Sáng
sớm thứ tư, ngày 18 tháng tư – 2018, như thường lệ, lúc 5 giờ sáng tôi
ngồi trước màn ảnh tivi để xem tin tức thời tiết và một vài tin tức
thuộc “Breaking News” trước khi lái xe đến phòng gym. Trên màn ảnh hiện
ra những chữ “Barbara Bush died at 92…”. Thật ra thì tôi không mấy sửng
sốt vì biết Bà vừa từ trong bệnh viện về nhà cách nay chỉ ba bốn bữa vì
Bà muốn về với gia đình trong những ngày
cuối cùng của cuộc đời chứ không muốn chạy chữa thêm nữa. Không hiểu
tại sao tôi có cảm tình đặc biệt với vị cựu đệ nhất phu nhân này. Nói
một cách rất đơn giản là tôi thấy Bà hiền mặc dù chỉ thấy Bà trên tivi
mà thôi. Mái tóc bạc trắng như cước cùng với da
mặt nhăn nheo với nụ cười thật hiền hòa dễ mến khiến tôi thấy kính
trọng Bà thêm. Cho đến bây giờ tôi mới biết Bà có một người con gái bị
bệnh ung thư và qua đời năm mới ba tuổi. Mái tóc của Bà bạc đi từ ngày
đó. Chồng của Bà là cựu tổng thống thứ 41của Hoa
Kỳ, con là cựu tổng thống thứ 43, một người khác là cựu thống đốc tiểu
bang Florida…
Tôi
không viết bài để ca ngợi Bà Barbara Bush cũng như các thành viên trong
gia đình của Bà. Dịp này, tôi xin trích đăng câu chuyện có liên quan
đến vị thổng thống thứ 41 của Hoa K và Bà Barbara. Bài này được viết
bởi hai nhà báo Vũ Thanh Thủy và Dương Phục và được đang trên tờ Sài
Gòn-Houston tháng 1 – 2010.
Phong Châu
Tạp
chí cuối tuần xin được kể câu chuyện về hai người lính già, một Việt
một Mỹ. Cả hai đã từng một thời theo đuổi chung lý tưởng bảo vệ tự do
dân
chủ, tình cờ gặp nhau trong một cảnh huống đặc biệt và diệu kỳ như một
cơ duyên lạ lùng. Người lính già Việt Nam Phạm Văn Tư, 74 tuổi, một sĩ
quan thuộc chiến dịch Phượng Hoàng của Tổng Nha Cảnh Sát Quốc Gia Việt
Nam Cộng Hòa cho tới những ngày cuối tháng
tư 1975, sau đó ở tù 10 năm trong các trại tập trung cải tạo của cộng
sản, và định cư tại Hoa Kỳ theo chương trình H.O năm 1992.
Người
lính già Hoa Kỳ, 85 tuổi, George H.W Bush, một cựu trung úy phi công
hải quân Hoa Kỳ trong thời thế chiến thứ hai, gia nhập quân đội khi mới
18 tuổi và trở thành người phi công hải quân trẻ tuổi nhất trong lịch
sử nước Mỹ, sau trở thành tổng thống thứ 41 của Hoa Kỳ từ năm 1989 tới
1993.
Ông
Tư làm việc tại chiến dịch Phượng Hoàng, được huấn luyện bởi Cục Trung
Ương Tình Báo VNCH và tài trợ bởi cơ quan Tình Báo Trung Ương CIA của
Hoa
Kỳ, nơi mà sau năm 1975, ông George Bush được tổng thống Gerald Ford bổ
nhiệm làm giám đốc để củng cố uy tín và hồi phục lại hiệu năng cao độ
của cơ quan tình báo nồng cốt của nước Mỹ. Khi đó Miền Nam Việt Nam đã
mất vào tay cộng sản bắc việt và tòan bộ nhân
viên chiến dịch Phượng Hoàng kẹt lại Việt Nam đều bị nhà cầm quyền cộng
sản trù dập và thời gian tù tội lâu hơn mọi quân nhân ngành khác. Lý do
vì chiến dịch Phượng Hoàng được thành lập chỉ nhằm mục đích ruồng bắt
và tiêu diệt hệ thống hạ tầng cơ sở của mặt
trận giải phóng miền Nam chuyên đưa quân du kích cộng sản trà trộn vào
các tầng lớp xã hội miền Nam Việt Nam. Trong thời gian từ 1967 tới 1972
chiến dịch Phượng Hoàng đã làm tê liệt hơn 81,000 quân cộng sản hoạt
động trong miền Nam Việt Nam và ngăn chận được
những vụ tấn công tương tự như cuộc tấn công Tết Mậu Thân của quân
cộng sản.
Ở
hai đất nước khác nhau, nhưng phục vụ chung một lý tưởng chống cộng
sản, tuy thời điểm phục vụ khác biệt nên không có cơ duyên gặp nhau,
nhưng là
một sĩ quan chung thủy với đất nước và đồng đội, ông Tư vẫn mang lòng
mến phục ông Bush và Đảng Cộng Hòa một cách đặc biệt.. Khi được đến Hoa
Kỳ theo chương trình H.O, tình cảm yêu mến ông Bush trong lòng ông Tư
còn nặng thêm ơn nghĩa. Ông Tư cho rằng chính
nhờ sự vận động mạnh mẽ của ông Bush, là người phi công trong thế chiến
thứ hai xả thân đi cứu đồng đội lâm nạn và chủ trương không bỏ rơi
chiến hữu, mà ông Tư cùng hàng trăm ngàn cựu quân, cán, chính VNCH tới
được Hoa Kỳ dưới dạng H.O.
Trong
tháng cuối cùng năm 2009, ông Phạm Văn Tư phải vào bệnh viện sau biến
chứng ung thư thyroid mắc phải từ 8 năm qua. Trong những ngày chót của
năm, ông Tư nằm tại nhà thương M.D Anderson, lúc mê lúc tỉnh. Dù sự
sống của ông thoi thóp dựa vào ống dưỡng sinh nhưng bản năng chiến sĩ
trong con người ông Tư vẫn kiên trì chiến đấu với con bệnh, tới độ sau
khi y học bó tay, ống dưỡng sinh không còn hiệu
quả, ông Tư vẫn không chịu đầu hàng số phận.
Đúng
ngày Tết Dương Lịch 1-1-2010, ông Tư chợt tỉnh lại. Dù không nói được
nhưng mắt ông nhận biết con cháu và môi luôn mỉm cười theo những câu
chuyện
của gia đình. Chỉ được một ngày đầu năm, đêm đó ông chìm vào cơn mê man
và bác sĩ báo cho gia đình biết ông khó có hy vọng tỉnh lại. Vợ con ông
và gia quyến tụ tập quanh giường bệnh chờ giây phút cuối cùng xảy tới.
Ngày
hôm sau lúc 2 giờ trưa thứ bảy 2 tháng 1, cả bệnh viện M.D Anderson
nhốn nháo tỏa ra hành lang khi nhìn thấy cựu tổng thống Bush và đệ nhất
phu
nhân Hoa Kỳ Barbara Bush xuất hiện tại bệnh viện. Ông Bush 85 tuổi,
tướng đi dáng đứng còn vững chãi nhưng đã phải chống gậy để việc đi lại
được an toàn. Hai ông bà Bush đến bệnh viện thăm người thân nằm gần
phòng của ông Tư. Cùng với ông bà có 4 nhân viên
mật vụ đi cùng để bảo vệ.
Gia
đình ông Phạm Văn Tư theo sự ồn ào bước ra hành lang. Nhìn thấy tổng
thống Bush, người mà ông Tư luôn nhắc nhở gia đình phải biết ơn vì đã
góp
phần cứu mạng dân H.O, con cháu ông Tư muốn xin chụp một tấm hình với
ông bà để làm kỷ niệm. Quỳnh Thi (*), con dâu út của ông Tư tiến đến ngỏ
ý này với nhân viên mật vụ. Họ nói ông bà Bush rất bận, sẽ phải đi
ngay, không thể chụp hình được. Khi Quỳnh Thi
nằn nì, nhân viện mật vụ nói hãy hỏi ông Bush. Trong khi chờ hỏi, nhân
viên mật vụ bắt gia đình ông Tư đưa họ kiểm soát máy chụp hình. Không ai
mang máy, chỉ có chiếc điện thoại cầm tay dùng thay máy ảnh. Mật vụ bảo
gia đình ông Tư đứng sắp hàng sẵn ngay hành
lang, để nếu tổng thống cho phép, sẽ chỉ ngừng lại 1 phút để kịp bấm
một tấm hình.
Nhưng
mục đích thực sự của gia đình ông Tư là không phải xin được chụp hình
với cựu tổng thống Bush. Khi được phép hỏi ông Bush, Quỳnh Thi nói cha
cô là một chiến binh Việt Nam Cộng Hòa và đã từng bị ở tù cộng sản 10
năm, rất mến mộ ông Bush và cám ơn ông đã giúp đưa ông Tư và các đồng
đội đến Hoa Kỳ. Cô xin ông một món quà đặc biệt cho người chiến binh
đang hấp hối: đến thăm cha cô và chào ông một tiếng
như một lời chúc lành cho ông Tư và gia đình.
Tổng
thống Bush ngần ngại. Nhưng khi nghe Quỳnh Thi nói cha cô là một chiến
sĩ không ngừng chiến đấu, trước đây thì chiến đấu bảo vệ tổ quốc, bây
giờ
vẫn tiếp tục chiến đấu chống cơn bệnh ung thư suốt 8 năm qua. Ông Bush
chấp thuận. Tuy nhiên, ông nói chỉ có thể đến đứng tại cửa phòng và just
say hello thôi.
Quỳnh Thi gặp cựu TT George H. Bush ngoài hành lang bệnh viện
Ông
Bush đứng lại tại cửa nhìn vào phòng. Chợt ông làm mọi người ngạc nhiên
khi bỗng chống gậy đi thẳng đến giuờng ông Tư. Y tá đưa chiếc áo khoác
và khẩu trang cho ông Bush, nhưng ông khoác tay từ chối. Ông Bush đi
vào phía trái ông Tư và đứng nhìn. Ông Tư khi đó đang nằm quay mặt về
phía bên phải nên ông Bush không nhìn được mặt. Ông chống gậy đi vòng
trở lại cuối giuờng rồi vòng qua bên phải. Vừa
đi ông vừa đưa tay sờ bàn chân ông Tư, vuốt cánh tay và ngực ông Tư.
Trí,
con trai út của ông Tư đứng cạnh đầu giường, lay cha miệng gọi… “Ba ơi!
Ba ơi! có tổng thổng Bush tới thăm Ba nè. Tổng tống Bush mà Ba nhắc
hoài
đó. Tổng thống tớí thăm Ba đây.” Tổng thống Bush giang hai tay nhẹ
nhàng đẩy Trí sang một bên để giành chỗ cạnh ông Tư. Ông nhìn ông Tư một
cách trìu mến, rồi đưa bàn tay vuốt lên trán và má ông Tư, miệng dịu
dàng chào “Hello Fighter! (Chào người chiến sĩ!)
Một
điều không ai ngờ, đang từ cơn hôn mê, ông Tư bỗng mở mắt nhìn ông
Bush, rồi mở lớn hơn, đầy vẻ vui mừng và cảm động. Rồi ông nhoẻn miệng
cười.
Gia đình ông Tư cuống quýt trước sự nhiệm mầu, vui mừng và rối rít gọi
Ba. Tổng thống Bush ra hiệu cho gia đình yên lặng. Ông tiếp tục vuốt
trán ông Tư trong nhiều phút đồng hồ. Sau đó ông chào ông Tư rồi đi ra.
Tới cửa ông dừng lại bên bà Bush, cả hai ông
bà tiếp tục chuyện trò hỏi thăm gia đình.
Cũng
ân cần như chồng, bà Bush dịu dàng hỏi ông Tư bị tù năm nào. Khi biết
từ năm 1975 tới năm 1985, bà nói thời gian 1975 ông Bush đang là đặc sứ
Hoa Kỳ tại Trung Quốc và rất lo lắng cho số phận của Miền Nam Việt Nam
và quân đồng minh Việt Nam Cộng Hòa. Bà kể ông Bush nóng lòng nói nước
Mỹ làm sao cứu cho được các chiến hữu đồng minh của mình. Sau đó hai ông
bà bắt tay từng người trong gia đình ông
Tư, chúc gia đình mùa lễ hạnh phúc rồi ra về.
Từ
giây phút đó ông Tư tỉnh táo hẳn lại, ánh mắt sáng rỡ nhìn gia đình đầy
vẻ cảm động và hài lòng. Ông gật đầu khi các con hỏi “Ba có vui không?
Có
biết đó là tổng thống Bush không? Có thấy đó là cơ duyên hãn hữu của
gia đình hay không?
Đêm
đó sau khi người em gái ông Tư từ California qua tới Houston lúc nửa
đêm, ông vẫn tỉnh táo và siết mạnh tay người thân. Đến khoảng gần sáng
ông
dần thiếp đi và hôn mê luôn, không còn tỉnh lại cho đến khi thở hắt ra
ba hơi nhẹ nhàng và êm đềm ra đi vào lúc 4 giờ sáng ngày thư hai, 4
tháng 1.
***
Câu
hát “Người lính già không bao giờ chết - họ chỉ tan biến đi” (Old
soldier never die, they just fade away…) nổi tiếng của người lính Mỹ
hay được
nhắc lại mỗi lần các quân nhân tưởng niệm một chiến hữu đã nằm xuống
hay tiễn một người lính về hưu, như thống tướng Douglas Mac Arthur của
nước Mỹ đã nói lời này để giã biệt Quốc Hội Mỹ khi ông về hưu. Câu hát
này hôm nay như được vang lên dạt dào trong
bối cảnh gặp gỡ diệu kỳ giữa hai người lính già cùng theo đuổi lý tưởng
đấu tranh chống chủ nghĩa cộng sản.
Tấm
lòng “người lính” của cựu tổng thống Hoa Kỳ George H.W Bush – tấm lòng
yêu thương đồng đội và không bỏ quên chiến hữu- đã không hề phai nhạt,
dù
ông giã từ vũ khí đã hơn nửa thế kỷ qua. Tấm lòng “người lính” tình báo
Phạm Văn Tư – với tâm hồn chung thủy và quảng đại – vẫn nặng lòng biết
ơn người bạn đồng minh, tin rằng dù phải bỏ nhau nửa đường vì áp lực
chính trị nhưng bạn vẫn mang canh cánh bên
lòng nỗi ngậm ngùi cho các chiến hữu đồng minh đã từng chiến đấu bên
mình.
Ông
Bush cha – vị tổng thống Hoa Kỳ thứ 41 được lịch sử nêu danh về nổ lực
đem những giá trị đạo đức truyền thống của nước Mỹ vào tòa Bạch Ốc – đã
quyết tâm áp dụng những giá trị này để làm nước Mỹ thành một quốc gia
tử tế và ân cần hơn. Vị tổng thống này, trong bài diễn văn nhận chức năm
1989 đã hứa hẹn dùng sức mạnh của nước Mỹ thành quyền năng làm cho thế
giới trở nên tốt đẹp hơn.
Ông
đã chung thủy với lời hứa của mình khi, trong một ngày đầu năm tình cờ,
ông dừng chân cảm động trước lời yêu cầu của một người Việt Nam xin
chúc
lành cho người cha đang hấp hối như món quà tử biệt để người cựu chiến
binh an lòng ra đi. Từ cái mềm lòng này, ông Bush tiến xa hơn một bước,
tìm lại được sự tha thiết của tình đồng đội cùng chiến tuyến, dù khác
biệt chủng tộc, ngôn ngữ và địa vị, để ngưng
lại thân mật bên người lính già Việt Nam, ân cần cầm tay, xoa trán và
dịu dàng lời chào chiến hữu.
Có
lẽ là hình ảnh ân cần tử tế của cựu tổng thống Bush là món quà tiễn
biệt đẹp nhất của cuộc đời trần thế đưa ông Phạm Văn Tư vào cõi vĩnh
phúc. Bao
năm chiến đấu nhọc nhằn, bao năm tù đày khổ ải, bao năm lao động mỏi
mệt dường như không còn để lại vết tích buồn thảm nào nơi lòng ông Phạm
Văn Tư trong giây phút cuối đời, dù nước mắt ông có tràn ra nơi khóe
mắt. Vì cùng với giọt nước mắt xúc động là nụ
cười vui thỏa khi ông nhìn thấy khuôn mặt dịu dàng bình an của cựu tổng
thống nước Mỹ, người lính già George H.W Bush đã ghé mặt chào tiễn
người đồng minh cũ của mình trong buổi chiều Tết Dương Lịch 2010.
Quả
thật, “tình người lính già không bao giờ chết được…”. Cho dù họ là cựu
quân nhân Việt Nam Cộng Hòa tỵ nạn cộng sản Phạm Văn Tư đang đối diện
cái
chết, hay là vị tư lệnh tối cao của toàn nước Mỹ như cựu tổng thống
George H.W Bush!
Vũ Thanh Thủy & Dương Phục
(*) Quỳnh Thi là ái nữ của PC
Ông bà Bush chuyện trò với con và vợ của ông Phạm Văn Tư
Cựu TT Bush sờ trán và thăm hỏi ông Phạm Văn Tư
Ông Phạm Văn Tư mở mắt nhìn vị tổng thống thứ 41 của Hoa Kỳ
Góp thêm: Bà Barbara Bush mất ngày 17 tháng tư –2018.
Ba hôm nay tại thành phố Houston, người ta sắp hàng để vào viếng
thăm lần cuối vị cựu đệ nhất phu nhân của Hoa Kỳ tại nhà thờ St. Martin’
Episcopal Church. Tại tòa thị chánh cũng có buổi lễ tưởng niệm trọng
thể để vinh danh và ca ngợi những đức tính cao
đẹp tuyệt vời của vị đệ nhất phu nhân. Ngày thứ sáu, 20 tháng tư, số
người đến viếng càng đông từ trưa cho đến 12 giồ khuya. Sáng hôm sau,
thứ bảy, đám tang sẽ được cử hành tại thành phố College Station – nơi có
thư viện và trường học được mang tên vị tổng
thống thứ 41 của Hoa Kỳ. Chỉ có 1,500 người được mời dự tang lễ.
Vài mẩu chuyện nghe và đọc được trong ba ngày qua nói về Bà Barbara Bush.
1.
Bà Barbara Bush là đệ nhất phu nhân thời vào tổng thống thứ 41 của Hoa
Kỳ, đồng thời cũng là mẹ của vị tổng thống thứ 43 của Hoa Kỳ. Trường hợp
này giống Bà John Adams là đệ nhất phu nhân thời tổng thống John Adams,
vị tổng thống thứ nhì của Hoa Kỳ và cũng là mẹ của vị tổng thống thứ 6
của Hoa Kỳ là John Quincy Adams.
2.
Bà là người rất khiêm tốn và gian dị trong cách ăn mặc, trang sức. Bà
không bao giờ mặc những trang phục đắt tiền như các vị đệ nhất phu nhân
khác. Bà thường chỉ đeo các chuỗi hạt trai màu trắng quanh cổ. Có người
hỏi tại sao thì Bà trả lời là một phần để che bớt các đường nhăn trên
cổ của Bà.
3.
Hai ông bà cựu tổng thống và đệ nhất phu nhân sống tại thành phố
Houston, trong khu Memorial mà người ta nói là khu của những người giàu
có sang
trọng. Khu vực này luôn có cảnh sát riêng để giữ gìn sự an toàn cho cư
dân trong vùng. Nhà cửa ở đây dĩ nhiên là đắt cỡ từ 3 - 4 triệu trở lên.
So sánh thế này cho dễ: bạn nào ở Cali có căn nhà khoảng 6 - 7 trăm
ngàn, thì nhà đó ở Houston chỉ khoảng hai trăm
ngàn là cùng. Nghe kể rằng nếu trong khu vực này có nhà để bảng bán,
người “da trắng” vào hỏi thì họ tiếp, nhưng khách muốn mua là người “da
màu” đến hỏi thì được trả lời nhà đang đang ngả giá (pending). Da màu đi
chỗ khác mà mua.
4.
Hai ông bà George Bush thường hay đi ăn ở một tiệm Pizza nổi tiếng trên
đường Westheimer, góc Fondren. Riêng tại thành phố Ryan, gần College
Station,
ông bà thường ăn ở tiệm có người chủ tên là Christopher, lúc nào cũng
ngồi ở một chiếc bàn ở góc gần cửa ra vào. Theo lời chủ quán thì ngồi ở
đây hai ông bà có thể nhìn thấy tất cả mọi người trong nhà hàng (riêng
tôi: đây là cách sắp xếp để hai ông bà ngồi
cho an toàn của những người mật vụ). Hai ông bà lúc nào cũng thân thiện
với mọi người và đặc biệt nhất là, sau khi ăn xong, ông bà đều vào sau
nhà bếp để cám ơn những người nấu nướng các món ăn.
5.
Sau khi Bà Barbara mất, trên các xa lộ toàn nước Mỹ người ta đã dựng
lên 470 tấm Billboards để tưởng nhớ vị đệ nhất phu nhân, trên đó nổi
bật là chuỗi hạt trai mà Bà vẫn đeo trên cổ mọi lúc mọi nơi../-
No comments:
Post a Comment