–
Chơi hụi (tên khác: họ, hội, biêu, phường, huê) gọi chung là họ, là một hình thức huy động vốn đã có từ trước và khá lâu và thường do phụ nữ thực hiện, khi chơi hụi cần có một người đứng ra làm chủ (“chủ hụi”) và mời các thành viên khác cùng chơi (“con hụi”). Chủ hụi có trách nhiệm đi thu tiền (tài sản) của con hụi. Một “dây hụi” có thể không giới hạn người chơi. Các thành viên của dây hụi thống nhất góp một loại tài sản có giá trị giao dịch như: tiền, vàng, gạo… Dây hụi cũng thỏa thuận số lượng tài sản góp, số kỳ góp, thời gian góp, kỳ mở hụi…
Vi dụ: Một dây hụi mười người, góp ngày 10.000 đồng, mở hụi cuối tháng. Như vậy, chẳng hạn đến kỳ mở hụi thứ nhất (ngày thứ 30), bà A được “hốt hụi” thì bà nhận được số tiền là: 10.000 đồng x 10 người X 30 ngày = 3.000.000 đồng (trong đó có tiền bà góp là: 10.000 đồng x 30 ngày = 300.000 đồng), ngoài ra, nếu có thỏa thuận thì bà A phải trích ra một số tiền hoa hồng cho chủ hụi.
Qua việc chơi dây hụi này, bà A mượn được nguồn vốn gấp 10 lần bà góp để dùng vào việc riêng.
Qua kỳ thứ hụi thứ hai, bà A và các con hụi khác vẫn phải góp 10.000 đồng một ngày. Đến kỳ mở hụi (ngày thứ 60), một người khác cũng sẽ được “hốt hụi” với số tiền tương tự bà A. Hụi kết thúc khi tất cả các con hụi đều đã được hốt hụi, bên cạnh đó, còn có hụi tính lãi. Với kiểu này, người nào hốt trước sẽ lỗ nhiều, người “hốt hụi chót” sẽ lời nhiều. Thường một chu kỳ hụi có lãi theo tháng người hốt trước phải đóng nhiều tiền, người hốt sau phải đóng ít tiền hơn.
Ví dụ: có 10 người chơi, tháng đầu mỗi người đóng 850.000đ, người lấy xong tháng sau đóng 1.000.000 đ cho tới hết chu kỳ. Người hốt tháng bất kỳ sẽ lấy tổng số tiền mà tất cả những người tháng đó đóng và trả tiền công cho chủ hụi là 1.000.000 đ. Hiểu đơn giản là trong chu kỳ hụi người lấy đầu tiên hụt vào người sau cùng, người lấy thứ hai chỉ chịu bù cho người kế sau cùng trừ tiền công của chủ hụi. Nếu tiền công của chủ hụi lớn thì không nên chơi
Hụi chết là người hốt trước: phải trả lãi
Hụi sống là người hốt sau: được lời
==> Giả sử người có dư vốn muốn chơi hụi thì có thể so sánh, tổng số tiền mình bỏ ra trong một chu kỳ, tổng số tiền mình nhận được đến lúc mình lấy đã trừ đi tiền của chủ hụi. So sánh tổng số tiền mình sẽ gửi vào ngân hàng đến thời gian đó. Tất nhiên còn đo độ rủi ro nữa.
Xin hết.
Qua việc chơi dây hụi này, bà A mượn được nguồn vốn gấp 10 lần bà góp để dùng vào việc riêng.
Qua kỳ thứ hụi thứ hai, bà A và các con hụi khác vẫn phải góp 10.000 đồng một ngày. Đến kỳ mở hụi (ngày thứ 60), một người khác cũng sẽ được “hốt hụi” với số tiền tương tự bà A. Hụi kết thúc khi tất cả các con hụi đều đã được hốt hụi, bên cạnh đó, còn có hụi tính lãi. Với kiểu này, người nào hốt trước sẽ lỗ nhiều, người “hốt hụi chót” sẽ lời nhiều. Thường một chu kỳ hụi có lãi theo tháng người hốt trước phải đóng nhiều tiền, người hốt sau phải đóng ít tiền hơn.
Ví dụ: có 10 người chơi, tháng đầu mỗi người đóng 850.000đ, người lấy xong tháng sau đóng 1.000.000 đ cho tới hết chu kỳ. Người hốt tháng bất kỳ sẽ lấy tổng số tiền mà tất cả những người tháng đó đóng và trả tiền công cho chủ hụi là 1.000.000 đ. Hiểu đơn giản là trong chu kỳ hụi người lấy đầu tiên hụt vào người sau cùng, người lấy thứ hai chỉ chịu bù cho người kế sau cùng trừ tiền công của chủ hụi. Nếu tiền công của chủ hụi lớn thì không nên chơi
Hụi chết là người hốt trước: phải trả lãi
Hụi sống là người hốt sau: được lời
==> Giả sử người có dư vốn muốn chơi hụi thì có thể so sánh, tổng số tiền mình bỏ ra trong một chu kỳ, tổng số tiền mình nhận được đến lúc mình lấy đã trừ đi tiền của chủ hụi. So sánh tổng số tiền mình sẽ gửi vào ngân hàng đến thời gian đó. Tất nhiên còn đo độ rủi ro nữa.
Xin hết.
No comments:
Post a Comment