Năm 1952, ông Nguyễn Tôn Hoàn đã liên kết với một số đoàn thể như Cao
Đài, Hòa Hảo, Bình Xuyên và một cố nhân vật chính trị quốc gia như các
ông Nguyễn Xuân Chử, Lê Toàn, Ngô Đình Nhu thành lập Phong Trào Đoàn Kết
Hòa Bình.
Phong Trào này một mặt đòi Pháp phải trả độc lập cho
Việt Nam, một mặt đòi Quốc Trưởng Bảo Đại phải dân chủ hóa chế độ để đi
đến một chánh phủ đoàn kết quốc gia chống lại cộng sản.
Với hiệp
định Geneva 1954 cắt đôi đất nước, ông Ngô Đình Diệm được đưa về nước
làm Thủ Tướng, ông Ngô Đình Nhu thấy cơ hội tốt đến với gia đình ông nên
đã không giữ lời cam kết với các đoàn thể và nhân vật khác trong PTĐKHB
là phải dân chủ hóa chế độ và thực hiện sự đoàn kết giữa người quốc
gia.
Đại Việt QDĐ đã đứng lên chống lại xu hướng độc tài của gia
đình họ Ngô. Ông Nguyễn Tôn Hoàn đã xuất ngoại để mở cuộc vận động ngoại
giao. Trong khi đó, xứ bộ Trung Việt tổ chức chiến khu Ba Lòng, còn xứ
bộ Nam Việt thì hợp tác với anh em Phật Giáo Hòa Hảo tổ chức một chiến
khu ở Châu Đốc. Nhưng các chiến khu này đều đã bị tan vỡ trước sự tấn
công của Quân Đội Quốc Gia. Ông Hà Thúc Ký xứ trưởng Trung Việt bị bắt
cầm tù, một số anh em trong xứ bộ Nam Việt phải trốn sang Căm-bu-chia và
Lào. Riêng anh Hùng Nguyên ( Ng. Ngọc Huy ) được gởi sang Pháp để phụ
giúp anh Nguyễn Tôn Hoàn trong cuộc hoạt động bên ngoài nước. Các anh em
còn lại trong nước đều lặn vào bí mật để hoạt động. Các anh em quân
nhân thuộc xứ bộ Nam Việt đã tham dự cuộc đảo chánh bất thành năm 1960
và đã đóng một vai tuồng tích cực trong cuộc đảo chánh lật đỏ chánh
quyền Ngô Đình Diệm vào tháng 11 năm 1963.
* * *
"Theo Linh mục Trần văn Kiệm ở Nữu-Ước, sống bên cạnh ông Ngô Đình Diệm
suốt thời gian ông Diệm ở Mỹ, cho tới năm 1953, người Mỹ mới bắt đầu
biết ông Diệm nhờ sự giới thiệu của Hồng Y Spellman. Khi ông Diệm về
nước, ở Miền Nam chẳng có mấy người biết ông Diệm vì ông Diệm chỉ làm
quan trong Triều đình ở Huế, chưa bao giờ đứng bên cạnh quần chúng và
cùng quần chúng tranh đấu chống thực dân Pháp. Mà ông Diệm làm sao chống
thực dân khi Giám mục Ngô Đình Thục kể công với Pháp là phụ thân đã
suốt đời phục vụ Pháp, dẹp phiến loạn Phan Đình Phùng:
“ …với tư
cách của một Giám mục, của một người An-nam, và với tư cách là người con
của một gia đình mà thân phụ tôi đã phục vụ nước Pháp ngay từ khi Pháp
mới đến An-nam, và đã nhiều lần đưa mạng sống cho nước Pháp trong các
cuộc hành quân mà cha tôi cầm đầu, dưới quyền Nguyễn Thân, chống lại các
kẻ nổi loạn do Phan Đình Phùng chỉ huy, tại Nghệ-an và Hà-tĩnh …” (Thư
của Giám mục Ngô Đình Thục gởi Toàn Quyền Decoux, 21 – 08 – 1944) ."
"Ngày nay, tất cả đều đã già, rất tiếc chưa thấy có vị nào nói lên
tiếng nói của lương tâm! Vẫn còn tiếng nói suy tôn! Thật tội nghiệp."
Ông Ngô Đình Diệm: Chí Sĩ Và Tổng Thống
Nguyễn Văn Trần /DCV
Năm nay, 2011, Cộng đồng Người Việt nam Hải ngoại có nhiều nơi tổ chức
lễ tưởng niệm Cố Tổng thống Ngô Đình Diệm và ông Cố vấn Ngô Đình Nhu.
Các năm trước, ở Âu châu , chỉ có Paris tổ chức lễ tưởng niệm vì nhờ có
Cựu Bộ trưởng Trương Công Cừu (người có thành tích từ giã TT Diệm, đi
thụt lùi làm bể chậu kiểng – nhiều người biết chuyện kể lại ), và tiếp
theo, Cựu Bộ trưởng Huỳnh Hữu Nghĩa, (người duy nhứt thân cận Cố vần Ngô
Đình Nhu nhờ tài tiêm thuốc phiện cho ông Cố vấn – chính ông khoe một
cách hãnh diện với nhiều người quen biết, nhứt là ông NVT, người giúp
chở ông đi khám bịnh). Những người này đã lần lượt ra đi nên ở Paris, từ
mấy năm nay, không còn người thân cận với gia đình Ngô Đình đứng ra tổ
chức lễ. Tuy nhiên, ở giáo xứ Paris, tới ngày 1-11, vẫn có lễ cầu hồn
cho người quá cố.
Đặc biệt năm nay, Giáo sư Hồ Nam Trân, quê Quảng
Bình (dạy Hóa học tại Đại Học Thụy sĩ) dựng tượng Cố Tổng thống Ngô Đình
Diệm trong vườn nhà ở Thụy sĩ, cạnh Hòn non bộ, và tổ chức lễ tưởng
niệm với lối ba bốn mươi người từ nhiều nơi tới tham dự vào buổi trưa.
Ông Diệm và tượng trong vườn nhà ông Hồ Nam Trân ở Thụy Sĩ
Hằng năm, trước và sau tháng 11, nhiều phát biểu về Cựu Tổng thống Ngô
Đình Diệm và ông Cố vấn Ngô Đình Nhu dưới những cái nhìn khác nhau, có
khi mâu thuẫn nhau gay gắt tuy sự việc đã xảy ra từ nửa thế kỷ qua.
Hôm nay, nhơn dịp cuối năm, rảnh rang để nhắc lại chuyện xưa, chúng tôi
nhắc lại vài chuyện về Cựu Tổng thống Ngô Đình Diệm với ý chí làm Tổng
thống, chín năm cai trị Miền nam, không với lòng riêng tư thương ghét.
Và cũng không nhằm phản bác những ý kiến suy tôn vì trong những người
suy tôn, có khá nhiều những bạn vong niên mà chúng tôi hằng kính trọng.
Ai bao năm từng lê gót …
Việc trao quyền cai trị Việt nam từ Cựu Hoàng Bảo Đại qua ông Ngô Đình
Diệm là điều dễ dàng vì áp lực chánh trị của Huê kỳ ở Sài Gòn lúc bấy
giờ khá mạnh . Cưụ Hoàng Bảo Đại đã thấy quyền lực quốc gia ngày càng
rời khỏi tay ông theo đà Pháp bị mất ảnh hưởng. Nhiều lần, Cựu Hoàng
muốn về Sài Gòn nhưng mỗi lần như thế, ông đều bị ngăn cản, có khi ông
bị ngăn cản ngay tại phi trường Orly của Paris.
Tình hình việt nam
đã biến chuyển sâu xa theo chìêu hướng mới. Sau khi Điện Biên Phủ thất
thủ tháng 6/54, TT Eisenhower lên tiếng cảnh giác hiểm họa cộng sản
nhuộm đỏ Á châu bằng thuyết ”Domino”. Vatican thấy ngăn chặn Hà Nội với
sự ủng hộ hùng mạnh của khối cộng sản quốc tế không có ai bằng Huê kỳ. Ở
ngay tại chỗ, Hồng Y Francis Spellman vận động cho ông Kennedy, người
công giáo, đắc cử Tổng thống Mỹ và ủng hộ ông Ngô Đình Diệm về cầm quyền
ở Việt Nam để giữ Việt Nam không rơi vào tay cộng sản. Hồng Y Spellman
chọn ông Ngô Đình Diệm vì ông Diệm là người công giáo, mê say quyền lực
và chống cộng quyết liệt để trả thù nhà. Vatican lo sợ mất Việt Nam vào
tay cộng sản là mất đi bao nhiêu công lao truyền giáo từ thời Alexandre
de Rhode.
Hồng y Mỹ Spellman, người đở đầu và vận động cho ông Diệm tại Mỹ
Ông Ngô Đình Diệm được Hồng Y Spellman chọn cầm quyền ở Việt Nam còn vì
một lý do tình cảm sâu xa. Năm 1948, nhân dịp ghé qua Sài gòn trên
đường về Mỹ, Hồng Y Spellman được Giám mục người Pháp Cassaigne cùng với
Giám mục Ngô Đình Thục đón tiếp niềm nở. Năm 1951, đang ở New York, Lm
Trần Văn Kiệm, được điện tín từ Âu châu ra đón Tổng giám mục Ngô Đình
Thục và em là Ngô ĐìnhDiệm taị phi trường Idlewild (phi trường Kennedy
bây giờ).. Sau đó Hồng Y Spellman gởi ông Diệm ngụ taị nhà dòng các linh
mục Maryknoll, New Jersey. Tuy đuợc Hồng Y Spellman bảo trợ, ông Diệm
chỉ được Lm Trần văn Kiệm thăm viếng, đài thọ mọi chi phí cá nhơn, từ
việc di chuyển, kể cả thuê khách sạn cho ông tiếp khách vì biết ông rất
thanh bạch.
Cho đến tháng 6/1953, ông từ giã Hoa Kỳ qua Pháp gặp Cựu
Hoàng Bảo Đại nhận lãnh chức vụ Thủ tướng và về Việt Nam lập Chánh phủ
thay thế Chánh phủ Bữu Lộc. Ngoài ra, ông Diệm còn là con nuôi của Hồng Y
Spellmancùng với hai Linh mục Trần văn Kiệm và Nguyễn Đức Quý.
Lúc
bấy giờ, nhiều người Mỹ cho rằng nếu không có Hồng Y Spellman nhiệt tình
ủng hộ ông Ngô Đình Diệm thì đã không có chánh phủ Miền nam Việt Nam
(John Cooney, The American Pope; The Life and Times of Francis Cardinal
Spellman,Times Book, New York 1984).
Về phía Pháp, Tướng Paul Ély,
có tiếng là thân Mỹ, sau khi ông Diệm về Sài Gòn, hợp tác với Tướng
Lawton Collins của Mỹ yểm trợ ông Diệm tại chức và cả về vật chất. Sự
yểm trợ quân sự của Pháp chấm dứt tháng 6/1955. Vậy mà dư luận ở Việt
Nam lúc bấy giờ không ngớt công kích “thực dân cấu kết với cộng sản ”
chống lại Chánh phủ Quốc gia Việt Nam. Sự công kích này kéo dài dẫn tới
cắt đứt bang giao giữa Sài gòn và Paris (Bernard Fall, Les Deux Vietnam,
Payot, Paris, 1967, tg.295).
Riêng Cựu Hoàng Bảo Đại chẳng những đề
cử ông Diệm làm Thủ tướng với toàn quyền, tức cả về quân sự, điều mà
xưa nay Cựu Hoàng chưa từng làm, ông còn chấp thuận yêu cầu của ông Diệm
được quyền sử dụng ba Tiểu đoàn ưu tú của Ngự Lâm Quân để thanh toán
lực lượng võ trang của “Giáo phái”. Báo chí cũng không ngớt công kích
Cựu Hoàng dung túng Giáo phái để có tiền bạc tiêu xài hoang phí và dựa
vào đó giữ chiếc ghế Quốc trưởng. Ông chấp thuận lời yêu cầu của ông
Diệm bị các công sự viên của ông phản đối, ông giải thích bằng mấy dòng
ngắn tự tay viết gởi cho một vị phụ tá: “Tôi không muốn sau này người ta
nói Bảo Đại đã chọn quyền lợi riêng tư trước quyền lợi đất nước”
(Bernard Fall, sđd, tg 294) .
Tổng thống bằng suy tôn
Các lực
lượng võ trang của Giáo phái Miền Nam chống Tây và cộng sản từ 1945, giữ
được Miền Đông và Miền Tây yên ổn, nay bị ông Diệm thanh toán bằng giải
pháp quân sự thay vì hòa giải như đã thỏa thuận (Cụ Trần văn Ân kể).
Ông Ngô Đình Diệm bắt đầu chuẩn bị thế cầm quyền tương lai, tổ chức như
một phong trào quần chúng chống Cựu Hoàng Bảo Đại. Ngày 30 – 04 – 1955,
một “Ủy Ban Cách mạng” được thành lập tập họp đông đảo Đại biểu của 18
đảng phái và nhiều phe nhóm nhỏ họp Đại hội. Trong số Đại biểu, nổi bật
hai TướngCao Đài, Nguyễn Thành Phương và Trình Minh Thế, đưọc chuộc với
giá khá đắt, hai cựu cán bộ cộng sản của Mặt trận Việt minh, hai nguời
thuộc phe Đệ tam và Đệ tứ và hai người Bắc Quốc gia cực đoan (Le Monde,
4/5/1955, Bernard Fall trich dẫn, sđd, tg 295 – trong 2 ngươi Bắc quốc
gia cực đoan, có lẽ 1 người là ông Nguyễn Bảo Toàn, chú thích riêng của
NVT). Nhiệm vụ của Ủy Ban rất rõ ràng chỉ nhằm thuyết phục Đại hội truất
phế Cựu Hoàng Bảo Đại, đưa ông Ngô Đình Diệm lên thay thế và đuổi Tây
rút hết về xứ.
Năm 1945, Hồ Chí Minh yêu cầu Bảo Đại thoái vị với
nghi lễ để chấm dứt thật sự chế độ Nhà Nguyễn. Nay ông Ngô Đình Diệm
cũng muốn Cựu Hoàng bị truất phế với đầy đủ tính chánh thống, nên ở Huế
ông Ngô Đình Cẩn, em của ông Diệm, triệu tập cánh Hoàng thân tuyên bố
bất tín nhiệm Cựu hoàng trong vai trò Quốc trưởng ngày 15/06/1955 và
đồng thời tuyên bố ông Ngô Đình Diệm mới là người “Thề tranh đấu cho tự
do”. Giờ chót có nhắc lại lời hứa giử ngôi Hoàng tử Bảo Long để duy trì
nguyên tắc quân chủ nhưng bị bác bỏ mặc dầu đó là lời hứa của Ông Diệm
với Bảo Đại trước Thánh giá (G.. NguyễnCao Đức, JJRS 65,Impératrice Nam
Phương, Internet).
Con đường dẫn Việt Nam tới một Chánh thể Cộng Hòa như vậy đã được vạch rõ.
Ngày 7/7/1955 kỷ niệm một năm ông Ngô Đình Diệm chấp chánh, Chánh phủ
loan báo sẽ tổ chức cuộc trưng cầu dân ý vào ngày 23/10 để toàn dân
quyết định số phận Việt nam theo chế độ Quân chủ hay chế độ Cộng hòa.
Trong lúc động viên dân chúng Miền nam tham gia bỏ phiếu trưng cầu dân
ý, Cựu Hoàng chẳng những không được có tiếng nói với cử tri mà còn bị bộ
máy thông tin tuyên truyền của Chánh phủ cực lực “đấu tố”. Ông Donald
Lancaster, Cố vấn Chánh trị của Tòa Đại sứ Anh ở Sài Gòn, phải lên tiếng
phê phán “Cuộc vận động trưng cầu dân ý diển ra quá coi thường những
nguyên tắc lương thiện và dân chủ đến nỗi Việt Minh còn phải lấy làm khó
chịu khi theo dõi ” (Donald Lancaster, Giải phóng Đông Dương Pháp,
Oxford University Press, 1961, tg 398). Việt Minh thấy bị “khó chịu”
phải chăng vì ông Diệm đã áp dụng rập khuôn phương pháp tuyên truyền áp
đảo đối phương của họ để đạt được kết quả như họ?
Kết quả trưng cầu
dân ý dĩ nhiên đã biết trước :ông Ngô Đình Diệm nhận được gần như trọn
vẹn số phiếu của cử tri, 98,2%, Cựu Hoàng chỉ có 1,1% số phiếu. Miền Nam
Việt Nam trở thành Việt Nam Cộng Hòa.
Năm 1946, Chánh phủ Việt Nam
Dân chủ Cộng Hòa của ông Hồ Chí Minh tổ chức bầu cử Quốc Hội đầu tiên và
ông Hồ chí Minh thắng cử Dân biểu với 98% số phiếu. Cố vần Mỹ, trước
khi bỏ phiếu, nghĩ ông Diệm có được 60% số phiếu bầu đã quá đủ để chánh
thức xác định tư cách cai trị Miền Nam nhưng ông Diệm không đồng ý, mà
muốn phải được 98%. Trong các cuộc bầu cử, kết quả trên 90% thường chỉ
có ở chế độ độc tài mà thôi.
Một Chánh phủ được 60 % dân chúng tín
nhiệm là Chánh phủ bình thường, Dân chủ vì được bầu hợp pháp, lương
thiện. Còn Chánh phủ được bầu với 90% cử tri phải là Chánh phủ “Cách
mạng”!
Huy động bộ máy chính quyền để bôi nhọ đối thủ, và bằng
gian lận trong thủ tục bầu cử, ông Diệm đã truất phế Bảo Đại và suy tôn
mình lên làm Tổng Thống Đệ nhứt Cọng hoà với … 98,2% số phiếu !!!
Nhưng trong quan hệ quốc tế, Chánh phủ có đắc cử với 100% số phiếu cũng
không phải là một trở ngại và bị LHQ tẩy chay vì ngay trong tổ chức quốc
tế này, có không ít chánh phủ thành viên đắc cử nhờ gian lận không thua
Chánh phủ Ngô Đình Diệm. Chỉ có điều, khi nhận lãnh trách nhiệm, ông
Ngô ĐìnhDiệm luôn luôn hô hào là người giữ “tiết trực tâm hư” và lấy
quốc hiệu là cây trúc! Cái khó là mình phản bội chính con tim của mình.
Thế mà con người ta vẫn làm được!
Hoàn thành nhiệm vụ công cụ, “Ủy
Ban Cách mạng” được giải tán ngày 15/01/56. Một số lớn thành viên lần
lượt bị “vắng mặt”. Một số ít thoát ra được ngoại quốc và tố cáo những
bí ẩn của biến cố trong năm 55-56 (Le Monde, 17/01/56 ).
Chánh phủ
tổ chức Quốc Hội Lập hiến với 123 vị Dân biểu của 5 “đảng phái” và vài
người độc lập. Dĩ nhiên không thể có Dân biểu thật sự đối lập. Ở những
đơn vị di cư, các linh mục hướng dẫn cử tri đi bầu và giới thiệu ứng cử
viên với cử tri. Sau 75, ở Việt Nam, Việt cộng bắt chước cách hướng dẫn
bầu cử này áp dụng thành chánh sách “đảng cử, dân bầu” rất thành công.
Bà Ngô Đình Nhu đắc cử trong trường hợp này.
Nhắc lại để nhớ một số
ứng cử viên Đại Việt, đắc cử, nhưng sau đó bị loại với lý do “gian lận
bầu cử”. Năm 1959, Bác sĩ Phan Quang Đán đắc cử tại Sài Gòn với 35 000
phiều hơn ứng cử viên của Chánh phủ, bị an ninh võ trang kè theo sát
ngăn cản không cho ông tới Quốc Hội tham dự lễ khai mạc. Sau đó, ông bị
loại và bị truy tố về tội “gian lận bầu cử”.
Giáo sư Nguyễn văn
Tương, nguyên Tổng Thư ký Quốc Hội, có nhận xét về Quốc Hội thời Đệ I
Cộng Hòa: “Ra phiên họp khoáng đại, Dân biểu ta chia làm hai khối: khối
đa số và khối thiểu số, như tiêu biểu cho chế độ lưỡng đảng của Anh
quốc. Nhưng đó chỉ là trò ảo thuật của cấp lãnh đạo, vì ở cấp cao còn có
vai trò của Đảng Cần lao Nhân vị hoạt động trong vòng bí mật. Người
ngoại cuộc nói Quốc Hội lúc ấy là một cửa sổ giả, nghĩa là khi xây nhà,
thì cũng phải có cửa cái, cửa sổ cho đủ bộ dễ coi, mặc dầu có những cái
không cần thiết. Thay vì chú tâm trang bị cho nước nhà những bộ luật mới
thống nhứt và tiến bộ, Quốc Hội chuyên ra các Quyết nghị ủng hộ Ngô
Tổng thống …” ( Nguyễn Văn Tương,Nước Non Xa, Huê kỳ, 2000,tg 113) .
Nếu so sánh cách bầu Quốc Hội các khóa 1946, 1960 và 1965 của Miền Bắc
với cách bầu Quốc Hội của Chánh phủ Ngô Đình Diệm ở Miền Nam các năm
1956, 1959 và 1963, chúng ta sẽ thấy hiện rõ đặc tính đồng dạng và thuần
nhứt.
Về truờng hợp ông Ngô Đình Diệm lên làm Tổng thống thì cũng
không gì khác hơn ý nghĩa của đảng cộng sản dựng lên để cầm quyền “đảng
cộng sản nắm quyền vì có vai trò lịch sử lãnh đạo cuộc kháng chiến chống
Tây, chống Mỹ”, còn ông Ngô Đình Diệm có “công kết thúc chế độ quân chủ
lâu đời, khai sanh ra nền Cộng Hòa”.. Nên sau Hiến Ước Tạm thời
26-10-1955 truất phế Cựu Hoàng Bảo Đại, lẽ ra Chánh phủ đã phải tổ chức
tổng tuyển cử chọn vị lãnh đạo nền Cộng Hòa mới, Hiến Pháp 26/10/1956
lại ngang nhiên suy tôn ông Ngô Đình Diệm lên làm Tổng thống.
Ngày
15/10/1961, TT Ngô Đình Diệm bằng Sắc luật 209TP, tuyên bố tình trạng
khẩn trương trên toàn lãnh thổ, điều này đã không tránh khỏi dẫn Việt
Nam Cộng Hòa trở thành một thứ chế độ “độc tài hiến định”.
“Bao công lao hồn sông núi ghi muôn đời”
Tới tháng 12 năm 1960, Chánh phủ Sài Gòn giữ được 216,4 triêu mỹ kim.
Người Mỹ cho rằng viện trợ Mỹ quá thặng dư và về phía Chánh phủ Sài Gòn
không sử dụng đúng mức viện trợ Mỹ vì các Kế hoặch phát triển, từ Kế
hoặch ngũ niên đầu tiên, không có kế hoặch nào hoàn tất. Khối lượng trữ
kim lớn như vậy là điều bất thường cho một nước còn kém mở mang, chỉ
thuận lợi cho tham nhũng và âm mưu chánh trị đen tối. Tờ Observer ở
Luân-đôn có một bài chỉ trích Huê kỳ tại sao để cho Chánh phủ Sài Gòn
dành một trữ kim lớn như vậy bằng viện trợ phát triển mà không chịu dùng
tiền đó xây trường học, bịnh viện đáp ứng cho nhu cầu học hỏi và sức
khỏe khẩn trương của dân chúng? Đại sứ Ngô Đình Luyện, em út của TT
Diệm, trả lời ngay trên cùng tờ báo ấy “Chánh phủ của tôi dành ngoại tệ
thay vì dùng để mở thêm trường học và bịnh viện. Phải chăng chánh sách
của bất kỳ Chánh phủ nào cũng đều lo bảo vệ nền độc lập tiền tệ bằng
chính những phương tiện của mình?” (Observer, 8 và 22 – 62, Bernard
Fall, trích dẫn, sđd,tg 351) .
Theo Giáo sư Nguyễn Hữu Châu, Bộ
trưởng tại Phủ Thủ tướng rồi Phủ Tổng thống cho tới năm 1958 (cũng là
chồng cũ của bà Lệ Chi, chị ruột bà Nhu), trong những buổi nói chuyện
nhắc lại chuyện xưa tại nhà riêng ở đường Faisanderie, Paris XVI, cho
biết Chánh phủ Ngô Đình Diệm giữ tiền riêng là do ý của ông Ngô Đình Nhu
để làm quĩ đen nuôi và phát triển lực lượng an ninh nhằm củng cố chế
độ. Vì nhiều lần phản đối việc này mà ông Châu đã phải bỏ trốn qua Miên,
rồi qua Paris tỵ nạn chánh trị.
Về mặt kinh tế xã hội, tuy không sử
dụng đúng mức viện trợ Mỹ cho các Kế hoặch Phát triển, Chánh phủ Ngô
Đình Diệm cũng đạt được nhiều thành quả khả quan hơn so với Hà Nội về
mặt xây dựng vật chất hạ tầng. Theo những số liệu do Phái bộ Viện trợ Mỹ
ở Sài Gòn công bố, vào những năm đầu khi ông Ngô Đình Diệm mới về, tình
hình ở Miền Nam hoàn toàn an ninh vì Miền Bắc chưa đứng dậy được sau
những nỗ lực chiến tranh kéo dài và nhứt là đất nước tang hoang do hậu
quả cải cách ruộng đất, cán bộ gài lại bám trụ trong Nam tìm lại được
đời sống an bình, chưa nghĩ tới cầm súng lại. Trong số bám trụ, có nhiều
người đi đánh Tây chỉ vì lòng yêu nước thuần túy. Nay đất nước thanh
bình, họ an phận hưởng hạnh phúc gia đình. Đó là những năm từ 57 tới 60.
Trong thời gian này, Chánh phủ xây đưọc 47 000 m2 Rạp Chiếu bóng và vũ
trường, 6500 m2 Bịnh viện, 3500 m2 Nhà máy xay lúa, 56 000 m2 Nhà thờ và
Chùa, 86 000 m2 Trường học, nhưng cũng được thêm 425 000 m2 Biệt thự và
nhà ở đắt tiền (USOM, số 4, tg 105, do B.Fall trích dẫn, sđd, tg 361)
Những cái chết dưới thời TT. Ngô Đình Diệm
Theo Linh mục Trần văn Kiệm ở Nữu-Ước, sống bên cạnh ông Ngô Đình Diệm
suốt thời gian ông Diệm ở Mỹ, cho tới năm 1953, người Mỹ mới bắt đầu
biết ông Diệm nhờ sự giới thiệu của Hồng Y Spellman. Khi ông Diệm về
nước, ở Miền Nam chẳng có mấy người biết ông Diệm vì ông Diệm chỉ làm
quan trong Triều đình ở Huế, chưa bao giờ đứng bên cạnh quần chúng và
cùng quần chúng tranh đấu chống thực dân Pháp. Mà ông Diệm làm sao chống
thực dân khi Giám mục Ngô Đình Thục kể công với Pháp là phụ thân đã
suốt đời phục vụ Pháp, dẹp phiến loạn Phan Đình Phùng:
“ …với tư
cách của một Giám mục, của một người An-nam, và với tư cách là người con
của một gia đình mà thân phụ tôi đã phục vụ nước Pháp ngay từ khi Pháp
mới đến An-nam, và đã nhiều lần đưa mạng sống cho nước Pháp trong các
cuộc hành quân mà cha tôi cầm đầu, dưới quyền Nguyễn Thân, chống lại các
kẻ nổi loạn do Phan Đình Phùng chỉ huy, tại Nghệ-an và Hà-tĩnh …” (Thư
của Giám mục Ngô Đình Thục gởi Toàn Quyền Decoux, 21 – 08 – 1944) .
Thư của Giám mục Ngô Đình Thục gửi Toàn quyền Decoux có đoạn: "...là
một giám mục, là một người An Nam, và là một thành viên của một gia đình
có cha phục vụ cho Pháp ngay từ khi Pháp đến xứ An Nam, và nhiều lần xả
thân liều mạng cho nước Pháp, như trung úy Nguyễn Thân, để chống lại
các phiến quân Phan Đình Phùng ở Nghệ An và Hà Tĩnh") (… comme évêque,
comme annamite, et comme membre d’une famille dont le père a servi la
France dès sa première venue en Annam et a exposé maintes fois sa vie
pour elle dans les expéditions memées, comme lieutenant de Nguyễn Thân,
contre les rebelles commandés par Phan Đình Phùng à Nghệ An et Hà Tịnh. )
Nhưng những người tranh đấu, đảng phái trong Nam, đã nhiệt tình đón
tiếp ông Diệm và hợp tác với ông tổ chức Chánh quyền mới. Nhưng chỉ một
thời gian ngắn sau đó, những người từng hợp tác, giúp đỡ ông đều lần
lượt bị biến mất, đi ra nước ngoài, vào tù hoặc bị ám sát, … như các ông
Nguyễn Bảo Toàn, Nhị Lang, Hồ Hán Sơn, Trần Văn Ân, Nguyễn Long,
NguyễnPhan Châu, Vũ Tam Anh… và 18 vị của nhóm Caravelle, …chỉ vì phê
phán hoặc đề nghị cải thiện đường lối cai trị một cách hoàn toàn ôn hòa .
Đặc biệt ông Nguyễn Bảo Toàn là một nhà ái quốc đã từng bôn ba tranh
đấu thời thực dân Pháp, tuy ông không phải là người địa phương (ông là
người Bắc), cũng không phải tín đồ Phật Giáo Hòa Hảo nhưng đã được Giáo
chủ Huỳnh Phú Sổ tín nhiệm làm Tổng Bí Thơ đầu tiên của Dân Xã Đảng.
Khi Bảo Đại từ Cannes gởi liên tiếp hai công điện ngày 28-4 và
30-4-1955 để triệu hồi Ngô Đình Diệm, ông Diệm không tuân hành nhờ sự
ủng hộ của Hội nghị các Chánh đảng và Nhân sĩ miền Nam ngày 30-4-1955 do
Nguyễn Bảo Toàn chủ tọa, đưa đến Quyết định truất phế Cựu Hoàng Bảo
Đại, giải tán Chánh phủ do Cựu Hoàng bổ nhiệm, ủy nhiệm ông Ngô Đình
Diệm thành lập Chánh phủ Cách mạng, tổ chức bầu cử Quốc Hội, …Chế độ
Cộng Hòa ra đời,ông Ngô Đình Diệm lên làm Tổng thống, phần lớn là do Hội
nghị này ủng hộ ông Diệm và do Nguyễn Bảo Toàn chủ tọa. Nhưng sau đó
chẳng bao lâu, Mật vụ của ông Ngô Đình Nhu bắt cóc ông Nguyễn Bảo Toàn,
bỏ vào bao bố cột với trụ xi-măng, liệng xuống sông Nhà Bè thủ tiêu.
Cùng bị thủ tiêu bằng cách này, có ông Nguyễn Phan Châu, tức Tạ Chí
Diệp, người từng ủng hộ ông Diệm trong những ngày đầu tiên về nước lập
Chánh phủ. Còn ông Vũ Tam Anh, người lúc bấy giờ chỉ có những hoạt động
với một nhóm bạn tại tư gia ở đường Cao Thắng, gần Chùa Tam Tông Miếu,
trao đổi quan điểm, phê phán đường lối Chánh phủ, hoàn toàn không có
hành động bạo động,cũng bị Mật vụ bắt cóc và thủ tiêu mất tích.
Hai ông Tạ Chí Diệp và Nguyễn Bảo Toàn (Photo CourtesyVirtualArchivist.wordp ress.com)
Cũng tại khúc sông Nhà Bè này, vào khoảng tháng 10 năm 1962, các thủ hạ
thân tín của ông Ngô Đình Nhu như Đại tá Đào Quang Hiển (bị mù, còn
sống tại vùng Hoa-thạnh-đốn?), cũng đã lập lại việc thủ tiêu tàn ác
tương tự. Bốn tín đồ chức sắc cao cấp Phật Giáo Hòa Hảo được phái lên
Sài Gòn để tham dự một phiên họp. Phái đoàn cùng đi chung trong một xe
Ford Vedette số NBI-010 của Đức Ông Huỳnh Công Bộ và đã bị mất tích. Bà
dân biểu Hòa Hảo Long Xuyên lúc bấy giờ là Nguyễn Kim Anh đã đến gặp Ngô
Đình Nhu để nhờ điều tra tông tích các cán bộ Hòa Hảo mất tích, không
đến Sài Gòn họp. Ông Ngô Đình Nhu đã ỡm ờ hứa sẽ chỉ thị cho điều tra sự
việc. Bà Kim Anh sau đó đã đến gặp cấp Chỉ huy Tổng Nha Cảnh Sát ở
đường Nguyễn Trãi. Nơi đây cũng cho biết là việc điều tra chưa đưa đến
kết quả nào. Khi ra về, đứng chờ xe trước cửa Tổng Nha, tình cờ bà chợt
nhận dạng ra chiếc xe Vedette của phái đoàn Hòa Hảo đã dùng, đang chở
nhân viên cảnh sát ra cổng, có lẽ là để đi ăn trưa! Việc phát giác này
về sau đã đưa đến phiên xử trước tòa án Đại hình Sài Gòn các tay sát
nhân, sau khi chế độ Đệ I Công Hòa sụp đổ. Các thủ phạm này thú nhận đã
thi hành chỉ thị của ông Ngô Đình Nhu. Khưu Văn Hai và các bị can đã
khai là Đào Quang Hiển đã ra lịnh cho họ thủ tiêu các cán bộ Hòa Hảo. Họ
đã siết cổ, cột xác vào trụ xi măng và quăng giữa sông Nhà Bè. Đại tá
Tổng Giám đốc Cảnh sát Nguyễn Văn Y đã vào tù trong vụ án này (Bs Trần
Nguơn Phiêu thuật theo nhơn chứng, Bà Nguyễn Kim Anh trong Lê QuangVinh,
Loạn Tướng hay Anh Hùng, trên Net)..
Mục tiêu kế tiếp là Tướng Lê
QuangVinh, tự Ba Cụt của Lực lượng võ trang Phật Giáo Hòa Hảo. Ông Diệm
phải triêu hồi ông Nguyễn Ngọc Thơ đang làm Đại sứ ở Nhựt về nhờ ông
Huỳnh Kim Hoành là cậu của Tướng Ba Cụt chiêu dụ Tướng Ba Cụt ra về với
Chánh phủ Quốc gia. Nhưng khi ra về, Tướng ba Cụt bị bắt và đưa ra Tòa
Đại hình ở Cần Thơ xét xử về tội tống tiền và giết người mà chính ông
không hề nhúng tay vào.. Thủ phạm không có, nhưng Tướng Ba Cụt vẫn bị
kết án tối đa ở phiên Tòa ngày 11-06-1956 tại Cần thơ.
Tướng Ba Cụt
chống án. Ngày 16-06-1956, Chánh phủ cho triêu tập phiên Tòa Đại Hình để
xử Tướng Ba Cụt. Tổng thống Ngô Đình Diệm ký Dụ số 33 ngày 14-06-1956
để Tòa được tổ chức ngoài Sài Gòn.. Bản văn chưa kịp đăng lên Công Báo,
ông Tổng trưởng Tư Pháp đã sửa đổi thành phần Tòa án nên bị Ls Vương
Quang Nhường tuyên bố phiên Tòa bất hợp pháp. Nhưng phiên Tòa vẫn tiến
hành và xử y án tử hình cho Tướng Ba Cụt.
Bảy ngày sau, ngày
03-07-1956, Tòa án Quân sự Đặc biệt họp xử tiếp Ba Cụt với tư cách Trung
tá trừ bị. Bản án tử hình của Tòa án Quân sự sẽ được thi hành ngay. Ba
phiên Tòa liên tiếp nhóm trong vòng chỉ có 23 ngày, dồn dập, gấp rút
tuyên hai án tử hình cho một tội nhân, bất chấp những lời phản kháng của
các luật sư, đã nói lên chủ tâm của chánh quyền Ngô Đình Diệm muốn giết
Ba Cụt càng nhanh càng tốt. Giết thiếu lương thiện.
Vụ xử án Tướng Hòa Hảo Lê Quang Vinh vừa “thiếu lương thiện” vừa “trái với đạo lý Việt Nam”
Tổng thống là người sau cùng có thẩm quyền khoan hồng tha chết cho
người bị kết án tử hình. Nhưng đơn xin của Tướng Ba Cụt bị Tổng thống
Ngô Đình Diệm bác bằng sắc lịnh số 98 –Tp ngày 08-07-1956. Tướng Ba Cụt
là Trung tá trừ bị nên xin được xử bắn nhưng cũng bị ông Tổng thống Diệm
từ chối. Sau khi bị chặt đầu, thi thể của Tướng ba Cụt không được trao
trả cho thân nhơn chôn cất, mà hình như còn bị chặt ra làm nhiều khúc và
đem vứt đi ở nhiều nơi để dân Miền Tây gốc Phật Giáo Hòa Hảo không thể
làm lễ tưởng niệm Tướng Ba Cụt.. Một việc làm trái với Đạo lý Việt Nam.
Chí sĩ
Lúc làm Tổng thống, ông Diệm có nói một câu rất thời danh để phát tâm
cương quyết chết sống trong sứ mạng “Thề tranh đấu cho tự do” là “Tôi
tiến, tiến theo tôi. Tôi lui, giết tôi. Ai giết tôi, hãy trả thù cho
tôi”.
Sau khi ông Diêm bị giết trong cuộc đảo chánh ngày 01-11-1963,
không thấy những người thân cận với chế độ, có ai có phản ứng để bênh
vực chủ và chánh nghĩa của chế độ. Chúng tôi không có ý muốn họ trả thù
cho chủ như lời của ông Diệm trong câu nói kia. Trái lại, lần lượt, họ
về theo với những người đã đảo chánh làm thiệt mạng chủ của họ.
Ngày
nay, những người này đều sanh sống ở các nước Âu Mỹ, tức các nước Dân
chủ Tự do. Hơn nữa, trước kia, họ cũng đã từng du học ở các nước này hay
theo học chương trình khai phóng nhân bản tại Việt Nam. Tôi tự hỏi nếu
tại quốc gia nơi họ đang sanh sống, chánh phủ lên nắm chánh quyền và cai
trị như ông Ngô Đình Diệm đã làm ở Việt Nam không biết họ sẽ phản ứng
như thế nào? Họ phản đối hay thỏa thuận như đã làm trước kia? Điều thấy
rõ là họ đang chống cộng sản Hà Nội quyết liệt vì cộng sản độc tài, cai
trị bằng công an chớ không bằng luật pháp, Quốc Hội bù nhìn đảng cử, dân
bầu, bắt bỏ tù, tra tấn dã man những người biểu tình ôn hòa vì lòng yêu
nước chân chánh, …
Họ nhận thấy vai trò của ông Ngô Đình Nhu có ổn
không? Cố vấn của Tổng thống mà hành xử đủ các quyền sanh sát. Ông Ngô
Đình Cẩn, Cố vấn Miền Trung, có riêng lực lượng an ninh võ trang với
rộng quyền hành pháp và tư pháp. Còn Bà Ngô Đình Nhu, chỉ là Dân biểu,
có quyền tham dự Hội đồng Quốc gia và có tiếng nói đầy trọng lượng. Ba
hiện tượng này, liệu họ có thể chấp nhận xảy ra ở nước nơi họ đang cư
ngụ được không?
Ngày nay, tất cả đều đã già, rất tiếc chưa thấy có
vị nào nói lên tiếng nói của lương tâm! Vẫn còn tiếng nói suy tôn! Thật
tội nghiệp.
Tưởng niệm là Đạo nghĩa truyền thống Việt Nam. Những
người được ơn sủng của Chế độ Tổng thống Diệm có bổn phận tri ơn. Không
tưởng niệm, không tri ơn mới là người xấu. Nhưng nếu chọn cách tri ơn,
tưởng niệm như trong phạm vi riêng tư, tới ngày 01-11, cùng nhau hát
“Ngô Tổng thống muôn năm, Ngô Tổng thống muôn năm” thì chắc chắn quí vị
đó sẽ được nhiều người tỏ lòng kính trọng.
Cái chết bi thảm của hai
ông Tổng thống và Cố vấn – dù sao vẫn còn có phước hơn Tướng Ba Cụt, ông
Nguyễn Bảo Toàn, ông Nguyễn Phan Châu, và nhiều nạn nhơn khác nữa, vì
còn xác chết để chôn cất, có mồ mả – do thủ hạ gây ra có đáng lấy làm
bài học về lòng Bác ái Thiên Chúa giáo và thuyết nhơn quả của Phật giáo
không?
Nguyễn văn Trần
No comments:
Post a Comment