Này Công Dân ơi! Quốc gia đến ngày giải phóng.[4]
Đồng lòng cùng đi hy sinh tiếc gì thân sống.
Vì tương lai Quốc Dân, cùng xông pha khói tên,
Làm sao cho núi sông từ nay luôn vững bền.
Dù cho thây phơi trên gươm giáo,
Thù nước, lấy máu đào đem báo.
Nòi giống lúc biến phải cần giải nguy,
Người Công Dân luôn vững bền tâm trí.
Hùng tráng quyết chiến đấu làm cho khắp nơi
Vang tiếng người nước Nam cho đến muôn đời!
Công Dân ơi! Mau hiến thân dưới cờ!
Công Dân ơi! Mau làm cho cõi bờ
Thoát cơn tàn phá, vẻ vang nòi giống
Xứng danh nghìn năm dòng giống Lạc Hồng!
Đọc báo mạng chúng ta thường bắt gặp một số người, trong cũng như ngoài
nước, thắc mắc là tại sao Việt Nam Cộng Hòa cũng như cộng đồng người
Việt Quốc gia Hải Ngoại lại lấy bài hát của nhạc sĩ Lưu Hữu Phước, một
đảng viên Cộng Sản, làm bài Quốc Ca?Đồng lòng cùng đi hy sinh tiếc gì thân sống.
Vì tương lai Quốc Dân, cùng xông pha khói tên,
Làm sao cho núi sông từ nay luôn vững bền.
Dù cho thây phơi trên gươm giáo,
Thù nước, lấy máu đào đem báo.
Nòi giống lúc biến phải cần giải nguy,
Người Công Dân luôn vững bền tâm trí.
Hùng tráng quyết chiến đấu làm cho khắp nơi
Vang tiếng người nước Nam cho đến muôn đời!
Công Dân ơi! Mau hiến thân dưới cờ!
Công Dân ơi! Mau làm cho cõi bờ
Thoát cơn tàn phá, vẻ vang nòi giống
Xứng danh nghìn năm dòng giống Lạc Hồng!
Để góp phần giải tỏa phần nào các thắc mắc, trước hết, nên tìm hiểu lai lịch khá đặc biệt của bài hát danh tiếng này:
Nửa đầu thế kỷ cả Đông Dương thuộc Pháp (Việt-MIên-Lào) chi có một đại học mang tên ĐẠI HỌC ĐÔNG DƯƠNG (UNIVERSITÉ de L'INDOCHINE) tại Hà Nội. Hồi năm 1940 có khoảng 800 sinh viên theo học ở đây, bao gồm phân nửa là sinh viên Việt Nam, còn lại là các sinh viên Miên-Lào-Pháp có cả một ít sinh viên Tầu và một ít sinh viên Đông Nam Á nữa. Thời đó chỉ có con nhà khá giả mới có tiền lên đại học, nhất là phải đi học xa nhà. Nói chung, hầu hết sinh viên chỉ lo "giật" lấy mảnh bằng để sau này có địa vị và tiền bạc theo nguyện vọng của cha mẹ và gia đình họ. Tuy nhiên vẫn có một số sinh viên biết đặt dân tộc và đất nước lên trên quyền lợi lộc và vật chất và công danh, sự nghiệp bản thân.Do đã lĩnh hội được tư tưởng khai phóng và tinh thần cách mạng Pháp, họ hiểu về quyền lợi căn bản của người dân, như các quyền bình đẳng, tự do ngôn luận, tự do hội họp, tự do đi lại và hiểu thế nào là chế độ thực dân, là áp bức bóc lột, là độc lập, tự do, dân chủ cho nen họ đã đem những kiến thức mới mẻ ấy để nâng nhiệt tình yêu nước của chính mình lên một bước trưởng thành mới; sau đó, họ dùng báo chí, ca, kịch, để khơi dậy lòng ái quốc và thúc dục đồng bào đứng lên chống lại thực dân Pháp, dành lại độc lập cho nước nhà.
Một điều khá thú vị là những sinh viên có hoạt động văn hóa, văn nghệ hăng say đều đặn nhất là những sinh viên từ Miền Nam ra học tại Hà Nội, như Lưu Hữu Phước, Nguyễn Tôn Hoàn, Mai Văn Bộ, Nguyễn Văn Tiểng, Trần Văn Khê, Phan Thanh Hòa, Đặng Ngọc Tốt, Nguyễn Thành Nguyên, Nguyễn Tú Vinh, Nguyễn Văn Thiêm, Hồ Văn Huệ, Nguyễn Mỹ Ca, Phan Thị Bình, Nguyễn Thị Thiều. Xuất sắc nhất trong các sinh viên hoạt động văn nghệ thời đó là sinh viên Lưu Hữu Phước. Một mình sinh viên Lưu Hữu Phước đã sang tác ra nhiều bài hát ái quốc vượt thời gian như Tiếng Gọi Sinh Viên, Người Xưa Đâu Tá, Bạch Đằng Giang (lời Mai Văn Bộ), Ải Chi Lăng (lời Mai Văn Bộ ), Hội Nghị Diên Hồng, Hát Giang Trường Hận (Hồn Sĩ Tử), Xếp Bút Nghiên. Đây là những bài hát có tính cách lich sử làm bừng dậy tình yêu quê hương đất nước.
Bài hát Sinh Viên Hành Khúc (La march des Étudiants) là một bài hát có lich sử rất đặc biệt. Bài được sáng tác năm 1939, nhạc của Lưu Hữu Phước, lời Pháp của Lưu Hữu Phước và Mai Văn Bộ và được chọn là bài hát của Câu Lạc Bộ Học Sinh Petrus Ký (chưa tìm thấy lời tiếng Pháp đầu tiên này). Từ khi ra đời, phần nhạc của bài hát không thay đổi nhưng phần lời được tác giả lần lượt sửa chữa, do các sinh viên và sau này được sửa chữa coi như mới hẳn theo mục tiêu và chính kiến khác nhau của các tập thể chọn lựa bài hát này. Bài hát cũng mang tên khác nhau như là: Sinh Viên Hành Khúc, Tiếng Gọi Sinh Viên, Tiếng Gọi Thanh Niên, Quốc Dân Hành Khúc, Tiếng Gọi Công Dân.
Trước hết, theo Ts Trần Quang Hải và Báo Chuông Việt thi nhạc sĩ Lưu Hữu Phước đã đặt lời tiếng Việt đầu tiên cho bài hát vào năm 1940, hồi còn là học sinh ở Sàigòn với câu mở đầu: "Này anh em ơi! Chúng ta kết đoàn hùng tráng. Đồng lòng cùng nhau, ta đi kiếm nguồn tươi sáng". Khi ra Đại Học Đông Dương Hà Nội, khoảng 1940 - 1941, ông lại sửa chữa đôi chút với câu mở đầu: "Nào anh em ơi! Tiến lên đến ngày giải phóng. Đồng lòng cùng nhau ta đi sá gi thân sống" và đặt tên cho bài hát là "Sinh Viên Hành Khúc" (Nguyễn Vĩnh Tráng). Từ chỗ ít người biết đến, một nhóm sinh viên đem ra hát công khai trong những buổi đi cắm trai hay đi viếng những địa danh lịch sử. Và vì phần lời bằng tiếng Việt lúc đầu còn " thô kệch:, lại bị Sở Mật Thám Pháp làm khó dễ do nội dung thôi thúc sinh viên đứng lên đấu tranh giải phóng đất nước cho nên các bạn sinh viên đã phải sửa chữa lời cho trôi chẩy hơn cũng như "đấu tranh" với cơ quan kiểm duyệt để bài hát trở thành hợp pháp và sau đó họ được Tổng Hội Sinh Viên Đông Dương ( Association Générant Des Étudiants Indochinois, viết tắt là A.G.E.I. ) chọn với danh xưng là "Sinh Viên Hành Khúc" hay "Tiếng Gọi Sinh Viên" mở đầu bằng: "Này sinh viên ơi! Đứng lên đáp lời sông núi. Đồng lòng cùng đi, đi đi mở đường khai lối". Việc các sinh viên thuộc Tổng Hội Sinh Viên phân công soạn ra phần lời cho bài Sinh Viên Hành Khúc được Gs Nguyễn Ngọc Huy thuật lại với khá nhiều chi tiết. Theo ông: chiều ngày 15 tháng 3 năm 1942, Tổng Hội Sinh Viên tại Đại Giảng Đường của Viện Đại Học một buổi hát để lấy tiền giúp các bệnh nhân nghèo tại các bệnh viện được dùng làm nơi thực tập cho các sinh viên Khoa Y Dược. Nhân dịp này Tổng Hội Sinh Viên muốn tung ra một bài hát đặc biệt để làm bài hát chính thức của Tổng Hội. Trương ban âm nhạc của Tổng Hội lúc đó là sinh viên Nguyễn Tôn Hoàn thấy nhạc điệu của bài La March des Étudiants của Sv Lưu Hữu Phước "có tính cách khích động tinh thần đấu tranh hơn hết" nên đã chọn làm phần nhạc của bài hát chính thức của Tổng Hội Sinh Viên lấy tên là "Sinh Viên Hành Khúc" và giao cho một Ủy ban soạn lời cho bản nhạc này. Ủy ban gồm có sinh viên Đặng Ngọc Tốt, Mai Văn Bộ, Nguyễn Văn Tiểng, Nguyễn Thành Nguyên, Phan Thanh Hòa, Hoàng Xuân Nhị. Sau buổi trình diễn chiều ngày 15 tháng 3 năm 1942 thành công mỹ mãn bài Sinh Viên Hành Khúc được công nhận là bài hát chính thức của Tổng Hội Sinh Viên Đại Học Đông Dương. Từ đó các sinh viên trong Ban Âm Nhạc tiếp tục phổ biến cho công chúng Hà Thành trong những buổi trình diễn tại Rạp Olympia qua tiếng hát xuất sắc của hai sinh viên Phan Thị Bình và Nguyễn Thị Thiều, hai sinh viên này cũng từ Miền Nam ra Hà Nội hoc nghành Nữ Hộ Sinh (Écoles des Sage-Femmes) tại Bệnh Viện René Robin.
Nhân ngày Giỗ Tổ Hùng Vương năm 1942, bài hát Sinh Viên Hành Khúc lại được các sinh viên Đại Học Đông Dương ca lên hùng tráng dưới chân núi Nghĩa Lĩnh (Việt Trì, Tỉnh Phú Thọ), nơi tọa lạc Đền Hùng. Sau Hà Nội các sinh viên đã đưa Sinh Viên Hành Khúc trở lại Miền Nam để trinh diễn tại nhà hát lớn Sàigòn và được công chúng hoan nghênh nhiệt liệt.
Sau buổi trình diễn ca nhạc tại Đại Giảng Đường trương đại học ngày 15 tháng 3 năm 1942, mùa Hè năm đó, Tổng hội Sinh Viên lại tổ chức lễ mãn khóa cho các sinh viên tốt nghiệp tại nhà hát lớn Hà Nội có Toàn Quyền Đông Dương Decoux (Le Gouverneur Général de L'Indochine) và nhiều viên chức người Pháp đến dự. Lễ khai mạc bắt đầu, tất cả mọi người đứng lên nghiêm chỉnh, ban nhac Hải Quân Pháp (Orchestra de La Marine) trổi bài Quốc Ca Pháp La Marseillais. Tiếp ngay sau đó, ban nhạc cử bài La March des Étudiants, nhạc tấu hùng tráng, lôi cuốn, hớp hồn khiến Toàn Quyền Pháp và cử tọa vẫn đứng nghiêm như đang chào Quốc Kỳ của một Quốc Gia. Nghi lễ khai mạc trang trọng chấm dứt, chương trình văn nghệ mới bắt đầu.
Bs Nguyễn Lưu Viên, cựu sinh viên của Đại Học Đông Dương, cũng kể về một buổi lễ diễn ra tương tự vào ngày mùng 3 tháng 3 năm 1945, chỉ có 6 ngày chính quyền thực dân Pháp ở Việt Nam bị quân Nhật đảo chính ngày mùng 9 tháng 3 năm 1945 (Bs Nguyễn Lưu Viên, Những Kỷ Niệm với Bài Quốc Ca của Việt Nam Cộng Hòa, tập san Y Si tháng 4 năm 2008). Đến năm 1945, tổ chức Thanh Niên Tiền Phong ra đời ở Miền Nam, họ cũng chọn bài này là là bài hát chính thức của tổ chức và lấy tên là Thanh Niên Hành Khúc hay Tiếng Gọi Thanh Niên. Khi bài hát Thanh Niên Hành Khúc thì thay hai chữ "Sinh Viên" thành Thanh Niên" mà thôi.
Sau khi vua Bảo Đại thoái vị, ngày 30 tháng 8 năm 1945, Hồ Chi Minh có đưa cựu hoàng ra Hà Nội và phong cho ông chức Cố Vấn; nhưng đến ngày 16 tháng 3 năm 1946, ông Hồ "cho" Cựu Hoàng tháp tùng phái đoàn Nghiêm Kế Tố đi du lich Nam Kinh, rồi ông khuyên Cựu Hoàng nên ở lại Tầu. Vì thế Cựu Hoàng mới đi Côn Minh sau đó tới Hồng Kông.
Năm 1947, Pháp muốn dùng con bài Bảo Đại và nhiều cuộc tiếp xúc, nhiều cuộc vận động chính trị diễn rabận rộn suốt năm 1947, trong một cuộc hội nghị tại Hồng Kông do Cựu hoàng Bảo Đại triệu tập, có sự tham dự của một số nhân sĩ và đại diện các tôn giáo, các đảng phái, Bs Nguyễn Tôn Hoàn đã đề nghị lấy bài hát Thanh Niên Hành Khúc của Ns Lưu Hữu Phước làm bài Quốc Ca của Quốc Gia Việt Nam và đổi thành Quốc Dân Hành Khúc hay Tiếng Gọi Công Dân. Hội nghị đã chấp thuận, khi chính phủ Nguyễn Văn Xuân ra đời tại Sàigòn mùng 02 tháng 6 năm 1948, bài Tiếng Gọi Công Dân nghiễm nhiên trở thành bài Quốc Ca.. Đến tời Đệ Nhất Cộng Hòa, Quốc Hội Lập Hiến khai mạc vào tháng 03 năm 1956, một trong những nhiệm vụ của Quốc Hội Lập Hiến là chọn Quốc Kỳ và Quốc Ca. Một số nhạc sĩ đã tham dự thi tuyển Quốc Ca như nhạc sĩ Phạm Duy với Chào Mừng Việt Nam, Hùng Lân với hai bài Nhân Dân Cách Mạng Việt Nam và Việt Nam Minh Châu Trời Đông, Ngô Duy linh với bài Một Trời Sao, Ngọc Bích và Thanh nam vơi bài Suy Tôn Ngô Tổng Thống (xem Biển Nhớ, Quốc Ca Việt Nam ra đời như thế nào. Dactrung.com). Mặc dù bài hát Việt Nam minh Châu Trời Đông của nhạc sĩ Hùng Lân được coi là sáng giá và đã từng được Quốc Dân Đảng dùng lam Đảng Ca năm 1945 nhưng cuối cùng Quốc Hội Lập Hiến lại chọn bài Quốc Ca mà chính phủ Nguyễn Văn Xuân (và cả chính Nguyễn Văn Tâm) đã chọn trước đó mà ra lệnh cho Đài Phát Sàigòn giữ nguyên phần nhạc nhưng phải sửa lời ca cho phù hợp với giai đoạn mới và vận hội mới của đất nước, cũng lấy tên là Tiếng Gọi Công Dân.
Ngày 30 tháng 4 năm 1975, Việt nam Cộng Hòa sụp đổ, người ta lấy lại tên cũ cũng như phần lời của bài Tiếng Gọi Thanh Niên như thời Thanh Niên Tiền Phong 1945. Chẳng riêng gì giới trẻ ngày nay, mà cả những người dân Miền Bắc, nhất các đảng viên Cộng Sản đều không hiểu nổi, tai sao Miền Nam Tự Do có thiếu gì nhạc sĩ tài ba, thiếu gì những bài hát hay với đầy đủ ý nghĩa, mà lại lấy ngay một bài hát của anh Cộng Sản Lưu Hữu Phước để làm Quốc Ca ?
Chính nhạc sĩ Lưu Hữu Phước từ năm 1949 đã viết thư kịch liệt phản đối mạnh mẽ về việc này và sau đó trong thời chiến tranh nhạc sĩ Lưu Hữu Phước từ Hà Nội lên Đài Tiếng Nói Việt Nam (Hà Nội) liên lạc bác bổ, giễu cợt mắng nhiếc về bài hát Sinh Viên Hành Khúc của ông "vẫn cứ bị người bên kia chiến tuyến xử dụng vào một mục đích khác". Lý do đầu tiên khiến cho bài Sinh Viên Hành Khúc (Tiếng Gọi Sinh Viên hay Thanh Niên Hành Khúc, tiếng Gọi Thanh Niên) của nhạc sĩ Lưu Hữu Phước được Quốc Hội Lập Hiến chọn là vì giá trị nổi bật của bài hát đó.
Ai biết bài Quốc Ca Pháp, La Marseillaise, đều thấy bày này mang âm hưởng của Bài Quốc Ca Pháp. Điều đó là tự nhiên, bởi vì, thời đó người Pháp đã ở nước ta xấp xỉ 80 năm, ảnh hưởng văn minh, văn hóa Pháp đã phổ biến khắp nơi, nhất là đối với giới trẻ theo tây học như Lưu Hữu Phước và các bạn đồng trang lứa của ông. Bài La Marseillaise được mọi người coi là mẫu mực của một loại "Hành Khúc Âu Châu", là bài hát đầu tiên trong thể loại này ở Châu Âu. Vì thế, cũng như bài La Maseillaise, nhạc điệu bài Sinh Viên Hành Khúc sáng tác theo thể điệu hành khúc mạnh mẽ, dồn dập; còn lời thì réo gọi, thôi thúc, nhất là điệp khúc uy lực như một quân lệnh thét gọi tiến lên hiến thân diệt thù, cứu nước.
Bất cứ tác phẩm văn nghệ hoặc công trình nghiên cứu nào đã công khai xuất bản đều nhắm vào sự hưởng dụng của mọi người. Như thế, mặc nhiên tác phẩm ấy thuộc về quân chúng và quần chúng có quyền xử dụng, miễn là không tìm cách kinh doanh kiếm lợi một cách trái phép hoặc chủ ý đạo văn, vi phạm tác quyền của tác giả. Từ đó suy luận, Quốc Hội Lập Hiến Việt Nam Cộng Hòa chọn bài hát của nhạc sĩ Lưu Hữu Phước để làm Quốc Ca đó là một vinh dự lớn cho nhạc sĩ, bởi vì bài hát của ông được xử dụng nhằm mục đích chung cao cả, tốt đẹp, thúc dục lòng yêu nước, yêu đồng bào một cách vô vị lợi và luôn luôn nói rõ nhạc si Lưu Hữu Phước là tác giả chứ không phải bất cứ ai khác.
Sưu tầm trên Internet.
Này Công Dân ơi !!! Đứng lên đáp lời sông núi
Đồng lòng cùng đi hy sinh tiếc gì thân sống.
Vì tương lai Quốc Dân, cùng xông pha khói tên,
Làm sao cho núi sông từ nay luôn vững bền.
Dù cho thây phơi trên gươm giáo,
Thù nước, lấy máu đào đem báo.
Nòi giống lúc biến phải cần, giải nguy,
Người Công Dân luôn, vững bền, tâm trí.
Hùng tráng, quyết chiến đấu, làm cho khắp, nơi
Vang tiếng người nước Nam cho đến muôn đời!
Công Dân ơi! Mau hiến thân dưới cờ!
Công Dân ơi! Mau làm cho cõi, bờ
Thoát cơn, tàn phá vẻ vang, nòi giống
Xứng danh, nghìn năm dòng giống Lạc Hồng!
No comments:
Post a Comment