Kính thưa Quý Niên Trưởng và các Chiến Hữu,
Tình cờ tiểu đệ tìm gặp một lượng lớn tài liệu “Top Secret” của NSA dưới dạng PDF đã giải mật vào tháng 10/2012, tiểu đệ xin mạn phép “múa rìu qua mắt thợ” dịch sang Việt ngữ bài “NSA IN VIETNAM: Proud and Bitter Memories”, mặc dù đã giải mật, tên tác giả và một số chi tiết đã bị đục bỏ, tuy nhiên qua mạch văn và sự tìm hiểu của tiểu đệ, tác giả chính là Tom Glenn, Trưởng trạm NSA ở Việtnam 1975.
Bài này trích trong nội san của NSA số tháng 10/1975, ấn bản đặc biệt về Vietnam và Sài Gòn sau ngày mất nước vào tay cộng sản.
___________________________________
NSA Ở VIETNAM - Những Kỷ Niệm Tự Hào và Cay Đắng
Một ngày vào cuối cơn ác mộng Sài Gòn ... Tôi không nhớ ngày nào nhưng phải là 25 tháng 4 hoặc sau đó ... tôi quyết định ghé lại thăm thiếu tá [ ] trong khi tôi đi vòng vòng. Chỉ còn lại bốn người của NSA ở Sài Gòn, ba nhân viên liên lạc (viễn ấn) và tôi, hàng ngày như vậy, tôi đi lấy kết quả VTTG, kiểm thính, , và những công điện kỹ thuật từ các nhân viên TBTT Việtnam, giao cho họ các tài liệu yểm trợ kỹ thuật, và cũng để nâng đỡ tinh thần suy sút của họ, tôi thực sự không có thời gian để thăm [ ] nhưng tôi thích và kính trọng ông ấy hơn bất kỳ sĩ quan Việt Nam nào khác mà tôi biết và tôi muốn xem ông cầm cự như thế nào.
Một mình trong văn phòng của ông, chúng tôi nói chuyện lặng lẽ. Ông nói USAID, nơi vợ ông làm việc, đã đề nghị nàng di tản cùng với gia đình, ông nói ông không thể ra đi bỏ rơi các nhân viên, và ông đã thúc giục nàng đem hai con trai của họ ra đi. Vợ ông sẽ không ra đi nếu ông không đi. Ông biết, ông nói rằng cơ hội thoát của ông vào lúc cuối rất mong manh. Nhưng ông biết ông không thể sống dưới ách cộng sản. Nếu Sài Gòn sụp đổ và ông không thể trốn thoát, ông sẽ bắn vợ và các con rồi quay súng tự sát.
Vào sáng ngày 29/4, tôi đã cố gắng trong vô vọng để cảnh báo [ ] ra đi khi ông có thể, nhưng không thể liên lạc được với ông. Chiều hôm đó. ông đã điện thoại cho một người Mỹ khác, cho biết ông vẫn điều hành Trung Tâm với đội ngũ nhân viên còn nguyên vẹn, thắc mắc không biết điều gì đã xảy ra với những cấp chỉ huy của mình (họ đã biến mất), và hỏi xem ông và gia đình có cơ hội thoát đi không.
Ông đã không thoát được có nhiều lý do để lặp lại câu chuyện của [ ]. Trước tiên, để truyền đạt những bi kịch thực sự về sự kết thúc của Việt Nam; thứ hai, để miêu tả sự cao thượng và can trường mà những người Việt Nam có được; và cuối cùng, để cố tình nhấn mạnh là Việt Nam có quá nhiều sự trớ trêu, bằng cách làm [ ] kết thúc điểm khởi đầu vì liên quan những điều tuyệt vời mà NSA đã làm ở Việt Nam.
Vì tất cả chúng ta có mọi quyền để được vô cùng tự hào về vai trò NSA tạiViệt Nam. Về tất cả những thành công đáng kinh ngạc ngành mã thám đã gặt hái, không ai theo ý tôi, đạt đến trình độ cao liên tục về nỗ lực Việt Nam của chúng ta qua một khoảng thời gian quá dài chưa từng có. Một lý do cho sự thành công đó là nhân viên NSA đã khắc phục các vấn đề (giải được các mật điện); Họ can đảm, nhiều trí tưởng tượng, nghiện toán, không thương xót bản thân trong khát vọng tìm ra kết quả, và tạo những trò khôi hài vui nhộn. Tuyệt vời nhất mà tôi biết là những người ở lại Sài Gòn đến cuối cùng, và sự ngưỡng mộ của tôi đối với họ là vô biên.
Tất cả những người này đã phải đối mặt với những câu hỏi đạo đức ám ảnh về sự tham gia ở Việt Nam. Câu hỏi thì không thoát được, và tránh nó thì thật là sai. Tôi không thể trung thực vật lộn một cách hiệu quả với sự ngay thẳng đạo đức của việc quân đội Mỹ tham chiến ở Việt Nam, vì sự tham gia của riêng tôi không liên quan quá nhiều tới chiến tranh như [ ] và những người như ông, công việc của tôi, và phán quyết của tôi là tốt để biết sự thật hơn là không biết điều đó. Tôi tin rằng công tác tình báo là để phân biệt và nói lên sự thật. Chúng ta đã không nói sự thật về Việt Nam, chúng ta sẽ bị buộc tội về mặt đạo đức. Nhưng chúng tôi đã nói sự thật và thường nói rõ ràng. Nếu nhiều điều đã xảy ra tồi tệ, và nếu kết cuộc là buồn, thì có lẽ niềm tin của chúng ta vào sự khôn ngoan và lòng nhân đạo của người ra quyết định của chúng ta đã được đặt không đúng chỗ; có lẽ không phải vậy. Sự cay đắng cá nhân của tôi về Việt Nam không mở rộng để lên án họ.
Bây giờ thật rõ ràng, những gì tôi đang nói ở đây là cá nhân và chủ quan. Tôi không quả quyết những lời của tôi là đúng, và cũng ít chính xác về phương diện lịch sử. Tôi chủ yếu chia sẻ một số cảm xúc và kỷ niệm đã trải qua với SIGINT tại Việt Nam, không quan tâm nhiều về tường thuật dữ liệu kiểm chứng.
Sự hiện diện của NSA ở Việt Nam tôi nhớ lại đến năm 1958. Trong thời gian đó, và cho đến năm 1962, vấn đề (mật điện) có thể đọc được. Việt Cộng, hoạt động bí mật, liên lạc với nhau ở Nam Việt Nam sử dụng [ ] Do đó, chúng tôi đã có thể quan sát trong khi Hà Nội đưa kế hoạch thành lập Mặt trận Giải phóng, tên các cán bộ mặt trận, và quyết định lá cờ mặt trận sẽ như thế nào. Chúng tôi đã có thể báo cáo việc sử dụng đường mòn Hồ Chí Minh cho sự xâm nhập người và trang thiết bị, và mô tả một số chi tiết các nỗ lực xâm nhập đường biển. Tất cả điều này thêm vào những tin tức chi tiết về các hoạt động của Đảng Cộng Sản khắp nước [ ] Cho đến năm 1964, chúng tôi sống trong một SIGINT biệt lập, ngoại trừ nỗ lực phát triển ARDF đã bắt đầu cung cấp cho chúng tôi những vị trí các máy phát sóng của Đảng. Trong năm 1963, nếu tôi nhớ không nhầm, SIGINT lần đầu đã dự đoán ngoạn mục ở Việt Nam khi cảnh báo trước về sự gầy dựng Cộng sản tại Ấp Bắc.
Năm 1964, thông tin liên lạc quân sự được đưa vào miền Nam Việt Nam dồi dào. Nỗ lực Giải Tích và KVTTG của chúng ta giữ tầm quan trọng mới như một công cụ theo dõi việc CS Bắc Việt xây dựng ở miền Nam. Tiền thân của sư đoàn 5 và 9, mặt trận B3, và Quân khu Trị-Thiên-Huế đều xuất hiện vào cuối năm 1964 và đầu năm 1965. Cuối năm 1964, các lực lượng xấp xỉ cấp trung đoàn tập trung tại tỉnh Phước Tuy, và một lần nữa SIGINT báo trước cuộc tấn công trước khi nó xảy ra. Các mô hình tiên đoán đúng được thiết lập.
Qua năm 1972, NSA đã thành công trong việc báo trước mỗi cuộc tấn công lớn mà Cộng sản đưa ra tại Nam Việt Nam. Đó không phải là mục tiêu dễ chiếm; đúng hơn, các lực lượng hùng hậu chủ ý tống công và các phân tích gia về mục tiêu đã đến để biết rõ đến nỗi họ gần như có thể đánh hơi một cuộc tấn công sắp tới. Và họ đã phải đối mặt với những vấn đề lâu dài: Đối tác không tin sự tiên báo, Đối tác tin rằng Việt Cộng đã sử dụng tin giả để đánh lạc hướng cộng đồng SIGINT. Hơn một lần, những nhân mạng đã bị tổn thất để biến đổi niềm tin của các đối tác vào hệ thống SIGINT.
Trong khi đó, chúng tôi đã phạm một số sai lầm, chúng tôi đã thực sự hối tiếc . Chúng tôi cho phép một số đối tác tại Việt Nam đọc một số tin bán kỹ thuật [ ] lưu lượng bản tin, thời gian liên lạc, những mục tiêu ARDF chưa xác định / xác định. Phòng 2 và Ban 2 thuyết trình khắp miền Nam Việt Nam với đủ loại các đồ thị, biểu đồ, hệ thống âm mưu, và các nhà toán học đang cố gắng tìm ra mối quan hệ kỳ diệu giữa luồng điện văn và số lượng toạ độ ARDF, giống như bí mật của kim tự tháp, có thể bằng cách nào rọi ánh sáng thần linh trên những suy nghĩ của những người Cộng sản. Tôi sẽ không bao giờ quên một bài tập đặc biệt đau đớn gọi là "mẫu giải tích," theo đó người dùng vị trí ARDF chưa xác định với hy vọng khám phá ra sự thực cuối cùng -- một cái gì đó giống như căn bậc hai của kích thước lực lượng kẻ thù chia cho trọng lượng tích lũy của tất cả pháo hạng nặng của mình (hoặc một cái gì đó tương tự). Và rồi có một trung úy đã nói với tôi rằng ông đã phân tích hệ thống RAD (Rapid Application Development) mà địch quân sử dụng và phát hiện ra một mối quan hệ liên tục với cấu trúc liên lạc và những ngày nghe đầu tiên.
Người Việt Nam, với sự giúp đỡ của chúng tôi, đã bước vào công việc SIGINT đầu thập niên 60. Năm 1963, một Trung tá [ ] được đặt phụ trách nỗ lực này. Trong số cán bộ đầu tiên của ông là những trung úy trẻ hăng hái [ ] người luôn luôn nhắc nhở tôi về một bức tranh biếm họa về tướng Nhật Bản từ một bộ phim chiến tranh thế giới II;[ ] nam tính và hăng hái, kết hôn với một trong những phụ nữ đẹp nhất mà tôi từng thấy;[ ] Người đã từng muốn trở thành linh mục; và [ ] nói với xếp của mình sự thật dù ông ta muốn nghe hay không.
Nhưng trong những ngày đó người Mỹ đã có ít thời gian hay quan tâm đến các trở ngại của COMINT Việtnam. Họ quá quan tâm đến SIGINT của riêng mình và hữu dụng của nó. Như những năm sáu mươi, họ đã tìm được cách kiểm thính mạng lưới thông tin xâm nhập GDRS (General Directorate of Rear Service) và theo dõi thường xuyên các cuộc chuyển quân vào miền Nam Việt Nam từ phía Bắc Việt.[ ] Không hề có nhiều câu hỏi trong tâm trí của họ từ quan điểm thông tin rằng Bắc Việt Nam đã chỉ huy bối cảnh ở phía nam và sự phân biệt giữa VC và Quân Đội Bắc Việt (phát minh bởi quân đội Mỹ) không tồn tại trong tâm trí người Cộng sản ViệtNam. Và mặc dù sự đối kháng ương ngạnh của mục tiêu, Các nhân viên phân tích của chúng tôi đã có thể nhìn qua các thông tin liên lạc và báo cáo sự thật như nó đã xảy ra.
Nhìn lại, theo tôi vào khoảng đầu những năm 1970, người Mỹ và chính phủ của họ ngầm quyết định bỏ rơi Việt Nam nếu cần chấm dứt sự nhúng tay của Hoa Kỳ. Quyết định đó đã dẫn đến cái gọi là "Việt Nam Hóa", và trong giới SIGINT, đó có nghĩa là đưa những người TBTT ViệtNam (có các tên gọi khác nhau như Nha Kỹ Thuật , P7/BTTM, và Ngành An Ninh Kỹ Thuật Đặc Biệt) đến một trình độ chuyên nghiệp ngay lập tức, một công việc cấp bách hầu như không có thể. Năm 1973, Hoa Kỳ đã có ý định tuyên bố chiến tranh đã kết thúc và Việt Nam là một cái gì của dĩ vãng. Nỗ lực của NSA đã được giảm đi rất nhiều, và công việc của nhân viên NSA ở Sài Gòn chủ yếu là giúp ngành TBTT Việt nam có thể tự đứng vững trên đôi chân của mình một cách nhanh chóng. Như sự việc tiến triển vào năm 1974 - khi tôi đến lần cuối cùng - sự trớ trêu của tình hình đã trở nên rõ ràng.
Hạ Viện đã cắt giảm chi tiêu ở Việt Nam. Trong khi đó, Bắc Việt tiếp tục xây dựng lực lượng của họ ở miền Nam. Nỗ lực về Việt Nam tại NSA đã được giảm xuống một lần nữa. Vào tháng Bảy năm 1974, Cộng quân mở chiến dịch Thường Đức - lần đầu tiên 1 trận đánh lớn trong 10 năm đã không được báo trước bởi SIGINT, các trớ trêu nhân lên khi tình hình trở nên tồi tệ, một nhân viên TDY(Temporary Duty) thâm niên đã hỏi tôi lái xe ra vùng quê Việt Nam xem thế nào bây giờ chiến tranh đã qua rồi. Chúng tôi đã vô tình học được rằng cơ quan TBTT Việt nam tại Đà Nẵng đã chuyển giao những bản tin, thời gian liên lạc choTướng Tư Lệnh, Quân Đoàn I, người đang giữ các đồ thị và biểu đồ về chúng. Trong tháng mười hai, Cộng sản bắt đầu Chiến dịch Phước Long - một lần nữa SIGINT đã không biết trước. Tỉnh Phước Long mất trong tháng Giêng. Sự xâm nhập tăng tốc. Chúng tôi bắt đầu phát hiện các sư đoàn dự bị ở Bắc Việt đang chuẩn bị di chuyển vào Nam. Tư Lệnh Quân Đoàn II bày tỏ ý kiến cho rằng cộng sản đã đánh lừa các tổ chức SIGINT. Tôi thành lập một nhóm dân ca trong nhà thờ Công giáo địa phương.
Đến tháng 03/1975, đã rõ Hạ viện sẽ không cấp ngân sách để hỗ trợ các tổ chức quân sự Nam Việtnam, bị cáo buộc tham nhũng và hoàn toàn lệ thuộc viện trợ Mỹ để tồn tại. Quân đội Việt Nam bắt đầu dao động trong việc tự bảo toàn.Những trận đánh bắt đầu nổ ra xung quanh Pleiku trên vùng cao nguyên. Tôi đã bay lên đó vào ngày 07 tháng ba với [ ] để xem xét tình trạng Trung Tâm Pleiku. Ban Mê Thuột mất vài ngày sau đó. Tổng Thống VNCH ra lệnh "rút lui chiến lược" từ Pleiku, rốt cuộc biến thành một cảnh rùng rợn kinh hoàng với hàng ngàn người hoảng loạn trốn chạy ra bờ biển. Tôi ra lệnh nhân viên NSA của chúng tôi trở lại Sài Gòn lập tức. Ông thoát kịp lúc. Vào giữa tháng 3 cao nguyên nằm trong tay Cộng sản. Chiến dịch Tây Nguyên đã không được báo trước.
Vào cuối Tháng Ba, chúng tôi bắt đầu cảm thấy như các diễn viên trong một bi kịch cổ điển. Những sự kiện phát triển với một luận cứ liên tục quá nhẹ nhàng để thành hiện thực. Những việc chưa từng xảy ra trong cuộc sống thực tế đã xảy ra, và Sài Gòn được coi như trong một cơn ác mộng chua chát. Trong cơn cuồng loạn, Huế và thành phố Đà Nẵng thất thủ, nhân viên của chúng tôi thoát bằng máy bay vào thời điểm cuối cùng. Quân đội VNCH bắt đầu tan rã nghiêm trọng. Câu chuyện đến với chúng tôi về thú tính quái dị đã nẩy sinh từ hoảng loạn ở miền bắc. Chúng tôi đặt mua vé cho vợ và các con của chúng tôi trên chuyến bay sớm nhất có thể ra khỏi đất nước, ít quan tâm nơi họ đi miễn là họ rời khỏi Việt Nam. Vào lễ Phục Sinh (30 tháng 3), nhóm nhạc dân ca của tôi hát về hòa bình, tình huynh đệ, và niềm vui trong cuộc sống mới trong khi các phu nhân NSA khóc khi hội họp và con gái của tôi, trên bàn thờ bên cạnh tôi, cố ngăn dòng lệ. Ngày thứ sáu kế tiếp một người trong nhóm dân ca chết trong vụ máy bay C5-A rơi. Dinh Độc Lập bị ném bom do 1 phi công VNCH phản bội. Chúng tôi đưa gia đình NSA vào văn phòng của chúng tôi ngày hôm đó để được bảo vệ. Hoả tiễn đã rót vào Thành phố.
Vào đầu tháng tư, trong khi có các báo cáo về hoảng loạn xáo trộn trong quân đội, chúng tôi đã đưa gia đình cuối cùng của chúng tôi ra khỏi nước và căng thẳng thi hành công tác. Hoảng loạn khắp Saigon. Chúng tôi đóng cửa nhà và chuyển đến một khách sạn để di tản nhanh chóng, có thể kết cục xảy đến với 1 ít cảnh báo nhỏ. Những người Mỹ trẻ cao ráo, lực lưỡng trong thường phục và đội ngũ chợt xuất hiện trong các hành lang của tòa nhà chúng tôi ở, lẩm bẩm ngôn ngữ bình dân và tiếng lóng thủy quân lục chiến. Đại Tá thủy quân lục chiến [ ] đã từng là nhân viên SIGINTmột thời gian dài và cựu chiến binh Việt Nam nhiều lần, lặng lẽ bay từ Hạm đội 7 (neo chỉ khỏi tầm nhìn) để trao kế hoạch di tản và SIGINT hỗ trợ nó.
Qua tất cả những sự kiện này, các nhân viên NSA vẫn ở Sài Gòn đã làm tôi kinh ngạc. Họ biết rõ họ đang thực sự ở trong nguy hiểm, một mặt từ những người Cộng sản và mặt khác từ sự hoảng loạn đã khởi sự ở thành phố. Tuy nhiên, họ không bao giờ chùn bước. Họ liên kết với nhau để hỗ trợ nhau, siêng năng làm việc hơn bao giờ hết, và moi tin tình báo từ TBTT Việtnam. Họ luôn mở máy liên lạc, lên kế hoạch khởi hành, tiêu hủy tài liệu mật và chuyển đi bất cứ máy móc có giá trị nào có thể. Sức chịu đựng, ý chí, và sự can đảm đơn thuần của họ là một bằng chứng cho tôi về những khả năng của con người trong một thảm họa.
Cuối cùng khi chúng tôi còn lại 16 người, không ai muốn rời đi. Hơn một lần tôi đã phải ra lệnh trực tiếp và cứng rắn để một nhân viên NSA lên máy bay rời khỏi nước này. Mỗi người tình nguyện ở lại trong vị trí người khác, không muốn bỏ rơi người Việt hoặc bỏ lại công việc còn dang dở. Mệt mỏi đến mức chóng mặt, họ đã lao mình vào, biết rằng những gì họ làm có thể đưa ra các cảnh báo cần thiết để cứu người Mỹ và chuẩn bị người Việt cho kết cục. Qua các cuộc tấn công bằng súng nhẹ ở ngoại ô thành phố và pháo kích tại các điểm ngẫu nhiên, họ vẫn giữ tinh thần và sự hài hước gượng gạo. Chúng tôi còn bốn người khi [ ] kiểm thính từ COMBAT APPLE (RC-135) cho biết rõ cuộc tấn công vào Sài Gòn chỉ trong vài ngày. Cuộc tấn công bắt đầu tại Tân Sơn Nhất[ ]nơi chúng tôi đang làm việc [ ]vừa pháo vừa hỏa tiễn. Thời gian không xác định bởi vì Cộng Sản không chắc chắn bao lâu vào được vị trí.
Sau đó, tôi bực bội vì SIGINT đã không được tin tưởng. Đại sứ quán đưa ra ý kiến cho rằng cộng sản đã tung tin giả để hù dọa VNCH. Đó là điều mỉa mai cuối cùng, vào lúc đó chúng tôi còn có ba người. Rồi tấn công xảy ra, như đã tiên đoán. Bắt đầu bằng một vụ đánh bom từ trên không – lần đầu tiên Việt Cộng đã từng ra sức [ ]vào chiều ngày 28 tháng 4. Súng nhỏ bắt đầu nổ. Pháo hạng nặng bắt đầu sau khi trời tối. Đạn pháo rơi gần chúng tôi, các thiết bị truyền tin bị lắc mạnh quá khiến tôi sợ rằng có thể bị mất liên lạc.
Các giao dịch, chúng tôi có với NSA trong những ngày cuối và đặc biệt vào ngày 28 và 29 tháng tư đã đến bờ với sự hài hước thô bỉ. Nhóm đặc nhiệm Việt Nam tại NSA muốn giúp đỡ, nhưng rõ ràng họ không có có thể làm gì ngoại trừ việc cung cấp cho chúng tôi thông tin. Chúng tôi hơi thiếu nhã nhặn với họ và những người nói chuyện với chúng tôi, phần vì mệt mỏi, phần vì cay đắng về phản ứng của Đại sứ quán việc truyền thông lừa dối, nhưng chủ yếu bởi vì chúng tôi là những kẻ không chính thống và khó để sống với, thậm chí trong hoàn cảnh dễ chịu nhất.
Cả ba chúng tôi được bốc bằng trực thăng vào ngày 29 rồi trải những ngày trên chiến hạm không đi đâu cả, dường như thế. Việc đột ngột bị buộc ngưng hoạt động sau khi làm việc tập trung quá nhiều có lẽ là điều khó chịu nhất, một số ít người Việt Nam chúng tôi biết và đã từng làm việc với họ nhiều năm trốn thoát. Hầu hết, như [ ] thì không. Đó là việc khó khăn nhất chúng tôi phải sống với.
Bây giờ tất cả chúng ta đã trở lại thế giới điều hành nhân viên, những mẫu 3 bản sao, và được yêu cầu nhận xét về nhận xét của một người nào đó về những gì người ấy nghĩ về nhận xét, rõ ràng là đã có nhiều điều về sự kết thúc đã để lại cay đắng trong miệng chúng tôi. Nhưng khi tôi nhìn lại, tôi thấy vui vì tôi đã có mặt ở đó vào lúc kết thúc. Và chừng nào tôi còn sống, tôi sẽ luôn biết ơn và hãnh diện tự hào về những nhân viên NSA ở đó, làm tân lực có thể vì đáng để làm.
________________________________________________
Một số chữ tắt :
NSA: National Security Agency (Cục An Ninh Quốc Gia)
SIGINT: Signals Intelligence (Tình Báo Truyền Tin)
ARDF: Airborne Radio Direction Finding(Không VTTG)
USAID: United States Agency for International Development
RAD: Rapid Application Development (1 phương pháp mã nhanh)
GDRS: General Directorate of Rear Service (Tổng cục Hậu Cần)
DGTS: Directorate General of Technical Services (Nha Kỹ Thuật)
TDY: Temporary Duty (Công tác tạm)
COMINT: Communications Intelligence (Tình Báo Thông Tin)
COMBAT APPLE: (mật danh của các phi vụ trinh sát kỹ thuật chiến lược RC-135)
==> Sơ lược tiểu sử Tác giả:
Ông sinh tại California, tự lập từ nhỏ, 12 tuổi đã phải đi giao báo; rửa chén cho 1 tiệm ăn của Ý để học đại học. Sau khi tốt nghiệp bộ môn Âm nhạc và Kịch nghệ tại đại học Berkeley, California, ông nhập ngũ, học tiếng Hoa và tiếng việt. Sau khi giải ngũ ông làm việc cho NSA. Ông qua VN lần đầu năm 1962, qua lại nhiều lần, lần cuối được trực thăng bốc di tản vào ngày 29/4/1975.
Ông đa tài: Nhạc sĩ, văn sĩ, chuyên gia mã thám, nhà ngữ học biết 7 sinh ngữ (Anh, pháp.Đức, Ý, Tay Ban Nha, Trung Hoa và Việtnam).Sau chiến tranh Việtnam ông là chuyên gia về Triều Tiên và Trung Quốc. Ông giữ chức Giám đốc học viện quốc gia mã thám sau khi tốt nghiệp Tiến sĩ về Quản trị tại đại học George Washington.
Ông có nhiều tác phảm đoạt giải thưởng văn học. Ông cũng là người tích cực trong các công tác từ thiện và xã hội: Chăm sóc những người bị AIDS, những bệnh nhân cận tử (Hospice), những di dân…
Xin hết
Tài liệu : https://phong7bttm.blogspot.com/p/blog-page.html
=============
Liên kết Trang web : https://saigonxua.org/
Liên kết Facebook : https://www.facebook.com/oldsaigon75
No comments:
Post a Comment