Saturday, March 31, 2018

Tản Mạn về "Phở".

Hôm nay chúng ta cùng tản mạn về “PHỞ” nha quý vị ..Hihi, phở là một đặc sản của miền Bắc, người ta cho rằng nó chỉ mới xuất hiện ở Saigon vào những năm 1951-1952, cùng một thời gian với hai nhà hát ả đào, một ở xóm Monceau và một ở xóm Đại Đồng, cả hai thứ ấy đều rất xa lạ với người Saigon thuở đó, người ta chỉ thích hủ tíu, hoành thánh, bánh xếp nước… Chỉ có độc một tiệm phở được gọi là “Phở Tuyệt”, nằm trên đường Turc (đường Tự Do thời trước) là kiên trì bám trụ, phải đợi tới sau năm 1954, phở mới thực sự thực hiện một bước nhảy vọt từ Bắc vào Nam.
___________________________________
Phở khởi đầu sự bành trướng của nó vào giữa thập niên 50 tới giữa thập niên 60. Có cả một dãy phố phở nằm trên hai con đường Pasteur và Hiền Vương.
==>
1.Tản mạn về phở nha
Những nhà hàng phở ngon của Saigon thuở ấy nhiều vô số, nhưng được người ta chiếu cố nhất chỉ có bốn hoặc năm tiệm, trong đó có phở Trần Minh ở hẻm Casino. Trong cái ngõ cụt ấy, ê hề các hàng quà: phở, bún ốc, bún ốc sườn… Từ đầu ngõ, người ta đã chạm trán với khách ẩm thực, kẻ ra người vô tấp nập. Phở Minh ngon thiệt là ngon.

Nó không giống như kẹo kéo “ăn một lại muốn ăn hai, ăn ba ăn bốn lại nài ăn năm”. Người ta chỉ có thể ăn một bát để cho nó thòm thèm rồi mai lại ăn nữa! Có một người nghiện phở của ông ta, và nghiện luôn cả truyện kiếm hiệp của Kim Dung. Đó là ông X, chủ một tiệm giày ở đường Lê Thánh Tôn. Ông vừa ăn phở vừa theo dõi cuộc tình của Triệu Minh – Vô Kỵ, hoặc của Doanh Doanh – Lệnh Hồ Xung trên mặt báo. Và tình bằng hữu giữa ông chủ tiệm giày với ông chủ tiệm phở đã thắm thiết hơn lên nhờ một bài thơ phở của ông chủ tiệm giày. Gọi là thơ phở vì đọc lên nghe thấy… toàn mùi phở.
Tuy nhiên nó được làm theo thể Đường thi, và chữ nghĩa đối nhau chan chát, rất tiếc, người viết chỉ còn nhớ được có bốn câu: Nổi tiếng gần xa khắp thị thành
Trần Minh phở Bắc đã lừng danh
Chủ đề : tái, chín, gầu, gân, sách
Gia vị : hành, tiêu, ớt, mắm, chanh…

Sau đó, ”mông xừ” Trần Minh đã nhờ một người nhái những nét chữ rồng bay phượng múa của Vũ Hoàng Chương để viết bài thơ ấy và treo ở trong tiệm, Saigon thuở ấy chỉ có một tiệm duy nhất ở đường Võ Tánh, gần Ngã Sáu, có món tái sách tương gừng và phở tái sách : tiệm Y. Thịt tái mềm, sách ròn nhai gau gáu, chấm với tương Cự Đà thì tuyệt cú mèo. Người ta bèn đổ xô tới để thưởng thức một món ăn lạ miệng. Và tiệm Y phất lên như diều. Từ ngôi nhà lụp xụp, ông đã sửa sang lại cho khang trang và mua thêm một nhà khác để ở cho thoải mái. Phú quí sinh… máu văn nghệ, ông bắt đầu giao du thân mật với cánh nhà văn, nhà báo.
Sau cuộc đảo chính của Dương Văn Minh, trong làng báo có hiện tượng “trăm hoa đua nở”, hễ có tiền là có quyền làm chủ một tờ báo. Thế là ông chủ tiệm phở Y bèn ra báo.
Từ tái, chín, nạm, gầu, sụn, nhảy sang địa hạt chữ nghĩa, ông hoàn toàn bỡ ngỡ. Cho nên báo của ông chỉ có thể đến với độc giả bằng con đường ve chai. Dĩ nhiên nó phải chết, và ít lâu sau ông cũng chết theo nó. Người vợ góa trẻ đẹp kế tục ”sự nghiệp” của ông chồng quá cố. Tiệm Y phát đạt trở lại. Những người bạn văn nghệ của ông Y vẫn lui tới ăn phở như xưa, nhưng mục đích chính của họ là… ngấp nghé ngôi vị chủ tiệm. Sau mấy năm trời theo đuổi mà chẳng đi tới đâu, một người trong bọn họ, tức cảnh sinh tình, bèn mượn danh nghĩa bà quả phụ để ra một vế câu đối như có ý thách thức thiên hạ rằng : “Nếu ai đối được thì em xin nguyện lấy làm chồng”
2.Vài món Phở Gia Truyền từ “BẮC” vào “NAM”
A.PHỞ GÀ TRỐNG THIẾN
Ngay cả Hà Nội – quê hương của phở – từ trước đến nay cũng chưa bao giờ có phở gà trống thiến, cho dù ở phố Huyền Trân Công Chúa, vào đầu những năm 50, đã có một hàng phở gà ngon nổi tiếng khắp Hà thành, đến nổi cụ Nguyễn Tuân khi theo đoàn quân về tiếp quản Thủ đô, ăn xong đã phải khen rằng ”tuyệt phở !”. Người bán phở tên là Chí. Ông ta mới hồi cư, không có đủ tiền để mướn mặt bằng, phải làm phở gánh. Con đường mang tên vị công chúa nhà Trần bé bằng cái lỗ mũi, với cái vỉa hè rộng hơn một mét, khách ăn kẻ đứng, người ngồi, húp xì xụp.

Phở gà trống thiến xuất hiện ở Saigon vào những năm 60, ở phía chợ Vườn Chuối – tuy chưa được liệt vào loại tuyệt phở, nhưng cũng được khách ẩm thực đặc biệt chiếu cố. Phở ngon là một lẽ : thịt gà trống thiến thơm và mềm như gà mái tơ, nước phở trong hợp với khẩu vị của những người kén ăn, nhưng cũng còn một lẽ khác : người ta vừa ăn, vừa ngắm cái vẻ thướt tha yêu kiều của con gái ông chủ tiệm, thỉnh thoảng đi ra đi vô, mỉm cười với người này, gật đầu chào người kia, giơ tay ‘bông rua’ người nọ, tự nhiên như một cô đầm non, đó là nữ ca sĩ Y.V, một giọng ca lả lướt của các phòng trà. Ban ngày, nàng giao thiệp với phao câu, đầu cánh, thịt đùi; ban đêm, chìm đắm trong ánh đèn màu. Thế rồi, không kèn không trống, nàng tuyệt tích giang hồ. Người ta bảo rằng nàng đi Tây. Đi Tây thật chứ không phải Tây Ninh. Tiệm phở vắng khách dần và ít lâu sau thì phải dẹp.
B.PHỞ KHÔNG RAU KHÔNG GIÁ
Tiệm này nằm trên đường Công Lý- cách ngã tư Công Lý – Yên Đỗ (nay là ngã tư Nam Kỳ Khởi Nghĩa – Lý Chính Thắng) khoảng 100m – trong một cái hẻm rộng. Người ta gọi là phở Bà Dậu. Nó có những đặc điểm không giống bất cứ một tiệm phở nào : không rau, không giá và rất sạch, và nhất là không có cái mùi phở kinh niên. Thịt thái mỏng và bánh phở to bản thích hợp với cái gu của người Hà Nội. Vì ở sâu trong hẻm, nên thoạt đầu khách tới ăn uống rất lơ thơ tơ liễu buông mành, chỉ có dăm bảy mống. Sau đó, nhờ sự cổ động của người Hà Nội, người ta mới bắt đầu chiếu cố tới hương vị không rau không giá đó, trải qua hơn 30 năm, Phở Bà Dậu sau vẫn tồn tại và có phần phát đạt hơn xưa. Có thêm một món mới : tái bắp, thịt mềm và nhai sần sật như sụn. Giá cả cũng tăng, từ 10đ/ bát trong những năm 60 đến 10.000đ/ bát, năm 1996. Nhưng khách ăn vẫn nườm nượp.

C.PHỞ NGẦU PÍN
Dạo ấy, cả Saigon chỉ có độc một tiệm của chú Woòng ở đường Lý Thái Tổ bán phở ngầu pín. Chú là người Quảng Đông, trước khi di chuyển vào Nam đã mở tiệm phở ở phố Huế, Hà Nội. Vào đầu thập niên 50, phở ngầu pín đối với dân thủ đô, thật hoàn toàn xa lạ. Có mà nhử thính các tiểu thư Hà Nội cũng không dám tới ăn…Phở ngầu pín vào tới Saigon cũng chả khấm khá gì hơn. Vẫn cái tiệm xập xệ tối thui, như ở phố Huế. Khách tới ăn toàn những ông râu ria xồm xoàm hoặc lún phún râu dê hoặc nhẵn nhụi bảnh bao chẳng có một sợi râu nào. Nhưng tuyệt nhiên không hề có bóng dáng đàn bà.

3.Những tiệm “PHỞ” ngon nhứt có tiếng trước 75
Hà Nội, quê hương của phở, và thời bao cấp đã sản sinh biết bao thứ phở : phở vịt, phở ngan, phở lợn (thậm chí có cả phở chó), vậy mà chưa có một phố nào chuyên bán phở, trong khi ấy Saigon lại có cả một dãy phố phở. Đó là khu Hiền Vương (Võ Thị Sáu – Pasteur). Hiền Vương chuyên bán phở gà, còn Pasteur, phở bò. Nhưng dù gà hay bò, các tiệm phở ở khu này chưa có một tiệm nào – nếu nói về phở bò – có thể so với phở Tàu Bay ở Lý Thái Tổ, còn nếu nói về phở gà, thì thua xa phở Vọng Các (đường Võ Văn Tần) và phở Bưu Điện hôm nay.

Những tiệm phở bò nổi tiếng thời ấy còn có phở Tàu Thủy ở Nguyễn Thiện Thuật, phở Quyền và phở Bắc Huỳnh ở miệt Phú Nhuận. Sau khi ông Tàu Thủy qua đời, người con trai không có đủ khả năng kế nghiệp ông bố, bèn dẹp tiệm để chuyển sang nghề khác. Còn phở Bắc Huỳnh nguyên là phở Ga Đà Lạt một thời nổi tiếng; Sau 75 ông mò về Saigon, mở tiệm phở Bắc Huỳnh trên đường Võ Tánh góc Trương Tấn Bửu đối xéo góc với nhà thờ Nam, chỉ mấy tháng sau, Bắc Huỳnh lại nổi tiếng như cồn. Hàng ngày, từ 6 giờ sáng khách mộ điệu phở đã nườm nượp nối đuối kéo vào. Và chỉ tới 10 giờ là bánh, thịt, nước phở đã láng cóong. Phải công nhận phở Bắc Huỳnh hết chỗ chê. Nuớc trong vắt thơm lừng; Miếng thịt chín mùi thơm như pa-tê, thái tay vừa đủ dầy để cắn ngập răng. Miếng gầu sữa trắng toát mịn như miếng thạch, vừa thơm vừa bùi lại ròn tan; Không một chút hoi. Đặc biệt tiệm BH không bán phở toàn tái. Thế mới là chính thống.
Phở bò mà lại ăn phở tái thì đúng là nhà quéo, đang phát đạt như thế, chẳng biết sao khoảng năm 1982 bỗng dưng ông dẹp tiệm. Dân ghiền phở cứ tiếc hùi hụi. Trong số này có ông cao thủ bóng lông Trần K., khi đó đang chủ trì sân quần vợt đuờng Lê Duẩn. Ông này ghiền phở BH không thua gì mấy anh ghiền thuốc phiện. Sáng sáng, sau khi dợt cho đệ tử mà không được bồi dưỡng hai tô phở BH là ông ngáp lên ngáp xuống. Ông bèn gạ một người bạn ông để người bạn này yêu cầu cô con gái ông BH mượn nồi niêu soong chảo bát đũa của ông già ra sân quần vợt mở một tiệm phở xe. Dân ghiền phở lại kéo tới ăn đông như chẩy hội. Hồi đó nữ ca sĩ Thái Thanh và nữ ca sĩ Tâm Vấn ở tít trong Chợ Lớn, sáng nào cũng ngồi xích lô ra sân quần vợt – không phải để đánh banh lông – mà là để đớp phở.
Cao thủ Trần K. có ông anh cũng tên Trần K. và cũng là cao thủ bóng lông, còn mê phở hơn cả ông em. Sáng nào ông K. anh cũng gò lưng đạp chiếc xe đạp ọp ẹp chở người tình 200 pao từ Chợ Lớn ra sân quần với mục đich cao quý duy nhất là đớp phở của con gái ông BH. Có nhiều lần, có lẽ tại tối trước ông K. anh chơi bóng lông hơi nhiều và hơi khuya, sáng ra chân chùn gối lỏng, ông đạp xe hơi chậm, tới hơi trễ, đã thấy cái thùng nước phở chổng mông lên trời. Phở chính thống là thế : bao nhiêu thịt là bấy nhiêu nước.
Hết nước là hết thịt, hết thịt là hết nước. Và hết là hết, chứ không có cái trò đổ vài lon nước lèo hộp, hay ném mấy cục bouillon vào nước, thêm tí mắm tí bột ngọt, đun sôi lên bán với thịt tái. Sau mấy lần đạp xe phờ râu tôm tới nơi lại hụt ăn, ông K. anh đành thương lượng với cô chủ phở như thế này, mỗi sáng cô cứ vui lòng để riêng ra hai tô, cất đi cho tôi. Tôi tới kịp để ăn hay không tới ăn được cũng kệ cha tôi. Tôi vưỡn cứ trả tiền như thường, ây thế mà, chỉ được hơn năm, chả biết lý do gì, tiệm phở xe này cũng bỗng mất tích. It lâu sau thấy tiệm Bắc Huỳnh lại tái xuất giang hồ. Được ít năm rồi lại dẹp không kèn không trống. Ngày nay nghe đâu ông Bắc Huỳnh và cô con gái đẹp như mơ đã mở hai tiệm phở bên Calgary, Canada. Chả biết còn giữ tên Bắc Huỳnh nữa không.
Ai còn nhớ ở đâu nữa thì bình luận cho vui hen …quý vị
Xin hết.
Blog Saigon Xưa




 

Những hình ảnh đẹp và hiếm về đồng minh New Zealand hay còn gọi là Tân Tây Lan

Những hình ảnh đẹp và hiếm về đồng minh New Zealand hay còn gọi là Tân Tây Lan gởi quân giúp Việt Nam Cộng Hòa chống sự xâm lăng của việt cộng từ tháng 6 năm 1964 đến tháng 12 năm 1972, đầu tiên là một toán cố vấn 30 người năm 1964 tăng dần theo từng năm, số quân New Zealand cao nhất vào năm 1970 là 441 người cho tới ngày cuối cùng tổng số quân tử trận tại Việt Nam là 36 người.
__________________________
Vào năm 1964, 24 kỹ sư quân đội New Zealand đã đến Sài Gòn như là một dấu hiệu cho sự ủng hộ của nước này đối với nỗ lực của Mỹ tại miền Nam Việt Nam, đội quân này là một phần của Lực lượng Quân sự Thế giới Tự do (Free World Military Forces), một nỗ lực của Tổng thống Lyndon B. Johnson nhằm lôi kéo các nước khác ủng hộ việc Mỹ tham chiến tại Nam Việt Nam bằng cách gửi binh sĩ và hỗ trợ quân sự đến, mức độ hỗ trợ không phải là vấn đề chính yếu, Johnson chỉ muốn minh hoạ tình đoàn kết quốc tế và sự đồng thuận đối với các chính sách của Mỹ ở Đông Nam Á và ông tin rằng việc một số nước tham gia sẽ giúp đạt được điều đó. Nỗ lực này còn được gọi là chương trình “nhiều lá cờ” (many flags).

Tháng 06/1965, New Zealand đã gia tăng cam kết của họ đối với chiến tranh khi Khẩu Đội 161 Pháo binh Hoàng gia New Zealand (Royal New Zealand Artillery) xuất hiện.
Hai đại đội súng trường từ Trung đoàn Bộ binh Hoàng gia New Zealand (Royal New Zealand Infantry Regiment) cũng đã đến miền Nam vào năm 1967, cùng với một trung đội của lực lượng đặc nhiệm New Zealand, Lực lượng Không quân Đặc biệt (Special Air Service.)
Lực lượng New Zealand đã được lồng ghép với lực lượng của nhóm Đặc nhiệm Australia (Australian Task Force) và hoạt động cùng với họ tại tỉnh Phước Tuy, nằm về phía đông nam Sài Gòn, dọc theo bờ biển và cho đến năm 1971 và 1972, New Zealand đã cho rút quân khỏi miền Nam Việt Nam hoàn toàn.
Xin hết.
Blog Saigon Xưa


















 

Friday, March 30, 2018

Thursday, March 29, 2018

Một thời để yêu - Anh trở về dang dở đời em....(truyện thật)

 Lan Hương với quân phục Thủy Quân Lục Chiến
  Tác giả: Hoangmy Nguyễn.
Cuộc chiến Việt Nam đã để lại biết bao nhiêu cuộc tình éo le sầu thảm.
 Một thời để yêu và một thời để chết. Một thời bên nhau, đại bác xa xa vọng về và hỏa châu thắp sáng chân trời. Rồi tù đầy chia cắt. Anh trở về dang dở đời em. Nhiều trường hợp sau hơn 10 năm ngục tù, anh trở về , em đã đem con qua Mỹ và đi xa hơn nữa, em đã sang ngang. Cũng như hàng trăm người khác, chuyện cô gái sông Hương mà tôi kể cho quý vị hôm nay cũng vậy mà thôi.
 Nhưng đây là câu chuyện trong gia đình anh chị em cùng khóa của chúng tôi, xin kể lại để quý vị nghĩ rằng đây là khổ đau hay hạnh phúc.
 Ðặc biệt đây là câu chuyện liên quan đến mặt trận Quảng Trị năm 1972.
 Chàng là sĩ quan thủy quân lục chiến, tốt nghiệp Ðà Lạt, cùng khóa với chúng tôi. Năm đó đã trên 30 tuổi, ly dị vợ, sống độc thân, đẹp trai và có thể nói là hào hoa phong nhã.
 Ðời thủy quân lục chiến, 12 tháng anh đi, nay đây mai đó. Còn nhớ bài ca của lính mũ xanh. Tháng hai đem quân ra Huế... và ở đó trung tá Nguyễn đã gặp cô Lan Hương, sinh viên văn khoa, người con gái sông Hương. Lúc đó vào đầu thập niên 70, em mới 20 tuổi. Cô gái Huế cũng có nhiều bạn trai theo đuổi và phần cô cũng rất đào hoa. Ðược coi là người đẹp văn khoa xứ Huế. Gặp chàng sĩ quan Bắc Kỳ, áo mầu lính biển với mũ xanh, mang vóc dáng của người hùng thời chinh chiến, Lan Hương bỏ tất cả để theo chàng.
 Chị cả một gia đình lễ giáo bảo thủ, cha mẹ cô hoàn toàn chống đối cuộc hôn nhân hết sức phiêu lưu. Anh chàng Bắc kỳ hơi lớn tuổi, quá khứ chẳng biết ra sao, đi thứ lính không biết chết ngày nào, không ai lại muốn con gái sớm thành góa phụ.
 Nhưng cô gái sông Hương bướng bỉnh đã bỏ nhà theo sư đoàn thủy quân lục chiến vào Saigon mất tăm dạng. Nàng chỉ trở về với đứa con trong bụng để rồi gia đình cũng phải đành chấp nhận cho chàng rể bất đắc dĩ ra mắt nhạc gia và chờ đón đứa cháu ra đời.
 Lúc đó đúng vào giai đoạn trung tá Nguyễn cùng với lữ đoàn đang chiến đấu tại mặt trận Quảng Trị. Lan Hương đau bụng vào nhà thương khi Bắc quân tấn công thủy quân lục chiến tại Ái Tử.
 Hương kể rằng đại bác chẳng biết từ đâu vọng về ngày đêm. Rồi bom nổ, tiếng máy bay xé ngang trời. Dân chúng bị thương, bị chết đem vào bệnh viện cho đến ngày 6 tháng 4 năm 1972 đứa con trai đầu lòng của cô gái sông Hương ra đời. Ðặt tên cháu là Vũ.
 Cũng ngày hôm đó, từ mặt trận trung tá Nguyễn bay trực thăng về hậu cứ, rồi xe nhà binh cùng với binh sĩ ào vào thăm vợ con được ít phút rồi lại ra đi.
 Lính tráng đi với ông thầy, súng đạn đầy người, áo quần tơi tả, đến rồi đi tưởng như trong phim ảnh.
 Cô sinh viên nay trở thành bà mẹ trẻ ôm con khóc không biết rồi đây anh có trở về không ? Ðó là những ngày đầu của người con gái nếm mùi đau thương chinh chiến. Mấy năm trước, dù Mậu Thân với bom đạn và xác người chôn ở vườn nhà, tuy có sợ hãi nhưng vẫn còn ở tuổi ngây thơ. Bây giờ chiến tranh mới thâm nhập vào da thịt.
 Suốt 6 tháng dài từ tháng 4 tới tháng 9 năm 1972 Lan Hương thực sự sống với chiến trường Quảng Trị. Theo tin chiến sự mỗi ngày. Quân ta quân địch đánh nhau ở đâu. Thủy quân lục chiến rút lui ra sao, rồi đơn vị về Huế dưỡng quân để lên đường vượt Mỹ Chánh thế nào.
 Người con gái sông Hương cùng thở theo hơi thở của cả đoàn quân mũ xanh. Khi đánh vào Cổ Thành, lính bên ta chết bao nhiêu, xác đem về đầy các xe nhà binh, máy bay chở về Saigon không kịp còn nằm chờ ở phi trường.
 Cô sống trong những cơn ác mộng ngày đêm, không đêm nào là không có cơn mộng dữ. Ðứa con đầu lòng đã sống trong niềm lo bất tận của mẹ.
 Tiếp theo là 1 tin vui trong giai đoạn mới của binh nghiệp. Trung tá Nguyễn đổi về Saigon làm trung đoàn trưởng 1 trung đoàn bộ binh. Mặt trận miền Ðông cũng không kém phần ác liệt, tuy nhiên không khí thủ đô làm cho gia đình có được những giây phút tương đối an toàn.
 Mới đây, từ bên Arizona, đọc những bài viết về trận Quảng Trị và dự trù làm phim, cô Lan Hương đã viết cho gia đình tôi một đoạn email:
 “Ðọc những chuyện về trận Quảng trị 37 năm về trước, em hết sức xúc động. Ðó là một phần cuộc đời của em không bao giờ quên được. Cuộc đời làm vợ lính thủy quân lục chiến, làm mẹ lần đầu. Và do những tình cờ em lại quen biết với gia đình anh chị suốt bao năm nay.”
 Tháng Tư, ngày định mệnh
 Mặc dù là bạn cùng khóa, nhưng tôi không hề biết về gia cảnh của Trung tá Nguyễn. Hai tuần trước ngày 30 tháng 4-1975, tôi có dịp đi cùng người anh của Nguyễn lên chiến trường miền Ðông để thăm trung đoàn tại Bến Cát. Anh của Nguyễn là trung tá Tâm, cùng làm việc với chúng tôi tại Tổng Tham Mưu.
 Xem tình hình tại chỗ, thấy hoàn cảnh của Nguyễn, với trách nhiệm chỉ huy tại chiến trường, rõ ràng là việc di tản hoàn toàn không có điều kiện.
 Sáng 30 tháng 4-1975, chúng tôi đi bằng tàu quân vận tại Khánh Hội, theo sau đoàn tàu Hải quân. Gia đình anh Tâm chạy theo chúng tôi lại có cả cô em dâu và 1 đứa con 3 tuổi. Cô em dâu lại đang mang bầu, chính là Lan Hương của trung tá Nguyễn. Người con gái sông Hương của thủy quân lục chiến và đứa con trai là thằng bé ra đời trong thời gian mùa hè 72 tại Quảng trị.
 Mang bầu đứa con thứ hai, với thằng bé 3 tuổi, chạy theo anh chị, xuống tàu ra khơi. Lúc đó, thực sự tất cả chúng tôi cũng mơ hồ không biết đi đâu. Có thể về miền Tây, ra Phú quốc, ra Côn sơn theo Hải quân hay chờ tàu Mỹ vớt. Nhiều gia đình hy vọng thoát cơn hồng thủy, nhưng Lan Hương tan nát trong lòng. Biết thế này em ở lại Saigon chờ anh Nguyễn.
 Sau cùng, trải qua chuyến hải hành đầy nước mắt, mẹ con theo anh chị đến đảo Guam thì cô quyết định xin ghi danh theo con tàu Việt Nam Thương Tín để trở về. Tuy nhiên vì sắp đến ngày sanh, lại thấy những người xin về có những hoạt động đấu tranh quá dữ dội nên sau cùng cô ở lại. Khóc thì vẫn khóc.
 Qua đến miền đông nước Mỹ, Lan Hương sanh đứa con trai thứ nhì trong trại tỵ nạn Fort Chaffee đặt tên là thằng Việt.
 Họ Ðạo miền Trung Mỹ bảo trợ cho Lan Hương nuôi con. Hai đứa bé còn thật nhỏ. Những bà vú Hoa Kỳ tình nguyện thay phiên đến trong nhà trông con để mẹ đi học. Xứ Huế với dòng sông Hương, gia đình cha mẹ, các em vẫn xa tít mù khơi. Không có tin tức gì về anh Nguyễn. Nào biết còn sống hay chết. Ðã đi tù hay mất tích.
 Những buổi tối mùa đông của miền băng giá, cô vẫn lặn lội đi học. Xa cách những vùng có đông người Việt. Gia đình anh chị bên nhà Nguyễn cũng bận rộn về sinh kế. Những đứa con còn nhỏ dại. Cô sinh viên văn khoa của sông Hương lầm lũi trở thành bà mẹ trẻ học trò tỵ nạn trong kiếp sống cô đơn.
 Lỡ bước sang ngang
 Trong hoàn cảnh đó, trải qua gần 5 năm hấp thụ nền văn minh Mỹ quốc, Lan Hương gặp ông giáo sư dạy chương trình điện toán. Ông thầy Mỹ cũng đã ly dị vợ từ lâu đem lòng thương yêu cô gái Việt và xin cưới.
 Trung tá Tâm, anh của Nguyễn, điện thoại cho chúng tôi nói rằng 2 người đến nói chuyện để xin phép được lập gia đình. Tuy là vai anh chồng và là bác của những đứa con nhưng làm sao trả lời được.
 Ai mà có thể quyết định Yes hay No.
 Nếu không đồng ý thì cũng không ngăn cản được. Vả lại, nếu cô Hương ở vậy làm sao nuôi con thành người . Những đứa nhỏ sắp sửa vào trường. Rồi trung học, đại học. Tin nhà không có. Biết Nguyễn sống chết ra sao và sẽ chờ đến bao giờ.
 Hơn nữa cũng chẳng phải thuần túy vì sinh kế. Cô gái sông Hương ngày xưa đã có một thời nhiệt tình để yêu. Ðã có can đảm bỏ nhà đi theo sư đoàn thủy quân lục chiến.
 Ngày nay nàng đã tìm thấy hơi ấm tình yêu mới bên cạnh ông thầy đại học vào những lớp tối mùa đông. Cô ở vào tuổi 30 khi gặp anh chàng người Mỹ, cũng cao lớn đẹp trai vững vàng như trung tá Thủy quân lục chiến của mùa hè Quảng Trị ngày xưa.
 Ngày cưới đã ấn định. Tháng 7 năm 1980. Hai đứa con trai nhỏ vô tư vui vẻ làm quen với người cha Hoa Kỳ bao dung và tận tụy.
 Nhưng số mệnh vẫn còn nhiều cay đắng. Ba ngày trước khi làm đám cưới, Lan Hương nhận được thư nhà từ Huế gửi qua. Kèm theo là mẩu giấy nhỏ nhắn tin của Nguyễn, còn sống, vẫn ở tù, chẳng biết ở đâu. Không biết còn sống được bao lâu. Nhưng còn sống.
 Lan Hương nhớ lại, những ngày xa xưa của năm 80, gần 30 năm về trước là những giờ phút hết sức trăn trở. Vui mừng cho 2 đứa con vẫn còn bố. Nhưng bẽ bàng cho duyên phận. Sau cùng, đám cưới vẫn tiến hành qua những ngày đầy nước mắt.
 Rồi ngày tháng trôi qua, cuộc sống trên đất Mỹ với người chồng yêu thương, hết sức quân tử đã tạo thành 1 gia đình kiểu mẩu. Lan Hương có nhiều cơ hội giúp đỡ cha mẹ và các em. Gửi quà về tiếp tế cho Nguyễn trong trong trại tù từ Bắc vào Nam.
 Từ trong trại, anh Nguyễn mơ hồ biết là vợ con đã qua Mỹ nhưng không có nhiều tin tức. Sau hơn 13 năm “ lao động cải tạo “ người anh hùng TQLC một thời được trở lại Saigon.
 Biết tin vợ con hạnh phúc trong gia đình mới. Anh tìm lại người vợ cũ, làm hồ sơ HO đưa tất cả qua Hoa Kỳ. Ðịnh cư tại miền Trung Mỹ. Tuy giấy tờ là 1 gia đình nhưng Nguyễn vẫn sống độc thân như thời kỳ trước 75 . Gia đình mới của Lan Hương bây giờ đã dọn qua sống tại miền Tây.

 Anh trở về, dang dở đời em...
 Mùa xuân năm 1991, cô gái sông Hương giờ đây đã 40 tuổi, đem 2 con qua miền Ðông gặp bố lần đầu tiên. Trước khi đi, người chồng Mỹ cầm tay Hương mà nói rằng: “Em hãy đi và thử hỏi lòng mình 1 lần cho rõ ràng. Nếu đây là lần chúng ta chia tay, anh cũng đành chấp nhận. Chuyện của chúng ta sau 10 năm, đến đây là đoạn cuối. Nhưng nếu em trở lại, thì xin nói lời chia tay rõ ràng với Mr. Nguyễn. Ðối với anh, Nguyễn luôn luôn là 1 người anh hùng. Nếu cần thì anh cũng phải hy sinh. Cảm ơn em đã cho anh một gia đình trong 10 năm hạnh phúc.
 Tiếp đến cuộc gặp gỡ đầy đau thương của vợ chồng và bố con ông HO. Trời mùa đông Hoa Kỳ hình như có cả cơn gió Lào thổi về Quảng trị. Nguyễn cũng có tâm trạng ước mong đoàn tụ nhưng rồi chợt biết là đã ngàn trùng xa cách. Nàng đã có gia đình mới. Mẹ con thấm nhuần văn hóa Mỹ. Anh không thể và cũng không có khả năng phá vỡ được bức tường ngăn cách đã xây dựng từ 15 năm qua.
 Ðành để cho định mệnh đóng vai trò quyết định. Dự trù ra đi 1 tuần nhưng 4 ngày sau Lan Hương đã đem con trở về với ông bố Mỹ. Và 1 lần nữa người cha Hoa Kỳ sung sướng đón mẹ con Việt Nam trong vòng tay mở rộng. Gia đình Lan Hương sống tại San Francisco nên có cơ hội gần gia đình chúng tôi như cô em gái. Chúng tôi biết hết gia cảnh, và cô cũng vui lòng kể hết chuyện đời.

 Cay đắng nở hoa...
 Tháng 5 năm 2002, chúng tôi nhận được thiếp mời đi dự đám cưới cháu Việt tại Arizona. Bác sĩ Việt 27 tuổi lấy cô vợ Mỹ, bạn học thời sinh viên tại nơi tiểu bang đồng khô cỏ cháy nhưng mang đầy truyền thống hết sức Hoa Kỳ.
 Gia đình nhà vợ giàu có và bề thế. Bạn bè anh chị em nhà cô dâu Mỹ rất khích động ồn ào khi đón được chú rể bác sĩ Việt Nam đẹp trai độc đáo như tài tử Kong Fu Bruce Lee.
 Lễ cưới cử hành long trọng tại nhà thờ. Ông bố vợ đại diện gia đình nhà gái chào mừng nhà trai và quan khách. Nhà trai của bác sĩ Việt gồm cả 2 quốc gia Hoa Kỳ-Việt Nam từ bốn phương kéo về.
 Ông bố chồng Hoa Kỳ đứng lên giới thiệu ông bố chồng Việt Nam là trung tá Nguyễn của chúng ta. Vị giáo sư điện toán của đại học nói rằng đây là người anh hùng Thủy quân lục chiến Việt Nam, đã chiến đấu 20 năm cho miền Nam tự do từ Tết Offensive 68 cho đến Easter Offensive 72. Ðã trải qua hơn 13 năm làm tù binh trong trại tù cộng sản. Mr. Nguyễn là anh hùng của ngày xưa và là anh hùng của ngày hôm nay.
 Với tư cách là bạn bè và là khách của nhà trai, tôi có dịp lên tiếng nhắc lại những ngày Nguyễn chiến đấu tại Quảng Trị, những ngày anh ở lại Bến Cát cho đến khi Tư lệnh sư đoàn tự vẫn và ông bị bắt vào tù. Mrs. Nguyễn mang bầu đi cùng chúng tôi ra khơi, được tàu Mỹ vớt, sanh cháu Việt trong trại tỵ nạn. Ðặt tên Việt để nhớ mãi về quê hương. Và hôm nay... Không khí cảm động và hơi căng thẳng, nên chúng tôi tìm cách kết luận nhẹ nhàng,... và hôm nay, Dr.Việt bỏ người cha Marin Corp Việt Nam và cả người cha giáo sư đại học Hoa Kỳ để về ở rể với người cha vợ Arizona chỉ vì cậu bác sĩ của chúng tôi đi theo tiếng gọi của ái tình...
 Tiếp theo, MC là em gái của cô dâu giới thiệu bà mẹ Lan Hương đi lên chứng kiến lễ cưới của con trai. Ông chồng cũ Việt Nam đi 1 bên, ông chồng hiện tại Hoa Kỳ đi 1 bên. Cô gái sông Hương khoác tay cả 2 chàng đi lên bàn thờ. Quan khách vỗ tay tán thưởng còn nhiều hơn là dành cho cô dâu chú rể.
 Trong đời chúng tôi, chưa từng dự 1 đám cưới nào như vậy. Chú rể mới chụp hình kỷ niệm với 3 ông bố. Bức hình là một di tích lịch sử của gia đình.
 
 Ba người cha của bác sĩ Việt, Cha nuôi, Cha ruột và Cha vợ

Một tâm hồn cao thượng: Người học trò đạp xích lô.

Câu chuyện bình dị này không hư cấu với 90 phần trăm sự thật. Nhân vật chính của truyện giờ là một Bác sĩ giỏi, với trình độ chuyên khoa cao, và đang giữ vị trí lãnh đạo trong ngành Y tế.
Truyện ngắn “Người học trò đạp xích lô”, mong được chia sẻ với các đồng nghiệp và các thế hệ học sinh những tâm sự về nghề dạy học.
Trân trọng cám ơn bạn đọc.


Kết thúc chuyến đi xa ở Hà Nội, cô giáo đồng nghiệp với tôi trong câu chuyện này trở về trên chuyến tàu Thống Nhất, đến ga Phan Thiết lúc 12 giờ đêm. Cô phát thanh viên đón chào hành khách bằng cái giọng trầm khàn vọng vào đêm sâu làm cho cả con tàu bừng tỉnh giấc. Niềm háo hức của người đi xa, về với nơi thân thuộc gắn bó khiến bước chân tôi nhanh nhẹn lạ thường.
Thoáng một cái tôi đã ở ngoài phố. Thật yên tĩnh: vườn hoa với những chiếc ghế đá trầm ngâm; con đường thoáng đãng, mải miết chạy dài về phía biển. Tôi gọi xích lô để được về thật nhanh với ngôi nhà ấm cúng, nơi có những đứa con kháu khỉnh, mà những ngày xa lòng tôi nôn nao nhớ. Một người đạp chiếc xích lô tiến lại. Dưới ánh điện vàng vọt, tôi thấy đó là một thanh niên dáng dong dỏng, mặc chiếc áo sẫm màu vá nhiều miếng to, chiếc mũ lá rộng vành sụp xuống mặt. Cậu ta còn quá trẻ, tôi đoán vậy
-Về phố Trần Hưng Đạo bao nhiêu em?
Tôi hỏi giá, vì nghe nói giá xe ban đêm gấp đôi ban ngày, vả lại túi tôi đã cạn sau chuyến đi dài.
-Dạ mười ngàn .
Chàng trai đáp một cách từ tốn và rất nhỏ. Tôi nghĩ, không phải đi bộ quãng đường hai cây số, mà chỉ mất chừng ấy tiền thì không nên đắn đo. Nhưng tôi có quyền mặc cả cơ mà!
-Năm ngàn nhé!
-Dạ.
Tiếng “dạ” có vẻ nhỏ hơn. Tôi lên xe, thầm nghĩ chàng trai này dễ chịu thật, loại người chăm chỉ đây, chắc hoàn cảnh khó khăn nên mới phải làm lụng đêm hôm vất vả thế này.
Thành phố ngủ say. Không có tiếng động nào ngoài tiếng xích xe nhịp đều đều theo đôi chân mải mốt của chàng trai. Những vòm cây, những mái nhà tôi đã bao lần đi qua, dừng lại, ngắm nhìn, vậy mà trong đêm, tất cả trở nên lạ lẫm. Tất cả đột ngột hiện ra rồi lặng lẽ lùi vào vắng vẻ.
Tôi yêu sự yên tĩnh này bằng một cảm xúc mới mẻ như lần đầu tiên tôi nhận ra cái thơ mộng của phố xá lúc đêm khuya. Tôi hít sâu vào lồng ngực, hưởng lấy chút không khí trong lành ẩm ướt hơi sương. Chưa kịp nghĩ ngợi gì thì xe đã dừng lại trước cảnh cổng sắt sơn xanh ẩn giữa bờ hoa giấy. Tôi trả tiền, chàng trai không nhận, chỉ vội vã quay xe, rồi nói, vẫn cái giọng rất nhỏ:
-Cô về nghỉ ạ, em đi.
Bây giờ tôi mới ngẩn nhìn chàng trai:
-Phương!
Tôi thốt lên ngạc nhiên, ngỡ ngàng nhận ra cậu học trò lớp 12A mà tôi đang chủ nhiệm. Không nói được gì thêm, tôi đứng trân trân giữa đường nhìn theo bóng Phương lẫn vào phố vắng. Một cảm giác xấu hổ làm tôi đau nhói. Tôi trách mình sao vô tình đến thế? Sao tôi không nhận ra Phương. Phải vì em mặc chiếc áo vá nhiều miếng to? Tôi lại còn mặc cả tiền bạc nữa chứ !Điều này có vẻ mâu thuẫn với những những gì hay ho mà tôi say sưa rao giảng trên lớp. Những ý nghĩ xót xa dày vò khiến tôi đứng ngoài phố một lúc lâu mới gọi người nhà mở cửa. Đêm ấy tôi trằn trọc cho đến khi đài phát thanh thành phố truyền đi bản nhạc quen thuộc đầu tiên trong ngày.
*
Tôi đến lớp với tâm trạng buồn khó tả. Câu chuyện hôm qua giúp tôi hiểu rằng không thể đánh giá học sinh một cách hời hợt, nông cạn. Năm mươi học sinh ngồi đây là năm mươi thế giới bí ẩn. Tâm hồn các em như cầu vồng bảy sắc mà ta bất chợt nhìn thấy nhờ những tia sáng mặt trời.
Phương vẫn ngồi kia, góc cuối lớp, nét mặt không gì đổi khác, mà sao bây giờ tôi mới nhìn kỹ, cái mũi cao thẳng trên khuôn mặt khôi ngô, đôi mắt luôn ngời lên ánh nhìn thông minh và ngay thật. Bao giờ Phương cũng chỉnh tề với mái tóc gọn gàng, áo sơ mi tém trong chiếc quần xanh ngay ngắn.Cái dáng cao và nước da trắng làm nên vẻ thư sinh, khiến tôi không nhận ra em trong “vai” chàng trai đạp xích lô đêm qua.
Tôi nhớ lại những cuộc họp hội đồng giáo dục, nhiều ý kiến phản ánh tình hình học sinh. Để tiếp tục cắp sách đến trường đối với các em không đơn giản chút nào. Có em phải bán trứng luộc trên tàu, bán hàng rong ngoài bờ biển, gánh nước thuê, đạp xích lô… Tôi cho rằng đó là những thực tế không tránh khỏi, nhưng lại đinh ninh rằng lớp tôi không có những trường hợp như vậy, bởi vì ánh mắt các em bình thản, vô tư lắm. Hoá ra lâu nay tôi toàn nhận xét học sinh theo cảm tính. Tôi có biết đâu, đằng sau tiếng cười hồn nhiên của các em là một cuộc sống đầy vất vả, lo toan.
Tôi không thể làm ngơ trước một học trò như Phương được. Tôi phải tìm hiểu hoàn cảnh, tâm tư của em, ý nghĩ đó thúc bách tôi mạnh mẽ. Giờ nghỉ, tôi gọi Phương ra hành lang.
-Hôm qua cô có lỗi là không nhận ra em. Cám ơn em đã đưa cô về nhà, nhưng tại sao em lại có vẻ tránh cô thế nhỉ?
-Thưa cô, Em thực sự không muốn cô phải bận lòng nhiều vì chúng em…
-Sao em phải đạp xích lô ban đêm?
-Dạ, em thuê chiếc xích lô này. Chủ xe đi ban ngày, ban đêm họ nghỉ, cho thuê.
-Đêm nào cũng vậy, còn thời gian nào mà nghỉ ngơi?
-Thường lệ cứ 7 giờ tối, em đi các phố đón khách, sau đó lên ga chờ khách xuống tàu. Em về nhà lúc 2 giờ sáng ngủ đến 5 giờ dậy, đi học.
-Ngủ ít vậy mà cô không thấy em ngủ gật?
-Dạ, em quen rồi.
-Cô còn mắc nợ em đấy, chủ nhật cô đến nhà thăm em được chứ?
Phương “dạ” một tiếng rồi đi vào lớp, hoà trong đám học sinh đang gõ bàn hát ầm ĩ. Tôi nghĩ, em không thể sống vô tư.
*
Phương ở trong hẻm một khu phố lao động. Căn nhà chật chội, với những đồ vật sơ sài sắp đặt không được hợp lý lắm. Tất cả muốn nói rằng cái “hậu phương” của em chẳng có gì là vững chắc. Phương kéo ghế, mời tôi ngồi, cử chỉ chững chạc, lễ độ và tự nhiên, không có sự khúm núm mà tôi thường gặp ở một số học sinh. Vừa rót nước ra những chiếc ly thủy tinh, em vừa kể:
“Bố em là lính ngụy, mất tích trước giải phóng. Mẹ em cũng mới mất cách đây hai năm. Bệnh hen suyễn đã hành hạ bà suốt cuộc đời. Cho đến giờ em vẫn không thể nào quên hình ảnh mẹ khô gầy, hố mắt trũng sâu, đêm đêm không ngủ được, mẹ phải dựa lưng vào vách, há miệng ra thở những hơi thở khò khè, nặng nhọc. Căn bệnh hiểm nghèo, nên mọi sự chữa chạy đều vô hiệu. Mỗi lần lên cơn khó thở, mẹ co rúm người, vật vã khổ sở. Mẹ bảo chỉ mong chết. Em ước mình là bác sĩ để cứu mẹ. Mẹ mất, cuộc sống chúng em càng khó khăn. Hai đứa em nhỏ cũng đang tuổi ăn học. Mấy lần em tính bỏ học, đi làm kiếm tiền nuôi các em, nhưng xa lớp, xa các bạn, nhớ quá, không chịu nổi. Với lại em ước mơ trở thành bác sĩ nên phải cố gắng cô ạ…”
Bây giờ thì tôi hiểu vì sao Phương học giỏi. Mỗi sự vươn lên để chiến thắng hoàn cảnh, đều có một động lực bên trong. Từ đó, mỗi khi giảng bài, tôi thường nhìn vào mắt em, ở đó niềm hy vọng đang cháy lên và tôi như được tiếp thêm sức mạnh.
*
Bẵng đi một thời gian dài, dễ đến bảy, tám năm, tôi đã là bà giáo thâm niên trong nghề.Bao nhiêu lớp học sinh đi qua cuộc đời, bao nhiêu gương mặt lưu lại trong tâm trí, có những điều bị xoá nhoà, lãng quên, có những niềm vui, nỗi buồn khắc sâu thành kỷ niệm. Tôi bắt đầu ngấm mệt, bắt đầu cảm nhận những bất cập và cả nỗi buồn của nghề dạy học.
Một buổi sáng, sau khi dạy xong bốn tiết văn, tôi bước ra khỏi lớp bỗng thấy đầu choáng váng mắt nhoà đi, cổ họng đau cứng như có vật gì to lắm chẹn lại, ngực tức tựa hồ ai đem đặt vào đó một tảng đá. Tôi ho rũ và khạc ra một cục máu đỏ bầm to bằng đầu ngón tay. Không tin ở mắt mình, tôi nhìn kỹ lại, thì đúng là một cục máu. Tôi bàng hoàng kinh sợ, nghĩ đó là dấu hiệu của bệnh “lao” và rùng mình nhớ đến những đồng nghiệp của tôi đã chết vì lao phổi. Hai mươi năm cầm phấn, viết và nói, tôi đã hít không biết bao nhiêu vi trùng. Những hạt bụi trắng, li ti mà những người làm thơ, làm nhạc đã tha thiết ngợi ca. Tuổi trẻ vốn tin vào những gì đẹp đẽ. Tôi cũng một thời thi vị hoá bụi phấn. Cứ để mặc cho phấn nhuộm trắng bàn tay như một bông hoa huệ; Cứ để phấn bám đầy quần áo, rắc mịn màng lên tóc, bay vào mũi, vào miệng, đó mới thật sự yêu nghề, xả thân vì đạo. Cứ gào lên mà giảng, chẳng hề băn khoăn về hai lá phổi. Mấy lần thấy đau cuống họng, ngậm vài viên ômai ngòn ngọt, dìu dịu lại nói rất say sưa. Có lúc mệt lử tự dặn mình đừng hăng quá, phí sức, nói nhỏ lại, ít đi, chậm rãi hơn, nhưng gặp chỗ tâm đắc, hứng lên, lại thao thao bất tuyệt. Chợt nhớ mình quá đà thì cổ họng đã sưng tấy lên rồi.
Lần này không thể xem thường, tôi phải đến bệnh viện. Phòng khám khá đông. Tôi lấy cuốn sách “Giáo dục con người chân chính” của Xu-khôm-lin-xki ra đọc, chờ đến phiên mình.
-Chào cô ạ – Một người mặc áo bơ -lu trắng, mang kính cận, nhìn tôi, cười:
-Thưa cô, cô khám bệnh ạ, cô có nhận ra em không?
Trong giây lát, những gương mặt học trò lần lượt hiện lên trong trí nhớ.
-A, Phương! – Tôi khẽ reo lên – Thế ra bây giờ em không tránh cô như dạo trước nữa.
– Dạ. Sau khi tốt nghiệp đại học Y khoa, em về làm việc bệnh viện này. Thưa cô, mời cô vào phòng khám.
Hôm ấy, chính Phương đã khám bệnh cho tôi, đôi mắt em nheo lại, đăm chiêu dõi theo từng nhịp thở của tôi qua chiếc ống nghe. Sự bình tĩnh và thành thạo của Phương làm cho tôi hoàn toàn tin cậy. Tôi đâu còn là cô giáo của em như ngày nào trang nghiêm trên bục giảng. Tôi là bệnh nhân, còn em là thầy thuốc. Phương đưa tôi đến phòng khám tai mũi họng, khoa X quang chụp phổi. Cử chỉ của Phương khẩn trương, dứt khoát, tôi chỉ biết phục tùng như một cái máy. Sau đó, tôi đến ghế đá vườn hoa giữa bệnh viện ngồi chờ kết quả xét nghiệm. Một chiếc lá xanh non khẽ chạm vào tay tôi như một cử chỉ dịu dàng. Chẳng có cơn gió nào giật đi chiếc lá như trong truyện của O. Henry. Vây quanh tôi là muôn nghìn con mắt lá, tràn trề hy vọng. Ngồi ở vườn hoa tôi có thể nhìn toàn cảnh bệnh viện. Một chiếc cáng đưa một bệnh nhân vừa chết xuống Nhà vĩnh biệt, những tiếng khóc dữ dội đi theo. Một anh thanh niên ngồi ở ghế đá bên cạnh nở một nụ cười sung sướng khi có người đến báo tin vợ anh vừa sinh con trai đầu lòng. Ở đây sự sống và cái chết diễn ra trong khoảnh khắc. Nếu có khi nào ta đứng trong khoảnh khắc ấy sẽ cảm nhận sâu sắc hơn hạnh phúc và khổ đau. Những người thầy thuốc là những chiến sĩ gan góc, họ đang chiến đấu âm thầm, giành lại sự sống, niềm hạnh phúc cho con người, mà sao bây giờ tôi mới thấm thía điều này. Phải chăng, chỉ lúc nào ta là bệnh nhân, bị nỗi đau thể xác dày vò, ta mới suy nghĩ về công lao của người thầy thuốc?
Chị bạn tôi là bác sĩ phàn nàn rằng “nghề Y khổ sở lắm. Mổ bụng người, cắt cả khúc ruột thừa, mà tiền bồi dưỡng không bằng tiền trả cho anh thợ ngồi ở đầu đường vá cái ruột xe”. Ồ, thế thì nghề dạy học của tôi có hơn gì? Tiền bồi dưỡng cho một giờ dạy học ngoài tiêu chuẩn, gọi là giờ phụ trội, chỉ mua được một quả chanh. những chuyện như thế thật vô cùng, làm sao có thể ghi hết bằng vài trang truyện? Có điều là tôi, chị và tất cả mọi người vẫn sống, vẫn làm việc. Chúng ta là những trí thức không thể lạc quan theo kiểu A-Q (truyện Lỗ Tấn) nhưng chắc chắn còn có một sức mạnh vô hình nào quyết định sự sống của ta. Bát cơm, manh áo, chẳng đơn giản chút nào, nó làm ta chóng mặt. Nhưng đáng sợ hơn khi trái tim ngủ yên, bộ óc ngủ yên…
Có những lúc tôi tưởng mình sắp ngã xuống giữa bục gíảng cao và vững chãi như cái điểm tựa kia. Nhưng rồi lòng tự trọng đã buộc tôi phải đứng lên với một tư thế đàng hoàng. Mỗi giờ dạy thất bại khiến tôi đau đớn hơn cả nỗi đau thể xác. Mỗi một giờ dạy thành công thì niềm hạnh phúc ùa đến ngập tràn, như được hồi sinh. có khác gì niềm vui của người thầy thuốc giành lại sự sống cho người bệnh từ tay thần chết…
Có lẽ tôi sẽ còn nghĩ ngợi miên man nếu Phương chưa trở lại. Em cầm trong tay tấm phim to bằng trang giấy học sinh. Lần đầu tiên tôi nhìn thấy một phần cơ thể của mình trên hình ảnh, hồi hộp, lo âu. Chỉ một lời nói của Phương lúc này là quyết định phần đời còn lại của tôi. Nếu tôi bị lao phổi có nghĩa là tôi phải vĩnh viễn rời xa bục giảng.
Phương giơ tấm phim lên, chỉ vào từng vùng sáng tối giải thích:
– Thưa cô, kết quả xét nghiệm cho thấy tình trạng sức khỏe của cô hiện thời không đáng lo ngại. Không có dấu hiệu bệnh nguy hiểm. Cô chỉ bị yếu phổi. Hiện tượng ho ra máu là do viêm họng, xung huyết. Cô cần được nghỉ ngơi ít ngày và sử dụng thuốc theo chỉ dẫn, nếu thấy trong người còn mệt cô trở lại đây.
Tôi run run đón lấy tấm phim từ tay Phương, khẽ nói “cám ơn em” mà nỗi xúc động như muốn vỡ òa.
Phương tiễn tôi ra cổng bệnh viện. Quãng đường ngắn không cho phép cô trò nhắc nhiều về kỷ niệm, nhưng hình ảnh cậu học trò mặc chiếc áo vá nhiều miếng to, đạp xích lô và căn nhà chật chội trong hẻm hiển hiện trong tâm trí tôi. Sực nhớ điều gì tôi hỏi:
– Hai em của Phương thế nào?
– Dạ, tốt nghiệp đại học hết cả rồi cô ạ. Một đứa Bách khoa, một đứa kinh tế.
– Ôi trời ! Giỏi quá. Làm thế nào mà nuôi nhau ăn học?
– Dạ, cũng tự lao động kiếm sống thôi ạ. Chật vật, gian nan lắm, nhưng rồi cũng qua.
– Em làm cô bất ngờ quá đấy Phương ạ. Sự thành đạt của các em là bài học làm người.
– Em vẫn nhớ, khi giảng bài, cô thường nói: Hạnh phúc chỉ có thể đạt được bằng nghị lực vươn lên không ngừng.
Tôi tin Phương thành thật, vì em nói điều đó sau những trải nghiệm của chính cuộc đời mình.
Chia tay Phương, tôi ra khỏi bệnh viện trong trạng thái nhẹ nhõm như chưa từng đau ốm. Phần vì Phương đã cho tôi biết tôi không bị lao phổi, nhưng lý do quan trọng hơn khiến tôi trở nên khỏe khoắn là vì tôi vừa được chứng kiến “thành quả” của mình.Người thầy giáo thường mang tâm sự buồn vì nghề dạy học vất vả, âm thầm nhưng chẳng bao giờ được nhìn thấy “sản phẩm”. Thì đây, sản phẩm của nghề dạy học là những con người, những thầy thuốc, kỹ sư, nghệ sĩ, nhà kinh tế, nhà lãnh đạo…
Tôi sung sướng nhận ra, với tôi, không có chỗ đứng nào tốt đẹp hơn chỗ đứng trên bục giảng....
Không một hành động nào cho dù nhỏ nhoi, che đậy, giấu kín tới đâu mà không tạo Nhân và không có Nhân nào mà không gây Quả !! Hãy cẩn thận trước khi làm một điều gì ! Tout acte (toute parole), aussi minime, discret ou dissimulé soit-il, constitue toujours une cause karmique qui va engendrer inévitablement un effet. Alors, réfléchissez bien avant d'agir
Uncle ĐỒNG

Một Chút Tình Phan Thiết - Ngô Đình Miên

Phan Thiết – thành phố nhỏ ven biển xinh xắn này, trôi theo dòng thời gian, đã thành kỷ niệm khó quên cho nhiều người thuộc nhiều thế hệ, có thể là con dân của Phan Thiết, sinh ra và lớn lên ở đây hoặc không là gì với Phan Thiết. Kỷ niệm đó có thể là sự gắn bó hữu hình hoặc chỉ là vô ảnh, nhưng tất cả đều hằn sâu dấu vết trong ký ức của họ…
Đối với hoàng thân Souphanouvong , khi còn tại thế, chắc ông không thể nào quên được hình ảnh Tháp Nước Phan Thiết (Château d’eau) được xây dựng đúng theo bản vẽ thiết kế chứa nhiều tâm huyết của mình (1). Một công trình được giới kiến trúc đánh giá là đẹp và độc đáo nhất trong các tháp nước được xây dựng ở Việt Nam. Cách nay mấy năm, có một nhóm sinh viên Lào theo học ở Học viện chính trị quốc gia (Hà Nội) đi thực tế ở Phan Thiết, tình cờ gặp tôi trong một bữa nhậu nơi quán cóc bên bờ sông Cà Ty. Khi tôi chỉ Tháp Nước và giới thiệu đây là công trình kiến trúc do kiến trúc sư Hoàng thân Souphanouvong thiết kế và được khởi công xây dựng vào năm 1928, các sinh viên Lào hết sức bất ngờ, trố mắt ngạc nhiên. Họ không thể nào tưởng tượng được rằng ở một nơi xa xôi trên đất nước Việt Nam, lại ghi đậm dấu tích thật đẹp đẽ của vị nguyên chủ tịch nước của họ, một nhân cách lớn, mà nhân dân các bộ tộc Lào hết sức kính yêu. Và có lẽ đây cũng là một chút tình khó quên của các em sinh viên Lào đối với Phan Thiết, Việt Nam.
Chắc rằng trong những ngày vật vã với cơn bệnh trầm kha cho đến lúc trút hơi thở cuối cùng, bóng dáng thướt tha của người con gái Phan Thành có tên Mộng Cầm kia cùng với Lầu Ông Hoàng mơ mộng những đêm trăng tàn, trăng rạng, nhà thơ “điên” Hàn Mặc Tử cứ khôn nguôi nhớ về một mối tình vô vọng:

“Ta lang thang tìm tới chốn Lầu Trăng
Lầu Ông Hoàng, người thiên hạ đồn vang
Nơi đã khóc, đã yêu thương da diết
Ôi trời ôi! là Phan Thiết Phan Thiết…
(Phan Thiết Phan Thiết- Hàn Mặc Tử)


Với Hữu Thỉnh thì lại khác. Trước năm 1975, nhà thơ chưa hề làm quen với Phan Thiết và nếu có biết chắc cũng chỉ hiểu đơn giản đó là địa danh cuả một thị xã miền Trung bình thường như Phan Rang, Tuy Hòa. Nhưng… khi nhận được tin anh trai mình hy sinh vào năm 1973 tại Phan Thiết (năm 1975 mới biết tin) và sau nhiều lần cố công đi tìm nhưng vẫn không thấy được hài cốt của anh, năm 1981, ông viết bài thơ “Phan Thiết có anh tôi”:

“… Anh không giữ cho mình dù chỉ là ngọn cỏ
Đồi thì rộng anh không vuông đất nhỏ
Đất và trời Phan Thiết có anh tôi…
Em đã qua những cơn sốt anh qua
Em đã gặp trận mưa rừng anh gặp
Vẫn không ngờ có một trưa Phan Thiết
Em một mình đứng khóc ở sau xe…”


Nhà thơ Hữu Thỉnh hẵn sẽ không thể nào quên Phan Thiết được, vì một lẽ hiển nhiên: “Phan Thiết có anh tôi”.
Phan Thiết cũng là nơi đã từng sản sinh những nhạc sĩ tài hoa có bài hát để đời, như: Minh Quốc (bài hát “Tình đồng chí”), Nguyễn Hữu Thiết (bài “Gởi người tôi yêu”), như Dzũng Chinh (các bài “Những đồi hoa sim”, “Tha La xóm đạo”)… và Trần Thiện Thanh, tức ca sĩ Nhật Trường với những nhạc phẩm nổi tiếng một thời và hiện nay vẫn đang được các ca sĩ hát thu vào đĩa CD, DVD, như: Hoa biển, Chiếc áo bà ba, Hàn Mặc Tử…
Cách nay mấy năm, ngành có chức năng quản lý về văn hóa và du lịch thực hiện thu âm đĩa CD tuyển chọn những bài hát hay về Bình Thuận, nhằm mục đích quảng bá văn hóa Bình Thuận đến với mọi người trong cả nước, trong đó có mục tiêu phát triển du lịch của tỉnh.
Rất tiếc là những người tuyển chọn đã không chọn một bài bài hát gắn với Bình Thuận mà cho đến nay (và có lẽ cả mai sau- tôi nghĩ như vậy) hầu như ai cũng đã ít nhất một lần nghe qua, vẫn còn nhớ và còn hát (nhất là hát karaoke và trong các cuộc liên hoan, giao lưu văn nghệ, kể cả trong các bữa nhậu…). Đó chính là bài“Hàn Mặc Tử” của Trần Thiện Thanh:

“Đường lên dốc đá nửa đêm trăng tà nhớ câu chuyện xưa.
Lầu Ông Hoàng đó thuở nao chân Hàn Mặc Tử đã qua.
Ánh trăng treo nghiêng nghiêng bờ cát dài thêm hoang vắng.
Tiếng chim kêu đau thương như nức nở dưới trời sương.
Lá rơi rơi đâu đây sao cứ ngỡ bước chân người.
Tìm về nửa đêm buồn…”.


Nhiều người khi nhắc đến bài hát này, đôi lúc quên tựa, thường gọi đó là bài “Đường lên dốc đá”. Chắc tác giả bài hát này cũng không cần có tên mình trong tuyển tập. Cần hơn có lẽ chính là những người bình thường nhưng yêu mến quê hương Phan Thiết, Bình Thuận. Đối với ngành du lịch, ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh, không vì vậy mà bị thiệt thòi về doanh thu. Nhưng, nếu bài hát đó càng được hát lên, vang xa chừng nào thì cụm di tích được xem là một trong những địa chỉ du lịch điểm nhấn của Bình Thuận: Lầu Ông Hoàng và Tháp Chăm Pôsahanư, càng thêm nổi tiếng, càng được nhiều người biết đến, đồng nghĩa với việc thu hút nhiều thêm khách du lịch đến với Bình Thuận.
Ngay tại địa điểm du lịch này, tôi đã từng gặp những em nhỏ bán đĩa CD lậu có bài hát “Hàn Mặc Tử” mời chào mua giúp. Một đôi lần, nhân những ngày có trăng thượng tuần, vào thời khắc giao hòa giữa ngày và đêm, tôi cùng một vài người bạn đem theo rượu lên đỉnh đồi Bà Nài, trên đoạn đường dẫn vào Tháp Pôshanư, cách lâu đài đổ nát của ông hoàng người Pháp Ferdinand d'Orléans, Công tước De Montpensier, cháu nội vua Louis-Philippe I về hướng Đông vài trăm mét (2) và gần đồi Ngọc Lâm, nơi yên nghỉ giữa thiên nhiên của nhà thơ yêu nước Nguyễn Thông.
Nhìn về phía Tây Nam là trung tâm thành phố Phan Thiết đang dần lên đèn, vẫn còn thấy rõ được con sông Cà Ty mềm mại, duyên dáng chảy ngang qua thành phố. Chúng tôi uống rượu tới khuya. Trong cơn ngà ngà say, nhìn lại phía sau lưng mình là cả một “thành phố của bóng tối” – Nghĩa trang Phan Thiết. Những ngôi mộ gần con đường du lịch Phan Thiết – Mũi Né phản chiếu ánh sáng từ những ngọn đèn đường cao áp làm rực lên màu của cõi bình yên lặng lẽ. Tôi lẩn thẩn tưởng tượng ra hình ảnh, chàng thi sĩ trẻ tuổi Hàn Mặc Tử, tay trong tay cùng nàng thơ Mộng Cầm lãng mạn đi những bước ngập ngừng vào giữa những hàng mộ đang sáng lên kia rồi xa khuất dần vào bóng đêm của thế giới vĩnh hằng. Có lẽ tôi cũng muốn “điên” như Tử chăng? Bỗng nghe bạn tôi khe khẽ cất lên lời hát giữa mênh mông tưởng nhớ chàng thi sĩ si tình bạc mệnh:“Đường lên dốc đá nhớ xưa hai người đã một lần đến. Tình yêu vừa chớm xót thương cho chàng cuộc sống phế nhân…Lầu ông Hoàng đó, thuở nào chân Hàn Mặc Tử đã qua. Ánh trăng treo nghiêng nghiêng, bờ cát dài thêm hoang vắng… ”
Vườn Bông Tháp Nước một thời đã gắn bó với nhiều thế hệ người Phan Thiết, đặc biệt là lớp thanh thiếu niên học sinh. Vườn Bông lúc ấy được phủ rợp bóng mát của một loài cây duy nhất: cây vông nem. Đây là nơi thường xuyên diễn ra sinh hoạt cộng đồng của các nhóm Du ca, Hướng đạo sinh, Gia đình Phật tử, Hồng thập tự… vào các ngày chủ nhật hoặc ngày nghỉ lễ. Cũng chính tại nơi đây, lúc còn niên thiếu, các ca sĩ mà sau này thành danh lừng lẫy một thời trên đất Việt, đã từng sinh hoạt theo nhóm, tập hát, tổ chức thi hát như: Nguyễn Hữu Thiết, Ngọc Cẩm, Thanh Thuý, Nhật Trường, Mỹ Thể, Trúc Mai, Anh Khoa, Phương Đại…
Đặc biệt là vào mùa xuân, mùa bông vông trổ. Hàng ngàn chùm hoa hình sao tạc lên trời xanh vào thời khắc bình minh thành những đóm sáng đỏ rực rỡ như mặt trời vừa ló dạng. Các nữ sinh áo dài thướt tha đi bộ theo từng tốp như những đàn bướm cánh trắng, vô tư đến trường, vừa đi vừa nói chuyện ríu rít như chim, ngang qua Vườn Bông, bước chân vô tình dẫm lên xác bông vông rơi dầy trên đường Nguyễn Hoàng (đường Lê Hồng Phong bây giờ) như tấm thảm đỏ…
Có nhà thơ, đã ghi nhận hình ảnh trên đây bằng mấy câu thơ đẹp:

“Thương hàng cây cũ Vườn Bông
Mùa bông vông nở rực hồng bình minh
Thương em gái nhỏ vô tình
Bước lên hoa đỏ lặng thinh tới trường”.


Hình ảnh đó đã thành kỉ niệm của những người đã sống, đã yêu thành phố này. Với riêng tôi, màu đỏ thắm như máu của bông vông trong Vườn Bông Phan Thiết đã khắc ghi vào kí ức của mình không bao giờ có thể phai mờ được. Nhà thơ Phan Bình, sinh ra và lớn lên ở Phan Thiết, sau kháng chiến trở về, ông thấy những cây vông già trong Vườn Bông mục ruỗng từ trong gốc, không người chăm sóc, đã lần lượt chết dần rồi biến mất, ông rất buồn và luyến tiếc. Thương nhớ bông vông, ông đã cùng với một số văn nghệ sĩ cao tuổi có chung tình yêu bông vông đỏ ở Phan Thiết, thành lập nên “Nhóm thơ Bông Vông” , sinh hoạt như một câu lạc bộ. Đến nay, các thành viên lão thành của nhóm thơ đã lần lượt ra đi mãi mãi mà ước nguyện được một lần nhìn thấy lại màu đỏ thắm của bông vông trên Vườn Bông kỉ niệm không bao giờ có được nữa…
Để làm dấu chấm dừng lại của bài viết này, tôi xin mượn mấy câu thơ của Trần Vấn Lệ (3), một nhà thơ sống xa quê, luôn đau đáu khôn nguôi nhớ về Phan Thiết:

Hè rồi… Phan Thiết đỏ hoa vông,
Tôi ở xa xôi nhớ quá chừng!
Nhớ chỗ mình sinh, mình được lớn,
Một thời thơ dại vượt con sông.
Con sông đầy xác hoa vông rụng
Quấn quyện chân cầu không muốn trôi…
Mà biết bao nhiêu người bỏ xứ,
Đi đâu? Có thể cuối chân trời!
Phan Thiết của tôi và của bạn,
Sáng nay ai nói rất buồn hiu.

Tôi ngồi với bạn bên hè phố,
Khuấy cốc cà phê tưởng thấy chiều!
Chút khói chiều vương vương hoa vông.
Phan Thiết khi không nhớ não nùng.
Xe ngựa cọc cà đi cọc cạch,
Bạn buồn khuấy mãi muỗng koong koong…
Đó, hồi Phan Thiết còn xe ngựa,
Con ngựa đôi khi hí giữa đường.
Giờ, giữa đường đây, trời đất khách.
Thuốc tàn mấy điếu khói vương vương…”
(Mùa vông Phan Thiết cũ) ./.


 (1): Tháp nước Phan Thiết được khởi công xây dựng vào cuôí năm 1928 và hoàn thành vào đầu năm 1934, do kiến trúc sư Hoàng thân Souphanouvong   thiết kế, khi ông đảm nhiệm chức kiến trúc sư trưởng Khu công chánh Nha Trang, do nhà thầu Ưng Du đảm trách. Đây là kiến trúc độc đáo nhất trong những công trình tháp nước ở Việt Nam. Trên thân tháp có những chữ "U.E.PT" (viết tắt của "Usine Des Eaux de Phan Thiet") được ghép bằng các mảnh sứ chén kiểu ngày xưa theo lối viết chữ hình tròn chạy quanh tháp nước.
(2): Cái tên Ferdinand d'Orléans, Công tước De Montpensier, cháu nội hoàng đế Pháp chính là nguồn gốc của địa danh Lầu Ông Hoàng ngày nay. Vào năm 1911, Công tước De Montpensier qua Việt Nam du lịch và săn bắn. Nhìn thấy phong cảnh tại những ngọn đồi phía Đông Phan Thiết rất đẹp, đứng ở đây có thể phóng tầm mắt về phía Nam chừng 1 km, thấy rõ những ngọn sóng biển lao xao. Ông đã mua lại từ nhà cầm quyền Pháp ở Bình Thuận (công sứ Garnier) quả đồi Bà Nài, chọn mảnh đất rộng ở độ cao cách mặt biển 107m, gần Tháp Pôshanư về hướng Đông chừng 500 m để xây dựng biệt thự, làm nơi nghỉ ngơi trong các kỳ săn bắn và du lịch sau này. Gần biệt thự còn có các nhà hàng, khách sạn phục vụ cho giới thượng lưu. Toàn bộ cụm 5 ngọc đồi quanh biệt thư của Công tước De Montpensier, sau đó được gọi chung là Lầu Ông Hoàng. Đây là nơi tạo nên huyền thoại về mối tình thơ lãng mạn Mộng Cầm- Hàn Mặc Tử, đã làm tốn biết bao giấy mực của người đời sau. Ngày 21-2-1911 biệt thư được xây dựng, nền móng được xây bằng đá xanh, cao 2m, với 15 bậc cấp lên xuống, sàn nhà lót gạch bông, phía dưới nền là hệ thống những bể chứa nước mưa lien kết nhau, chung quanh đúc bê tông, có máy bơm dẫn nước lên một lầu nước cao phiá sau, đủ dùng quanh năm suốt tháng. Nóc nhà lợp bằng đá phiến xanh được chở từ Pháp sang, vừa đẹp lại không sợ bị gió biển làm tróc mái.
Biệt thự có diện tích 536m2, gồm 7 phòng ngủ và 6 phòng dành cho khách, phòng thết tiệc… Phòng nọ tiếp với phòng kia qua hành lang có mái che. Bên trong các phòng kể cả tiền đình được trang trí sang trọng, tiện nghi. Giường ngủ, bàn ghế, tủ đều đóng bằng loại gỗ quý. Riêng giường có nệm, chân giuờng gắn gù đồng. Có đường trải đá từ dưới chân đồi chạy quanh co, lối vào trước sảnh đường có trồng cây giữ bóng mát cho biệt thự. Bên ngoài tường rào được thả dây leo ăng- ti- gôn nở hoa màu hồng rực rỡ. Ngoài ra còn có nhà máy phát điện riêng, nhà để xe, chuồng ngựa, nhà bếp, nhà tắm, bể chứa nước.
Sau ngày khánh thành, chủ nhân ông Ferdinand D’orléans chính thức đặt tên ngôi biệt thự của mình là ‘NID D’AIGLE’ tức là Tổ Chim Ưng.
Hiện nay, dân du lịch (kể cả người địa phương), phóng viên các đài truyền hình (cả trung ương và địa phương), các báo viết và báo mạng cả nước vẫn lầm tưởng cụm lô cốt của Pháp và chế độ cũ để lại cách Tháp Chăm Pôshanư về hướng Nam khoảng 100m là ngôi biệt thự Lầu Ông Hoàng. Vì vậy, hiện nay hình ảnh biệt thự được đưa lên đài và báo là một lô cốt khá cao, nham nhở vết đạn. Việc này cần phải điều chỉnh lại cho đúng. Vị trí chính thức của ngôi biệt thự Lầu ông Hoàng nằm cách Tháp Chăm khoảng 500 mét về hướng Đông, và gần với mộ cụ Nguyễn Thông. Di tích ngôi biệt thự đã bị cây bụi bao phủ và người dân địa phương lấn chiếm một phần.


Tùy Bút của NGÔ ĐÌNH MIÊN 

 (3): Trần Vấn Lệ, sinh ngày 31-05-1942 tại Phan Thiết, tỉnh Bình Thuận, trưởng thành và dạy học tại Đà Lạt, hiện sống tại Hoa Kỳ

Wednesday, March 28, 2018

Lăng Tả Quân Lê Văn Duyệt - Saigon Xưa

Những tấm ảnh xưa rất hiếm và đẹp về “Lăng Tả Quân Lê văn Duyệt (Bà Chiểu) tại Sài Gòn, Lăng Ông – Bà Chiểu, nói vắn tắt là lăng Ông, có tên chữ là Thượng Công miếu (Hán văn: 上公廟), đây là khu đền và mộ của Tả quân Lê Văn Duyệt (1764-1832) hiện nay tọa lạc tại số 1 đường Vũ Tùng, phường 1, quận Bình Thạnh, Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam.
__________________________
Lăng Ông Bà Chiểu rộng 18.500 m² trên một gò đất cao, nằm giữa bốn con đường: Đinh Tiên Hoàng, Phan Đăng Lưu, Trịnh Hoài Đức và Vũ Tùng .. Lăng nằm kế bên khu chợ Bà Chiểu nên mỗi khi nhắc đến tên chợ này là nghĩ ngay đến lăng Ông, ất nhiều người nơi khác thường nhầm rằng đây là lăng thờ ông và bà tên Chiểu, thật ra không phải như vậy, đây là lăng thờ ông bà Lê Văn Duyệt và do lệ kiêng cữ tên không biết từ lúc nào người dân đã ghép hai từ “lăng Ông” với hai từ “Bà Chiểu” để chỉ khu lăng của Tả Quân ,theo cuốn sách năm xưa của cụ Vương Hồng Sến, tên Bà Chiểu là tên vùng đất, chỉ mới xuất hiện thời vua Tự Ðức. Chiểu có nghĩa là ao nước thiên nhiên, Bà Chiểu là nữ thần được thờ bên ao thiên nhiên. Ở Thủ Đức cũng có vùng đất tên là Linh Chiểu
==>
1.Sơ lược kiến trúc
Chung quanh khu lăng có bức tường bao bọc dài 500m, cao 1,2 m được trổ bốn cổng ra vào theo bốn hướng, được xây dựng vào năm 1948. Năm sau, cổng Tam quan cũng được xây. Cổng có hàng đại tự nổi bằng chữ Hán Thượng Công Miếu, được đặt ở hướng Nam, mở ra đường Vũ Tùng, thời Đệ Nhứt và Đệ Nhị Cộng Hòa cổng này đã từng được chọn là biểu tượng của vùng Sài Gòn-Gia Định xưa và khu lăng được xây dựng trên một trục đường chính. Từ cổng Tam quan ở phía nam vào qua một khu vườn cảnh là: “Nhà bia nơi đặt bia đá ghi công đức Tả quân – Mộ Tả quân và vợ, có bình phong và tường hoa bao quanh Miếu thờ”

Nhà bia được xây dựng như một ngôi điện nhỏ, tường gạch, mái lợp ngói âm dương. Bên trong có tấm bia đá khắc văn bia chữ Hán đề “Lê công miếu bi” (Bia dựng tại miếu thờ Lê công) do Kinh lược sứ Hoàng Cao Khải viết năm Giáp Ngọ (1894). Nội dung văn bia ca tụng công đức Lê Văn Duyệt đối với triều đình và nhân dân ,toàn thể khu mộ đều được xây bằng một loại vữa hợp chất ngoài ra phần mộ gồm hai ngôi mộ song táng: Tả quân và vợ là bà Đỗ Thị Phận. Hai ngôi mộ đặt song song và được cấu tạo giống nhau, có hình dạng như nửa quả trứng ngỗng xẻ theo chiều dọc, úp trên bệ lớn hình chữ nhật. Trước mộ có một khoảnh sân nhỏ để làm lễ. Từ nơi nhà bia nhìn vào, mộ Lê Văn Duyệt phía bên phải. Bao quanh mộ là một bức tường bằng đá ong dày hình chữ nhật, thông ra tận sân đốt nhang đèn, ngoài ra, ở đây còn hai phần mộ nhỏ của hai cô hầu cách khu lăng mộ một khoảng sân rộng đến khu vực “Thượng công linh miếu”, nơi diễn ra các sinh hoạt tín ngưỡng của nhân dân trong việc thờ cúng Lê Văn Duyệt. Bố cục của miếu bao gồm tiền điện, trung điện và chính điện. Mỗi gian điện thờ cách nhau bằng một khoảnh sân lộ thiên, gọi là sân thiên tỉnh (giếng trời). Đối xứng hai bên trục nhà chính là hai dãy Đông lang và Tây lang, công trình mang dấu ấn của lối kiến trúc miếu thờ nhà Nguyễn, với những mái “trùng thiềm điệp ốc” và kỹ thuật kết nối khung nhà bằng các lỗ mộng. Ngoài ra, nhờ kỹ thuật chạm khắc gỗ, chạm khắc đá, khảm sành sứ mà nơi thờ cúng này còn giữ được vẻ đẹp cổ kính cho đến ngày nay.
2.Thân thế & sự nghiệp
Con người này ít học nhưng lạ lùng thay là có được cái nhìn cởi mở hơn nhiều những đại thần và cả nhà vua học rộng, giàu kinh sử của Khổng giáo. Ngài sống thanh liêm, muốn mở mang đất Gia Định này trù phú hơn mọi quốc gia khác ở trong vùng biển Đông…

Lê Văn Duyệt (LVD) sinh năm Giáp Thân (1764) tại Cù Lao Hổ, cạnh vàm Trà Lọt, nay thuộc làng Hòa Khánh, tỉnh Tiền Giang. Nội tổ là Lê Văn Hiếu từ Quảng Ngãi đi vào Nam sinh sống. Sau khi ông Hiếu qua đời , cha LVD là Lê Văn Toại và thân mẫu là Phúc Thị Hào… rời Trà Lọt đến ở tại vùng Rạch Gầm, thuộc làng Long Hưng tỉnh Tiền Giang ngày nay, ông sinh ra đã mang tật kín bẩm sinh (ái nam ái nữ). Thuở nhỏ ít chịu học hành mà chỉ thích bắt chim, đánh cá, nhất là việc nuôi gà, đá gà và tụ tập các trẻ trong làng, chia phe tập trận đánh giặc. (Sau này, ông còn là người rất mê xem đấu hổ, đấu voi. Ngoài ra ông cũng là người sành thưởng thức hát bội và thường tự tay cầm chầu), tương truyền ông khỏe mạnh, thông minh, giỏi võ thuật, tuy không học nhiều, nhưng biết nhiều tuồng tích Tàu .
Vì thế, ông luôn ước ao trở thành hào kiệt như trong truyện xưa miêu tả; mới 15 tuổi, LVD đã nói “sinh ở đời loạn, không dựng cờ đánh trống đại tướng, chép công danh vào sử sách không phải là trượng phu. “,năm ông lên 17 tuổi, một cơ may đến với ông là, đêm hôm đó chúa Nguyễn Phúc Ánh (NPA) bị quân nhà Tây Sơn đuổi gấp. Nhờ mưa to gió lớn thuyền của đối phương không đuổi kịp, tưởng vậy đã yên, nào ngờ khi vừa đến vàm Trà Lọt thì thuyền chở chúa bị sóng lớn làm cho suýt chìm. LVD xuất hiện đúng lúc, cứu NPA thoát nạn. Biết là gặp dòng dõi chúa Nguyễn, cụ Lê Văn Toại hết sức cung kính, cho tất cả tạm trú ở đây, nhân đó ông được NPA tuyển dụng làm thái giám ,it lâu sau, LVD được phong làm cai cơ trông coi nội binh. Từ năm 1789 ông bắt đầu đứng vào hàng tướng lãnh của chúa Nguyễn. Năm 1793, LVD cùng với NPA đi đánh Qui Nhơn, lấy được phủ Diên Khánh và phủ Bình Khương.
Tháng 1 năm 1801 ông cùng chúa và các tướng lãnh khác như Nguyễn Văn Trương, Tống Phước Lương, Võ Di Nguy đánh chiếm cửa biển Thị Nại (trận Thị Nại), khiến quân Tây Sơn thua to, tháng 4 NPA đem thủy quân ra Đà Nẵng. Đến tháng 5 vào cửa Tư Dung, Lê Văn Duyệt phá được quân Tây Sơn, bắt được phò mã Nguyễn Văn Trị và đô đốc Phan Văn Sách rồi vào cửa Eo. Vua Cảnh Thịnh mang quân ra giữ cửa Eo nhưng thua phải chạy ra Bắc, ngày 3 tháng 5, NPA đem binh vào thành Phú Xuân. Tháng 5 năm 1802 chúa Nguyễn lên ngôi, chọn đế hiệu: Gia Long. Vua phong ông là Khâm Sai Chưởng Tả Quân Dinh Bình Tây Tướng Quân, lệnh cùng với Lê Chất mang quân thâu phục Bắc Hà. Chỉ trong vòng một thời gian ngắn thì xong việc, nhiều công lao lớn nên LVD được liệt vào hàng Đệ Nhất Khai Quốc Công Thần, với đặc ân được vào chầu vua không phải lạy (nhập triều bất bái) và được đặc quyền chém trước tâu sau (tiền trảm hậu tấu) nơi biên thùy, nên sau này ông không chịu lạy vua Minh Mạng (MM) và đã giết Huỳnh Công Lý, cha một quí phi của ông vua này, vì tội tham nhũng, và, ông còn là người được vua Gia Long triệu vào cung hỏi ý kiến về việc chọn ngôi Thái tử. ), tuy vua không nghe lời ông chọn con của Đông Cung Cảnh nối ngôi, thay vì hoàng tử Đảm (là vua Minh Mạng sau này), nhưng ông vẫn phò tá cho đến hết đời, mặc dù lòng không kính phục ông vua trẻ. Ngược lại, MM cũng không ưa gì ông nhưng vẫn phải dùng đến, năm 1823 ông được Minh Mạng ân thưởng ngọc đái với lời dụ: “Từ xưa hoàng tử, chư công chưa ai được ân tứ ngọc đái này , nay khanh đã nhiều công lao nên đặc biệt ân tứ vậy. ”
Xin Hết
Blog Saigon Xưa