Từ khi mới bắt đầu tham gia sâu vào
phong trào đấu tranh vì dân
chủ-nhân quyền cho Việt Nam (năm
2011), tôi đã nghĩ đến việc
phải có những cuốn sách, những lớp
học, hay khóa học mang tính
nhập môn về chính trị, để truyền thụ
những kiến thức căn bản
nhất về chính trị cho người dân Việt
Nam, mà cụ thể là những
người lúc đó đang gần gũi với tôi
nhất: các nhà hoạt động dân chủ-
nhân quyền.
Sở dĩ tôi nghĩ như thế, bởi cũng như
tuyệt đại đa số người Việt
Nam, tôi thiếu hụt kiến thức sơ đẳng
về chính trị để có thể hiểu
những điều căn bản nhất và trả lời
những câu hỏi đơn giản nhất,
như “dân chủ là gì”, “bình đẳng là
thế nào”, “tự do, nhân quyền có
cần thiết không, nếu có thì tại
sao”, và nhất là hai câu hỏi lớn:
1. Tại sao Việt Nam lại ở trong Thế giới
thứ ba lâu đến thế?
2. Có cách nào để Việt Nam thoát khỏi tình trạng
này không, phải làm sao?
Chắc rằng không chỉ có tôi, nhiều
người Việt Nam, đặc biệt là
các bạn trẻ, hẳn đã thử lên mạng,
thử google để tìm câu trả lời.
Chúng tôi vấp phải một vấn đề lớn:
Internet là một kho tàng kiến
thức thật, nhưng đồng thời nó cũng
là một bãi rác khổng lồ mà nếu
chỉ trông cậy vào nó, ta sẽ rất khó
tìm được vàng, may mắn lắm thì
chỉ thấy bụi vàng thôi. Nói cách
khác, kiến thức mà Internet,
Google và mạng xã hội đem lại rời
rạc và không hệ thống; không
thể nào chỉ dựa vào nó mà có được
những kiến thức bài bản, chuẩn
mực, không hoặc ít gây tranh cãi.
Nói đến tranh cãi, thì những cuộc luận bàn, chém gió và ném đá nhau về chính trị cũng diễn ra dường như bất tận trên Internet; bất tận bởi vì không ai chịu ai, mà lại không có gì làm chuẩn để các bên đối chiếu. Cuộc tranh cãi càng gây mệt mỏi hơn khi có sự tham gia của đội ngũ dư luận viên hùng hậu, thiếu kiến thức nhưng thừa ngụy biện.
Tôi đã chứng kiến rất nhiều cuộc cãi lộn như thế, cả trên mạng lẫn ngoài đời thực. Và chúng chỉ càng làm tôi thấy rằng, cần phải có những kiến thức tối thiểu, căn bản nhất và chính xác nhất, để làm chuẩn mực chung, làm “trọng tài” cho những tranh luận.
Đó là những kiến thức căn bản về chính trị và pháp luật. Trong quá trình tìm kiếm, thu thập những kiến thức ấy, tôi lại phát hiện ra một điều nữa: Hóa ra chúng là những gì căn bản đến nỗi người bình dân ở những nước phát triển, hay ở những nền dân chủ Tây phương, đều nắm được và hiểu cả.
Chính vì tất cả họ đều hiểu, nên hệ thống truyền thông của họ mới ít nói đến chúng. Mà truyền thông phương Tây thì lại vốn gần như là nguồn tham khảo trực tiếp, gần gũi và nhanh chóng nhất với người dân Việt Nam. Kết quả là, chúng vẫn cứ là những kiến thức xa lạ với người Việt. Tệ hơn nữa, người Việt lại có thói quen tin tưởng rằng chính trị là cái gì đó xấu xa, độc ác, bẩn thỉu, tốt nhất nên tránh xa nó ra. Với niềm tin sai lệch ấy, định kiến ấy, chúng ta tiếp tục xa lánh chính trị, không hiểu gì về chính trị và để mặc đất nước, xã hội cũng như cộng đồng cho một thiểu số lãnh đạo tùy ý vận hành, quyết định.
Nhưng thật ra, chính trị đâu có khó hiểu đến thế. Cũng như nhân quyền, tự do, dân chủ chưa bao giờ là các khái niệm phức tạp, nhạy cảm hay đáng sợ. Chúng là những điều đơn giản và căn bản đến mức mọi người dân thường ở các xã hội dân chủ đều nắm được, ít nhất là cảm nhận được chúng. Và chính nhờ thế, họ bảo vệ được nền dân chủ của nước mình.
Nói đến tranh cãi, thì những cuộc luận bàn, chém gió và ném đá nhau về chính trị cũng diễn ra dường như bất tận trên Internet; bất tận bởi vì không ai chịu ai, mà lại không có gì làm chuẩn để các bên đối chiếu. Cuộc tranh cãi càng gây mệt mỏi hơn khi có sự tham gia của đội ngũ dư luận viên hùng hậu, thiếu kiến thức nhưng thừa ngụy biện.
Tôi đã chứng kiến rất nhiều cuộc cãi lộn như thế, cả trên mạng lẫn ngoài đời thực. Và chúng chỉ càng làm tôi thấy rằng, cần phải có những kiến thức tối thiểu, căn bản nhất và chính xác nhất, để làm chuẩn mực chung, làm “trọng tài” cho những tranh luận.
Đó là những kiến thức căn bản về chính trị và pháp luật. Trong quá trình tìm kiếm, thu thập những kiến thức ấy, tôi lại phát hiện ra một điều nữa: Hóa ra chúng là những gì căn bản đến nỗi người bình dân ở những nước phát triển, hay ở những nền dân chủ Tây phương, đều nắm được và hiểu cả.
Chính vì tất cả họ đều hiểu, nên hệ thống truyền thông của họ mới ít nói đến chúng. Mà truyền thông phương Tây thì lại vốn gần như là nguồn tham khảo trực tiếp, gần gũi và nhanh chóng nhất với người dân Việt Nam. Kết quả là, chúng vẫn cứ là những kiến thức xa lạ với người Việt. Tệ hơn nữa, người Việt lại có thói quen tin tưởng rằng chính trị là cái gì đó xấu xa, độc ác, bẩn thỉu, tốt nhất nên tránh xa nó ra. Với niềm tin sai lệch ấy, định kiến ấy, chúng ta tiếp tục xa lánh chính trị, không hiểu gì về chính trị và để mặc đất nước, xã hội cũng như cộng đồng cho một thiểu số lãnh đạo tùy ý vận hành, quyết định.
Nhưng thật ra, chính trị đâu có khó hiểu đến thế. Cũng như nhân quyền, tự do, dân chủ chưa bao giờ là các khái niệm phức tạp, nhạy cảm hay đáng sợ. Chúng là những điều đơn giản và căn bản đến mức mọi người dân thường ở các xã hội dân chủ đều nắm được, ít nhất là cảm nhận được chúng. Và chính nhờ thế, họ bảo vệ được nền dân chủ của nước mình.
Đối với người dân Việt Nam, nhiệm vụ
còn nặng nề hơn: Chúng
ta phải đấu tranh để mang đến dân
chủ, và sau đó phải tiếp tục đấu
tranh để bảo vệ và củng cố nền dân chủ non trẻ
đó.
Với cả hai nhiệm vụ ấy, chúng ta đều
cần phải có kiến thức về chính trị, và rất may, đó vẫn là các
kiến thức căn bản mà mọi người
dân ở các xứ sở tiến bộ về chính trị
đều đã biết.
Suốt từ khi mới tham gia phong trào
dân chủ, tôi đã có mong
mỏi là phải làm sao để xóa bỏ được
sự thiếu hụt kiến thức của
mình, phải làm sao hiểu được chính
trị học căn bản. Sau khi may
mắn nắm được một số kiến thức sơ
đẳng, tôi lại cảm thấy bị thôi
thúc phải chia sẻ chúng với mọi
người, nhất là những bạn trẻ tham
gia hoạt động xã hội, đấu tranh vì
dân chủ-nhân quyền cho Việt
Nam. Họ mới chính là tài sản quý
nhất của đất nước; tương lai Việt
Nam nằm trong tay họ.
Với tất cả những niềm mong mỏi, tôi
viết cuốn sách “Chính trị
bình dân” này. Đây không phải là một
công trình nghiên cứu mang
tính chất hàn lâm, học thuật, cũng
không phải một tác phẩm nghệ
thuật với những sáng tạo và thử
nghiệm. Tôi cố gắng để nó là một
cuốn sách nhập môn, đem lại cho bạn
đọc những kiến thức cực kỳ
căn bản về chính trị (tất nhiên là
cũng xen kẽ một vài kiến thức sâu
hơn mức căn bản). Quan trọng hơn,
tôi cố gắng để làm cho nó dễ
hiểu và thú vị nhất, để góp phần
đánh tan cái định kiến tai hại
“chính trị là xấu xa, thủ đoạn” ở
bạn đọc Việt Nam.
Vì chính tôi cũng thiếu hụt và hạn chế về hiểu biết, chưa từng được trải qua cuộc sống trong một thể chế dân chủ, nên những kiến thức trong sách này đương nhiên là chỉ do tôi gom góp, thu nhặt từ nhiều nơi về (xem phần Tài liệu tham khảo), nhưng một cách có hệ thống hơn là chỉ từ Internet. Nếu sách có sai sót về nội dung, đó là do lỗi của tôi, không phải của bất cứ ai khác.
Tôi mong nhận được những nhận xét, bình luận của các bạn, dù khen hay chê, và xin cảm ơn tất cả.
Vì chính tôi cũng thiếu hụt và hạn chế về hiểu biết, chưa từng được trải qua cuộc sống trong một thể chế dân chủ, nên những kiến thức trong sách này đương nhiên là chỉ do tôi gom góp, thu nhặt từ nhiều nơi về (xem phần Tài liệu tham khảo), nhưng một cách có hệ thống hơn là chỉ từ Internet. Nếu sách có sai sót về nội dung, đó là do lỗi của tôi, không phải của bất cứ ai khác.
Tôi mong nhận được những nhận xét, bình luận của các bạn, dù khen hay chê, và xin cảm ơn tất cả.
Hà Nội, ngày đầu đông, 11/2016
Phạm Đoan Trang
No comments:
Post a Comment