Sihanoukville: ảnh (tnt) 2019
Làm đặc khu phải theo nguyên lý “dọn tổ đón phượng hoàng.”- Uông Chu Lưu – Phó Chủ Tịch Quốc Hội VN
Tôi
sinh tại Sài Gòn nhưng lớn lên và trưởng thành ở Đà Lạt, nơi
được mệnh danh là Little Paris. Nửa phần đời kế tiếp, cái mảnh
đời của kẻ tha phương cầu thực, tôi thường chỉ sống quanh quẩn
ở hai thành phố: San Jose và Westminster (California) nơi còn
được gọi là Little Saigon. Thỉnh thoảng, tôi có bay sang tiểu
bang Florida thăm bà chị (cả) nên cũng có ghé qua Little Havana –
đôi bận.
Cứ
tưởng thế giới chỉ có vài ba cái “little” nho nhỏ vậy thôi
(Petit Paris, Petit Saigon và Petit Havana) nhưng không phải thế. Năm
rồi, đi lòng vòng qua Malaysia và Singapore mới biết có Little
India ở cả hai quốc gia này.
Tháng
trước, tôi lại vừa có dịp ghé Little Macao. Nói vui vậy thôi,
chứ cái tên mới toanh này là do tôi vừa “sáng tác,” chứ thật
sự (và nguyên thủy) nó được gọi là Kampong Som hay còn được
biết đến rộng rãi hơn là Sihanoukville – Krong Preah Sihanouk.
Theo
ước tính chung thì đến cuối năm 2018 đã có trên 70 sòng bạc ở
Sihanoukville. Còn theo tôi (sau nửa ngày chạy xe gắn máy lòng
vòng trong thành phố cảng này) chắc dễ phải tới hơn trăm chứ
không thể ít hơn, nếu kể luôn mấy cái casino nho nhỏ nữa. Con
số này, tất nhiên, sẽ còn tăng đều đều trong những ngày tháng
tới. Lý do, được nữ ký giả Hannah Ellis-Petersen giải thích như
sau:
“Các
chủ sòng bài người Hoa cũng lợi dụng việc chưa có luật lệ về các sòng
bạc và sự thiếu vắng của luật chống rửa tiền để thiết lập một vương
quốc, nơi chỉ có người nước ngoài được vào – bởi vì cờ bạc vẫn là bất
hợp pháp đối với người Căm bốt. "Chinese
casino owners have also taken advantage of the nonexistent gambling
regulation and lax money-laundering laws to set up an empire that is
accessible only to foreigners – because gambling is still illegal for
Cambodian locals.” (“No Cambodia left: how Chinese money is changing Sihanoukville.” The Guardian 31 Jul 2018 translated by Bùi Xuân Bách).
Nhà
báo Philip Dubow cũng lên tiếng bầy tỏ sự quan ngại: “Mặc dù khá
rõ ràng là BRI và hoạt động bất hợp pháp sẽ liên kết với nhau theo cách
nào đó, nhưng hầu như chưa có nghiên cứu nào nhằm định lượng hay định
tính và xác định quy mô của mối quan hệ này. Although it is fairly
self-evident that the BRI and illicit activity are somehow connected,
barely any research has been conducted to quantify or qualify the nature
and magnitude of these relationships."(Examining Crime and Terrorism
Along China’s Belt and Road. The Diplotmat 8 Mar 2019 translated by
Phạm Nguyên Trường).
Sáng
đầu tiên ở Kampomg Som, tôi choàng thức dậy trong một cái resort
bình dân không phải nhờ tiếng chim kêu hay vượn hú gì ráo trọi
mà vì tiếng động bất ngờ và ầm ĩ của một cái building đang
thi công kế cạnh. Từ đây ra bãi biển Otres (khoảng cách chưa tới
hai cây số) tôi đếm được thêm chừng mười cái cao ốc đang xây
cất dở dang. Xen cạnh là khoảng chục restaurant và supermarket
của người Hoa – đỏ rực bảng hiệu tiếng Tầu – nằm san sát hai
bên con đường lỗ chỗ ồ gà, mịt mù bụi bặm, và ngập ngụa rác
rưởi.
Trên
trang Trip Advisor, một du khách từ Đài Loan cũng vừa buông đôi
lời cay đắng về những bãi biển (vốn nổi tiếng êm đềm và thơ
mộng) Otres như sau:
“If
you want to spend your vacation in garbage and construction sites
instead of white sand, if you want to smell stinky, burnt and highly
polluted air instead of a fresh breeze, if you want to bath in polluted
waste water rather than turquoise fresh clean ocean water OR if you
actually wanted to travel to China - go to Sihanoukville and its beaches
- and get wasted yourself!!”
Tôi
không rành tiếng Anh, tiếng Mỹ gì cho lắm nên đoán (loáng
thoáng) là tác giả của đoạn văn thượng dẫn có ý mỉa mai rằng
chả cần gì phải đến tận Trung Hoa Lục Địa làm chi – cho má
nó khi – chỉ cần ghé qua Sihanoukville là cũng nhìn ra ngay bộ
mặt của cái nước Tầu.
Ông (hay bà) Trung Hoa Quốc Gia nào đó e có vì “chống cộng cực đoan” mà quá lời chăng?
- Dạ, không đâu!
Những
tiệm ăn Tầu mà tôi ghé qua ở Sihahoukville thực đơn hoàn toàn
ghi bằng tiếng Trung Cộng, không xen lẫn một dòng chữ của bất
cứ thứ ngôn ngữ nào khác cả. Tôi sống sót được sau vài ngày
ở đây chỉ là nhờ vào may mắn. May mà còn có mấy bức ảnh in
hình tô hoành thánh, đĩa cơm vịt quay, hay heo quay dán sẵn trên
tường. Chứ không thì phen này “ngộ” dám chết đói như không, chứ
chả phải chuyện đùa!
Thức
ăn không dở nhưng quá mắc, 6 U.S.A dollars cho một đĩa cơm gà
Hải Nam nho nhỏ. Tôi “chuyên trị” cơm gà nên biết chắc rằng nó
mắc gấp đôi Singapore, gấp ba Bangkok, và gấp bốn so với Phnom
Penh hoặc Yangon. Trong khi tiền lương trung bình của một công nhân
ở Sihanoukville chỉ cỡ 10 Mỹ Kim mỗi ngày. Bởi vậy, tuy không
có bảng cấm nhưng dân Cambodia chả mấy ai “dám” hẻo lánh đến
đây.
Người
Trung Hoa cũng ở biệt lập trong những khách sạn sang trọng, hay
những khu chung cư cao cấp. Ngoài tiệm ăn, họ còn có chợ riêng,
và chỉ chia chung với người bản xứ mấy con suối nước đen lừ
đừ và lềnh bềnh rác rưởi.
Sihanoukville
là cảng nước sâu duy nhất của Cambodia, và được xem là một
trọng điểm trên lộ trình (一带 一路 / nhất đới, nhất lộ) mang đầy
tham vọng của Tập Cận Bình. Hàng tỉ Mỹ Kim đã đổ vào đây
nhưng không một cắc nào đầu tư cho cơ sở hạ tầng, và cũng chả
có mấy đồng rơi vãi vào tay người dân địa phương – nếu họ không
thuộc giới quan chức có đủ thẩm quyền để nhận tiền (hối lộ)
hay không phải là chủ đất có nhà cho thuê.
Cạnh
những công trình kiến trúc “hoành tráng” là mấy mái tôn lụp
xụp, và len lách giữa đám xe du lịch đắt tiền (đậu trước
những casino tráng lệ) là những đứa bé phải nhặt rác để mưu
sinh – thay vì cắp sách đến trường.
Dù
chỉ là thiểu số, khoảng 20/25 phần trăm gì đó, hiện nay người
Tầu mới là chủ nhân đích thực của Sihanoukville. Qúi vị tân
chủ nhân của thành phố này – xem chừng – không hề muốn giao
tiếp thân thiện gì với người dân bản xứ, và cũng chả mảy may
quan tâm chi đến môi trường sống xung quanh.. Dường như họ có cái
khả năng thiên phú là có thể ăn và ỉa ngay cùng một chỗ.
Sihanoukville: ảnh (tnt) 2019
Cách
ăn ở vô hậu này, tất nhiên, khiến dân Cambodia rất đỗi bất
bình. Tuy thế, đám người Trung Cộng ở Sihanoukville vẫn được ông
Thủ Tướng Hun Sen dang rộng vòng tay đón chào và ôm ấp. Còn ở
Việt Nam thì họ được qúi vị lãnh đạo của xứ sở này mô tả
là một loài chim qúi và đang sẵn sàng dọn tổ để “chào đón
phượng hoàng,” với niềm tin rằng “một đồng rót vào đặc khu để hút
về hàng chục, hàng trăm đồng.” Những người không chia sẻ “niềm tin”
này, và biểu tình phản đối, đều đã bị tuyên án và giam giữ.
Trung
Tâm Phát Triển Toàn Cầu (Center for Global Development - CGD) đã báo
cáo rằng ít nhất là 8 nước có nguy cơ rơi vào khủng hoảng nợ vì các
khoản vay liên quan tới dự án BRI – Belt and Road Innitiative. Cùng
lúc T..S Trần Đức Anh Sơn (Phó Viện Trưởng Viện Nghiên Cứu Phát triển
Kinh Tế - Xã Hội, Đà Nẵng) vừa bị kỷ luật và khai trừ khỏi ĐCSVN
vì những lời cảnh báo của ông:“Người
dân ở những nơi sẽ trở thành đặc khu này sẽ bị mất đất, sẽ trở thành
lưu dân, tha hương ngay trên mảnh đất mà tổ tiên họ đã dày công khai
phá… Họ sẽ trở thành những kẻ làm thuê khốn cùng cho ngoại bang bằng
những nghề hạ tiện nhất mà ngoại bang không thèm làm, để kiếm sống một
cách tủi nhục trên chính quê hương mình.”
Đ...
má tụi bay, “chưa thấy quan tài nên chưa đổ lệ” mà. Cứ rước
chúng nó vô đi rồi cả nước sẽ khóc bằng tiếng Tầu Cộng luôn!
No comments:
Post a Comment