Trước 1975, nhà tôi lưu trữ những ấn phẩm tràn ngập hình Cô mà ba tôi
mua trước lúc tôi được sanh ra. Những năm 70, tôi được cùng những ông
anh họ đủ các binh chủng của VNCH đến
Đêm Màu Hồng nghe Cô hát. Biết là hay, nhưng vẫn chưa cảm nhận được
Tiếng Hát chạm thấu tâm can bằng giai đoạn được nghe Cô hát sau
1975. (cũng có thể vì sách báo bị tịch thu, gia đình tù tội vì chứa loại
ấn phẩm bị vu là "đồi trụy" này). Hãy nghe Thái Thanh phát biểu về Ca
khúc Bà mẹ Gio Linh:
"Lần nào hát Bà mẹ Gio Linh tôi cũng khóc hết.
Không chỉ thời xưa mà cả bây giờ nữa. Có những hình ảnh không thể nào
phai nhạt đi được. Chỉ có một số người cùng thế hệ Thái Thanh, hoặc lớn
hơn, nhỏ hơn vài tuổi, có thể hiểu được thảm cảnh chiến tranh. Còn những
người trẻ sau này chỉ biết đến chiến tranh qua sách vở, qua những lời
kể lại của cha mẹ nên sự xúc động không như ngày xưa. Ngày xưa hát mà
khóc bên nhau suốt thời gian chiến tranh chống Pháp."
(khi thi vào trường
Sân Khấu, tôi đã diễn một khúc dựa theo ca khúc này mà tôi đã ghi lại
trong cuốn Ký Sự Người Đàn Bà Bị Chồng Bỏ)
Những năm sau này, ông xã
tôi thích nghe tiếng hát Ý Lan, con gái của cô, riêng tôi, trên đường
thiên lý đi dọc nước Mỹ, nếu được chọn nghe, tôi thích hơn được nghe
tiếng của Cô- người Ca Nhân mà tôi được trùng ngày sanh với (August 05).
Mỗi người thường chọn một bài Cô hát, như chọn vẽ một góc tâm hồn
mình. Cho tôi xin nghe lại bài HƯƠNG CA VÔ TẬN (TRẦM TỬ THIÊNG)
https://www.youtube.com/watch?v=_h0qcnkP_6k
No comments:
Post a Comment