thính giả tha lỗi cho:)))!       

Nam Lộc
California “mùa thu lá (chưa) bay”, 2019)


On Sunday, October 6, 2019, 6:04:03 AM PDT, Ut Cao <ucao@bigpond.net.au> wrote:


Anh Thiện ơi ! 
 “Chiện” nầy tui biết , ông bạn tui đã thố lộ cho hàng nghìn người nghe phãi 10 năm trước đây trong 1 Đêm DNH ở Melbounre khi cô CS Kim Anh tự cãm tạ Người viết bài hát bằng tiếng Việt . Thôi thì cứ để ông ta “bật mí” dzậy 
   Cao Minh Út  

On 6 Oct 2019, at 11:15 pm, thien nguyen <thien_afb92@hotmail.com> wrote:

Trăm lạy nghìn lạy CHỊ Đặng Lệ Khánh tha cho cái tội mắt mũi đã kèm nhèm lại hấp tấp bộp chộp, xem thường một bậc nữ lưu lại còn huynh huynh muội muội, biết đâu chị thuộc hàng “sư tỷ”!

Cám ơn anh HXS đã sửa lưng; âu cũng là một bài học. Tôi đã vào Art2all.net, quả thật như anh giới thiệu - một trang nhà rất mỹ thuật, bài vở phong phú.

Nhận tiện cũng xin cám ơn anh Nam Lộc đã có nhã ý đợi tôi viết xong bài Thiên Ngôn Vạn Ngữ - Mùa Thu Lá Bay mới “bật mí” về phương danh Nguyễn Thị Lệ Thanh; khi nào trình làng, tôi sẽ thông báo anh.

Một lần nữa thành thật xin lỗi chị Lệ Khánh.

Thân quý,
Hoài Nam


From: loc nguyen <namlocnguyen@yahoo.com>
Sent: Sunday, 6 October 2019 5:01 AM
To: LeKhanh Dang <lekhanh.dang@art2all.net>; son hoangxuan <hoangxuanson@hotmail.com>; kevindd_sg@yahoo.com <kevindd_sg@yahoo.com>; Mai Tran <maitran1288@yahoo.com>; nxthiep@gmail.com <nxthiep@gmail.com>; duyen <duyenb@hotmail.com>; Nguyen Thu Vang <nguyenthuvang@gmail.com>; khanh minh nguyen <ngkhanhm@gmail.com>; Ngoc Do <dohongngocbs@gmail.com>; Vũ Hoàng Thư <vuhthu@gmail.com>; KLTran <keewesh@gmail.com>; hodinhnghiem@hotmail.com <hodinhnghiem@hotmail.com>; hoang ha nguyen <ha4nguyen@yahoo.com>; CoNgu France <nguyenlinhquang@gmail.com>; Nhat-Lang Le <nhatlang@verizon.net>; Truong Sa <truongsa2002ca@yahoo.ca>; phamhieutam@gmail.com <phamhieutam@gmail.com>; hung nguyenxuan <khekinhkha2014@yahoo.com>; iangbui <iangbui@gmail.com>; t.vanbanhuu@yahoo.com <t.vanbanhuu@yahoo.com>; hoan luan <lebao_hoang@yahoo.com>; kieu han kieu han <kieu1990@yahoo.ca>; Hoang Phuong <danielwongmo88@hotmail.com>; HUE* AN LUU <huenhanl007@gmail.com>; phuocvong@hotmail.com <phuocvong@hotmail.com>; ttnguyen48@gmail.com <ttnguyen48@gmail.com>; aovang le <leaovang@gmail.com>; VietHai Tran <viethai712@yahoo.com>; Ut Cao <ucao@bigpond.net.au>; Dinh Tran <thichduthu.omb14@yahoo.com>; T. Nguyen <ttnguyen_21@hotmail.com>; Ai Than <ai.than@yahoo.com>; thien nguyen <thien_afb92@hotmail.com>
Subject: Re: Vài thắc mắc của bạn đọc, vị nào biết xin giải đáp . Cám ơn !

(Xin gởi lại):

Cám ơn quý anh chị và các bạn đã "kéo dài" cuộc vui "bịt mắt, bắt dê" liên quan đến mấy ca khúc lời Việt của tôi. Rất quý và nể tình anh Hoài Nam và sẽ chỉ trả lời khi nào anh cho phép về chi tiết của những câu 1 & 2 mà quý bạn đọc thắc mắc, cộng thêm cả bài Mùa Thu Lá Bay nữa anh nhé!
Quý mến,
Nam Lộc


On Saturday, October 5, 2019, 9:56:01 PM PDT, thien nguyen <thien_afb92@hotmail.com> wrote:

thắc mắc mãi là thắc mắc...
Thưa anh Nguyễn Đăng Khánh và quý huynh muội,
 Trước hết xin cám ơn anh Khánh đã nêu thêm thắc mắc về một thắc mắc!
 Trước đây khi viết về bản My Way (Dòng Đời/Đường Đời) tôi ghi phiên bản lời Việt “Đường Đời - Đời tôi buồn như dòng sông...
mà anh HXS nêu ra) là của hai tác giả Nguyễn Đăng Hưng, Lê Ngọc Dũng, là do căn cứ vào hai video clip Ngọc Lan hát được phổ biến trên YouTube.
 Nay đọc phần góp ý của anh Khánh xong mới giật mình vì ngày ấy đã không chịu tìm hiểu về hai tác giả này. Bởi nếu tìm hiểu với từ khóa “Nguyễn Đăng Hưng – My Way – Đường Đời” thì sẽ hiện ra hai video clip anh Khánh vừa giới thiệu.

Riêng website nhaccuatui.com của người tromg nước thì ghi (Đường Đời - Đời tôi buồn như dòng sông...) do Khánh Hà hát là của... Nam Lộc, tức là tự dưng Nam Lộc có thêm một phiên bản rất được các nữ ca sĩ ưa chuộng, trong khi cái nhà ông Lê Toàn thì lại bảo Dòng Đời (Đời tôi và bao nổi trôi...) là của bố già Phạm Duy!

Thật muốn điên luôn! Nay lại có thêm phiên bản của HXS, rồi đây chắc sẽ còn nhiều người bị điên hơn nữa!
Xin thân chúc cả nhà một cuối tuần an vui. Don’t worry be happy!
Hoài Nam


From: LeKhanh Dang <lekhanh.dang@art2all.net>
Sent: Sunday, 6 October 2019 2:43 AM
To: son hoangxuan <hoangxuanson@hotmail.com>; kevindd_sg@yahoo.com <kevindd_sg@yahoo.com>; Mai Tran <maitran1288@yahoo.com>; nxthiep@gmail.com <nxthiep@gmail.com>; duyen <duyenb@hotmail.com>; Nguyen Thu Vang <nguyenthuvang@gmail.com>; khanh minh nguyen <ngkhanhm@gmail.com>; Ngoc Do <dohongngocbs@gmail.com>; Vũ Hoàng Thư <vuhthu@gmail.com>; KLTran <keewesh@gmail.com>; hodinhnghiem@hotmail.com <hodinhnghiem@hotmail.com>; hoang ha nguyen <ha4nguyen@yahoo.com>; CoNgu France <nguyenlinhquang@gmail.com>; Nhat-Lang Le <nhatlang@verizon.net>; Truong Sa <truongsa2002ca@yahoo.ca>; phamhieutam@gmail.com <phamhieutam@gmail.com>; hung nguyenxuan <khekinhkha2014@yahoo.com>; iangbui <iangbui@gmail.com>; t.vanbanhuu@yahoo.com <t.vanbanhuu@yahoo.com>; hoan luan <lebao_hoang@yahoo.com>; kieu han kieu han <kieu1990@yahoo.ca>; Hoang Phuong <danielwongmo88@hotmail.com>; HUE* AN LUU <huenhanl007@gmail.com>; phuocvong@hotmail.com <phuocvong@hotmail.com>; ttnguyen48@gmail.com <ttnguyen48@gmail.com>; aovang le <leaovang@gmail.com>; VietHai Tran <viethai712@yahoo.com>; Ut Cao <ucao@bigpond.net.au>; Dinh Tran <thichduthu.omb14@yahoo.com>; T. Nguyen <ttnguyen_21@hotmail.com>; Ai Than <ai.than@yahoo.com>; loc nguyen <namlocnguyen@yahoo.com>; thien nguyen <thien_afb92@hotmail.com>
Subject: Re: Vài thắc mắc của bạn đọc, vị nào biết xin giải đáp . Cám ơn !

Xin cám ơn anh Hoàng Xuân Sơn và anh Hoài Nam đã sốt sắng giải đáp những thắc mắc của bạn đọc .
Về câu (1) xin chờ anh Nam Lộc giải thích.
Về câu (2), câu trả lời của anh Hoài Nam lại đưa thêm thắc mắc khác:
Theo như trên internet thì GS Nguyễn Đăng Hưng ra mắt CD Đường Đời, nhạc ngoại quốc lời Việt, trong đó có bản My Way là chính với ca từ do ông ấy đặt. Vì không có CD này nên không biết ai hát và ca từ ra sao . Nhưng trong một youtube clip, owner là  Hung Nguyen Dang, tựa đề " Đường Đời - My Way ( Nguyễn Đăng Hưng) do chính ông ấy trình diễn thì lời Việt ông ấy hát chẳng có câu nào giống trong lời Việt được thắc mắc ở đây cả . Ông ấy hát một lời Việt GIỐNG BÀI "DÒNG ĐỜI" của tác giả NAM LỘC !! Chỉ thay đổi một số chữ, một đôi câu, và xáo trộn thứ tự chút ít thôi .
Anh Nam Lộc và quý anh chị có thể vào đây nghe giùm xem mình nói vậy có đúng không :

Tin tức ra mắt CD Đường Đời nằm ở đây :

Nghĩa là ... thắc mắc vẫn là ... thắc mắc .
Cũng vui,
K
tb.
Ca từ trong thắc mắc này được rất nhiều ca sĩ hát, nhất là Ngọc Lan, mà các ca sĩ không ai cho biết tựa đề là gì hay tác giả của nó là ai cả . Chỉ có Lê Toàn ghi là "Dòng Đời" (?) của Phạm Duy (?).

Lê Toàn - My Way

2/ Lời Việt dưới đây cho My Way là của tác giả nào :

???

Đời tôi buồn như dòng sông
Sầu như mùa Đông không biết đôi môi cười.
Người ơi dòng sông ngừng trôi
Chờ nghe mùa Đông hát tình khúc xưa.
Tình ơi đừng theo gió đưa khuất vào chốn xưa
Như chưa từng nhớ mong.
Nhớ ai nhìn khói thuốc bay và làm chiếc lá rơi
Đời tôi từng giây phút nổi trôi
Vùi trong thời gian mang những cơn u buồn.
Buồn ơi này ta chào mi
Đừng đem biệt ly cất từng bước đi.
Và khi buồn lên ướt mi
Thắm từng nét môi còn mơ gì đến tôi.
Đến khi nhớ thương ai
buồn tìm bên những phút giây.
Một ngày được mang cánh chim thời gian
Một đời tôi đi khắp nơi dọc ngang
Và tôi sẽ tới một cánh rừng hoang
Làm quen với lũ bướm vàng ngẩn ngơ.
Nằm mơ dưới nắng chiều lững lờ đưa
Vời tôi đến chốn xưa.
Đời qua, đời lững lờ qua
Tình cũng mờ xa như lá Thu rơi đầy.
Giờ đây hàng cây ngày xưa
Buồn nghe chiều mưa hát lời tiễn đưa.
Người ơi mù trong bóng đêm
Dưới trời lãng quên, chơi vơi một cánh dơi.
Và tôi, cùng với đắng cay rồi như khói thuốc bay.
Một ngày được như đám mây mùa Thu
Một đời tôi xin lãng du từ đây.
Và tôi sẽ trốn vào mãi rừng cây
Chờ giây phút cuối đến cùng với tôi.
Rồi xin nhắm mắt buông hết đầy vơi
Buồn theo chiếc lá rơi.


Và đây là
Dòng Đời – Nam Lộc
Đời tôi và bao nổi trôi 
Vùi trong thời gian dần khuất nơi chân trời 
Bạn ơi buồn vui sầu bi 
Tình đến rồi đi 
Có những lần ướt mi 
Rồi bao hào quang chói chan ở trên thế gian 
Tôi cũng từng bước qua 
biết bao và có biết bao đời tôi đã bước qua 

Giờ đây nhìn tháng ngày qua 
Đời lững lờ trôi đôi lúc tôi sai lầm 
Dù cho dù tôi chỉ mong được mang niềm vui đến với cùng thế nhân 
Bạn ơi thời gian vút qua nếu có lầm lỗi chi xin mong được thứ tha 
Biết bao và có biết bao điều xin hãy thứ tha

Nhìn lại thời gian bước chân dọc ngang 
Cuộc đời cho tôi đắng cay lầm than 
Nhiều khi cố nuốt nhiều lúc lặng im 
Để nghe tiếng nói đến từ trái tim 
Dù bao thách đố vẫn đứng hiên ngang 
Đường tôi vẫn cứ đi

Tình yêu niềm vui sầu rơi 
Tràn dâng đầy vơi khi thắng khi thua người 
Và khi lệ không còn rơi 
Đời như cuộc chơi cứ ngỡ đùa giỡn thôi 
Giờ đây dù ai có khen có trách gì nữa đi 
Cũng xin được khắc ghi 
Với tôi chẳng hối tiếc chi đường tôi vẫn cứ đi 

Dòng đời trôi qua biết bao đổi thay 
Nhưng tôi vẫn mãi vẫn luôn là tôi 
Vì tôi đã sống với chính con tim 
Dù cho phút cuối có đến với tôi 
Thì xin nhắm mắt theo áng mây trôi 
Đời như chiếc lá rơi…

Đường tôi đã bước qua…

On Saturday, October 5, 2019, 02:35:51 PM PDT, thien nguyen <thien_afb92@hotmail.com> wrote:

(1) Câu hỏi của bạn hiền HXS tôi cũng có thể trả lời, tuy nhiên, như HXS đã viết, ta phải dành vinh dự ấy cho tác giả thì mới phải phép. TUY NHIÊN, tôi trăm lạy nghìn lạy anh Nam Lộc khoan hãy trả lời.
Nguyên nhân: tôi đang viết bài “Mùa Thu Lá Bay” (Thiên Ngôn Vạn Ngữ) trong mục NHỮNG CA KHÚC NHẠC NGOẠI QUỐC LỜI VIỆT trên trang web T.Vấn&Bạn hữu, mà ca khúc lời Việt này (Mùa Thu Lá Bay) cũng có liên quan tới “Nguyễn Thị Lệ Thanh”, nếu anh Nam Lộc mà bật mí “nàng” là ai thì bài viết của tôi sẽ rở nên vô duyên nhạt nhẽo như thể đọc truyện trinh thám mà biết trước đoạn kết!
 Tuy nhiên, quyền quyết định (trả lời ngay hay không) vẫn là của anh Nam Lộc. Phần tôi chỉ xin kể một giai thoại về “Nguyễn Thị Lệ Thanh” ngày ấy được nhiều người ở Sài Gòn truyền tụng:

Thời gian này (1972) Nam Lộc có người yêu phương danh Nguyễn Thị Lệ Thanh, một tà áo trắng Trưng Vương, cho nên chàng mới đặt lời hát “Trưng Vương khung cửa mùa thu” để lấy điểm. Bởi nếu nàng là dân Gia Long thì rất có thể sẽ là “Gia Long khung cửa mùa xuân”!

Thế nhưng mối tình đẹp này bị dang dở; không hiểu vì nàng bỏ Nam Lộc để đi lấy chồng (dại thật!) hay vì biến cố 1975 đã chia uyên rẽ thúy (Sài Gòn ơi, tôi đã mất người trong cuộc đời...) chỉ biết sau khi ra hải ngoại, Nam Lộc đã bỏ tên “Nguyễn Thị Lệ Thanh” trong các ấn bản của “Trưng Vương khung cửa mùa thu”, như một thái dộ dứt khoát với dĩ vãng để... làm lại cuộc đời!

Dĩ nhiên, giai thoại trên là chuyện phịa do bọn nhà báo chúng tôi... phịa. Xin anh Nam Lộc hoan hỉ xá tội!

(2) Phiên bản lời Việt của My Way mà bạn HXS nhắc tới có tựa Đường Đời , của hai tác giả Nguyễn Đăng Hưng & Lê Ngọc Dũng.

HOÀI NAM

From: son hoangxuan <hoangxuanson@hotmail.com>
Sent: Saturday, 5 October 2019 4:54 PM
To: kevindd_sg@yahoo.com <kevindd_sg@yahoo.com>; Mai Tran <maitran1288@yahoo.com>; nxthiep@gmail.com <nxthiep@gmail.com>; duyen <duyenb@hotmail.com>; Nguyen Thu Vang <nguyenthuvang@gmail.com>; khanh minh nguyen <ngkhanhm@gmail.com>; Ngoc Do <dohongngocbs@gmail.com>; Vũ Hoàng Thư <vuhthu@gmail.com>; KLTran <keewesh@gmail.com>; hodinhnghiem@hotmail.com <hodinhnghiem@hotmail.com>; hoang ha nguyen <ha4nguyen@yahoo.com>; CoNgu France <nguyenlinhquang@gmail.com>; Nhat-Lang Le <nhatlang@verizon.net>; Truong Sa <truongsa2002ca@yahoo.ca>; phamhieutam@gmail.com <phamhieutam@gmail.com>; lekhanh dang art2all <lekhanh.dang@art2all.net>; hung nguyenxuan <khekinhkha2014@yahoo.com>; iangbui <iangbui@gmail.com>; t.vanbanhuu@yahoo.com <t.vanbanhuu@yahoo.com>; hoan luan <lebao_hoang@yahoo.com>; kieu han kieu han <kieu1990@yahoo.ca>; Hoang Phuong <danielwongmo88@hotmail.com>; HUE* AN LUU <huenhanl007@gmail.com>; phuocvong@hotmail.com <phuocvong@hotmail.com>; ttnguyen48@gmail.com <ttnguyen48@gmail.com>; aovang le <leaovang@gmail.com>; thien nguyen <thien_afb92@hotmail.com>; VietHai Tran <viethai712@yahoo.com>; Ut Cao <ucao@bigpond.net.au>; Dinh Tran <thichduthu.omb14@yahoo.com>; T. Nguyen <ttnguyen_21@hotmail.com>; Ai Than <ai.than@yahoo.com>; loc nguyen <namlocnguyen@yahoo.com>
Subject: Re: Vài thắc mắc của bạn đọc, vị nào biết xin giải đáp . Cám ơn !

1/ ( Có lẽ dành cho anh Nam Lộc trả lời )
Khi Thanh Lan thu âm bản Trưng Vương Khung cửa mùa thu trong băng Nhạc Trẻ 8 trước 1975, phần dịch giả có tên Nam Lộc và Nguyễn Thị Lệ Thanh. Không rõ tại sao cái tên này bị rơi mất, chỉ còn Nam Lộc như tất cả những bài viết về nguồn gốc bản dịch tìm được trên mạng
- 01.10.2019 vào lúc 9:23 pm
  
2/ Lời Việt dưới đây cho My Way là của tác giả nào :

???

Đời tôi buồn như dòng sông
Sầu như mùa Đông không biết đôi môi cười.
Người ơi dòng sông ngừng trôi
Chờ nghe mùa Đông hát tình khúc xưa.
Tình ơi đừng theo gió đưa khuất vào chốn xưa
Như chưa từng nhớ mong.
Nhớ ai nhìn khói thuốc bay và làm chiếc lá rơi
Đời tôi từng giây phút nổi trôi
Vùi trong thời gian mang những cơn u buồn.
Buồn ơi này ta chào mi
Đừng đem biệt ly cất từng bước đi.
Và khi buồn lên ướt mi
Thắm từng nét môi còn mơ gì đến tôi.
Đến khi nhớ thương ai
buồn tìm bên những phút giây.
Một ngày được mang cánh chim thời gian
Một đời tôi đi khắp nơi dọc ngang
Và tôi sẽ tới một cánh rừng hoang
Làm quen với lũ bướm vàng ngẩn ngơ.
Nằm mơ dưới nắng chiều lững lờ đưa
Vời tôi đến chốn xưa.
Đời qua, đời lững lờ qua
Tình cũng mờ xa như lá Thu rơi đầy.
Giờ đây hàng cây ngày xưa
Buồn nghe chiều mưa hát lời tiễn đưa.
Người ơi mù trong bóng đêm
Dưới trời lãng quên, chơi vơi một cánh dơi.
Và tôi, cùng với đắng cay rồi như khói thuốc bay.
Một ngày được như đám mây Thu
Một đời tôi xin lãng du từ đây.
Và tôi sẽ trốn vào mãi rừng cây
Chờ giây phút cuối đến cùng với tôi.
Rồi xin nhắm mắt buông hết đầy vơi
Buồn theo chiếc lá rơi.
Xin mách giùm . Thanks !
HXS​