Đại dịch Covid-19
đã gây ra sự bất ổn chưa từng thấy đối với nền kinh tế toàn cầu, với
việc các nước trên thế giới phải gồng sức chống lại tình trạng truyền
nhiễm lan tràn, thực hiện các chính sách giãn cách xã hội trên diện rộng
và cố gắng can thiệp tài chính từ rất sớm nhằm bình ổn thị trường.
Tuy việc tìm cách khống chế cuộc khủng hoảng y tế tức
thời là điều có ý nghĩa sống còn và cần thiết để có thể ổn định kinh tế,
nhưng các chuyên gia nay đã bắt đầu đánh giá bức tranh phục hồi khi
virus được khống chế và những quốc gia nào sẽ trở lại đà phát triển tốt
nhất. Để hiểu rõ hơn vấn đề, chúng tôi đã xem xét Chỉ số Khả năng
Phục hồi Toàn cầu năm 2019 do hãng bảo hiểm FM Global đưa ra, theo đó
xếp hạng khả năng phục hồi của môi trường kinh doanh trên 130 quốc gia,
dựa trên các yếu tố như ổn định chính trị, quản trị doanh nghiệp, mức độ
rủi ro của môi trường và nguồn cung ứng, và yếu tố minh bạch. Kết
hợp các bảng xếp hạng này với cách phản ứng ban đầu của mỗi quốc gia
đối với đại dịch, chúng tôi xác định được các quốc gia có nhiều khả năng
duy trì được sự ổn định và khả năng phục hồi trở lại nhanh chóng sau
cuộc khủng hoảng này. Chúng tôi đã nói chuyện với cư dân và các
chuyên gia ở những nước này để tìm hiểu cách họ thích nghi với tình thế
hiện thời và những mong đợi của họ trong thời gian sắp tới.
Các gói hỗ trợ tài chính của chính phủ Đan Mạch đang
được ca ngợi như một mô hình đáng học tập cho các nước khác trên thế
giới
Đan Mạch
Đứng thứ hai trong bảng xếp hạng, Đan Mạch đạt điểm cao nhờ chủ động được chuỗi cung ứng, và có mức độ tham nhũng thấp.
Nước này cũng đã hành động nhanh chóng khi ban hành các biện pháp giãn cách xã hội trước sự lây lan của virus. Đan
Mạch tuyên bố đóng cửa trường học và các doanh nghiệp tư nhân không
thiết yếu vào ngày 11/3, và không cho công dân nước ngoài nhập cảnh kể
từ 14/3. Đan Mạch có ít ca dương tính với Covid-19. Các động thái này đã
cho thấy tính hiệu quả cao. "Bệnh cúm theo mùa giảm 70% so với
năm ngoái, đó là chỉ dấu tốt về tác dụng của các biện pháp mà chính phủ
áp dụng," Rasmus Aarup Christiansen, thành viên điều hành của hãng
Pissup Tours có trụ sở tại Copenhagen, nói. "Lúc đầu thì tôi hoài nghi,
nhưng khi chứng kiến việc hầu hết các quốc gia khác đã thực hiện các
bước tương tự [như phong tỏa hoạt động và đóng cửa biên giới] ngay sau
Đan Mạch, thì tôi thấy có vẻ như chính phủ đã làm đúng." Văn hóa
Đan Mạch, theo đó người dân có xu hướng tin tưởng vào chính quyền và sẵn
sàng sát cánh vì một mục đích chung, cũng có tác động đến hiệu quả của
các biện pháp chống dịch. "Từ 'samfundssind' (trong tiếng
Đan Mạch có nghĩa là 'ý thức xã hội', hay 'bổn phận dân sự') là một từ
mới trở nên thông dụng ở Đan Mạch, trên cả phương tiện truyền thông báo
đài và mạng xã hội. Hầu hết mọi người đều cảm thấy về mặt đạo đức là mỗi
người cần có trách nhiệm hy sinh những nhu cầu cá nhân vì sức khỏe cộng
đồng," Aarup Christiansen nói. "Không ai muốn bị chỉ đích danh
là kẻ gây nguy hiểm cho sự sống của người cao niên chỉ vì khăng khăng
không chịu từ bỏ những thói quen xa xỉ thường ngày của mình."
Đan Mạch đã nhanh chóng hành động với việc quyết định áp dụng các biện pháp giãn cách xã hội Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa là Đan Mạch không tồn tại những thách thức. Aarup Christiansen đã tận mắt chứng kiến doanh số hoạt động du lịch của công ty ông giảm mạnh. Trong
lúc đánh giá cao các gói hỗ trợ tài chính của chính phủ, được công bố
vào ngày 14/3 (trong đó bao gồm cả việc hỗ trợ một phần chi phí trả
lương nhân viên), nhưng ông thấy các quy định và hướng dẫn vẫn chưa đầy
đủ, dẫn đến tình trạng bấp bênh và nhiều nhân viên mất việc làm. Các
biện pháp, như trả 90% tiền lương cho các nhân công làm việc theo giờ
và 75% lương cho những người được hưởng lương tháng bị ảnh hưởng bởi đại
dịch, đang được ca ngợi như một mô hình đáng học tập đối với các nước
khác trên thế giới. Về cơ bản đây là hình thức "đóng băng" nền kinh tế
cho tới khi bão tố lắng xuống. Tuy nhiên, cái giá phải trả cho mô
hình này không hề rẻ; các biện pháp đó được trông đợi là sẽ ngốn hết
khoảng 13% tổng thu nhập quốc gia (GDP). Mô hình này còn có ý
nghĩa ở chỗ, đây là một cuộc khủng hoảng toàn cầu, và không nghi ngờ gì,
khả năng phục hồi của Đan Mạch chắc chắn sẽ phụ thuộc vào cách mà phần
còn lại của thế giới thích nghi và mở cửa giao thương ra sao. "Đan Mạch có thể được lợi thế tương đối bằng cách tránh được một số hậu quả nghiêm trọng hơn," Aarup Christiansen cho biết. Trên
thực tế, nước này đã bàn về việc nới lỏng một số hạn chế trước lễ Phục
sinh dựa trên kết quả kiềm chế dịch tính đến thời điểm đầu tháng Tư,
theo tường thuật của Bloomberg. "Việc lĩnh vực dược phẩm của Đan
Mạch phát triển tốt có thể là một lợi thế," Aarup Christiansen nói. "Tuy
nhiên, tôi sẽ không thấy vẻ vang gì nếu kinh tế Đan Mạch tốt hơn nhờ
vào việc các quốc gia khác còn đang phải chịu đựng khó khăn."
Singapore
Singapore
đạt chỉ số xếp hạng cao do có nền kinh tế mạnh, rủi ro chính trị thấp,
cơ sở hạ tầng tốt và mức độ tham nhũng thấp trong cuộc khảo sát, khiến
nước này lên vị trí thứ 21 trong bảng khả năng phục hồi tổng thể. Singapore
cũng hành động nhanh chóng trong việc kiềm chế virus và đã đạt được một
trong những đường đồ thị diễn biến đại dịch phẳng nhất.
Singapore đã kiểm soát để giữ được con số các ca
nhiễm biện ở mức tương đối thấp và đạt được một trong những đường đồ thị
diễn biến đại dịch phẳng nhất "Chúng tôi hoàn toàn tin tưởng vào chính phủ của
mình, vốn tương đối minh bạch về mọi đường đi nước bước nhằm chống lại
bệnh dịch này," cư dân Constance Tan, người làm việc cho nền tảng phân
tích dữ liệu Konigle, nói. "Nguyên tắc chung là chính phủ đề ra quy định
gì thì chúng tôi tuân thủ quy định đó." Nói vậy nhưng vẫn có
những người phớt lờ nguyên tắc, và Singapore đã tịch thu hộ chiếu, thẻ
lao động của những người vi phạm, theo tường thuật hôm 21/3 của kênh
thời sự Channel News Asia. "Nói chung, chúng tôi đồng lòng cùng
nhau và chúng tôi không cần phải lo lắng về tình trạng bất ổn xã hội,
người chết trên đường phố hoặc kinh tế xáo trộn," Tan nói. Là một
nước nhỏ, Singapore phụ thuộc vào sự phục hồi của phần còn lại của thế
giới để có thể trở lại đà phát triển thành công nhất, nhưng người dân
nơi đây thường tin vào sức mạnh tương lai của nước mình. "Là một
người dân, giống như mọi nơi khác, tôi nghĩ rằng việc sống sót qua đại
dịch này sẽ khiến tất cả chúng ta trở nên kiên cường hơn," ông Justin
Fong nói. "Một điều chắc chắn là cần phải áp dụng công nghệ để mang lại
hiệu quả tốt cho người dân Singapore." Nhiều doanh nghiệp như
công ty Konigle đã triển khai thực hiện các chính sách làm việc tại nhà
một cách nhanh chóng, và chính phủ đã vận hành ứng dụng Trace Together
để giúp theo dõi virus, một ứng dụng được nhiều người dân tải xuống
dùng.
Hoa Kỳ
Để khảo sát
được các vùng địa lý rộng lớn của Hoa Kỳ, quốc gia này đã được thành các
khu vực miền Tây, miền Trung và miền Đông, nhưng nói chung, Hoa Kỳ đều
có xếp hạng tốt (lần lượt là 22, 9 và 11) cho môi trường kinh doanh rủi
ro thấp và chuỗi cung ứng mạnh.
Thành phố New York hiện là tâm dịch ở Mỹ
Việc làm sao để kiềm chế virus lây lan là thách thức
ở các siêu đô thị như New York, và tỷ lệ thất nghiệp đã tăng lên mức
lịch sử, chủ yếu là do tác động của lệnh phong tỏa bắt buộc được áp dụng
đối với hơn một nửa các tiểu bang. Lệnh phong toả ảnh hưởng đặc
biệt nghiêm trọng đối với những người làm việc trong ngành dịch vụ nhà
hàng, ngành bán lẻ, cũng như các doanh nghiệp phải dựa vào lượng khách
thực sự bước chân vào cửa hàng. Nhưng chính phủ Hoa Kỳ cũng hành
động nhanh chóng với việc thông qua các biện pháp kích thích để ổn định
nền kinh tế, và áp dụng chính sách giãn cách xã hội ở nhiều nơi trong cả
nước, điều tỏ ra đã có tác dụng làm giảm lây lan của virus, cho phép
phục hồi kinh tế nhanh hơn. Các tổ chức tài chính như Goldman
Sachs và Morgan Stanley dự đoán là sẽ xảy ra một cuộc suy thoái và phục
hồi hình chữ V, với những tác động tiêu cực tức thời lớn chưa từng thấy
(chúng ta đã thấy đáy của chữ V khủng khiếp thế nào trong những ngày
qua), nhưng sự phục hồi sẽ tương đối nhanh trong các quý cuối năm. Các
chuyên gia tư vấn như McKinsey thì có một cái nhìn thận trọng hơn,
nhưng vẫn đưa ra quan điểm lạc quan về sự phục hồi dựa trên việc thực
hiện thành công các biện pháp y tế công - như phong tỏa tại chỗ - và các
chính sách can thiệp như gói kích thích 2000 tỷ đô la đã được công bố,
mà có thể là sẽ còn có các biện pháp, chính sách khác nữa được đưa ra
trong các bước tiếp theo. Mỹ có vị trị rất quan trọng đối với nền
kinh tế chung, chiếm gần một phần tư GDP thế giới. Sự phục hồi của nền
kinh tế toàn cầu phụ thuộc rất nhiều vào đường đi nước bước của Mỹ. "Nói
chung, so với các nước khác trên thế giới thì nền kinh tế Hoa Kỳ có vị
trí tốt hơn để phục hồi sau những cú sốc lớn và những thay đổi dài hạn.
Dân số trung bình trẻ hơn và dễ huy động hơn nhiều so với các phần còn
lại của thế giới, các hạn chế đối với thị trường lao động thì thường là
nhẹ nhàng hơn, cho nên nước Mỹ có thể dễ dàng tái phân bổ nhân lực,"
Eric Sims, giáo sư kinh tế tại Đại học Notre Dame, nói. "Cục Dự
trữ Liên bang Hoa Kỳ và Ngân hàng Trung ương Anh Quốc (cả hai định chế
này đều chưa đưa ra chính sách áp dụng mức lãi suất âm) có tiềm lực tài
chính hùng hậu hơn trong việc hỗ trợ tiền tệ so với các ngân hàng trung
ương khác trên thế giới, chẳng hạn như Ngân hàng Trung ương Châu Âu ECB
hoặc Ngân hàng Trung ương Nhật Bản."
Các biện pháp giãn cách xã hội ở một số thành phố
của Mỹ như Seattle dường như đang giúp làm phẳng đường đồ thị diễn biến
dịch Để tăng cường hơn nữa sức mạnh phục hồi của Hoa Kỳ,
chính quyền liên bang đã đề xuất chia cả nước thành các khu vực khác
nhau, theo đó các vùng bị ảnh hưởng ít hơn bởi đại dịch sẽ được phép
hoạt động làm ăn như lúc bình thường. "Tôi nghĩ rằng những biện
pháp này có thể áp dụng lâu dài để cuối cùng sẽ tạo điều kiện cho việc
phục hồi kinh tế mạnh mẽ," Peter C Earle, chuyên viên tại Viện Nghiên
cứu Kinh tế Hoa Kỳ, một tổ chức nghiên cứu tư vấn phi lợi nhuận, nói.
"Chúng tôi muốn có tiền, hàng hóa, dịch vụ, lao động và muốn được thoải
mái tự do đi lại, không chỉ trong nước mà cả quốc tế nữa." Sự
thiếu hụt lĩnh vực chăm sóc sức khỏe phổ quát tại Hoa Kỳ là điều bị chỉ
trích về năng lực xử lý khủng hoảng của chính quyền, và là một vấn đề
cần phải được xem xét đến khi nguòiw ta cân nhắc tới khả năng phục hồi
trong tương lai. "Tôi nghĩ cuối cùng thế giới có thể bật dậy mạnh
mẽ hơn sau đại dịch này, và tôi tin rằng Hoa Kỳ cũng vậy. Nhưng tất cả
phụ thuộc vào những bài học kinh nghiệm mà chúng ta rút ra được," ông
Michael Merrill, kinh tế gia và là sử gia về lao động tại Trường Quản
trị Kinh doanh và Quan hệ Lao động Rutgers, nói. "Chúng ta sẽ
phải đầu tư vào các hình thức mới của lĩnh vực y tế công, tạo ra các
hình thức bảo vệ xã hội bền vững và khả năng ứng phó tốt của các cơ quan
này nếu chúng ta quay trở lại đời sống xã hội với các hoạt động thương
mại dày đặc, liên kết đan xen mật thiết với nhau như chúng ta đã từng
như thế chỉ mới một tháng trước đây."
Rwanda
Chúng tôi tin rằng chính phủ Rwandan có khả năng sẽ xử lý tình huống tốt hơn nhiều so với chính phủ ở nhiều nước khác. Do
những cải thiện gần đây trong lĩnh vực quản trị doanh nghiệp, Rwanda đã
đạt được một số bước nhảy vọt cao nhất trong chỉ số xếp hạng trong
những năm gần đây. Nước này thăng 35 điểm, lên thứ hạng hiện tại
với vị trí là quốc gia thứ 77 có nền kinh tế có sức bật tốt nhất thế
giới (và xếp thứ tư ở châu Phi). Quan trọng nhất, nền kinh tế này
có vẻ đặc biệt thuận lợi để thoát khỏi đại dịch Covid-19 khi Rwanda đã
ngăn chặn thành công Ebola bên ngoài biên giới khi dịch này bùng phát
ngay tại nước láng giềng là Cộng hòa Dân chủ Congo vào năm 2019. Với
sự kết hợp giữa hệ thống chăm sóc sức khỏe phổ quát, dùng thiết bị bay
tự động (drone) để cung cấp đồ dùng y tế, và kiểm tra thân nhiệt tại các
cửa khẩu biên giới, Rwanda được trang bị tốt để duy trì sự ổn định
trong suốt cuộc khủng hoảng, đặc biệt là khi so sánh với các quốc gia
khác trong khu vực. "Rất nhiều sinh viên nước ngoài như tôi ở lại
vì chúng tôi tin tưởng rằng chính phủ Rwandan sẽ xử lý tình huống tốt
hơn ở nước chúng tôi," Garnett Achieng, người Kenya, phụ trách nội dung
kỹ thuật số cho Baobab Consulting và sinh viên tại Đại học Lãnh đạo Châu
Phi, hiện sống ở Kigali, cho biết. "Trong số các sinh viên châu
Phi nước ngoài, điều phải suy nghĩ duy nhất là lo lắng cho gia đình
chúng tôi ở quê nhà không được trong tình trạng an toàn tương tự như
chúng tôi ở Rwanda."
Rwanda đã có kinh nghiệm trong các cuộc khủng hoảng y
tế tương tự, và đã quản lý ngăn chặn thành công Ebola ngoài biên giới
đất nước vào năm 2019 Rwanda là quốc gia đầu tiên ở Hạ Sahara, châu Phi,
áp dụng phong tỏa hoàn toàn, và đã phân phối thực phẩm miễn phí đến tận
cửa cho người dân ở những vùng quê xa xôi dễ bị tổn thương nhất. Mặc
dù du lịch dự kiến sẽ bị ảnh hưởng nặng nề vì Rwanda là một điểm đến
phổ biến cho nhiều hội nghị và triển lãm quốc tế, nhưng Achieng hy vọng
rằng đất nước này sẽ có tương đối ít tổn thất vì virus, khiến cho họ có
đà tốt để phục hồi nhanh chóng.
New Zealand
Xếp
thứ 12 trong số các nền kinh tế có sức bật tốt nhất, New Zealand đạt
điểm đặc biệt cao trong lĩnh vực quản trị doanh nghiệp và chuỗi cung
ứng. Quốc gia này cũng đã điều chỉnh nhanh chóng để ngăn chặn sự
lây lan của virus bằng cách đóng cửa biên giới với khách du lịch quốc tế
vào ngày 19/3 và áp lệnh đóng cửa các hoạt động kinh doanh không thiết
yếu vào ngày 25/3. "Là đảo quốc, New Zealand dễ dàng hơn trong
việc kiểm soát biên giới - nguồn lây nhiễm virus chính. Vì vậy, việc
đóng cửa biên giới hiệu quả có ý nghĩa quan trọng," giáo sư Shamubeel
Eaqub, kinh tế gia tại công ty tư vấn Sense Partners, cho biết. "So với
các nước khác thì phản ứng ở New Zealand quyết liệt và dứt khoát." Theo
tường thuật của báo Guardian thì các biện pháp này đã đem lại kết quả
xứng đáng, vì một số nhà dịch tễ học thấy rằng New Zealand có khả năng
trở thành một trong số ít các quốc gia còn lại có thể coi là "bình
thường", loại bỏ được tình trạng lây nhiễm bệnh nếu các biện cứng rắn
vẫn được áp dụng thêm vài tuần nữa trong tháng Tư. Với du lịch và
xuất khẩu là hai ngành trọng yếu của nền kinh tế, New Zealand sẽ phải
đối mặt với các thử thách kinh tế trong thời gian tới, nhưng điều này
không nhất thiết là chuyện xấu. "Trong giai đoạn cách ly, chúng
tôi sẽ có thời gian để điều chỉnh lại," ông Ron Bull, cư dân Dunedin,
giám đốc phát triển chương trình giảng dạy tại Đại học Bách khoa Otago,
nói. "Chúng tôi đã bắt đầu cân nhắc về tác động của những du
khách đi cắm trại và du lịch ba lô đối với môi trường, và điều này cho
chúng tôi thời gian để cân nhắc những gì quan trọng đối với làn sóng đô
la đến từ du lịch."
Việc New Zealand hành động quyết liệt, đóng cửa biên
giới và phong tỏa đất nước khiến nơi đây trở nên an toàn để phục hồi
kinh tế ổn định
Nhìn chung, nước này có vị thế tốt để phục hồi ổn
định, với mức nợ chính phủ thấp và khả năng áp dụng việc nới lỏng chính
sách tiền tệ để giữ lãi suất thấp. "Chúng tôi có ít ràng buộc hơn
trong việc phải làm giảm nhẹ tác động của việc đối phó với [đại dịch]
và nâng khả năng phục hồi," Eaqub nói. "Quan trọng nhất, New Zealand vẫn
là một quốc gia có độ tin cậy tương đối cao. Đây sẽ là nền tảng vững
chắc để phục hồi sau cú sốc y tế và kinh tế lớn nhất trong nhiều thế hệ
qua." Bull đồng ý rằng đất nước có khả năng hồi phục mạnh mẽ. "Giống
như một gia đình sống cùng nhà, bạn phải tìm hiểu nhau," ông nói. "Đây
là khoảng thời gian để ngồi xuống như một gia đình New Zealand, bàn bạc
xem chúng tôi muốn trở thành đất nước như thế nào, và đưa ra một số
quyết định để làm cho chúng tôi mạnh mẽ hơn và tốt đẹp hơn." Bài tiếng Anh đã đăng trên BBC Travel.
Hoà thượng Viện chủ, Chư Tôn đức Tăng ni, Ban Hộ niệm Chùa Việt nam Houston, Texas.
Quý Thầy Cô và bạn Đồng môn Trung học Phan Bội Châu Phan Thiết, Bình Thuận.
Ông Hội trưởng và Hội Đồng hương Bình Thuận tại Houston & Vùng Phụ cận.
Thành viên Khoá 4/69 SVSQ Không Quân.
Cựu Chiến hữu Không quân Phi đoàn 426.
Cùng Bà con, Thân bằng, Quyến thuộc Nội Ngoại.
Đã gởi điện thư, gọi điện thoại, đăng tin Chia buồn khi người thân yêu của chúng tôi là:
Ông Nguyễn văn Bộ, Pháp danh Giải Thoát, tạ thế ngày 6 tháng 4, 2020 tại Houston, Texas, hưởng thọ 71 tuổi.
Nghi thức Hoả táng đã được cử hành tại Houston ngày 15 tháng 4, 2020. Di ảnh sẽ được đưa về Chùa Việt nam tại Houston để được thờ cúng.
Trong
lúc đau buồn trước sự mất mác lớn lao này, nếu gia đình chúng tôi có
những thiếu sót trong việc liên lạc báo tin buồn đến các chiến hữu và
thân hữu của ông Nguyễn văn Bộ, kính xin quý vị niệm tình tha thứ.
Tang gia tại Hoa kỳ và Việt nam đồng Kính báo và Cảm tạ
Thay mặt Tang gia:
Hôn thê Nguyễn thị Phan Thành, cùng các em và các con cháu tại Hoa kỳ và Việt nam.
Anh
viết email đưa lên Diễn đàn hỏi: “Tại sao tôi là người viết có lập
trường Chống Cộng quyết liệt, mà Việt Cộng cho phép tôi về Việt Nam.
Trong khi bạn anh, người thỉnh thoảng mới viết một bài Chống Cộng mà
Việt Cộng không cho về?”
Vì
thư của anh đã được gửi lên Diễn đàn, chứ không phải thư riêng, thì tôi
phải trả lời anh trên Diễn đàn để ai có thắc mắc như anh, cứ đọc thư này
sẽ hiểu.
Trước
hết, xin nói với anh và độc giả rằng tôi đã nguyện trong lòng là nhất
định không về Việt Nam, dù cho mình chẳng hoạt động điều gì liên quan đến
vấn đề Chống Cộng. Huống chi tôi viết bài Chống Cộng công khai bằng tên
thật, với địa chỉ nhà, địa chỉ email với số điện thoại, thì chắc chắn
chuyện về Việt Nam hãy quên đi. Nhưng việc đời có những sự kiện xảy ra
ngoài ý muốn của mình.
Chẳng
hạn, tôi không hề có ý định gia nhập Không Quân. Chỉ vì trong khi đang
làm thực tập trong phòng thí nghiệm, người bạn tôi yêu cầu tôi sau giờ
học, đưa anh ta và hai người bạn nữa vào căn cứ Tân Sơn Nhất để xin đơn
gia nhập Không Quân, vì tôi có xe hơi. Lúc tôi thi đỗ Trung học, anh
tôi cho tôi chiếc mobylette hiệu Motobecal. Lúc tôi thì đỗ Tú tài II, vào
Đại học,anh tôi cho tôi chiếc xe Citroen Deux Chevaux. Anh tôi, người
đỗ bằng Hàng hải ở Pháp, người Viễn Dương Thuyền trưởng (Captain à Long
cours) đầu tiên, vừa nhậnchức Chef Pilote sông Saigon do Thực dân Pháp
chuyển giao năm 1955, vừa là Giám đốc Trường Việt Nam Hàng Hải Trung tâm
Kỹ thuật Phú Thọ, khi Thủ tướng Ngô Đình Diệm giành chủ quyền độc lập.
Chẳng
phải tôi khoe gia thế của mình. Tôi kể ra đây để giải thích cho độc giả
hiểu tại sao anh tôi có lắm tiền để cho em xe hơi, khi hãy còn đi học.
Anh tôi không ăn lương Chính phủ. Anh tôi hưởng lợi nhuận dựa trên
“tonnage” của mỗi chiếc tàu hàng ngoại quốc mà hoa tiêu (Pilote) dẫn vào
từ Cap-Saint-Jacques đến bến cảng Saigon. Đó là quy chế riêng của Pháp
mà Chính phủ Ngô Đình Diệm vẫn duy trì. Nhờ đó, lương tháng của những
người hoa tiêu sông Saigon có thể gấp 10 lần lương của ông Bộ trưởng.
Bố
mẹ tôi có 5 người con trai. Anh Cả của tôi là bác sĩ, tham gia kháng
chiến chống Pháp. Hai anh kế đang là sinh viên trường Đại học Hà Nội thì
bị quân của Võ Nguyên Giáp thuộc đội Võ Trang Tuyên Truyền thanh toán
trong chiến dịch Ôn Như Hầu tại Đông Dương Học Xá năm 1945. Anh kế tôi – Đặng văn Châu –
đang là sinh viên Trường Thanh Niên Tiền Tuyến do Bộ trưởng Thanh Niên
Phan Anh lập ra dưới thời Chính phủ Trần trọng Kim. Sau khi Hồ Chí Minh
ký Hiệp Định “Six Mars” cho phép Thực Pháp dân trở lại Đông Dương, anh
tôi nổi loạn chống đối và bị Việt Minh bỏ tù tại nhà lao Hỏa Lò, Hà Nội
để chờ ngày ra pháp trường.
Người
bạn của anh tôi là Phan Mỹ, em Bộ trưởng Phan Anh, vào nhà lao thuyết
phục anh tôi tuyên thệ vào đảng Cộng Sản thì sẽ đượctha tội tử hình. Anh
tôi nhất quyết không tham gia. Vào ngày bị đưa ra pháp trườngthì đúng
vào thời điểm Thực dân Pháp đổ bộ vào Cảng Hải phòng và tiến quân lênHà
Nội. Người đưa anh tôi ra pháp trường là người bạn đồng môn trường
Thanh Niên Tiền Tuyến, nhưng là đảng viên cộng sản. Bạn anh tôi mở còng
cho anh tôi và bảo: “Châu, Châu chạy đi Châu!”.
Thế là anh tôi thoát nạn tử hình, vào Saigon bằng đường bộ và được người Chú của tôi là bác sĩ Đặng văn Hồ – con út Ông Bà nội của tôi –gửi
đi Pháp học. Sở dĩ anh tôi chọn trường Marine Marchande, vì trường ấy
cho sinh viên được hưởng lương tháng, gọi là bourse. Không ngờ do hoàn
cảnh eo hẹp tài chánh, vì Bố tôi đã qua đời sớm, anh tôi vào học cái
trường mà chẳng có sinh viên Việt Nam nào vào học, nhưng khi thành tài,
lại được Thủ tướng Ngô Đình Diệm mời về thay thế chỗ của Thực dân Pháp,
lương cao.
Cho nên câu thơ “Thời lai đồ điếu thành công dị; vận khứ anhhùng ẩm hận đa”
đều đúng vào bất cứ thời đại nào. Trong đầu tôi không hề có ý định vào
Không Quân, vì Mẹ tôi muốn tôi học Y Khoa để nối nghiệp Bố hay ông Anh
Cả. Vì có xe hơi lái đi học, giúp mấy thằng bạn vào Tân Sơn Nhật xin đơn
để nạp đi Không Quân, tôi bỗng cao hứng điền đơn và nạp luôn. Cuối
cùng,sau khi khám sức khỏe tại Trung tâm Giám định Y khoa, tôi được
chọn, nhưng hait hằng bạn lại trượt vì mắt kém thì chúng trở thành bác
sĩ. Còn mình tinh mắt, được chọn làm phi công, hàng ngày phải chạm mặt
với tử thần, mất nước thì bị kẻ thù xếp hạng cho cái tên “Giặc lái”! Có
đúng là số mạng không?
Anh
tôi mất tại Paris năm 2008, bà chị dâu tôi và các cháu muốn đưa quan tài
của anh tôi về Việt Nam chôn cất, theo ước muốn của anh tôi lúc sinh
tiền. Chẳng hiểu luật lệ ở Pháp ra sao, anh tôi phải được chôn ở Pháp và
ba năm sau mới được phép mang tro cốt về nước.
Tôi
được chị dâu tôi báo tin tro cốt anh tôi sẽ mang về chôn tại Nghĩa trang
gia đình Họ Đặng tại Nghệ An chỉ trước khoảng một tuần, không thể nào
kịp xin Visa. Như vậy là mình có lý do để không về mà không mang tội với
vong linh người anh yêu quý của mình. Không ngờ chị M. A. biết
chuyện, bảo tôi cứ ra hãng du lịch mua vé máy bay, rồi ở đó người ta lo
mọi thứ giấy tờ cho tôi. Quả nhiên, đúng như lời chị M. A. nói. Hãng du
lịch lo cho tôi đầy đủ giấy tờ, khi về tới phi trường sẽ có người lo mọi
thủ tục.
Qua
sự kiện này, tôi hiểu rằng cái hãng du lịch đó ắt có làm ăn với Việt
Cộng. Chị M. A. cho tôi biết không phải chỉ có hãng du lịch đó mới làm ăn
với Việt Cộng mà thôi đâu. Tất cả những dịch vụ như gửi tiền, hãng
điện thoại viễn liên giống như V247, hay điện thoại Nam Lộc đều phải “bắt
tay với ViệtCộng” như thế cả.
Khi
tôi về tới phi trường Nội Bài, trình Passport cho Công An. Họ nhìn kỹ
vào mặt tôi, vào tấm hình trên Passport để nhận diện, rồi nhìn vào màn
hình computer với vẻ mặt nghiêm trọng lắm. Sau đó, họ bảo tôi đứng qua
một bên chờ. Chừng 10 phút sau, có hai anh Công An, một già một trẻ, đến
hướng dẫn tôi vào một căn phòng bên cạnh. Hai anh Công An mời tôi ngồi
và bắt đầu cuộc thẩm vấn:
–
Chúng tôi được lệnh trên đến gặp ông để trao đổi một số vấn đề. Nếu ông ở
trong nước mà viết những bài viết chống lại Tổ Quốc như thế này thì
chúng tôi đã bỏ tù ông từ lâu rồi. Nhưng vì ông ở Ngoại quốc, không hiểu
tình hình Đất Nước, thì chúng tôi có nhiệm vụ đả thông tư tưởng.
Vừa nói, họ vừa chỉ một chồng giấy in những bài viết trên mạng, đặt trên bàn. Tôi nói:
–
Những gì tôi viết đều dựa trên “thông tin” đăng báo của các anh; tôi
không phịa chuyện để nói xấu Tổ Quốc. Các anh cứ việc hỏi, tôi sẽ trả
lời. Xin nói để các anh biết rằng trước khi về đây, tôi đã báo cho Bộ
Ngoại giao Mỹ và Tòa Đại sứ Mỹ biết. Tôi phòng xa thôi; chứ không phải
tôi sợ các anh thủ tiêu. Vì tôi biết các anh giết tôi,sẽ sai chính sách
mở cửa của Đảng để đón “khúc ruột ngàn dặm” về xây dựng quê hương.
Nghe tôi nói tới đó, cả hai anh Công An cùng một lúc xua tay, nói:
– Không! Không! Chúng tôi chỉ trao đổi quan điểm với ông thôi!
–
Thế thì OK! Chẳng qua vì số phận nghiệt ngã của dân tộc, mà chúng ta kẻ
Bắc người Nam, trở thành thù nghịch nhau. Thế lực quốc tế chia cắt đất
nước ta ra làm hai: Một bên được phong là “người lính Tiền phong”; một
bên là “người lính Tiền Đồn”. Các anh hên, các anh thắng. Chúng tôi xui,
chúng tôi thua. Nếu bên tôi thắng, tôi sẽ mời các anh đi nhậu bia thịt
chó; chứ đâu có cảnh phải ngồi “làm việc” như thế này, phải không?
Vừa
nói, tôi nghĩ thầm: “Các anh có cái quái gì mà trao đổi với tôi? Kể cả
Nguyễn Khoa Điềm, Tô Huy Rứa là Trưởng ban Tuyên giáoTrung Ương cũng
không không thể đấu lý với tôi được”.
Thật thế, anh Thanh Lâm ạ! Bởi vì tôi chỉ cần đưa ra câu nói của Tổng Bí thư Lê Duẩn “Ta đánh Pháp, đánh Mỹ là đánh cho Liên Xô, cho Trung Quốc” là đủ cho họ cứng họng, đâu có chính nghĩa cao quý gì mà có thể giương danh, tự hào?
Bất
ngờ, cuốn sổ tay nhỏ trên túi áo của tôi rơi xuống. Anh Công An cúi nhặt
ngay, dở ra từng tờ để xem. Đó là cuốn sổ ghi số điện thoại, địa chỉ
email, địa chỉ nhà bà con, bạn bè và một số nhà đấu tranh dân chủ
trong nước như: Hà Sĩ Phu, Nguyễn Quang A, Dương Trung Quốc, Vũ Cao Quận,
Phạm Thanh Nghiên, bác sĩ Phạm Hồng Sơn, Nguyễn Thanh Giang, Phạm Đình
Trọng, Tô Hải, Nguyễn Thượng Long, Nguyễn Xuân Nghĩa, Lê Thị Công Nhân …
và nhiều nhân vật nữa. Anh Công An xem xong, trả cuốn sổ lại cho tôi và
nói:
– Những tên ông có trong cuốn sổ đều là những phần tử xấu, phản động, đừng nên tiếp xúc, liên lạc.
Tôi nói bông lơn:
–
Không có đâu! Anh họ tôi là Hùm Xám Đặng văn Việt, người hùng trong
chiến dịch Cao Bắc Lạng, được “Bác Hồ” tuyên dương thì làm sao gọi là
phần tử xấu, phản động cho được? Các anh có thấy không? Hoàn cảnh lịch sử
đưa đẩy, khiến cho anh em trong nhà chém giết nhau, đâu có gì mà hãnh
diện? Càng nghĩ, càng đau lòng thôi!
Cuộc
trao đổi kéo dài khá lâu, chừng 90 phút, và khá lý thú. Hôm nào khỏe
trong người, tôi sẽ tường thuật để anh Thanh Lâm và độc giả đọc chơi.
Tôi
được người cháu con ông Anh Cả tôi đón về khách sạn, lúc bấy giờ khoảng 2
giờ sáng, trời mưa lâm râm, ánh đèn đường mờ nhạt, tôi chẳng thấy Hà Nội
ra sao cả. Năm ấy tôi đã 71 tuổi, đi đường xa cũng hơi mệt. Sáng hôm sau
thức dậy sớm, làm công tác vệ sinh xong, rồi tôi thả bộ sang nhà cháu
gần đó, ăn sáng và nói chuyện gia đình.
Công
An biết tôi về Việt Nam chỉ có mục đích tham dự buổi lễ chôn cất tro cốt
anh tôi; chứ chẳng phải làm ăn buôn bán hay hoạt động gì khác. Có lẽ vì
thế cuộc thẩm vấn, trở thành buổi trò chuyện bình thường, không có gì gọi
là căng thẳng. Nhưng tôi vẫn phải cẩn thật khi di chuyển. Thỉnh thoảng
ngoái nhìn lại để xem có ai theo dõi hay không.
Hai
ngày sau, tôi nhận được điện thoại của một trong hai anh Công An, báo
cho biết họ sẽ đến khách sạn gặp tôi để “trao đổi” tiếp. Tôi đứng trên
lầu cao khách sản, nhìn xuống đường, xuyên qua cửa sổ, tôi thấy hai anh
Công An đèo nhau trên chiếc xe máy cà tàng, trùm áo mưa, trông thật nghèo
nàn, tội nghiệp. Xong, tôi đi thang máy xuống Lobby đón hai anh Công
An.Cả hai tươi tỉnh chào hỏi tôi một cách vui vẻ:
– Thế nào? Bác Âu có ngủ được vì trái giờ giấc không? Bác Âu đã ăn sángchưa?
Tôi cũng cười tươi và lịch sự đáp:
– Vâng, cám ơn hai anh, tôi ngủ được và chờ hai anh đến để gọi khách sạn mang quà sáng lên phòng mời hai anh cùng ăn.
Tôi
nhận thấy hai anh Công An đổi cách xưng hô, gọi tôi bằng Bác; chứ không
bằng Ông như cái buổi “làm việc” ở phi trường. Hai anh có vẻ e dè khi tôi
mời hai anh dùng quà sáng. Tôi bèn “địch vận”:
– Tôi
đứng trên lầu cao, nhìn thấy hai anh đèo nhau trên xe máy, đến gặp tôi,
tôi thương lắm. Con cái của các ông bà trong Bộ Chính trị, trong Ban
Chấp Hành Trung ương Đảng sang Mỹ du học, ở nhà to, đi xe xịn, bao gái
đẹp, mắt xanh, da trắng, tóc vàng sợi nhỏ ngon lành vô cùng. Con cái của
các anh có được đi ra nước ngoài du học như mấy con của các ông, bà lãnh
đạo không? Chắc chắn là không, phải không?
Hai anh Công An lặng lẽ nhìn nhau, không đáp. Tôi mời:
– Thôi, chúng ta hãy ngồi vào bàn ăn để còn có thời giờ “làm việc”.
Hai anh Công An sửa lưng tôi:
– Chúng ta chỉ trao đổi thôi, Bác Âu.
– Xin lỗi! À, tôi quên, ừ thì trao đổi!
Sau đó, anh Công An lấy trong cặp ra một xấp giấy, cây bút nguyên tử, nói với tôi:
– Bây
giờ Bác Âu viết quãng đời của bác từ lúc học Tiểu học, Trung học,
Đại học và 13 năm lính trong Không Quân, mấy chục năm ở Mỹ của Bác làm
gì.
Tôi vừa cười vừa nói:
–
Phải kê khai lý lịch như thế này mà các anh bảo là “trao đổi” à? Lâu lắm
tôi không viết tay, quen đánh máy trên Computer, nên chữ viết tôi bây
giờ rất xấu, các anh không đọc được đâu.
Anh Công An nhỏ nhẹ nói:
– Bác Âu cố gắng chấp hành. Chúng tôi chỉ làm bổn phận với cấp trên giáo phó thôi. Bác Âu muốn viết gì thì viết.
Tôi
phải viết thực, vì họ đã từng đọc những bài viết của mình trên mạng và
họ cũng đã điều tra lý lịch của mình kỹ rồi. Tuy chưa bao giờ ở tù Việt
Cộng, nhưng nhiều lần trò chuyện với một số anh em H.O. từng ở tù trong
trại tập trung, tôi cũng biết một số kỹ thuật của mấy anh Công An. Dù
được đối xử tử tế, nhưng phải luôn luôn cảnh giác, không thể để cho tình
cảm chi phối mà bị sập bẫy. Sau khi làm bổn phận tường thuật “lý lịch
trích ngang”, tôi giao nộp xấp giấy báo cáo cho họ bằng cái lối chữ viết
rất nguệch ngoạc (squiggy). Họ cho ngay xấp giấy vào cặp, không cần nhìn
vào. Anh Công An nói với tôi:
– Xin bác Âu cho biết cảm tưởng của bác thế nào khi về thăm Đất Nước?
Tôi đáp:
–
Suốt mấy ngày ở Hà Nội, tôi chỉ ngồi nhà để chuyện trò với anh em, bà
con dòng họ. Tôi cảm thấy họ hàng đều hết sức ân cần,không một ai xem
tôi là “Ngụy”. Ngoài ra, tôi chẳng biết gì hơn, vì có đi đâu đâu mà biết
tình hình đất nước như thế nào?
–
Thế bác Âu không thấy nhà cao cửa rộng, đường sá rộng rãi, xe cộ tấp nập
là hình ảnh của đất nước giàu mạnh hơn thời kỳ chiến tranh Chống Mỹ hay
sao?
–
Đồng ý rằng giàu thì có giàu hơn thời kỳ chiến tranh thực, nhưng bảo là
mạnh thì không phải là mạnh. Bởi vì mạnh thì phải nói đến trình độ dân
trí cao và sống có trách nhiệm với Cộng Đồng.. Tuy chưa có dịp đi thăm
dân cho biết sự tình, nhưng tôi có một cảm tưởng riêng mà nếu tôi nói
thẳng ra thì hai anh sẽ không hài lòng.
– Không sao! Bác Âu cứ nói thực ý nghĩ của mình. Chúng tôi xin ghi nhận.
–
OK! Nếu hai anh đã nói vậy thì tôi nói, nhưng hai anh đừng chột dạ nhé!
Thứ nhất, tôi thấy trên đường phố, mấy anh Công an Giao thông đứng tụm
vào nhau nói chuyện và hút thuốc lá, để mặc cho xe cộ không dừng khi đèn
đỏ, chạy xe ngược chiều, bất chấp bảng cấm. Hai anh biết tại sao có tình
trạng như thế không?
Anh Công An cứ bị nhiều lần tôi hỏi ngược, nên có vẻ sốt ruột, gay gắt gằn giọng:
–
Bác Âu nên nhớ,chúng tôi là người hỏi bác Âu để biết ý kiến; chứ tại
sao bác Âu cứ hỏi ngược chúng tôi hoài là nghĩa làm sao?
–
Ủa, các anh đã bảo đây là cuộc trao đổi thì các anh hỏi qua, tôi hỏi
lại, mới gọi là trao đổi chứ; còn nếu tôi chỉ biết trả lời không thôi,
thì đấy là cuộc hỏi cung với chấp pháp; chứ đâu còn là trao đổi nữa? Thứ
hai, tôi nhận thấy những người bán hàng rong trên đường phố sau khi rửa
chén bát vào cái thau xong, thì bưng thau nước tạt ra mặt đường, không
cần biết mình đã làm mất vệ sinh cho người qua đường, mà kể cả bản thân
mình nữa cũng bị hứng ô nhiễm lây. Đó là thói ích kỷ, sống chết mặc bây,
thiếu tinh thần trách nhiệm với Cộng Đồng, thì đất nước không thể
nào mạnh được!
–
Không! Không! Chúng tôi đã có kế hoạch làm cho mọi thứ ngăn nắp. Lần sau
bác Âu có về nước thì sẽ thấy đất nước hoàn toàn đổi khác.
–
Các anh có Chính Quyền trên 21 năm, từ 1954 đến 1975; rồi 36 năm từ 1975
đến nay là năm2011. Tổng cộng là 57 năm mà các anh chưa làm xong cái
việc cỏn con ấy hay sao? Nếu tôi có Chính Quyền trong tay, chỉ cần ba
tháng là xong ngay! Các anh có biết tại sao đất nước bị rơi vào tình
trạng này không? Bởi vì “thượng bất chính thìhạ tắc loạn”! như người xưa
từng nói. Tại vì hai anh hứa sẽ không phiền lòng thì tôi mới dám nói sự
thật. Hai anh còn muốn nghe tôi nói tiếp nữa không?
– Bác Âu cứ tự nhiên tiếp tục. Chúng tôi xin nghe.
–
Hai anh có dịp xem Truyền hình nói về đứa bé 9 tuổi người Nhật xếp hàng
chờ lãnh phần ăn, quần áo sau trận bão Tsunami không? Mặc dầu chứng kiến
Bố Mẹ bị sóng thần cuốn ra biển,cậu bé vẫn tỉnh táo, không khóc lóc. Một
thiện nguyện viên trông thấy cậu bérun cầm cập vì lạnh, đến đưa cậu lên
phía trước để lãnh phần, nhưng cậu bé từchối, đứng chờ cho tới phiên
mình, không giành đặc quyền vì mình là trẻ con. Đólà sự biểu hiệu tinh
thần của dân tộc, sức mạnh của đất nước nằm ở chỗ đó; chứkhông phải hễ
có nhà cao cửa rộng, xe xịn hay đeo vàng đầy mình là giàu mạnh.Hai anh
hiểu không? Sở dĩ tôi viết lâu nay là muốn cho đất nước tiến lên vềphía
dân chủ, văn minh.. Chứ tôi tự biếtsức mình, làm sao tôi có đủ sức để
lật đổ Chính phủ của các anh cho nổi?
Anh Công An trẻ, mặt mày trắng trẻo, đeo kính có vẻ rấttrí thức, không có dáng vẻ gì là tướng mạo Việt Cộng, nói:
–
Sau hai buổitiếp xúc, chúng tôi nhận thấy bác Âu là người yêu nước.
Nhưng chúng tôi khuyên bác Âu khi về Mỹ thì đừng viết nữa. Hãy an hưởng
tuổi già. Chúng tôi cảm thông tấm lòng của bác, nhưng nếu bác tiếp tục
viết như trước thì khi bác về lần sau, chúng tôi không bảo đảm an ninh
cho bác được.
– Vâng, tôi biết điều đó lắm chứ! Hai anh yên tâm.
Hai
chữ “yên tâm” không có nghĩa là tôi hứa sẽ ngưngviết những bài Chống
Cộng. Nhưng dù có ngưng viết, tôi cũng sẽ không bao giờ trởvề Việt Nam
lần thứ hai, cho tới khi đất nước không còn chế độ Cộng sản. Dù chếđộ
hiện hành không làm khó dễ đối với một người già vô dụng như tôi, tôi
cũngkhông về, vì bản tính của tôi không biết im lặng trước những điều
chướng tai,gai mắt.
Nghe anh Công An nhìn nhận tôi là người yêu nước, tôicảm thấy vui trong lòng, liền đưa hai tay ra bắt tay hai anh và nói:
–
Cám ơn hai anh!Hai anh đã đọc được tâm can của tôi! Đúng! Tôi chỉ là
người yêu nước, ngoài ra tôi không có bất cứ tham vọng nào khác.
Nói xong, tôi bước tới mở va-li, lấy ra hai cây thuốc lá Winston và tiếp tục:
–
Đây là món quà của “khúc ruột ngàn dặm”, tôi xin tặng hai anh làm quà
lưu niệm; chứ khôngphải là của hối lộ đâu nhé! Vì nó chẳng đáng gì để
gọi là của hối lộ.
– Bác Âu có máu tếu thật! Thôi thì “Chùm khế ngọt” xin hân hạnh đón nhậnmón quà của “khúc ruột ngàn dặm” vậy!
Nhận thấy hai anh Công An cũng tếu như mình, tôi mời họngày mai đến dự buổi Đại tiệc tổ chức cuộc họp mặt hai dòng họ Đặng Văn – Cao
Xuân. Hai anh Công An ngỏ lời cámơn, nhưng không tới được, viện cớ vì
bận công tác. Tôi biết họ đâu được phép đidự tiệc một cách tự do, nếu
chưa có lệnh của thủ trưởng.
Tôi
biết trong số đảng viên cộng sản, vẫn có người tửtế. Nhưng bộ máy đảng
không cho phép họ được sống tử tế theo đạo lý làm người.Giống như cựu
Chủ tịch Quốc Hội Nguyễn văn An khi về vườn đã thú nhận: “Lỗi nàylà lỗi
hệ thống” để ngầm nói lên tình trạng trì trệ của đất nước là do cơ
chế.Anh nào có ý kiến đòi đổi cơ chế là tiêu ngay.
–
À! Tôi quên hỏihai anh chuyện này. Ở Houston, tôi thấy có người thường
xuyên cầm cờ vàng ba sọcđỏ đi biểu tình trước Tòa Lãnh sự của các anh.
Thế mà họ vẫn đi đi, về về ViệtNam như đi chợ, có bao giờ họ bị các anh
làm khó dễ gì đâu? Trong khi tôi chỉviết lách lăng nhăng, chẳng bao giờ
cầm cờ vàng ba sọc đỏ đi biểu tình, tại saocác anh chặn tôi ở Phi trường
và đến khách sạn làm việc như thế này?
–
Chúng tôikhông đặt nặng vấn đề người Việt ở nước ngoài biểu tình. Tôi
phải gặp gỡ nhữngngười viết như bác để đả thông tư tưởng. Bởi vì những
bài viết thuộc loại như củabác, rất không có lợi cho tư duy của thanh
niên trong nước.
–Cácanh
bày đặt quan trọng hóa! Bài viết của tôi đâu có ảnh hưởng gì đâu mà các
anhlo. Vả lại, những người tiếng tăm viết thì mới đáng lưu ý. Còn tôi
chỉ là loạitép riu. Nếu chế độ làm tốt cho dân thì lo sợ gì các ông bà
Chống Cộng ở Hảingoại?
Cuộc
trò chuyện lai rai như thế mà mất 4 giờ đồng hồ vẫnchưa xong. Tôi cảm
thấy đói bụng, mời hai anh Công An đi ăn. Hai anh Cộng An từchối, đồng
thời cáo từ ra về, nhưng không quên dặn dò lần chót: “Bác Âu nhớnhé, về
Mỹ đừng viết lách gì nữa nhé!” Tôi đáp: “OK!” Rồi tiễn hai anh ra
cửa.Tôi cũng rời khách sạn, đến nhà người cháu và ăn buổi trưa. Tôi
thuật lại buổilàm việc với hai anh Công an cho cháu nghe.
Sau ngày dự Đại tiệc Hội ngộ hai gia đình Đặng Văn –
Cao Xuân, cháu tôi thuê hai chiếc xelớn, đưa tất cả bà con họ Đặng về
làm giỗ Đại Tôn tại nhà thờ Họ ở Nghệ An vàlàm lễ chôn tro cốt của anh
tôi. Chẳng hiểu, lúc tôi chết, tro cốt của tôi cóđược chôn chung tại
nghĩa trang dòng họ hay là đất nước đã bị thuộc về Trung Cộng?
Tôi
bị vợ đòi ly dị, vì bị một người anh em Không Quânrất thân thiết “bỏ
bom” một cách hết sức tai hại. Giải thích đến thế nào, vợtôi cũng không
tin tôi mà chỉ tin cái người anh em Không Quân đó, cho rằng anh tarất có
uy tín, không lý do gì lại đâm sau lưng tôi lút cán. Âu là số trời đã
định.Tôi chẳng hề trách móc một lời nào đối với người anh em Không Quân
đã bịa chuyệnhại tôi. Xin kèm theo đây mẩu chuyện có tựa đề “Định Mạng
An Bài” để anh LêThanh Lâm và độc giả tiêu khiển:
Bài
này đã được đăng trên Kỷ Yếu Không Quân Khóa 62B,nhân dịp chúng tôi có
cuộc Hội Ngô vào năm 2012, kỷ niệm 50 bước vào đời quânngũ. Sau đó, có
nhiều tờ báo giấy, báo mạng đăng tải.
Tôi
nghĩ cuộc đời của mỗi người đều có một số phận do sựxếp đặt từ Ơn Trên.
Nếu không, làm sao bà thầy bói Bụi biết được tương laichúng tôi mà tiên
đoán một cách chính xác đến thế? Người “fiancée” cũ của tôi xin đi du
lịch từ Việt Nam sang Mỹ để dự buổihọp mặt Quốc Học – Đồng Khánh.
Khinàng gặp gỡ lại tôi, thì ở lại luôn; chứ tôi không mất công đi đi,
về về ViệtNam để lo việc hôn nhân như những người Việt khác về Việt Nam
lấy vợ. Tôi hơn vợtôi 5 tuổi, năm nay nàng đã 75 tuổi; chứ không còn là
em bé chân dài như một sốngười thù ghét tôi, vu khống những điều không
đúng sự thật. Muốn biết tôi về ViệtNam chính xác bao nhiêu lần, thì chỉ
cần hỏi Bộ Di trú của Hoa Kỳ là biết ngay.Tôi luôn luôn hành xử quang
minh chính đại, không làm điều gì khuất tất có hạiđến danh dự Quân Đội,
Quốc Gia.
Còn
cái việc tại sao tôi viết bài Chống Cộng quyết liệt như thế mà về nước
không hề bị chế độ làm khó dễ? Tôi cũng chẳng hiểu. Bởi vì đối với Việt
Cộng, chẳng có gì là tiêu chuẩn để so sánh. Thiếu gì ông Chủ tịch
đoàn thể Chống Cộng, tiếng tăm nổi như cồn, vẫn về thoải mái đi đi, về về
Việt Nam đấy thôi! Phân biệt đối xử là cái mánh của họ!
Ví
dụ: Hai người bạn đồng tù, bí mật bàn tính nhau trốn trại Tập Trung.
Chẳng may bị bắt lại. Một người bị cùm cát-xô; một người được đi lại
thong thả như khi chưa trốn trại. Với sự kiện đó, người tù bị cùm
liền nghĩ ngay thằng bạn mình là đồng lõa của Việt Cộng, cố ý làm hại
mình, mà không ngờ đó là trò phân hóa, gieo nghi ngờ của Việt Cộng.
Ví
dụ: Một người tù bị quản giáo kêu lên làm việc. Chỉ ngồi hút thuốc lá và
uống trà với cán bộ. Chả có khai báo gì cả, rồi cho về phòng. Anh em bạn
cùng tù hỏi thăm, thì người bạn tù kể lại đúng như thế. Hôm sau, cán bộ
quản giáo gọi người tù khác lên làm việc. Mở đầu, cán bộ quản giáo bảo:
– Anh Nguyễn văn X. hôm qua gặp chúng tôi đã khai báo đầy đủ về anh rồi. Bây giờ anh hãy khai báo thành thật cho chúng tôi biết.
Thế
là người bạn tù nghĩ ngay đến anh Nguyễn văn X. phản bội mình, làm
“ăng-ten” cho giặc. Từ đó, anh bạn tù không bao giờ nhìn mặt anh Nguyễn
văn X.
Tôi
biết một ông Chuẩn Tướng Không Quân về Việt Nam cưới vợ cho con trai,
nhưng chẳng bị Việt Cộng làm khó dễ, thì đâu phải ông Chuẩn Tướng tư
thông với Việt Cộng?
Chắc
chắn, kỹ thuật phân hóa, chia rẽ là chiến thuật trường kỳ của Việt Cộng.
Bạn tôi, Trung tá Thủy Quân Lục Chiến nổi tiếng “Sát Cộng”và nhiều
người bị kết tội có nợ máu với nhân dân vẫn về Việt Nam thoải mái đấy
thôi!
Thiếu
tướng Kỳ mất ở Mã Lai vào ngày 23 tháng 7 năm 2011. Cuối tháng 8 năm
2011 tôi mới về Việt Nam. Thế mà có đứa vẫn vu cho tôi theo Tướng Kỳ về
Việt Nam làm ăn với Việt Cộng! Đã dấn thân vào đường Chống Cộng, tôi rất ý
thức sẽ bị bọn “Dư Luận viên” cộng sản bôi nhọ. Tôi viết thư này trả lời
anh Lê Thanh Lâm không hề có mục đích phân trần điều gì cả. Tôi chỉ
muốn nói rằng kỹ thuật phân hóa là ngón nghề của Việt Cộng để người Quốc
gia đừng mắc mưu, khiến mất đoàn kết.
Đối
với tôi, không có sự dối trá nào có thể giấu kín mãi mãi. Vì thế, tôi
chủ trương công khai, trung thực, chẳng làm điều gì khuất tất thì về lâu
về dài mọi người sẽ hiểu mình, kính trọng mình. Tôi coi lòng tự trọng cao
hơn mọi thứ trên đời. Tôi coi Phùng Quán, tác giả bài thơ LỜI MẸ DẶN là
lý tưởng sống của tôi. Rồi đây, tôi sẽ thuật cho mọi người biết cuộc
tranh luận của tôi với Tướng Kỳ trước khi ông về Việt Nam. Nếu ông Kỳ về
Việt Nam để hòa giải hòa hợp với Việt Cộng thì tôi cũng chống. Lập trường
dứt khoát của tôi là không đội trời chung với Việt Cộng, cho đến chết!
Bằng Phong Đặng văn Âu, Ngày Thứ Bảy 11 tháng Tư năm 2020
Thưa Ông Hoàng Kiều,
Tôi viết thư này cho riêng ông với hy vọng rằng ông sẽ từ bỏ mọi liên
hệ với khu Little Saigon theo lời hứa của ông trước đây nếu ông thất bại
trong cuộc bầu cử bãi nhiệm tại TP Westminster. Kết quả của cuộc
bầu cử đã cho thấy khoảng 60% cử tri tại Thành Phố Westminster đã quyết
liệt bác bỏ đề nghị bãi nhiệm, kể cả những ứng cử viên do ông tuyển
chọn, vận động và tài trợ. Trong số các cử tri bác bỏ bãi nhiệm, có
tuyệt đại đa số các cử tri gốc Việt. Các thống kê ghi nhận được từ số
phiếu gởi trở lại cho thấy tất cả các cử tri đã tham gia đi bầu rất
đông, 38% so với thông thường là vào khoảng 25%. Tuy nhiên, tỉ số cử tri
gốc Việt đã tham gia đông gấp hai lần các sắc dân khác. Ông không dám
đến Westminster để đích thân vận động nên ông không thể tưởng tượng mức
độ căm phẫn của người dân Westminster đối với nhân vật Hoàng Kiều. Chính
tôi đã chứng kiến biết bao nhiêu người từ đủ mọi thành phần, già, trẻ,
lớn bé, giàu nghèo đã vượt qua biết bao khó khăn về mưa gió, khó khăn vì
bệnh dịch cúm, chỉ để có được tấm phiếu bầu để góp phần chống lại ông
Tỷ Phú Hoàng Kiều. Hiện tượng này cũng tương tự như sự lên tiếng ồ
ạt của hàng trăm tổ chức, đoàn thể, cộng đồng từ khắp mọi nơi, đủ mọi
thành phần quan trọng trong cộng đồng tỵ nạn Việt Nam đã đồng loạt lên
án ông Hoàng Kiều và âm mưu triệt tiêu cộng đồng để phục vụ cho ý đồ của
CSVN. Các cá nhân và đoàn thể này đã thể hiện một tiếng nói đoàn kết
của cộng đồng tỵ nạn Việt Nam để hỗ trợ cho các cư dân và cử tri tại
Westminster để chống lại một đe dọa cho cộng đồng mà họ cho là nguy hiểm
nhất từ trước đến nay. Đây không phải là thành phần bị lợi dụng, bị
sách động hay thiếu hiểu biết như những thành phần tay chân của ông vẫn
la toáng cho đến lúc dãy chết. Với những hiện tượng này, ông
không có một lý do hay biện minh nào để xía vào nội tình của cộng động
Việt Nam tại Westminster, Quận Cam hay bất cứ tại nơi nào có đông người
Việt Nam. Sự nhúng tay của ông rõ ràng không ngoài mục đích gây chia rẽ
hay xáo trộn trong cộng đồng như chúng tôi đã thấy ông gây ra tại
Westminster. Chúng tôi hiểu rằng đó là mục tiêu mà CSVN luôn muốn làm
nhưng không bao giờ làm được trong suốt 45 năm qua. Ngay cả những
người nhận được ân huệ của ông cũng không dám đứng gần ông hay tỏ ra
thân thiện với ông. Ngoại trừ một vài nhân vật được thuê bao hay sống
nhờ vào đồng tiền của ông, những cá nhân hay cơ quan truyền thông được
nhận tiền của ông đã không có một lời khen chê hay bao che cho ông. Ông
thử xem một người dày dạn kinh nghiệm chính trị như cựu thượng nghị sĩ
Janet Nguyễn, hiện là ứng cử viên Dân Biểu Janet Nguyễn, có dám có một
lời khen tặng, cám ơn hay chụp ảnh chung với ông hay không? Chỉ có những
người điếc không sợ súng hay không có đường nào thoát như NV Phát Bùi
hay NV Tài Đỗ thì mới có can đảm nhắc đến tên ông. Họ là những người
phản bội cộng đồng hay cõng rắn cắn gà nhà theo đúng nghĩa nhất. Ông có
khi nào nghĩ rằng những con người này chỉ biết xin tiền ông mà trong
lòng không hề tôn trọng ông? Ông vẫn nghĩ rằng tiền bạc của ông
có thể mua được tất cả. Điều đó có thể đúng phần nào đối với những người
vì tiền mà sẵn sàng bán đứng tất cả. Đó không phải là đức tính thông
thường của những người tỵ nạn Việt Nam vì phần lớn đã từng sống nghèo
khổ và trong nguy khốn dưới đe dọa của CSVN nên họ biết rõ giá trị của
nhân phẩm con người, đặc biệt là đối với những thành phần có thể gợi lại
cho họ về thảm họa của cộng sản. Kết quả cuộc bầu cử bãi nhiệm tại
Westminster đã chứng tỏ rằng cả một núi tiền cũng không thể mua được
danh dự và nhân phẩm của cộng đồng tỵ nạn Việt Nam. Ông cũng có
thể nghĩ là tiền bạc sẽ cho phép ông kiện tụng bất cứ ai vì bất cứ lý do
gì. Điều đó không đúng. Chúng tôi không hề sợ ông kiện tụng bất cứ ai
như ông vẫn thường đe dọa. Ở tòa án tại Hoa Kỳ có luật lệ và chánh án có
khả năng phán xét về bằng chứng và lý luận dựa trên luật lệ hẳn hoi.
Luật pháp cũng không ưu đãi hay phân biệt đối xử giữa người giàu và
người nghèo. Luật pháp còn có điều khoản ngăn ngừa những thành phần giàu
có kiện người vô cớ để bịt miệng thiên hạ theo điều khoản Anti-Stategic
Litigation Against Public Participation (Anti-SLAPP). Thêm vào đó còn
có điều luật ngăn ngừa những người ỷ có tiền để kiện người vô cớ
(vexatious litigant) mà chúng tôi gọi là kiện ngu. Hy vọng là ông hiểu
những điều luật này vì cả năm nay ông đã từng dọa kiện cả ngàn người
nhưng cho tới giờ này vẫn chưa thấy ông kiện ai hết. Thật sự
chúng tôi có quan ngại về lời đe dọa bãi nhiệm một số các vị dân cử gốc
Việt chúng tôi. Lý do là trong thủ tục bãi nhiệm, người ta chỉ cần đổ
tiền ra để thâu thập chữ ký mà không cần có một lý do chính đáng nào như
chúng tôi đã thấy xảy ra tại TP Westminster. Cho dầu không có lý do
chính đáng nào, các đối tượng vẫn bị lăng mạ trên các hệ thống truyền
thông, cộng đồng bị chia rẻ để đối phó với những thành phần nhận tiền để
chưởi bới người khác và các cơ quan chính quyền liên hệ bị tê liệt và
phải bỏ ra hàng trăm ngàn dollar để trang trãi cho các chi phí kiểm nhận
chữ ký và có thể bầu cử bãi nhiệm, một chi phí hoàn toàn vô lý và vô
tích sự. Cộng đồng sẽ phải hứng chịu những hậu quả này mà không cần có
một lý do chính đáng nào. Có thể ông không thích bãi nhiệm mà không
thành công, nhưng CSVN chỉ cần như vậy mà thôi. May mắn thay chúng
tôi đã tìm ra một loại thuốc ngừa để đối pho với tệ nạn tỷ phú Hoàng
Kiều này, đó là nhắc đến chuyện gì đã xảy ra tại Westminster là ai cũng
hiểu và biết cách đề phòng. Westminster sẽ là tên một liều thuốc chống
bệnh dịch Hoàng Kiều. Nhưng chúng tôi cũng quan ngại đến một loại bệnh
dịch khác, đó là bệnh dịch thân cộng như tôi đã giải thích trong các bài
viết cậy đăng không trả tiền trước đây của tôi https://www.facebook.com/LanQuocNguyen/posts/3315891568425735.
Để tôi giải thích lại một lần nữa cho ông rõ. Trong kỳ bầu cử bãi nhiệm
vừa qua tại Westminster, chúng tôi thấy xuất hiện một hiện tượng là các
ứng cử viên cho rằng chống cộng là lỗi thời và đi ngược lạ xu hướng
thời đại, rằng nghị quyết 36 của CSVN chỉ là một chính sách hoà hợp hòa
giải để đem lại tốt đẹp và cởi mở cho người dân Việt Nam trong nước và
tại hải ngoại, hay những chính sách thể hiện tinh thần chống cộng chỉ là
hành động mỵ dân để kiếm phiếu mà thôi. Quan ngại hơn nữa là hầu
hết các ứng cử viên tham dự tranh cử và các thành phần hỗ trợ bãi nhiệm
đã chấp nhận quan điểm này và hỗ trợ cho nhau để vận động cho mục đích
chung của họ là triệt tiêu cho bằng được thành trì của cộng đồng tỵ nạn
trong cuộc bầu cử bãi nhiệm vừa qua. Những tư tưởng này cũng giống những
phát biểu nhiều lần của ông trên các hệ thống truyền thông Việt Ngữ
trong thời gian qua, đặc biệt là tại buổi văn nghệ Tạ Tình 6 của ông tại
Los Angeles. Chính ông đã tuyên bố đại khái rằng chống cộng để làm gì,
ngày xưa có cả một triệu tay súng và 500,000 đồng minh còn không chống
cộng được thì bây giờ chống cộng gì nữa, muốn chống cộng thì đây là việt
cộng đây (ám chỉ đến ca sĩ Võ Hạ Trâm) thì chống đi, và huy động một
lực lượng với 3,000 người trong 60 xe bus đi xem văn nghệ miễn phí của
ông để chống lại “bọn chống cộng.” Trong suốt quá trình 45 năm
qua, cộng đồng tỵ nạn Việt Nam luôn có những cá nhân ngược ngạo hay dở
ngươi như vậy, từ nhân vật Trần Trường treo ảnh Hồ Chính Minh và cờ cộng
sản năm 1999 đến cả Nguyễn Phương Hùng khoe khoang mặc áo cờ cộng sản
và vinh danh các biểu tượng CSVN trên diễn đàn YouTube như hiện này.
Những nhân vật này không phải là cộng sản hay tiếp tay với cộng sản vì
họ không hiểu biết gì về cộng sản hay đáng để được cộng sản xử dụng họ.
Tuy nhiên họ trở thành nguy hiểm khi họ có tiền của ông đổ vào để họ có
khả năng và điều kiện để bình thường hóa tư tưởng của họ trên các hệ
thống truyền thông hay sinh hoạt trong chính quyền nếu họ chẳng may đắc
cử vào các chức vụ trong chính quyền. Khi đó, cộng đồng tỵ nạn tại đây
sẽ phải đối phó với một vài dân cử gốc Việt được đắc cử bởi tiền của ông
Hoàng Kiều và do đó không quan tâm gì đến quan điểm của cộng đồng và họ
tự do thể hiện và thi hành quan điểm của họ và chính ông Hoàng Kiều để
bình thường hóa việc làm của họ và đi ngược lại những thành quả mà cộng
đồng tỵ nạn Việt Nam đã dầy công gây dựng trong nhiều thập niên qua. Nói
tóm lại, những triệu chứng bệnh dịch này thông thường không là vấn đề,
nhưng nếu được đồng tiền của ông tiếp sức, nó trở nên nguy hiểm vô cùng
cho tiền đồ của cộng đồng Việt Nam tại hải ngoại. Rất may mắn là cộng
đồng Việt Nam tại hải ngoại đã ngăn chặn được sự bùng phát của bệnh dịch
này trong cuộc bầu cử bãi nhiệm vừa qua tại Westminster. Để ngăn
chặn sự lan truyền của bệnh dịch Hoàng Kiều này, chúng tôi sẽ truy lùng
mọi thành phần hay cá nhân có tiếp xúc với ông trong thời gian qua để
thanh tẩy họ trước khi họ có thể trở về sinh hoạt với cộng đồng. Cộng
đồng tỵ nạn Việt Nam sẽ có một tiêu chuẩn mới để thanh lọc các thành
phần thân cộng trong cộng đồng. Thêm vào một tiêu chuẩn có từng hoạt
động tiếp tay cho cộng sản hay chưa, bây giờ chúng tôi cần hỏi thêm họ
có từng hoạt động tiếp tay với ông Tỷ Phú Hoàng Kiều hay không. Cộng
đồng Việt Nam sẽ thanh lọc những thành có tiếp tay với Tỷ Phú Hoàng Kiều
như họ đã làm đối với những thành phần tiếp tay với CSVN trong nhiều
thập niên qua. Như ông thấy, chúng tôi khinh tởm và coi thường
ông như là chất xúc tác của một loại bệnh dịch đáng sợ trong cộng đồng
tỵ nạn Việt Nam. Và ông không có lý do hay biện minh nào để có thêm quan
hệ với cộng đồng Việt Nam tại bất cứ nơi nào ngoài Việt Nam. Rõ ràng là
ông cũng không có được một sự tôn trọng nào trong cộng đồng người Việt
tại đây ngoại trừ một vài thành phần đón gió trở cờ hay sẵn sàng bán rẻ
lương tâm để đi ngược lại quyền lợi của cộng đồng. Mong ông tiếp nhận đề nghị của chúng tôi để cuốn gói rời khỏi cộng đồng Việt Nam tại đây càng sớm càng tốt. Kính thư, Ls. Nguyễn Quốc Lân
Tính đến 10h sáng, ngày 2.4.2020 , trở thành quốc gia có số ca nhiễm đứng đầu thế giới, nước Mỹ có 246.377 ca nhiễm bệnh
"viêm phổi Tàu Cộng"
và 6,061 người đã chết. Riêng Tiểu bang New York đã có 83,977 ca nhiễm chiếm
hơn 45% của cả nước Mỹ; 22 tiểu bang khác bước vào tình trạng
“tạm ngừng”.
Tình hình dịch bệnh "viêm phổi Tàu Cộng"
tại Mỹ đang diễn biến nghiêm trọng, số ca nhiễm mới trong ngày đã
tăng lên mức hơn 246,000 người. Có bình luận cho rằng, ngoại trừ những
nguyên nhân bề mặt, chúng ta cần nhìn kỹ lại một lần nữa mối quan hệ về
chính trị, kinh tế cùng các lĩnh vực khác giữa
Đảng Cộng sản Tàu (ĐCST) và một số khu vực có tình hình dịch bệnh nghiêm trọng ở Mỹ.
Lĩnh vực Thương mại và Chính trị
Ngoài
các nước Bắc Mỹ, ĐCST là đối tác thương mại lớn nhất của bang New York,
ĐCST và New York có quan hệ kinh doanh rất chặt chẽ. Bang New York có
nhân khẩu lớn
nhất nước Mỹ đồng thời có nền kinh tế đứng đầu toàn quốc, những chính
khách ở đó đều trở thành các đối tượng mà ĐCST muốn lôi kéo.
Vào tháng 4/2016, “Nhóm
làm việc chung về hợp tác thương mại và đầu tư giữa các tỉnh Tàu và bang New York” đã được thành lập [1]. Vào tháng 7/2017, nhóm Tàu –
New York đã bắt tay tổ chức “Diễn đàn hợp tác đầu tư”.
Buổi ký kết giữa Phó đại diện thương mại quốc tế Tàu Trương Hướng Thần
và Phó thống đốc tiểu bang New York Kathy Hochul vào ngày 11/04/2016 tại New York City.
Vào tháng 11/2017, Thống đốc bang New York ông Andrew Cuomo đã nhận được
“Giải thưởng Đám mây xanh”(The Blue Cloud Awards – giải thưởng thúc đẩy văn hóa Tàu – Mỹ).
Phó thống đốc Kathy Hochul đã thay mặt ông lên nhận giải thưởng và phát
biểu rằng, một trong những ưu tiên trong lịch làm việc hằng ngày của
ông Cuomo là phát triển mối quan hệ giữa New
York và Tàu.
Bà Kathy Hochul phát biểu tại lễ trao giải
Đám mây xanh 2017.
Hình
chụp từ video của China Institute (Ban tổ chức buổi lễ).
Trịnh Hạo Xương – bình luận viên thời sự sống ở Mỹ nói rằng : “Mặc
dù ĐCST vẫn luôn nhìn chòng chọc vào từng phương diện của New York như:
mặt trận thống nhất, truyền thông, ngoại giao, tài chính, kinh tế.
Nhưng rất nhiều chính khách ở New York lại thiếu sự cảnh giác với họ.
Thống đốc New York Cuomo còn cảm thấy rất tốt khi
được nhận giải Đám mây xanh của quan chức ĐCST. Người ta thường nói gần
mực thì đen, mà ĐCST thực sự còn đen hơn cả mực, bạn tiếp xúc thân mật
với ĐCST như vậy, trong tư tưởng không có đề phòng, thế thì làm sao mà
virus không lây sang cho bạn được?”
Vào tháng 9/2019, trước lễ kỷ niệm 70 năm ĐCST thành lập chính quyền, nhiều chính trị gia và doanh nhân bang
New York và giới Tàu kiều đã cùng tổ chức tiệc chúc mừng.
Lĩnh vực Tuyên truyền
Trong
lĩnh vực tuyên truyền, ĐCST cũng đã liên tục mở rộng ảnh hưởng đến khu
vực New York. Từ năm 2011, Tân Hoa Xã đã phát video quảng cáo ở Quảng
trường Thời đại
suốt 24/24, và cùng với Nhân dân Nhật báo đã thành lập văn phòng tại
Manhattan.
“Nhật báo Trung Quốc” đã thâm nhập vào các phương tiện truyền thông chính thống của Mỹ bằng cách bỏ tiền mua quảng cáo.
Người dân Mỹ biểu tình phản đối Tân Hoa Xã tại Quảng trường Thời Đại, đằng sau họ là tòa nhà trụ sở
của Tân Hoa Xã Ảnh:
STAN HONDA/AFP/Getty Images
Trịnh Hạo Xương nói : “Bạn
thấy đấy, ở khu vực Đông Mỹ thì trụ sở của các phương tiện tuyên truyền
ĐCST thường được đặt tại New York. New York còn có trụ sở của Liên Hợp
Quốc, nó cũng sẽ trở thành mục tiêu trọng điểm cho sự thâm nhập ngoại
giao của ĐCST. ĐCST đã lập một Tổng lãnh sự
quán ở New York, địa vị của nó ở Mỹ không hẳn là thua kém Đại sứ quán ở
Washington”.
Lĩnh vực tài chính
Phố Wall là trung tâm tài chính quốc tế
(nằm ở New York City), ĐCST thông qua việc bán cổ phiếu cho người Mỹ đã thu về một khoản tiền kếch xù trong nhiều năm nay.
Phố
Wall cũng là người vận động hành lang lâu năm cho ĐCST. Chẳng hạn, họ
liên tục yêu cầu ông Trump chấm
dứt chiến tranh thương mại, vận động Tổng thống Mỹ bấy giờ là ông Bill
Clinton ủng hộ Tàu Quốc gia nhập WTO, khuyên can ông Bush và Obama không
liệt kê Tàu Quốc vào danh sách
“quốc gia thao túng tiền tệ”.
Năm
ngoái, trong cuộc chiến thương mại Tàu-Mỹ, nhà cung cấp chỉ số toàn cầu
MSCI đã tăng tỷ trọng cổ phiếu
loại A của Tàu trong chỉ số toàn cầu từ 5% lên 20%. Reuters chỉ ra rằng
động thái này có thể khiến Tàu thu hút hơn 80 tỷ USD từ nguồn đầu tư
mới ở nước ngoài.
[2]
Khi người Mỹ đầu tư vào thị trường cổ phiếu thì trên thực tế là đang cung cấp tài chính cho hoạt động thâm
nhập và mở rộng của ĐCST.
Mỹ đã dựa vào “Đạo
luật chống tham nhũng ở nước ngoài” để tiến hành cuộc điều tra quy mô lớn đầu tiên tại Phố Wall, vụ án này liên quan đến việc Tập đoàn JPMorgan
Chase (Hãng dịch vụ tài chính lâu đời nhất trên thế giới đồng thời là ngân hàng lớn nhất ở Mỹ)
đã thuê nhân viên là con em quyền quý của ĐCST một cách phi pháp. Còn
có nhiều tập đoàn tài chính nổi tiếng khác đã bị điều tra với lý do
tương tự.
Tập đoàn JPMorgan Chase ở New
York City
(Ảnh: Spencer Platt/Getty Images)
Lĩnh vực Xã hội
ĐCST
cũng đã thâm nhập mạnh mẽ vào cộng đồng người Hoa ở New York. Không ít
người Hoa là đang bị ĐCST trực tiếp kiểm soát. Các cuộc tấn công bạo lực
đối với các
học viên Pháp Luân Công tại các cộng đồng người Tàu ở hải ngoại là chưa
bao giờ chấm dứt.
Điền Viên – bình luận viên thời sự sống ở Mỹ nói rằng : “Thậm
chí từ sau năm 2010, vẫn có những cuộc tấn công bạo lực đối với học
viên Pháp Luân Công. Những người này dưới sự bao che của cánh tả, trên
cơ bản là không phải nhận nhiều hình phạt. Ở phố người Tàu khu Flushing –
New York hiện nay vẫn còn rất nhiều người mang
lòng thù hận nước Mỹ, thù hận các học viên Pháp Luân Công, họ vẫn sinh
sống ở đó mà không chịu bất kỳ sự trừng phạt nào”.
Lĩnh vực giáo dục
Trong
lĩnh vực giáo dục, theo dữ liệu từ Bộ Giáo dục Hoa Kỳ năm ngoái, ít
nhất có 9 trường đại học ở Mỹ đã nhận được hơn 10 triệu USD tiền tài trợ
từ Huawei trong
6 năm qua. Trường nhận tài trợ nhiều nhất là Đại học Cornell ở New
York.
Trong nguyệt san tháng 2 của tờ New York Daily News đã nói rằng, ĐCSTQ đã kiểm soát các trường đại học ở
Mỹ. Hệ thống Đại học Bang New York (SUNY) hiện nay đã chấp nhận viện Khổng Tử ở 6 cơ sở. [3]
Năm 2013, tờ New York Post đưa tin rằng
“Đại học New York Thượng Hải mở rộng – Đại học New York đã ‘đá’ nhà bất đồng chính kiến Trần Quang Thành ra”[4],
tiết lộ rằng Đại học New York đã hợp tác chặt chẽ với Tàu để mở thêm
một trường đại học, và do đó đã có nhiều thỏa hiệp đáng kể.
Ngoài ra, ông Bacow là hiệu trưởng trường Đại học Harvard nằm ở bang Massachusetts – bang liền kề với bang
New York – cùng vợ của mình đã được xác nhận là dương tính với "virus Tàu Cộng". Tính đến ngày 24/03, có 18 người ở Đại học Harvard đã được xác nhận là dương tính.
Có cư dân mạng tiết lộ rằng, từ năm 2001 Đại học Harvard đã bắt đầu đào tạo cán bộ cho ĐCST, mỗi năm có khoảng
40-50 quan chức cao cấp được phái đến Harvard học tập. Những người Tàu kiều gọi Harvard là
“Trường trung ương đảng thứ hai”. Các quan chức cao cấp như Lý Nguyên Triều, Triệu Chính Vĩnh, v...v.., đều từng học tập ở Harvard.
Tập Cận Bình nói chuyện với Viện trưởng trường Đại học Harvard ông Lawrence
Bacow và vợ là Adele Fleet Bacow, tại Đại lễ đường Nhân dân ở Bắc Kinh vào ngày 20/03/2019.
(Ảnh: Andrea Verdelli / Pool / Getty Images)
Ngày 20/3 năm ngoái, Tập Cận Bình đã đích thân nghênh đón vợ chồng Bacow và khiến cho cộng đồng mạng bàn tán xôn xao rằng: “Đại
học Harvard cũng biến chất rồi”, “Ai dính tới ĐCST thì người đó gặp xúi quẩy thôi”.
Theo NTDTV
Tham khảo :
[1] Tên tiếng Anh là
“The joint working group for trade and investment cooperation between Chinese provinces and US State of New York” Link tham khảo:
[4]
Ông Trần Quang Thành mặc dù bị mù nhưng ông đã tự học luật và làm luật
sư nhân quyền bảo vệ người dân
Tàu trước sự bạo ngược của ĐCST. Ông đã bị ĐCST bắt giam 4 năm tù, sau
đó bị quản thúc tại gia. Vào năm 2012 nhờ sự trợ giúp của các nhà hoạt
động nhân quyền, ông đã trốn thoát đến đại sứ quán Mỹ ở Bắc Kinh. Cuộc
trốn thoát đầy kinh ngạc của ông từng là tiêu
điểm của quốc tế bấy giờ. Hiện ông đang sống ở Washington DC, Mỹ và
tiếp tục đấu tranh cho các vấn đề nhân quyền ở Tàu.