Friday, March 16, 2018

Trùm Tài phiệt Hoa Kiều Sài Gòn & Chợ Lớn xưa là ai, chuyện về những ông Vua không ngai người Việt gốc Hoa trong Chợ Lớn là có thật.

1.Vua phế liệu và tín dụng Lâm Huê Hồ.
2.Vua lúa gạo Mã Hĩ .
3.Lại Kim Dung (nữ hoàng gạo).
4.Vua bột ngọt Vị Hương Tố, trưởng bang Triều Châu là Trần Thành.
5.Nổi bật là vua dệt và sắt thép Lý Long Thân trong bài viết dưới đây.
==>
Sơ Lược tiểu sử
Lý Long Thân sinh ngày 27-8-1918 tại Amoy tỉnh Phúc Kiến, Trung Hoa. Cha là Lý Ngọc, mẹ tên Trương Thị. Gia đình nông dân đông con, bữa đói bữa no, nên ngay từ nhỏ, Lý đã có khát vọng cho một cuộc đổi đời. Năm 1938, lúc 20 tuổi, Lý và người bạn tên A Chảy đi làm thuê, góp tiền làm lộ phí, đến giữa năm đó thì họ có mặt ở Hải Phòng. Nhưng hải cảng nầy không phải là nơi dung thân của họ Lý. Hắn lại trốn lên tàu, làm thuê, mò đường vào Sài Gòn. Anh ta tìm đến bang hội Phúc Kiến ở Chợ Lớn để nhờ giúp đở. Do mặt mày sáng sủa, ăn nói lễ độ, tay chân nhanh nhẹn, thu phục được tình cảm của Bang chủ, nên anh ta được giới thiệu vào làm việc tại một hiệu kim hoàng nổi tiếng là Kim Thành.

Lý Long Thân với cơn sốt chim cút Những năm 1970, Sài Gòn rầm rộ dấy lên phong trào nuôi chim cút, lấy trứng và bán thịt cho các nhà hàng, tiệm ăn, dư luận cho rằng tỷ phú người Hoa Lý Long Thân là người đã tạo ra cơn sốt chim cút làm cho rất nhiều người phải tán gia bại sản, trái lại Lý Long Thân thu vào một số tiền kết xù trong một thời gian ngắn. Chim cút được nuôi ít nhất là từng cặp, trống, mái. Hai tháng sau khi nở, cút mái đẻ từ 10 đến 12 trứng mỗi đợt. Sau khi không còn đẻ nữa thì được bán làm thịt.
Cơn sốt chim cút làm giá bán tăng lên một cách kinh khủng từng ngày, từng giờ một, cùng với tin đồn dồn dập “cút đẻ ra vàng”. Quảng cáo trên báo, người cần mua một cặp cút giá 5,000 đồng, người cần bán 3 cặp chim cút với giá 8,000$ một cặp. Thế rồi giá bán, giá mua được phổ biến tăng lên đến điểm đỉnh lá 15,000$ một cặp. Nhiều tay chơi bạo muốn làm giàu nhanh chóng, bán xe, vay nợ, mang hết tài sản ra mua chim cút để hốt bạc, nhưng bổng dưng không còn ai mua cút nữa, thế là tán gia bại sản, cút đem rô ti nhậu chơi. Thủ đoạn của gian thương.
Trước hết, nắm được số lượng chim cút của phong trào mới bắt đầu, tỷ phú tung tiền ra cho đám thuộc hạ là hệ thống chân rết thu gom một số lượng lớn với giá rẻ để tích trữ, chờ khi giá lên cao tung ra bán để hốt bạc. Đồng thời phát động những tin đồn “cút đẻ ra vàng” ra khắp nơi. Các mục quảng cáo trên báo liên tục đưa tin tăng giá, tăng đến cao điểm là 15,000 một cặp cút đang đẻ. Người đăng báo muốn mua và muốn bán thật ra cũng chỉ là người trong đám chân rết của đại gia mà thôi.
Nhiều người thật sự đã thu lời do bán một vài ba cặp cút, nhưng sau đó lại bỏ thêm tiền mua vào để kiếm lời nhiều hơn nữa. Tóm lại, cơn sốt chim cút chỉ là việc đầu cơ tích trữ, tạo khan hiếm giả tạo để nâng giá, và cuối cùng tung số lượng tích trữ ra bán giá cao để thu lợi. Gian thương hốt bạc, những người muốn làm giàu nhanh chóng mà không có kinh nghiệm thương trường lãnh đủ.
Trắng tay Lý Long Thân với vụ tàu chở giấy Viễn Đông Vụ cơn sốt chim cút do tăng giá để hốt bạc, vụ tàu giấy Viễn Đông do hạ giá để hốt bạc. Ngày 12-5-1974, văn phòng công ty Đại Nam của Lý Long Thân nhận được điện tín của một nhân viên thuộc hạ ở ngoại quốc báo tin, lúc 6 giờ sáng cùng ngày tàu Viễn Đông đã rời cảng Stockhohm (Thụy Điển) chở về Sài Gòn cho công ty X 6,000 tấn giấy, gồm 4,000 tấn giấy vở học sinh và 2,000 tấn giấy in báo. Đồng thời bức điện cũng cho biết giá giấy trên thị trường quốc tế.
Đọc xong bản tin, Lý Long Thân tính nhẩm ngay ra số tiền lời có thể thu được, mặc dù tàu giấy đó không phải của anh ta, mà cũng không phải giấy là ngành nghề kinh doanh của họ Lý. Kế hoạch hạ giá Lập tức, Lý hạ lịnh cho các cửa hàng trong hệ thống chân rết của anh ta, hạ giá giấy 10%, riêng khu vực Sài Gòn hạ 20%, rồi 30%, đồng thời đăng quảng cáo rầm rộ là có 2 tàu chở giấy sẽ cập bến Sài Gòn với giấy tốt, giá rẻ.
Tin tức quá ồn ào. Giá giấy hạ xuống đột ngột khiến các nhà in, các tờ báo, các nhà kinh doanh giấy đều e ngại, không dám tích trữ giấy, cũng không dám mua vào vì sợ tiêu thụ không được. Đích thân ông chủ công ty X đi chào hàng, nhưng đến đâu cũng nhận được những cái lắc đầu mà thôi. Độc hơn nữa, khi tàu gần cập bến, Lý lại cho người mang giấy trắng ra phát không cho những người người bán quà bánh, bán rong trong khu vực cảng, mỗi người vài tập giấy trắng tinh.
Tàu Viễn Đông cập bến, ông chủ công ty X ra đón, thấy giấy trắng gói hàng trắng xoá nằm vung vãi trên mặt đất, bèn hỏi và được trả lời: “Giấy rẻ như cho không, không gói quà thì để làm gì? Tàu Viễn Đông nằm suốt mấy ngày mà chưa có người mua đến chở hàng. Bãi trường mùa hẻ lại đến, học sinh nghỉ hè nên chưa vội mua sắm tập vở. Các cơ sở bán lẻ giấy cũng chờ đợi giá cả nên không thu vào. Đúng lúc đó, người của công ty Đại Nam đặt vấn đề mua trọn số giấy trên tàu với giá hạ 50%. Bị lỗ nặng, nhưng không bán không xong, lại phải chịu lỗ thêm về cước phí vận chuyễn. Vậy là, 6,000 tấn giấy vào kho của Lý Long Thân.
Sau đó, một số báo “khám phá” ra rằng, tàu chở giấy về Sài Gòn chỉ là “tin vịt”, bố láo, khiến cho giấy lại lên giá và Lý Long Thân lại hốt bạc. Trước đó, giới thương gia ít có người biết dùng gián điệp kinh tế, báo chí, và phao tin đồn thất thiệt trong việc cạnh tranh trên thương trường.
Khi đã giàu có, Lý Long Thân rải tiền ra để mua chuộc, kết giao với những nhân vật có quyền thế trong giới kinh doanh, những nhân vật có tên tuổi trong những bang hội người Hoa. Họ Lý cũng dần dà quen lớn với những tai to mặt lớn trong chính quyền và quân đội, trong đó có Thiếu tướng Lê Văn Viễn, tự là Bảy Viễn, biệt danh con cọp Rừng Sác, cùng hai quân sư tin cậy là Lại Hữu Tài và Lại Hữu Sang.
Lý Long Thân khởi xướng việc mua bán á phiện, đó là một tổ chức gồm những người đứng tên trong bóng tối là Lý Long Thân, Bảy Viễn, trung tá tình báo Pháp (Phòng Nhì) Antonio Savani, chủ khách sạn Continental Palace là Mathew Franchini. Khách sạn Continental thuộc 4 sao, tại số 132-134 đường Tự Do, ngang bên hông Hạ Viện Quốc Hội Việt Nam Cộng Hòa, được xây dựng năm 1878, cao 4 tầng, có 86 phòng. Phòng họp chứa đến 800 người.
Những người lộ diện thực hiện là Trần Phước, Franchini và Mã Tuyên cùng một số đàn em. Trung tá Savani là người móc nối Bảy Viễn bỏ Việt Minh về với chính phủ Quốc Gia của vua Bảo Đại, nên sự liên lạc giữa hai người rất mật thiết. Trần Phước là tay kinh tài của Bảy Viễn. Trước kia Bảy Viễn làm tài xế cho ông chủ người Hoa giàu có là Trần Phước. Khi Bảy Viễn lên Thiếu tướng và có quyền hành lớn của ngành công an, cảnh sát và quân đội Bình Xuyên, Bảy Viễn đem Trần Phước về nắm nguồn tiền của mình. Lý Long Thân đến với Bảy Viễn qua tay Trần Phước. Số là năm 1951, tình báo Pháp thành lập một đội quân bí mật mang tên “Lực lượng biệt kích không vận phối hợp” thuộc cơ quan Tình báo Đối ngoại và Phản gián.
Nhiệm vụ không vận tiếp tế và huấn luyện những đơn vị biệt kích tại những khu tự trị của người thiểu số Thái, Mèo, HMông ở phía Tây Bắc Bắc Việt và phía Đông Bắc nước Lào. Những toán quân nầy quấy rối các mật khu của Việt Minh ở Việt Bắc và của Lào ở Sầm Nứa. Khi trở về, những phi cơ vận tải chở theo á phiện. Đến phi trường Tân Sơn Nhất, á phiện được các xe vũ trang của cảnh sát, hộ tống về nhà kho của Bảy Viễn ở số 43 đường Lacaze (Nguyễn Biểu, Q.5) Từ đó, Lý Long Thân chỉ đạo phân phối thuốc phiện đến gần 2,500 tiệm hút và nhà hàng ở Sài Gòn-Chợ Lớn và các tỉnh lân cận.Số lớn á phiện còn lại thì Franchini chuyển về hải cảng Marseille (Pháp) để cho nhóm Mafia Atoine Gurini chế biến thành heroine cung cấp cho thị trường châu Âu và Hoa Kỳ. Về việc phân phối đến các tiệm hút thì Lý Long Thân điều khiển trong bóng tối và người thi hành là Mã Tuyên, cho nên họ Lý nầy không để lại dấu vết nào cả.
Lý Long Thân có một thành tích buôn bán phi pháp nhưng đã khôn khéo bạch hóa hồ sơ trở thành một công dân bình thường, tháng 3 năm 1975 Lý Long Thân đi HongKong và biến luôn.
Xin hết.

No comments:

Post a Comment